Hồi ký
Tiêu Chiến tỉnh dậy là chuyện của một ngày sau khi Vương Nhất Bác rời đi. Vì bị thương khá nghiêm trọng nên rất nhanh sau đó anh lại ngất lịm, chỉ có thể nói với Đỗ Chí Thâm vài lời. Mặc dù còn muốn báo cáo tình hình cho Tiêu Chiến biết nhưng thấy anh như vậy Đỗ phó quan cũng đành kìm lại, gấp gáp sai người đưa anh trở về Hoa Bắc. Thời gian đã không còn nhiều, trận tổng tiến công đang đến gần, nếu bọn họ còn không đi chỉ sợ thời gian tới khó mà rời khỏi Liêu Ninh được.
Đoàn người gấp rút rời đi ngay trong ngày, dưới sự yểm trợ cùng bảo hộ của người do Vương Nhất Bác phái tới, sang tới sáng ngày thứ ba bọn họ đã an toàn đến nơi. Đỗ Chí Thâm đem Tiêu Chiến trở về nơi được Khương Thừa Lâm sắp xếp sẵn, an bài cho anh xong xuôi hết thảy rồi mới yên tâm đi trình diện. Họ chỉ còn một trận chiến cuối cùng, ai mất ai còn rất nhanh sẽ rõ.
Trong khi Tiêu Chiến còn đang mê man thì Vương Nhất Bác đã bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình. Hai ngày sau khi trở về, Vương Nhất Bác sai người công bố ra bên ngoài thông tin Mạc Thiệu Úy cùng hơn 3000 binh sĩ đã tử trận toàn bộ trong trận đánh ở Nương Tử Quan.. Nguyên nhân là bởi vì sau khi đánh chiếm Tô giới Pháp, vì mải đuổi theo tàn quân của Hồng quân mà rơi vào bẫy đã được lập sẵn tại Nương Tử Quan* khiến không một ai sống sót.
Cái chết của Mạc Thiệu Úy bị phơi bày, Vương Nhất Bác thuận lý thành chương trước thì lấy cớ tiếp quản sau đó cưỡng chế sáp nhập toàn bộ số quân Hoàng kỳ vào Tân Nhất Quân. Mặc dù phần lớn sĩ quan và binh lính Hoàng Kỳ đều bất mãn nhưng không thể không phục tùng, bởi hiện tại Vương Nhất Bác chính là đại soái duy nhất chịu trách nhiệm ở vùng Đông Bắc này.
Có điều, cho dù đã nắm giữ lực lượng lên tới vài triệu quân nhưng Vương Nhất Bác lại chần chừ không chịu tiến đánh giành lấy những vùng căn cứ của Hồng quân. Thậm chí ngay cả việc chia quân ra để chi viện theo lời thỉnh cầu của các vùng khác cũng bị hắn trì hoãn. Tưởng Giới Thạch sau nhiều lần điện đàm ra lệnh cho hắn tiến công không được đã trực tiếp bỏ qua số quân này để huy động quân từ vùng khác.
Có lẽ từ sau cái chết của Mạc Thiệu Úy giữa ông ta và hắn đã bắt đầu xuất hiện những vết rạn không thể hàn gắn. Cũng phải, hai cánh tay trái phải tương tàn, người còn lại tuy thắng thế nhưng tất nhiên khó mà tránh khỏi nghi kỵ đã được nảy mầm.
Không một ai biết Vương Nhất Bác đang nghĩ gì và muốn làm gì, chỉ biết rằng có lẽ qua lần này Trung Quốc nhất định sẽ có những biến đổi về thể chế cực kỳ mạnh mẽ.
Năm 1947, trong khoảng thời gian chiến đấu với Đảng cộng sản, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã thực hiện chiến lược dùng nông dân chiêu dụ được nhờ cải cách ruộng đất để phòng ngự thụ động, thu góp vũ trang để lại từ quân Nhật và dựa vào những thành viên đầu hàng được huấn luyện tốt của Quốc dân Đảng để phản công.
Do biết điểm yếu về số lượng cũng như trang bị của mình, họ tránh mũi nhọn quân Quốc dân đảng, tiến hành tiêu thổ để bảo toàn lực lượng, đồng thời tích cực đánh tiêu hao quân Quốc dân đảng. Chiến thuật này tỏ ra hữu hiệu, sau một năm đến tháng 6/1947, cán cân lực lượng trở nên thuận lợi hơn cho Hồng quân Trung Quốc. Tổng cộng họ tiêu diệt 1,12 triệu quân Quốc Dân Đảng và phát triển lực lượng của mình lên đến 2 triệu người.
Tháng 3 năm 1947, quân Quốc Dân Đảng tuy đánh chiếm được thủ đô Diên An của đảng Cộng sản, nhưng chẳng bao lâu sau đó, vào ngày 30/6/1947, Hồng quân Trung Quốc phản công, vượt sông Hoàng Hà và tiến đánh khu vực Đại Biệt Sơn, tái lập vùng giải phóng Trung Nguyên. Thừa thắng xông lên, Hồng quân ở khu vực Đông Bắc, Bắc và Đông Trung Quốc cũng bắt đầu phản kích kẻ địch. Càng về sau, sự bạc nhược đớn hèn của quân đội Tưởng Giới Thạch ngày càng lộ rõ. Chúng thất thủ liên tục và phải rút lui, thậm chí còn có không ít kẻ vì quá sợ hãi mà tự nguyện đầu hàng hoặc đào ngũ khiến Tưởng Giới Thạch cực kỳ giận dữ.
Trận chiến khốc liệt mỗi lúc một leo thang, cuối năm 1948, Hồng quân đã chiếm được các thành phố lớn ở miền bắc là Thẩm Dương và Trường Xuân, đồng thời kiểm soát được vùng Đông Bắc. Vào lúc này, Tân Nhất Quân - đạo quân được coi là tinh nhuệ nhất của Quốc Dân Đảng đã bất ngờ đầu hàng phe đối địch sau khi bị bao vây 6 tháng tại Trường Xuân.
Chỉ là ít ai biết rằng lực lượng Tân Nhất Quân bị bắt giữ ấy đa phần là quân Hoàng Kỳ đã bị Vương Nhất Bác cưỡng ép sáp nhập trước đó. Còn lực lượng thật sự đã bị hắn chia nhỏ và để cho các phó tướng chỉ huy rút lui theo nhiều tuyến khác nhau hòng đánh lừa Đảng Cộng Sản.
Việc nhiều đạo quân lớn của Quốc Dân Đảng bị thất thủ chính là cơ hội để Hồng Quân chiếm được khí tài như xe tăng, pháo hạng nặng,... để phục vụ cho các chiến dịch tấn công phía Nam Vạn Lý Trường Thành. Tháng 4/1948, Hồng quân tiến đánh Lạc Dương khiến quân Tưởng tại nơi này thất thủ đã tạo ra sự chia cắt giữa Quốc Dân Đảng và Tây An. Sáu tháng sau đó, vào ngày 24/10/1948, Hồng quân tiếp tục chiếm được Tế Nam và tỉnh Sơn Đông.
Với chiến dịch Hoài Hải cuối năm 1948, đầu năm 1949, quân Cộng sản chiếm được vùng Trung - Đông Trung Hoa. Tiếp đó, Hồng quân tiến hành chiến dịch Bình Tân, Trương Gia Khẩu, Thiên Tân cùng với các cảng và đồn quân tại Dagu và Bắc Kinh, quyết định cục diện cuộc nội chiến hoàn toàn thuộc về sự khống chế của Đảng Cộng Sản.
RENGGGG, RENGGG!!!
Chiếc điện thoại bàn vang lên từng hồi chuông giục giã. Một người đàn ông ngồi ở sau bàn thấy vậy thì vươn tay nhấc ống nghe lên áp sát vào tai, chỉ thấy bên kia truyền tới một giọng nói quen thuộc.
"Thưa ngài, là tôi."
"Ừm." Vương Nhất Bác khẽ ừ một tiếng, hỏi lại: "Em ấy thế nào rồi?"
"Ngài chỉ huy đã bình phục gần như hoàn toàn, chỉ có điều còn một vài di chứng từ vụ nổ nên vẫn thường xuyên tái khám. Gần đây ngài ấy đã được điều đến Bắc Kinh, có lẽ là để chuẩn bị công phá Bắc Kinh."
"Ừm."
"Thưa ngài..."
Thấy Đỗ Chí Thâm ấp úng, Vương Nhất Bác đưa tay xoa thái dương, đoạn cất tiếng: "Có gì cậu cứ nói, tôi đang nghe. "Hình như ngài chỉ huy đã nghi ngờ thân phận của tôi."
Vương Nhất Bác nghe xong thoáng im lặng, lát sau mới khàn giọng hỏi lại: "Em ấy đã nói gì sao?"
"Không ạ."
"Vậy dựa vào đâu cậu lại nghĩ rằng em ấy đã biết?"
Đỗ Chí Thâm nghe hỏi thì thở dài: "Trực giác của tôi đoán rằng ngài ấy đã phát hiện ra điều gì đó. Gần đây thái độ của ngài ấy cũng rất lạ."
Sau khi tỉnh lại biết mình đã trở về Hoa Bắc, trái với dự đoán của Đỗ Chí Thâm, Tiêu Chiến chưa từng hỏi ai là người đã cứu anh, cũng không hỏi việc làm sao anh lại trở về được Hoa Bắc. Tiêu Chiến một mực im lặng, cũng trở nên ít nói hơn nhiều. Nhất là thỉnh thoảng sẽ dùng ánh mắt suy tư xen lẫn nghi ngờ nhìn cậu. Có điều cái gì anh cũng không nói nên càng khiến Đỗ phó quan lo lắng hơn.
"Không sao, cậu đừng lo. Rất nhanh nữa em ấy sẽ không còn gì phải nghi ngờ cả." Vương Nhất Bác nhẹ giọng.
Lời của anh khiến Đỗ Chí Thâm giật mình hoảng hốt: "Chẳng lẽ ngài định đầu hàng?"
"Tôi sẽ không đầu hàng." Vương Nhất Bác phủ nhận, sau đó tiếp tục: "Cậu không cần lo lắng, tôi tự có suy tính riêng. Sau này cậu hãy ở bên cạnh chăm sóc em ấy thật tốt. Tôi đã gửi một món đồ đến chỗ cậu, đợi chiến tranh kết thúc hãy thay tôi đưa cho em ấy."
"Vâng, ngài có muốn nhắn lại điều gì không?"
"Không cần, cậu cứ đưa cho em ấy, em ấy chắc chắn sẽ hiểu." Vương Nhất Bác lần nữa dặn dò rồi im lặng, cho đến khi Đỗ Chí Thâm tưởng chừng hắn đã gác máy thì giọng nói trầm ấm lại lần nữa truyền đến: "Chí Thâm, cậu vất vả rồi. Cảm ơn cậu."
"Đại soái, là việc tôi nên làm."
Sau khi bên kia gác máy, Đỗ Chí Thâm vẫn giữ nguyên tư thế cầm ống nghe không đổi. Một giọt nước mắt trong suốt trượt ra khỏi hốc mắt rơi xuống bộ quân phục sáng màu khiến nó vẽ lên một vòng tròn ẩm ướt trên áo. Quyết định của Vương Nhất Bác là gì có lẽ cậu đã sớm đoán được, vậy nên đã không kìm được mà nhỏ lệ. Một đời vất vả vào sinh ra tử, đến cuối cùng lại vì người mình yêu mà buông tay hết thảy. Thử hỏi trên đời này mấy ai làm được như Vương Nhất Bác?
*
*
Tháng 1/1949, sau nhiều lần giằng co, cuối cùng Hồng quân Trung Quốc cũng chiếm được Bắc Kinh, kinh đô biểu tượng của Đế chế Trung Hoa. Như vậy là sau ba chiến dịch Liêu - Thẩm, Hoài - Hải và Bình - Tân, đã có 144 sư đoàn quân chính quy và 29 sư đoàn không chính quy, gồm cả 1,54 triệu quân thiện chiến của Quốc dân đảng bị Hồng Quân tiêu diệt. Trên thực tế việc này chẳng khác nào Na Tra rút gân Ngao Bính đã hoàn toàn bẻ gãy xương sống của quân đội Quốc Dân Đảng, khiến bọn chúng không vực dậy được.
Ngày 21/4/1949, Hồng quân vượt sông Trường Giang đánh chiếm Nam Kinh, thủ đô của Quốc dân đảng. Sau trận vây công kịch liệt, lá cờ đỏ được cắm trên Phủ Tổng thống tượng trưng cho sự thống trị của Quốc Dân Đảng trong suốt 22 năm đã được thay thế bằng cờ của Đảng Cộng Sản
Điều bất ngờ là mặc dù chiếm được thủ phủ của Quốc Dân Đảng nhưng Hồng Quân đã bỏ lỡ kẻ cầm đầu. Từ giữa năm 1948, dường như tiên liệu trước được sự việc Tưởng Giới Thạch đã chuyển gần như toàn bộ tài sản và phần lớn lực lượng sang đảo Đài Loan. Dưới sự giúp đỡ của Vương Nhất Bác, cuối năm 1948, trước khi Đảng Cộng Sản phản kích ông ta đã thuận lợi rời khỏi Trung Hoa.
Một ngày giữa tháng 9/1949, trận càn quét quy mô lớn được tiến hành nhắm thẳng vào phía Nam Trung Hoa để vây bắt tàn dư của Quốc Dân Đảng. Trận đánh khốc liệt diễn ra trong hơn 10 ngày đêm làm tổn hao hàng vạn quân, đến cuối cùng Quốc Dân Đảng thất thế, kẻ chỉ huy lúc bấy giờ là Vương Nhất Bác ra lệnh cho nổ toàn bộ vùng căn cứ chết cùng với kẻ thù. Trừ những kẻ đã đầu hàng thì hơn tám ngàn lính Tân Nhất Quân đã cùng chôn thây trong biển lửa rực trời mà cho đến nay khi nhớ lại không ít lão chiến sĩ của Hồng Quân vẫn còn rùng mình thảng thốt.
Quốc Dân Đảng bị tiêu diệt, ngày 1/10/1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thủ đô là Bắc Bình (nay đổi là Bắc Kinh), chính thức đặt dấu chấm hết cho cuộc nội chiến ròng rã mấy chục năm trong lịch sử ngàn năm văn hiến Trung Hoa.
*
*
CỐC! CỐC! CỐC!
Tiếng gõ cửa vang lên khô khốc khiến người ngồi trong phòng giật mình. Đưa đôi mắt với ánh nhìn vô hồn lên ngước về phía cửa, Tiêu Chiến lặng im không trả lời. Như cảm nhận được người bên trong nhất định không chịu lên tiếng, Đỗ Chí Thâm đưa tay mở cửa bước vào.
Bên trong căn phòng tối om chỉ có ánh sáng hắt vào từ cửa sổ, soi lên bóng dáng một người đàn ông đang nửa ngồi nửa nằm trên chiếc giường lớn. Anh tựa người vào thành giường, đầu hơi cúi, không biết là đang suy nghĩ điều gì.
Đỗ Chí Thâm bước tới gần anh, nâng lên vật trong tay, lên tiếng:
"Thưa ngài, có một vật tôi muốn trực tiếp đưa tới cho ngài."
Nghe cậu nói, Tiêu Chiến hơi ngước mắt lên nhìn quyển sổ nhỏ trên tay Đỗ Chí Thâm, anh cất giọng khô khốc: "Là của hắn?"
"Vâng." Biết Tiêu Chiến nói đến ai, Đỗ Chí Thâm nhanh nhẹn gật đầu xác nhận.
Nhìn nó chằm chằm, phải mất một lúc Tiêu Chiến mới run rẩy đưa tay lên cầm lấy nó đặt xuống đùi mình, yên lặng vuốt ve.
Nhìn hành động của anh, Đỗ Chí Thâm không nhịn được thở dài, sau đó trực tiếp quỳ xuống cất lời:
"Chắc hẳn ngài đã nghi ngờ thân phận của tôi, nhưng tôi tuyệt đối không phải gian tế, cũng không phải kẻ phản bội. Năm xưa tôi được cha của ngài Vương Nhất Bác cứu mạng sau đó được đưa vào trường quân đội để theo học và bảo vệ ngài ấy. Trước khi tốt nghiệp, ngài ấy đã giao cho tôi một nhiệm vụ duy nhất mà tôi vẫn luôn thực hiện cho đến ngày hôm nay. Đó chính là bảo vệ ngài."
Tiêu Chiến nghe cậu nói thì ngạc nhiên ngẩng đầu lên nhìn. Thực ra ngày hôm ấy khi Vương Nhất Bác cùng Đỗ Chí Thâm đối thoại anh đã tỉnh lại, có điều chỉ nghe được chứ không thể động đậy. Phát giác ra Đỗ Chí Thâm quen biết Vương Nhất Bác đã khiến anh hoài nghi và hoang mang rất nhiều, song nghĩ đến việc người đàn ông ấy bất chấp nguy hiểm đến ứng cứu nhặt về cho anh một mạng, Tiêu Chiến lại thấy phân vân nên vẫn tỏ ra như không biết chuyện. Hình như từ sau lần đó anh đã vô tình phát giác ra thứ tình cảm khác lạ không biết từ lúc nào đã nảy mầm trong lòng mình.
Sau này khi trở về Hoa Bắc, vết thương dần hồi phục lại nghe được tin Quốc Dân Đảng thất thủ, Vương Nhất Bác thì liên tiếp lui quân rồi dần dần bị bao vây. Tiêu Chiến vốn nghĩ chỉ cần mình nhanh chóng hồi phục sau đó trở về lại vị trí nhất định anh sẽ cứu Vương Nhất Bác được một mạng. Chẳng ngờ dù cho đã cố gắng vậy nhưng trong trận đột kích cuối cùng anh lại không thể đến kịp. Người mà Tiêu Chiến muốn cứu nhất đã tan biến cùng khu căn cứ chỉ huy quân sự tại Hồ Nam. Đến cuối cùng lại một lần nữa phải chứng kiến người quan trọng chết ở trước mắt, đối với anh mà nói đó hẳn là cú sốc không thể nào chịu được.
Bàn tay run run nhẹ nhàng vuốt ve tấm bìa sổ bằng da đã sờn sau khẽ tháo nút bấm mở nó ra, mùi giấy ập vào mũi khiến Tiêu Chiến dễ chịu. Mặc kệ Đỗ Chí Thâm vẫn quỳ ở dưới đất, nương theo ánh sáng hắt vào từ ô cửa sổ anh bắt đầu lật mở từng trang giấy mà ngắm nhìn những con chữ cứng cáp tinh tươm dần hiện.
Ngày... tháng... năm...
Đây là cuốn hồi ký được Vương Nhất Bác viết lại từ khi còn là học sinh cao trung. Qua những câu chữ ngắn gọn nhưng súc tích, hoàn cảnh trưởng thành của hắn như được vẽ ra trước mắt Tiêu Chiến.
Cũng giống như anh, Vương Nhất Bác sinh ra trong một gia đình có truyền thống theo nghiệp quân nhân. Bố của hắn từng là phó tư lệnh dưới trướng Tưởng Giới Thạch. Trước khi trở mặt với Mao Trạch Đông cũng được ông ta tán thưởng rất nhiều. Đáng tiếc trong một lần Tưởng Giới Thạch bị ám sát, vì bảo vệ ông ta mà cha Vương mất mạng, bỏ lại người vợ yêu kiều cùng đứa con trai khi ấy mới mười hai tuổi. Sau này Vương Nhất Bác quyết định theo nghiệp cha nên đã đăng ký vào trường quân đội khi hết cấp cao trung mặc cho mẹ mình một mực ngăn cản. Và điều gì đến cũng đến, vào ngày đầu tiên của năm thứ ba theo học tại ngôi trường này, Vương Nhất Bác đã gặp Tiêu Chiến trong một buổi chào đón tân sinh viên nhập học.
Thực ra vì Vương Nhất Bác nhập học trễ một năm nên tính ra hắn ta hơn Tiêu Chiến bốn tuổi. Từng dòng cảm xúc tuôn trào qua từng con chữ gọn gàng trên trang giấy, hắn viết:
"Ngày 18 tháng 6 năm 1934,
Hôm nay lớp tân sinh viên nhập học, với tư cách là Hội trưởng hội sinh viên tôi không thể không có mặt. Mặc dù cũng không mặn mà lắm gì với mấy việc phát biểu hướng dẫn và giới thiệu cho đám nhóc mới đến về trường học nhưng dưới sự thúc ép của Cố Thương Hải tôi đành phải nhanh chóng đến hội trường từ sớm. Chỉ là không ngờ đây lại là quyết định đúng đắn nhất đời tôi.
Giữa mấy trăm tân sinh nhập học, tôi nhìn thấy em ấy - một cậu thiếu niên cực kỳ tuấn tú với nụ cười tươi rói thường trực trên môi. Mày đen mắt sáng, mũi cao thẳng tắp, lúc đó tôi mới biết rằng à thì ra con trai cũng có thể đẹp đến kinh tâm động phách như thế. Mà đâu chỉ có tôi, tên Cố Thương Hải chết tiệt kia còn luôn miệng tán thưởng xem chừng hào hứng hơn tôi gấp bội. Nhìn mà chỉ muốn đá cho một cái."
"Ngày 19 tháng 6 năm 1934,
Thông qua kẻ chuyên hóng hớt họ Cố tôi biết được em họ Tiêu tên chỉ có một chữ Chiến, đến từ Trùng Khánh, được phân vào lớp KT-51A1. Tiêu Chiến, cái tên thật đẹp, đẹp như con người của em ấy vậy..."
"Ngày ...
Cái tên Cố Thương Hải chết tiệt, làm thân với Tiêu Chiến còn cố tình lờ tôi đi. Trước đây ngày nào cũng dính tôi như sam, bây giờ thì cả ngày cũng chẳng thấy mặt. Người không biết còn tưởng tôi với cậu ta đã trở mặt không chơi với nhau nữa ấy chứ. Nhưng nói gì thì nói, việc Thương Hải quen biết Tiêu Chiến thực khiến tôi thấy ghen tị rất nhiều."
....
"Ngày 21 tháng 9 năm 1934,
Học viện tổ chức cuộc thi văn nghệ kỉ niệm 50 năm thành lập. Tuy là trường quân đội nhưng đám con trai cũng khá hào hứng, nhất là lứa tân học viên. Tôi không hề có ý định tham gia, suy cho cùng cái gọi là hát hò biểu diễn chưa bao giờ là sở thích của tôi.
Ấy vậy nhưng khi nghe Cố Thương Hải nói Tiêu Chiến sẽ thay mặt lớp tham gia biểu diễn tiết mục hí khúc thì tôi lại tò mò tới xem thử. Mặc dù đã nhiều lần chạm mặt trên sân trường nhưng tôi chỉ dám đừng từ xa quan sát em ấy, hơn nữa cũng rất nóng lòng muốn biết khi khoác lên mình bộ phục trang lộng lẫy kia sẽ thế nào nên đã vội vàng chạy đến. Và quả thực tôi đã cực kỳ choáng ngợp.
Còn nhớ đó là một buổi chiều hoàng hôn ráng đỏ, trên bục sân khấu cao cao có đèn thắp sáng, em ấy mặc một bộ hí phục tinh xảo, điểm trang kiều diễm hát lên khúc Quý phi tuý tửu. Giọng hát giả nữ cao vút, từng biểu cảm ánh nhìn quyến rũ, cử chỉ điệu bộ uyển chuyển duyên dáng, tất cả đã in sâu vào tâm trí tôi đến nỗi trong từng giấc mơ tôi đều khát cầu được gặp lại."
.....
"Ngày 3 tháng 2 năm 1935,
Trường tiến hành huấn luyện đặc biệt do học viên năm tư chịu trách nhiệm quan sát, tôi được phân về quản thúc lớp KT-51A1 và KT-51A4. Thực sự khi nhận bảng phân công tôi đã suýt nữa không nhịn được mà cười lớn. Ở cạnh Tiêu Chiến, đây chẳng phải cũng là ông trời đang giúp tôi sao."
"Ngày 9 tháng 2 năm 1935,
Khoá huấn luyện bắt đầu. Không thể không nói Tiêu Chiến thực sự là một học viên xuất sắc. Bắn súng, chạy bộ đường trường, võ thuật, bơi lội,... không môn nào là Tiêu Chiến không xếp thành tích cao nhất. Đã vậy thái độ lúc nào cũng dịu dàng khiêm tốn, không kênh kiệu không lạnh lùng, quả thực là một người hoàn hảo không tì vết. Quan sát em ấy ở cự ly gần như vậy tôi đã hiểu vì sao khi nhắc đến em đám nam sinh bất kể khoá trên khoá dưới đều điên cuồng tán thưởng. Thực ra đến chính tôi cũng đã cuồng nhiệt vì Tiêu Chiến mất rồi."
Từng dòng chữ dần thay đổi đưa Tiêu Chiến đi tới những bí mật thầm kín mà người kia luôn cất giấu. Hết năm nhất rồi đến năm hai, sang tới năm ba tất cả đều là tự sự của Vương Nhất Bác về cuộc sống, mà trong đó nhân vật chính xuất hiện nhiều nhất không phải là hắn mà lại là Tiêu Chiến anh.
Sau khi tốt nghiệp, Vương Nhất Bác xin về tại Tân Nhất Quân, nơi cha hắn đã từng quản lý một thời. Đây cũng là lúc bí mật về cái chết năm xưa của Vương lão gia được bật mí với sự thật có bàn tay của Mao chủ tịch đằng sau, bởi vậy không khó hiểu khi hắn đã luôn coi phe cánh của Đảng Cộng Sản là cái gai trong mắt.
"Ngày 23 tháng 7 năm 1937,
Tôi nghe tin có một nhóm học viên của trường quân sự đã đi vào vùng rừng Cam Túc, trùng hợp là chúng tôi cũng đang chiến đấu với một toán lính Nhật tại đó. Mặc dù đang trong vòng vây ác liệt biết bọn họ gặp nguy hiểm chúng tôi vẫn gấp rút chạy tới ứng cứu. Vậy nhưng không ngờ khi tới nơi tôi lại trông thấy cảnh tượng đau đớn nhất. Người bạn thân nhất của tôi nằm chết bên cạnh người tôi thương đang bất tỉnh nhân sự.
Thì ra Cố Thương Hải sau khi tốt nghiệp ở lại học viện công tác được phân công hướng dẫn khoá huấn luyện cuối khoá của Tiêu Chiến. Bọn họ chẳng may rơi vào trận địa phục kích của quân Nhật nên đã không may bị thương nghiêm trọng. Tôi điên cuồng chạy tới kiểm tra, cũng may Tiêu Chiến vẫn còn sống. Mặc dù không muốn nhưng cũng phải bỏ lại Thương Hải để cõng Tiêu Chiến chạy về căn cứ. Chúng tôi ba người thay đấu với một tiểu đội lính Nhật, đến khi chạm được chân về nơi an toàn thì chỉ còn mình tôi chằng chịt vết thương đem theo em ấy.
Sau đó tôi ngất xỉu vì kiệt sức, tới khi tỉnh lại thì được biết Tiêu Chiến đã được đưa về trường học, thi thể của Thương Hải cũng được Cố gia đem về an táng. Trong một ngày mất đi người anh em chí cốt nhất và chứng kiến người tôi thương suýt chết, quả thực là quá mức chịu đựng. Từ đấy tôi cũng không gặp lại Tiêu Chiến nữa."
"Ngày...
Tôi biết Tiêu Chiến là một chiến sĩ anh dũng, nhưng em ấy quá mức liều lĩnh. Liều đến mức khiến tôi phát lo. Bởi vậy tôi đã để Chí Thâm người tôi tin tưởng nhất đến bên cạnh để bảo vệ và thay tôi chăm sóc cho em. Hy vọng có cậu ấy em sẽ luôn được bình an."
Theo dòng tự sự, Tiêu Chiến mặc dù đọc kỹ không sót một chữ nào nhưng tốc độ cũng không hề chậm. Thoắt cái quyển nhật ký đã hơn phân nửa.
"Ngày 10 tháng 9 năm 1945,
Nghe tin Tiêu Chiến được điều về Liêu Ninh tôi đã vui mừng khôn xiết. Nhiều năm không gặp, khi được hay tin em ấy về dưới trướng của Mao Trạch Đông tôi đã vô cùng bất ngờ và hụt hẫng. Người tôi thương lại đứng về chiến tuyến đối địch, thực là ông trời trêu đùa. Tuy nhiên cho dù là vậy thì tôi cũng sẽ không bỏ qua cơ hội tới gần em, bất kể có lấy thân phận là gì. Đã dõi theo ngần ấy năm cũng tới lúc tôi quang minh chính đại xuất hiện trước mặt em rồi."
"Ngày....
Tôi lén lút trốn đến nơi Tiêu Chiến ở, không ngờ rằng lần gặp lại sau nhiều năm lại bắt đầu bằng một màn vật lộn đầy thù địch. Có vẻ em ấy không nhận ra tôi, khi tôi nói chúng ta là bạn vẻ mặt nghi hoặc của em đã nói lên tất cả, thật là buồn. Có điều được nhìn thấy em ấy lần nữa đối với tôi đã đủ mãn nguyện."
"Ngày...
Tôi hẹn Tiêu Chiến ở nhà hàng Thiên Uy, vốn chỉ định lợi dụng cơ hội ăn cùng em một bữa cơm chứ hoàn toàn không có ý định dùng tên gián điệp kia uy hiếp em ấy. Gián điệp được Đảng Cộng Sản cài cắm vô số kể, tôi đâu cần để ý đến tên đó làm khó.
Vậy nhưng khi nhìn thấy bục sân khấu ở bên trong tôi lại nảy ra một ý nghĩ táo bạo, đó là muốn lần nữa nhìn thấy em ấy khoác hí phục trên người hát cho tôi nghe. Đưa ra yêu cầu, vốn tưởng sẽ bị từ chối nào ngờ em lại trực tiếp nghe theo khiến tôi giật mình, tới tận lúc nhìn thấy bóng dáng ngày đêm vẫn xuất hiện trong mơ trên đài tôi vẫn chưa thể bình tĩnh.
Vẫn dung nhan ấy, vẫn cử chỉ ấy đã khắc sâu trong tiềm thức của tôi. Chỉ là giờ phút này em đang hát cho mình tôi nghe, chỉ một mình tôi mà thôi..."
"Ngày...
Lướt trên từng hàng chữ, ngón tay Tiêu Chiến run rẩy dữ dội. Đôi lúc còn có một vài giọt nước trượt xuống rơi trên mặt giấy, mỗi lúc như vậy anh lại luống cuống vô cùng vội lấy tay áo nhẹ nhàng lau đi.
Cuốn nhật ký tua nhanh đến khoảng thời gian hai người gặp lại nhau. Cho dù là lúc đối đầu hay chạm mặt nhau ở bất cứ đâu, bề ngoài thì lãnh đạm nhưng qua đây Tiêu Chiến mới biết đáy lòng hắn dậy sóng mãnh liệt như thế nào. Chẳng bù cho anh còn nghi ngờ lòng tốt của người ta rồi suy diễn đủ kiểu.
Ví dụ như khi gặp ở trước mộ phần của Thương Hải rồi đưa Tiêu Chiến về nhà, hắn viết:
"Tôi quả thật rất ghen tị với Thương Hải, không biết nếu người chết là tôi liệu em ấy có nhớ đến tôi không nhỉ?"
"Tôi thấy sợi dây chuyền được Tiêu Chiến nâng niu trên tay. Trời đất, đó là sợi dây di vật của mẹ tôi vẫn tìm kiếm bấy lâu, thì ra nó vậy mà lại rơi vào tay em ấy. Có điều như thế cũng tốt, ít nhất như vậy tôi cũng có thứ được em cất giữ, cho dù có bị nhầm tưởng thành của người khác."
...
"Tiêu Chiến là một con hùng ưng mạnh mẽ, khát cầu lý tưởng và sống hết mình vì con đường đã nhận định ấy. Vậy nên khi đối đầu với em tôi đã rất giằng xé. Khi em hỏi tôi có tin Mao Trạch Đông không, tất nhiên tôi không tin. Tôi không thể đặt niềm tin vào kẻ thù giết cha tôi. Nhưng tôi lại tin em, Tiêu Chiến à.
Chỉ là tin tưởng thì sao, tôi không thể bước đến bên em vậy thì hãy để tôi dùng vũ lực ép em đến bên tôi đi. Dù là có chút ích kỉ nhưng tôi đã quyết định sẽ không để mất em thêm lần nữa. Vì tôi yêu em."
....
"Ngày...
Lần gặp cuối của chúng ta trước mộ Thương Hải, em ấy từ chối tín vật của tôi, còn nói sau này đừng làm phiền cậu ta nữa. Quả thực trái tim tôi lúc đó nhức nhối đến ngỡ ngàng. Cho dù yêu em chưa một ngày nào trái tim tôi được bình yên nhưng lúc đó tôi cảm thấy nó như muốn dừng lại vậy.
Tôi chỉ muốn bảo vệ em nhưng em không cần, còn bóp nát tim tôi hết lần này đến lần khác.
Tiêu Chiến, yêu em quá mỏi mệt, vậy nhưng vì sao tôi vẫn yêu em?"
Cuốn nhật ký bị đứt đoạn từ lúc này, mãi cho đến khi một ngày trước trận chiến cuối cùng hắn mới lại viết tiếp. Đoạn viết không dài nhưng để đọc hết nó Tiêu Chiến đã phải mất nhiều hơn tất cả thời gian xem từ đầu cuốn nhật ký cộng lại.
"Ngày...
Tiêu Chiến, khi em đọc được những dòng này cũng là lúc tôi chắc không còn trên cõi đời này nữa. Thực ra tôi định không để em biết tới quyển sổ này, thế nhưng tôi lại không cam tâm. Tôi lặng lẽ yêu em nhiều năm đến vậy, nếu không để em biết tình cảm này không phải đã rất uổng phí hay sao. Chí ít cho dù em không thích tôi nhưng chỉ cần em biết, với tôi thế đã đủ rồi.
Tôi đã sai lầm khi cho rằng chỉ cần đánh thắng là sẽ ép em đến được bên tôi. Vì thế khi nhìn thấy em lần nữa máu tươi bê bết nằm hấp hối trong rừng rậm tôi như bị giáng cho một cú chí mạng. Em là một con hùng ưng, cho nên em thà chết cũng không chịu khuất phục. Nếu quyết ý bẻ gãy cánh của em, có lẽ em sẽ dùng đôi mắt khát cầu nhìn lên bầu trời lần cuối sau đó ra đi trong kiêu hãnh. Đó là kết quả tôi rất không mong muốn.
Những năm này ngài Tổng tư lệnh cùng Quốc Dân Đảng làm những việc thương thiên hại lý thế nào tôi đều biết, chỉ là ngay ban đầu tôi đã bị thù hận cùng dục vọng che mắt nên mới nhắm mắt đi theo. Đến cuối cùng là em khiến tôi tỉnh ngộ, vậy nên tôi sẽ thành toàn ý nguyện cho em, giúp em có thể nhìn thấy đất nước này thống nhất và bình yên.
Tiêu Chiến, giá mà có thể tôi vẫn muốn yêu em. Dù là lẳng lặng đứng ở phía sau hay âm thầm cất giữ trong bóng tối, tôi chỉ hy vọng trái tim này tiếp tục được đập vì em.
Chỉ là, kiếp này tôi mệt rồi.
Tôi trả em đôi cánh, mong em về lại bầu trời để thoả chí vẫy vùng. Nếu có kiếp sau, xin ta đừng lướt qua nhau như những người xa lạ.
Không thể nói trực tiếp lời yêu với em là lỗi của tôi.
Không thể tiếp tục dùng đôi mắt này dõi theo em, không thể dùng trái tim này tiếp tục yêu em cũng là lỗi của tôi.
Vậy nên em đừng cảm thấy day dứt, hãy thay tôi sống thật tốt quãng đời còn lại. Ở thế giới bên kia tôi vẫn sẽ dõi theo em từng giờ. Chúng ta hãy gặp lại nhau khi em đã sống trọn kiếp người, hứa với tôi, nhé!
Tiêu Chiến, tạm biệt em.
Tạm biệt tình yêu của tôi.
Một đời vẫn mãi yêu em!"
Không biết từ lúc nào đèn phòng đã được bật lên, ngồi ngẩn ngơ nhìn vào trang giấy đã đẫm nhoè nước mắt Tiêu Chiến thổn thức không nói thành lời.
Đêm ấy trong căn phòng lạnh lẽo, một người co mình nức nở trên giường, một người thống khổ quỳ bên dưới sàn cứ như vậy mà giúp nhau đi qua đêm tối mịt mùng, não nề. Mọi thứ đã quá chậm để nuối tiếc, nói cho cùng thứ làm vơi đi nỗi đau chỉ có thể là giọt nước mắt mà thôi.
Một tháng sau, Tiêu Chiến trình đơn xin giải ngũ. Mặc dù Khương Hải Lâm một mực ngăn cản nhưng cuối cùng vẫn đành để anh ra đi.
Đứng trước một tấm mộ phần vô danh được dựng lên ở gần mộ phần cha mẹ, Tiêu Chiến lặng người không nói gì. Mãi cho tới khi tiếng chim cắt xẹt ngang trời vang lên thống thiết anh mới giật mình đặt bó hoa trắng xuống, lẩm bẩm gì đó rồi mới quay người rời đi.
Mấy chục năm bỏ lỡ ngoảnh lại chỉ còn là tiếc nuối. Thật mong rằng quá nửa đời người sẽ sớm được nhìn thấy nhau trong giấc mộng Vong Xuyên.
####%#######
*Nương Tử Quan nằm ở đông bắc của huyện Bình Định, thuộc ranh giới giữa Sơn Tây và Hà Bắc (Hà Bắc giáp với Liêu Ninh ở phía đông bắc, Nội Mông ở phía bắc, Sơn Tây ở phía tây, Hà Nam ở phía nam, và Sơn Đông ở phía đông nam), là quan ải thứ 9 trứ danh của Vạn Lý Trường Thành, thôn Nương Tử Quan là một thôn cổ nổi tiếng.
Đọc đến đây các cô có tâm trạng thế nào, tôi thì 🥺🥺🥺
Vẫn còn phiên ngoại các chế ơi, đừng vội tế iem 😂😂
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro