Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Biển Đông VN 1

Biển Đông và hệ thống đảo

Từ xa xưa, người Việt đã cư trú trên các đảo ven bờ và đã dần mở rộng các hoạt động kinh tế trên các quần đảo ở xa trên biển Đông. Điều này đã được khẳng định qua các dấu ấn lịch sử, và dấu ấn thiên nhiên.

Những thành phần cấu thành văn hoá ở các di chỉ khảo cổ học trên các đảo, đặc biệt các đảo vùng Đông Bắc cùng kết quả nghiên cứu hoạt động kiến tạo cho thấy sự di chuyển của các đường bờ biển qua các giai đoạn lịch sử.

- Cách đây 7.500-7.000 năm đường bờ biển ở miền Bắc ở độ sâu 50-60 m so với mực nước biển hiện tại.

- Khoảng 6.000-5.500 năm trước đây, đường bờ biển ở độ sâu 25-30 m so với mực nước biển hiện nay.

- Khoảng 4.500-4.000 năm, đường bờ lúc đó cao hơn hiện nay 4-5 m (đợt biển tiến Flandrian).

- Cách đây khoảng 3.000 năm đường bờ nằm ở độ cao cao hơn hiện nay 1-2 m.

Những di chỉ Cái Bèo, Gò Trống, Quỳnh Văn liên quan tới các đợt biển thoái cách đây khoảng 6.000-5.500 năm, khi mà phần lớn vịnh Hạ Long nổi trên cạn, lúc đó cực Nam nước ta được gắn với các đảo của Đông Nam á. Đây là thời đại đá mới mà các cư dân Việt cổ tràn từ chân núi xuống các vùng đất mới đồng bằng, rồi sau đó các miền đất thấp này lại bị ngập chìm, còn sót lại các đảo như ngày nay.

Trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, chúng ta vẫn có đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền trên vùng trời, vùng đất, đặc biệt là chủ quyền vùng biển Đông rộng lớn với hàng nghìn quần đảo và đảo.

Căn cứ vào công ước Quốc tế về luật biển 1982 và các tuyên bố của Nhà nước ta (lấy tư liệu từ Ban Biên giới Chính Phủ) trên biển Đông của nước ta đã xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam

Đường lãnh hải được vạch ra nối 11 điểm cơ sở:

Điểm A1 trên đảo Thổ Chu toạ độ 09010' VB và 103021' KĐ

Điểm A2 trên H. Đá lẻ (h. Khoai) toạ độ 08022'08 VB và 104022'04 KĐ

Điểm A3 trên Hòn Tài lớn toạ độ 08030'08 VB và 106057'05 KĐ

Điểm A4 trên hòn Bông Lang toạ độ 08038'09 VB và 106040'03 KĐ

Điểm A5 trên hòn Bảy Cạnh toạ độ 08039'07 VB và 106042'03 KĐ

Điểm A6 trên hòn Hải (Phú Quí) toạ độ 09018' VB và 109005' KĐ

Điểm A7 trên hòn Đôi (h.Gốm) toạ độ 12035' VB và 109025' KĐ

Điểm A8 trên Mũi Đại Lãnh toạ độ 12035'08 VB và 109027'02 KĐ

Điểm A9 trên hòn Ông Căn toạ độ 13024' VB và 109031' KĐ

Điểm A10 trên đảo Lý Sơn toạ độ 15025'01 VB và 109009' KĐ

Điểm A11 trên đảo Cồn Cỏ toạ độ 17010' VB và 107020'06 KĐ

I. Đặc điểm chung

Diện tích lãnh thổ Việt Nam trên đất liền là 330.363 km2, còn diện tích trên biển Đông khoảng gần 1 triệu km2, tức là phần diện tích trên biển Đông lớn gấp 3 lần diện tích đất nổi.

Vùng biển Việt Nam trên biển Đông tiếp giáp với các vùng biển của Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Brunei, của Malaysia, và của Campuchia.

Nếu trên phần đất nổi của nước ta có rừng vàng nuôi sống, chở che cho hàng triệu người dân đất Việt thì phần mặt nước trên biển Đông có biển bạc, nơi đây có những nguồn lợi to lớn đã, đang và sẽ được khai thác phục vụ cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế của Đại Việt xưa và Việt Nam ngày nay.

Theo rìa đất liền từ Móng Cái đến Hà Tiên, đường bờ biển của nước ta dài 3260 km. Nếu lấy tỷ số toán học giữa chiều dài đường bờ biển và diện tích đất nổi để làm chỉ tiêu so sánh tính biển, thì chưa tính chiều dài đường bờ bao quanh các đảo, quần đảo của Việt Nam, tỷ số này của Việt Nam là 0,016, ngang với quốc gia đảo Malaixia và gấp 2 lần Thái Lan (0,007). Nếu chia diện tích dất liền cho chiều dài đường bờ thì ở nước ta cứ khoảng 100 km2 trên đất liền có 1 km đường bờ biển, trong khi mức chung toàn thế giới là 600 km2 mới có 1 km đường bờ, chỉ số này của nước ta gấp 6 lần mức chung của thế giới. Nếu so sánh giữa diện tích trên biển với diện tích đất liền thì 1 km2 đất liền ứng với 4 km2 diện tích trên biển, nhiều gấp 1,7 lần mức chung của thế giới. Đặc biệt vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của nước ta có thể rộng tới 1,3 triệu km2 chủ yếu trên thềm lục địa. Do vậy, các nhà địa lý gọi đất nước ta là quốc gia có tính biển hay là quốc gia biển.Biển Đông là biển lớn đứng thứ 3 trên thế giới, nhưng lại là biển rộng nhất trong số sáu biển bao quanh rìa giữa lục địa Châu á. Biển Đông là biển ven lục địa ở trung tâm Đông Nam á thuộc bờ tây Thái Bình Dương có chiều dài từ Đài Loan đến Singapore khoảng 3000 km, bề rộng cũng khá lớn, hẹp nhất là từ bờ biển Nam Bộ nước ta đến đảo Kalimantan thuộc Indonesia cũng tới 1000 km.

Biển Đông có diện tích gần 3,5 triệu km2, lớn gấp khoảng 1,5 lần Địa Trung Hải, khoảng 8 lần Biển Đen, 2 lần biển Nhật Bản. Độ sâu bình quân của biển Đông là 1140m, do đó tổng lượng nước chứa trong biển Đông gần 4 triệu km3.

Biển Đông có vùng thềm lục địa rộng lớn vào loại nhất thế giới. Trong biển Đông có 2 vịnh lớn:

- Vịnh Bắc Bộ rộng khoảng 150.000 km2

- Vịnh Thái Lan rộng khoảng 462.000 km2

Trên vùng thềm lục địa biển Đông có hàng nghìn đảo và quần đảo lớn nhỏ. Các đảo, quần đảo này đã làm bức ngăn che kín biển Đông với TháI Bình Dương.

Trên vùng biển Việt Nam có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, tập trung trong vùng nội thuỷ thuộc vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan (hệ thống đảo ven bờ) và 2 quần đảo san hô lớn trên thềm lục địa biển Đông là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Thềm lục địa biển Đông rộng và không sâu, độ sâu của vùng thềm lục địa biển Đông không quá 100 m, dưới đó là kho tài nguyên giàu có về dầu mỏ và khí đốt trong các bể Hoàng Sa, Trường Sa, bể sông Hồng, bể Phú Khánh, bể Nam Côn Sơn, bể Cửu Long, bể Mãlay v.v...

Theo tài liệu của FAO đáy biển và sườn lục địa thuộc nước ta trong biển Đông rộng khoảng 1,3.106 km2, cùng với các vùng nước trồi chứa một lượng cá nổi và cá đáy chừng 10 triệu tấn, có thể khai thác khoảng trên 2 triệu tấn mỗi năm. Riêng vùng biển ven bờ nước ta, trữ lượng sơ bộ cũng vào khoảng trên dưới 3 triệu tấn và khả năng khai thác có thể tới 1,3 - 1,4 triệu tấn năm, trong đó cá nổi khoảng 0,6 - 0,7 triệu tấn năm và cá đáy khoảng 0,7 triệu tấn năm. Tuy vậy, sản lượng khai thác của chúng ta mới đạt khoảng 0,7 triệu tấn năm, đứng hàng thứ 8 thế giới. Tiềm năng về cá ở biển Đông có thể đưa đánh bắt cá thành ngành kinh tế biển mạnh của nước ta.

Trên vùng biển nước ta còn giàu về tôm biển, có sản lượng khai thác đạt 50 - 60 nghìn tấn năm, đứng hàng thứ 7 thế giới, cùng các hải sản khác có giá trị như tổ yến, rong mơ, rong câu chỉ vàng...

Trên vùng biển nước ta còn tàng chứa một kho tài nguyên khoáng sản lớn như dầu mỏ và khí đốt nằm trong các bể trầm tích; các khoáng sản kim loại, phi kim loại: brom, sắt, đồng, vàng, mangan cùng với cát thuỷ tinh ở Cát Hải (Hải Phòng), Vân Hải (Quảng Ninh), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hoà); v.v...

Đây cũng là một kho muối vô cùng phong phú mà hiện mới khai thác khoảng 1 triệu tấn năm, còn thấp so với nhu cầu khoảng 1,2 đến 1,6 triệu tấn năm.

Vùng biển Đông nước ta còn có một tiềm năng to lớn về giao thông trên biển nối các cảng nội địa với nhau như Hòn Gai, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Sài Gòn... và với các nước khác như Hải Phòng - Hong Kong; Hải Phòng - Singapore; Sài Gòn - Bangkok; Sài Gòn - Hong Kong; Sài Gòn - Singapore...

Ngoài ra biển Đông nằm trên đường hàng hải quốc tế, nối Thái Bình Dương với ấn Độ Dương, mỗi năm có khoảng 3.850 lượt tàu qua biển Đông, tức trung bình mỗi ngày có hơn 10 lượt tàu qua lại trên biển Đông. Chính vì vậy ngay từ thế kỷ XII (thời Lý Anh Tông), cảng Vân Đồn đã là cửa ngõ giao lưu với các nước La Hộc, Xiêm La, Trà Oa... Đến thời Lê có các cảng lớn như Hội An, Phố Hiến là nơi giao tiếp của nước ta với Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Italia, Pháp...

Không những vậy các cảng miền Trung sẽ là cửa ngõ của các nước bán đảo Đông Dương. Sự ra đời của các con đường xuyên á sẽ làm tăng thêm vai trò cầu nối của các cảng biển và các tuyến giao thông trên biển.

Thuyền bè trên biển Đông sẽ tấp nập hơn nếu trong tương lai gần dự án kênh Kara nối ấn Độ Dương với Thái Bình Dương được thực hiện.

Trên vùng biển Việt Nam có 3.773 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong hệ thống các đảo ven bờ và hai quần đảo san hô lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.

Hệ thống các đảo ven bờ Việt Nam có tổng diện tích là 1.720 km2, các đảo này phân bố từ vùng biển Quảng Ninh đến vùng biển Kiên Giang, song tập trung chủ yếu ở vùng vịnh Bắc Bộ và vùng vịnh Thái Lan.

Nếu hệ thống đảo vùng biển của nước ta có vai trò và vị trí mang ý nghĩa quyết định trong chiến lược về biển Đông của nước ta, là cơ sở về mặt lãnh thổ và pháp lý để xác định vùng biển của Việt Nam thì hệ thống đảo ven bờ Việt Nam nằm trong mối quan hệ mật thiết với toàn bộ dải duyên hải, tạo ra một khối thống nhất cả về mặt hoạt động kinh tế, phân công lao động, cũng như về mặt đảm bảo an ninh quốc phòng, làm cầu nối phát triển kinh tế biển và là căn cứ hậu cần trên biển Đông trên mặt trận giữ an ninh chủ quyền vùng biển trong phương hướng xây dựng nước ta: "trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam..." (Nghị quyết số 03 của BCT).

Hệ thống đảo ven bờ có ý nghĩa lớn với việc khai thác tài nguyên vùng biển và thềm lục địa đặc biệt đối với các khu vực tập trung nhiều loại tài nguyên biển và thềm lục địa như dầu khí, các loại khoáng sản, tài nguyên sinh vật biển cũng như khai thác tiềm năng giao thông vận tải biển, tài nguyên du lịch biển như các đảo thuộc vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, các đảo thuộc vùng biển Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ từ đảo Phú Quốc đến Hòn Khoai, các đảo vùng biển Tây Nam Bộ thuộc Kiên Giang và Minh Hải.

Kết quả thống kê cho thấy trong 2.773 hòn đảo trong hệ thống đảo ven bờ thì chủ yếu là các đảo nhỏ và rất nhỏ về mặt diện tích. Chỉ có 84 đảo (3%) lớn có diện tích trên 100 km2 nhưng chiếm diện tích 1.596,6 km2 bằng 92,78% tổng diện tích các đảo ven bờ Việt Nam. Trong số này chỉ có 3 đảo diện tích trên 100 km2 là Cái Bầu, Cát Bà và Phú Quốc. Có 24 đảo có diện tích trên 10 km2. Riêng 24 đảo này có diện tích 1.413,34 km2 bằng 82,13% tổng diện tích các đới ven bờ.

Các đảo ven bờ Việt Nam có độ cao không lớn, chỉ có 8 đảo trong số 2773 hòn đảo có độ cao trên 400 m, trong đó có 4 đỉnh cao > 500 m.

Núi Thánh Giá trên Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) có độ cao 584 m.

Hòn Lớn (Khánh Hoà) có đỉnh cao 567 m.

Đỉnh Hàm Rồng trên dãy Nam Ninh đảo Phú Quốc cao 565 m (trên bản đồ 602 m).

Đỉnh cao trên Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 518 m.

Đỉnh cao trên Hòn Tre (Khánh Hoà) 460 m.

Đỉnh cao trên đảo Trà Bản (Quảng Ninh) 445 m.

Đỉnh cao trên Hòn Rái 405 m.

Các đảo nhỏ phổ biến ở mức độ cao 20-50 m, một số có độ cao 5-10 m trên mực nước biển.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các quần đảo san hô nên độ cao các đảo không lớn. Phần lớn là đảo nhỏ và bãi đá bị ngập khi triều lên, nước cường. Diện tích các đảo trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa không lớn, chủ yếu là các đảo rất nhỏ và cực nhỏ

II. Đặc điểm khí hậu vùng biển Việt Nam

Biển Đông đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành các điều kiện khí hậu Việt Nam. Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc, do ảnh hưởng của tính không thuần nhất theo không gian và theo thời gian của hoàn lưu khí quyển mà xuất hiện các dạng thời tiết khác nhau trên vùng biển ở Việt Nam :

Gió mùa đông bắc: hoạt động từ tháng X đến tháng II thổi thành từng đợt từ 4 - 7 ngày liên tục, mỗi năm có vào khoảng 24 - 39 đợt gió mùa đông bắc ở vịnh Bắc Bộ ở các vĩ độ phía Bắc và khoảng 1 đợt/ năm ở các vĩ độ phía nam vịnh Bắc Bộ.

Hệ quả khí hậu quan trọng của gió mùa đông bắc là sự hạ thấp của nhiệt độ không khí trung bình từ 3 - 7oC, cá biệt có lúc lên tới 10oC trong 24 giờ. Sự tăng của tốc độ gió từ 8 - 10m/s ở vùng đất liền, >12m/s ở ngoài khơi, cá biệt có thể vượt quá 20 - 25m/s.

Hệ quả thứ hai là tạo nên diễn biến phức tạp của chế độ mưa ẩm theo không gian và thời gian : vào mùa đông do tính chất khô lạnh của các khối không khí mà vùng ven bờ phần Bắc vịnh Bắc bộ thời tiết khá khô hanh. ở phía nam khối không khí này sau khi đã được bổ sung thêm nhiệt và ẩm của vịnh bắc bộ khi gặp địa hình chắn của đường bờ ở miền trung thường gây mưa >20 - 30 mm/ngày ở ven biển Nghệ Tĩnh và Quảng Bình. Vào nửa sau mùa đông, gió mùa đông bắc khi tràn về Việt Nam thường gây thời tiết ẩm ướt mưa phùn trên vịnh Bắc Bộ.

Gió mùa tây nam: Hoạt động vào mùa hè từ tháng IV đến tháng VIII với bản tính nóng ẩm khi gặp địa hình đường bờ chắn ngang hoặc các đảo thường gây mưa mùa trên các vùng biển Minh Hải, đảo Phú Quốc, Côn Đảo.

Khi vào vịnh Bắc Bộ do ảnh hưởng của áp thấp, gió mùa Tây Nam đã chuyển hướng thành Đông Nam, khi gặp các đảo và đường bờ chắn ngang cũng gây mưa sớm đầu hè trên vùng bờ biển Thái Bình - Quảng Ninh và trên một loạt các đảo khác trong vịnh Bắc Bộ.

Vùng ven bờ và vùng biển miền trung Việt Nam luôn chịu ảnh hưởng của hiện tượng phơn khi gió mùa tây nam hoạt động, thổi từ tháng V đến tháng VII hàng năm thành từng đợt vài ba ngày, hay 5 - 7 ngày, cá biệt có lúc suốt 15 ngày, to max >34oC, độ ẩm min <65%, tốc độ gió trung bình 2 - 8m/s. Đáng chú ý là hiện tượng phơn thường chỉ xảy ra ở tầng không khí thấp, bên dưới, bên trên không khí nóng ẩm vẫn có khả năng gây nên dông, mưa về buổi chiều ở từng nơi ven bờ hoặc về buổi chiều - buổi đêm ở các vùng trên biển, trên các đảo.

Gió tín phong bắc bán cầu từ rìa phía đông nam của các cao áp nam Thái Bình Dương, gió tín phong ở vùng biển đông của Việt Nam có hướng đông bắc là chủ yếu, luôn thường trực trên vùng biển nam TBD và phát huy tác dụng vào giữa các hình thế thời tiết khác. Tần suất cao thường quan sát thấy vào mùa đông, đặc biệt là ở nửa sau mùa đông.

Hội tụ nhiệt đới, bão và áp thấp nhiệt đới

Dải hội tụ nhiệt đới cùng với các áp thấp nhiệt đới vào bão hoạt động chủ yếu vào giữa hè cho tới đầu đông (VII - X) mang đến một lượng mưa dồi dào cho vùng ven biển và vùng biển Đông Việt Nam.

Hội tụ nhiệt đới có hình thái mưa kéo dài thành từng đợt, rất đặc trưng cho thời tiết giai đoạn tháng VIII. Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động có chu kỳ rõ rệt, hình thành ở những vĩ độ thấp của nước ta trong vòng 5 - 7 ngày rồi dịch chuyển lên phía bắc và tan dần nhường chỗ cho một dải hội tụ nhiệt đới khác đang được hình thành ở phía nam. Dọc theo dải hội tụ nhiệt đới không khí nóng ẩm liên tục bốc lên cao hình thành các đám mây gây mưa khá lớn có lúc đến hàng trăm mm, thời tiết ẩm ướt, lúc mưa lúc tạnh sập sùi kéo dài nhiều ngày.

Bão và áp thấp nhiệt đới là các xoáy thuận được hình thành trong các dải hội tụ nhiệt đới ở vĩ độ thấp < 5o vĩ độ bắc.

Bão và áp thấp nhiệt đới tuy không phải thịnh hành, chỉ vài lượt trong năm, nhưng những hệ quả khí hậu thời tiết của nó rất nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống và hoạt động kinh tế. Thời tiết bão, áp thấp nhiệt đới được đặc trưng bằng trường gió xoáy với vận tốc rất lớn trên dưới 100km/giờ, kèm theo lượng mưa dồn dập trong một hoặc vài ngày từ vài trăm đến nghìn mm. ở vùng biển bão, áp thấp nhiệt đới đặc biệt nguy hại vì sức gió ở đây quá lớn kéo theo sóng to có lúc nước dâng lên mấy mét ở vùng ven bờ.

Dựa theo các kết quả nghiên cứu của các nhà khí hậu Việt Nam có thể chia khí hậu biển Việt Nam ra thành 4 vùng khí hậu biển ven bờ:

- Vùng Bắc vịnh Bắc Bộ bao gồm dải ven bờ 1.244 đảo và quần đảo nằm trong phần bắc vịnh Bắc Bộ từ 17050 vĩ bắc trở ra phía bắc, ngang ranh giới ở ven bờ từ bắc đèo Ngang trở ra, ranh giới trên biển từ đảo Hòn La trở ra. Đây là vùng khí hậu biển nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh bị ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc.

- Vùng Nam vịnh Bắc Bộ bao gồm mặt biển, các đảo ven bờ từ ngang Đèo Ngang vào đến ngang Đèo Hải Vân (từ vĩ độ 17050 đến 16030 vĩ bắc). Đây là vùng khí hậu biển nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh vừa, có ảnh hưưởng ít nhiều của gió mùa Đông Bắc.

- Vùng biển ven bờ miền trung (từ vĩ độ 16030 xuống 10020B) bao gồm vùng biển gần bờ, 97 đảo và dải đất liền ven bờ. Đây là vùng biển nhiệt đới gió mùa có mùa đông ấm, ít bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

- Vùng biển ven bờ phía nam - Vịnh Thái Lan bao gồm 79 đảo phân bố từ 10020' vĩ bắc trở xuống phía nam và từ 1070 kinh đông vào đất liền. Đây là vùng khí hậu biển nhịêt đới gió mùa điển hình.

Khí hậu vùng Bắc biển Đông

Ranh giới phía nam của vùng tương đương với vĩ độ 140 vĩ bắc, nhưng lại là vùng biển khơi xa nên với ảnh hưởng của biển ở đây không có mùa đông lạnh, nhiệt độ tháng thấp nhất 23 - 240C. Chênh lệch giữa mùa đông và mùa hè ở đây giảm nhiều so với đất liền. Biên độ nhiệt năm chỉ còn vào khoảng 5 - 60C (Hoàng Sa tongày = 3,60C). Nhiệt độ tháng lạnh nhất cũng đạt 220C tương đương với Nam Bộ, hay nói cách khác biển nhiệt đới đã làm cho không khí ấm lên nhiều so với những nơi ở đất liền vùng vĩ độ. to min >150C, to max < 350C.

Chế độ mưa đặc trưng của vùng biển nhiệt đới, tập trung vào mùa hạ, mùa đông ít mưa. Lượng mưa mỗi tháng mùa mưa xấp xỉ 20 - 40 mm/ tháng, với 5 - 10 ngày mưa. Lượng mưa năm xấp xỉ 1.200mm, do không có địa hình gây mưa.

Độ ẩm không khí quanh năm cao, tuy nhiên trong mùa đông giá trị của độ ẩm thường thấp hơn mùa hè.

Trên biển tốc độ gió khá lớn, trung bình 6 - 7 m/s, gió hầu như quanh năm.

Vùng biển đông là nơi các cơn bão xuất phát từ tây Thái Bình Dương đi qua để di chuyển về phía vùng ven biển và đất liền, tốc độ di chuyển của các cơn bão qua đây rất lớn, vận tốc gió có thể đạt 50 m/s, có sức tàn phá lớn đối với tàu thuyền, song lượng mưa lại không quá lớn như vùng ven biển và vùng đất liền, lượng mưa ngày cực đại trong bão không vượt quá 200 - 250 mm.

Vùng khí hậu Nam biển Đông

Vùng khí hậu Nam biển Đông mang tính chất xích đạo hải dương rõ nét, biên độ nhiệt ngày nhỏ. Nhiệt độ ít biến thiên theo mùa, biên độ nhiệt độ năm vào khoảng 20C. Giá trị trung bình năm của nhiệt độ không khí vào khoảng 26.5-27oC. Biến trình năm của nhiệt độ có 2 cực đại rõ rệt vào tháng IV với giá trị vào khoảng 27,50C, cực đại phụ xảy ra vào tháng IX với giá trị khoảng 270C phù hợp với chế độ bức xạ và chuyển động biểu kiến của mặt trời.

Chế độ mưa ở nam biển Đông dồi dào hơn và phân chia rõ rệt theo mùa. Tổng lượng mưa trung bình vào khoảng 2.000 mm với số ngày mưa trên 150 ngày/năm. Mùa mưa hàng năm bắt đầu vào tháng V và kết thúc muộn vào đầu đông - tháng XII. Trong tháng mùa mưa phân chia nhiều vào đầu và cuối mùa vào khoảng tháng VIII mùa mưa bị gián đoạn. Thời kỳ mưa nhiều nhất là các tháng X, XI, XII với tổng lượng mưa tháng vào khoảng 250 - 300 mm. Thời kỳ ít mưa lượng mưa cũng không quá ít đạt trên 50 mm/tháng với 5-7 ngày mưa/tháng.

Nam biển Đông ít bão và bão cũng yếu hơn, muộn hơn so với Bắc biển Đông theo số liệu 10 năm quan trắc ở quần đảo Trường Sa. Hàng năm chỉ có khoảng 13 cơn bão đi qua vùng biển này. Tốc độ gió ở vùng Nam biển Đông cũng lớn, độ ẩm cao, quanh năm ít thay đổi.

Đặc điểm hải văn ven biển

Thuỷ triều chia thành 5 vùng khác nhau:

a. Vùng ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá

Thuỷ triều mang tính chất nhật triều thuần nhất. Riêng khu vực biển Hải Phòng - Hòn Gai, tính chất triều rất thuần nhất, hầu hết số ngày trong tháng là nhật triều (NT). Càng đi về phía Nam tính chất nhật triều càng kém thuần nhất hơn. Độ lớn thuỷ triều trong kỳ nước cường giao động trong khoảng 2,6 - 3,6 m; trong kỳ nước ròng xấp xỉ 0,5 - 1,0 m. Độ lớn thuỷ triều giảm dần từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá.

b. Vùng ven bờ từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế

Chế độ thuỷ triều rất phức tạp và có thể chia thành các đoạn như sau:

- Ven biển từ Nghệ Tĩnh đến Bắc Quảng Bình: Tính chất thuỷ triều là nhật triều không đều, với số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng; Thời gian triều rút lớn hơn thời gian triều dâng một cách rõ rệt, nhất là ở vùng các cửa sông. Độ lớn thuỷ triều trong kỳ nước cường khoảng 2,5 - 1,2 m; giảm dần từ Bắc vào Nam.

- Ven biển từ Quảng Bình đến cửa Thuận An; thuỷ triều mang tính chất bán nhật triều không đều, phần lớn số ngày trong tháng có hai lần nước lớn và hai ngày nước ròng. Độ lớn thủy triều trong kỳ nước cường khoảng 1,1 - 0,6 m, giảm dần về phía Nam.

- Ven biển cửa Thuận An và vùng lân cận: tính chất thuỷ triều là bán nhật triều đều, trong ngày có hai ngày nước lớn và hai ngày nước ròng. Độ lớn thuỷ triều xấp xỉ 0,4 - 0,5 m.

- Tại vùng biển Thừa Thiên (cũ): thuỷ triều mang tính chất BNT không đều, trong tháng có khoảng 20 - 25 ngày BNT. Độ lớn thuỷ triều trong kỳ nước cường khoảng 0,8 - 1,0 m.

c. Vùng từ Quảng Nam-Đà Nẵng đến Khánh Hoà.

Chế độ thuỷ triều trong vùng có thể chia ra làm hai khu vực:

- Bắc Quảng Nam - Đà Nẵng; thuỷ triều mang tính chất BNT không đều, trong tháng có khoảng 20 - 25 ngày BNT. Độ lớn thuỷ triều trong kỳ nước cường xấp xỉ 1,0 - 1,2 m.

- Từ giữa Quảng Nam - Đà Năng đến Khánh Hoà: tính chất thuỷ triều là nhật triều không đều. Tại Quy Nhơn và từ Quảng Ngãi đến Nha Trang, hàng tháng có khoảng 18 - 20 ngày nhật triều; các nơi khác có số ngày nhật triều ít hơn. Thời gian triều dâng thường kéo dài hơn thời gian triều rút. Độ lớn thuỷ triều trong kỳ nước cường khoảng 1,2 - 2,0 m, càng về phía Nam, độ lớn thuỷ triều càng tăng dần. Độ lớn thuỷ triều trong kỳ nước kém xấp xỉ 0,5 m.

d. Vùng từ Thuận Hải đến Minh Hải

Thuỷ triều ở vùng biển này mang tính chất bán nhật triều không đều. Hầu hết số ngày trong tháng có hai lần triều dâng và hai lần triều rút trong ngày. Thời gian triều dâng và thời gian triều rút chênh lệch nhau khá nhiều. Độ lớn thuỷ triều trong kỳ nước cường khoảng 2,0 - 3,5 m. Độ lớn thuỷ triều đạt cực đại ở khu vực gần các cửa sông Cửu Long

e. Vùng từ Minh Hải đến Kiên Giang

Thuỷ triều ở đây mang tính chất nhật triều đều hoặc hơi không đều, thường chỉ có một giao động triều hàng ngày. Riêng kỳ nước kém, có thể sinh thêm con nước trong khoảng 2-3 ngày mỗi tháng. Độ lớn thuỷ triều trong kỳ nước kém khoảng 0,8 - 1,5 m.

Đặc điểm hải văn ngoài khơi vịnh Bắc Bộ

Thuỷ triều

Thuỷ triều ở vịnh Bắc Bộ mang tính nhật triều là chính, với diện tích nhật triều chiếm 4/5 diện tích toàn vịnh. Trên phần nhỏ còn lại của vịnh, quan trắc được đủ các loại thuỷ triều khác như nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều.

Độ lớn thuỷ triều trong chu kỳ nhiều năm, tuỳ từng nơi, có thể đạt giá trị cực đại từ trên 5,0 - 6,0m và đạt giá trị cực tiểu từ dưới 0,5 - 2,5m. Vùng có độ lớn thuỷ triều cực đại trên 2,0m chiếm 3/4 diện tích và vùng có độ lớn thuỷ triều từ 4m trở lên chiếm 1/3 diện tích ở phía bắc. Đặc biệt vùng cực bắc của vịnh.

Có thể phân biệt ba vùng khác nhau: từ vĩ tuyến 20oB đến vĩ tuyến 18oB, biên độ thuỷ triều vừa và từ vĩ tuyến 18oB trở về Nam, biên độ thuỷ triều nhỏ

Sóng biển

Tình hình sóng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ gần phù hợp với chế độ sóng vùng ven bờ. Mùa đông hướng sóng thịnh hành là đông bắc, độ cao trung bình xấp 0,8 - 1,0 m. Độ cao cao nhất trong những đợt gió mùa đông bắc mạnh lên tới 3,0 - 3,5 m. Mùa hè hướng sóng thịnh hành là nam-đông nam, độ cao trung bình khoảng 0,6 - 0,9 m. Do ảnh hưởng của bão nên độ cao cực đại có thể lên tới 5 - 6 m hoặc cao hơn

Riêng tháng IV là tháng chuyển tiếp từ gió mùa đông bắc sang gió mùa tây nam và tháng IX là tháng chuyển tiếp từ gió mùa tây nam sang gió mùa đông bắc nên thường quan trắc được hướng sóng đông bắc lẫn tây nam.

Nhìn chung, trong toàn năm thì thời kỳ từ tháng III đến tháng V là thời kỳ mặt biển ở đây *êm dịu* nhất và đây là mùa làm ăn của ngành vận tải biển.

Dòng chảy

- Mùa xuân (tháng II, IV, V): dòng chảy ngoài khơi vịnh Bắc Bộ có thể chia thành hai phần:

+ Bắc vĩ tuyến 20oB: Dòng chảy xoáy tròn theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ, tốc độ trung bình 0,3 - 0,5 hải lý/giờ.

+ Nam vĩ tuyến 20oB: Nước từ ngoài khơi biển Đông dồn vào, chảy dọc theo bờ phía tây đảo Hải Nam, đến gần vĩ tuyến 20oB thì ngoặt qua phía tây, chảy vào bờ biển nước ta nhập vào dòng nước ven bờ, chảy xuống phía nam. Tốc độ trung bình của dòng chảy này khoảng 0,4 - 0,6 hải lý/giờ.

- Mùa hè (từ tháng VI đến tháng VIII): nước trong vịnh Bắc Bộ chảy theo một vòng khép kín thuận chiều kim đồng hồ. Tốc độ trung bình của dòng nước này khoảng 0,4 - 0,8 hải lý/giờ.

- Mùa thu (từ tháng X đến tháng XI): hình thế dòng chảy gần giống như mùa xuân. Tốc độ trung bình của dòng nước này khoảng 0,4 - 0,6 hải lý/giờ.

- Mùa đông (từ tháng XII đến tháng II): Dòng nước từ biển Đông chảy vào cửa vịnh, dọc theo bờ phía tây đảo Hải Nam đến phía Bắc vĩ tuyến 190B chia ra thành từng nhánh chảy sang phía tây, nhập với dòng nước ven bờ Việt Nam chảy xuống phía nam, đến cửa vịnh nhập chung với dòng nước chung của biển Đông. Tốc độ trung bình của dòng nước này khoảng 0,4 - 0,6 hải lý/giờ.

Tóm lại, do chịu tác động của hai mùa gió nên ở vịnh Bắc Bộ tồn tại hai dòng chảy chính: mùa đông dòng nước chảy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ; mùa hạ dòng nước chảy theo hướng thuận chiều kim đồng hồ.

Nhiệt độ nước biển

Chế độ nhiệt ngoài khơi vịnh Bắc Bộ chịu tác động mạnh mẽ của chế độ gió mùa.

- Quý I: là thời kỳ có nhiệt độ thấp nhất so với cả năm. Nhiệt độ trung bình trong cả quý khoảng 18-19oC. Nhiệt độ cao nhất khoảng 22-23oC. Nhiệt độ thấp nhất khoảng 14-16oC.

- Quý II: Sang quý II nhiệt độ trung bình trong tháng IV xấp xỉ 220C; sang tháng V, tháng VI tăng lên 27-290C. Nhiệt độ cao nhất trong tháng IV xấp xỉ 280C; sang tháng V, tháng VI đã tăng lên 320C. Nói chung nhiệt độ nước tăng dần từ đầu quý đến cuối quý.

- Quý III: Nhiệt độ tương đối đồng nhất trong cả quý nhiệt độ trung bình khoảng 29 - 30oC. Nhiệt độ cao nhất khoảng 32 - 33oC. Nhiệt độ thấp khoảng 26 - 27oC. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng VII và VIII.

- Quý IV: Sang quý IV nhiệt độ lại bắt đầu giảm thấp dần do ảnh hưởng của gió mùa ĐB. Trong đó, tháng X nhiệt độ trung bình xấp xỉ 27oC. Sang tháng XI và tháng XII, nhiệt độ đã giảm xuống trong khoảng 24 - 21oC. Nhìn chung, trong quý IV nhiệt độ nước biển ở đây giảm dần từ đầu quý đến cuối quý, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng xấp xỉ 3oC.

Biến trình năm của nhiệt độ nước biển ở vịnh Bắc Bộ có một cực tiểu vào tháng II và một cực đại vào tháng VIII. Nhiệt độ trung bình toàn năm đạt xấp xỉ 24,6oC. Mùa hè nhiệt độ đồng nhất hơn mùa đông. Trong mùa đông, nhiệt độ tăng dần từ hướng phía bắc vịnh vào phía nam vịnh.

Độ mặn nước biển

Hoàn lưu gió mùa đóng vai trò đặc thù quan trọng, chi phối sự phân bổ độ muối nước trên biển Đông trong từng mùa.

Độ mặn nước biển ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ lớn hơn và đồng nhất hơn so với vùng ven bờ. Độ mặn trung bình hàng năm dao động trong khoảng 30-33oC; chênh lệch độ mặn trung bình từ tháng này sang tháng khác không vượt quá 1oC. So với các vùng khác thì ở vịnh Bắc Bộ được xem là khu vực có độ mặn đồng đều nhất.

Trong mùa gió mùa ĐB ta thấy trên biển hình thành lưỡi nước lạnh có độ mặn cao trên 30o ăn theo hướng ĐB-TN tới giáp bờ biển Trung Quốc và Việt Nam. Những vùng ven bờ phía tây vịnh Bắc Bộ và hầu khắp vịnh Thái Lan đều có độ mặn dưới 33o, thậm chí dưới 30o ở gần cửa sông. Đáng chú ý là ở giữa vịnh Bắc Bộ (khoảng vĩ độ 18-19oB, kinh độ 107 -108oĐ), ở vùng có độ sâu trên dưới 50m, hình thành một vùng nước nhạt hơn vùng xung quanh, trong khoảng 32-33o trong mùa đông.

Trong mùa gió tây nam, đồng thời cũng là mùa mưa của phần lớn các vùng trên biển, khác với nhiều yếu tố khác, sự phân bố độ muối phức tạp hơn. Nhìn chung độ muối trên biển Đông giảm đáng kể, hiếm thấy có độ mặn 34o/oo hoặc cao hơn. ở ven bờ Trung Quốc, Việt Nam và vịnh Thái Lan, độ mặn giảm xuống dưới 32o/oo, thậm chí dưới 20-25o/oo ở gần các cửa sông lớn và vừa.

III. Tài nguyên sinh vật ven đảo và vùng biển quanh đảo

A. Các đảo và quần đảo ven bờ vịnh Bắc Bộ

1. Vùng biển xung quanh đảo Cô Tô, Thanh Lân.

Sinh vật phù du gồm có thực vật phù du chủ yếu là tảo và động vật phù du.

Động vật đáy có các loài giá trị như bào ngư, trai ngọc, ốc nón, tôm hùm, hải sâm,... nhưng do khái thác mạnh, nguồn lợi này đã bị can kiệt. San hô: san hô cứng là nhóm động vật chủ đạo, nhìn chung, san hô ở đây ít và kém đa dạng, độ phủ thấp. Cá: đã xác định được hơn 120 loài cá trong đó có 13 loài thuộc loài cá có giá trị kinh tế với các sản lượng cao. Tài nguyên rong biển phong phú, đây là một ngư trường khai thác mực quan trọng của phía Bắc.

2. Vùng biển vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long, Cát Bà và lân cận.

Vùng biển của Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà và lân cận, các loài thuỷ sinh vật có giá trị là các loại sinh vật đáy sông ở hệ sinh thái vùng triều, đặc biệt là vùng triều thấp và bãi thoải. Trong đó số loài động vật thân mềm sống đáy (ngọc trai, sò điệp...) và rong biển là những loài sinh vật thân mềm có giá trị hơn cả. Về khía cạnh môi trường, ở vùng quần đảo này rất nhiều vị trí có điều kiện thận lợi cho việc nuôi trồng một số loại thuỷ hải sản có gía trị như cá bớp, cua, tôm...

3. Vùng biển xung quanh đảo Bạch Long Vĩ.

Vùng biển xung quanh đảo Bạch Long Vĩ là vùng có tiềm năng lớn về hải sản với nhiều loại có gía trị kinh tế cao.

B. Vùng biển xung quanh các đảo ở Bắc Trung Bộ

1. Vùng Hòn Mê, Hòn Né

Có 185 loài phù du động vật, 153 loài phù du thực vật, 253 loài động vật đáy. ở vùng biển này có tương đối đầy đủ 961 loài cá của vịnh Bắc Bộ và nhiều loại khác như cá chim, cá thu, cá nhụ, cá song, mực, tôm hùm, cua, trai ngọc, hải sâm... Các bãi cá đáy, cá nổi, bái tôm tập trung quanh đảo với mật độ lớn và trữ lượng cao.

2. Vùng Hòn Na - Hòn Nồm:

Vùng biển quanh các đảo này đã phát hiện thấy 35 loài san hô cứng thuộc 20 giống, 9 họ. Nguồn lợi cá: phổ biến là cá song, cá mú, cá hồng, cá thia, cá bướm, cá bàng chài, cá sơn,... Nguồn lợi thân mềm, giáp xác: có tôm hùm (hiện đã bị giảm sút nhanh chóng), ghẹ.

3. Vùng Cồn Cỏ

San hô: những kết quả nghiên cứu bước đầu đã phát hiện thấy 78 loài thuốc 28 giống, 11 họ, chủ yếu là san hô cứng và một số loài thuỷ tức. Nguồn lợi hải sản khá phong phú, đặc biệt có nhóm cá san hô, động vật không xương sống có giá trị kinh tế cao là tôm hùm, ốc đụn cái, bào ngư, hải sâm, mực nang vân hổ và mực tuộc, cá song, cá mú... Đây là những nguồn gen quý và có gía trị kinh tế cao.

Ngoài Cồn Cỏ, các đảo khác ở khu vực miền Trung cũng nằm gần một số bãi cá khác: các đảo ở Đà Nẵng; các đảo ở Quy Nhơn, Phú Yên.

C. Vùng biển các đảo nam Trung Bộ.

Vùng biển đảo Phú Quý.

Khu hệ sinh vật vùng triều: Đã phát hiện 91 loài động vật không xương sống. Lớp san hô đã phát hiện 220 loài rong biển có 45 loài. Sinh vật lượng bình quân cao: 1.607,949 g/m2. Nguồn lợi sinh vật dưới triều: Do có hoạt động của nước triều nên chất dinh dưỡng được xáo trộn, cơ sở thức ăn cho hải sản phong phú nên nguồn lợi hải sản khá lớn.

Cá: có 3 bãi cá lớn (1 bãi nổi ở xung quanh đảo, 2 bãi đáy ở phía đông nam 10km), trữ lượng 57.612 tấn, khả năng khai thác 14.413 tấn. Tôm: có bãi tôm với trọng lượng khoảng 1.747 tấn, khả năng khai thác khoảng 1000 tấn. Đây là khu vực tập trung mực lớn nhất của nước ta. Các loại mực phổ biến là mực ống Trung Hoa, mực thẻ, mực lá, mực nang vàng, sản lượng từ 2000 - 7500 tân/năm.

Vùng biển đảo Lý Sơn.

Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy vùng biển quanh đảo Lý Sơn có 56 loài động vật đáy, trong đó có 7 loại giun tơ, 33 loài thân mềm, 7 loài giáp xác và 9 loài da gai. Có bãi triều là rạn san hô chết loại ưa muối cao. Sinh vật lượng vùng này thấp: 71 g/m2.

Vùng biển đảo Côn Đảo.

Vùng biển quanh đảo Côn Đảo chưa có nhiều tài liệu. Những kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy bãi cá ở đây có diện tích 1.400 hải lý vuông, trữ lượng 50.901 tấn, khả năng khai thác là 15.725 tấn. Các loài cá kinh tế là cá nục, cá khế, cá lượng, cá hồng, cá mối, cá phèn, cá chỉ vàng.

D. Các đảo vùng vịnh Thái Lan

Vùng biển quần đảo Nam Du.

* Đã xác định được hơn 140 loài bao gồm 17 loài giun tơ, 77 loài thân mềm, 41 loài giáp xác và 6 loài da gai (trong đó có một số loài chỉ có riêng ở vùng vịnh Thái Lan), 45 loài rong biển. Sinh vật biển tập trung chủ yếu ở vùng triều thấp, dạng đá.

* Sinh vật lượng ở vùng bãi triều là cao nhất. Tính chung sinh vật lượng đạt bình quân là 636 con/m2, khối lượng 469 g/m2. Nguồn lợi tôm ở vùng quần đảo Nam Du cũng rất lớn, có 3 bãi, diện tích 6.106 km2. Các loài tôm phổ biến là tôm vằn, tôm thẻ trắng, tôm thẻ bông và tôm bộp. Sản lượng tôm chiếm 5 đến 24% sản lượng của toàn vùng biển Tây Nam.

Vùng biển quanh đảo Phú Quốc.

* Tây nam đảo là một bãi cá lớn có diện tích 900 hải lý vuông, trữ lượng 37.902 tấn và khả năng khai thác là 9476 tấn. Các loài cá phổ biến là cá mối, cá khế, cá hồng, cá nhống, cá chỉ vàng, cá lượng, cá thiều, cá thu, cá bạc má và cá phèn.

* Tây bắc đảo là bãi tôm lớn có diện tích 1355 km2 với các loại tôm phổ biến là tôm thẻ vằn, tôm thẻ trắng, tôm thẻ bông, tôm rảo, tôm bộp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: