biện pháp tỷ giá
A) Phá giá tiền tệ
1. Khái niệm
Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoáI cố định.
a. Chế độ tỷ giá hối đoáI cố định (hay còn gọi là tỷ giá hối đoáI neo): là cách thức 1 đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền của nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối.
b. Việc phá giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó so với các ngoại tệ khác như USD, EUR,….
Hầu như tất cả các nước trên thế giới đã giảm giá đồng tiền của họ trong 1 thời kì để đạt được mục tiêu kinh tế nhất định. Trong suy thoáI những năm 1930, hầu hết các nước đều giảm giá đồng tiền của mình.
2. Cơ sở lý luận
Xét về mặt lý thuyết, biện pháp phá giá tiền tệ thường được thực hiện để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa nhằm cải thiện cán cân thanh toán vãng lai. Tuy nhiên, điểm yếu của phá giá là sẽ làm tăng giá hàng hóa trong nước, ảnh hưởng lên lạm phát. Do đó, để hạn chế lạm phát, các biện pháp thường được sử dụng là đồng thời phải giảm thâm hụt ngân sách và thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
3. Nguyên nhân
· Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại.
· Trong trường cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ.
Các ưu nhược điểm của việc phá giá tiền tệ:
o Ưu điểm:
§ Tỷ lệ xuất khẩu cao hơn, hàng hóa nội địa tăng tính cạnh tranh so với hàng hóa nước ngoài.
§ Mức xuất khẩu cao hơn nên dẫn đến 1 sự cảI tiến trong thâm hụt tài khoản vãng lai.
§ Xuất khẩu cao hơn và tăng tổng cầu dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn
o Nhược điểm: việc phá giá tiền tệ có thể gây ra các bất lợi cho nước áp dụng biện pháp này: nó làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài trong điều khoản của đồng nội tệ. Đây là mất mát lớn đối với các nước nghèo. Khi 1 nước thực hiện chính sách này thì các quốc gia khác cũng thực hiện theo và vì thế chính sách này sẽ trở nên không còn tác dụng nữa. ngoài ra phá giá có thể gây ra sự suy thoáI về thương mại. Cụ thế:
§ Có khả năng gây ra lạm phát bởi:
· Nhập khẩu đắt tiền hơn, tổng cầu tăng gây ra lạm phát cầu kéo.
· Các công ty/ nhà xuất khẩu có ít động lực để cắt giảm chi phí vì họ có thế dựa vào việc phá giá để cảI thiện khả năng cạnh tranh.
§ Làm giảm sức mua của công dân nước đó khi ra nước ngoài. ví dụ phảI dùng nhiều tiền hơn cho 1 kì nghỉ ở nước ngoài
§ Giảm giá lớn và nhanh chóng có thể sẽ đe dọa các nhà đầu tư nước ngoài. Nó làm cho các nhà đầu tư k sẵn sàng để giữ nợ chính phủ bởi e sợ sẽ làm giảm giá trị cổ phần của họ
è Vì vậy các nước đều phải xem xét và cân nhắc một cách kỹ lưỡng các mặt lợi và hại của biện pháp này dựa trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế.
B) Mua bán ngoại hối trên thị trường :
- Đây là nghiệp vụ dễ dàng thực hiện và có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.Nghiệp vụ này tác động đến cung tiền trong nước, NHTW đóng vai trò là người mua bán tiền tệ trực tiếp cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng tại một mức tỷ giá nào đó.Để công cụ này có hiệu quả thì quốc gia phải có lượng dự trữ ngoại tệ lớn.
-Trong lưu thông khi mà ngoại tệ bị thừa dẫn đến ảnh hưởng đến đồng VND bị định giá cao làm ảnh hưởng đến xuất khẩu thì NHTW tiến hành mua mua ngoại tệ vào và đẩy VND ra nhằm làm tỷ giá ổn định.
Ví dụ : Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ cuối tháng 4 đến ngày 20/5/2011, cơ quan này đã mua một tỷ USD với mức giá dao động từ 20.600 - 20.700 đồng. Theo giới phân tích, động thái của NHNN đã được “nhắm” kỹ để hướng đến nhiều mục tiêu. Thứ nhất, trong thời điểm lãi suất tiền VND gửi cao xuất phát từ tình trạng căng thẳng tiền đồng của các tổ chức tín dụng vẫn chưa hề thuyên giảm, nếu không muốn nói là trầm trọng hơn. Vì thế, cách tốt nhất để trung hòa lượng tiền đồng đưa ra để mua ngoại tệ nhằm chống lạm phát hiện nay chính là phát hành tín phiếu bắt buộc của NHNN với lãi suất 18 - 20% một năm.
Tín phiếu lãi suất cao mới hút được tiền của các ngân hàng, đồng thời giúp các ngân hàng không bị ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Số lượng phát hành tín phiếu bắt buộc có thể là 20.000 tỉ đồng, tương đương với một tỷ USD NHNN đã mua.
Việc mua USD vì thế được coi là giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ thanh khoản VND trước mắt cho hệ thống ngân hàng, do các ngân hàng thương mại đã phải bỏ ra một khoản lớn để mua lại USD từ doanh nghiệp và dân cư.
Ngoài ra, việc làm này nhằm tranh thủ thời cơ tăng dự trữ ngoại hối. Sau các chính sách không khuyến khích người dân sở hữu USD như áp trần lãi suất tiền gửi USD ở mức 3% (1% đối với các tổ chức) và hạn chế tính thanh khoản của USD trên thị trường tự do bằng các biện pháp hành chính..., hiện nay cung USD đã tăng và tỷ giá USD/VND đã giảm từ mức gần 21.000 đồng xuống quanh mức 20.500 đồng một USD. Và trong bối cảnh này, việc mua lại USD tăng khoản dự trữ ngoại hối được coi là nhiệm vụ trước mắt.
Mặt khác, để lượng USD dư thừa trong nền kinh tế (cả trong hệ thống ngân hàng và người dân) cộng với VND lên giá tương đối và lạm phát cao sẽ có thể đẩy USD chảy ngược ra nước ngoài và khuyến khích nhập khẩu, đặc biệt là các loại mặt hàng hóa lâu xa xỉ.
Một mục đích nữa của NHNN là muốn chặn đà lao dốc rất mạnh của tỷ giá trước đó, hay sự lên giá rất nhanh của VND so với USD, gây bất lợi cho xuất khẩu và góp phần làm căng thẳng hơn vấn đề nhập siêu. Ngày 29/4, khi tín hiệu mua USD từ NHNN phát đi, đà giảm này đã được chặn lại.
C) Biện pháp kết hối
-Là việc chính phủ quy định với các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối.
- Biện pháp này được áp dụng trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối.
-Mục đích chính của biện pháp này là tăng cung ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phá giá đồng nội tệ.
Ví dụ:Năm 1997 do ảnh hưởng của khủng hoản tiền tệ nên các doanh nghiệp đều giữ ngoại tệ làm cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối. CP ra quyết định 197/QĐ-TTg về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cu trú là các tổ chức với tỷ lệ kết hối bắt buộc là 80%.Sau một thời gian khi tình hình ngoại tệ đã bớt căng thẳng hơn thì 30/8/1999 CP đã có quyết định giảm tỷ lệ kết hối xuống còn 50% sau đó xuống 30%.
D) Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng người mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm mua ngoại tệ .Tất cả các biện pháp này để giảm áp lực thiếu hụt ngoại tệ, tránh đầu cơ và giữ cho tỷ giá cố định
Tuy nhiên các biện pháp này có tính chất hành chính không phù hợp với xu thế tự do hóa và thương mại hóa nền kinh tế
III) Các biện pháp gián tiếp
A) Lãi suất tái chiết khấu
Phương pháp lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là phương pháp được sử dụng vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài trong mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế.
v Khái niệm: Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHTW đánh vào các khoản tiền cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Lãi suất tái chiết khâu là một công cụ của chính sách tiền tệ để điều chỉnh lượng cung tiền và nó có tác động đến tỷ giá hối đoái.
v Cơ chế tác động: Dựa trên cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu sẽ làm mặt bằng lãi suất trên thị trường sẽ tăng. Cụ thể khi lãi suất cơ bản tăng thì lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tăng. Lãi suất tăng sẽ thu hút nhiều luồng vốn ngoại tệ chạy vào trong nước. Chính điều này sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng, trong khi cầu ngoại tệ không đổi làm cho đồng nội tệ lên giá tương đối so với đồng ngoại tệ. Điều này có nghĩa là tỷ giá hối đoái giảm.
Ngược lại, khi NHTW điều chỉnh giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ làm cho mặt bằng chung về lãi suất trên thị trường nước này giảm. Điều này làm cho các luồng vốn ngắn hạn nước ngoài đang đầu tư ở thị trường sinh lợi ít hơn so với thị trường ở nước ngoài. Dẫn đến tình trạng các luồng ngoại tệ rút ra khỏi nước này và đầu tư ở các nước khác, làm cho cung ngoại tệ giảm trong khi cầu không đổi và làm cho tỷ giá sẽ tăng lên
Lãi suất và tỷ giá là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ.
. Vì vậy, trong quản lý vĩ mô chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
Tuy nhiên, cách dùng lãi suất để điều hành chính sách tỷ giá cũng có những hạn chế nhất định. Bởi vì lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau một cách gián tiếp, chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả
. Phương án sử dụng công cụ lãi suất can thiệp tới tỷ giá vẫn là một trong những phương án được các nước sử dụng nhiều nhất trong các công cụ gián tiếp và nó tỏ ra có hiệu quả nhất
B) Thuế quan
- Thuế quan là một trong những công cụ phổ biến nhất mà chính phủ dùng để hạn chế hay kích thích xuất nhập khẩu ,loại thuế này buộc nhà nhập khẩu phải nộp một tỷ lệ nhất định theo giá trị hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở giá quốc tế. Nên giá hàng nhập khẩu cao hơn hàng sản xuất trong nước.Điều naỳ lam tăng cầu hàng nội và dẫn tới tăng giá của đồng nội tệ về lâu dài làm giảm tỷ giá đẩy giá trị đồng nội tệ lên cao
-Thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩu ,cầu ngoại tệ giảm nội tệ lên giá , làm giảm sức ép lên tỷ giá. Do đó kéo tỷ giá đi xuống dần dẫn đến thế cân bằng trên thị trường hối đoái. Khi thuế quan thấp có tác dụng ngược lại..Vì vậy cho nên không nên áp đặt một mức thuế quá cao sẽ dẫn tới khả năng xuất khẩu bị giảm sút (do nội tệ lên giá), thuế quan cũng gây ra tệ nạn buôn lậu, thuế càng cao buôn lậu càng tăng và những điều này làm giảm phúc lợi chung do đó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế.
- Đối với những nước có nền sản suất non trẻ thì thuế quan cũng là một cách để bảo hộ trước sự tấn công của hàng hoá các nước khác.
C) Hạn ngạch
- Hạn nghạch (hạn chế số lượng) là quy định một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức giấy phép.
- Hạn nghạch có tác dụng hạn chế nhập khẩu do đó có tác dụng lên tỷ giá tương tự như thuế quan.Dỡ bỏ hạn nghạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan thấp.
- Hiện nay các nước ít sử dụng hạn nghạch mà sử dụng thuế quan để thay thế cho hạn nghạch và đây cũng là quy định khi gia nhập WTO.
- Hạn nghạch nhập khẩu:
+ Đưa đến số lượng hạn chế của nhập khẩu, gây ra ảnh hưởng đến giá cả nội địa của hàng hoá
+ Có tác động tương đối giống thuế nhập khẩu
+ Dẫn đến sự lãng phí nguồn lực xã hội
+ Không đem lại thu nhập cho chính phủ nhưng đem lại lợi nhuận lớn cho người xin được giấy phép nhập khẩu từ chính phủ.
-Tác động của hạn nghạch
+Giá nội địa của hàng hoá nhập khẩu sẽ tăng lên
+Lãng phí nguồn lực xã hội
+ Có sự phân phối lại thu nhập
Chính phủ không nhận được khoản thu về thuế (trừ hạn nghạch thuế quan)
Ví dụ: Trong tháng 7/2010 Bộ công thương đã bổ sung lượng hạn nghạch thuế quan nhập khẩu đường tinh luyện và đường thô năm 2010 lên 100.000 tấn.Trước đó bộ này đã ra hạn nghạch lần 1 là 50.000 tấn
D) Giá cả
-Thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất.Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, làm tăng cung ngoại tệ, nội tệ lên giá.Chính phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, bù giá làm tăng nhập khẩu nội tệ giảm giá.
-Trợ cấp chia làm 2 loại: trực tiếp bổ trợ tức là trực tiếp chi tiền cho nhà xuất khẩu và gián tiếp bổ trợ tức là ưu đãi về tài chính về một số mặt hàng cho nhà xuất khẩu như ưu đãi về thuế trong nước, thuế xuất khẩu…..
Khi mức giá cả hàng hóa , dịch vụ trong nước tăng so với mức giá cả hàng hóa dịch vụ nước ngoài,các hãng sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng ,các hãng sản xuất của một nước nói chung có xu hướng thu hệp qui mô sản xuất do chi phí đầu vào tăng.Do đó xuất khẩu giảm ,cung ngoại tệ giảm ,đồng thời cầu về hàng ngoại tăng cầu
E) Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM
-Khi thị trường khan hiếm ngoại hối thì NHTW có thể tăng dự trữ ngoại hối đối với các khoản ngoại tệ huy động được của các NHTM , chi phí huy động ngoại tệ tăng cao NHTM phải hạ lãi suất huy động để tránh bị lỗ khiến cho việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn so với việc nắm giữ nội tệ tăng cung ngoại tệ trên thị trường, tỷ giá giảm.
Ví dụ: ngày 18/1/2010 NHNN đã có quyết định 74/QĐ-NHNN điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng.Theo đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đã giảm mạnh cụ thể tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; giảm mạnh so với mức 7% áp dụng từ 1/1/2009.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (trước đó là 3%).
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro