Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Binh phap ton tu 4

1. Trình bày các quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng đối với vấn đề cải cách hành chính ở nước ta hiện nay?

2.1. Các quan điểm chỉ đạo và phương hướng của Đảng ta đối với vấn đề cải cách nền hành chính nhà nước.

Từ các văn kiện của Đảng xuyên suốt gần 20 đổi mới về kiện toàn bộ máy nhà nước nói chung và cải cách hành chính nói riêng. Nhìn chung, quá trình cải cách nền hành chính nhà nước cần quán triệt một số quan điểm chỉ đạo như sau:

- Nắm vững 5 quan điểm có tính nguyên tắc về xây dựng nhà nước được chỉ rõ trong Nghị quyết TƯ 8 (Khoá 7).

- CCHC là một bộ phận của vấn đề kiện toàn bộ máy nhà nước, gắn liền với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan lập pháp và tư pháp

- Nền hành chính ở nước ta là một bộ phận trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam. Vì vậy, quá trình cải cách hành chính phải bám sát đường lối, chủ trương của Đảng và gắn với nhiệm vụ xây dựng, chính đốn Đảng

- Tiến hành CCHC một cách đồng bộ, thực hiện từng bước đi vững chắc, thận trọng nhưng có trọng tâm, trọng điểm và lựa chọn khâu đột phá trong từng giai đoạn cụ thể

- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tiến trình cải cách hành chính

- Tiến trình cải cách hành chính phải dựa trên cơ sở pháp luật và được đảm bảo bằng pháp luật

_______________________________________________

II. Trình bày những nội dung cơ bản về cải cách hành chính ở nước ta giai đoạn 2001 - 2010?

2.2. Những nội dung cơ bản về cải cách nền hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 đã đánh giá, kiểm điểm lại tình hình cải cách hành chính trong giai đoạn vừa qua. Cải cách hành chính đã thu được những thành công nhất định, tạo ra những bước chuyển cơ bản hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở nước ta. Tuy nhiên, nền hành chính nhà nước Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và tập trung chủ yếu vào 5 nhóm yếu kém sau:

1. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác định rõ và phù hợp; sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch;

2. Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; trật tự, kỷ cương chưa nghiêm;

3. Tổ chức bộ máy còn công kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thống suốt; chưa có những cơ chế, chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công;

4. Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm đổi mới; tệ quan liêu, tham nhũng vẫn tiếp tục diễn ra nghiêm trọng trong một bộ phận cán bộ, công chức.

5. Bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn bó với dân, không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phức tạp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các yếu kém nêu trên của nền hành chính, trong đó 5 nguyên nhân chủ yếu sau cần được quan tâm để giải quyết trong quá trình cải cách hành chính giai đoạn tới. Đó là:

Trước hết, nhận thức của cán bộ, công chức về vai trò và chức năng quản lý của nhà nước, về xây dựng bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng trong tình hình mới, điều kiện mới chưa thật rõ ràng và chưa thống nhất, còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chưa được làm sáng tỏ, còn nhiều chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật ra đời trong cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp chưa được kịp thời sửa đổi, thay thế.

Thứ hai, việc triển khai các nhiệm vụ về cải cách hành chính chưa được tiến hành đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, cải cách hành chính chưa gắn bó chặt chẽ với đổi mới hoạt động lập pháp và cải cách tư pháp.

Thứ ba, cải cách hành chính gặp trở ngại lớn do đụng chạm đến lợi ích cục bộ của nhiều cơ quan hành chính, nhiều cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương; ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp còn đè nặng lên nếp nghĩ, cách làm của không ít cán bộ, công chức; cuộc cải cách chưa chuẩn bị tốt về mặt tư tưởng.

Thứ tư, các chế độ, chính sách về tổ chức cán bộ, về tiền lương còn nhiều điều chưa phù hợp, chưa tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc cải cách.

Thứ năm, công tác chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương và Uỷ ban nhân dân các địa phương trong việc tiến hành cải cách hành chính còn có những thiếu sót, thiếu kiên quyết và chưa thống nhất.

Trong giai đoạn 2001 - 2010, cải cách hành chính nhà nước Việt Nam phấn đấu nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:

Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 là: Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những mục tiêu cụ thể:

1. Hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước hết là các thể chế về kinh tế, về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính.

Tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục tính cục bộ trong việc chuẩn bị, soạn thảo các văn bản; đề cao trách nhiệm của từng cơ quan trong quá trình xây dựng thể chế; phát huy dân chủ, huy động trí tuệ của nhân dân để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật .

2. Xoá bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân.

3. Các cơ quan trong hệ thống hành chính được xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng; chuyển được một số công việc và dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận.

4. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện.

Bộ máy của các Bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rõ chức năng phương thức hoạt động của các bộ phận tham mưu, thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công.

5. Đến năm 2010, đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý chuyên nghiệp, hiện đại. Tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân.

6. Nền hành chính nhà nước được hiện đại hoá một bước rõ rệt. Các cơ quan hành chính có trang thiết bị tương đối hiện đại phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước kịp thời và thông suốt. Hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ được đưa vào hoạt động.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những yếu kém, hạn chế của nền hành chính Việt Nam hiện nay và xác định những mục tiêu cơ bản. Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 có những nội dung chủ yếu sau đây:

2.2.1. Cải cách thể chế

- Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước.

- Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính.

2.2.2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính.

- Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới.

- Từng bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhiệm để khắc phục những chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ hoặc doanh nghiệp làm những công việc về dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện.

- Ban hành và áp dụng các quy định mới về phân cấp trung ương - địa phương, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương, tăng cường mối liên hệ và trách nhiệm của chính quyền trước nhân dân địa phương. Gắn phân cấp công việc với phân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ. Định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyết định, những việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của trung ương và những việc phải thực hiện theo quyết định của trung ương.

- Bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ.

- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

- Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương

- Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp.

- Thực hiện từng bước hiện đại hoá nền hành chính.

2.2.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

- Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức.

- Cải cách tiền lương và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức.

2.2.4. Cải cách tài chính công.

- Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách.

- Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương cuả Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương; quyền quyết định của các Bộ, sở, Ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vị dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách.

- Trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công, thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, xoá bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ thống mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động của cơ quan sử dụng ngân sách.

- Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công.

- Thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một số cơ chế tài chính mới.

- Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, xoá bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công, tất cả các chỉ tiêu tài chính đều được công bố công khai.

Dựa trên kết quả thực hiện CCHC giai đoạn 2001 - 2015, qua phân tích, đánh giá những mặt làm được và chưa làm được, tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2006 - 2010 với những nội dung chính sau đây:

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế hành chính:

+ Đổi mới công tác xây dựng và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư Pháp được giao chủ trì soạn thảo)

+ Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, cải cách thủ tục hành chính (sớm ban hành Luật về thủ tục hành chính) (Văn phòng Chính Phủ chịu trách nhiệm thực hiện)

+ Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng của cơ chế "một cửa": Bắt buộc thực hiện tại 4 Sở ở các tỉnh là: Kế hoạch và đầu tư; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Lao động, Thương binh và Xã hội, tiến tới mở rộng ra các Sở, ngành khác; đẩy mạnh thực hiện cơ chế này ở các xã, phường, thị trấn chưa triển khai; thực hiện thí điểm cơ chế "một cửa" liên thông ở một số địa phương (như TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hà Nội...)

- Tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính:

+ Tiếp tục làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính (Sửa Luật Tổ chức Chính Phủ, rà soát, sửa đổi các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các Bộ, ngành Trung ương, giải quyết các chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, ngành; ban hành nghị định của Chính phủ về quản lý nhà nước dịch vụ công...)

+ Thực hiện mạnh phân cấp Trung ương - địa phương: (Ban hành Luật phân cấp Trung ương - địa phương; sửa Luật Tổ chức HĐND và UBND...)

+ Xác định tiêu chí các đơn vị hành chính (Xây dựng Nghị định của Chính phủ về tiêu chí phân loại các đơn vị hành chính)

+ Sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính

+ Cải cách các đơn vị sự nghiệp nhà nước

+ Tổ chức hoạt động thanh tra công vụ

- Tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:

+ Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức

+ Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ

+ Tiếp tục đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức.

- Tiếp tục cải cách tài chính công:

+ Lập, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra

+ Đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước.

+ Đổi mới cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà nước.

- Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước:

+ Đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước

+ Xây dựng và phát triển hành chính điện tử.

________________________________________________

II. Trình bày những nội dung chính trong kế hoạch của tỉnh Nghệ An triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn 2007 - 2010?

Để cụ thể hóa chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 135/2006 ngày 27 tháng 12 năm 2006 ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2010 với các nội dung chính như sau:

- Mục tiêu chung được xác định là: Xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, từng bước hiện đại hóa, có tính chuyên nghiệp cao, thực sự là nền hành chính phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà trong giai đoạn mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, thực sự "tận tụy, công tâm và thạo việc". Cải cách hành chính gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Để thực hiện được mục tiêu trên, UBND tỉnh Nghệ An đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới như sau:

- Về cải cách thể chế hành chính:

+ Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng ban hành văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước về quy trình, nội dung và hình thức đảm bảo tính khả thi và hiệu lực cao

+ Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng cơ chế "một cửa" ở tất cả các cơ quan nhà nước các cấp

+ Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản, thuận lợi cho tổ chức và công dân; rà soát để chuẩn hóa, mẫu hóa, công khai hóa các thủ tục, hồ sơ hành chính (trong đó cần tập trung vào một số lĩnh vực như: Thu hút đầu tư, đăng ký kinh doanh; quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường; quản lý quy hoạch, xây dựng; tuyển dụng và quản lý cán bộ công chức; giải quyết khiếu nại tố cáo

- Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính:

+ Hoàn thiện hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước

+ Tiếp tục xây dựng, rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chế làm việc, phân công trách nhiệm trong các cơ quan hành chính nhà nuớc

+ Rà soát, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng cơ cấu hợp lý, gọn nhẹ, phù hợp quy định, tiết kiệm ngân sách nhà nước

+ Tăng cường phân công, phân cấp và phối kết hợp giữa các cấp, các ngành với nhau

+ Kiện toàn hệ thống các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn.

+ Rà soát tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức Thanh tra chuyên ngành, trước hết trên các lĩnh vực: thành lập doanh nghiệp, xây dựng cơ bản...

- Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

+ Điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ , công chức khối hành chính nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh, đưa ra các giải pháp tổng thể để khắc phục tình trạng yếu kém.

+ Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, công chức thời kỳ mới

+ Xây dựng cơ cấu công chức hợp lý và tiêu chuẩn hóa các chức danh, vị trí công tác trong các cơ quan HCNN

+ Xây dựng quy tắc đạo đức công vụ trong từng lĩnh vực công việc

+ Phối hợp với các cơ quan của Tỉnh ủy trong xây dựng các Đề án đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ các cấp, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ

+ Sửa đổi, bổ sung và thực hiện chính sách thu hút lao động chất lượng cao

+ Nghiên cứu đổi mới công tác tuyển dụng, quản lý, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức...

- Về cải cách tài chính công:

+ Triển khai chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp

+ Đẩy mạnh xã hội hóa các ngành dịch vụ công bao gồm: Y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa nghệ thuật, thể thao...

+ Chuyển đổi tổ chức và hoạt động các tổ chức khoa học và công nghệ

- Từng bước hiện dại hóa nền hành chính nhà nước

+ Tổng điều tra thực trạng hệ thống công sở chính quyền nhà nước các cấp; kế hoạch hành động đến năm 2010.

+ Tổng điều tra thực trạng trang thiết bị của cơ quan nhà nước các cấp; đánh giá so với tiêu chuẩn của nhà nước quy định, đề ra giải pháp khắc phục

+ Tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo điều hành, nâng cao chất lượng hội họp, giảm giấy tờ hành chính, nâng cao kỷ cương, kỷ luật hành chính; xây dựng công sở văn minh, hiện đại

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuuyên môn, trong chỉ đạo điều hành

+ Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 ở tất cả các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện.

Để thực hiện kế hoạch trên một cách đồng bộ và có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đối với công tác cải cách hành chính, thể hiện bằng Nghị quyết, Chương trình hành động cụ thể

- Đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường nhận thức về cải cách hành chính, định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan hành chính

- Đổi mới việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong cải cách hành chính

- Bố trí đủ nguồn kinh phí cho công tác cải cách hành chính.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #ton