bi quyet trong giao tiep
Phần mở đầu:
*
Ai ai cũng phải giao tiếp
iả sử bạn được lựa chọn một trong hai khả năng sau:
1.
Nhảy ra khỏi máy bay mà không mang dù hoặc
2.
Ngồi cạnh một người mà bạn không hề quen biết trong một buổi tiệc?
Nếu bạn chọn giải pháp thứ nhất, thì xin cũng chớ thất vọng ngay; có rất nhiều người khác cũng
ở
trong hoàn cảnh tương tự như bạn. Mặc dù nói chuyện là một việc chúng ta vẫn làm hàng ngày, nhưng có rất nhiều trường hợp ta thấy nói chuyện là một việc rất khó khăn, và có nhiều trường hợp khác thì ta phải tự ước thầm là giá mình có thêm tài ăn nói hơn nữa. Con đường đến với thành công, cả thành
công về
xã hội hay trong công việc, đều được lát
bằng khả năng nói chuyện và thuyết phục. Nếu bạn
không tự tin trong cách ăn nói thì con đường đó có thể sẽ rất gặp ghềnh đối với bạnẵ
Đây cũng chính là lý do tại sao tôi viết cuốn sách này - đê giúp các bạn nói chuyện được trôi chảy hơn. Tôi đã sống bằng nghề nói chuyện trong suốt 37 năm nay, và trong các buổi phát sóng trên
radio
và truyền
hình do tôi dẫn chương trình, tôi đã nói
chuyện
với
vô số người từ
Mikhail Gorbachev
đến
Michael
Jordan(1). Tôi cũng thường xuyên thuyết trình cho các nhóm thính giả khác nhau, từ các cảnh sát trưởng
cho đến các nhân viên tiếp thị tận nhà. Trong cuốn
sách này tôi sẽ kê với các bạn nhừng gì mà tôi đã học được về cách nói chuyện, bất luận là nói chuyện với một người hay là với một ưăm người đi nừa.
Bản thân tôi luôn coi việc nói chuyện là một trong nhừng niềm vui lớn của cuộc đời và là một
công việc mà tôi luôn luôn yêu thích. Một trong
nhửng kỷ niệm xa xôi nhất thời thơ
ấu
lớn lên ở khu
Brooklyn*2*
của tôi là tôi đứng chơi ở góc phô" 86 và
Bay Parkway
và đọc tên các loại ô tô chạy ngang qua
cho các bạn. Khi đó tôi lên bảy, và các bạn đã gọi tôi là "người phát ngôn". Và tôi đã là "người phát ngôn" suốt từ hồi đó đến nay!
*
Michael Jordan:
siêu sao bóng rổ của Mỹ (các chú thích trong sách ỉà của ND).
t2)
Brooklyn:
một khu vực của thành phố
New
Yorkễ
Người bạn thân nhâ't của tôi từ thời niên thiếu đó là
Herb Cohen
(và bây giờ vẫn là bạn thân nhất của tôi) thường
ke
cho mọi người nghe chuyện hồi nhỏ tôi đi xem đội
Dodgers
chơi bóng chày ở sân Ebbets
Field
như thế nào. Tôi ngồi ở khu khán đài không có mái che, tự giơ lên những tâm bìa ghi tỷ số và "tường thuât" lại trận đâu. Khi về nhà tôi kẻ cho các bạn tôi
ễ
• • ễ nghe tất cả mọi chi tiết - theo đúng nghĩa đen là tất cả mọi chi tiết - về trận đấu đó.
Herb
nói: "Nếu Larry (tức là tôi) đi xem một ưận đâu ở sân Ebbets
Field
và trận đó kéo dài hai giờ mười phút thì anh ta cũng tường thuật nó lại cho bọn tôi hết hai giờ mười phút". Cũng phải nói thêm rằng tôi và Herbie(1) gặp nhau lần đầu tiên tại phòng ông Hiệu trưởng khi chúng tôi lên mười. Tôi bị gọi lên phòng hiệu trưởng và thây cậu ta đã ngồi ở đó rồi. Đến bây giờ chúng tôi cũng không nhớ rồ là vì sao mà mình bị gọi đến đó - nhưng có lẽ nói chuyện trong lớp là nguyên nhân chắc chắn hơn cả đốì với cả hai chúng tôi.
Mặc dù tôi rất yêu thích việc nói chuyện, nhưng tôi cũng rất hiểu vì sao nhiều người lại thấy lúng túng khi phải nói chuyện. Người ta có thể lo sợ mình nói không đúng, hoặc là nói đúng nhưng cách nói lại sai, như là có một nhà văn đã nói đùa rằng: "Thà ta
Herbie:
tên gọi thân mật của
Herb Cohen.
cứ im lăng để cho người khác ngờ ta là thằng ngu còn hơn là mở miệng ra và khảng định mối nghi ngờ đó". Khi ta phải nói chuyện với một người lạ hoặc nói trước đồng người thì nỗi lo sợ đó lại càng tăng thêm gấp bội.
Tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp các bạn gạt bỏ được nỗi lo sợ nói trên. Tôi đã học được một
điều là bạn có thể bắt chuyện được với
bất kỳ
ai, nếu
bạn có được một thái độ thích hợp đối với người đó.
Sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ thây minh có
thê’ nói chuyện một cách tự tin, và bạn sẽ biết cách trình bày
các
ý tưởng của mình một cách có hiệu quả
và chuyên nghiệp. Bạn sẽ thây minh nói chuyện giỏi hơn và sẽ thích thú hơn mỗi khi nói chuyện.
Cuốn sách này bao gồm nhiều lời khuyên và các thí dụ thực tế về cách nói chuyện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ việc phát biểu trong tiệc cưới của em họ mình đến phát biểu trong một buổi tiệc trang trọng hay đọc diễn văn. Tôi sẽ chỉ cho các bạn thây mình có thể học tập được gì từ những người khách mời trong các buổi nói chuyện trên
radio
và truyền hình của tôi và các bạn có thê’ áp dụng những bài học kinh nghiệm của bản
thân tôi
- kể cả những kinh nghiệm cay đắng - để giúp bạn trong việc giao tiếp.
Nói chuyện là hình thức cơ bản nhât trong caC cách giao tiếp với nhau của loài người, và là hinh thức giao tiếp đã phân biệt chúng ta với các loài khác. Người ta đã thống kê là trung binh mỗi ngày chúng ta nói tới mười tám nghin từ, và tôi không hể nghi ngờ con số này chút nào (trường hợp như tôi thì con
số
này hẳn là phải lớn hơn). Thế thì tại sao ta lại không rèn luyện những kỹ năng để phát huy tối đa các khả năng nói chuyện của mình? Bạn có thể bắt đầu ngay từ bây giờ; đơn giản là bạn chỉ cần giở sang trang tiếp theo của cuốn sách này. .
Nào, anh bạn
Herbie,
hãy chú ý lắng nghe!
Larry King
1
101
cách nói chuyên
CÁC cơ SỞ ĐỂ NÓI CHUYỆN HAY
•
Trung thưc
•
Cỏ thái độ phù hơp
•
Quan tâm đến người tiếp chuyên
•
Cởi mở vế bản thân mình
M
....................................................................................................................................................................................................................................
JL N Ói chuyện cũng giông như là lái ô tô, chơi
golf
hay là làm chủ một cửa hàng - bạn càng thực hành nhiều thì càng giỏi và càng thây nó thú vị hơn- Nhưng cũng giống như các công việc trên, trước
hét
bạn phải nắm được nhửng điều cơ
bản nhât
dã.
Có lẽ là tôi rất may mắn vì đã đạt được
thành công nhất định trong việc nói chuyện, vi thế nên có thể khi đọc cuốn sách này bạn sẽ nghĩ trong đầu -
tất
nhiên lả ông ta có thê nói nói chuyện là công việc thú vị rồi! Ông ta vốn giỏi khoa nói mà!
Đúng lả khoa nói là sở trường bẩm sinh của tôi, nhưng ngay cả nhừng người có tài bẩm sinh cũng vẫn phải luyện tập đê phát triển tài năng đó. Luyện tập chính lả cái đã biến tài năng thành kỹ năng. Ted
Williams,
tuy là cầu thủ bóng chày
xua't
sắc nhất mà tổi từng được xem, vả cũng là người được Chúa ban cho nhiều tài năng khác hơn người, nhưng anh cũng vẫn phải thực hiện các bài tập đánh bóng như bất kỳ một cầu thủ nào khác.
Luciano
Pavarotti(I) có giọng ca thiên phú nhưng ông vẫn phải theo các lớp học hát như thường.
Tôi có một khả năng bẩm sinh, và có thiên hướng về nói chuyện. Nhưng trong đời tôi cũng đã gặp rất nhiều trường hợp làm tôi lúng túng không biết phải ăn nói ra sao.
BUỔI RA MẮT RỦI RO CỦA TÔI
Nêu bạn bỗng biến thành một con ruồi đậu trên tường của
studio
tại một đài phát thanh ở
Miami
0)
Pavarotti:
danh ca giọng
nổi tiếng người Ý.
Beach
vào ba mươi bảy năm trước và chứng kiến buổi ra mắt đầu tiên của tôi trong ngành phát thanh thì chắc chắn bạn sê cược rằng tôi không đời nào co thể trở thành một người dẫn chương trình chuyên nghiệp, chứ đừng nói gì đến chuyện thành công trong nghề này.
Câu chuyện xảy ra tại đài phát thanh
WAHR,
một đài phát thanh nhỏ nằm ở Phố thứ nhất, cách
Washington
không xa mây, và trông sang một trạm cảnh sát, vào buổi sáng ngày 1 tháng Năm, năm 1957. Tôi đã loanh quanh ở đó trong khoảng ba tuần, hy vọng sẽ được nhận vào đài phát thanh vốn là thế giới mơ ước của tôi. Ông Giám đốc đài này là Marshall Simmonds nói với tôi là ông ấy thây thích giọng nói của tôi, nhưng vào lúc đó trong đài lại không có chân nào còn trống cả. Điều này cũng không làm tôi nản lòng. Tôi rất sẵn lòng thử vận may của mình, và tôi cũng nói với Marshall Simmonds như thế, ông ấy bảo được thôi - nếu tôi cứ loanh quanh ở đó thì khi có chân nào trống ông ấy sè cho tôi vào ỉàm.
Khi đó tôi vừa rời khỏi gia đình ở khu
Brooklyn,
và tôi biết là tôi có thể ở nhờ chú
Jack
của tôi trong căn hộ nhỏ của chú ỏ cách đài phát thanh này không xa lắm, để chờ đến cái ngày quan trọng tôi được nhận vào đài. Tôi chảng có đồng xu nào mà chỉ
co
chỗ của chú tôi để ỏ nhờ mà thôi. Ngày nào tôi cũng đổi đài, xem những người dẫn chương trình ca nhạc
lên sóng, xem những người làm bản tin thời sự đọc các phóng sự tin tức, và xem những người làm chương trình thể thao thông báo kết quả các trận đấu và các cuộc đua.
Cứ như thế lần đầu tiên trong đời tôi được lặng lẽ chiêm ngưỡng các tin tức phát đi như thế nào. Tôi cũng tự viết một sô' các mâu chuyện nhỏ và hy vọng là có ai đó sẽ sử dụng chúng trong chưcẠig ữình phát thanh của minh. Rồi tự nhiên sau ba tuần chờ đợi, người dẫn chương trình ca nhạc buổi sáng bỗng bỏ việc ở đài. Ông Marshall gọi tôi vào phòng làm việc vào một ngày thứ Sáu và nói là tôi sẽ được nhận vào đài làm ở vị trí này, kể từ 9 giờ sáng ngày thứ Hai tuần sau đó. Tôi sẽ được trả lương 55 đô la mỗi tuần, và tôi sẽ lên sóng phát thanh từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa vào các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu. Các buổi chiều tôi sẽ đọc tin thời sự và tin thể thao cho đến hết giờ, tức là đến năm giờ chiều.
Thế là ước mơ của tôi đã thành hiện thực! Tôi không những chỉ được nhận vào làm việc
ở
đài phát thanh, mà còn được lên sóng suốt ba tiếng liền vào buổi sáng, và thêm khoảng sáu lần ngắn nữa vào buổi chiều. Tôi sắp được lên sóng thưdng xuyên như là
Arthur Godfrey,
ngôi sao phát thanh của đài CBS
[1]
.Suốt cả hai ngày nghỉ cuối tuần đó, tôi không sao ngủ được. Tôi cứ tụ’ tập dượt mãi nhừng gì mình sè nói khi lên sóng. Đến 8:30 sáng ngày đầu tiên đi làm ở đài, tôi vô cùng hồi hộp. Tôi phải uống cà phê vì cô và miệng khô đắng lại. Tôi cứ giữ khư khư cái đĩa hát có
bài
hát chính trong chương trình của tôi, bài
SwmgmDown the Lane
của Les Elgart, đê sẵn sàng đặt nó lên máy quay đĩa ngay khi tôi bước chân vào phòng thu thanh. Cứ mỗi phút trôi
qua
tôi lại
càng thêm hồi hộp.
Lúc đó ông
Marshall
Simmonds gọi tồi vào
phòng làm
việc của ông ây đê chúc tôi may mắn. Sau
khi tôi đã cám ơn, ông ấy hỏi tôi: "Thế cậu định dùng tên là gì?u.
Tôi hỏi lại: "Ông đang nói về tên nào thế ạ?"
"Thế này này, cậu không thể dùng tên cậu là
Larry Zeiger
khi phát thanh được. Tên đó đặc biệt quá. Người nghe sẽ không đánh vần được tên cậu mà cũng không nhớ nổi tên cậu đâu. Cậu phải chọn cho mình một cái tên hay hơn. Cậu không dùng tên
Larry Zeiger
được đâu".
Khi đó trên bàn ông ta có tờ báo
Miami
Herâld
đang đọc dở, trong đó có một trang dành riêng cho một cái quảng cáo là
King’s Wholesale Liquors.
Ông Marshall cúi xuống xem và bảo tôi: "Hay là cậu lây tên là
Larry King?".
"Được thôi."
"Tốt lắm, thế thi tên cậu
sẽ
là
Larry King.
Cậu
SC
dẫn chương trinh cho
The Larry King ShoW^.
Thế lả bỗng nhiên tôi có công việc mới, chương
trình mới, bài hát chính mới và thậm chí có cả một cái tên mới. Chương trình bắt đầu vào lúc chín giờ, và tôi ngồi trong phòng thu thanh với đĩa hát
Swmgm' Down the Lane
sẵn sàng để chuẩn bị phát đi
Chương trình của
Larry King
cho cả thế giới bên
ngoài cùng nghe. Miệng tôi khi đó khô như rang.
Tôi tự làm công việc vận hành máy (ở các đài phát thanh nhỏ chuyện này là bình thường) và tự mở đĩa nhạc có bài hát chính của tôi. Nhạc nổi lên, sau •
• g
đó tôi vặn nhỏ đi để tôi bắt đầu nói. Nhưng cổ họng
tôi không phát ra được âm thanh nào hết.
Thế rồi tôi lại vặn to nhạc lên và lại vặn nhỏ đi,
•
• • • •
nhưng tôi vẫn không thốt lên được một tiếng nào. Lần thứ ba cũng vậy. Lúc đó các thính giả của tôi chỉ nghe thấy một bài hát tiếng lúc to lúc nhỏ mà không hề nghe thây giọng của phát thanh viên.
Đến bây giờ tôỉ vẫn còn nhớ là khi đó tôi tự nhủ
tôi đã sai lầm, tôi chỉ là một anh chàng ba hoa
ngoài đường chứ không đủ sức để làm nghề phát thanh chuyên nghiệp như thế này. Tôi biết là mình thích
công việc này, nhưng rõ ràng là tôi không được chuẩn bị kỹ càng để làm việc này. Tôi không có đu năng lực cho một công việc như vậy.
Cuối cùng thi Marshall Simmonds, con người tốt bụng đã cho tôi một cơ hội lớn đến như vậy, đã điên đầu lên vì tôi. Ông lây chân đá tung cửa phòng thu ra và nói với tồi
lất
rõ ràng rành mạch: "Đây là một công việc
giao tiếp,
hiểu chưa!".
Thế rồi ông ây đóng sầm cửa lại và bỏ đi.
Chính vào giây khắc ấy tôi bỗng nghiêng người về phía
microphone
và thốt lên được câu nói đầu tiên trong đời tôi với tư cách là phát thanh viên:
"Xin chào các bạn. Đây là ngày đầu tiên trên
sóng phát thanh của tôi. Lúc nào tôi cũng ước mơ được lên sóng, vầ tôi đâ tập dượt suốt cả hai ngày nghỉ cuối tuần vừa rồi. Cách đây 15 phút người ta cũng mới đặt cho tôi một cái tên mới. Tôi đã chuẩn bị bài hát chính để cho phát sóng, nhưng miệng tôi khô khác, và tôi rất hồi hộp. Ông Giám đốc của tôi lại vừa đá tung cửa và bảo tôi là: "Đây là một công việc giao tiếp!".
Khi đã thốt ra được vài lời thì chính điều này lại làm tôi tự tin hơn để tiếp tục nói, và phần còn lại của chương trình đã diễn ra trôi chảy. Đó là chuyện về ngày đầu tiên trong sự nghiệp nói chuyện của tôi. Sau đó tôi không bao giờ còn bị hồi hộp khi nói nữa.
TRUNG THỰC KHI NÓI CHUYỆN
•
#
Tôi đã rút ra được một bài học từ buổi phát thanh sáng hôm đó ở
Miami Beach,
cho dù ta đang nói trên sóng phát thanh hay không đi nữa: phải luôn trung thực. Bạn không bao giờ được nói sai sự thực, dù là trong khi phát thanh hay trong bất cứ lĩnh vực nào mà bạn đang nói chuyện.
Arthur Godfrey
cũng đã khuyên tôi như vậy về việc làm thế nào để ưở thành một người dẫn chương trình xuất sắc: hãy để cho khán thính giả của bạn được chia sẻ các sự kiện và cảm xúc mà chính bạn đang trải qua.
Khi tôi thử nghiệm dẫn chương ưình nói chuyện trên truyền hĩnh, cũng ở
Miami Beach,
tôi cũng đã trải qua một chuyện tương tự như trên - đây là lần tiếp theo duy nhất mà tôi lại bị hồi hộp khi lên sóng, sau cái lần đầu tôi được phát thanh đã kể ở trên.
Trước đó tôi chưa bao giờ được lên
TV
và điều
này đã làm tôi lo lắng. Ông chủ nhiệm chương trình cho tôi ngồi vào một cái ghế xoay, và đây chính là một sai lầm lớn. Vì hồi hộp nên tôi cứ hết cúi người về phía trước rồi lại ngả ra sau, và tất cả các khán giả đều thấy được tư thế của tôi.
Tư thế này thực ra rất buồn cười, và tôi cứ làm như bản năng mách bảo tôi. Tôi đặt các khán giả xem truyền hình vào địa vị của tôi, và tôi nói với họ là tôi đang rất hổi hộp. Tôi kể với họ là tôi đã làm
TRUNG THựC KHI NÓI CHUYỆN
Tôi đà rút ra được một bài học từ buổi phát thanh sáng hôm đó ở
Miami Beach,
cho dừ ta đang nói trên sóng phát thanh hay không đi nửa: phải luôn trung thực. Bạn không bao giờ được nói sai sự thực, dù là trong khi phát thanh hay ưong bất cứ lĩnh vực nào mầ bạn đang nói chuyện.
Arthur Godfrey
cũng đã khuyên tôi như vậy về việc làm thế nào để trở thành một người dẫn chương trình xuất sắc: hãy để cho khán thính giả của bạn được chia sẻ các sự kiện và cảm xúc mà chính bạn đang trải qua.
Khi tôi thử nghiệm dẫn chương trình nói chuyện trên truyền hình, cũng ở
Miami Beach,
tôi cũng đã trải qua một chuyện tương tự như trên - đây là lần tiếp theo duy nhất mà tôi lại bị hồi hộp khi lên sóng, sau cái lần đầu tôi được phát thanh đã kể ở trên.
Trước đó tôi chưa bao giờ được lên
TV
và điều này đã làm tôi lo lắng. Ông chủ nhiệm chương trình cho tôi ngồi vào một cái ghế xoay, và đây chính là một sai lầm lớn. Vì hồi hộp nên tôi cứ hết cúi người về phía trước rồi lại ngả ra sau, và tất cả các khán giả đều thây được tư thế của tôi.
Tư thế này thực ra rất buồn cười, và tôi cứ làm như bản năng mách bảo tôi. Tôi đặt các khán giả xem truyền hình vào địa vị của tôi, và tôi nói với họ là tôi đang rất hổi hộp. Tôi kể với họ là tôi đã làm
phát thanh viên
radio
được ba năm, nhưng đáy là lân đâu tôi được dẫn chương trình trên
TV.
Và người ta lại còn cho tôi ngồi vào một cái ghế xoay nữa chứ!
Và thế lả bây giờ ai cũng đã biết hoàn cảnh của
tôi, nên tôi tự thây khồng còn
hồi
hộp như trước nừa
Điều nảy giúp tồi ăn nói trồi chảy hơn, làm cho tôi thành công hơn trong buổi dẫn chương trình đầu tiên trên
TV,
tất cả đều là do tôi đã trung thực với các khán thính giả mà tôi đang dẫn câu chuyện cho họ nghe hoặc xem.
Gần đây có người hỏi tôi: "Giả sử như ồng đang đi trong sảnh tòa nhà NBC
[2]
bỗng có người kéo ôngđi, bắt ồng ngồi vào
studio,
dúi các giây tờ vào tay
ông
và
nói:
"Brokaw
bị ốm, anh phải nói thay", và lập
tức bật đèn quay lên, thì lúc ây ồng làm thế nào?"
Tôi đã trả lời người đó là tôi sẽ rất trung thực với
khán giả. Tôi sè nhìn vào
camera
và nói:
"Tôi
đang đi
trong sảnh của tòa nhà NBC, bỗng có người kéo tôi đi, đưa cho tôi những tờ giấy này và nói:
"Brokaw
bị ốm, anh phải nói thay".
Khi tôi nói như thế thì tất cả các khán giả đều biêt ngay lập tức là tôi chưa nói trong chương trình thời sự bao giờ, tôi không biết cái gì sẽ diễn ra tiêp theo, tôi phải đọc những giấy tờ lạ lẫm đối với tôi, và tôi
không biết phải nhìn vào
camera
nào - và tự nhiên tât cả khán giả sẽ củng
ở
trong hoàn cảnh giống như tôi, và họ sẽ ở bên tôi cho đến hết chương trình này. Họ sè hiểu được là tôi đã nói thang thắn với họ và tỏi sẽ lảm hết sức để phục vụ họ. Tôi đã truyền đến họ các thỏng tin về việc tôi đang làm, cùng như là về hoàn cảnh khó khăn của tôi, và bây giờ tôi cảm thây thoải mái hơn nhiều, hơn là nếu tồi cứ giả vờ là không có chuyện gì xảy ra cả. Ngược lại, nếu tôi đang cảm thây rất hài lòng và thây mọi việc đều tuyệt vời, và nếu tôi có thể truyền đạt được điều này đến khán thính giả của tôi, thì tôi cũng sê lôi cuốn được họ, vì một lý do giông như trên - tôi đã chia sẻ tâm tư tinh cảm của tôi với họ.
NHỮNG YẾU TỐ KHÁC CỦA CÔNG THỨC
DẨN ĐẾN THÀNH CỒNG
Cần phải có thái độ thích hợp - ở đây được hiểu là lòng mong muốn được bắt chuyện ngay cả khi lúc đầu ta có thể thấy lúng túng - và đây cũng là một yêu tố cơ bản để ta có thể trở thành một người nói chuyện hay hơn. Sau khi bị thất bại trong buổi đầu tiên lên sóng trên đài phát thanh ở
Miami Beach,
tôi đã tạo được cho mình thái độ đó. Khi tôi đã vượt qua được tình trạng "sợ
microphone",
tôi tự hứa với bàn thân là sẽ làm hai điều:
1.
Tôi sè còn tiếp tục nói chuyện.
2.
Tôi sê luyện tập chăm chỉ để nâng cao khả năng nói chuyện của tôi.
Và tôi đã thực hiện hai việc này như thế nào? Tôi xông vầo làm tất cả mọi việc. Tôi dẫn chương trình nói chuyện buổi sáng, tôi đọc bản tin thời tiết, tôi đọc thay cho người dẫn chương trinh thể thao buổi chiềuệ Tôi làm bản tin kinh tế, tồi đưa túi thời sự, và tôi còn diễn thuyết nửa. Nếu có ai gọi đến đài báo nghỉ ốm hoặc xin nghỉ phép, tôi xung phong làm thêm ca và thay chỗ cho người đó. Tóm lại là tôi không bỏ lờ một cơ hội nào để thực tập nói trên sóng phát thanh cả. Mục tiêu của tôi là được lên sóng và đạt được thành công trong công việc này, nên tôi luôn tự nhủ mình là tôi đang làm công việc mà đến siêu sao bóng
chày
Ted Williams
còn thấy cần thiết phải làm - tập thêm các bài tập đánh bóng.
Ngay cả bạn củng có thể thực hiện các bài tập đê nói chuyện tốt hơn. Bây giờ ở Mỹ đã có những cuôn sách hướng dẫn cách nói chuyện hay, thậm chí có cả băng
video
nửa, nhưng ngoài ra bạn có thể tự làm được rât nhiều bài tập luyện. Bạn có thể tự nói chuyện với bản thân mình (nói to thành tiếng) khi bạn ỏ nhà một mình. Tôi vẫn làm như vậy; tât nhiên không phải thường xuyên, mà là thỉnh thoảng thôi. Tôi sống có một minh, nên đôi lúc ở nhà tôi sè nói to lên một vải ý chưa có chuẩn bị trước, hoặc thử thực tập một đoạn mà tôi dự định sẽ nói trong một chương trình hoặc một bài phát biểu của tôi. Đối với tôi thì không có lý do gì lại phải ngượng ngùng về chuyện mình tự nói chuyện với bản thân mình như vậy, vì ưong nhà tôi không có ai khác ngoài tôi. Nếu bạn sống cùng gia đình thì bạn vẫn có thể tập như vậy được, chảng hạn bạn đóng cửa phòng của bạn lại, tập ở dưới tầng hầm hoặc trong lúc bạn đang lái xe một mình. Nhừng lúc đó bạn có thể tập cách nói chuyện hay hơn.
Bạn cũng có thể đứng trước gương và tập nói với hình mình trong gương. Đây là một kỹ thuật rất phổ biến, nhất là cho những người đang tập để trỏ thành các diễn giả trước công chúng. Kỹ thuật này cũng có ích cho bạn trong các cuộc nói chuyện thường ngày, và giúp bạn tập được cách giao tiếp bằng mắt tốt hơn, vì bạn tự nhiên phải nhìn thẳng vào hình người đối diện mình, trong trường hợp này chính là hình anh của bạn trong gương.
Bạn cũng đừng cười khi tôi nói với bạn về một kỹ thuật khác - nói chuyện với vât nuôi của bạn. Bạn có thể nói chuyện với con chó, con mèo của mình, hay nói với con chim, con cá vàng mình nuôi trong nhà. Nói chuyện với vật nuôi là một cách tuyệt vời để thực tập nói chuyện với người khác - thực tập như
vậv bạn không phái lo về chuyện bị hòi lại
hay
bỉ
Iìgát lời.
Ngoài lòng mong muốn tập luyện
để
nói chuvện tốt, bạn còn cần có ít nhát hai ycu tỏ khác đe có thể trờ thành người nói chuyện hay: tính quan tám thực sự đến người khác và tình cởi mở với mọi người về bản thân bạn.
Tôi cho là các khán giả xem những chương trình nói chuyện buổi tối của tỏi trên kênh CNN có thể thây ngay được là tôi quan tâm đến các khách mời nói chuyện của tỏi như thế nào. Tỏi luôn nhìn thang vào mắt họ (nhiều người không biết cách nhìn thang vào mắt người tiếp chuyện và chúng ta sẽ bàn về vấn đề này vào một phần sau). Sau đỏ tôi nghiêng người về phía trước và hỏi người khách trong chương trình của tôi một câu về bản thân họỆ Tôi luồn tôn trọng tât cả mọi người đến nói chuyện trên chương trình của tôi - từ các vị tổng thông và các vận động viên danh tiếng đến các nhân vật hoạt hình như chú ếch Kermit và cô lợn Muppet; vâng, tôi cũng mời cả các nhân vật này lên chương ưình của tôi. Bạn không thể nói chuyện hay với mọi người được nếu như họ nghĩ là bạn không quan tâm đến nhừng điều họ nói, hoặc là
bạn không tôn trọng họ.
Tồi nhớ
Will Roger
có lần đã nói: "Người ta ai ai cũng ngu dốt hết, chỉ có điều là ngu dốt về
các
lĩnh
vực khác nhau mả thôrề:. cần luôn luôn nhớ đến điêu này cả khi ta nói chuvện phiếm với một người tình cờ gặp trên đường đi làm, hay khi nói chuyện với một khách mời trôn
TV
cho một lượng khán giả mười triệu người. Hệ quả của câu nói trên là người ta ai cũng lả chuyên gia về một lình vực nào đó. Mỗi người đều có ít nhất lả một lình vực mà họ thích thú được nói về nó.
•
Bạn luôn luôn cần phải tôn trọng lình vực chuyên mỏn của người khác. Khi nghe bạn nói người ta luôn luổn có thể nhận biết được là bạn có tồn trọng họ hay khôngế Nếu họ thây là bạn tôn trọng họ, thì họ sẽ nghe bạn nói chuyện chăm chú hơn. Còn nếu họ thây lầ bạn không tôn trọng họ thì mặc cho bạn nói gì làm gì đi nữa, bạn cũng không bao giờ thuyết phục được họ quay lại với câu chuyện bạn đang nói.
Yếu
tố
cuối cùng trong công thức dẫn tới thành công của tôi là cần phải cởi mở về bản thân mình với nhừng người khác trong khi nói chuyện, giông như khi tôi thú thực với các thính giả của tôi về hội chứng "sợ
microphone"
mà tôi mắc phải buổi sáng hôm đầu tiên tôi được lên sóng. Cái nguyên tắc vàng trong
mọi
việc - hãy đối xử với mọi người như bạn muôn
người ta
đối
xử với bạn - cũng cần được áp dụng cho việc nói chuyện nừa. Bạn cần phải cởi mở và trung
thực với nhừng người đang nói chuyện với mình đung như bạn muồn họ cũng cởi mở và trung thực với bạn vậy.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn chỉ có nói về bản thân mình mà thôi, hay là phải kể ra những bí mật cá nhân cho người khác biết, mà thực ra điều này có nghĩa ngược hắn lại. Bạn có muốn nghe mãi về bệnh sỏi mật của ông hàng xóm nhà bạn khổng? Hay là nghe cô bạn đồng nghiệp kể về
chuyện
nghỉ cuối tuần với mẹ chồng như thế nào? Chắc là bạn khỏng muốn nghe, nên cũng đừng đưa ra những chuyện tương tự của bạn làm đề tài nói
chuyện với người khác.
Đồng thời với việc này, bạn cần phải thây thoải mái khi cho người tiếp chuyện mình biết về mình và cả những gì mà bạn định hỏi về bản thân họ. Kê cho người khác biết bạn xuất thân từ đâu, bạn thích gì và không thích gì, chính là một phần của sự cho và nhận trong một cuộc
đối
thoại. Đó cũng chính là cách mà chúng ta làm quen với người khác.
Regis Philbin và Kathie Lee
Gifford
là các ví dụ về những người dẫn chương trình luôn cởi mở về bản thân khi họ đàm đạo với các khách mời trong các chương trình của họ. Họ luôn dẫn dắt câu
chuyện
một cách đơn giản và tự nhiên, họ không ngại ngùng khi nói về các gu của họ hay kể chuyện về chính bán
thân minh. Họ khổng biến bản thân họ thành trọng tâm của cuộc nói chuyện, nhưng họ vẫn là chính họ trong khi dẫn chương trình. Họ khổng cố tình làm ra vẻ ta đây này nọể Nếu câu chuyện của họ hoặc của vị khách mời bỗng trở nên tinh cảm hoặc gáy ra một tác động tình cảm nào đó, thì họ cũng không xấu hổ mà thể hiện cảm xúc của mình. Regis và Kathie Lee luôn tin tưởng rằng khồng có gì lả xâu trong việc thể hiện tinh cảm của mình nếu đó là một giây phút gây xúc động, gây sợ hãi hay đau buồn. Các khán giả trong
studio
vầ người xem
TV
ở nhà có thể thây dược điều nảy vả nó thể hiện tính cởi mỏ và chân thành của Regis vả Kathie Lee.
Bất kỳ ai đã nói chuyện với tôi quá vài phút đều biết ít nhát là hai điều về bản thân tôi: 1/ tôi xuất thân từ khu
Brooklyn,
và 2/ tôi là người Do Thái.
Lầm sao mà họ có thể biết được nhừng điều nảy về tôi? Đó là vì tồi sẵn sàng nói về xuất xứ của tôi với nhửng người mà tôi tiếp xúc, vầ điều này đã trở
thành một phần trong bản chất của tôi. Tôi cũng thây tự hào về cả hai điều: xuất thân từ
Brooklyn
và là người Do Thái. Vì thế nên trong nhiều cuộc nói chuyện của mình tôi hay điểm xuyết bằng cách nhắc về xuất xứ của tôi. Tôi thây rất thoải mái được chia sẻ nhừng điều này với mọi người.
Nếu tôi có là người nói lắp đi nừa, thì tôi cũng sẽ
chia sẻ điều này với những người nói chuyện với tôi "Tôi-tôi rất vui khi-khi được gặp các-các bạn. Tên-tên tôi là-lả
Larry King.
Tôi-tôi bị tật nói-nói lắp, nhưng tôi-tôi vẫn rất-rất vui khi được nói chuyện với-với các bạn".
Và thế là như vậy bạn đã mở ra cho mọi người thây được tình trạng của mình. Bạn sẽ không còn phải ngại ngùng trước mặt người tiếp chuyện nữa, vì bạn đã chia sẻ với người đó về tinh cảnh của bạn, mà nếu không thì người đó cũng sẽ tự nhận thấy ngay thôi, và bây giờ khỏng có lý do gì để buộc bạn phải giả vờ nừa. Khi đó câu chuyện sẽ thoải mái hơn nhiều và cho phép cả hai bẽn đối thoại cùng cảm thấy thích thú. Điều này không làm bạn đỡ nói lắp
hơn, nhưng nó giúp bạn nói chuyên hay hơn và cũng giúp bạn chiếm được sự tôn trọng của người đối thoại với bạn.
Mel Tillis, ca sĩ hát nhạc đồng quê, là người đã áp dụng phương pháp này. Sự nghiệp ca sĩ của anh đã rât thành công và anh cũng là người nói chuyện rât dễ thương mỗi khi trả lời phỏng vân, mặc dù anh là người nói lắp. Khi hát anh không bị lắp, nhưng khi nói chuyện thì điều này lại thể hiện ra. Không bận lòng vì cái tật này, ngược lại Mel rất tự nhiên, anh còn nói đùa về tật nói lắp của mình, và cảm thây rât thoải mái vì mình chính ià minh nên anh củng làn1
cho bạn cảm thấy thoải mái khi bạn nói chuyện với anh ây.
Tôi cũng đã từng có một khách mời nói chuyện trẽn chương trình của tồi ở
Florida,
ỏng bị hở môi bẩm sinh nên khi ông nói chuyện ta nghe râ't khó khăn. Nhưng ông rất vui sướng được mời đến chương trình của tôi và kê về bản thân mình. Ông là một nhà triệu phú mặc dù bị một khuyết tật theo như cách gọi của nhiều người. Bạn có thê đoán được là ồng ấy làm gì để trở thành triệu phú hay không? Ông ấy vốn là một người bán hàng, nhưng ông đã không hề giấu diếm khuyết tật của mình khi nói chuyện với các khách hàng - là ông nói chuyện "buồn cười lắm". Ồng đã đạt được thành công, vì ông đã tự thích nghi với hoàn cảnh của minh và giúp cho những người khác làm được điều này.
2
Phá vỡ tảng băng
với người khác lả làm sao để cho người đó cảm thấy thoải mái. Hầu hết chúng ta đều là nhừng người hay xâu hổ bẩm sinh, vả xin các bạn hày tin là tôi biết thế nảo lầ xâu hồ. Một anh chảng Do Thái
xua't
thân từ
Brooklyn
và lại còn đeo kính như tồi biết rất rõ
xấu
hô là gì. Vả tất cả có thể đều có xu hướng bị ức chế hoặc căng thang khi chúng ta phải nói chuyện với một người ta chưa từng gặp, hoặc lần đầu tiên phải nói trước một thính giả.
Tôi đã tìm thấy cách tốt nhất để vượt qua được sự ngại ngùng ban đầu là tự nhủ mình rằng người đang nói chuyện với minh cũng "thở bằng mũi, ăn cơm bằng mồm" như mình mà thôi. Tất nhiên đây là một câu sáo ngữ, nhưng cũng như hầu hết các câu sáo ngữ khác, nó lại rất đúng, và trước hết cũng chính vì nó đúng nên mới trở thành sáo ngữ ai ai cũng dùng.
Câu sáo ngữ trên chính là một ví dụ tiêu biểu minh hoạ cho sự thực rằng có thể ai ai cũng là người, nên bản thân việc bạn đang nói chuyện với một giáo sư có bốn bằng đại học, hay một nhà du hành vũ trụ đã bay trong vũ trụ với tốc độ 18.000 dặm/giờ, hay với ông thống đốc một bang ở Mỹ đi nữa thì những điều này cũng không được làm cho bạn bôi rối.
Bạn hãy luôn nhớ điều này: những người nói
chuyện
với bạn sẽ thấy thú vị hơn nếu như họ thây ỉả
bạn cùng thú vị về cuộc nói chuyện đó, mà khỏnp cần biết là bạn có coi mình là người ngang hàng với họ hay khôngỂ
Bạn hãy ghi nhớ trong đầu là hầu hết chúng ta đều xuất thân tương tự như nhau; có rất ít người trong số chúng ta sinh ra đâ là người có danh tiếng và tiền bạc, ngoại trừ trường hợp bạn là người mang họ
Kennedy0*
hay Rockefeller(2) hay là thành viên của một số ít các gia đình danh giá khác. Hầu hết chúng ta đểu là con cái trong các gia đình trung lưu và hạ lưu, và chúng ta đều phải đi làm thêm để trả tiền học đại học hoặc trong khi bắt đầu lập thân. Và có nhiều khả năng là nhừng người đang tiếp chuyện chúng ta cũng đã từng trải qua một quá khứ tương tự. Có thê là chúng ta không giàu có hoặc nổi tiếng bằng họ,
hoặc không thành công được như họ trong lỉnh vực
của mình, nhưng xuất thân của chúng ta tương tự
như nhau, nên chúng ta có thể coi nhau như là anh chị em. Bạn không cần phải cảm thây mình thấp kém hơn hay là bị "át vía" trước họ.
Một điều nừa cũng giúp bạn vượt qua được nỗi n8Ùng đầu là bạn có thể tự nhủ với chính mình rằng người đối thoại với mình chắc cũng đang
0)
John F.Kennedy:
Tổng thống thứ 35 của Mỹ (1961 - 1963).
^
Rockefeller:
Gia đình triệu phú lâu đời rất nôi tiếng
ờ
MỶ-
bôi rối không kém. Hẩu hết chúng ta đều bối rối khi mới bắt chuyện, nên nếu bạn tự nhủ như vậy sẽ làm tăng khả năng xóa bỏ được nồi bối rối của mình ngay từ đầu.
Có những lúc các bạn gặp nhừng người cỏn bối rối hơn mình nhiều lần. Tôi còn nhớ rất rỏ trường hợp của một phi công chiến đâu mả tôi đã gặp, một phi cống được phong danh hiệu "át chủ bài" vì đà bắn rơi nầm máy bay địch trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ II.
Các phi công xuất sắc "át chủ bài" đó thành lập
một hội riêng của họ, có chi hội ở nhiều nơi trên thế
giới, và các chi hội này tổ chức gặp nhau vào cuối
nhừng năm 1960 ở
Miami
(Mỹ)ế Khi đó tôi đang dẫn
một chương trình nói chuyện ban đêm trên đầi phát
thanh
WIOD,
đài này khi đó là một chi nhánh của
Mutual
Broadcasting
Systems. Tờ báo
Miami Herald
tìm được một "át chủ bài" duy nhất sông ở
Miami,
anh này đã từng bắn rơi bảy máy bay Đức trong
Chiến ữanh thế giới thứ II, và bây giờ đang làm nghề
phân tích cổ phiếu. Tòa báo này nói với tôi là họ sê
đưa cả bài phỏng vấn anh ta do tôi thực hiện trên đài
phát thanh lên báo vào trang chuyện chính kể về anh ta.
Chúng tôi lên kế hoạch phỏng vấn phi công "át chu bài" đó trong chương trình nói chuyện ban đêm
cùa tỏi, trong vòng một tiếng, từ 11 giờ đêm đến nửa đêm. Tòa báo cũng sẽ cử đến đây một phóng viên và
một người chụp ảnh.
Khi khách mời của chúng tôi bước vào
studio
và tổi bắt tay anh ta, tôi thây tay anh ta đẫm mồ hôi. Tôi hầu như không nghe thây tiếng anh ta lí nhí chào mọi người nừa. Rõ ràng là anh ta đang rất bối rối. Chỉ
bối rối
thôi ư? Anh ta lúng túng đến nỗi chắc hẳn lúc đó anh ta không thê nầo lái máy bay được.
Sau năm phút tin tức chung, tôi mở đầu chương trình lúc 11:05 bằng một lời giới thiệu chưng về các phi cóng "át chủ bải". Sau đó tôi hỏi câu đầu tiên:
-
Tại sao anh lại xung phong gia nhập không quán và trở thành phi cỏng?
-
Tôi không biết.
-
À,
chắc
hẳn là anh
thích
lái máy bay, phải khồng?
-
Vâng, đúng thế.
-
Thế anh có biết tại sao lại thích lái máy bay
không?
-
Không.
Tiếp theo đó tôi hỏi thêm vài câu nữa, câu hỏi nào cũng được anh bạn phi công của chúng ta trả lời bằng ba tiếng hoặc ít hơn - Có. Không. Tôi không biết.
Tôi nhìn lên đồng hồ trong
studio,
lúc đó là ll-ắ 07, và tôi đã hết vở. Tôi chảng còn gì khác đê hỏi anh
chàng nảy. Anh ta đả quá mất tinh thần, có lẽ tỏi
phải nói chính xác hơn lả quá sợ hãi. Phóng viên báo
Miami Herald
thì thây rất khó xử, còn tôi cũng chẳng
sung sướng hơn bao nhiêu. Mọi người trong
studio
đều nghĩ trong đầu: chúng ta biết làm gì bây giờ? Chương trình của chúng tôi còn những năm mươi phút nữa mới kết thúc, mà cứ đà này thì thính giả của chúng tôi ở khắp
Miami
sẽ phát chán mà tắt đài của họ đi bất cứ lúc nàoỂ
Khi đó tôi lại vận dụng đến bản năng của tôi. Tôi hồi anh ta: "Nếu chang hạn như có năm máy bay
địch đang bay ưên đầu và tôi có một máy bay chiến
đấu đậu đằng sau đài phát thanh này, thì anh có dám lái không?".
-
Có chứ.
-
Khi đó thì
anh
có cảm tháy căng
thẳng
không?
-
Không. .1
^
-
Thế thì tại sao lúc này đây anh lại thây căng thẳng?
Câu trả lời của anh ta là: "Vì tôi không biết nhừng
ai đang nghe tôi nói"ẵ Khi đó tôi bèn hỏi anh ta: "Tức là
anh thây sợ những gì mình không biết chứ gì?".
Chúng tôi không nói về quá khứ phi công của anh ta nừa mà chuyển sang thảo luận về nỗi sợ hãi. Sự càng thẳng trong người anh ta đã biến mất và chỉ
trong vòng mười phút tôi đã thây trước mặt minh một con người khác hắn. Bây giờ ta nói về việc lái máy bay được không? Được quá đi chứ! Anh ta
sôi
nổi kê lại: "Tôi cho máy bay của tôi xuyên qua mây! Tôi lượn nghiêng máy bay về bên phải! Mặt trời chiêu sáng lấp lánh các đầu canh máy bay cua tôi...".
Đến nửa đêm chúng tôi phải nhấc anh ta ra khỏi
studio.
Lúc đó anh ta vẫn còn say sưa kể chuyện.
Chàng phi công "át chủ bài" của Chiến tranh thế giới thứ II trở thành một người nói chuyện hay vì anh ta đã vượt qua được nỗi sợ hãi của mình và không thây lúng túng khi nghe giọng nói của mình vang lên nữa. Lúc đầu chúng tôi nói chuyện về quá khứ của anh ta, và anh ta không biết là tôi sẽ hổi anh ta những gì. Anh ta không được biết trước về nội dung của buổi phỏng vân, nên anh ta mới thấy sợ hãi.
Nhưng khi chúng tôi nói chuyện về hiện tại, thì
anh ta thây không có điều gì để làm anh ta lúng túng
nữa. Anh ây nói về những việc xảy ra trong
studio
vào thời điêm đó, anh giải thích về những gì anh
đang cam thây, và khi đó anh được giải thoát khỏi sư
căng thăng trong người, lòng tự tm quay trở lại với
anh ta. Khi tôi thây là anh đã hết căng thảng, thì tổi
mới gợi cho anh ta nói chuyện trở lai quá khứ cùa minh.
Bạn cùng có thê dùng ngay phương pháp này đó phá vờ tảng băng ngăn cách người đối thoại với mình lần đầu. Bằng cách nào ư? Rất đơn giản - bạn hãy giúp họ tìm một chủ đề mà họ cảm thấy thoải mái; hãy hỏi họ về bản thân họ. Điều này giúp bạn có chuyện để nói, và người nói chuyện với bạn sẽ coi bạn là một người nói chuyện tuyệt vời. Vì sao ư? Vì con người ta thích được nghe người khác nói về bản thần họ.
Xin các bạn đừng coi đây là lời khuyên của tôi mà thôi. Ngài
Benjamin Disraeli,
tiểu thuyết gia, nhà hoạt động chính trị và là Thủ tướng Anh, cũng đưa ra một lời khuyên tương tự: "Hãy nói chuyện với người khác về bản thân họ, và họ sẽ nghe ta nói cả vài giờ liền".
CÁC CÁCH MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN
Khi bạn đến dư một bữa tiệc hay một buổi ăn tối,
ễ
• • •
J
•
trong ngày đầu tiên bạn đi làm hay bạn làm quen với người hàng xóm mới của mình, hoặc trong hàng nghìn bối cảnh khác nhau, có vô số các chủ đề đê cho bạn có thể bắt đầu câu chuyện của mình.
Trong thời gian diễn ra
Olympics
mùa đông năm 1994, nêu người nói chuyện với bạn không phai lả mới từ ữên sao Hỏa rơi xuống thì bạ:n có thê băt chuyện với họ bằng cách thảo luận về vụ Tonya
Harding - Nancy Kerrigan(1). Mark Twain
có lần đã
than
thở là ai ai cũng nói chuyện về thời tiết nhưng chẳng có ai làm gì để cho thời tiết đẹp hơn cả, nhưng rõ ràng chuyện thời tiết là một chủ đề không thể thiếu và rất an toàn cho ta mỗi khi cần bắt chuyện, nhất là khi bạn chưa biết một tí gì về người nói chuyện với mình cả. Các trận lụt ơ các bang miền Trung, các trận động đất, cháy rừng, đất trượt ở Bờ biển phía Tây, rồi tin băng tuyết ở các bang miền Đông cho chúng ta vô số cách mở đầu cuộc nói chuyện.
Mặc dù
W.C. Fields
có nói: "Không phải cứ ai không thích trẻ em và các con thú đều là người xấu cả", nhưng hầu hết chúng ta đều yêu thích cả trẻ em lẫn các thú vật, nhiều người trong nhà có cả trẻ con lẫn các con vật nuôi. Đến cả ông
Fields
chắc cũng phải đồng ý với tôi rằng nếu bạn biết người tiếp chuyện mình có con cái hoặc nuôi các con vật trong nhà, thì bạn có thể cứ thế mà nói chuyện với họ về các chủ đề này một cách vô cùng thoải mái.
Phó tổng thống Mỹ AI
Gore
bị một sô' người chỉ trích là quá cứng nhắc, một "người gỗ" khi xuất hiện trên
TV,
tuy rằng tôi thì chưa bao giờ thấy ông như thê cả. Nhưng ngay cả những người chỉ trích ông
P)
Tonya Harding
và
Nancy Kerrigan
là hai vận động viên trượt băng nổi tiếng.
chắc cũng sẽ thây ông là người sôi nổi, nhiệt tình va
Tất
hào hứng, nếu bạn hỏi ông về đội bóng chày
Baltimore Orioles,
hay hỏi về những ngày còn đi học của ông ở trường
Saint Albans
ở
Washington,
khi bố ông còn là một nghị sĩ từ
bang Tennessee.
Nếu bạn gợi cho ông nói chuyện về con cái của ông, thì bạn sẽ thây một AI
Gore
rất tình cảm và nhân ái.
Bất kỳ chủ đề nào trong các chủ đề nêu trên cũng có thể giúp bạn mở đầu cuộc nói chuyện với ngài Phó tổng thông một cách trôi chảy. Tất nhiên là có vô số’ các chủ đề chính trị mà ông có thể thảo luận dài dài được, nhung những gì gần gũi với toái tim ông nhất sẽ làm cho ông dễ trở nên cởi mở hơn cả. Điều này cũng đúng với hầu hết mọi người khác nữa.
Nêu bạn đang dự một buổi tiệc, thì bản thân buổi tiệc này đã là chủ đề để bạn bắt chuyện rồi. Khi các bạn bè tổ chức một buổi tiệc mừng ngày sinh nhật lần thứ 60 của tôi, thì họ gọi đó là "lần kỷ niệm thứ 50 ngày sinh nhật lên mười của
Larry King",
và họ chọn chủ đề chính là
Brooklyn
những năm 40. Rất nhiều câu chuyện trong buổi tiệc hôm đó bắt đầu từ đội bóng chày
Dodgers,
đảo
Coney
và các chủ đề hoài cô’ khác. Đôi khi bản thân bối cảnh xung quanh cũng là một chủ đề cho bạn nói chuyện. Buổi tiệc hôm đó được tổ chức ở tòa nhà Decatus lịch sử, trông sang Nhà Trắng, và đó cũng là chủ đề tôi nghe thây nhiều người bàn tới trong bữa tiệc.
Ni'u Kin
đến nhà
cl i
đó dự ti ộc,
hoiu df'n
văn phòng cùa họ dư tiêp tân, chăc hăn so co nhưng I.1A vật trong nhà hoặc trong vãn phòng ma chu nhAn sàn lòng kể về chúng với bạn. Nếu trong nhà có treo ảnh vợ chổng chù nhân chụp
ờ
Quảng trường Đỏ ư? Bạn hãy hỏi họ về chuyến đi Nga của họ. Trên tường có treo một bức vẽ chì của trẻ con ư? Bạn hãy hỏi xem đó là tác phẩm của đứa con hoặc cháu nào của
chù nhân.
CẦN TRÁNH CÁC CÂU HỎI CÓ HAY KHÔNG
Các câu hỏi "có" hay "không" là kẻ thù của các cuộc nói chuyện hay. Do tính chất của những câu hỏi nàv mà người ta chỉ có thể trả lời được bằng một hai từ, chang hạn như nếu bạn hỏi:
"Thời tiết nóng bức này khó chịu quá nhỉ?"
"Anh có cho là chúng ta lại sắp trải qua thời kỳ suy thoái nữa không"
"Anh có cho là đội bóng chày
Redskins
năm nay lại thi đấu dở nửa không?"
Tât cả các chủ đề nói trên đều rất dễ nói chuyện, nhưng nêu bạn đặt ra các câu hỏi đơn giản có-hay- không như vậy thì bạn cũng sẽ chỉ nhận được những câu trả lời như vậy mà thôi - có hoặc không. Chấm hẻt chủ đề; và cũng có thể là châm hết cuộc nói chuyện.
Nhưng nếu bạn thể hiện các chủ đề đó băng
nhiều ngôn từ hơn, thành một câu hỏi rộng
hơn,
sao cho người ta có thể đưa ra những câu trả lời mở rông thì câu chuyện của bạn sẽ được tiếp tục. Chẳng han như bạn có thể hỏi như sau:
"Mâ'y năm liền rồi, cứ đến mùa hè là trời lại nóng bức quá thể, lảm tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện có thể đây lả do trái đất đang ấm lên chăng? Anh nghĩ thế nào về chuyện này?"
"Năm nay thị trường chứng khoán dao động dữ quá, nên tự nhién ta phải đặt câu hỏi là nền kinh tế của chúng ta có thực sự ổn định như chúng ta vẫn nghĩ không. Anh có cho là có thê chúng ta lại sắp trải qua một thời kỳ suy thoái nữa không?"
"Ke từ khi chuyển đến sống ở
Washington,
tôi đã trở thành cô động viên cho đội bóng chày
Redskins,
nhưng tôi cũng phải thừa nhận là họ còn đang phải xây dựng lại đội hình, và đội
Cowboys
thì luôn luôn là đối thủ đáng gờm của họ. Anh thây cơ hội thắng lợi của đội
Redskins
năm nay như thế nào?"
Khi hỏi như thế thì người được bạn hỏi không thê nào trả lời quấy quá bằng hai ba tiếng được. Ba câu hỏi sau cũng hỏi về các chủ đề như ba câu hỏi trước, nhưng những câu hỏi trong nhóm đầu chỉ có thê’ cho ta những câu trả lời "có" hoặc "không" mà thôi. Còn những câu hỏi trong nhóm thứ hai sẽ tạo ra
những câu trả lời dài hơn, và tự nhiên cho ta một câu chuyện thú vị hơn.
NGUYÊN TẮC THỨ NHẤT CỦA NÓI CHUYỆN:
LẮNG NGHE
Nguyên tắc thứ nhất của tôi là: tôi không bao giờ học được điều gì trong khi tôi đang nói chuyện cả. Mỗi buôi sáng tôi đều tự nhận thấy là tất cả mọi điều mà tôi sẽ nói trong ngày đều không dạy tôi thêm được gì, do đó nếu tôi muốn học hỏi thêm gì trong ngày, thì tôi chỉ có cách là lắng nghe mà thôi.
Mặc dù điều này có vẻ quá rõ ràng, nhưng bạn sẽ
gặp hàng ngày vô sô" các trường hợp khi mà người ta
đơn giản là không chịu lắng nghe người khác nói.
Bạn cứ thử nói với người thân hoặc bạn bè của bạn là
chuyên bay của bạn sẽ đến lúc tám giờ, và rồi chưa
hết câu chuyện thế nào người ta cũng sẽ hỏi lại bạn:
"Thê cậu nói là máy bay của cậu đến lúc mấy giờ?"
Và bạn cứ thử nhớ lại xem bạn đã từng nghe người ta
nói với bạn "Tôi quên mất anh vừa nói gì rồi" bao nhiêu lần rồi!
Nêu bạn cũng chỉ chăm chú nghe người khác nói đến một mức độ như thế mà thôi, thì bạn không thê’ trông chơ gì là người khác lại nghe bạn nói chăm chú hđn được. Tôi lúc nào cũng nhớ đến những cái biển báo đặt ở các ba-ri-e đường xe lửa tại các thành phố
nhỏ hoặc ở nông thôn, những cái biển này có đề là "Dùng
lại - Nhìn -
Lắng
nghe còi xe lửa". Bạn cũng nên làm như vậy, nên thể hiện cho người tiếp chuyện mình thấy là mình lắng nghe và quan tâm đến những điều họ đang nói. Họ cũng sẽ có thái độ như vậy với bạn.
Đê’ trở thành một người nói chuyện hay thì trước hết bạn phải là một người nghe tốt đã. Đâv là một vấn đề lớn hơn là việc chỉ đơn giản tỏ ra quan tâm đến người tiếp chuyện mình. Khi bạn lắng nghe chăm chú, bạn có thể trả lời người đối thoại một cách tốt hơn - tức là đến lượt mình nói thì bạn sẽ nói hay hơn bình thường. Một người nói chuyện hay sẽ đưa ra được những câu hỏi tiếp theo rất khớp câu chuyện.
Khi tôi xem
Barbara Walters
phỏng vấn trên
TV,
tôi thường bị thất vọng, vì tôi cho là cô ấy hơi hỏi
quá nhiều các câu "thế rồi thì sao", chẳng hạn như cô
ấy hỏi khách mời là: "Nếu ông được ỉàm lại mọi việc
từ đầu, thì ông sẽ chọn công việc nào?"ẳ Tôi thấy
Barbara
nên bớt đi các câu hỏi hời hợt, mầ nên đặt ra
các câu hỏi kế tiếp có tính chất phát triển lôgic câu
tra lời cho câu hỏi trước đó của cô ấy. Điều này chỉ có
the co được khi ta chăm chú lắng nghe câu trả lời của người đối thoại.
Tôi tự thấy rất hài lòng vì một điều mà Ted
Koppel phát biểu với tạp chí
Time
mây năm trước Ông nói: "Larry luôn lắng nghe các khách mời trong chương trình của anh ta; anh ta chú ý đến những điều họ nói. Bây giờ có quá ít người phỏng vấn làm được điều này". Mặc dù tôi nổi tiếng là "người hay nói", nhưng tôi nghĩ là thành công đến với tôi trước hết và chủ yếu là do tôi đã biết lắng nghe.
Khi phỏng vân các khách mời trong chương trình của tôi, tôi luôn soạn ra từ trước các loại câu hổi mà tôi sẽ hỏi họ. Nhưng thường là đến khi phổng vân thực sự thì tôi lại nghe được trong câu trả lời của họ một điều gì đó làm tôi hỏi tiếp họ một câu không theo chuẩn bị trước - và thường nhận được một câu ữả lời bất ngờ.
Ví dụ như khi Phó tổng thống Dan Quayle
[3]
là khách mời trong chương trình của tôi trong thời kỳ vận động tranh cử năm 1992, chúng tôi thảo luận về các luật có liên quan tới việc nạo thai. Ông ấy nói là trường học của con gái ông ây yêu cầu phải có giấy xin phép của cha mẹ học sinh nếu học sinh đó muốn nghỉ học một ngày, nhưng lại không đòi hỏi như vậy trong trường hợp nữ học sinh muốn đi nạo thai, là hoàn toàn không hợp lý. Khi ông ây nói đến đó thì
lấp
tức
tôi
thây tò mò về
quan điểm
cá nhán của ông về vân đề chính trị này. Thế là tôi hỏi ông Quayle
xem là nếu con gái ông ấy định đi nạo thai thì ông ấy
sẽ có thái độ như thế nào. Ông nói là ông ấy sẽ ủng hộ con gái mình trong bất kỳ việc gì mà con gái ông đã quyết định.
Câu trả lời của ông Quayle trở thành một tin thời sự. Trong cuộc vận động tranh cử đó thì vấn đề
quyền
nạo thai là một chủ đề nóng bỏng.
Câu trả lời của ông Quayle trở thành một tin làm xôn xao dư luận. Trong chiến dịch vận động bầu cử đó, chuyện cho phép nạo thai hay không là một vấn đề nóng bỏng, và đột nhiên ông Phó tổng thông của Tổng thông
George Bush,
người của Đảng Cộng hòa chuyên phát ngôn cho cánh bảo thủ trong đảng vốn kiên định chông lại việc nạo thai, bỗng phát biểu rằng ông sẽ ủng hộ con gái mình trong trường hợp cô ây quyết định nạo thai.
Mặc dù bạn có thể có quan điểm khác về vấn đề này, nhưng điều mà tôi muốn nói ở đây là tôi đã có được câu trả lời đặc biệt đó của ông Quayle, vì tôi không chỉ hỏi theo câu hỏi đã chuẩn bị sẵn mà thôi. Tôi đã chăm chú lắng nghe những câu trả lời của ông Quayle, và điều này đã giúp tôi có được câu trả lời gây chấn động của ông.
Khi ông
Ross
Perot
[4]
đến nói chuyện trên chương ưình của tôi ngày 20 tháng Hai năm 1992, cũng đa xảy ra một chuyện tương tự. Trong khi trả lời phỏng vấh, ông ta đã vài lần phủ nhận là mình có ý đinh tham gia tranh cử. Nhưng tôi vẫn cảm thây trong lòi phủ định của ông ta có cái gì đó chưa nói ra hết, nên khi tôi đặt câu hổi từ một góc độ khác vào lúc gần kết thúc buổi phỏng vấn thì đùng một cái, ông Perot bỗng nói là ông ấy sẽ ra ưanh cử nếu những người ủng hộ ông ta thành công trong việc ghi tên ứng cử cho ông ở khắp 50 bang của nước Mỹ.Tất cả những điều trên có được không phải là nhờ vào những gì tôi nói, mà là nhờ vào những gì tôi nghe được. Tôi đã chăm chú lắng nghe những người đốì thoại với tôi.
Tác giả
Jim Bishop
quá cố, nhà văn, nhà báo được ưa chuộng, là một người
New
York sống ở
Miami
lâu năm khi tôi cũng sông ở
Miami.
Có lần ông ấy nói với tôi rằng những người làm cho ông ấy bực nhất là những người hay hỏi thăm sức khỏe của bạn nhưng rồi lại không chịu nghe bạn trả lời là sức khỏe ra sao. Đặc biệt là có một tay chuyên môn cư xử như vậy, nên một hôm ông
Jim
mới quyết định thử xem anh ta nghe chuyện hời hợt đến mức nào.
Một hôm, tay này gọi điện cho
Jim
và bắt đẩu câu chuyện theo thói thường của anh ta:
"Jim,
dạo này sức khỏe anh thế nào?"
Jim
nói: "Tôi ây à? Tôi bị ung thư phổi"
"Tuyệt quá. Này
Jim..."
Thế là
Bishop
đã chứng minh được là anh chàng này quan tâm đến mình tới mức nào.
Dale Carnegie
đã thể hiện điều này một cách xuất sắc trong cuốn sách Đắc nhân tâm của mình, cuốn sách này đã bán được hơn 15 triệu bản, là: "Muốn trở thành một người thú vị, cần phải thấy thú vị về người khác".
Ông còn nói thêm: "Bạn hãy đặt những câu hỏi mà người khác thấy thích thú được trả lời. Hãy khích lệ người ta nói về bản thân họ và các thành công của họ. Bạn hãy nhớ là những người đang nói chuyện với bạn bận tâm đến bản thân họ, những nhu cầu và những vấn đề của họ gấp hàng trăm lần hơn là họ quan tâm đến bạn và các vấn đề của bạn. Một cái răng đau đối với người bị đau răng đó còn quan trọng gấp trăm lần một trận đói ở Trung Quốc đang giết chết hàng triệu người. Một cái nhọt ở cô’ làm người bị nhọt lo lắng hơn cả bốn mươi trận động đất ở châu Phi. Thế nên bạn nên ghi nhớ những điều này mỗi khi bạn bắt chuyện với ai đó".
NGÔN NGƯ HỈNH THE
Hiên nay người ta vẫn chưa ngã ngũ với nhau về mức độ thể hiện của ngôn ngữ hĩnh thể, và chắc là cuộc tranh luận sẽ còn tiếp diễn. Ông
Edward Bennett Williams,
một trong những luật sư danh giá nhát nước Mỹ, nói với tôi là ông cho rằng chủ đề này đã bị người ta thổi phổng quá đáng. Nhưng một đổng nghiệp khác của ỏng là luật sư
Louis Nizer,
lại có ý kiến trái ngược hẳn: nếu anh bắt chéo chân, có nghĩa là anh đang nói dô'i. Nếu anh khoanh hai tay lại với nhau, có nghĩa là anh đang thấy không thoải mái. Óng ta có thê đọc được nhiều thông điệp khác nhau từ ngôn ngữ hình thể của bạn, và cũng hướng dẫn cho những người được ông bào chữa, để họ có thê truyền đạt bằng ngón ngữ hình thể các thông
điệp mà óng muốn cho quan tòa và các vị thẩm phán hiểu được.
Đối với bản thân tôi thì ngôn ngữ hình thể cũng rõ ràng như là ngôn ngữ nói vậyẽ Ngôn ngữ hình thé là một bộ phận tư nhiên của việc đôi thoại và giao tiếp. Nếu ngôn ngữ hình thể được thể hiện một cách tự nhiên thì đây là hình thức giao tiếp vô cùng hiệu quả, còn nêu nó là giả tạo thì nó chỉ đem lại một hiệu quả đúng như thế mà thôi - một ấn tượng về sự giả tạo.
Rõ ràng là nếu ta có được giọng nói của Ngài
Laurence Olivier
thì thật tuyệt vời, nhưng nếu ngày mai tôi đi làm và lại cố tình bắt chước giọng nói của Đoàn kịch nói Hoàng gia mang tên
Shakespeare,
thì chắc là tôi sẽ làm cho khán giả lăn ra cười mất. Tôi sẽ quá bận tâm vào việc phát âm từng chữ từng chữ một mà lơ là nội dung cần nói, nên kết cục là cuộc nói chuyện của tôi sẽ dở vô cùng.
Ngôn ngữ hình thể cũng có tác dụng tương tự. Bạn có thê nghiền ngẫm hết hàng đống sách chỉ cho bạn cách tạo ra vẻ uy quyền hay tỏ ra quan tâm, nhưng nêu bạn thể hiện một điệu bộ vốn không thuộc bản chất của bạn, thì may ra là bạn sẽ thây mâ't tự nhiên, còn nếu không thì bạn sẽ trở nên lố bịch. Nếu bạn
mat
tự nhiên thì điều này có thể làm cho bạn trông có vẻ không chân thành, trong khi đó thực ra bạn lại không phải là như thế. Ngôn ngữ hĩnh thể của bạn trong khi nói chuyện cũng phải giống như chính bản thân cuộc nói chuyện vậy; bạn hãy tự nhiên, thê hiện chính mình. Hãy nói chuyện chân tình từ đáy lòng mình.
GIAO TIẾP BẰNG MẮT
Tôi chưa bao giờ dành nhiều thời gian để nghiên cứu ngôn ngữ hình thể, nên tôi không giả bộ là người có quyền xét đoán về vấn đề này. Nhưng trong ngôn ngừ hình thê’ có một nguyên tắc mà bạn phải theo đúng nêu bạn muôn nói chuyện gioi: bạn phai biét giao tiếp bằng mắt.
Bạn cần thường xuyên nhìn vào mắt người đối thoại - không chỉ khi bắt đầu hay kết thúc lời nói của bạn, mà trong suôt thời gian bạn nói chuyện va nghe chuyện - điều này sẽ giúp bạn thành công môi khi nói chuyện, bất luận là ở đâu, trong hoàn cảnh nào và với bất kỳ ai. Khi nói chuyện, tôi còn hay ngả người về phía trước, về phía người tiếp chuyện, để nhấn manh là tôi đang tập trung chú ý vào người đó.
Điều mấu chốt ở đây, như tôi đã nói ở phần trước, là
lắng nghe.
Nếu bạn thực tâm muốn lắng nghe những gì người tiếp chuyện mình đang nói, thi bạn sẽ thây ngay là nếu bạn nhìn thẳng vào mặt người đó sẽ dễ dàng hơn nhiều. Thực tế là nếu bạn chăm chú nghe chuyện của người đối thoại với mình
#
•
sẽ có các thể hiện bằng ngôn ngữ
hmh thê thích hợp. Có thể là bạn sẽ gật gù để thể
hiện là bạn đang chú ý đến chủ đề đang được nói
đêh, hoặc cũng có thể là bạn sẽ hơi lắc đầu để tỏ ra
thông cảm hoặc thể hiện sự kinh ngạc, khó tín.
Nhưng cũng cần phải nói là bạn chỉ nên làm thế khi
thấy thích hợp; xin bạn đừng gật hay lắc đầu chỉ là vì
bạn đọc thấy trong cuốn sách này nói là cần phải thê’ hiện như vậy.
Tôi xin lưu ý thâm một điểm về vắh đề này: mặc
dù trong khi nói chuyện bạn cần phải thường xuyên nhìn thẳng vào mắt người tiếp chuyện mình, nhưng bạn không nhất thiết cứ phải nhìn chằm chằm vào mắt người đó. Nhiều người thây mất thoải mái nếu bị nhìn chằm chặp như thế, và có thể là cả bạn cũng vậy. Bạn hãy nhìn thắng vào người đối diện khi họ nói chuyện và khi bạn đặt câu hỏi. Còn khi bạn đang nói chuyện, thì bạn có thê thỉnh thoảng nhìn đi chỗ khác. Tuy nhiên, bạn cũng không nên cứ nhìn mãi vào khoảng không/ như thê là trước mặt mình không có ai cả. Nếu đi dự tiệc, bạn không được nhìn qua vai của người tiếp chuyện như thê là bạn đang tìm kiếm một người khác quan trọng hơn để bắt chuyện với người đó.
Tôi chỉ có một lời khuyên cơ bản nhất trong váh đề này là bạn nên lo lắng đến chuyện làm sao để nói cho hay, còn ngôn ngữ hình thể thì tự nó sẽ đến.
CÁC CHỦ ĐỀ CẤM KỴ ĐÃ BIẾN ĐI ĐÂU?
Ngày nay khi nói chuyện chúng ta không còn phải lo lắng về những chủ đề cấm kỵ như là ữong các thập kỷ trước, các thế hệ trước chúng ta đã từng phải lo lắng nữa. Bản thân khái niệm "chủ đề câm kỵ"
(taboo)
bây giờ cũng ít khi được nhắc đến, vì ngày nay những chủ đề cấm kỵ còn lại quá ít!
Nguyên nhân của hiện tượng này là thái độ
chung trong xã hội Mỹ cho phép "được nói tất cả mọi
thứ", bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, và nó
càng thể hiện rõ hơn ưong những năm 60 và 70 đầy thái độ phản kháng. Một nguyên nhân nữa xuất hiện ngay từ lĩnh vực của tôi - đó là truyền hình cáp. Ông bà chúng ta hẳn sẽ khó mà tưởng tượng được một số
điều mà ngày nay người ta nghe và thấy trên một vài
kênh
truyền hìrih cáp.
Có thể bạn là người nhất trí với việc dỡ đi bức tường gồm những điều câm kỵ đó, có thê bạn phản đốì, nhưng thực tế nước Mỹ những năm 90 này là như vậy, đó là cả một thái độ xã hội "nói gì cũng được phép", và điều này là có thực. Vì thế nên mặc dù trong những câu chuyện xã hội vẫn còn những chủ đề cấm kỵ, nhưng ngay cả bản thân những chủ đề này cũng không còn giống như trước đâv nữa.
Ngày nay trong tiếng Anh người ta có thể sử dụng những từ chửi rủa mà thời thơ ấu chúng tôi đã kinh ngạc khi nghe thây, chẩng hạn như khi
Clarke Gable
trong vai Rhett
Butler
nói với
Vivien Leigh
trong vai
Scarlett O'Hara
trong phim
Cuốn theo chiều gió:
"Frankly, my dear, I don't
give damn."
(Nói thật ra, thì tôi chẳng thèm quan tâm đến
chuyện
đó đâu). Hay như tôi còn nhớ bọn trẻ con chúng tổi kinh ngạc như thế nào khi một ngày sau vụ Trân Châu cảng, chúng tôi nghe thây người ta nhắc lại lời
ông
Burton Wheeler,
Nghị sĩ của
bang Montana,
cống kích quân Nhật và nói:
"The only thing to do now is
beat hell out of them
'w
(Việc duy nhất phải làm bây giờ là đánh cho chúng (bọn Nhật) tơi bời ra).
Vụ xử án
Bobbitt
[5]
[6]
'
ở
bang Virginia
đầu năm 1994 đã làm cho các nhà báo, nhà văn và các phóng viên phải viết về một bộ phận trong cơ thể đàn ông mà trước kia không bao giò' được đưa ra bàn luận trước một khán thính giả và độc giả gồm cả hai giới, và tất nhiên là không bao giờ đưa ra bàn luận ưên các phương tiện đại chúng cả - ít nhất là cho tới những năm gần đây. Trong cuộc xử án này, cái từ đó luôn luôn được dùng trong một ngữ cảnh chuyên môn, nhưng điều này không làm thay đổi một sự thật là
trước kia bạn không bao giờ có thể tưởng tượng được là có thể nghe thấy cái từ đó trong bất cứ ngữ cảnh nào trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bạn cũng không bao giờ nhắc đến từ bao cao su ngoại trừ khi tán chuyện trong hội bạn trai với nhau. Còn bây giờ trên
TV
có hẳn những chương trình quảng cáo về bao cao su.
Danh sách các chủ đề cấm kỵ ngày càng ngắn
dần, và danh mục các từ cấm kỵ cũng vậy. Một trong những lý do chủ yếu gây ra hiện tượng này là do ngày nay có vô
số
các chương trình nói chuyện trên
TV
và
radio,
các chương trình này đưa ra thảo luận những vấn đề mà trước kia người ta không bao giờ thảo luận chung ưong gia đình. Trước kia người ta hay dùng một câu sáo ngữ: "Tôi không bao giờ bàn luận về tôn giáo và chính trị". Bạn còn nhớ bạn nghe thây câu nói này lần
CUỐI
cùng là vào khi nào không? Thảo luận những vấn đề này ư? Ngày nay người ta đô’ xô vào ữanh luận về chúng!
Mặc dù vậy, vẫn có một sô" chủ đề mà bạn nên tránh động tới thì hơn; đó là những vấn đề rất riêng tư, hoặc là những vấn đề dễ gây xúc động cho người tiếp chuyện đến nỗi người ta không thể bình tĩnh mà thảo luận chúng được(1). Ngay cả trong một cuộc thảo luận rất cởi mở, bạn cũng không thể hỏi ai đó là: "Thê nào, lương của anh là bao nhiêu? " được. Và với một người không quen biết lắm, nếu bạn hỏi anh ta: "Quan điêm của anh về vấn đề nao thai là như thê
ào?", thì rất có thể là câu hỏi đó của bạn sẽ làm cho người này vô cùng lúng túng.
Bạn cần phải cân nhắc mức độ thân thiết của
mình với những người người tiếp chuyện để có thể thảo luận về thu nhập
của
mình với người bạn thân nhất; trong một nhóm bạn bè đã biết nhau từ nhiều năm, bạn có thể tranh luận một cách thẳng thắn về chủ đề nạo thai. Nhưng nói chung là bạn nên thận trọng với các chủ đề này. Bạn không nên giả định là người tiếp chuyện bạn thấy thoải mái để thảo luận một trong các chủ đề câm kỵ đó được.
Một yêu cầu nữa đối với người nói chuyện hay trong thời đại của chúng ta là phải luôn cập nhật tin tức. Một trong những tác động sâu rộng nhất của cuộc bùng nổ thông tin trong nửa sau thế kỷ XX là ngày nay người ta biết nhiều hơn rất nhiều về những sự kiện diễn ra ưên thế giới. Trước Chiến tranh Thê" giới thứ n, các câu chuyện xã hội thường nghèo nàn về chủ đề hơn ngày nay nhiều, đơn giản là vì khi đó người ta nhận được một khối lượng tin tức chưa bằng một nửa ngày nay, và những tin gì họ nhận được đều đên tay họ chậm hơn và kém hoàn chỉnh hơn nhiều. Ngày nay, người ta có thể biết tin tức chi qua mây dòng điêm tin trong bản tin buổi chiều, nhưng dù cho mức độ nắm tin của họ ít hay nhiều đi nưa, thì bức tường
Berlin
đổ xuống, khi Nancv
Kerrigan
bị đâm vào sườn trên sân trượt băng, hay
khi
Frank Sinatra
ngất xỉu trên sân khâu, thì
tâ't
cả
mọi người
đều biêt những chuyện này, và biêt gần như tức thời.
Để có thể trở thành một người nói chuyện xuất sắc, bạn cần phải luôn sẵn sàng trao đổi về những gì người tiếp chuyện mình đang quan tâm - và đó rất có thể là những tin tức mà họ vừa mới nghe được trên
radio
hoặc xem trên
TV.
Bạn sẽ phải liên hệ những gì mình đang nói với những gì mà người đối thoại quan tâm tới - và những mối quan tâm đó có thể là rất phong phú, vì người ta tiếp nhận được biết bao tin tức mỗi ngày từ
TV, radio
và báo chí.
Vì vậy, ngày nay yêu tô" chủ chốt để bạn thành
công trong giao tiêp xã hội là
tìĩích ứng với bôi cảnh giao tiếp.
3
o •_________ i • Af ^ 1 A •
Giao tiep xa hoi
GỢI Ý GIAO TIẾP TRONG MỘT SỐ BỐI CẢNH CỤ
THE
•
Giao tiếp trong các buổi tiêc đứng, tiêc tối, trong đám cưới và đám tang.
•
Câu hỏi lớn
nhất
của mọi thời đại.
•
Những cách an toàn để rút lui khỏi cuôc nói chuyên.
•
Làm thế nào để dẫn dắt câu chuyên.
•
Ban nói gì khi găp môt người nổi tiếng.
c, .ễ
^ác buổi giao tiêp xã hội để ta có dịp gẠp gỡ nói chuyện với nhau rất đa dạng: đó có thò là
những buổi tụ họp nhỏ và thoải mái giữa bạn bè vói nhau như mời ăn cơm tôi ở nhà bạn bè, mà
cũng
có thể là những cảnh tượng đông đúc và hoành tráng
như một buổi tiệc đứng ở
Washington
chẳng
hạn.
Rồi lại có những sự kiện
ở
"tầm trung" như các đám cưới hay lễ
Bar Mitzvah
của
người
Do Thái. Mỗi sự kiện đều có những đặc điểm riêng, nhưng các nguyên tắc giao tiếp thì đều giống nhau: hãy cởi mở;
tìm ra một chủ đề chung với người tiếp chuyện bạn,
và luôn luôn lắng nghe người tiếp chuyện mình.
CÁC BUỔI TIỆC ĐỨNG
Đối với tôi thì các buổi tiệc đứng đều là những lần thử thách. Tôi vôn thích nói chuyện tay đôi với từng người đối thoại một, nên tôi thấy cảnh đông người tụ tập trong một căn phòng ồn ào là hơi quá sức tôi. Tôi không uông rượu, không thích các loại đồ giai khát lắm, nên tôi không thể cầm trên tay một cái ly cho câu chuyện thoải mái hơn được. Ngoài ra, tôi lại còn có thói quen hay khoanh tay trước ngưc; đây là tư thê thoải mái của tôi, nhưng như thế người ngoài lại có thể nghĩ là tôi không cởi mở lắm, nên họ ngại bắt chuyện.
Thay vì thây ngại ngùng trước một đám đông quá lớn, bạn nên chọn ra một ai đó để ta có thể nói chuyện tay đôi được. Tôi thường quan sát mọi người rồi chọn ra một ai đó ưông có vẻ nhanh nhẹn và hao hứng với buổi tiệc để bắt chuyện, còn nếu không tôi sẽ nhẹ nhàng tham gia vào câu chuyện đang thào luận dở của một nhóm nào đó, nếu chủ đề được thảo luận có vẻ lý thú.
Tôi xin mách nước cho các bạn là không nên đứng ở một chỗ quá lâu; bạn cần phải hòa vào nhóm này nhóm khác để tự giới thiệu bản thân mình một cách tốt nhất. Thường thì là bạn đã biết hầu hết mọi người cùng đến dự tiệc đứng - đó có thể là hàng xóm của mình, các đồng nghiệp, hoặc những người không làm cùng một cơ quan hay công ty, nhưng hoạt động trong cùng một lĩnh vực với bạn. Vì thế bạn thường là có ngay một vài chủ đề để bắt chuyện với họ.
Câu hỏi lớn nhất của mọi thời đại
• • •
Xin bạn nhớ rằng đặt câu hỏi như thế nào chính là bí mật của việc nói chuyện hay. Tôi là người luôn quan tâm tới tất cả mọi thứ, nên nếu tôi đi dự tiệc đứng, thì tôi thường hay hỏi câu yêu thích của tôi lầ: "Tại sao?". Nếu một người kể với tôi là gia đình anh ta sắp chuyển đi một thành phô" khác, thì tôi sẽ hỏi ngay: "Tại sao anh lại chuyển nhà? " Nếu một phụ nữ chuyên việc làm: "Vì sao lại như vậy? " Ai đó
cồ
động cho đội Mets: "Tại sao anh lại cổ động cho đội này?".
Trên các chương trình
TV
của tôi, có lẽ tôi hay hỏi
"Tại sao?" hơn bất cứ câu hỏi nào khác. Đó chính la
câu hổi lớn nhất của mọi thơi đại, va se luon Ịuon la
câu hỏi lớn nhât. Và đó cũng chinh la cach chac chăn
nhất để giữ cho một cuộc nói chuyện được sinh động
và phong phú.
Làm thế nào để rút khỏi một cuộc nói chuyên
Nếu bạn thây mình phải tiếp chuyện với một người tẻ nhạt, hoặc chỉ đơn giản là bạn thấy đã đến lúc phải rút lui khỏi một cuộc đối thoại dài để có thể tiếp chuyện những người khác, thì theo tôi lúc nào cũng sẩn có một cách chắc chắn uể bạn rút lui: "Xin lỗi, tôi phải đi vệ sinh"(1). Nếu bạn tổ vẻ rất bồn chồn thì không ai lại có thể giận bạn được khi bạn rút lui. Khi quay lại bạn có thể bắt sang một chuyện khác, và lần này là với người khác.
Trường hợp bạn nhận ra có người quen mình đang đứng cạnh, bạn có thể rút lui bằng cách giới thiệu: "Này
Stacey!
Cậu đã gặp anh
Bill
đây bao giờ chưa?" Khi
Bill
đang bắt tay với
Stacey
thì bạn có thê nói ngay: "Tồi đi đằng này một chút rồi quay lại ngay, nhưng tôi tín là hai bạn sẽ có vô khối chuyện để nói với nhau". Trong một buổi tiệc đứng bận rộn
1
- “—
(1)
Xin các bạn nhớ cho
đây
là
Larry King
nói trong bối cành văn hóa Mỹ, những cách nói này không nhâ't thiết là phù hợp với môi trường văn hóa phương Đông.
thì thường là người ta sẽ không ngạc nhiên nêu bạn không trở lại ngay. Nhưng tất nhiên là nếu người mà bạn đang định chuồn nói chuyện quá nhạt nhẽo thì rất có thể là
Stacey
sẽ không bao giờ tha thứ cho bạn đã chơi khăm anh ta, nên bạn phải luôn luôn thận trọng
với
kỹ thuật này.
Có môt số’ câu nói để rút lui mà bạn có thể sử
dụng là:
1.
"Đồ ăn
hôm
nay
quá, tôi ra bàn lấy thêm
một ít nữa
đây."
2.
Xin phép ông (bà) tôi lại đằng kia chào ông bà chủ nhà một chút" (hoặc "... chào ông bạn cũ lâu ngày chưa gặp của tôi đang đứng đằng kia")
3.
"Xin phép ông (bà) tôi lại với các nhóm kia một
lát".
Điều quan trọng nhất ở đây là bạn đừng quan
trọng hóa việc mình rút lui; đừng nhìn nhớn nhác
quanh phòng hay xin lỗi nhiều quá vì mình rút lui.
Bạn nên đợi người tiếp chuyện mình ngừng nói
chuyện một chút, đưa ra lý do rút lui một cách lịch
sự và tiêp tục đi ra chỗ khác, coi như đó là một việc
rât binh thường. Bạn cũng có thể nói rất đơn giản:
Tôi rất vui được tiêp chuyện ông (bà)" là đủ, và tỏ ra
ve như là minh cũng có thích thú nói chuyện với người đó thực sự.
CÁC BỮA ĂN TỐI THÂN MẬT
So với khi đi dư tiệc đứng thì tôi thây dễ bắt chuyện trong các buổi ăn tôi thân mật hơn, và chắc hẳn nhiều người cũng suy nghĩ như vậy. Thường là trong những buổi chiêu đãi nho này khách mời đều quen biết nhau, hoặr ít ra thì họ cũng có những điểm chung. Khi đó bạn có nhiều cách hơn để bắt chuyên với người khác và gây cho họ hứng thú tiếp chuyện mình.
Tôi rất thích tận dụng những điều kiện đó; nói
như thế không có nghĩa là tôi lấn át người khác trong khi nói chuyện bên bàn ăn. Ngược lại, tôi có thể hướng dòng thảo luận theo hướng mà tôi muốn, theo những chủ đề mà tôi thích, lôi kéo những người khách mà tôi quan tâm vào câu chuyện, và tất cả những điều này là để sao cho mọi khách mời đều thây thoải mái, nhưng đồng thời các khách ăn ngồi quanh chỗ tôi cũng phải thích thú tham gia vào câu chuyện. Trong những dịp ăn tối thân mật như vậy, ta nhất thiêt phải lắng nghe tất cả mọi người nói chuyện.
Tuy nhiên vẫn có một sô" điều mà bạn không thê giám sát nôi - ai đó uống quá nhiều rượu trước khi vào bàn ăn, hoặc có vị khách nào đó đã quá mệt mỏi ở công sở trước khi đến dự chẳng hạn. Có vị khách khác thì ở nhà đang có người ôm nặng và chảng có tâm trạng nào mà góp chuyện, v.v... Trong các trường hợp đó, bạn nên hướng câu chuyện khỏi các vị khách này và làm sao để người khác nói chuyện nhiều hơn thay cho họ. Bạn cũng nên tìm ra những chủ đề nhẹ nhàng để các vị khách này có thê tạm quên những vẫh đề của mình mà khuây khỏa trong chốc lát.
Ngoài những trường hợp đó ra thì nói chung tôi có thể làm cho buổi tối dự cơm thân mật trở nên thoải mái và diễn ra suôn sẻ cho tất cả mọi người tới dự. "Chạv tiền đạo" hay là dẫn dắt một cuộc nói chuyện là một kỹ năng mà tôi đã trau dồi trong suốt những năm trong nghề dẫn dắt chương trinh của tôi. Nhưng dù cho bạn không phải là một người chuyên nghiệp đi nữa thì bạn vẫn có thể làm được điều này. Sau đây tôi xin có một số mách nước cho các bạn.
CÁCH DẪN DẮT CÂU CHUYỆN
Chọn ra môt đê tài để tất cả mọi người đêu có thể tham gia
Tôi xin đề cập tới kỹ thuật dùng giả định "nếu.... - thì sao?" vào phần sau; đây là những câu hỏi giả định mà tất cả các khách mời đều có thể đưa ra giả thuyết riêng của mình. Ta nên bắt đầu câu chuyện theo cách này, còn hơn là đưa ra một chủ đề nặng nề như chính trị chẳng hạri.
Bạn cũng nên cố gắng tránh những chủ đề mà chỉ có một sô' khách mời biết rõ, còn những người không chuyên về các lĩnh vực này lại không thể góp chuyện
được, nhât là về chuyện công việc. Nếu chẳng hạn có bôn cặp vợ chổng cùng được mời đến dự cơm tối trong đó mỗi nhà đều có một người (vợ hoặc chồng) cùng làm cho một hãng luật, và khi những người này ngồi nói chuyện với nhau về
công việc
ở hãng thì các bà vợ ồng chồng nào không làm ở đó sẽ thấy thật mâ't thoải mái, vì họ không biết, mà cũng có thể là không muốn quan tâm, đến công chuyện hàng ngày ở hãng.
Tìm hiểu ý kiến của người khác
Hãy đừng chỉ đưa ra ý kiến của mình mà thôi. Bạn sẽ được mọi người nhắc đến như là một người nói chuyện giỏi, nếu bạn biết cách khơi gợi ý kiến của những người khác xung quanh mình.
Henry Kissinger,
một người có tài làm chủ tình thế khi nói chuyện,
vì ông đã làm việc này suốt cả đời mình,
cũng là một người rất giỏi trong việc tham khảo ý kiến của người khác. Ngay cả khi bàn về những vân đề mà ông là chuyên gia - và bạn có thể tưởng tượng ra là với một con người uyên thâm như ông thì có biết bao chủ đề như thế - nhưng ông vẫn thường quay sang người tiếp chuyện mình và hỏi: "Thế Ngài (hoặc ổng/bà) thấy thế nào về chuyện này?".
Giúp đỡ người nào bẽn lẽn nhất trong nhóm
Tôi luôn ý thức được nhiệm vụ giữ cho thực khách ngồi cả ở bên phải và bên trái mình tham gia vảo câu chuyện quanh bàn ăn, nhât là những người
đang
có vẻ ngại
ngùng
chưa bắt vào chuyện được. Nếu
người
khách ngồi bên trái tôi có vẻ bẽn lẽn, còn
người ngồi
bên phải lại sôi nổi và nói chuyện hào
hứng, thì tôi sẽ đặc biệt cô' gắng để đưa
người
ngồi bên trái tham gia vào câu chuyện. Tôi sẽ nhìn người này và gật đầu với họ để tìm kiếm sự đồng tình của họ với những gì đang được thảo luận. Tôi sẽ áp dụng phương pháp của
Kissinger:
"Anh (chị) thấy thế nào về chuyện này? " Và thế là tự nhiên người khách bẽn lẽn này sẽ góp ý kiên của mình vào câu chuyện.
Ta có thể dùng một cách khác là đưa ra một chủ đề mà ta biết chắc là người khách kia sẽ góp chuyện. Nếu câu chuyện đang xoay quanh vấn đề giáo dục, bạn có thể quay sang vị khách đó và nói: "Nhân bàn chuyện này, tôi lại nhớ ra là con gái anh đang học ở trường cao đẳng ở
Washington.
Cháu nó có thích trường này không?".
Không độc chiếm câu chuyện
Có một nguy
cơ
rất lớn hay xảy ra trong các buổi tiệc và các hoạt động xã hội khác là bạn bỗng cao hứng diễn thuyết dài dòng về một chuyện gì đó, và vô hình trung bạn đã độc chiếm câu chuyện, và từ
chỗ là một người nói chuyện giỏi bạn lại biến mình thành một người chán ngắt trong con mắt những người phải ngồi nghe. Bạn nên để cho những người nghe mình nói có cơ hội đáp lại bạn với những ý kiến
riêng của họ - điều này tương tự như một khái niệm
mà chúng tôi hay dùng trong ngành phát thanh truyền hình là "bình đảng về thời gian". Và xin bạn chớ nên đi quá sâu vào các tiêu tiết của câu chuyện mình đang kể; đây là trường hợp hay xảy ra khi bạn thây người nào nói: "Tôi xin kể vắn tắt cho các vị nghe là Khi nghe thấy câu này, bạn hãy chuẩn bị tính thần là thực ra mình sẽ phải nghe một câu chuyện dài lê thê! Nếu kể
chuyện,
bạn
hãy
tóm tắt nó cho ngắn gọn thôi; nếu nhóm thính giả của bạn càng đông thì câu chuyện của bạn càng cần phải ngắn gọnỗ
Người nói quá nhiều thường không gây được một ấn tượng tốt với những người nghe. Nếu bạn đang cố gắng tạo ấn tượng tốt, thì việc nói nhiều quá sẽ rât bât lợi cho cô" gắng của bạn. Người ta thường quan niệm là những người nói quá nhiều sẽ phải ứả giá và tự làm mất phần nào tính đáng tin cậy của mình. Thiết nghĩ, bạn nên chứng tỏ mình là người luôn làm theo một lời khuyên có tự xa xưa của ngành công nghiệp giải trí: phải biết thời điểm nào ta nên cúi chào và xin rút lui sau cánh gả.
Đừng hỏi chuyên người khác quá nhiều
Trong các buổi tiếp tân, ăn tối hay các bối cảnh khác tương tự, ta cần tự xác định rõ là mình không đinh đến đây để lây tư liệu viết sách. Ta không cần phải biết rõ từng ly từng tý về người tiếp chuyện mình,
và cũng không cần biết hết tất cả mọi chi tiết
về câu chuyện mà người ta đang kể. Nói cho cùng thì trong những dịp này bạn cũng chỉ tiếp chuyện người khác một lúc mà thôi, nhiều nhất là vài tiếng đồng hồ nếu đó là một bữa tiệc thân mật, và ngay cả khi đó thì bạn cũng sẽ không phải nói chuyện suốt buổi cơ mà. Như đã nói ở trên, bạn không nên độc thoại quá lâu, và cững không nên "tra hỏi" người khác quá nhiều. Cuối buổi tiệc người ta có tổ chức xerp ai biết nhiều về người khác đâu!
Tuy nhiên nếu bạn rơi vào đối cực thì cũng không hay - bạn tiết kiệm lời quá thì người ta sẽ nghĩ là bạn không đủ sắc sảo để tham gia câu chuyện, hoặc bạn là người không cởi mở, ít thân thiện.
"Nếu... thì sao?"
Trong các cuộc giao tiếp xã hội, các câu hỏi "Nếu ... thì sao? " là một cách chắc chắn để bắt đầu câu chuyện hoặc khơi dậy câu chuyện mỗi khi nó tạm lắng xuống:
"Thếlà
Barry Switzer
trở thành huấn luyện viên
mới của Đội
Dallas Cowboys.
Nếu hai năm liền ma đội này thi đáu kém dưới quyền huãn luyện cua Barrv thì sao, liệu ông báu
Jerry Jones
có đuổi anh ta không?".
'Nếu giả sử bạn mới xáy xong ngôi nhà mơ ước
của minh ở
California,
bỗng nhién người ta nói với
bạn rằng các nhà khoa học mới phát hiện ra la chỗ bạn ở nằm ưong khu vực động đất. Khi đó liệu bạn có chuyển nhà không?"
Số lượng và các loại hình cáu hổi "nếu ... thì sao? " thì nhiều vô kể, và bạn lúc nào cũng có thể nghĩ ra được một câu hỏi loại này có liên quan tới một tín tức thời sự gi đó mà mọi người đang cùng lưu tâm tới.
Các câu hỏi "nếu ... thi sao?" về chủ đề đạo đức và triết học cũng tổ ra có hiệu quả chẳng kém gi những loại câu hỏi tình thế trên đây. Một câu hỏi
"nếu... thì sao?" hay, phải là câu hỏi gây được cảm
tinh và sự chú ý của tất cả mọi người, một câu hổi xuyên qua được mọi ranh giới về thế hệ, trình độ giáo dục hay về xã hội giữa các thực khách.
Dưới đây là một câu hỏi mà tôi thường hay néu ra trong các lần đi dự tiệc tối:
"Hãy tưởng tượng là bạn đang sống trên một hòn đảo, và trên đảo này chỉ có hai người là bạn và người bạn thân thiết nhất của bạn. Người bạn này sáp chét vì ung thư, và khi hấD hổi người đó trăng trối lại với bạn: "Tôi có một trăm nghìn đô la gừi ở ngán hàng sau khi tôi chết, nhò' anh lo lắng cho con trai tôi được vào đại học y". Thế rồi anh ta qua đời. Cậu con trai của anh bạn này là một thanh niên ăn chơi chang có ý đinh học trường y gì hết, và chắc chắn sẽ phung phí hết một trăm ngàn đô la đó chỉ trong vài tháng. Thế nhưng con trai bạn thì đang thi vào đại học, và nó có một ước mơ cháy bỏng là được trở thành bác sĩ. Vậy bạn sẽ đưa tiền cho cậu thanh niên nào để theo học trường y?"
Tôi đã đặt ra câu hỏi này cho rất nhiều người, từ ổng Chủ tịch Ban quản trị của Trường Đại học
Yale
đến chàng sinh viên trường
St. Louis Cardinals
hai mươi hai tuổi, và trong tất cả mọi trường hợp, câu hổi này khi nào cũng khơi lên được một cuộc thảo luận hào hứng. Mỗi người có một ý kiến riêng về vâVi đề này, và đôi khi chỉ riêng chủ diểm này đã đủ giữ cho câu chuyện sôi nổi trong suốt cả buổi tối.
Trên thế giới có một tổ chức tên là Mensa(1), tập hợp những người có thể được coi là nằm trong số
(1
’ Mensa: Hội những người có chỉ sô' thông minh cao. Chỉ số thông minh
(IQ: Intelligent Quotient)
được đo bằng sô diêm mà một người nhận được khi người đó làm bài
vê chì sổ thông minh; IQ trên 130 được coi là bình thường, IQ trên 160 được coi là thông minh đặc biệt và có thể được kết nạp vào Mensa.
những trí tuệ xuất sắc nhất thế giới - những người nằm trong số 2% dân số có chỉ số thông minh cao
nhât. Tô chức này thường đưa ra các vấn đề tương tự như vậy cho các thành viên của họ suy nghĩ, để khuyến khích khả năng suy luận tốt hơn, cũng như là khuyến khích việc thảo luận phương diện đạo đức trong cuộc sống của chúng ta.
Dưới đây các bạn có thể tham khảo hai tình huống được các thành viên Mensa thảo luận:
"Dưới một hầm mỏ có bốn người đang làm việc, bỗng nhiên hầm lò bị sụp, và họ cố tìm cách thoát ra ngoài qua một lỗ hổng duy nhất hướng lên mặt đất. Họ công kênh nhau người này đứng lên vai người kia để với lên cái lỗ này, nhưng người đứng trên cùng lại là một người to béo, và khi chui được nửa người ra ngoài lỗ thì anh ta bị mắc kẹt lại ở đó. Ba người đứng dưới bắt đầu bị ngạt thở vì thiếu không khí. Họ có nên bắn chết chàng béo đang mắc kẹt và kéo xác anh ta xuống để thoát thân không? Hay họ cứ đê cho anh ta tiếp tục giãy giụa tìm cách thoát ra, trong khi biết là mình có thể bị chết ngạt ở phía dưới? Ai là người được thoát nạn - ba người hay là một người?".
"Nếu một người được trao cho quyền ưở thành người vồ hình, thì liệu người đó có iự thấy mình bị ràng buộc phải tuân theo các nguyên tắc đạo đưc
thông thường hay không?" Tôi đã từng được dự một buổi họp của Mensa, và hôm đó người ta đưa chủ đề này ra thảo luận. Râ't nhiều người nói rằng nếu được táng hình đi nữa, thì họ vẫn tuân thủ các nguyên tắc hành động như trước, từ việc làm theo Mười lời răn của Chúa đến việc giữ nguyên các chuẩn mực đạo đức của họ mà từ trước đến nay họ vẫn tuân theo. Nhưng không phải ỉà tất cả mọi người đều nói như vậy. Có một người phát biểu là anh ta sẽ lợi dụng khả năng táng hình của mình để đến dự các buổi thương lượng trong kinh doanh, và sau đó dùng những thông tin mà anh ta biết được để đầu tư vào mua cổ phiêu các công ty thích hợp, làm đảo loạn thị trường chứng khoán. Một người khác nói rằng khi tàng hình, anh ta sẽ bám quanh và nghe ngóng thông tin của các tay đua ngựa, để đặt cược đua ngựa một cách chắc chắn. Có những người khác cũng thú nhận là họ cũng sẽ toan tính những âm mưu tương tự như vậy. Sự tàng hình sẽ cho họ một quyền lực tối thượng, và họ có thể sẽ thống trị cả thế giới. Nếu bạn được ữao cho khả năng tự tàng hình, thì bạn sẽ làm gì với khả năng mới này của mình?
Chắc là những ví dụ trên đây sẽ gợi ý cho bạn những ý tưởng về các câu hỏi "nếu ... sao?" mang tính triết học. Và bạn nên bằng mọi cách tự nghĩ ra những câu hỏi, những tình huống riêng của mình,
đừng nên cho rằng bạn phải giữ trong người một bản
liệt kê các câu hỏi đại loại như vậy.
•
• • t y
Nếu câu chuyện tự nó đã diễn ra trôi chảy rồi thì bạn có thể quên các câu hỏi "nếu.ỗ. thì sao?" được Lúc đó ai mà còn cần các câu hỏi này nữa chứ? Nhưng nếu câu chuyện bắt đầu uể oải và rời rạc, và có vẻ như sắp tắt đến nơi, thì lúc đó bạn phải tung ra
ngay một câu hỏi "nếu... thì sao?" làm công cụ cứu
vãn tình hình.
Nhân đây tôi xin nói thêm là cũng có lúc bạn đưa ra một tĩnh huống "nếu..ế thì sao?", nhưng những người tiếp chuyện bạn lại không tổ ra mặn chuyện lắm với chủ đề đó. Nếu bạn đưa ra một tình huống thú vị thì chắc hẳn là chuyện đó đã không xảy ra. Nhưng cũng có thể là nhóm khách mà bạn đang bắt chuyện vừa ra khỏi một tu viện nào đó, và họ chưa từng bao giờ biết đến chủ đề bạn đang định bàn, hoặc cũng có thể là chủ đề đó lại quá gần với họ, nên họ không thể bàn về nó một cách thoải mái được (chẳng hạn như trong nhóm có một người khách mà mẹ của anh ta đã từng thực sự bị kẹt trong hang khi đi du lịch. Đôi lúc bạn cũng có thể không gặp rnay trong khi nói chuyện chứ!). Lúc đó bạn đừng cố ép; nêu tình huống giả thiết của bạn đưa ra mà không khuấy động được câu chuyện lên, thì bạn cũng không thể ép buộc điều này được. Lúc đó ta có thê
chọn trong hai cách: hoặc là tiếp tục đưa ra một cáu hỏi "nếu ... thì sao? " hoàn toàn khác ưước, hoặc la
chuyên
sang nói chuyện về một chủ đề khác. Nếu cả điều nàv cũng không giúp cho câu chuyện róm rả lén được, thi nhóm khách đó mới thật là buồn tẻ, chứ không phải là câu hỏi của bạn. Đến nước này thì bạn được phép đầu hàng; hãy di chuyển sang một vị trí khác trong phòng và bắt đầu một câu chuyện mới với những người khách khác.
Hãy chú ý đến bối cảnh xung quanh
Những gia chủ có kinh nghiệm mời tiệc và thực sự thích thú được làm cho khách khứa vui vẻ thường đưa việc chuẩn bị và tổ chức đón khách lên hàng một nghệ thuật, thậm chí gần như là một môn khoa học. Họ để tám đến tất cả mọi khâu chuẩn bị, từ việc cắm
•
• •
• m
hoa màu gì đến việc bố trí đồ đạc trong nhà như thế
nào. Tôi hoàn toàn không phải là chuyên gia về hoa
và cũng không phải là người thiết kế nội thất, nhưng
tôi có thể kể cho các bạn nghe về những đạo cụ mà
CNN dùng trong chương trĩnh
Larry King Live,
và
tại sao mà chương trình của tôi lại được thê hiện như
vậyị
Cái bàn cho tôi và khách mời của tôi để trong
studio
của CNN tại
Washington
là do các nhà thiết kê chuyên nghiệp của CNN ở
Atlanta
làm. Cái bàn này được thiết kế để tạo ra một cảm giác thoải mai
vả thân mật, và nó đã thực sự thực hiện được chức
năng của minh. Bản thân tôi cảm thấy rất thoải mái
khi ngồi ở cái bản này, và hầu hết khách mời của tôi cũng thấy như vậy. Xin lưu ý là chúng tôi không bày hoa trên bàn. Chúng tôi cũng không bố trí ở phía sau những bức ảnh
Washington
thật lớn. Chúng tôi chỉ đặt một cái bàn và treo một tấm bản đồ ữên bức tường phía sau người khách, cảnh quay được bố ữí như vậy nên nó tạo ra một ấn tượng về sự bao quát rộng lớn, và đó chính là tính chất của các chương
trrnh
của CNN, và cũng là tính chất làm người ta biết tới CNN nhiều nhất, cảnh quay này làm người ta
liên
tưởng đên kịch tính và sự hứng thú và đây chính là những gì mà chúng tôi muốn khán giả cảm thấy khi xem chương trình này. Nếu khán giả cảm thấy như vậy thì họ sẽ hứng thú khi bật
TV
lên môi tôi vào 9 giờ theo múi giờ phía đông(1).
Cảnh quay này vẫn được giữ nguyên như vậy kế từ khi chúng tôi bắt đầu chương trình này vào năm 1985, trừ một điểm là chúng tôi đã dùng một tâm bản đồ to hơn để tăng cảm giác bao quát toàn thế giới. Điểm khác nhau duy nhất trong cảnh quay của chúng tôi ở
Washington
và cảnh quay dùng ở
New
York là cảnh phía sau: trong trường
quay New
York,
0>
Chương trình phỏng vấn
quay trực
tiếp
Larry King Live
dược phát lúc 9 giờ tối theo
múi giờ phía
đỏng.
khán giả sẽ nhìn thây cảnh nền trời chiều ỏ khu Manhattan ở phía sau người khách mời, còn lại các vật bài trí khác đều giống nhau, tuy có nhổ hơn một chút
cả với cảnh quay của chúng tôi ở
Washington
và
New
York, các khách mời thường có chung một nhận
xét là tính chất quen thuộc của cảnh quan quanh họ. Họ hay nói với chúng tôi là khung cảnh ở đây giống như một cái gì đó mà họ thấy rất quen. Khi tôi có hai khách cùng một lúc, thì những người khách này thường cũng nhận xét là họ đang ngồi rất gần nhau, nhưng chính sự ngồi gần nhau như vậy lại tổ ra rất có hiệu quả. Nó tạo ra một không khí thân mật, cảm giác là hai người khách và tôi đang nói chuyện riêng nhưng cũng công khai, và khán giả cũng là một người ngồi dự vào câu chuyện. Đáng tiếc là bạn không thể tổ chức các buổi tiệc thân mật của bạn trong cảnh quay của chương trình
Larry Kừìg
Live
được. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng kinh nghiệm của chúng tôi. Trước hết là cảnh bài trí không cần phải quá sang trọng hay gây ấn tượng quá manh, chỉ cần nó tạo ra cho các khách mời của bạn
• w
ế • một cảm giác thoải mái. Nếu bạn có một khu vườn đẹp, nhưng theo dự báo thì thời tiết sẽ rất lạnh, bạn đừng dọn ăn tối ở ngoài vườn. Điều thứ hai, tuy rất hiển nhiên nhưng tôi xin được nhắc lại, là hãy bố trí cho các khách mời ngồi gần nhau. Nếu bạn mời bốn
người đến dự ăn tối, thì đúng dọn tiệc trên cái ban lớn dành cho mười hai
người.
Nếu thậm chí đây
la
cái bàn duy nhát mà bạn có, thì cũng nên dùng nó làm bàn ăn tiệc đứng và để cho mọi người tự lấy đồ
ăn rồi lại ngồi ăn gần nhau trong phòng khách.
Không có gì làm cho người ta thây nhụt chí trong một bữa ăn hơn là một cái bàn ăn không có đủ người ngồi.
Nói chuyên với người khác giới
Nói chuyện với người khác giới, nhất là một người mà ta mới gặp, thật là một chuyện khó khăn. Nhất là đối với tôi.
Ngày nay, cách bắt chuyện với một người khác giới rất khác với thời tôi còn là thanh niên. Hồi đó, một chàng trai đến dự tiệc đứng có thê lại gần một phụ nữ và nói: "Trời ơi, một cô gái tuyệt vời như em đang làm gì ở đây thê?". Hoặc là: "Trước đây em đã ở đâu ữong suốt cuộc đời anh thế?". Hoặc là: "Anh đã từng bao giờ gặp em ở đâu chưa nhỉ?".
Những câu đại loại như thế ngày nay đã không còn có tác dụng nữa. Ngày nay, thậm chí cả quan
niệm bắt chuyện với người khác giới bằng một "câu
nói" cũng có vẻ là đã quá sáo mòn. Và đây không chỉ là vấh đề riêng của đàn ông mà thôi; cả phụ nữ cũng thấy khó khăn không biết nên bắt chuyện với nam giới như thê nào. Thực tếlà đối với một số phụ nữ thì
điều này càng khó khăn hơn, vì đã từng có một thời crian dài. việc phụ nữ tiến lại làm quen với đàn ông được coi là hoàn toàn cấm kỵ. Nếu một cô gái chủ động nói chuyện phiếm vói cánh đàn ông trong các buổi tiệc trà thì được, nhưng nếu cô gái ấy lại thể hiện ra là cô ấy thấy một người đàn ông hấp dẫn, thì nhẹ nhất cô ấy sẽ bị coi là “bộc tuyệch bộc toạc”, còn xấu hơn nữa thì bị gọi là “trơ tráo”.
Khi tôi còn ở tuổi hẹn hò, ở trường phổ thông, và sau này nửa là khi tôi hai mươi, rồi ba mươi tuổi, thì các cô gái tuyệt đối không bao giờ gọi điện cho bạn trai, cũng như một người phụ nữ không gọi điện cho người yêu của mình. Thực tế là không ai làm như thế cả. Cha mẹ của các cô gái sẽ nói với họ: "Con gái ngoan không gọi điện thoại cho bạn trai; bạn trai sẽ tự gọi điện cho cô ấy". Nhưng thực ra thì các bậc phụ huynh cũng không cần phải nhắc làm gì; đằng nào thì bọn con gái cũng không bao giờ chủ động gọi điện cả.
Hồi đó, có những luật bất thành văn rất nghiêm khắc quy định việc thanh niên nam nữ cư xử với nhau như thế nào. Không bao giờ có chuyện người khác giới dùng quần áo làm quà tặng cho nhau, thậm chí tặng áo len cũng không được. Họ chỉ có thể tặng nhau những thứ như cà vạt hay một đôi găng tay thì được; còn bất cứ thứ đồ gì khác đều bị coi là quá
riêng tư. Bạn bè khác giới thì tặng nhau một cuốn
sách hay; một cái ví đẹp, chứ không được tặng những đồ có tính "thân mật" hơn. Tất nhiên là thanh niên nam nữ không bao giờ cùng nhau đi chơi qua đêm, như đi nghỉ mát hay đi bất kỳ nơi nào khác, thậm chí ngay cả với người yêu chính thứe cũng vậy. Và luật này cũng nói, là con gái bạn không được gọi
điện cho bạn trai. Anh ta là người phải chủ động gọi
điện cho con gái bạn.
Ngày nay, tất cả những điều câm kỵ đó đã trở
thành lịch sử. Nếu một người đàn ông muốn gọi điện nói chuyện với một người phụ nữ và không gặp được cô ây, anh ta không nhất thiết cứ phải chốc chốc gọi lại. Nếu cô ây không có mặt ở cơ quan, cô ấy vẫn có thể gọi điện cho anh ta từ nơi khác, thậm chí từ trên máy bay, nếu như cô ây đang trên đường bay đến San
Francisco
chăng hạn. Và nếu người phụ nữ gặp một người đàn ông mà cô ây thấy muốn làm quen, thì cô ấy có thể chủ động tiếp cận trước.
Mặt trái của việc rũ bỏ mọi cấm đoán này là ngày nay không chỉ riêng đàn ông, mà cả phụ nữ cũng có thê’ thây khô’ sở không biết nên bắt chuyện với người khác giới như thế nào.
Lời khuyên của
Arthur Godfrey
với tôi - "hãy là chính mình" - có lẽ phù hợp với những trường hợp này hơn với bất cứ loại hình nói chuyện nàc khác. Y
riêng tư. Bạn bè khác giới thì tặng nhau một CU' ;
sách hay; một cái ví đẹp, chứ không được tảnp những đổ có tính "thân mật" hơn. Tất nhiên là thanh
niên nam nữ không bao giờ cùng nhau đi chơi qua
đêm, như đi nghỉ mát hay đi bất kỳ nơi nào khác, thậm chí ngay cả với người yêu chính thức cũng vậy. Và luật này cũng nói, là con gái bạn không được gọi điện cho bạn trai. Anh ta là người phải chủ động gọi điện cho con gái bạn.
Ngày nay, tất cả những điều cấm kỵ đó đã trờ thành lịch sử. Nếu một người đàn ông muốn gọi điện nói chuyện với một người phụ nữ và không gặp được cô ấy, anh ta không nhất thiết cứ phải chốc chốc gọi lại. Nếu cô ấy không có mặt ở cơ quan, cô ây vẫn có thể gọi điện cho anh ta từ nơi khác, thậm chí từ trên máy bay, nếu như cô ấy đang trên đường bay đến San
Francisco
chẳng hạn. Và nếu người phụ nữ gặp một người đàn ông mà cô ấy thấy muốn làm quen, thì cô ấy có thể chủ động tiếp cận trước.
Mặt trái của việc rũ bỏ mọi cấm đoán này là ngà)’ nay không chỉ riêng đàn ông, mà cả phụ nữ cũng có thê thấy khổ sở không biết nên bắt chuyện với người khác giới như thế nào.
Lời khuyên của
Arthur Godfrey
với tôi - "hãy l*i
chính mình" - có lẽ phù hợp với những trường hợp này hơn với bât cứ loại hình nói chuyện nàc khac. Y kiến của tôi về việc nói chuyện như thẻ nào VỚI n'"> người
khác giới
mà
ta gặp lần đầu tiên và còn mom’
muốn
được gặp nửa, cũng là: hãy tTung thành với
chính bản thân mình.
Trong trường hợp của tôi thì trung thành với bản
thân mình
có nghĩa là tự giới thiệu với người mới quen là: "Tôi thực ra không giỏi lắm về mặt này; tôi không biết cách nói chuyện hay
với
một
người
phụ nữ mà tôi vừa mới gặp. Nhưng tôi rất vui được nói chuyện với cô (bà) một lúc. Tôi tên là
Larry King".
Nếu người phụ nữ đó trả lời bạn thì tức là bạn đã bắt chuyện được với cô
ấyẵ,
còn nếu cô ây không trả lời, thì cũng không sao, vì bạn biết là nếu cứ cố bắt chuyện với cô ây cũng sẽ chăng đi đến đâu.
Còn đây là một cách nữa mà tôi cũng có lúc dùng, giả sử tôi gặp một người phụ nữ trong một buổi cơm tối thân mật ở nhà ai đó, tôi có thể nói với cô ấy: "Cô biết
đấy,
bây giờ chẳng còn gì là độc đáo trong chuyện một người đàn ông bắt chuyện với một người phụ nữ nữa. Tôi biết tất cả những câu thông thường mà một người đàn ông hay dùng đê băt chuyện với một người phụ nữ mới gặp, nhưng những câu này bây giờ không còn có tác dụng nưa. Thê nên cô thấy chúng ta nên bắt chuyện vơi nhau như thế nào bây giờ?"
Từ việc bắt chuyện rất thành thực đó chóng ta có
thể chuyển sang bước hai - thăm dò các lĩnh vực m
.1
người phụ nữ mới quen đang quan tám, đó bạn co thể tự biết là mình có thực sự muốn tiếp tục nòi chuyện với người đó hay không. Bạn có thê thăm do bằng một cách đơn giản là đưa ra một vân đề mà bàn thân bạn thấy thích thú.
"Tôi thây hiện nay hình như ai cũng có ý kiến riêng của mình về phán quyết của tòa trong vụ án
Menendez,
ý kiến của chị là như thế nào?"
"Trên đường đi đến đây tôi vừa nghe đài thông báo là thị ưường chứng khoán lại tụt xuống thêm 58 điểm nữa. Chị có cho là tình hình lại sắp trở thành giống như tháng Mười năm 1987 nữa không?".
Những câu hỏi như thế giúp bạn đồng thời đạt được hai muc đích: bạn vừa có chủ đề đê tiếp tuc nói
ắ
• y í • 1 •
chuyện sau khi hai bên đã tự giới thiệu với nhau, vừa dùng câu hỏi này để đo mức độ trí thức và tầm hiểu biêt của người tiếp chuyện.
Nếu với câu hỏi thứ nhất mà người tiếp chuyện bạn trả lời: "Tôi rất sửng sốt khi biết là tòa án đà quyêt định như vậy", thì bạn có thể thây ngay đáy là
một người có theo dõi thời sự và bạn có thê thoải Iĩiãi
thao luận chuyện thời sự với anh ta, và người đó thê là có những điểm tâm đắc với bạn.
Còn nêu người đó mà trả lời là cô ta khổng
gì về vụ án đó cả, thì tức là mọi chuyện hoàn
toj*1
ngược lại so với trường hợp ưên, và điều này co thí ngầm chỉ là bạn nên tìm xung quanh xem có ngư«n nào "cùng tần số" với mình để bắt chuyện thì hơn.
Hoặc lả nếu bạn bắt chuyện với một người phu
nữ và đưa ra câu hỏi thứ hai, câu hỏi về thị trường
chứng khoán, mà cô ấy lập tức phản ứng ngay: "O không, hôm nay tôi vừa đọc một bài báo viết về vấn đề này trên tờ
Tạp chí phô'
Wall,
bài báo này phân tích là thì bạn biết ngay là bạn đã gặp một người tương đồng về sở thích với mình.
Nhưng nếu người phụ nữ này trả lời bạn: "Tỏi
thấy thị trường chứng khoán thật là tẻ nhạt, tôi
chang bao giờ theo dõi cả", thì rất có khả năng là bạn cũng sẽ thấy cô ấy là tẻ nhạt và ngược lại.
Khi gặp gỡ và nói chuyện với người khác, nhât là với người khác giới, tôi xin có một lời khuyên là bạn nên cố gắng để biết được càng nhiều về người tiêp chuyện mình càng tốt, và nên tìm hiểu ngay từ đầu câu chuyện. Bạn hãy dẫn dắt người tiếp chuyện mình vào những lĩnh vực mà bản thân bạn thích thú, và nên sử dụng phong thái nói chuyện tự nhiên cùa mình. Nếu bạn là một người dí dỏm, hay đùa, thì bạn thử nói đùa xem người phụ nữ đang tiêp chuvộn mình có phải là người thích đùa hay không. Nêu bạn thích phim ảnh hay thể thao, hay cả hai, bạn thừ gợi chuyện vể những lĩnh vực này đê xem người
đối thoại với mình có chung những sở thích n
.1
hay không?
Nếu người đó không quan tâm đên những gì vốn
là sở thích của bạn, thì bạn nên lịch sự xin lồi rối
quay đi. Thế nào thì trong số khách mời, bạn cũng sẽ tìm được cho mình một người thú vị hơn để bắt chuyện chứ!
CÁC BUỔI GẬP MẶT GIA ĐÌNH, TỪ ĐÁM CƯỚI CHO ĐẾN ĐÀM tang
Các buổi tiệc cưới và lễ
Bar Mitzvah
(bây giờ người ta tổ chức cả lễ
Bar Mitzvah
cho các cô gái, còn ngày trước, khi tôi còn trẻ chưa xuất hiện tục này), các buổi sinh nhật và những ngày lễ được nghỉ mà gia đình tập hợp đông đủ thường là những bối cảnh thoải mái cho ta nói chuyện, ở đó hầu hết mọi người đều biết nhau, ngày hôm ây là một ngày vui và mọi người có tâm trạng nghỉ ngơi, có lẽ là trừ những lúc ta phải chờ để ông thợ ảnh chụp đến hàng nghìn kiêu anh cho cô dâu chú rể trong tiệc cưới.
Trong những dịp này, bạn luôn luôn có sần chù đề đê bắt chuyện ngay cả với một người bạn mới g4p lần đầu:
"Anh có quen cô dâu không? Tôi mới gảp chu rí
lân đâu, nhưng tôi là bạn cũ của gia đinh Wn nlu tỏ
dáu. Cô ấy thật dễ thương, và gia đình cô ấy I urì. vậy!" Thê là bạn đã có thể nói chuyện với người khai khoảng chừng nửa tiếng đồng hồ về chuyện cô dáu hoặc chú rê.
Còn nếu người tiếp chuyện bạn lại là người
quen
•
biết của nhà trai thì sao? Cũng vậy thôi, khi đó thì cả bạn
và người đối thoại có thể nói chuyện với nhau cả
tiếng liềnỂ
"Thế anh có biết cô dâu chú rể đi hưởng tuẩn trăng mật ở đâu không?". Nếu bạn hoặc người tiếp chuyện bạn đã đến nơi đó rồi, thì bạn lại có thêm chuyện đê nói với nhau ít nhất là nửa giờ nữa.
Ngược lại, các đám tang lại có thể là những dịp làm ta hay bị lúng túng nhất, và đó là một trong những bối cảnh hóc búa nhất cho việc giao tiếp. Tôi có một nguyên tắc cơ bản trong việc chia buồn với
gia đình người quá
cố,
cả khi họ trực bên quan tài
hay là trong đám tang: Không thể hiện tình cảm quá mức và không tự biến mình thành người thừa. Một trong những câu "an ủi" mà tôi hay nghe thây ở các đám tang: "Tôi biết anh (chị, ông, bà, v.v.) đang cảm thấy như thê nào". Tôi luôn luôn tránh nói câu này, vì hai lý do: Thứ nhất là nếu người thân trong gia đình người ta qua đời vì những lý do tự nhiên, thì họ đã biết là ta thông cảm với hoàn cảnh của họ như thé nào. Thứ hai là, nếu như hoàn cảnh qua đời cùa
người quá
cố
thực
sự
đặc
biệt, lả
dữ bất
n>’.i
IM
sốc cho người thân của người đó, thi ta không có ki'
cứ cách nào đê có thể biết được là người thán cua người quá cố cảm thây như thế nào.
Tốt nhất là bạn chia buồn chân thành với gia chù, bạn nên thể hiện sự thông cảm của mình
nhưng
không tỏ ra quá đau buồnế Trong khi dự đám tang, tôi thường kể lại cho những người thân trong gia đình người quá cố một kỷ niệm thân thuộc nào đó của tôi có liên quan tới người đã khuất: "Tôi sẽ khóng bao giờ quên cái hồi tôi nằm bệnh viện, và anh
John
đã đến thăm tôi trong viện vào một tối thứ Sáu, mặc dù hôm ấy ười mưa rất to và anh ấy thì vừa mới từ
New
York về nhà".
Nếu bạn không quen lắm với người quá có thi
bạn có thê phát biểu ngắn gọn về những gì người
này đạt được ữong đời - người đã khuât được người trong giới, trong ngành kính trọng ra sao, ông ta lả một người chồng, người bố tô't trong gia đình, hoặc là đã có đóng góp gì cho thành phố khi ông ta còn là Uy viên Hội đồng nhân dân, v.v. Và chắc chăn là bạn không cần có người cố vấn cho mình là nên nói gi trong những trường hợp này. Bạn chỉ cần tự đặt mình vào địa vị một thành viên trong gia đình ngưi*i quá cô, là có thê biêt khi đó người đó muốn được nghe những lời như thê nào. Tô*t nhât iá ban nổn chu
buồn với gia quyến người quá cố một cách gian
ill
vào những thời điểm như thế này họ khỏng còn I' T nào mà để ý đến chuyện bạn nói hay đến đâu. Nôu bạn chân thành thì chỉ một câu chia buổn đơn gian như "Tôi rất buồn, và chúng ta sẽ luôn nhớ mãi óni; (bà)" là đủ.
Nếu bạn là người đọc điếu văn trong một buổi tang lễ(1), thì theo ý tôi bạn cũng nên tuân theo những nguyên tắc như vậyỗ Tôi hoàn toàn không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này, nhưng tôi có thê’ kê ra đây với các bạn một trường hợp là kinh nghiệm của chính bản thân tôi.
Tháng 12 năm 1993,
Bob Woolf,
bạn thân và là người đại diện của tôi, đột ngột qua đời. Nếu ai đã từng là khách hàng của
Bob
thì cũng đều trỏ' thành bạn của ông,
Bob
là một người như vậy. Ông và con gái ông,
Stacey Woolf,
một cô gái rất có tài, đã từng là người đại diện cho tôi trong nhiều năm, và hai người luôn luôn thể hiện tính nhất quán - điều này luôn là mối quan tâm hàng đầu của
Bob
- lòng tổn trọng người khác, tính lịch sự, khỏi hài và thành công. Họ luôn luôn đại diện cho mọi khách hàng theo cùng một cách nhất quán - từ
Larry Bird
đớn
°' ở đây
Larry King
nói về tập quán
ở
Mỹ, cỏ
một
sữ
diím
khác biêt so với
ở
Viêt Nam.
Carl Yastrzemski
đến
Gene Shalit
vã
Pete Axthclm
Tâ't cả chúng tôi đều choáng váng khi nghe
tin Bob
đột ngột qua đời trong giấc
ngủ vào một
buổi
tối
chiều thu tại nhà mình ở
Florida,
chỉ vài hôm sau khi
ông chủ trì buổi tiệc sinh nhật lần thứ sáu mươi của
tôi tổ chức ở
Washington.
Khi
Stacey
đề nghị tôi cùng bốn người khác nữa phát biểu ưong buổi đưa tang cha cô, tôi vừa cảm thây vinh dự vừa cảm thấy băn khoăn, vinh dự vì được chọn để phát biểu, nhưng lại cũng băn khoăn vì không biết nên nói gì. Bối cảnh khi đó thực vô cùng xúc động, thành thử ra người đọc điếu văn như tôi phải cẩn thận gấp bội để chọn chủ đề thật phù hợp, và thể hiện tình cảm trong bài nói của mình bằng những từ thật chính xác. Cuối cùng tôi quyết định là giông như mọi khi tôi sẽ để cho bản năng của mình dẫn dắt, và trong trường hợp này thì bản năng của tôi mách bảo tôi nên nói về một cái gì đó nhẹ nhàng mà thôi.
Trong buổi tang lễ, tôi là người phát biểu cuối cùng. Bốn người nói trước tôi đều phát biểu rất hay, nhât là ông mục sư của
Bob,
và cuối cùng là đến lượt tôi. Đó thực sự là bài phát biểu khó khăn nhất trong đời tôi. Thật ra đó cũng không hản là một bài đi£u văn hay một lời phát biểu; tôi cần phải chia sẻ những tình cảm và những kỷ niệm của mình với nhửr»£
người xung quanh cũng đang trải qua các cảm
như tôi.
Và thế là tôi đứng đó cạnh cái bình đựng tro quàn xác bạn tổi. Tôi thây đau khổ và mâ't mát, nhưng tôi cũng biết là
Stacey
và gia đình cô còn cảm thấy đau khổ và mất mát biết nhường nào, và còn
nhiều người khác có mặt ở đó cũng cảm thây như
vậy, thế nên tôi bắt đầu nói:
"Tôi đã là một trong số hai Larry là khách hàng của
Bob.
Các bạn thử đoán
xem
khi
cả
tôi
và
Larry Bữd gọi điện đến cho
Bob
cùng một lúc thì ông sẽ tiếp chuyện người nào trước?".
Câu nói đó của tôi đã đem lại những tiếng cười đầu tiên của ngày hôm đó, và bạn có thể cảm thấy ngay đó là những tiếng cười làm cho người ta nhẹ nhõm đi được chút ít. Tôi biết là những người tụ tập ở đó đang cần một tiếng cười nhẹ nhàng.
Bob
vốn là một con người vui tươi, ông thích tiêp xúc với mọi người, cười đùa với họ; và thê là tôi kể tiêp:
"Các bạn biết đấy,
Bob
là người rất thích chụp ảnh; lúc nào cũng thấy ông đang ngắm nghía đê chuẩn bị chup một cái gì đó. Nêu bạn có hoi
Bob
xem phát minh nào là vĩ đại nhât trong lịch sư nhân loại, thì chắc là ông sẽ không ngần ngại mà trà lời ngay rằng đó là phát minh ra các minilab rửa ảnh nhanh
và liên tụic suốt ngày".
Một lần nữa người nghe thấy thoải mái về cáu đùa của tôi. Tôi cảm thây là bản năng của tổi đã chi cho 'ôi đi đúng hướng, và mọi người đến dự lễ tang cũng đều thây rằng tôi đã chọn được một chủ đẻ phu hợp để tưởng nhớ về
Bob.
Vì vậy trong những hoan cảnh đặc biệt hóc búa như phát biểu trong một lễ tang, bạn nên nghe theo bản năng của mình; nó có một biệt tài mách bảo cho bạn nên nói gì và không nên nói gì. Nếu bạn có cảm giác ỉà những người đến dự lễ tang muốn nghe kể lại một kỷ niệm, hoặc một câu nói nào đó của người quá cô', thì chắc là thực tế đúng là như vậy. Cũng như vậy, nếu bạn định nói gì đó nhưng trong lòng còn thấy e ngại sợ người ta hiểu
nhầm câu nói đó của mình, thì bạn nên giữ lại câu đó
ữong đầu mình thì hơn.
Tôi thấy việc phát biểu tại buổi tang lễ của
Bob
là
một nhiệm vụ rất khó khăn, và chắc han những người phát biểu khác cũng như vậy. Nhưng cả năm người chúng tôi đều nhận lời lên phát biêu ngày hôm đó vì một lý do giống nhau - đây là cách tổt nhât đê chúng tôi viếng hương hồn người bạn dã khuât của chúng tôi. Nói cho cùng thì các buôi cáu nguyện và tổ chức tang lễ chính là đều nhằm vào mục đích này. Không ai thấy thích thú gì khi đi dự một đám tang; nhưng tất cả mọi người đến đó cùng vì một lý do - vì bạn yêu mến người đã khuảt, và vi bạn muôn làm điều gì mà bạn thây cần phài làm
Không ai đến dự đám
tang của
Bob Woolf
dó n■•! <
Larry
King
nói chuyện. Chúng tôi đến đây, vì ngư<M đã khuất là
Bob,
và tất cả chúng tôi đều còn nợ ỏnr một câu chào vĩnh biệt tự đáy lòng mình, mà ổng rát xứng đáng được hưởng.
Đây chính là lời khuyên của tôi với các bạn, nếu có bao giờ người ta mời bạn đến phát biểu trong một buổi tang lễ. Bạn hãy luôn nhớ rằng mọi người đến dự không phải là để nghe bạn nói chuyện. Họ đến đó cũng vì một mục đích như bạn - đến để bày tỏ với người khác nỗi buồn khi có một người mà mình yêu mến đã qua đời, và cùng nhau tưởng nhớ lại quá khứ của người đã khuất. Bạn hãy bày tò lòng kính phục và yêu mến của mình đối với người đã khuất; bày tỏ sự thông cảm với gia chủ và cố gắng diễn đạt ngắn gọn thôi. Và nếu bạn có điểm xuyết một hai tiếng cười nhẹ nhàng thì cũng không hề gì cả!
CÁCH NÓI CHUYỆN VỚI NHỮNG NHẢN VẬT NỔI TIẾNG
Nói chuyện với những người nổi tiêng như thổ nào là một băn khoăn lớn của nhiều người. Dù cho nhân vật nổi tiếng đó có phong cách bình dân đi'n nriây đi nữa thì ta cũng vẫn dễ dàng bị hốt hoàng vi danh tiếng của người đó.
Nếu bạn không chuẩn bị cẩn thận trong đâu thi nhiều lúc bạn sẽ tự đưa mình vào những hoàn cành lúng túng, mà
nhiều
khi là chính bạn cũng không tu nhận ra điều này. Các minh tinh màn bạc, các ngôi sao truyền hình, các vận động viên nổi tiếng và những người nổi tiếng khác có thể kể ra hàng trăm
chuyện những ưường hợp người ta vô tình tự minh
gây khó xử cho mình, vì họ quá lúng túng khi nói chuyện với các nhân vật nôi tiêng.
Một câu nói thường gặp nhất đối với các nhán vật nổi tiếng là: "Ôi, tôi luôn luôn là người hâm mộ anh (chị, hoặc ông, bà) từ khi tôi còn bé tí". Các cầu thủ chơi bóng chày hay được nghe câu nói này đến nỗi mà họ đùa nhau là: "Bô" tôi vẫn thường đưa tôi đến xem anh thi đấu đấy". Dù bạn vô tĩnh hay cố ý, thì khi bày tỏ lòng khâm phục của mình theo cách này, bạn đã vô hình chung nói với cầu thủ yêu môn của mình là anh ta đã già rồi.
Một nhận xét nữa mà các nhân vật nổi tiếng hay gặp là: "Tôi luôn luôn tiếc rằng lẽ ra minh cũng dã có thê trơ thanh một cầu thủ bóng chày hạng ... (hay một diễn viên điện ảnh, hay một nhà văn)". Vô hinh
chung là bạn đã làm giảm giá trị của những gì mi người tiêp chuyện mình đã đạt được, vả vô tình cho rằng là chẳng có gì là ghê gớm cả, bất cứ ai củng co thê đạt được những thành tựu tương tự.
Trong chương trình của tôi, tối đã được tióp
y
1
' n không biết bao nhiêu nhân vật nổi tiếng thuộc r.it nhiều lĩnh vực khác nhau, và tôi có thê đoan chăc với
bạn rằng họ cũng thây thích thú khi được nói chuyôn
bình thường chăng khác gì tôi với bạn. Khi tiếp chuyện
họ, trong đầu tôi không đặt vấn đề rằng họ là
những người nổi tiếng, mà tôi quan niệm rằng họ cũng là những con người - những' người có những điều yêu ghét, những tình cảm giống như mọi người khác. Và tôi thường là thành công trong việc gợi cho họ nói chuyện, bằng cách sử dụng những kỹ thuật nói chuyện như tôi vừa mới nêu ra trên đây cho các bạn.
Khi nói chuyện với những người nổi tiếng, người ta hay mắc phải một sai lầm phổ biến là quan niệm họ như là những người không biết bât kỳ một chuyện gì khác ngoài lĩnh vực của họ. Ngược lại, thực tế là trong ngành công nghiệp điện ảnh và giới thể thao của Mỹ có rất nhiều những người thông minh, học rộng hiểu nhiều, những người này quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác nhau và tham gia hoạt động trên nhiều mặt khác nhau, nhưng mỗi khi hòi chuyện họ thì ta lại chỉ thường xoay quanh các vấn đề nghề nghiệp của họ như phim ảnh hay thở thao mà thôi. Nếu bạn tình cờ biết được "sở thích ngoại vi" củó ngôi sao mà bạn đang tiếp chuyện, thì cò thí
bạn sẽ thấy ngay là ngôi sao ấy sẽ kê với
bạn
vê
chu đê này một cach tự nhiên và thoải mái hơn nhiẻu so với khi nói chuyện về công việc chính của mình. Bạn thư gọi chuyện
Woody
Allen(1); về đội bóng rổ Knicks của
New
York, hay bàn luận với Paul Newman<2) về công việc từ thiện cho trẻ con mà ông đang làm, là sẽ thấy ngay điều này.
Bạn
hãy
đừng
để cho danh thiếp của người tiếp
chuyện uy hiếp mình trong khi nói chuyện!
Woody Allen:
là một trong nhửng đạo diẻn diện ành clươn£ đại nổi tiếng ở
Mỹ.
Paul Newman:
diễn viên, đạo diễn điện ành Mỹ.
Tám điểm tương đổng của những người nói chuyên giỏi
những người thành đạt là nhửng người
NÓI CHUYÊN HAY VÀ NGƯỢC LẠI
•
• •
•
Những điểm tương đổng của ho
•
Ta học
được
gì từ
Frank Sinatra,
Bill Clinton
và
Edward Bennett
WỉlỉiamsẾ
x_r
■A.
-A-ầu hết những người thành đạt đéu la những người nói chuyện hay, cho nên không có gi đáng ngạc nhiên là ngược lại, những người nói chuyện hay thường cũng rất thành đạt. Nỏu Kìn
ph.
1
triên được trong mình một khà nảng nói chuyén hav
-
và ta có cách đê’ phát triển khả năng này được - thi bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để thành công. Nếu bạn tự cảm thây mình đâ là người thành công rồi, thì bạn có thể gặt hái thêm nhiều thành công nữa nếu bạn luyện cho mình ăn nói hay hơn trước.
Thực vậy, chẳng lẽ lại có những người thành đạt mà lại không biết cách diễn tả ý kiến mình cho hay hay sao? Tôi không thể kể ra được một trường hợp nào như vậy cả. Hoàn toàn không có. Có thể có người nào đó trong số họ không xuầt sắc trong khoa nói chuyện phiếm, hoặc cũng có thể họ không phải là những người diễn thuyết giỏi; nhưng có một điều chắc chắn là tài ăn nói của họ đủ hay trong các hoàn cảnh khác nhau, để có thể đem lại cho họ cả thành
*
• • công và thậm chí là sự nổi tiếng.
Chưa có ai coi
Harry
Truman
[7]
là một nhà diễn thuyết tài giỏi, nhưng có rất nhiều người coi ông là một tông thống vĩ đại. Một trong những nguyên nhân giúp ông trở thành một tổng thống Mỹ được tưởng nhớ là vì ông có tài thuyết phục trong các cuộc thương thuyết chính trị. Mặc dù ông không phài là một diễn giả có sức mê hoặc người nghe,nil
ưng ông
có quyết tâm rõ ràng là diễn đạt ý kiến cùa mình
sao cho người khác hiểu rõ nhât. Thay vì dùng ngỏn từ của các diễn thuyết gia, ống thê hiện I
<1
kiến của mình bằng một thứ tiếng Anh đơn gi.ìn, dễ hiểu. Cũng như
Truman, Lyndon Johnson chi
là một diễn giả bình thường, nhưng không ai có thí' địch nôi ông về tài ăn nói, khi ổng nắm ve áo bạn mà thuyết phục trong phòng giữ áo ngoài của Nghị viện.
Martin
Luther King
Jr.
[8]
thì lại nổi tiếng vì những nguyên nhân hoàn toàn trái ngược so vớiTruman
và
Johnson.
Ông là một diễn giả dày dặn kinh nghiệm, một người có thể dùng lời nói của mình mê hoặc thính giả, khuây động tinh thần cả một quốc gia bằng khả năng nói trước
micro
vô song của mình.
Tôi sẽ bàn về việc diễn thuyết trước công chúng trong một chương sau. Đối với hầu hết mọi người trong sô' chúng ta, mốỉ quan tâm lớn nhất là giao tiếp hàng ngày sao cho có hiệu quả, kể cả trong các buổi gặp mặt xã hội và khi bàn chuyện công việc. Nay ngồi nghĩ lại về những người tôi đã tiếp xúc cả trong các buổi nói chuyện ưên truyền hình và ở ngoài đời,
tôi thây những người nói chuyện giỏi nhất
trong .
họ đều có một số đặc điểm chung mà tôi sẽ đẻ cãp
tới dưới đây.
CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHỬNG NGƯỜI NÓI CHUYỆN HAY
•
Họ
nhìn nhận sự việc từ các góc độ mới mỏ
và đưa ra những quan điểm bất ngờ về các vân đề quen thuộc.
•
Những người này
có tầm nhìn bao quát;
họ thường suy nghĩ và đàm luận về nhiều đề tài phong phú vượt ra ngoài phạm vi cuộc sống thường ngày của họ.
•
Họ là những người
nhiệt tìiửì,
luôn say mê với những gì họ đang làm và thích thú với những gì bạn đang kể với họ.
•
Họ
không chỉ nói chuyện về bản thân mình
mà thôi.
•
Họ là những người
ham hiểu biết;
họ luôn luổn đặt ra câu hỏi "tại sao lại như vậy?", và khi nào
họ cũng muốn biêt nhiều hơn về những điứu
bạn đang nói về họ.
•
Những người nói chuyện giỏi là những ngtiửi
biết cam thông.
Họ thường đăt mình vào tlụi vị cua bạn, và tư liên hệ với những gì bạn đang cho họ nghe.
•
Họ đều là những người
có óc khôi hai,
va hi> chẳng ngại ngùng gì mà không tự giễu cợt ban thân mình. Thực tế cho thây là những người nói chuyện hay nhất thường cũng kể chuyện cười về bản thân mình nhiều nhất.
Họ có
phong cách
nói chuyện riêng của mình.
NHÌN NHẬN Sự VIỆC TỪ MỘT GÓC ĐÔ MỚI
te • • • • •
Đây là đặc điểm có lẽ hay gặp nhất ở những người biết cách nói chuyện
hay. Frank Sinatra0
* là một ví dụ điển hình; ông là người nói chuyện tuyệt vời trong các buổi tiệc. Ông quan tâm đến rất nhiều vấn đề khác nhau, và nếu bạn may mắn bắt gặp ông đang kể chuyện về nghề ca sĩ của mình, thi thật không gì thú vị bằng; không phải vì ông sẽ kể cho bạn nghe ông là một ca sĩ vĩ đại như thế nào (ông không bao giờ đả động đến điều này), mà là vì ông có vốn hiểu biết vô cùng sâu sắc về âm nhạc. Ông đã trăn ữở suy nghĩ về nghề nghiệp của mình, nên thường đưa ra được những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về công việc này.
Một lần cách đây mấy năm, tôi được ngổi cạnh
Frank
trong một buổi tiệc tối mừng
Irving Berlin
tổ chức ở
California.
Sau bửa tiệc, mọi người đẻ nghi ông đứng
lên hát một bài hát rất nổi tiếng của
Irving
bài
Em có nhớ chăng?
Tôi còn nhớ bài hát này rất được ưa chuộng thời tôi còn là thanh niên. Những người thuộc thế hệ của tôi và những người già hơn nữa chắc hẳn vẫn còn nhớ đây là một bài hát nhẹ nhàng, dịu dàng, một bài tình ca lãng mạn hát tặng cho người mình yêu.
Nhưng lần này,
Frank Sinatra
đã làm tôi bị bất ngờ. Ồng nói: "Tôi đã từng nhiều lần hát bài này; lần nào tôi cũng thể hiện nó như là một bài tình ca nhẹ nhàng. Nhưng hôm nay tôi sẽ hát bài này cho các bạn nghe theo một kiểu khác. Các bạn có biết vì sao lại như thế không? Vì thực ra đó là một bài hát cay đắng".
Ngay lập tức, tôi cũng hồi tưởng lại lời hát và cả hai chúng tôi cùng ngâm nga lời thơ của bài hát đó:
Em còn nhớ cái đêm đó không?
Khi em tììẩm thì nói "yêu anh",
Em còn nhớ không em?
Em còn nhớ đã thê yêu anh tha thiết
Thề với mọi vì sao đêm?
Em còn nhớ không em?
Frank
giải thích: "Thực ra trong bài hát này thì chàng trai đang giận dữ, nên tối hôm nay tổi sẽ hát theo một cách khác, thê’ hiện sự cay đắng trong đó" Và thế là ông hát, còn chúng tôi thì khâm phục tài năng của ông, không đơn thuần chỉ là hát mà thực sụ là thể hiện cái hổn của bài hát.
Frank Sinatra
đã làm cho bữa tiệc hôm đó sôi nôi hẳn lên, vì ông đã đưa ra một cách nhìn mới về một vân đề cũ, mà trong trường hợp này là một bài hát mà ai cũng biết. Từ đó trở đi, mỗi khi nghe thấy bài hát này là tôi lại lắng nghe theo một kiểu khác, vì tôi nhớ tới những gì
Frank
đã nói ngày hôm đó.
Frank
là một người nói chuyện gây ấn tượng như thế đây!
MỞ MANG CÁC CHÂN TRỜI CỦA BẠN
Cững như
Frank Sinatra,
ông
Mario Cuomo,
thị ữưởng thành phô'
New
York, là một người tiếp chuyện thú vị trong các buổi tiệc tối, và con trai ông là
Andrew Cuomo
cũng thừa hưởng được đặc điém này từ ông bố. Ông Cuomo bố không những chì đồng ý với tôi về điểm này, mà ông còn giải thích cho tôi nguyên nhân vì sao lại như vậy nữa.
Andrew Cuomo
nay đã ngoài ba mươi tuôi và đang là Thứ trưởng về vấh đề nhà ở và phát triển đô thị trong Chính phủ
Clinton
.
Anh đã từ bô con đường công danh sáng sủa của mình với tư cách li
một luật sư tư để đến
Washington
tham gia van
Chính phủ
Clinton,
và đóng góp công sức cùa minh vào việc phục vụ xã hội. Anh là người tinh thóng, uyên bác toàn diện, một người "thú vị và ham hiểu
biết", như cách
Dale Carnegie
vẫn nhận xét về một sô'
người tiêu biểu.
Một hôm khi nói chuyện với ông thị trưởng
New
York qua điện thoại, tôi kể với ông là tôi thấy thú vị như thế nào khi được trao đổi với
Andrew,
mỗi lấn tôi tình cờ gặp anh ta ở
New
York, và tôi thấy anh ta là một con người toàn diện như thế nào. Lúc đó ông Cuomo bô' mới nói với tôi rằng có một lý do tại sao Cuomo con lại toàn diện như vậy, hay chính xác hơn là một lợi thê' mà ít ai trong chúng ta có được, còn
Andrew
thì không những chỉ may mắn có được lợi thế này, mà còn sáng suô"t biết cách triệt đê tận dụng nó.
Ông thị trưởng
Mario
Cuomo nói với tôi: "Tát cà bôn ông bà nội ngoại của
Andrew
đều còn sống cho đến lúc
Andrew
đã 30 tuổi, và bây giờ
Andrew
vẫn còn hai ông bà khỏe manh". •
bô' giải thích với tôi là
Andrew
lúc nào cũng rât tận tinh và quan tâm tới ông bà nội ngoại cùa ĩĩứnh. Anh tâm sư với ông bà, hỏi chuyện họ, lảng nghe những kinh nghiệm của họ. Các ông bả cùa anh là bốn người già xuất thân từ hai vùng khác nhau cù*»
Italy,
họ đã sống từ đầu thế kỷ, khi người ta côn dùng xe ngựa làm phương tiện đi lại, chưa có đión. chưa có
radio,
khi mà những bệnh mà bãy giờ đa bi trừ tận
gốc
thì lúc đó còn hoành hành cướp đi bi* I bao sinh mệnh, khi mà họ hàng thân thuộc và hàng xóm của gia đình Cuomo không có ai được học quá tiêu học, và tin tức từ bên ngoài đến với cái xóm nhỏ của họ chỉ thông qua truyền miệng mà thôi.
Tôi không có ý định nói rằng
Andrew Cuomo
là một kho hiểu biết về cuộc sống ở nông thôn
Italy
thời xưa hay là một người nói chuyện thú vị về chủ đề nước
Italy.
Ý tôi muốn nói ở đây là từ nhỏ
Andrew
đã lắng nghe mọi người xung quanh mình, và đến nay vẫn giữ được thói quen bô ích đó, nhờ vậy mà anh trở thành một người nói chuyện thú vị và toàn diện; anh đã học hỏi được nhiều điều, và thói
m 9 • • 9
quen lắng nghe người khác của anh giúp cho người tiếp chuyện cảm thấy thoải mái và thích thú được nói chuyện với anh.
Khi ông Cuomo bố giải thích điều này cho tôi, ông đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Người ta vẫn nói là "đi một ngày đàng học một sàng khôn", nhưng nốu bạn là người chăm học hỏi và biết lắng nghe người khác, thì bạn vẫn có thể mở rộng tầm kiến thức cùa ttiình mà không cần phải đi ra khỏi nhà. Chúng ta đều có ông bà nội ngoại; có thể chúng ta không được roay mắn bằng
Andrew
được sống bên ổng bà rát l«u, nhưng chắc chắn là ai ai trong sô chung ta cũng đểu biết quanh mình có những người già ngoai tam mươi, chín mươi, thậm chí có người còn sống hơn
một trăm tuổi. Và nếu chúng ta hồi chuyện họ, lắng
nghe những gì họ kể lại, thì chắc chắn chúng ta đã tích luỹ được cho mình biết bao câu chuyện thú vị về những thuở ngày xưa, thậm chí có những chuyện mà bây giờ chúng ta không thể tưởng tượng ra được.
Khi cha tôi mất đi thì có một dạo mẹ tôi nhờ một bà cụ giúp đỡ trông nom anh em chúng tôi, còn mẹ tôi thì đi làm kiếm tiền để cho chúng tôi có đủ cái ăn
cái mặc và trả tiền cho căn hộ nhỏ của chúng tôi ở
khu Bensonhurst thuộc
Brooklyn.
Bà cụ giúp việc đó đã ngoài tám mươi tuổi; bố của bà đã từng tham gia chiến đấu trong thời Nội chiến
[9]
. Khi còn nhổ, bà cụ đã trông thây
Abraham
Lincoln
[10]
bằng xương bằng thịt. Và tôi còn nhớ là khi đó tôi đã say mê nghe cụ kể chuyện như thế nào.Các bạn có thể thấy là thời thơ âu của tôi ở
Brooklyn
về một mặt nào đó cũng là một cánh cửa mở ra cho tôi thấy một thời kỳ khác trong lịch sử nước Mỹ. Có lẽ là bạn cũng có nhiều điều học hỏi được từ những người già sống quanh bạn. Ta có thê'
ừ
dụng những câu chuyện đó trong rát r>hi' >i trường hợp - chăng hạn khi gặp chù đề nói chuyón về bào vệ sức khỏe, về thế hệ ông bà của chúng ta, ví* những người thầy, người huấn luyện chúng ta, hay là về cuộc Nội chiến Bắc - Nam.
Kết luận của chúng ta từ câu chuyện trên đây là
như sau: bạn hãy nhớ lại ông bà của mình và những
nơười già khác sống gần ta khi ta còn nhỏ, những câu chuyện và kinh nghiệm của họ. Họ và những người khác có kinh nghiệm sống khác với những gì mà bạn đã trải qua - họ đều có thể giúp bạn mở rộng tầm suy nghĩ của bạn và làm giàu cho kho dự trữ những chù đề thảo luận của bạn.
LÒNG NHIỆT TÌNH
Tôi luôn cho rằng một trong những nguyên nhân giúp tôi đạt được một số thành công nhất định trong lĩnh vực phát thanh truyền hình là vì khán giả có thê thấy được là tôi thực sự yêu thích công việc mà tôi đang làm. Bạn không thể giả vờ trong chuyện này được, và nếu bạn cứ cố thử giả vờ thì bạn sẽ thât bại. Còn nêu bạn thực sư thích thú những gì bạn đang làm và thê’ hiện lòng nhiệt tình đó của bạn với những
người tiếp xúc với bạn, thì
cơ
hội thanh công cùa bạn
sẽ lớn hơn rất nhiều. Tôi đả nhận thây điều này
ờ
nhiều người có con đường công danh rát khác nh
.111
từ Tổng thống
Clinton
đến
Tommy
Lasorda.
Lasorda, người chịu ưách nhiệm về đội bóng
chày
Los Angeles Dodgers
đã đến nói chuyện
trong chương trình của tôi một ngày sau khi đội của ỏng gặp thất bại thảm hại ưước đội
Houston
trong giải
Cup
quốc gia năm 1981. Nếu chỉ nhìn qua phong cách sôi nổi và nhiệt tình của ông trong khi nói chuyện, thì không ai có thể đoán ra rằng là ông bầu của đội bị thua. Khi tôi hỏi ông là tại sao có thể thấy ông phân khởi như vậy, thì ông trả lời: "Ngày đẹp nhất trong đời tôi là ngày tôi lãnh đạo một đội bóng chiến thắng. Còn ngày đẹp thứ nhì trong đời tôi là khi tôi lãnh đạo một đội bóng đang thất bại".
Khi tôi phỏng vấn tổng thông
Clinton
trong ngày kỷ niệm một năm nhậm chức ở Nhà Trắng của ông, ông cũng đã nói một điều gần giống như
vậy về công việc tổng thông của mình, cả hai
người,
Bill Clinton
và
Tommy
Lasorđa đều là nhưng người nói chuyện giỏi - và là những người tôi rât thích được mời đến chương trình của tổi - vì cả hai đều có chung một điểm: họ rất nhiệt tình với công việc cua họ, và họ thê hiện lòng nhiệt tình lió trong nói chuyện với bạn. Lòng nhiệt tình cùa họ và việc họ sẵn sàng chia sẻ nó với người khác đã giúp họ không những trở thành những người nỏi
chuyện
giỏi, mà còn giúp họ thành công trén cor đường công danh mà họ đã chọn.
Có thể bạn không thấy hào hừng về công việr của mình được như
Tommy
Lasorda; tôi mong là bạn nhiệt tình được như vậy, nhưng không phải là ai cũng may mắn như
Tommy.
Nếu vậy thì bạn hãy nghĩ về những gì gây hào hứng cho bạn: con cái, những thú vui của bạn, những quyên sách mà bạn yêu thích, v.v... Bạn hãy nghĩ về những điều này trong khi nói chuyện để gợi sự hào hứng, và thê hiện sự hào hứng đó vào câu chuyện. Nếu bạn tìm được một chủ đề mà bạn thực sự hứng thú và bạn làm cho người nghe mình hiểu được vì sao bạn lại hứng thú như vậy, thì tức là bạn đã trở thành một người nói chuyện thú vị rồi!
KHÔNG CHỈ NÓI RIÊNG VỀ BẢN THÂN MÌNH
Thường là trong các câu chuyện thì bao giờ bạn cũng phải kể cho người tiếp chuyện mình một vài điều về bản thân bạn, và trả lời một sô' câu hỏi về bạn mà người đó có thể hỏi. Nhưng xin bạn chớ có nói vé bán thân mình quá nhiều. Thay vào đó, bạn nên đạt câu hỏi ngược ưở lại và "phỏng vấn" người
tii'p
chuyện mình: "Thế còn chị,
Mary?
Chị làm
việc ỏ
đâu vậy?".
Những người nói chuyện giỏi luôn quan tám đ. n tất cả mọi thứ, bất cứ lúc nào họ cũng có thê dật câu hỏi "tại sao?". Chính vì luôn tò mò tìm hiểu như vậy, nên họ biết cách nghe người khác và họ có được hiểu biết sâu rộng về nhiều mặt - và lúc nào họ cũng học hỏi được những điều mới lạ.
CẢM THÔNG VỚI NGƯỜI TIẾP CHUYỆN
Người ta thích tâm sự với những người biết thông cảm với chúng ta - những người thê hiện cho ta thây họ không chỉ quan tâm đến những gì ta nói, mà cả những gì ta cảm thây nữa. Khi bạn kê với ai đó là bạn có chỗ làm mới, thì chắc chắn là bạn muốn nghe người đó nói: "Thật thế à? Tuyệt quá!", chứ không phải chỉ là: "ồ, thế à?". Vì thế khi bạn nghe người khác nói chuyện, hãy thể hiện tình cảm cùa mình với câu chuyện.
Ta có thể lấy
Oprah Winfrey,
một người dần chương trình truyền hình quen thuộc, làm ví dụ. Cổ
luôn được cảm tình của khán giả, vì cô đã thông càm
công khai với các khách mời trên chương trinh cua cô. Bạn có thê’ thấy ngay lập tức là cô ây quan tâm
đến những gì họ nói và liên hệ bản thân cổ VƠI
những vấn đề đó. Sự thông cảm cùa cô củng Kìm cn°
người khách thấy cởi mở hơn và tám sự nhiều hiJn với cô. Đây cũng là một đặc điêm nữa của những người nói chuvện giỏi.
Tôi cho rằng tất cả những người dẫn chương trình truyền hình xuất sắc đều có chung đặc tính này. Tôi vẫn thường nói đùa về họ là "những kẻ thương người". Nếu bạn kể cho họ biết là bạn đang bị một khối u trong não - hay chỉ đơn giản là bị cúm - thì họ sẽ thông cảm với bạn, muôn an ủi bạn và họ thê hiện điều này ra cho khán giả thấy.
Sonya Friedman,
người dẫn chương trình truyền hình trực tiếp hàng ngày
Sonya Live
trên CNN cũng là một thí dụ tương tự.
Dick
Cavett là một "kẻ thương người" tuyệt vời khác, một con người thông minh xuất sắc và hiểu biết nhiều mặt; ông có một phong cách nói chuyện thể hiện được là ông rất quan tâm đến khách mời ữong chương trình của mình, và ông quan tâm đến việc người khách mời có được thoải mái hay không nhiều hơn là việc phỏng vẫn họ đê’ khai thác những tán giật gân.
Bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào, tính hài hước cũng
đều được mọi người hưởng ứng, và trong một sô' trường hợp thì vài câu nói đùa trở thành một yếu tố không thể thiếu được. Mỗi khi thuyết trình về một vẩn đề gì đó, tôi luôn luôn tuân thủ một nguyên tắc chủ đạo: ‘‘Không bao giờ được nói chuyện nghiêm
túc quá lâu”. Nguyên tắc này cũng cẩn được áp dunp cho mọi trường hợp giao tiếp khác, vả có lẽ trong giao tiếp thường nhật ta càng phải áp dụng nguyên tắc này nhiều hơn.
Tuy nhiên, tính hài hước không thể có tác dụng nếu ta dùng nó một cách gượng ép. Những nghệ sì hài hiểu rất rõ điều này và họ không cố tình pha trò cười. Tôi có thể kể ra cho các bạn một ví dụ đặc sắc đó là
Bob Hope.
Khi dự các buổi tiệc tối,
Bob
không bao giờ cỏ' tình tỏ ra mình là một người hài hước và độc đáo. Tất nhiên là ông không bao giờ là người tể nhạt hay quá nghiêm túc, nhưng ông cũng tế nhị không diễn lại những màn độc thoại vui của mình trong bàn tiệc. Ai ai cũng đều đã biết ông là người pha trò trên sán khâu, trên
TV
và trong phim ảnh, nên hà tất ống phải chứng minh lại điều này trong bàn tiệc làm gi. Hơn nữa,
Bob Hope
không chỉ đơn thuần là một nhà hài kịch, một người chuyên pha trò cho người khác cười; ồng còn là một nhà kinh doanh thành đạt, và quan tâm đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tát cà những
kirth nghiệm sống đó của ông là đề tái vô tận cho
các
cuộc nói chuyện, và giúp ông trở thành một ngi^i
nói
chuyện thú vị, thậm chí ngay cả khi ổng kh‘ini?
nói đùa đi nữa.
Diễn viên điện ảnh Al
Pacino
thì lai có mộ* túc quá lâu”.
Nguyên
tắc này cũng
cần
được
áp
dun-.
cho mọi trường hợp giao tiếp khác, và có lẽ tTonp giao tiếp thường nhật ta càng phải áp dụng nguyên tắc này nhiều hơn.
Tuy nhiên, tính hài hước không thể có tác dụng nếu ta dùng nó một cách gượng ép. Những nghệ sĩ hài hiểu rất rõ điều này và họ không cố tĩnh pha trò cười. Tôi có thể kể ra cho các bạn một ví dụ đặc sắc đó là
Bob Hope.
Khi dự các buổi tiệc tối.
Bob
không bao giờ cố tình tỏ ra mình là một người hài hước và độc đáo. Tất nhiên là ông không bao giờ là người tẻ nhạt hay quá nghiêm túc, nhưng ông cũng tế nhị không diễn lại những màn độc thoại vui của mình trong bàn tiệc. Ai ai cũng đều đã biết ông là người pha trò trên sân khâu, trên
TV
và trong phim ảnh, nên hà tất ông phải chứng minh lại điều này trong bàn tiệc làm gì. Hơn nữa,
Bob Hope
không chỉ đơn thuần là một nhà hài kịch, một người chuyên pha trò cho người khác cười; ông còn là một nhà kinh doanh thành đạt, và quan tâm đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tât cả những kinh nghiệm sống đó của ông là đề tải vô tận cho các cuộc nói chuyện, và giúp ông trở thành một ngií^1 nói chuyện thú vị, thậm chí
ngay
cà khi ông không nói đùa đi nữa.
Diễn viên điện ảnh AI
Pacino till
lại có ni‘M
phong cách hài hước tự nhiôn khác. Anh la một tr< >n>’ những diễn viên bi kịch xuâ't sắc nhất cùa nước
My,
nhưng đó là trong phim; còn ngoài đời thi anh là một người hài hước: anh thích nói đùa theo kiêu
New
York. Anh có cái nhìn và cách phản ứng của người
New
York với mọi sự việc, luồn phớt lờ các mối đe doạ và hiểm nguy trong đời, vì người
New
York lúc nào cũng phải đô'i mặt với những mối đe doạ và nguy hiểm ở ngay tại thành phố quê hương của mình.
Có một lần chúng tôi gồm có
Walter
Cronkite, Pelé, AI
Pacino
và tôi đứng nói chuyện với nhau trong tiền sảnh của khách sạn
Beverly Wilshire
ở
Los Angeles,
chỉ mây tiếng đồng hồ sau khi xảy ra trận động đất kinh khủng vào tháng Giêng năm 1994. Chúng tôi đến
Los Angeles
là để dự một buổi lễ trao giải thưởng cho các kênh truyền hình cáp được tổ chức vào tôi hôm trước đó. Bốn người chúng tôi đang đứng nói chuyện với nhau về cảm tưởng của mình khi xảy ra động đất. Ai nấy đều kể rằng mình bị choáng váng khi xảy ra động đất - ít nhât là tôi cám thấy như vậy. Nhưng
Pacino
thì chỉ nhún vai và nói: “Tôi là người
New
York, nên tôi cứ tưởng là cỏ
kẻ nào đó đặt bom.” Đó không phải là một câu đùa, chỉ là một nhận xét đặc sắc, nhưng lúc đó nó làm tát cả chúng tôi cùng cười phá lên.
Một con người hài hước theo một phong cách khác hăn là
George Bums,
ở ngoài đời ổng cùng vì»n là con người ngộ nghĩnh mà bạn găp trứn truyền hình; ông chỉ có một phong cách duy nhất là ngô nghĩnh mà thôi. Đối với ông thì việc điểm xuyết vao câu chuyện những đoạn tiếu lâm mà ông vẫn biểu diễn là một điều rất tự nhiên. Chăng hạn như nêu câu chuyện quanh bàn tiệc chuyển sang chủ đề về y tế, và mọi người đều đang suy luận và so sánh về các phương pháp bảo vệ sức khoẻ, và những vấn dể đại loại như vậy. Nếu khi đó có ai hỏi
George Bums,
là người sắp tổ chức sinh nhật lần thứ một trăm cho mình, xem ông nghĩ thế nào về các bác sĩ ngày nay, thì ông sẽ nói: “Tôi ây à? Bây giờ tôi vẫn hút mỗi ngày mười điếu xì gà, uống hai ly
martini
vào bữa trưa và hai ly nữa vào bữa tối. Các bạn thây là tôi vẫn cặp kè với những phụ nữ trẻ hơn tôi nhiều. Người ta có hỏi tôi là bác sĩ của tôi nghĩ như thế nào về chuyộn này?”
Đến đây thì ông nhìn quanh bàn một lượt rồi tự trả lời: “Bác sĩ của tôi thì đã chết từ cách đây cả chục
năm rồi.”
Đó,
George Bums
là con người như thê
đó,
và ông
lúc nào cũng là ông.
Không ai cảm thây
nham
chán nếu ông sử dụng lại những mâu
chuyện
gây cười của ông. Những chuyện cười đó chính là
người thật của ông, và chúng ta ai cũng biết điểu đ< nên không vì thế mà khách dự tiệc cùng ông cảm thây té nhạt; ngược lại, họ thấy vô cùng thích thú.
Một điều nữa làm cho cách kể chuyện cười của
George Bums
gây ân tượng là vì ông không cố tình đưa nó vào câu chuyện. Câu nói đùa trên đây của ông chỉ là để tiếp mạch câu chuyện mà tất cả mọi người đang bàn về các bác sĩ một cách tự nhiênế Nếu như mà ông lại nói với quan khách dự tiệc: “Này, các bạn có muốn nghe tôi kê một chuyện cười mà tôi vẫn thường kể về các bác sĩ không?”, thì rõ ràng là râ’t gượng gạo, vì lúc ây ông phải ngắt mạch câu chuyện để thu hút sự chú ý của người khác, và chuyện cười của ông không còn tự nhiên nữa.
Yếu tô' tự nhiên của tính hài hước là một điểm rất quan trọng mà bạn cần lưu ý. Dù phong cách pha ữò của bạn là như thế nào đi nữa, thì bạn cũng cần đưa nó vào câu chuyện một cách tự nhiên. Những nghệ sĩ hài chuyên nghiệp đều biết rằng trong nghề của họ thì thời điểm thích hợp để kê’ chuyện là yếu tô' quyết định thành công, và nếu bạn ngừng câu chuyện cùa mọi ngưòi lại để nghe bạn kể chuyện cười thì đó là bạn đã chọn thời điểm không thích
hợp
Nếu ngày
hôm đó mà bạn có vừa được nghe một chuyện tiêu lâm vô cùng thú vị ở cơ quan đi nữa, thì xin bạn cũng đừng ngắt mạch câu chuyện rôm rả của người khác chỉ để kể chuyện cười đó cho người ta nghe.
Don Rickies
cũng là một người khách vui nhôn trong các buổi tiệc, ông lúc nào cũng có sẵn những câu châm chọc gây cười thường trực, chứ không phài chỉ riêng lúc ông độc tấu hài trên sân khâu. Đó là bởi vì bản tính tự nhiên của ông là như vậy. Các khách dự tiệc đều biết điều này, vì thế họ thích thú được nghe những câu châm chọc thường nhật của ông.
Tại sao người ta lại cười khi nghe Don Rickles kể chuyện, chứ không cười khi nghe tôi hay bạn chọc cười? Đó là bởi vì nếu chúng ta cố tinh tỏ ra hài hước, thì người khác sẽ nhận thây ngay là chúng ta đang phải ‘lên gân” để làm bộ hài hước, còn với Don thì mọi người biết là ông đang làm một điều rất tự nhiên đối với ông. Có thể ông không tự nhận thức được là mình đang làm theo công thức dẫn đến thành công mà
Arthur Godfrey
đã chỉ ra -
hãv tự là chỉnh mình.
PHONG CÁCH RIÊNG CỦA BẠN
Một yếu tô' quan trọng khác mà những người nói chuyện hay đều có - đó là phong cách riêng của minh. Mỗi người trong sô' họ đều có một cách nói chuyện riêng, và điều này làm cho lời nói của họ
có
trọng lượng. Bàn về vấn đề này, tôi lập tức liên tưừnc
tới bốn luật sư bào chữa xuất sắc nhất nước Mỹ tron£
•
W
nửa cuối của thế kỷ này; đây là những điên hình ^
rệt
nhất
về
việc phong cách
nói
chuyện cua
m. :
người có thê khác nhau đến thế nào đi nữa, nhưn>'. tất cả họ đều đạt đến thành công, vì phong cách cù
.1
mỗi người đều tỏ ra công hiệu cho người đó trong cuộc đời.
Người thứ nhất,
Edward Bennett Williams,
có phong cách nói chuyện rất nhỏ nhẹ. Khi nói chuyện, ông làm cho bạn phải nhoài người về phía trước để nghe ông nói cho rõ hơn, nhờ vậy mà ông thu hút được sự chú ý của bạn nhiều hơn. Ông cố tinh nói nhỏ như vậy, vì đây là phương pháp của ông, và phương pháp này tỏ ra vô cùng hiệu quả. Ông đưa ra những luận điểm bắt người khác phải đồng ý với mình, nhưng ông không bao giờ nói lớn tiếng cả. Ông làm cho bạn phải chăm chú nghe như nuốt lây từng lời của ông. Với ông thì phong cách này luôn luôn tỏ ra có hiệu quả, cả khi ông đứng cãi trước toà trong phòng xử án, hay là khi ông nói chuyện với khách khứa trong một buổi tiệc đi nữa.
Percy Foreman,
một luật sư bào chữa xuât sắc khác, thì lại đánh vào tình cảm của người nghe, bằng cách tác động đến tình cảm của họ một cách tông thê. Hầu như là ông nói chuyện bằng những bài diễn
thuyết mi ni. Phong cách này là không thích hợp cho
hầu hết mọi người trong số chúng ta, nhưng với ông thì nó lại rất có tác dụng; vì đó là
phong cách nén
của ông.
William Kunstler
lại là một luật sư đao to bu , lớn. Ông lúc nào cũng tỏ ra giận dữ; phong cách cùa ông là hoàn toàn trái ngược lại với phong cách cua
Williams
và
Foreman.
Nếu hai luật sư nàv ma sư dụng phong cách của Kunstler thì chắc chắn la không bao giờ họ thành công; nhưng với Kunstler thi phong cách này đã mang lại thành công trong suốt cả cuộc đời sự nghiệp luật sư của ông.
Louis Nizer
thì lại thuyết phục toà dựa trên các sự kiện, bằng cách dựng nên một trường hợp cụ thê’ễ Nếu luật sư
Williams
tác động vào nhận thức về tình bi kịch của người nghe,
Foreman
tác động vào tình cảm và Kunstler tác động vào ý thức nổi giận của bạn, thì
Nizer
lại đánh vào nhận thức lô gíc của bạn.
Có thể là bạn không bao giờ phải để tâm đến việc phong cách nói chuyện của bạn sẽ gây hiệu quả đến mức nào trong phòng xử án, nhưng tôi muốn dùng những ví dụ trên đây để chỉ ra rằng ngay cả trong những hoàn cảnh rất giống nhau thì mỗi người vẫn có thê có phong cách riêng của mình. Bạn hãy tìm ra được cách nói chuyện thoải mái nhất cho mình và phát triển phong cách đó lên.
Thỉnh thoảng có người lại đổ nghị tôi mô tà
phong cách nói chuyện của bản thân tôi, và điểu này khó hơn rất nhiều so với việc mô tả phong cách cua
người khác. Tôi cho là có thể mô tả bản thân tôi nvM cách công bằng như là một người sôi nổi, ham hi< u biết, có lúc thì bám riết người đối thoại, có lúc lại thoải mái, luôn nhân mạnh đên những gì đang xảy ra ỏ đây và bây giờ - và, với tư cách là một người phỏng vân thì có lẽ là hay đặt câu hỏi “tại sao?” hơn những người khác.
CHỦ ĐỂ CUỐI CÙNG:
BÀN VỂ CÁCH GIỮ IM LẶNG
Dù cho bạn là một người nói chuyện hay đến đâu đi nữa, thì vẫn có những lúc mà bạn nên im lặng là hơn. Tôi rất biết cái đặc tính của con người ta nói chung là muốh tham gia vào mọi câu chuyện - nếu
không thì vì
sao
mà
các
bạn bè tôi hồi nhỏ lại gọi tôi là “nhà phát ngôn” - nhưng nếu như bên cạnh cái
nhu cầu được góp chuyện đó mà bạn
thây
bản năng mách bảo bạn là nên đứng ngoài câu chuyện đó, thì bạn cần lắng nghe theo tiếng nói bên trong của mình.
Các chủ để nói chuyên thịnh hành và hơp thời
•
Những từ
ngữ
làm
hỏng việc giao tiếp
•
Các cách khắc phuc những thói quen xâu trong giao tiếp
•
Tính hơp thời của câu chuyên
y
-r ^.in các bạn xác đinh rõ rằng quyên sách này không nhằm mục đích nâng cao vốn tử trong ngôn ngữ hàng ngày của bạn, cũng như không giup bạn nói tiếng Anh chuẩn hơn. Như tôi đã nói
ờ
trôn
tôi quan tâm đến vấn đề giao tiếp chứ khôn£ ph‘u
vân đề làm thế nào để gây â'n tượng với người kh.H
mỗi khi ta nói chuyện. Nhưng rõ ràng là có một sỏ yếu tố về từ vựng và ngữ âm mà tôi vẫn muớn đo cập đến ở đây, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả giao tiếp của bạn.
những Từ ngữ làm Hỏng việc giao tiếp
Mark Twain,
nhà văn và diễn thuyết gia tên tuổi, đã từng viết: “Sự khác biệt giữa một từ “gần chính xác” và một từ chính xác là rất lớn - nó cũng như là sự khác biệt giữa một cái chớp mắt và một tia chớp
vậy.”
Chúng ta nên nhớ rằng một từ ngữ chính xác - một từ mà người nghe có thể nhận ra và hiểu được ngay lập tức - thì thường là một từ đơn giản. Không hiểu vì sao mà con người có xu hướng thích dùng những từ “kêu”, những từ đang “mốt”, để làm cho ngôn ngữ của mình “hiện đại” hơn. Bạn có thể thây ngay là ở thời đại của chúng ta, các từ mới và các cách dùng từ mới xuât hiện và phổ biên rât nhanh; nhưng tiếc thay, trong sô đó có những từ mới không giúp gì cho ta trong việc giao tiêp có hiệu quả hơn
được.
Tôi luôn luôn tránh dùng những từ ngư khoa trương trong khi nói chuyện,
vẫn
có một sô' người lầm tưởng rằng ăn nói khoa trương là một cách thi“ hiện mình và gây ấn tượng cho người khác; một sỏ người khác thì khoa trương, đơn giàn là vì ho đà quên mâ't cách nói chuyện đơn giản, dễ hiểu, dún>’ những từ thường nhật như thế nào. Nếu bạn tránh được loại ngôn ngữ này thì mỗi câu chuyện bạn nỏi ra sẽ được người khác tiếp nhận nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều.
Ngoài ra còn có một số từ và âm sắc mà không giúp gì chứng ta trong việc thê hiện điều ta đang muốn nói, nhưng chúng lại vẫn len lỏi được vào trong câu chuyện của ta. Những từ ngữ không có iìghra đó làm vướng víu người nghe, vì chúng chỉ có giá trị như những cục xốp be bé mà người ta vẫn dùng để chèn vào trong các hộp gửi hàng: chúng chỉ là những vật làm chiếm chỗ mà thôi.
Nếu vậy thì vì sao người ta vẫn tiếp tục sử dụng
những từ ngữ này? Vì chúng là những cái nạng trong
ngôn ngữ, mà người ta có thể dựa vào đó mỗi khi nói chuyện bị sa lầy, nhưng nếu bạn bị phụ thuộc vào chúng thì cách nói chuyện của bạn lúc nào cũng sẽ khập khiễng mà thôi.
Trong tiếng Anh thì cái từ vô nghĩa đạt chức vổ địch về tần số được sử dụng là “các bạn biết đây’
(you know).
Tôi có một người bạn
ở
Washington
D.C., anh ta phải làm việc với một ông
cố
vân chuyên môn, và ông này hình như câu nào cũng ph*»« chêm vào “anh biết đấy”. Trong một lần họp, ễn^' bạn tôi đã không nén nổi tính tò mò và quyết định *<• đếm xem ông cố vân kia nói “anh biết đấy
”
bao nhiêu lần.
Buổi họp đó của họ kéo dài hai mươi phút. Bạn tôi đếm được là ông cố vân kia đã nói “Anh biết đấy”
chùĩ mươi mốt lầrA
Với những ai có chính xác toán học, tôi có thê chỉ ra rằng con số này có nghĩa là ông ta đã lặp lại khâu ngữ này bốn lần rưỡi trong một phút. Tôi không biết thành tích nào là xuất sắc hdn - việc nói “anh biết đấy” chín mươi mốt lần trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, hay là việc tô chức một buổi họp ở
Washington
mà nó chỉ kéo dài hai mươi phút.
Tất nhiên là ai cũng thây chuyện này là buồn cười, nhưng các bạn hãy thử nghr đến khía canh nghiêm túc của vấn đề này. Ông cô' vấn kia, người có sự nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào việc ông ta giỏi giao tiếp với người khác đến mức nào, thi lại đê’ cho cái tật nói những từ vô nghĩa thể hiện rõ đến nỗi người nghe phải để ý đến những câu “anh biết đây” của ồng ta nhiều hơn là nội dung chính mà ổng ta nói ra. Không biết còn bao nhiêu lâu nữa thì ông ta sẽ bị mất việc vì cái tật nói những từ vô nghĩa của
mình?
Ngoài câu “anh biết
áắy"Ê
ngày nay còn có khá nhiều từ vô nghĩa khác cũng phổ biến khổng kem;
“nói chung là...” chẳng hạn. Nếu bạn chú ý theo dòi chương trình truyền hình trong vài ngày, bạn sẽ thấy ngay được là số người bắt đầu câu trả lời phỏng vá'n của mình bằng “nói chung là..” hay “nhìn
chung
là..” nhiều đến như thế nào. Đó là những từ người ta hay dùng trong đối thoại, chẳng phải là vì có lý do gì đặc biệt phải đưa những từ đó vào, mà chẳng qua chỉ là do thói quen đã nhiễm. Như thế vẫn chưa phải là đã hết; còn có những âm thanh vô nghĩa như “à à” hay “ờ ờ” chen vào các câu đối thoại của chúng ta, làm cho ngôn ngữ của ta trở nên ề à, kém linh hoạt. Nếu câu chuyện của ta bị “trang điểm” quá nhiều những từ và âm thanh vô nghĩa như vậy thì người khác còn làm sao mà thích thú với những gì mà ta đang diễn đạt nữa cơ chứ!
■
CÁC CÁCH KHẮC PHỤC NHỪNG THÓI QUEN XẤU TRONG GIAO TIẾP
Làm thế nào để bạn có thể rèn luyện bản thán mình và bỏ được những thói quen xâu nêu trên7 Cũng giống như với mọi thói quen xấu khác, bạn cân phải đặt ra những nguyên tắc cho mình. Bạn có thẻ áp dụng ba nguyên tắc dưới đây:
Thứ nhât là, khi dùng một từ quen thuộc, bạn hãy tự lắng nghe mình. Nêu bạn vừa nói chuyện VĨM
tự chú ý lắng nghe những điều đang thốt ra
ixiiệng
mình, thì bạn sẽ thây được tác dụng rõ rệt của
phương pháp này. Bạn sẽ tự nhận ra được là mình đang âp úng, nói lẫn, ậm ừ hay là nói quanh quân mãi về một sự việc như thế nào. Bản thân việc bạn nhận thức được tình trạng này cũng đã giúp cho bạn “thanh lọc” ngôn từ của mình được rất nhiều.
Thứ hai là bạn hãy nghĩ sẵn trong đầu những gì mình định nói. Tôi biêt điều này nói ra thì có vẻ như là quá hiển nhiên, nhưng rõ ràng là trong rất nhiều trường hợp thì ta cứ phải dùng đến những từ vô nghĩa làm cứu cánh, là vì ta đang nói đến giữa câu thì đột nhiên phát hiện ra là mình không biết nên kết thúc câu nói đó như thế nào. Tôi không có ý định khuyên các bạn thảo sẵn cả một bài diễn văn trong đầu ữước khi bạn mở miệng định nói gì, nhưng ta cần phải xác định sẵn trong đầu câu thứ hai trong khi ta đang nói câu thứ nhất. Dù bạn có thấy như thê là khó quá thì bạn cũng
cố
tập thử xem: bạn sẽ thây là thực ra điều này cũng không khó lắm. Não bộ của chúng ta có đủ khả năng cho phép chúng ta làm hai việc cùng một lúc, và nếu ta tập luyện một chút thì điều này sẽ xảy ra một cách tự nhiên.
Thứ ba là bạn tư tìm cho mình một “con măt thần”, tức là một người theo dõi bạn khi nói chuyện và báo động cho bạn, mỗi khi bạn sử dụng một sáo ngữ hay một từ vô nghĩa. Cách làm này vổ cùng có hiệu quả: bạn có thê nhờ vợ hoặc chổng mình, h.ụ nhờ một người bạn hay đồng nghiệp đánh
độn,;,
h<)
bạn (người này có thê nhắc “này!”) mỗi lần bạn
dun ’
từ vô nghĩa hay một sáo ngữ mà bạn định loại trư “Con mắt thần” phải là một người ở bên cạnh bạn ít nhất lả vài giờ mỗi ngày và “giám sát” ngổn ngừ của bạn. Nghe có vẻ khó chịu quá, phải không bạn? Đó chỉ là ta tưởng như vậy thôi. Tôi xin đảm bảo với bạn rằng sau vài ngày “tự áp đặt chế độ giám sát" như vậy, bạn sẽ thấy mình đã tự động ức chế những từ ngữ đó từ trong tiềm thức. Bạn nên tập trung mỗi đợt xoá bỏ một từ hoặc ngữ thôi, nếu khổng thì “con mắt thần” của bạn có thê phải làm việc căng thang quá mà kiệt sức vì phải nhắc nhở bạn mất!
TÍNH HỢP THỜI CỬA CÂU CHUYỆN
Ngày nay người ta bàn luận về rất nhiều chủ đề khác nhau, và trong đó có một chủ đề là: những chù đê như thê nào thì được coi là hợp thời, và cách để cập đên các vấh đề tê nhị như thê nào là hợp thòi. Vân đê này phát sinh vì có những nhóm người trong xa hội, như phụ nữ và các sắc tộc thiêu sô ở Mỹ chang hạn, trước đây họ hầu như không có quyén phát ngôn ữong xã hội, ngày nay họ đã giành lại
được
quyền
phát ngôn đóT Và thái độ của những
nhóm này về quyền phát ngôn cùa họ được thớ hiện qua cả ngôn từ nữa.
Tôi cho rằng quan điểm này cũng có cái lv cua nó, vì nếu bạn dùng cụm từ “phái yếu” để chi phu nữ, thì vô hình chung bạn đã thể hiện một tư tường lỗi thời về phụ nữ. Trong thực tế xã hội ở nước Mỹ thập kỷ 90 này, việc thảo luận một số váh đề tế nhị mang cả ý nghĩa đạo đức cũng như ý nghĩa thực tẻ đối với chúng ta. về mặt đạo đức, nếu ta coi nhẹ tinh cảm của các nhóm thiểu số' khi ta nhắc đến ho theo cách nảy hay cách khác thì thực là ngạo mạn và xúc phạm đến họ. về mặt thực tế, nếu bạn quá vô tâm khi phát biêu về những vấn đề như vậy thì việc này có thể ưở nên rất bất lợi cho sự nghiệp của bạn. Bạn hãy nhớ lại trường hợp của các bình luận viên truyền hình như AI Campanis,
Jimmy the Greek,
và những người khác mà sự nghiệp của họ đã bị đổ vỡ vì họ tỏ ra không tế nhị khi bình luận về các vận động viên người da đen.
Về việc này, bạn cần để ý tới việc các khái niệm thay đổi tên gọi theo thời gian và nhận thức của xã hội như thế nào. Tôi vừa mới nhắc tới khái niệm “các vận động viên da đen”. Từ thập kỷ 60 tới nay, tính từ “da đen” là từ được hầu hết mọi người trong nhóm sắc tộc này muốn được sử dụng khi nói đến bàn thản họ. Nhưng sự việc không phải lúc nào củng là như vậy, và quá trình biến đổi này vẫn còn tiếp diễn.
Khi tôi còn nhỏ và thậm chí ngay cả trong vòng
mười mấy năm đầu khi tôi đã làm việc trong nganh truyền thanh, thì gọi một người da đen là
“Negro*’
mới là đúng đắn. Đến những năm 1960 khi xảy ra cuộc cách mạng thay đôi quyên lực cua ngươi da đen trong xã hội, thì các lãnh tụ da đen tuyên bố rằng họ muốn người khác gọi sắc tộc của họ là “da đen”
(black)
chứ không phải là
“Negro”
nữa - và thế là cả xã hội đã thay đổi cách đề cập đến người da đen - ưong báo chí cũng như trong ngành phát thanh truyền hình, trong các ngành nghề khác, cũng như ưong câu chuyện hàng ngày của hầu hết mọi người Mỹ.
Đên thập kỷ 80, lại có thêm một
số
khái niệm mới được đưa ra. Các lãnh tụ da đen giờ đây tuyên bố rằng xã hội phải gọi họ và những người thuộc sắc tộc của họ là
African Americans
(người Mỹ gốc Phi). Các lanh tụ người Mexica và các dân tộc nói tiêng Tâv Ban Nha khác the hiện nguyện vọng được gọi mình là
Hisparucs,
và danh từ này ngày nay đang dần nhường chỗ cho cách gọi những người gốíc Nam Mỹ là
Latmo.
Người phương Đông
(Orientals)
thì nay được gọi là
Asians
(người châu Á)ệ Nhiều người da đo
ơ
Mỹ
(American Indians)
nói rằng họ muổn người khác gọi họ là “thổ dân châu Mỹ"
(Ndtiw
Americans)-,
nhưng một số người đa đỏ khác lai
muốn người ta gọi
mình theo
tên da đỏ cùa bộ
của họ, chứ không gọi họ bằng những cái tên ma người da trắng đặt ra để gọi bộ lạc của họ.
Lịch sử cho chúng ta thây rằng những cái tên, những cách gọi trên đây còn tiếp tục thay đổi trong tương lai. Tờ báo
Washmgton Post
gần đây có đăng một bài báo thống kê các con sô" thể hiện sự biến đôi của chính toà báo này trong việc thay đổi cách sử dụng các tên gọi theo thời gian. Năm 1987, tên gọi
Aờican American
còn là một khái niệm tương đối mới, và nó xuất hiện trên báo này 42 lần. Đến năm
1993
cũng từ này xuất hiện trên mặt báo 1.422 lần! Danh từ
Latino
để chỉ người gốc Nam Mỹ xuất hiện 85 lần trên báo
Washington Post
vào năm 1987 và 389 lần trong năm 1993. Còn số lần sử dụng từ
Native
American
(thổ dân châu Mỹ) là 112 lần trong năm 1987 và 339 lần trong năm 1993.
Tất cả những điều này chứng tỏ rằng người Mỹ ngày càng thể hiện ý thức tôn trọng hơn khi đề cập đến người khác; và cách nói chuyện của người Mỹ bây giờ thể hiện sự tôn trọng của xã hội mà các nhóm thiểu số đã phải đâu ưanh trong hơn hai mươi năm qua để đạt được.
Mặt trái của vấn đề này là liệu người ta có xác định được ranh giới giữa sự tôn trọng và tính cố
chấp quá đáng hay không? Liệu có phai là chúng ta đã đi quá giới hạn của tư duy bình thườiig
và
tiến
gần đến độ ngu xuẩn, nếu như chúng ta được tayêrt truyền rằng bây giờ không thể gọi phụ nữ la ‘ẳcác quý bà”
(ladies)
nữa, vì một lý do là không phài tát cả các phụ nữ đều là những quý bà? Chắc hản bạn sẽ bật cười, nhưng đây là chuyện thật đã xảy ra nảm
1994
khi một nữ biên tập viên của một tờ tạp chi đã
tuyên bố như vậy với một nam đồng nghiệp cua mình.
Còn chúng ta, mong các bạn đừng quá lo lắng vể việc làm mếch lòng người khác mà đê mâ't đi sự sáng suốt trong việc phân biệt đâu là thể hiện thái độ tôn trọng, và đâu là sự cố chấp quá đáng trong cách để cập đến những vấn đề và phạm trù xã hội.
6
Giao tiếp trong công viêc
•
Những điểu cơ bản vê giao tiếp trong công viêc
•
Nghệ thuât chào hàng - và tự giới thiệu
bản thân bạn
ề
•
Nói chuyên với sếp và với nhân viên của mình
T
-A. uy tôi không biết con số chính xác, nhưng chúng ta có thể thây ngay một điều là khoàng một
nửa thời gian nói chuyện hàng ngày của chúng ta là liên quan đến công việc. Tuy công việc chính cùa tỏi là dẫn chương trình truyền hình, nhưng tồi cũng dã
tham gia vào khá nhiều các buổi họp và làm việc, Vdi
nhiều tư cách khác nhau và cũng đã tiếp chuyện khá nhiều các nhà lãnh đạo các công ty lớn của Mỹ, nén tôi đã rút ra một số điểm như sau để giúp các bạn giao tiếp trong công việc.
NHỮNG ĐIỂU Cơ BẢN VỀ GIAO TIẾP TRONG
CÔNG VIỆC
Chắc hẳn các bạn sẽ không ngạc nhiên khi thấy
tôi tuyên
bố
rằng tất cả những nhà kinh doanh thành
đạt mà tôi biết đều là những người nói chuyện hay. Trong phần này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn những bí quyết mà tôi đã học được của họ cũng như từ chính kinh nghiệm của bản thân tôi, và xin được bắt đầu bằng ba điều chỉ dẫn sau:
Thứ nhất là, nói chuyện công việc cũng như nói
chuyện ngoài đời, bạn vẫn phải áp dụng một
nguyên tắc cơ bản như nhau: hãy nói chuyện thăng
thắn và cởi mở, và phải lắng nghe người khác nêu
bạn thực sự muốn trở thành một người nói chuyện hay.
nói chuyện với những người cùng ngành nghề với mình thì bạn có thể giả định là họ năm được những thuật ngữ kỹ thuật mà bạn dùng, nhưng bạn vẫn phải diễn đạt ý mình một cách rỏ ràng. Còn khi nói chuyện với người ngoài npanh bạn phải đặt giả định ngược lại - là những
thinh
.1
của bạn hoặc những người đang dự họp cung
bctn
không biết các thuật ngữ kỹ thuật mà bạn đan;’ dùng, nên bạn phải nói chuyện với họ bằng ngón ngữ phổ thông để ai ai cũng có thể hiểu được.
Thứ ba là, thời gian là tiền bạc; bạn đừng làm lãng phí thì giờ của những người đang ngồi nghe mình. Đừng bị quá sa đà vào những câu chuyện ngoài lề, đê đến phút cuối cùng của buổi họp hay cuộc nói chuyện mới hối hả thảo luận công việc, và bạn cũng không cần tổ ra mình là linh hổn của buổi họp bằng cách phát biêu dài dòng cả nửa tiếng đổng hồ, trong khi những người khác thì nóng lòng muốn bạn đi ngay vào công việc.
Tôi xin được trình bày cụ thể hơn về điểm thứ ba này. Chắc hắn các bạn ai cũng chán ngán khi phải nhận cú điện thoại của một người mà bạn biết là rât thích “ôm” máy điện thoại, trong khi bạn lại đang có một hợp đồng gấp phải làm đặt trên bàn. Và chắc bạn cũng chẳng thích thú gì nếu “sếp” của bạn lại cứ giải thích vòng vo với bạn về lý do tại sao ông ta muốn nói chuyện với bạn.
Bạn đừng bao giờ đánh đồng bán thân minh với những người như vậy. Bạn phải biết rõ điều mà minh định nói, và dù cho đó là nói chuyện phiếm với dứng nghiệp hay là phát biểu trước một cuộc họp, thi bạn cũng luôn phải có sự chuân bị trước. Bạn hãv n>’hi trước trong đầu về vấn để mình định nói, vé nhửri)’ điểm mà bạn muốn người nghe nhất trí với mình, những câu hỏi mà người nghe có thể đặt ra cho ban, và cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi đó.
Bạn cũng nên đặt mình vào địa vị người nghe để nắm được là họ muốn và cần biết những thông tin nào. Chăng hạn như bạn cần lây các thông tin về tình hình bán hàng của công ty trong tháng trước, và bạn biết là phải hỏi cô
Susan
ở bộ phận bán hàng thì sẽ có được các sô' liệu này. Nhưng khi đặt vấn để xin số liệu với
Susan
thì bạn không cần phải giải thích dài dòng về chiến lược bán hàng của công ty cho năm sau với cô ây làm gì; làm như thế chỉ làm mất thì giờ của cô ây và cả của bạn mà thôi.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cần phải tỏ ra quá tiết kiệm lời nóiẵ Một trong những cách hiệu quả nhất để nhân viên trong công ty cùa bạn giữ được thái độ và năng suất làm việc cao là luôn luôn cung câp cho họ đủ thông tin, cho nén sẽ có những lúc bạn cần phải cập nhật tình hình cùa công ty cho các nhân viên nghe, để họ được cảm thây mình là người trong cuộc, và động viên họ làm việc.
Nhưng bạn không cần phải giải trình như vây mối khi nói chuyện với nhân viên. Bạn nên tránh CÁI
trường hợp cô’ điển vẫn xảy ra là khi bạn hòi một di dó là "mây giờ rồi”, thì người đó lại giài thích cho bạn cái cơ chế máy móc bên trong đồng hồ hoạt
done
như thế nào.
NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG
Ngày nay, ai ai trong số chúng ta cũng đều đang bán ra một thứ gì đó. Hàng ngày, bạn đang "bán" bản thân bạn, sự giáo dục mà bạn đã được hưởng và các kinh nghiệm của bạn cho công ty nơi bạn làm việc, bất kể việc bạn có phải là một người bán hàng, hay đang giữ một chức vụ khác hay không. Cũng có thể là bạn đọc cuôn sách này chỉ vì bạn muốn biết cách giới thiệu bản thân mình sao cho tốt hơn. Khi bàn đến chuyện bán hàng, thì những người đạt được thành công trong công việc này đã làm theo một sổ’ nguyên tắc “nên” và “không nên” nhất định. Bạn muốn chào bán sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty mình - bạn phải học để biết rõ về loại sản phẩm hoặc dịch vụ đó, và những cách bán hàng nào là có hiệu quả (hay không có hiệu quả) đối với sản phâm này. Cách duy nhất để Lạn có thể học được những điểu này là bằng cách thảo luận với các đồng nghiệp, và đọc tất cả những gì rơi vào tay bạn về kinh nghiệm thành công (và thất bại) của những người khác.
Rất nhiều nhà doanh nghiệp thành cổng đâ tám sự với tôi về điều này, và đây chính là bí mât giup họ thành công trong việc bán hàng. Tôi có thỏ dơn (,, một người là
Jack Kent Cooke,
một trong nhưng người giàu nhất nước Mỹ, người đã học dược bai học nói trên từ rất sớm, ở tuổi 14. Tài sản của
Jack
hiện
được đánh giá vào khoảng từ 600 triệu đến 1 tỷ đô la
và có thể liệt kê ra đây một vài sở hữu của ông như toà nhà Chrysler ở
New
York và đội bóng
Washington Redskins.
Một lần khi cùng ăn trưa ở tiệm ăn của Quận công
Zeibert
ở
Washington,
ông đã kể cho tôi nghe về lần bán hàng đầu tiên trong đời ỏng. Chuyện xảy ra vào giai đoạn đen tối nhất của thời kỳ suy thoái, khi đó
Jack
còn là một cậu bé sống ỏ Canada và mọi người đều nghèo xơ xác, không ai có tiền đê mua đổ dùng. Lúc đó không ai có thê nghĩ đến chuyện bắt đầu một công chuyện kinh doanh bán hàng được. Nhưng mẹ của
Jack
lại cần có 2,5 đô la đê’ trả tiền điện thoại cho gia đình, và bà không thể kiếm đâu ra khoản tiền này được.
Khi đó
Jack
quyết đinh đi tìm việc làm đê kiếrn tiền, và công việc đầu tiên của cậu là mang từ dién bách khoa toàn thư đi bán dạo. Đi kèm theo bộ từ điên này là một tập tài liệu hướng dẫn cách chào từ điên sao cho đắt khách. Nhưng với lòng tự tin cuạ một thiếu niên mười bốn tuổi,
Jack
đã bò qua các ch' dân trong tài liệu hướng dẫn này, vì quá tin
tiftW.1'
vào duyên bán hàng và khả năng thuyết phục kh^*1
mua của bản thân.
Chắc hẩn lả ai đã từng gặp
Jack Kent
Cookr dẽu biết rằng ông có cả hai điểm mạnh nói trén, nhưrụ’
để
thành công người ta cần phải có nhiều hơn tlú', nhất là khi người ta mới chỉ có mười bốn tuôi. Và thi- là
Jack
hăm hở lên đường đi bán từ điển, và gảp ngay thất bại đầu tiên, với một khách hàng là ông
Pickering,
chủ cửa hiệu. Lúc đó
Jack
mới quyết định giở tập hướng dẫn bán hàng ra xem. Cậu ngồi vào bàn và dành hẳn hai tiếng đồng hồ để đọc tập hướng dẫn này cẩn thận từ đầu tới cuối.
Khi tiếp cận với người khách hàng thứ hai,
Jack
đã bắn tên tới đích - vì cậu đã làm theo đúng chỉ dẫn của tài liệu hướng dẫn. Cậu đã chốt lại việc thoả thuận mua bán bằng một câu hỏi chắc nịch: “Thưa ông, ông muốn chúng tôi gửi sách đến cho ông theo địa chỉ nào ạ?”
Rồi khi đó cậu quay trở lại cửa hàng của ông
Pickering,
và kết quả mà cậu đạt được hoàn toàn trái ngược với thất bại ban đầu của cậuẳ Ồng
Pickering
đã mua một bộ từ điển bách khoa toàn thư, và đến cuối ngày hôm đó
Jack
đã chạy như bay về nhà, đưa cho mẹ cậu không chỉ là 2,5 đô la đê trà tiển điện thoại, mà là cả một số tiền lớn 24,5 đô la!
“Tôi nghĩ đó là khoảng khắc đáng tự hào nhát trong đời tôi”, ông nói.
Jack Kent Cooke
thành công vì ông đả lam tl>ễ r, hai quy tắc chính trong bán hàng: nắm vững cái ma mình đang bán, và khi đã thoả thuận
xong với nhau
thì dừng lại không mời chào tiếp nửa. Khi
Jack
dệt câu hỏi về việc gửi sách đến địa chỉ nào là cậu đà cùng một lúc đạt được hai mục đích - xác nhận việc mua hàng, và kết thúc việc thảo luận giá cả.
Muốn bán hàng thành công, bạn còn cần ghi nhớ một nguyên tắc vàng khác nửa: bạn phải chào những
tiện ích
của sản phẩm mình đang bán, chứ iđiông phải là những
tính năng
của nó. Bạn muôn chào bán máy nướng bánh mì, xin đừng trình bày với khách hàng về việc mô đen máy này có lắp
chip
điện tủ đê’ đem lại cho miếng bánh nướng một lớp vỏ nâu vàng đẹp mạt. Hãy mô tả cho khách hàng của bạn nghe về canh được ngồi vào bàn ăn sáng với một tách cà phô bôc khói, và lát bánh mì vàng ruộm theo kiêu Anh. Bạn muốn bán bảo hiểm nhân thọ, xin đừng nói với khách hàng về phí bảo hiểm hay các ích lợi của việc mua bao hiêm. Thay vào đó, bạn hãy giúp khich hàng hình dung được cảm giác yên tâm mà người sẽ có được, và sự cảm kích của người thân trong £lJ đinh người đó, khi họ biêt được rằng nển tànp Kinh
tế của gia đình họ trong tương ỉai đã được bào
dàtn
chắc chắn.
PHỎNG VẤN XIN VIỆC LÀM
Cách
“marketing”
bản thân bạn
Không bao giờ bạn lại phải chào bán một sàn phẩm gì quan trọng hơn là chính bản thân bạn, nên lẽ dĩ nhiên là bạn muốn thực hiện công việc này một cách thấu đáo.
“Marketing”
bản thân mình - trong các cuộc phỏng vấn vào một vị trí làm việc mới, hay trong công việc hàng ngày để bạn có thể được thăng chức, hay trong khi làm việc với những người ngoài công ty, để gây chú ý với các công ty khác, và bằng cách này thúc đẩy con đường danh vọng của bạn - đây là những công việc bán hàng cơ bản nhất của bạn. Hầu như tất cả những ai đã làm kinh doanh đều phải trải qua quá trình này ít nhất là vài lần trong cuộc đời làm việc của mình.
•
M
M
•
Bản thân tôi cũng đã vài lần trải qua kinh nghiệm này, và tôi rút ra được bốn nguyên tắc chủ chốt phải tuân thủ. Những nguyên tắc này đã giúp được tôi, và cũng sẽ giúp được bạn, đó là:
1.
Trình bày cho những người chủ tương lai của ttùnh thấy mình có thể làm được gì cho họ.
2.
Luôn giữ thái độ cởi mở.
3.
Chuẩn bị tính thần từ trước.
4.
Chủ động đặt câu hỏi.
Bây giờ tôi xin trình bày kỹ hơn về từng điém một-
Bạn đem lại điêu gì độc đáo cho cơ quan hoár công ty đang phỏng vấn bạn? Nói theo cách ma cò Tổng thông
Kennedy
đã từng nói, đừng hỏi xem la công ty mới có thể làm được gì cho mình, mả hãy hỏi xem mình có thể làm được gì cho công ty. Bạn đừng nhắc Ịại với người đang phỏng vân mình những gi đã có sẵn trong Dẩn sơ yếu lý lịch của bạn, vì người phỏng: vân bạn đã đọc những điều đó rồi. Thay vào đó, bạn hãy trình bày cách thức của bạn làm sao để thực hiện công việc của mình tốt hơn những người khác, và làm cho người phổng vân thấy được là mọi người sẽ đánh giá cao quyết định nhận tuyển mình vào làm việc như thế nào. Nói một cách khác là bạn hãy rao bán các ưu điểm của mình, chứ không phải là các tính năng làm việc. Bạn thực hiện việc này thông qua việc giới thiệu về các kỹ năng và hiểu biết của mình - mức độ uyên thâm và các mối quan hệ mà bạn đã có được trong lĩnh vực chuyên môn của mình, và các khả năng làm việc mà bạn đã xây dựng cho bản thân trong suốt quá trình làm việc từ trước tới nay của bạn.
Thái độ cởi mở. Tôi xin nhắc lại điều này, vì đây là một đức tính vô cùng cần thiết cho thành cổng trong tất cả mọi hình thức giao tiếp, dù là giao tiêp xã hội hay là về công việc đi nữa. Bạn đừng đé cho tính chuyên nghiệp trong cách giao tiếp cùa mình Un át mất thái độ cởi mở của bạn. Bạn hãy thê’ hiên lon • nhiệt tình vối công việc sắp tới của mình cho người phỏng vấn bạn thây được. Đây là một nét mới mè mà thường là những người phổng vân tuyên người ít gặp trong lúc phỏng vấn các nhân viên tương lai, và ứng cử viên nào thê hiện được tính cách này, sau này có thể sẽ phát hiện ra rằng đây chính là tính cách quyết định việc họ gây được ân tượng nổi trội hơn các ứng cử viên khác, và giúp họ được lựa chọn vào làm việc.
Tôi biết một ông giám đốc phụ trách quan hệ với khách hàng ở
Washington
sau khi được nhận vào làm tại một hãng nọ đã được nghe sếp mới của mình phát biểu như sau về việc tại sao hãng lại chọn ông ta vào lầm việc từ trong sô' rất nhiều ứng cử viên khác: “Anh đã cho chúng tôi thấy rõ là anh muồYi có được công việc này, anh thể hiện lòng nhiệt tình của anh với công việc đó, và anh nói với chúng tôi rằng anh có đủ kinh nghiệm để thực hiện thành công công việc đó.
Anh đã tỏ ra thẳng thắn và cởi mỏ VÓI chúng tôi". '
Tôi cũng biết một nhà đạo diễn điện anh khác đã
từng đăng quảng cáo tìm thư ký. Sau khi liệt kê ra
các yêu cầu về kỹ năng thư ký, mục quảng cáo đó viêt:
"(Người được tuvểtì chọn) phãỉ thưc sự iỊUÃit tâm đến công việc."
Trong số tất
cá
những người được phỏng vấn, chỉ có một người nói:
"Váng, tóM tíiực sự quan tâm đến công việc."
Và cô ấy đã được nhân vào làm.
Trường hợp tôi nhận được công việc đẩu tiên trong ngành truyền thanh cũng là một minh chứng cho quan điêm này. Lúc đó tôi hoàn toàn chưa có một chút kinh nghiệm gì về công việc phát thanh, một con số không tròn trĩnh. Nhưng các bạn cẩn phải thây được lòng nhiệt tình của tôi khi ấy! Ông giám đôc đài phát thanh nhận ra điều này ngay lập tức, và quyết định ngay rằng nên mướn tôi vào làm, rằng đây là một chàng thanh niên mà ông ta có thể giao việc được, và anh ta có khả năng tiến xa hơn nữa. Chuyện này xảy ra cách đây đã ba mươi bảy năm, và cho tới nay tôi vẫn còn làm việc trong ngành mà ông ấy đã tuyển tôi vào làm từ hổi đó, khi tôi còn chưa hề có kinh nghiệm gì hết về công việc này.
Chuẩn bị tinh thần từ trước.
Bạn nên rà soát kỹ những điêm ma bạn đinh nói về bản thân mình trong
buổi phỏng vấh xin việc sắp tới. Bạn có thê’ viết lên
giấy những điểm chủ yếu và đọc đi đọc lại tờ giấy đó vai lân trước khi đi phỏng vân. Bạn cũng không được phép né tránh những câu hỏi hóc búa - bạn cân viét ra nhưng câu hoi khó mà bạn dư đoán người ta co thể đặt ra cho bạn, và nghĩ trước câu trà lời. Ch-irự hạn nếu như trong vòng bảy năm vừa rồi bạn đ<i chuyến chỗ làm đến ba lần, thì bạn nên chuân bị tinh thần là người ta sẽ hỏi bạn nguyên nhân của những lần thuyên chuyên đó. Muốn chắc chắn hơn nữa, bạn có thể tập dượt bằng cách nhờ một người bạn đóng vai người tuyển dụng lao động và “phỏng vấn” bạn. Đây là một kỹ thuật hết sức hiệu quả, nó có thê’ giúp ban có cơ hội tốt hơn để nhận được chỗ làm mà ban
•
• • • •
mong muốn.
Chủ động đặt câu hỏi. Chắc hẩn các bạn sẽ không ngạc nhiên khi đọc thây ở cuốn sách này là tôi thúc giục các bạn chủ động đặt ra những câu hỏi, trong khi bạn được phỏng vấn, hay chỉ đơn giản là nói chuyện với người ngồi canh trên xe điện ngầm. Đặt câu hỏi là cách để bạn hiểu biết thêm, và khi đi
•
•
9
phỏng vấn để xin việc thì chắc chắn là bạn cũng muốn biết về công ty định mướn mình càng nhiều càng tốt, cũng như là công ty muốn biết càng rõ về bạn càng hay.
Khi phỏng vấn xin việc là lúc bạn có cơ hội tốt nhất để biết về thủ trưởng và công ty tương lai của nrủnh. Ngoài ra các thủ trưởng công ty cũng thường đánh giá cao những người biết cách chủ động đặt các
câu hổi thông minh về công ty của họ, vì điểu này thể hiện là bạn có được hai điểm mạnh có sức thuyết phục ìnà chúng ta vừa mới bàn tới ở trẽn: bạn chuân
bị tinh thần từ trước, và bạn thực sự quan tẳ»m 1.
1
,
công ty và cổng việc.
Ông
Harvey
Mackay, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty Mackay
Envelope
Corporation có trụ sở tại
Minneapolis,
đã từng vài
lần tham gia các chương trình của tôi trên
radio
và truyền hình với tư cách khách mời, vì ông là tác già của một số cuốn sách bán rất chạy nói về các cách thành công trong công việc của bạn, trong số đó cuốn đầu tiên có tựa đề là Bơi với cá mập mà không bị ăn thịt. Cuốn sách bán chạy thứ ba cùa ông được xuất bản năm 1993/ có tên là
Cách kiếm được chỗ làm theo nguyện vọng
,
giữ được chỗ làm yêu thích trong bối cảnh thị trường lao dộng hỗn loạn ngày nay.
Cuốn sách này nhân mạnh đến tâm quan trọng của việc đặt những câu hỏi hay trong khi bạn trả lời phỏng vấn, và ông cũng đưa ra những lời khuyên tuyệt vời về các loại câu hỏi mà ta nên đặt ra cho người phỏng vấn mình. Cụ thê là, ông chỉ cho ta thấy là bất kỳ công ty nào cũng rát thích thú khi được người khác hỏi về các giá trị cùa công ty họ. “Nêu bạn đưa ra được một câu hòi có tính xây dựng về môi tương quan giữa các gi*ỉ của công ty đó với mức độ thành công cùa họ, thi tức là bạn đã thê hiện được một cách sảc sào Kĩ
tv*1
hưởng ứng các giá trị của công ty đó."
Nếu công ty mà bạn dang định xin việc la mót trong những công ty hàng đầu trong ngành chuyên môn của họ, thì bạn hãy hỏi về những thành tựu cùa công ty. Ông
Harvey
đã nói như sau, và tôi hoàn toàn xác nhận điều này, tò kinh nghiệm của bản thân tôi sau nhiều lần diễn thuyết cho các công ty: “Các công ty thành đạt, cũng như là những người thành đạt, thường không coi tính khiêm tốn là một trong những đức tính nổi bật của họ; và họ cũng không được miễn dịch trước những lời tán dương khéo léo.” Ngược lại, nếu công ty đó chỉ được xếp vào hạng trung bình trong lĩnh vực của họ, thì bạn có thể đạt câu hỏi: “Ông mong muốn cho công ty mình phát triển lên theo hướng của công ty nào trong ngành này? Công ty ta có kế hoạch gì để đạt được điều đó hay không?”
Ông
Harvey
cũng nhất trí với tôi về tầm quan trọng của việc lắng nghe. Khi bạn đã đưa ra câu hỏi của mình rồi, thì ông khuyên ta là: “Hãy lắng nghe câu ữả lời của người tiếp chuyện. Đừng đê cho người ta bị ân tượng là bạn bận tâm đên câu hỏi săc sao cua bạn nhiều hơn là việc lắng nghe và tiêp thu câu tra lời của người ta.”
Khi bạn là người tiến hành phỏng vấn để tuyên
người
Khi bạn là người phỏng vân chứ không phai la
người được phòng vấn, thì bạn cũng vân cản phai
thê hiện một sô tính cách mà bạn đang tìm kiôm ti người xin việc - cởi mở, nhiệt tình, quan tám và sản
sàng đặt câu hòi.
Bạn không nên quá chú trọng xét phần chuyên môn cùa người xin việc mà thôi. Bạn hãy đặt câu hỏi để hình thành chân dung tính cách cùa ứng cừ viên đó. Người này có nhiệt tình với công việc hay không? Liệu người đó có thực sự quan tâm đẽn công việc khồng? Nếu bạn cảm thấy một người được phỏng vấh có vẻ nhút nhát hay e dè, bạn hãy cố gắng phá vỡ tảng băng ngăn cách bằng cách áp dụng một số biện pháp mà tôi đã nêu ừong Chương 2. Nếu bạn đọc thấy có chi tiết nào đó khác thường trong bản lý lịch của người xin việc - người đó đã từng sống ở Hồng Kông, hoặc đã từng làm việc ữong rạp xiếc chẩng hạn - thì bạn hãy hòi người đó về việc này. Thường thì khi đó người được hỏi sẽ cảm thấy thoải mái hơn đê bắt chuvện với bạn, và điều này cho phép bạn có thê' nhẹ nhàng chuyên sang hỏi về các kinh nghiệm làm việc khác của người đó.
Bạn hãy nhớ răng tính cởi mở và lòng nhiệt tinh giống như những đường phố hai chiều, và bạn cân tò ra trung thực với người được phông váh về cồng viéc và về bản thân bạn, với tư cách là thù trường. Còn ví
lòng nhiệt tình thì nếu chính bạn còn không tô ra hào
hứng khi làm việc cho công ty đó, thì hà cớ gi ma người khác lại muốn được vào làm việc ở đây?
NÓI CHUYỆN VỚI THỦ TRƯỞNG
Hãy giả thiết là bạn đã được nhận vào làm việc. Từ nay trở đi, việc giao tiếp và ăn nói của bạn sẽ phải như thế nào đây? Chúng ta có thể rất mong muốn là mình được giữ nguyên phong cách nói chuyện với bất kỳ ai và bất kể ở đâu. Nhưng rõ ràng làm như thế là không ổn.
Cách bạn nói chuyện với thủ trưởng khác với cách bạn nói chuyện với đồng nghiệp hoặc nhân viên của mình. Đó chính là bản chất tự nhiên trong mỗi người chúng ta - bởi vì, ngay cả định nghĩa khái niệm cũng đã chỉ rõ, thủ trưởng không phải là người bằng vai phải lứa với bạn.
Một trung uý trong quân đội sẽ không nói chuyện với viên tướng tổng chỉ huy của mình theo cách mà anh ta vẫn nói chuyện với các chàng trung uý khác. Và anh ta sẽ nói chuyện với ông đại tá là chì huy trực tiếp của anh ta theo một cách thân mật hơn là cách anh ta nói chuyện với ông tướng chỉ huy
trưởng.
Cách thích hợp để nói chuyện với thủ trương là tỏ ra lánh trọng ông (hoặc bà) ây. Ai ai trong sỏ chúng ta cũng có thê nhân thâv răng khi noi chuvỌn với thủ trưởng, tự nhiên ngôn ngữ, cách thể hión Va thái độ của chúng ta có khác hơn so với nói chuvón bình thường. Tuy nhiên không cần phải tỏ ra “khúm núm” trước sếp. Tôi không làm như vậy khi nói chuyện với
Ted Turner
[11]
,
và những người mà tôi quen biết cũng không làm như vậy. Cũng không cần tỏ ra hạ cố hay xu nịnh, và nếu bạn có thái độ như vậy, chắc hẳn sự tôn trọng mà thủ trưởng dành cho bạn sẽ giảm đi nhiều.
ở bất cứ cương vị nào, cũng nên hiểu được thủ trưởng của mình. Tuy nhiên, tôi không cho rằng cẩn phải hiểu sếp theo cách suồng sã như “cùng hội nhậu”. Cần hiểu thủ trưởng vì những nguyên nhàn tương tự như việc bạn phải hiểu được vị thế của mình trong môi trường công tác — vai trò và đóng góp của bạn trong cơ quan hoặc công ty, những điếm yêu và điểm mạnh của bạn, việc gì bạn nên cải tiến và việc gì bạn nên ưu tiên. Bạn cũng cẩn nắm được tât ca những điểm đó về sếp của bạn.
Kinh nghiệm quan hệ với các thủ trưởng cùa bàn thân tôi là: nêu công việc đang suôn sẻ thì thường lá bạn sẽ không phải bận tâm về cách nói chuyện với thu trương. Nhưng nêu bạn cho rằng hình như có chuyện gì không ổn trong cơ quan, thì hãy tin
1
ir.r thực sự là có chuyện không ôn. Hãy luôn luón tin tưởng vào cảm giác của bạn. Khi đó nên chu độn}; tiếp cận sếp theo một cách hoàn toàn cởi mở, dùnp ba từ mà
Herb Cohen
khuyên chúng ta nên dùng Hãy giúp tôi. Đừng tỏ ra sợ sệt hay bực bội nếu thấy thủ ưưởng của bạn có vẻ không hài lòng. Hãy thể hiện tình thế khó xử của bạn theo những cách khéo léo, chang hạn như:
“Tôi cho rằng tôi có thể hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả hơn. Ông/bà có thể giúp tổi hiểu được là tôi nên tập trung vào những lĩnh vực nào không?”
hoặc là “Tôi thấy chưa tự tin lắm về cách tiến hành dự án này. Ông/bà có thể giúp tôi bằ^ig cách giải thích những bước cần thực hiện, được không?”
Nếu bạn thực hiện được điều này, bạn sẽ thành công trong công việc, trừ khi sếp của bạn là một người vô cùng lập dị. Trong trường hợp hy hữu sêp của bạn thưc sự là một người lập dị, thì bạn cần tìm một chỗ làm mới, chứ không phải là một cách thức giao tiếp mới.
NÓI CHUYÊN VỚI CÁC NHÂN VIÊN CỦA BẠN
Có một kinh nghiệm đơn giản và hiộu quà, là hãy nói chuyện với những người dưới quvén Kìn như cách bạn muốn được thủ trưởng nói chuyộn với bạn.
Nhũng cơ quan hoặc công ty lớn thường có quy định chính thức cho công tác đánh giá nhán viên, trong đó có thể phải nêu rõ mục tiêu và mục đích làm việc của từng nhân viên. Các cơ quan hoặc công ty nhỏ có thể thực hiện việc đánh giá nhân viên một cách linh hoạt hơn. Dù là chính thức hay không chính thức, thì việc đánh giá nhân viên đều là nhằm vào một mục đích mà chúng ta đang bàn tới ở đây - đó là nhằm tạo cho bạn thông lệ nói chuyện với các nhân viên của mình theo định kỳ, giải thích cho họ về công việc mà họ đang làm, những điểm mà theo bạn họ có thể làm tốt hơn, và những điểm nào bạn muốn họ chú tâm trong thời gian tới.
Những người làm công tác nhân sự nhiều kinh
nghiệm thường sẽ nhắc bạn rằng cần làm cho những
buổi nhận xét đánh giá như vậy trở thành những
cuộc đối thoại hai chiều — rằng bạn cũng phải sẩn
sàng lắng nghe những gì mà nhân viên góp ý với
bạn, về những ưu điểm và nhược điểm của bạn trong
điêu hanh công việc, về vai trò của bạn, và nhũng
góp ý của họ về cách điều hành công việc cho tổt hơn.
Những buổi đánh giá nhân viên định kỳ như vậy với các nhân viên dưới quyền bạn chỉ là một trong
những phương pháp giao tiếp (không chì đơn thu n là nói chuyện) với các nhân viên của bạn. Nhưng bạn không nên chỉ dừng lại ở giao tiếp với nhán viên qua những buôi đánh giá định kỳ như vậy. Trong công việc hàng ngày, hãy chủ động nhận xét về cách thức làm việc của những người dưới quyền bạn. Hãy đưa ra cho họ những chỉ dẫn rõ ràng về công việc. Nếu có việc khẩn cần làm gấp, hãy giải thích rõ điều này cho nhân viên, và đặt ra cho họ một hạn chót để hoàn tất công việc. Hãy khuyến khích nhân viên của bạn hỏi lại, để đảm bảo là họ hiểu đúng ý bạn.
Bạn không nên tiết kiệm lời khen đối với nhân viên làm việc tốt. Còn nếu bạn chưa hài lòng vì điểm nào đó trong công việc, thì cũng nên nói thắng điều này với nhân viên của bạn. Bạn đừng ngại đối đẩu bằng cách lờ đi và hy vọng vấn đề tự nó sẽ được giải quyết, hay sẽ biến mất, và đừng trì hoãn những biện pháp cần thiết, vì nếu bạn cứ tự kiềm chê thì một lúc nào đó sư bất mãn với nhân viên của bạn sẽ bùng nô lên đầu họ. Đó là một cách đối xử lạc hậu nhất đối với những người đã trưởng thanh, như là các nhán viên của bạn chẳng hạn; và nêu cứ tiêp tục như vậy thì đến một thời điểm nào đó quan hệ công việc cùa bạn với nhân viên đó sẽ bị huỷ hoại hoàn toàn, và điều này sẽ ảnh hưởng xấu đốn quan hệ cùa bạn với những người khác nữa trong cơ quan.
Bạn cũng nên tránh chơi trò “ném đá giáu tay với nhân viên của bạn bằng cách thê hiện sự khỏn^' hài lòng của bạn về một nhân viên này với một nhân viên khác và dùng người thứ ba đó để “bắn tin’’ hộ bạn. Hãy thể hiện tính chuyên nghiệp, tính thẳng thắn và dũng khí của bạn với tư cách là người lãnh đao, để tư mình làm việc khiển trách đó một cách
•
*
• * • trực tiếp.
Sự hỗ trợ từ những người trợ lý
Những nhân viên trước đây vẫn được gọi là “thư ký” thì ngày nay thường đã được biết đến với danh hiệu mới là các “trợ lý”. Dù là với tên gọi nào đi nữa thì trong rất nhiều ưường hợp, họ chính là những vũ khí bí mật, là những mối liên kết làm cho công việc của cơ quan được trôi chảy thông suốt. Họ giúp tiết kiệm thời gian và thực hiện công việc một cách hiệu quả không chỉ cho thủ trưởng trực tiếp của họ, mà còn cho những người khác trong cơ quan, và cho cả chính bạn nữaỗ
Riêng với bản thân tôi thì những người làm việc với tôi đều biết rằng
Judith Thomas,
trợ lý riêng cùa tôi và là một
frong
những phụ tá chủ nhiệm chương ữinh
Larry King Live,
luôn là người đầu tiên già* quyết những vấn đề có liên quan đến chương trình làm việc của tôi. Một ai đó có thể mât cả một tuan đõ cố gắng gặp tôi qua điện thoại, nhưng nêu người đo biết và gặp
Judith
thì cô ấy có thể nhanh chóng nám được yêu cầu của người đó để xếp lịch làm việc với tôi; đây Iầ một kỹ năng của
Judith
mà khỏng ai có thó sánh kịp. Cô ây luôn doạ là sẽ viết một cuốn sách võ chuyện này với tựa đề là “Cứ gọi cho
Judith
ấy",
vi đó ỉà câu cửa miệng mà tôi nói với bất kỳ ai nếu người đó muôn hẹn gặp tôi hoặc thoả thuận những công chuyện khác qua điện thoại.
Nếu bạn chỉ cần lây những thông tin thông thường từ một người nào đó thì trước tiên nên hỏi trợ tá của người đó. Người trợ tá thường sẽ tìm được thông tin đó, hoặc thu xếp một cuộc gặp mặt nêu cần, mà tốn ít thời gian hơn chính thủ trưởng của họ. Tại sao bạn cứ phải để lại túi nhắn ông thủ trưởng đó gọi lại cho bạn, nếu như chỉ là để bạn hỏi những điều mà ông ta rồi cũng sẽ giao lại cho trợ lý giải quyết? Khi gọi trực tiếp cho người trợ lý tức là bạn đả tiết kiệm được thời gian cho cả ba người, và giúp bạn có được thông tin mà bạn cần nhanh chóng hơn nhiều.
Bạn nên thể hiện rằng bạn đánh giá cao tính chuyên nghiệp và sự hiểu biết của những người phụ tá. Một người trợ lý giỏi là một tài sản quý đối với bât kỳ cơ quan nào, và họ xứng đáng phải được đối đãi một cách trân trọng. Hơn nữa bạn cũng sẽ giãi quyêt được công việc của bạn chóng vánh hem, nòù bạn tỏ ra tôn trọng họ. Khi người trợ lý cảm thảy họ được đánh giá cao và được người khác liên hệ cnn>' tác trước cả khi liên hệ với sếp của họ, họ thường sè sốt sắng hơn nhiều đê’ giúp đỡ bạn — thậm chí còn chủ động tạo điều kiện để được việc cho bạn.
Cách nói chuyên trong thương thuyêt
Ngoài những tài năng đã được nhiều người biết
tới, ông bạn
Herb Cohen
của tôi còn có một tài năng
nữa - ông ta là một nhà thương thuyết chuyên
nghiệp. Mỗi năm
Herb
đi từ nơi này đến nơi khác
khoảng hai trăm ngày đê thực hiện công tác thương
lượng thay mặt cho những tập đoàn kinh doanh lớn
nhất nước Mỹ. Cuốn sách của ông về kỹ năng
thương lượng, Bạn có thể thương lượng được bất cứ
điều gì
(You Can Negotiate Anything),
đã từng đứng
trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất
trong chín tháng, và là một trong những cuốn sách
bán chạy nhât ở
Ausfralia
trong ba năm liền! Ông
cũng là cố vấn về vấn đề chống khủng bô cho các
Tông thống
Jimmy Carter
và
Ronald
ReaganỂ Tóm lại
Herb Cohen
là một chuyên gia xuât sắc trong lĩnh vực thương thuyết.
5
Một trong những thành công đầu tiên vả lởn nhát cua
Herb
đã đến với ông rất sớm, khi chúng tôi còn cung học lớp chín ơ trường trung học Bensonhurst
Junior
và sắp chuyên lên học ở trường
Lafayette High.
Trường hợp này thực là một ví dụ đtèn hinh vé kỹ năng xoay chuyên tình hình từ bại sang thán,' thông qua thương thuyết, nhờ biết cách thương lượng từ thế mạnh, dù bối cảnh có bất lợi cho bạn
đêh
đâu đi nữa.
Hồi đó ba chúng tôi là
Herb Cohen, Brazzie
Abbate và tôi — có chung một anh bạn học, Gil Mermelstein, biệt hiệu là “Moppo”. Anh chàng này có biệt hiệu như vậy là vì anh ta có bộ tóc đỏ rậm đến nỗi trông nó giông như một cái chổi cọ sàn (tiếng Anh là “mop”). Một hôm chúng tôi được tin là gia đình Moppo sẽ chuyển nhà
sang bang Arizona
vì Moppo mới bị phát hiện là mắc bệnh lao phổi, và chúng tôi định thông báo tin này cho nhà trường. Nhưng
Herb
bỗng nảy ra một kế hoạch tính quái là thay vì thông báo với nhà trường là Moppo rời đi nơi khác, chúng tôi sẽ thông báo là anh này đã chết, rồi chúng tôi sẽ quyên tiền mua hoa viếng và dùng số tiền này mà chén một bửa bánh kẹp và nước ngọt tại nhà hàng
Nathan's,
vốn là nơi tụ tập thường xuyên của bọn tôi.
Tuy nhiên kế hoạch của chúng tôi lại thành công quá mức dự đinh. Sau khi văn phòng hiệu trưởng gọi điện đến nhà Moppo và thấy đường điện thoại đó đã bị chấm dứt hợp đồng, nhà trường đã tô’ chức mặc niệm cho cậu ta và cho chúng tôi tiền mua hoa, và sô tiền này đủ để chúng tôi tiêu xài thoả thuê một bửa
ờ
nhà hàng
Nathan's.
Nhưng sự việc không chỉ dưru
,1
đó. Ông hiệu trường cùa trường, tiến sĩ
Irving Cohen
(ông này không có họ hàng gì với
Herb Cohen),
quyết định thành lập "Giải thường tường nhớ
Gilbert
Mermelstein" và dự định hàng năm sẽ trao giài này cho học sinh giỏi nhất trường, và ông cũng khen ngợi chúng tôi đã chủ động góp phần vào việc tường nhớ Moppo bằng cách đứng ra thu tiền mua hoa viếng.
Rủi ro thav, Moppo tự nhiên lại lù lù xuất hiện trong trường đúng lúc người ta đang "tường nhớ” cậu ta. Trong buổi họp toàn trường, khi ông hiệu trưởng đang tán dương những hổi ức về Moppo và khen ngợi chúng tôi, thì chính lúc đó Moppo bằng xương bằng thịt bỗng mở cừa sau bước vào hội trường. Cậu ta đã khoẻ hơn nhiều sau khi điều trị, và đã đăng ký để đi học lại từ học kỳ mùa thu.
Herbie
nhảy dựng lên, bắc tay lên miệng làm loa và hét: "Moppo! Đi về nhà đi! Cậu đã chết rồi cơ mà! Các bạn khác trong hội trường cười nghiêng nga, nhưng ông hiệu trưởng, tiến sĩ Cohen lại không thây buôn cười chút nào. Diễn biên xảy ra sau đó thật căng thăng — nhưng đồng thời củng thê hiện một chiến thắng vẻ vang cùa tài thương thuyết.
Ong Cohen gọi chúng tôi lên phòng hiệu trường và bắt đầu quở trách chúng tôi: “Các anh sẽ bị đuổi học. Các anh sẽ khồng được thi tớt nghiỏp — nảnn nay cũng như năm sau, cũng như sẽ không bao giơ các anh được tốt nghiệp cả. Các anh đã làm một việc đáng chê trách nhất mà tôi gặp phải trong cả cuộc đời dạy học của tôi.”
Trong khi tôi và
Brazzie
mường tượng cảnh bị bắt vào tù không biết khi nào mới được phóng thích, thì
Herbie
lại chuyển ngay sang phản công. Cậu ta nói với ông hiệu trưởng: “Khoan đã, ông hiệu trưởng. Ông đang mắc phải một sai lầm lớn đây.”
“Cái gì, anh nói cái gì?”
“Nếu ông làm như vậy tức là ông đang tự giết chết đường công danh của ông đấy.”
Ông hiệu trưởng hỏi: “Cậu nói thế nghĩa là thế nào?”
Thế là
Herb
nói tiếp: “Được rồi, cứ cho là chúng tôi sẽ không được tốt nghiệp... nhưng còn ông thì sao?” Đến đây thì cậu ta ra đòn: “Nếu ồng đuổi học chúng tôi, thì sở giáo dục sẽ triệu tập một cuộc họp. Tại cuộc họp ... người ta sẽ chât vấrt ông là tại sao ông lại tin lời ba thằng bé mười ba tuổi rằng một ai đó đã chết. Tại sao ông không xác minh lại lời nói của chúng nó?”
Ông hiệu trưởng nói: “Chúng tôi có xác minh rồi đấy chứỗ”
Herbie
tiếp tục nói, vẫn hiên ngang gọi ổng hiệu trưởng là “Doc”(1) thay bằng phải xưng hô “thưa tú n sĩ” như thường lệ: “Doc, lẽ ra ông phải xác minh kỹ hơn chút nửa, đúng không nào? Ông gọi một cú điện thoai, và ông nghe thấy tông đài báo là đường điện thoại đó đã châm dứt hoạt động. Trên cơ sở một cú điện thoại đó mà thôi, ông đã vội đề vào hồ sơ của Moppo là “đã chết”? Chúng tôi thì dù gì cũng đã có tiền sử là kỷ luật kém, còn ông chẳng nhẽ chỉ gọi có một cú điện thoại thôi sao?”
Đến đây thì
Herbie
kết luận: “Doc, chúng tôi thì có thể bị đuổi học, nhưng ông cũng sẽ mất việc mà thôi.” Rồi, sau khi ngưng một tí để gây ấn tượng,
Herb
bình tĩnh nói thêm: “Vì vậy, nên chăng là chúng ta quên hắn chuyện này đi?”
Trong cuộc thương lượng này,
Herbie
đã giành phần thắng, một chiến thắng trọn vẹn cho cả ba chúng tôi, những thân chủ đầu tiên của anh ta. Ông hiệu trưởng đã đồng ý bỏ qua chuyện này, và ông ây cũng cho chúng tôi thi tốt nghiệp.
Từ vụ đó
Herb
đã bắt đầu sự nghiệp thương thuyêt của mình. Dù đã tham gia thương lượng
ờ
những câp cao nhât giữa các công ty với nhau và ờ câp quốic tế, ông vẫn có thể đưa ra những lời khuyến
Doc là cách gọi thân mật hoặc suồng sã của học vị h£n
Doctor of Philosophy,
hay còn được gọi là
Ph.
D.
cu thê cho mỗi cá nhân, cho trường hợp thương lượng để vay tiền của ngân hàng chẳng hạn(l). Trong
cuốn
sách
Bạn có thể thương lượng được bâ't cứ điều gì ,
ông viết:
“Đây là cách bạn nên tiếp cận nhà băng. Nếu bạn là nam giới thì nên ăn mặc bộ com lê chỉnh tề, màu sẫm. Nếu bạn là nữ thì nên mặc một bộ váy áo trịnh trọng. Nếu bạn có thể mượn được một cái đồng hồ sang trọng đắt tiền, thì hãy đeo nó vào tay. Hãy nhờ ba người bạn của bạn, ăn mặc trịnh trọng giống như bạn, đi cùng giả lảm đoàn tuỳ tùng cho bạn. Bây giờ bạn hãy ưỡn ngực bước vào ngân hàng, làm sao để người ta như thây phát ra những tín hiệu từ phái đoàn của bạn: “Này, tôi là một doanh nhân tầm cỡ chỉ tĩnh cờ đi ngang qua ngân hàng thôi. Đừng có nói chuyện vay mượn tiền bạc với tôi ... tôi không cần vay tiền của các anh đâu. Tôi chỉ rẽ qua đây trên đường đi gửi một bức thư thôi.” Bạn cứ thử làm như vậy đi, thể nào tay phụ trách phòng tín dụng của ngân hàng cũng sẽ bám theo bạn ra đến tận ngoài cửa và có thể còn tiễn bạn đến quá nửa đường về nhà bạn nữa ấy chứ.”
Điều mà
Herb
muốn nói ở đây là khổng chỉ trong
°’ Người Mỹ thường vay tiền ngân hàng đê’ làm những vuS. lớn trong dời như mua ô tô, mua nhà hoặc đẨu tư cho con cái học dại học (ND).
ngôn ngữ, mả cả trong cử chỉ và vẻ bổn ngoai
.
I]
,
bạn phải thể hiện
được
một
vẻ
tự tin,
chứ khổng ph,ì! vẻ tuyệt vọng. Bằng cách thê hiện như là bạn đanj» thương thuyết từ thế mạnh, bạn sẽ chiếm được ưu thếhơn, ngay cả khi thực ra bạn đang ở thế yếu.
Quy tắc của
Bob Woolf
Dù bạn có thương lượng về bất kỳ điều gì đi nữa thì tôi cũng có một lời khuyên, dựa trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân của tôi, là bạn hãy sử dụng ngôn ngữ của
Bob Woolf.
Không phải tự nhiên mà
Bob Woolf
lả người đại diện cho một số những tên tuổi sáng giá nhất trong các ngành công nghiệp giải trí, ngành thể thao và ngành truyền thông của nước Mỹ. Các thân chủ tự đến với
Bob,
các đối thủ tổn trọng ông, vì khi nói chuyện cũng như khi làm việc, ổng đều tuân theo một quy tắc - đó là thang thắn, chuyên nghiệp và khôi hài.
Tôi luôn cảm thấy tự hào mỗi khi giới thiệu với mọi người: “Người đại diện cho tôi là ông
Bob Woolf.”
Tôi luôn cảm thấy như chính tôi cũng được đánh giá cao hơn, vì tôi được một người đáng kính như
Bob
đại diện cho mình.
Bob
không bao giờ tỏ ra đe doạ hay thù dịch bá í kỳ ai. Ông luôn cho rằng đối tác đang thương thuyêt với mình là một đối thủ đáng nê, nhưng không phJI là kẻ thù của ông. Ông đôi xử với họ theo đunjỊ
nguyên tắc đối xử
của ông với
tất cả
mọi
người.
(>IU'
khỏng bao giờ cho rằng nên doạ đội bóng chày
Boston Celtics
là: “Nếu các anh không nhượng bộ với những yêu sách của cầu thủ ngôi sao
Larry Bird,
thi tôi sẽ bảo anh ta ở nhà, không đến trại tập nữa.” Ông cũng không bao giờ cho rằng nên đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc đe doạ sẽ chấm dứt hợp đóng.
Bob
không bao giờ lại nói với
Ted Turner
là: “Nếu ông không đồng ý với những yêu cầu của chúng tôi, thì tối nay các ông sẽ phải chiếu lại chương trình
Larry King Live
của hôm ưước, vì tôi sẽ nói với Larry tối nay không đến trường quay.”
Thế nhưng
Bob
lại rất có tài thể hiện cho đối tác bên kia thấy là chúng tôi còn có những lựa chọn khác nữa, nhưng ông làm điều này một cách khéo léo, chứ không phải như cách “quai búa tạ”, tức là cách đe doạ sẽ tiêu diệt đối phương. Bản chất của
Bob
không phải là như vậy, và cách đặt vẫn đề của ông củng không phải là như vậy.
Ông cũng không bao giờ túi vào những chiên thắng ngắn hạn, và thường nhắc tồi rằng dù trước mắt chúng ta có kiếm thêm được vài đồng đi nữa, nhưng nếu chúng ta làm cho phía kia xa lánh, thì hợp đồng mà chúng ta đang có được vứi họ sẽ là hợp đồng cuối cùng, và thắng lợi của chúng ta chi là mót thắng lợi hạn hẹp, tạm thời mà thôi. Trong điưitng lượng,
Herb Cohen
cũng có cách xử thê' giống như vậy.
Đây là lời khuyên cuối cùng của tôi về cách nói chuyện trong khi thương lượng, xuất phát từ những kinh nghiệm của bản thân tôi, cũng như từ những cuộc trao đổi thường xuyên giữa tôi với nhiều chuyên gia, trong sô đó có hai ông bạn kê trên của tôi: hãy giữ hoà khí, sao cho lần sau bạn vẫn tiếp tục thắng lợi. Đây là một trong những điều quan trọng mà chúng ta có thể học được từ các nhà thương thuyết rất thành công nói trên.
Nếu bạn làm được những điều họ làm, và nói được như cách họ nói, như tôi đã mô tả với các bạn trong chương này, thì các bạn sẽ thành công — hôm nay và cả trong tương lai nữa.
CÁC BUỔI HỌP
Ngày nay ai ai cũng than phiền về các buổi họp, nên cũng phải có ai đó đứng ra đê bênh vực cho chúng. Có thể kết luận như sau về các buổi họp: khi một vài người phải cùng quyết định hoặc phài lập kê hoạch để thực hiện công việc gì đó, thì một buôi họp là cách tôt nhât và hiệu quả nhât đê đạt được việc này. Còn một buổi họp kém thì như ai
cùng
biết, thực là một sự tra tân cho những
người
dự họp.
Dưới đây tôi xin trình bày một đôi điều gián i I vể các buổi họp:
Khi ban ỉà người dư
hop
Cách tốt nhất để tiết kiệm thời gian ư? Là không đi họp.
Nếu sự có mặt của bạn tại buổi họp là không thật sự cần thiết, thì tốt nhất là từ chối không đi họp, hoặc bịa ra một kế hoạch họp hành nào khác trùng giờ.
Trong buổi họp, càng ít nói càng tốt
Nếu bạn không trực tiếp liên quan vào một chủ đề đang được thảo luận, hãy chống lại sự cám dỗ muốn nhảy vào câu chuyện chỉ vì muốn được người khác để ý tới.
Một sô" người cho rằng cần phải tham gia thảo luận, để người khác thấy rằng họ có đóng góp ý kiến. Tuy nhiên sẽ là tốt hơn, nếu bạn được tiếng là một người chỉ phát biểu khi thật cần thiết, hơn là bị biết đến như một người luôn đóng góp ý kiến rc tiền của mình vào mọi chuyện.
Tôi đã được nghe câu chuyện sau vể Nhà Trắng, khi Calvin Coolidge1 nhận tấm séc trả lương đầu tiên với tư cách là Tổng thống Mỹ. Khi giao séc
Calvin Coolidge: Tổng thống thứ 30 của
Mỹ
(nhiệm Wv 1923-1929).
xong, viên thu' ký Kho bạc đã trù trừ không chiu r,i khỏi Phòng bầu dục, vì muốn xem vị Tổng thỏnp xuât thân từ một làng nhỏ ở
bang Vermont
sẽ phàn ứng ra sao trước một số tiền lớn như vậy trên tấm séc.
Khi Coolidge hỏi anh ta là anh ta còn chờ gì nữa không, thì anh thư ký nói với ông rằng anh ta chỉ tò mò muốn xem Ngài Tổng thống có ý kiến gì về số tiền ưên tấm séc không.
Coolidge nhìn xuông tấm séc một lần nữa, rồi quay sang anh thư ký và nói: “Mong anh cứ đến nữa nhé”.
Ông nổi tiếng là một người ít nói — “Ông Cal im lặng”1 - đến nỗi có lần một bà trong nhóm các bà được đến dùng trà với Tổng thông tại Nhà Trắng nói với ông: “Thưa Ngài Tổng thống, tôi có đánh cuộc với các bà đây rằng tôi có thể làm cho Ngài nói nhiều hơn hai từ.”
Coolidge trả lời: “Bà thua”.
Bà này có thể đã bị thua cược, nhưng bạn có th£ tin tưởng mà cược rằng, một khi Cooliđge nói, thì chắc chắn sẽ thu hút được sư chú ý của mọi người.
' Cal: cách gọi thân mật của Calvin Coolidge.
Tránh chỉ trích người khác trong cuộc họp.
Nếu bạn là người đã từng dự nhiều cuộc họp, chắc hăn bạn đã từng nghe nhiều ý kiến không cần thiết, hoang tưởng hoặc thậm chí là rất ngu ngốc được phát biểu trong các cuộc họp, không đáng đê’ bạn phải ngồi nghe chúng, nhưng cuộc đời vốn là như vậy! Hãy kiềm chế sự cám dỗ được đứng lên và nói thảng vào mặt người đang phát biểu rằng điều mà người đó vừa nói ra thật là ngớ ngẩn, thậm chí ngay cả khi đúng là như thế đi nữa. Vì đây là cách nhanh nhất để tạo ra một kẻ thù lâu dài cho bạn, và chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho bạn cả.
Hãy chuẩn bị trước khi phát biểu. Nếu bạn được báo trước rằng bạn cần phải phát biểu trong buổi họp, hoặc nếu bạn chủ động thây
Tất
muốn bày tỏ quan điểm về một khía cạnh nào đó trong cuộc họp, hãy viết ra những ý được chuẩn bị từ trước. Nếu không có chuẩn bị, tôi đám chắc rằng bạn sẽ nói quá dài dòng và sẽ đánh mất sự ủng hộ của những người cùng họp. Nguyên nhân làm cho bạn nói dài dòng là, nếu không chuẩn bị thì bạn dễ bị lạc đề, dễ sa vào tình trạng “rằng thì mà là" và nói chung là lời phát biểu của bạn sẽ bị kém hiệu quả đi nhiều.
Hãy thê hiện tính hài hước của bạn
bronft hit
cứ
trường hợp nào.
Các buổi họp quá nghiêm túc thường bớt căng thang và trở nên sống động hítn nếu được điểm xuyết vài câu hài hước; nhất la khi cuộc thảo luận đã kéo dài lê thê và không ai chịu chu động chuyên chủ đề cả.
Trường hợp bạn là người chủ trì cuộc họp
Trong ngành kinh doanh bất động sản, người ta thường nói ba yếu tố quan trọng nhất để bất động sản đắt giá là “địa điểm, địa điểm và địa điểm”. Trong việc chủ trì một cuộc họp, ba yếu tố quan trọng nhất để thành công là “chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị”. Bạn hãy chuẩn bị một chương trĩnh nghị sự, dù cho đó là một chương ửình rất sơ bộ gồm vài cái gạch đầu dòng đi nữa. Việc soạn trước chương trình họp sẽ giúp bạn đề cập được hết những vân để mà bạn muốn thảo luận trong quá trình họp, và cơ hội đê những đề nghị của bạn được thông qua tại cuộc họp cũng cao hơn.
Sau đây là một số gợi ý hữu ích:
Khai mạc cuộc họp đúng giờ.
Điều này tưởng chừng rất đơn giản, nhưng bạn cứ thừ nghĩ lại nù xem là đã có bao nhiêu cuộc họp mà bạn đã dự không bắt đầu đúng giờ! Hãy dứt khoát để nghi những người đi họp đang kháo chuyện với nh*»u
J
bên ngoài phòng họp vào họp đúng giờ. Neu ban cho trận đá bóng được truyền hình đêm trước tro thành chủ đề thảo luận đầu tiên tại bàn họp, thì bạn sẽ không có đà đê cho cuộc họp được khẩn trương, có hiệu quả và đưa ra quyết định cụ thể. Cũng như vậy, bạn sẽ để mất đà khẩn trương của cuộc họp, nếu bạn cho phép mọi người dềnh dàng khi vào dự họp trong vòng mươi mười lăm phút đầu.
Hãy tỏ ra dứt khoát.
Bạn đã nêu ra những vấn đề cần thảo luận, và với mỗi vấn đề, cuộc họp cần trả lời được hai câu hỏi tôi hậu sau: cần phải tiến hành những biện pháp gì, và ai sẽ là người thực thi? Nếu cuộc họp để ngỏ hai câu trả lời này, thì trước hết là không có lý do gì để tiến hành một cuộc họp như vậy.
Cương quyết,
cần cương quyết với những người phát biểu dài dòng làm mất thời gian chung, hoặc muốn gây ấn tượng với người khác. Bạn không cần phải khiển trách họ — hãy để cho cái đồng hồ làm việc này thay bạn. Bạn chỉ cần nói đơn giản: “Xin lỗi anh - đã đến lúc chúng ta phải chuyên sang ván đề tiếp theo.” Bạn không cần phải lo lắng sợ mình tỏ ra có vẻ cấp trên hay bất lịch sự. Ngược lại — nêu bạn có tài điều khiên để cuộc họp được ngắn gọn và đưa ra những quyết đinh cụ thể, thi bạn sẽ được nhiểu
người cảm phục và muốn
hợp
tác, hon là nếu ban
cho phép mọi người nói dông dài và cuộc họp khrtnj» đi đến kết quả gì.
Đê’ tránh xảy ra những cuộc họp “dở”, có lẽ câu nói sau đây của
Shakespeare
cũng ứng nghiêm đối với các cuộc họp: “
Bạn
Brutus
hỡi, sai lầm không nằm trong các buổi gặp gỡ của chúng ta, mà nằm trong chứih bẩn thân ta đô\
7
Những lần thất bại và các cách chống đỡ
•
Những lân bị quê lớn nhât của tôi
•
Cách chuẩn bị tinh thần để đối phó
•
Bình tĩnh tiếp tục công viêc
BẤT KỲ AI CŨNG CÓ KHI NÓI NHỊU
K
l\ể từ ngày đầu tiên khi con người học được cách giao tiếp với nhau bằng tiếng nói, người ta vần thường lâm vào những tình thế khó xử tTong
giao tiếp. Cho đến thời đại thông tin đại chủng toàn
cầu ngày nay thì những tình huống khó xứ nay con có thể trầm trọng hơn, nếu nó xảy ra trên sóng phát thanh hay truyền hình. Lịch sử ngành phát thanh truyền hình ghi lại vô số những sự kiện như thế, có thể là từ thuở sơ khai của đài phát thanh, khi mà
Harry
Von
Zell
còn nói vào một cái
micro
thô sơ và giới thiệu khách mời nói chuyện với toàn thể thính giả Mỹ từ đông sang tây: "Thưa quý ông quý bà, tôi xin giới thiệu Ngài Tổng thông Hoa kỳ sẽ nói chuyện với chúng ta - Ngài Hoobert Heever"
[12]
.
Tất nhiên là các vụ nói nhịu không chỉ giới hạn trong ngành phát thanh truyền hình. Vì vậy, nếu chang may mà lời phát biểu nào đó của bạn có thê’ làm cho bạn bị quê thì bạn cũng đừng vì thế mà bối rối. Bạn hãy nhún vai gạt chuyện đó sang một bên rổi cứ tiêp tục như không có chuyện gì xảy ra, và nên tin tưởng là những người khác sẽ chỉ thây buồn cười vì câu nói của bạn trong chốc lát mà thôi.
Harry
Von
Zell
đã thực hiện đúng như vậy. Sau vụ nói nhịu
"Hoover"
thành "Heever" nổi tiêng trên đây, ông vẫn tiêp tục giới thiệu chương trình trên đài phát thanh và đã rất thành công, rồi sau đó chuyên sang dẫn chương trình truyền hình mà lchông hề e ngại. Có lẽ người xem còn nhớ tới ỏn^: nhiều nhâ't với tư cách là người dẫn chương trình và diễn viên cho
Chương trình của
George Bums
yà
Grade Allen
rất được hâm mộ trong những năm 1950.
Dù tôi có thể viết được một quyển sách về cách nói chuyện lôi cuốn đi nữa thi điều này cũng không hề có nghĩa là tôi không bao giờ bị quê trong khi nói chuyện. Giờ đây, khi hồi tưởng lại cuộc đời làm việc của tôi, ngoài những giây phút mà tôi có thể hãnh diện nhắc lại vẫn có những sự việc mà tôi muốn được quên đi - nhưng không sao quên được.
CÁCH BẠN "Tự KỶ ÁM THỊ" Lỗi NÓI NHỊU
•
• • •
Một trong những lần quê nhất của tôi xảy ra ở
Miami
khi tôi đọc quảng cáo trên truyền hình cho một hãng bánh mì hiệu
Plager Brothers,
và câu quảng cáo chính của hãng này là "Plager Brothers -
for the best in bread"
C'Plager Brother
- đó là bánh mì hảo hạng").
Khi bắt đầu chiến dịch quảng cáo này, hãng bánh mì và công ty quảng cáo quyêt định rằng tôi cần phải thể hiện cảnh quảng cáo này bằng cách truyền hình trực tiếp, và tôi sẽ đọc quảng cáo ngay trong cảnh quay thời sư buôi tối tại ba dài truyén hình khác nhau. Ở đài đầu tiên, tôi hùng hổn đọc lời .quảng cáo, rồi chốt lại bằng câu kết luận đã đưoi chuẩn bị trước: "Plager Brothers -
for
the brcst in
bed"
(câu này người nghe có thể hiểu là
"breast
là bộ ngực, còn
"in bed"
có nghĩa là "ở trên giường").
Các bạn có thể cho rằng thế thì đã là quá tệ rồi và đúng là như vậy. Nhưng sang đến đài thứ hai, tôi cũng bị nói nhịu y như thế!
Và
ỏ
đài thứ ba cũng vậy.
Tôi bị nhịu nhiều lần như thế là vì tôi đã phải chịu sức ép tâm lý quá lớn là tự nhủ mình không được tiếp tục nói nhịu nữa, và chính vì thế mà tôi lại bị nói nhịu. Đây chính là một nguyên nhân vì sao bạn cần phải gạt ngay khỏi đầu óc sự xâu hổ vì chuyện mình vừa bị quê, và cứ tiếp tục làm như không có chuyện gì xảy ra, đừng có lo nghĩ hay bối rối về những gì bạn vừa mới lỡ nói, và đừng lo sợ là biết đâu bạn có thể còn bị mắc phải lần nữa. Nếu bạn còn lo sợ thì bạn sẽ còn mắc phải sai lầm. Đó là một hiện tượng mà tôi gọi là "dụ" cho một điều gì đó xảy ra.
George Bums
là một người rất tài về khoản này, nhất là với ông bạn nối khố của mình là
Jack Benny,
vốn là bạn cũ
của
George
Bums
từ thời thơ âu,
khi
ca
hai còn là những cậu bé sống ở khu phía đông Ne"
York
. Bums
có thể bước vào phòng không cán nói năng gì cả mà vẫn làm cho Bennv cười nghiêng ng*»
Burns
tất nhiên là luôn biết trước được điều na\ \ t lây làm rất thú vị. Và ông đâ "dụ" cho
Jack
tự lam những gì mà ông báo trước với
Jack
là không nên làm.
Bums
đã kể cho tôi nghe về lần cả ông và
Jack
được mời đến dự tiệc tôi tại nhà
Jeanette MacDonald,
nữ ca sĩ nổi tiếng đã song ca cùng
Nelson Eddy
và là cặp song ca nổi tiếng nhâ't nước Mỹ từ thời những năm 1930-1940.
Bums
đã dụ
Jack
bằng cách nói chuyện với
Jack
như thế này, và đây là cách mà ông vẫn làm với những người mà ông thấy họ là những ứng cử viên thích hợp cho những trò đùa của ông (và
Jack Benny
thì luôn luôn là ứng cử viên sô" một!)
"Jack
này, cậd sắp đến nhà
Jeanette MacDonald
dự tiệc tối phải không?"
"ừ, tất nhiên rồi. Bà ấy khi nào củng gửi giây mời cho mình mà".
"Thế thì, chắc cậu cũng biết là sau bửa tối bao giờ
Jeanette
cũng thường hảt một vài bài".
"Có, mình biết chứ. Mình đến nhà bà ấy hàng chục lần rồi mà!".
Và thế là
Bums
dặn trước ông ta: "Cậu đừng cỏ cười khi
Jeanette
hát đây nhé!"
"Tại sao tôi phải cười?"
"Thì mình cứ nhắc trước cậu như thô, chở to cười!".
Ngày Chủ nhật đã đến, và
Bums
gọi điện cho
Benny
để nhắn với ông ta là ông sẽ đưa xe đến đón Rồi ông nói thêm, "Cậu đừng quên đây - không được cười đâu nhé!".
Và chuyện gì phải xảy ra thì đã phải xảy ra: khi
Jeanette MacDonald
vừa đứng dậy để hát bài đầu tiên thì
Benny
tự nhiên bò lăn ra mà cười - còn
Bums
thì ngồi đó với một nụ cười tinh quái.
Tôi kê ra những trường hợp trên đây đê chỉ cho các bạn thấy điều gì có thê xảy ra khi bạn đê cho những nỗi lo lắng trở thành một nỗi ám ảnh trong tâm trí bạn. Nếu bạn cứ nghĩ rằng một điều gì đó nhất định sẽ xảy ra, thì bạn có thể biến nó thành sự thực được. Bạn phải dùng ý chí để gạt bỏ ý nghĩ đó ra khỏi đầu óc bạn; có thể bạn phải quyết tâm găng sức hơn bình thường, nhưng bạn sẽ làm được điểu đó.
KHÔNG ĐƯỢC BỎ CUÔC
Một lần tôi đã hỏi vị khách mời trong chưitng
trình
nói chuyện của tôi trên
radio
về gia đình và con
cái cùa ông ta. Người phụ trách kỹ thuật tron£
phòng điều khiển suýt nữa thì ngất xỉu, vì vị kh.v h của tôi hôm đó là một mục sư Thiên chúa giáo! rỏi không hề biết rằng mình đã rơi vào một tình huống khó xử như thế cho đến khi vị mục sư hôm đó cùng làm cho mọi người phải bật cười. Vậy tôi phải xử lý như thế nào? Tôi đã làm đúng cái điều mà bạn cũng nên làm trong những trường hợp tương tự - tôi vẫn tiếp tục cuộc nói chuyện và đưa ra cho vị khách một câu hỏi khác.
Một lần khác, tôi là người dẫn chương trình cho một ngày hội thảo lớn ngoài ười tổ chức ở
Miami
đê chào mừng ngày Độc lập (ngày 4 tháng Bảy)
[13]
. Buổi lễ hôm đó rất tưng bừng, với cờ hoa khắp nơi và có nghị sĩClaude Pepper
đến phát biểu. Buổi lễ lớn đến nỗi ban tổ chức phải dựng hai sân khấu, rồi ghép chúng lại với nhau; tuy vậy vẫn có một khe hở nhỏ ở giữa. Khi ban tổ chức giới thiệu tôi với quan khách, tôi vội bước ra sân khấu, và bị thụt một chân xuông ngay khe hở giữa hai sân khấủ đó. Và thê là trước mắt vô
số
khán giả, tôi bông nhiên biên mât khỏi sân khâu. Nhưng trong tay tôi còn cầm
micro,
nên tôi vẫn làm chủ được tình thê từ một
vị
trí bât lợi như vậy. Tôi quyết đinh sẽ thưc hiện một cuộc tương thuật thú vị cho các khán giả đang ngạc nhiên không
hiểu tôi biến đi đâu. Ngay khi họ vừa thây tôi bũ‘n
mất thì họ đã có thể nghe thây tiếng tôi thuyết minh qua hệ thông loa: "Tôi vừa bị ngã - nhưng xin các vi đừng lo, tôi không làm sao cả".
Lần ấy tất cả mọi người được một trận cười nghiêng ngả. Đây quả là một cách tuyệt vời để khuây động tình thần của người nghe - nhưng là một cách mà có lẽ tôi không muốn mình phải trải qua một lần nữa.
Có một lần khác tôi đã tránh được một vụ bị quê - thậm chí còn tệ hơn thế nữa - là khi
Jim Bishop,
một người bạn
Miami
của tôi, đến nói chuyện trong chương trình phỏng vân trên
radio
của tôi. Khi đó
Jim
đã nổi tiếng với cả tư cách là nhà báo có văn phong bình dị, dễ hiểu. Ông còn là người nghiện rượu có thâm niên 25 năm và lúc đó đang cai nghiện.
Nhưng - bạn có tưởng tượng được khỗng? - vào buổi tối mà ông đến dự chương trình của tôi thì ông hoàn toàn say khướt, không còn biết trời đất là gì hét và gần như đứng không còn vững nữaế Có thê là ông đã quá lo lắng về viễn cảnh mình lên một chương trình phỏng vấn như vậy, nên đã củng cố tinh thản bằng sức manh lây từ chai rượu.
Khi nhận thấy tình trạng của
Jim
thì tôi lo
ling
hết sức. Một người ăn nói bình dân cộng với ch*>'
riíỢu thì quả là một mối đe dọa lớn cho bât cư chương trình phỏng vấh nào. Tôi e ngại khônp những sẽ chi xảy ra tình huống khó xử, mà còn hơn thế nữa, thậm chí cả khả nãng uỷ ban truyền thông liên
bang (FCC)
hủy giấy phép hành nghề của đài chúng tôiề Và rât có thể tôi còn bị thôi việc, phải khăn gói trở về
Brooklyn,
không kèn không trống! Bấy giờ là thời diêm không được nể nang tình bè bạn và đưa ông bạn đang say khướt lên sóng được. Tôi phải quyết định một cách khẩn trương và dứt khoát - để bảo vệ cho tât cả chúng tôi. Tôi ra hiệu với cậu kỹ sư thu thanh trong phòng bắt đầu thu và nói vào
micro
đặt trên bàn: "Cho tín hiệu đi".
Tín hiệu bắt đầu buổi thu thanh hiện lên:
ĐANG THU THANH
Jim
cũng nhìn thây tín hiệu này, và khi ông vừa nhìn thấy nó thì cũng là lúc tôi chìa tay ra bắt tay ông: "Rất cám ơn anh, anh
Jim
thân mến - cám ơn anh đã tham gia chương trình của chúng tôi! Câu chuyện của anh vừa rồi là rât tuyệt!", vẻ mặt
Jim
lúc ây thật ngơ ngác, nhưng ông cũng cám ơn lại rôi ra khỏi trường quay! Chúng tôi dành toàn bộ thơi gian còn lai của chương trình đê tra lời các cáu hoi cua khán giả gọi đên qua điện thoại.
Ngáy phì phò
Tình huống khó xử tai hại nhất trong đời tôi lai không xuất phát từ một lời tôi nói ra, mà lại tử mót âm thanh mà tôi phát ra - liếng ngáy. Bạn có thể hỏi tại sao tôi có thể ngáy trong buổi thu thanh được? Câu trả lời thật là đơn giản: Là vì lúc đó tôi đang ngủ!
Hôm đó là vào buổi sáng ngày mồng một Tết dương lịch ở
Miami,
ngày đầu tiên của năm 1959. Đêm hôm trước tôi đã dẫn chương trình cho một cuộc đua chó ở trường đua, rồi tôi đến dự một buổi dạ hội năm mới để tiễn đưa năm 1958 và đón chào năm 1959, tuy rằng thực ra tôi cũng không đón chào gì nhiều lắm, vì tôi vốn không uống rượu. Thế rồi tôi phải làm hết ca trực ở đài phát thanh
WKAT,
trong đó tôi dẫn chương trình thường lệ của tôi từ sáu giờ sáng đến chúi giờ sáng, và đến 9:30 thì dẫn chương trình nghỉ giải lao trong giờ nghỉ của chương trình
Câu lạc bộ bữa sáng của
Don McNeill
phát thanh từ
Chicago.
Từ chín giờ đến mười giờ sáng thì tôi chì dân chương trình giải lao ngắn đó mà thôi, và đến mười giờ thì người dẫn chương trình tiếp theo sẽ đổi ca cho tôi. Trong suớt cả buổi nói đó tôi cứ phải tự nhu:
"Không được ngủ gật! Không được ngủ gật!". Lúc đi'
chỉ còn một mình tôi o' lại đài, và tôi đả ki£m chí
không bị ngủ gục trong suốt cả chương trình của tôi, và cả đến khi bắt đầu chương trĩnh
Câu lạc bộ bừ<j sáng nữa.
Tính đến lúc đó là tôi đã làm việc không nghỉ trong hai tư giờ liên tục.
Đến chín giờ hai mươi phút thì
Don McNeill
chào thính giả để nghỉ giải lao, và câu kết thúc của ông là "Đây là hệ thông đài phát thanh ABC". Đó cũng chính là tín hiệu để tất cả các trạm phát thanh khác trong hệ thống ABC trên toàn quốc chuyên sang phần chương trình giải lao của họ. Khi đó lẽ ra tôi phải tắt tín hiệu của đài ABC chính, đưa
micro
của tôi lên và nói vào đó: "Xin chào các bạn, đây là đài
WKAT
ở
Miami, Miami Beach".
Ngoài ra, ai ai đi ngoài đường cũng có thể nhìn thấy tôi, vì mặt trước tòa nhà đài phát thanh của chúng tôi được lắp kính; người đi đường có thể nhìn vào và thấy các phát thanh viên và kỹ thuật viên làm việc.
Vào đúng ngày hôm đó, tôi tắt tín hiệu của đài ABC chính, đưa
micro
của tôi lên miệng... và rồi ngủ thiếp đi mất.
Thế là âm thanh duy nhâ't mà các thính giả của đài
WKAT
sáng mồng một Tết năm đó nghe thấy được
qua radio
là một âm thanh phì phò bí hiêm mà không ai có thể cắt nghĩa được - đó chính là tiêng
ngáy của tôi. Chương trinh
Câu Ịạc hộ bửa sàng
cũng không bắt đầu lại được - vì tín hiệu của đài ABC
chính vẫn còn bị ngắt từ trước đó. Ám thanh bi hi,-m vẫn tiếp tục được truyền qua sóng
radio,
và ngoai ra không còn tín hiệu gì khác - không có âm nhạc không quảng cáo, không có tiếng nói của người dản chương trình. Chỉ duy nhất có âm thanh kỳ lạ đó ma thôi.
Các thính giả bắt đầu gọi điện thoại đến đài phát thanh, nhưng không có ai nhâc máy trả lời họ. Người qua đường nhìn qua cửa sổ của đài
WKAT
thì thấy một người ngồi gục mặt vào
microphone
trên bàn. Những gì diễn ra tiếp theo thì các bạn chắc có thê đoán ra được: lính cứu hỏa vả xe cấp cứu được tức tốc điều động đến, tiếng còi gào rú.
Người ta phải lấy búa đập kính ở phía trước đê vào được bên trong tòa nhà - trong khi đó thì thính giả của chúng tôi ở nhà nghe thây từ
radio
tiếng người hò hét và tiếng kính vỡ loảng xoảng, càng trờ nên kinh ngạc hơn. Rồi đến lượt tiếng những người lính cứu hỏa và bác sĩ câp cứu hét lên với tôi: "Có chuyện gì xảy ra ỏ đây thế? Anh có làm sao khồng?'•
Lúc đó tôi choàng tỉnh dậy, ngơ ngác nhìn cành mọi người xung quanh mình, kính vỡ tung toé trén sàn nhà và lắp bắp: "Có chuyện, chuyện gì vậy? "?
Sáng hôm sau, đại tá
Frank Katzentine
là chù cùa đài phát thanh
WKAT
gọi tôi Vdo phòng ổng ồy vẻ* tuyên bố đuổi việc tôi. Rồi ông nguôi gián một Iếhu*
và nói với tôi: "Thực ra thì tỏi quý anh. Anh la np;ươi có tài. Vậy anh có gì để giải thích cho vụ này khôn^ Anh có lý do gì để tôi có thê cho anh ờ lại được
không?".
Thế là tôi nói với ông ấy: "Đại tá ạ, ông có bú t thực ra hôm qua tôi đã làm gì khồng?"
"Không. Thếhôm qua anh đã làm gì?"
"Hôm qua, đơn giản là tôi muốn kiểm tra xem Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cáp cứu cùa
Miami
ưiển khai khẩn trương đến mức độ nào trong ữường hợp nguy cấp mà thôi".
Sau đó thì ông ây nhận tôi vào làm trở lại - nhưng tôi phải bổ tiền ra đền cho những cửa kính đã bị đập vỡ.
Vs
lixjt fii
n"LÌÉứìătfi.
iựiyỉ
Ta phải làm gì? Nên thuyết trình như thế nào?
•
"Bí quyết" nói chuyên của tôi.
•
Để cập vấn đế theo kiểu...
•
Một vài
điểm ghi
nhớ
khi
thuyết trinh
•
Sử
dung
óc hài hước ra sao?
iống như mọi điều trong cuộc sông, bạn cũng luôn gặp phải những khó khăn khi lần đáu tu'n phát biểu trước đám đông. Mọi người - thâm chí
Că
những người nói chuyện rât hay trong những buổi
giao tiếp - thường cảm thây lo sợ cứ mỏi lân nghỉ
việc lần đầu tiên họ phải thuyết trình. Một sô ngư*1'
khác lúc nào cũng có cảm giác ngại ngùng,
mác
du họ đã từng thuyết trình nhiều lầnế
Dường như chúng ta tin rằng phải có những bí án gì đó trong việc thuyết trình. Một số bí quyết làm cho người ta trở thành người diễn thuyết hấp dẫn. Người ta viết biết bao nhiêu sách hướng dẫn thuyết trình nên chắc hắn bạn cho rằng cần phải có tấm bằng đại học về môn này trước khi đứng trước bục phát biểu.
Mỗi năm tôi nói chuyện rất nhiều lần với nhiều nhóm thính giả khác nhau.
"Bí quyết" của tôi chỉ đơn giản là tôi luôn nghĩ rằng thuyết trình trước đám đông không có gì khác với các hình thức trò chuyện. Đó cũng là cách chia sẻ suy nghĩ của bạn với những người khác, về một khía canh nào đó, hình thức nói chuyện này còn dễ dàng hơn là giao tiếp trong xã hội bởi vì bạn hoàn toàn kiểm soát được bạn đang nói đến phần nào. Đồng thời, bạn cũng phải có điều gì đó đê mà nói. Bạn không thể né tránh được đối với những câu như: "Vậy à? nói cho tôi biết nữa đi" (và viện cớ phải đi vệ sinh không giúp cho bạn thoát khỏi nghĩa vụ phài tiếp tục nói đâu).
Điều này dẫn đến nguyên tắc cơ bản của một người diễn thuyết thành công là: Nói về những đú>u mà bạn biết. Việc này có vẻ như hết sức hiến nhién.
nhưng nhiều người thuyết trình luỏn mắc sai lâm V chọn những chủ đề mà họ khồng quen thuộc lăm điều này dĩ nhiên làm họ rơi vào thế bâ't lợi vì hai ly
do.ẽ
1.
Người nghe có thể chán nếu như họ biết nhiều về chủ đề đó hơn người thuyết trình.
2.
Nếu bạn không thây thoải mái về đề tài này có thể bạn dễ dàng có những cử chỉ gượng gạo khi phát biểu.
Vậy thì bạn hãy chọn một chủ đề mà bạn nắm vững, hoặc đề cập đến như một chủ đề rộng hơn từ quan điểm cá nhân. Chang hạn, nếu như khán giả của bạn là những người theo đạo Thiên chúa hoặc đạo Do thái, đề nghị bạn nói về chuyến đi đến vùng Đất Hứa, bạn đừng cố tóm lược ý nghĩa của Hòa ước Hòa Bình Israel - Palestin.
Bạn hãy kể về những gì bạn nhìn thây và tình hình chính trị có những ảnh hưởng như thế nào đối với những người dân mà bạn gặp và nói chuyện. Tỏi cam đoan bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và người nghe sẽ cảm thấy thú vị hơn.
Buổi diễn thuyết đầu tiên của tôi khi tôi 13 tuôi là tôi đã chọn một chủ đề rất gần gũi với tôi. Khi ây l‘ì lễ
Bar Mitzvah
- Nghi lễ đánh dâu giai đoạn bưới vào tuổi thiếu niên của các cậu bé Do Thái. Kh! ây nhà tôi không có nhiều tiền lắm. Cha tôi mới rruit
cách
đó
ba năm, còn mẹ
tôi thì
đang
cố
lam vií*c >
.It
]ực để cuộc sống của chúng tôi khâVn khá lỏn, đií'u nảy bà đã làm được chỉ sau đó ít lâu.
Tuy vậy, mẹ tôi vẫn cố gắng để anh trai tồi và tôi dự được lễ
Bar Mitzvah.
Trong dịp lễ đó, các cậu thiếu niên được vinh dự phát biểu. Chưa bao giò tôi đứng phát biểu trước đám đông cả, trừ những lẩn đọc kinh và lên bảng đọc bài, điều mà đứa trẻ nào cũng phải làm khi đi học. Còn lần này là khán giả thực thụ, lại toàn là người lớn nữa chứ.
ở tuổi 13, người ta chưa hiểu biết nhiều, vì thế tôi quyết định nói về một trong những chuyện mà tối biết nhiều nhất - về cha tôi. Hầu hết mọi người trong đám khán giả đó đều biết cha tôi, và tôi chia sẻ những kỷ niệm về ông với họ. Tôi nói rằng tôi luôn cảm thấy gần gũi với cha tồi. Ông luôn sẵn lòng dành cho tôi từng giây phút rỗi rãi mà ông có được, mặc dù cha tôi phải làm việc sáu ngày trong tuần bên quầy rượu và lò quay. Tôi nhớ lại những lần cùng cha tôi vừa đi dạo vừa trò chuyện từ đại lộ
Howard
đến công viên
Saratoga,
ở nơi mả ông vẫn thường mua cho tôi một cây kem - "nhưng con đừng nói gì với mẹ đây. Mẹ con lại nói gẩn đẽn giờ ăn cơm thế mà còn ăn vặt". Tôi kể lại cho những người đang tham dự buổi lễ rằng đối với tôi những lúc nói chuyện với cha tồi như vậy mứi thực sự thu
vị và có ý nghĩa nhiổu, chứ không phải là côn>' Vión
vả những cây kem. Ông vẫn thường kể cho tfti
\ị
đội bóng
Yankee
với
‘joe
Di Maggio(1), về chuyện ông dự đám tang của Lou Gehrig<2) vào năm 1941 Ông hỏi: ngày hôm đó tôi dã học được những gi ờ trường Do Thái.
Tôi chia sẻ những kỷ niệm ấy với những người dự buổi lễ, tôi nói với họ rằng khi kể về cha tôi, tôi vẫn còn như đang nghe thấy giọng nói của ông, khi hai cha con tôi nói chuyện ở công viên
Saratoga.
Việc chọn những ký ức về cha tôi làm chủ đề cho bài phát biểu của mình trong buổi lễ
Bar Mitzvah
là phù hợp với tôi. Cha là người mà tôi đáng phải nhớ đến trong những dịp quan trọng như vậy. Xét về khía cạnh của việc diễn thuyết trước công chúng, thì đây là chủ đề mà tôi thấy thoải mái, tôi biết rõ và có thê nói có sức thuyết phục.
Sau buổi lễ, một số người lớn đã khen tôi, còn tôi cảm thây thật thú vị khi chia sẻ những kỷ niệm của mình với mọi người. Đó là một trong những kinh nghiệm khiến tôi càng tin rằng nói chuyện phải trơ thành nghề nghiệp của mình.
(l ỉ)
Các cầu thủ bóng chuyền nôi tiẽng của Mỷ.
PHƯƠNG PHÁP CỦA HƯỚNG ĐẠO SINH
I
Nguyên tắc cơ bản thứ hai của người nói chuyện giỏi là cần làm theo khẩu hiệu của Hướng đạo sinh - Hãy sẵn sàng. Nếu như bạn nói về một chủ đề bạn nắm vững, như tôi vừa đề nghị, thì bản thân việc chuẩn bị cho bài diễn thuyết không quá khó.
Bạn sẽ có thể sắp xếp các ý nghĩ của bạn dễ dàng và có hiệu quả hơn nếu bạn ghi nhớ trình tự sau đây của việc diễn thuyết:
1.
Hãy nói cho khán giả biết những điều bạn sắp nói.
2.
Nói cho khán giả những điều đó.
3.
Nói cho khán giả biết bạn đã nói gì với họ.
Nếu như ngay từ đầu bạn cho khán giả biết bạn sẽ nói về vấh đề gì, họ sẽ dễ dàng theo dõi nội dung phát biểu của bạn. Cuối cùng, bạn hãy
cố
tóm tắt những điểm quan trọng nhất bằng lời lẽ hơi khác một chút so với khi bạn mở đầu.
CHUẨN BỊ
9
Tôi may mắn vì thường phải diễn thuyết đến mức tôi không phải dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị. Bây giờ khi người ta yêu cầu tôi diền thuyết, thì thường là về những chủ đề hết sức quen thuộc đối với tôi, chẳng hạn như: ảnh hường mới
của những chương trình trao đổi với khán già V(Ị các
vấn đề chính trị;
Clinton, Bush, Perot
và những ứng cử viên tông thống khác mà tôi đã từng phỏng ván trong chương trình của mình; Cuộc tranh cừ giữa
Gore
-
Perot,
ảnh hưởng của truyền hĩnh và đài phát thanh đối với báo chí và điều đó có ý nghĩa như thê'
nào trong hiện tại và trong tương lai; và cũng có thê’
là chủ đề về gia đình
Brooklyn Dodgers.
Vì vậy tôi không phải luyện tập nhiều trước khi sẵn sàng diễn thuyết.
Thê' nhưng nếu như bạn sẽ phải trình bày về vấn đề mà bạn chưa nắm rõ từ trước, thì công việc chuẩn bị là điều bắt buộc. Bạn có thê soạn ra bài nói theo
•
B
• • •
nhiều cách, miễn là tìm được những lời lẽ phù hợp với bạn nhất.
Bạn có thể viết bài phát biểu của mình ra giây, đầy đủ từng câu chữ, rồi sau đó chỉ việc đọc nó lên. Rất nhiều thuyết trình gia làm như vậy. Nếu như bạn áp dụng cách này, bạn cần phải luyện đọc bài phát biêu của mình nhuần nhuyễn sao cho bạn thường xuyên nhìn vào khán giả chứ không phải chăm chăm nhìn vào tờ giấy trong suốt thời gian diễn thuyêt cua mình. Một sô" người thì lại sử dụng dàn bài để thuyết trình, nhưng dàn bài này thường được trình bày trên khổ giấy bằng nửa khổ A4. Thế nhưng những ngươi khác lại thây việc sử dụng những tờ ghi chú là rát thoải mái, ưu điểm của phương pháp này là bạn
co
thê nói một cách tự nhiên hơn mà không buộc phai nhìn chằm chằm vào bài ghi. Tuy nhiên, nói chuyên cũng giống như ngôn ngữ cơ thê và quẩn áo - bạn cảm thấy thoải mái với phong cách nào nhâ*t thì cứ sư
dụng.
Dù bạn sử dụng bài viết hay những lời ghi tóm tắt, bạn đều cần phải tập dượt một lần đê cho quen với nội dung và cảm thấy thoải mái với phong cách và nhịp độ của bài phát biêu. Bạn có thể đứng trước gương, hoặc đề nghị đồng nghiệp hay người thân của mình làm khán giả cho buổi tập dượt ấy.
Trong khi tập dượt, bạn ước lượng được thời gian là một điều rất tốt. Thời gian diễn thuyết của bạn có thể dài hơn, hay ngắn hơn so với việc bạn dự trù khi viết.
Trước khi phát biểu, bạn cần tìm hiểu xem bạn sẽ được nói trong bao lâu để chỉnh bài phát biêu cho vừa đủ với thời gian cho phép trong khi tập dượt.
GỌI ĐIỆN TRƯỚC NGÀY DIÊN THUYẾT
Luyện tập bài thuyết trình của mình trước là một ý tưởng hay. Ghi nhớ chủ đề của bài phát biêu của mình cũng như vậy. Đây là điều mà tôi nhận thây rát sớm trong nghề nghiệp của mình, khi tôi mới bát đầu đi diễn thuyết. Lúc nào tôi cũng thích nói tới mức khi bắt đầu làm công việc này, tôi đi bất cứ đau mà người ta mời. Tôi háo hức trở thành người thuyết trình trước công chúng đến mức tôi không hề đưa ra một yêu cầu nào: "Trả thù lao cho tôi bao nhiêu tùy anh. Anh không có tiền à? Tôi
sẽ
thuyết
trình miễn
phí. Chỉ cần cho tôi biết khi nào và ở đâu. Tôi sẽ đến".
Một lần, khi đang ở trong trường quay thì tôi có điện thoại. Đó là ông chủ tịch Câu lạc bộ Nghiệp đoàn Bờ biển
Miami.
Ông ta muốn mời tôi nói chuyện vào buổi họp hàng năm của câu lạc bộ vào tháng Sáu. Khi ấy là tháng Giêng. Tôi đồng ý, vậy là ông ấy đinh giờ, ngày và địa điểm. Sau đó ông ta hỏi: "Anh định nói về chủ đề gì?
Tôi đáp: "Tôi không có chủ đề. Tôi chỉ nói chuyện thôi. Tôi làm cho khán giả được giải trí thôi".
Năm đó hình như là năm cuối cùng nhiệm kỳ Tổng thống của
Aisenhower.
Ông chủ tịch nói: "Đảy là Câu lạc bộ Nghiệp đoàn. Nếu chúng tôi mời
Aisenhower,
chúng tôi cũng yêu cầu phải có chù đê". Tôi đáp: "Các ông mời ông ây đi", rồi gác máy. Mây ngày sau, vào lúc tôi ở trường quay và chuân bị băt đầu chương trình của mình. Chỉ còn một phút nưa thì bắt đầu phát chương trình của tôi thì chuông điện thoại reo. Người sản xuất chương trình gọi tổi: "Larry, có điện thoại khân".
Tôi nhấc ống nghe lên và nghe thây âm thanh chích-chích-chích. Đó là cái ông ớ câu lạc bộ N>;hi< p đoàn. Ông ta nói: "Tôi đang
ở
trong xường in. Chủng tôi đang in tờ rơi giới thiệu buổi họp thường niên cùa câu lạc bộ và tôi cần biết tên chủ đề bài nói chuyện của anh".
Chuyện này xảy ra cách đây đã 30 năm, cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu được tại sao tôi đã nói như vậy, nhưng lúc đó tôi trả lời với ông ta rất rõ ràng: "Chủ đề của tôi là Tương lai của thương mại hàng hải Mỹ".
Tôi ngạc nhiên khi nghe ông ây nói rằng chủ đề này tuyệt hay, rằng các thành viên câu lạc bộ chắc sẽ rất thích. Rồi ông ta nhắc lại cho tôi: Ngày 10 tháng Sáu; 8 giờ tối tại Câu lạc bộ Nghiệp đoàn Bờ biển
Miami.
Sáu tháng sau, tôi đến đúng địa điểm nói chuyện vào đúng ngày giờ đinh sẵn, bãi đỗ xe đã chật kín. Khi bước ra khỏi xe, tôi nhìn thấy một tâm biên to ở gần cổng vào.
CHỦ ĐỀ HÔM NAY: TƯƠNG LAI CỦA THƯƠNG MẠI HÀNG HAI mỹ
Tôi nghĩ thầm: "Quái quỉ! Họ mời những hai người thuyết trình!"
Tôi hoàn toàn quên bẵng rằng chính tỏi đâ nhân
lời nói chuyện về chủ đề đó! Ông Chủ tịch cảu lạc bõ người nói chuyện với tôi qua điện thoại, từ trong câu lạc bộ chạy vội ra đón tôi đầy nhiệt tình: "Larry! Mọi người đang nóng
lòng chờ nghe anh nói chuyện đáy.
Chủ đề này đã phá kỷ lục tham dự của chúng tôi!". Ông ta cho tôi biết rằng người điều khiển chương trình hứng thú tới mức anh ta nghỉ việc hẳn một ngày, đến thư viện tìm đọc về chủ đề này để nắm qua một vài điều giúp cho việc giới thiệu và thế là người dẫn chương ưình giới thiệu tôi, rồi ông ta nói về nào là ưọng tải của tàu, nào là độ lớn của cảng, về sự sắp xếp hàng hóa xuống tàu, về đạn dược và vể tất cả mọi điều mà tôi không biết cũng như không buồn quan tâm. Khi đã trình bày xong về lịch sử của thương mại đường biển, ông ta giới thiệu tôi với khán giả: "Và bây giờ, người sẽ cho chúng ta biêt về tương lai của ngành thương mại hàng hải là Larry
King".
Tôi nói trong vòng nửa giờ. Tôi nghĩ nếu không biết rõ về vấn đề gì đó thì cứ mặc kệ nó, vì thê tôi không hề nhắc đến chủ đề thương mại hàng hài. Khi tôi nói xong, không một tiếng vỗ tay, khổng có gì cả. Tôi rời hội trường ngay lập tức, leo vào xe của mình và nghĩ răng người ta sẽ chăng bao gitf mời tôi đến nói chuyện nữa. Tôi sẽ không bao gil1 trở thành người diễn thuyết trước cồng chúng-
Nhung có lẽ như vậy sẽ tốt hơn đối với tói i I chẳng cần điều đó.
Tôi khởi động máy, tôi cảm thây sợ hãi, mổ h< M túa ra, thì đúng lúc đó người dẫn chương trình tií-n đến bên xe và đập vào cửa kính. Tôi ấn nút và khi cửa kính vừa hạ xuống, anh ta thò đầu vào xe. Bỗng nhiên cảm giác quyền lực xuất hiện trong tôi. Chỉ cần bấm nút một cái là tôi có thể chặt đứt cô anh ta. Anh ta hét vào mặt tôi, "Chúng tôi nói với thành viên của mình là anh sẽ nói về tương lai của ngành thương mại hàng hải! Tôi đã nghiên cứu về vấn đề này và đã nói về lịch sử của nó, thế mà anh chẳng hề nhắc đến tương lai của thương mại hàng hải lây một lần!". Tôi đáp: "Họ chẳng được nghe về điều đó đâu". Rồi tôi phóng đi. Tôi cảm thây hơi có lỗi. Không hoàn toàn, mà chỉ một chút thồi - một gã trai ở tuổi hai mươi có thể hành động vô trách nhiệm tý chút, nhưng tôi tự lý giải với bản thân rằng tôi đã dành cho khán giả cái điều mà họ muốn
-
một bài phát biểu thú vị.
Vài ngày sau, tôi biết được thành viên của câu lạc bộ
Rotary
rất thích buổi nói chuyện của tôi, và lý do thiếu mất tiếng vỗ tay là bởi vì họ không biỏt có nỏn
làm điều đó không sau khi đã được báo răng tồi sõ nói về tương lai phát triển của ngành thương mại hàng hải Mỹ. Tuy nhiên, về phần mình, lẽ ra tồi đá
có thể làm được điều đó dễ dàng nếu như tôi nhq đến chủ đề mà tôi đã nhận lời phát biêu.
Tôi còn một kinh nghiệm hoàn toàn ngược lại vói
câu chuyện
trên ở
Miami.
Cái tổ chức này lại chăng hề quan tâm đến việc tôi sẽ nói về vấn đề gì, mà chi cần tôi có mặt ở đó, thế là đủ. Chuyện bắt đầu từ một cú điện thoại khác ở ưường quay. Một đồng nghiệp trả lời điện thoại, rồi nói "Larry. Đường dây số 2 cho anh đây".
Tôi nhấc ống nghe lên và nói "Xin chào". Đó cũng là lời cuối cùng mà tôi nói khi ây.
Từ đầu dây bên kia, một giọng nói vang lên: "Anh
King
phải không?
Boom
-
Boom
Giomo đây. Vào ngày 3 tháng Mười một, Hội trường Tưởng niệm
Chiến tranh, ở
Fort Lauderdale.
Có bữa tối từ thiện.
Sergio Franchi
sẽ hát. Anh là người dẫn chương trình. Ăn mặc theo nghi lễ. Vào lúc 8 giờ anh đến đó nhé". Máy điện thoại kêu "tích" một tiếng. Ông ta cúp máyỂ
Vài tháng sau khi tôi đến nơi hẹn,
Boom
-
Boom
tươi cười chào tôi rồi nói:
"Chúng tôi rất mừng vì anh đã tới".
Tôi thầm nghĩ: "Các ông mừng ư?".
Tôi chạy vào phòng của
Sergio
ở sau hâu trường và hỏi anh ta:
"Sergio,
làm thế nào mà họ mời anh đến đây tham gia buổi này vậy?".
Ông ta đáp: "Có một tay tên là
Boom
-
Boom
Giorno
gọi điện cho tôi". Rồi
Boom
-
Boom
hư<ínp, đln cụ thể cho tôi: "Được đây, bạn trẻ ạ. Bước ra sân khấu đi. Kể chuyện cười hay làm bất cứ trò gi ma anh muôn. Nói trong vòng 20 phút.
Sau đó đưa
Sergio
ra sân khâu. Nhưng đừng bật đèn cửa hội trường đây".
"Tại sao tôi lại phải bật đèn hội trường?".
"Đừng bật đèn hội trường. Có rất nhiều đối thủ trong số các khán giả".
"Ông muốn nói - "đối thủ" - nghĩa là gì?".
"Có một số người làm kinh doanh dầu ô liu. Một số khác kinh doanh
Pasta.
Có cả các nhân viên Cục Điều
fra
liên bang. Hãy để hội trường trong bóng tối".
Vậy là tôi sử dụng hai mươi phút của mình, làm cho một số người cười, đưa
Sergio
lên sân khâu và ngồi xuống chỗ. Cuối buổi tối, khi tôi đang bước vé phía xe,
Boom
-
Boom
gặp tôi và ông ta trông đây hào hứng: "Này, anh bạn trề", - ông ta nói - "Anh thật cự phách!"ế
Tôi đáp "Cảm ơn ông,
Boom
-
Boom".
Ông ta lại
nhắc lại: "Này, anh bạn trẻ. Tôi không đùa đáu. Anh
c
ự
phách thật đấy! "Ể
Thế là tôi lại cảm ơn ông ta một lần nửa.
Sau đó ông ta nói: "Anh bạn. Chúng tôi nư anh một ân huệ". "Chảng có gì đâu, tói chăng cẩn bất cư
ân huệ nào đâu. Tôi vui sướng được diễn thuyết".
Rồi
Boom
-
Boom
nói với tôi một câu mà trước đó cũng như sau này chưa bao giờ tôi nghe thấy. Đó la một câu hỏi mà tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một. Tôi còn nhớ cả vị trí của mặt trăng khi ây trên bẩu ười bén bờ biển. Tôi còn nhớ cái khí lạnh của trời thu và cái lanh ây đã thấm dọc lưng tôi khi
Boom
-
Boom
hỏi:
"Có ai đây mà anh không thích không". Nếu như có người nào đó hỏi bạn câu hỏi này, tôi đảm bảo rằng tôi biết bạn sẽ phản ứng như thế nào: bạn sẽ nghĩ đến những cái tên. Tôi cũng vậy. Nhưng khi ấy đạo đức đã chiến thắng và tôi quyết định không đê cho ai bị xóa sổ. Ông ta không bao giờ biết điều đó, vậy là đêm đó tôi đã cứu sống nhà quản lý kênh truyền hình số 4 ngày nay.
Thay vì nói tên, tôi đáp: "Không đâu. cảm ơn ông,
Boom
-
Boom.
Tôi không thể nói ra điều đó".
Ông ta lại hổi chuyện khác: "Anh có thích đua ngựa không?"
"Thế thì chúng ta liên lạc với nhau nhé". Ba tuân sau, chuông điện thoại lại reo ở bên kia đầu dây giọng nói ây vang lên rất ngắn gọn: "Con" Cây 1«*° về thứ ba ở
Hialeah".
Rồi tắt ngấm.
Tôi đặt cược tám trăm đô ia. Tôi mượn
tht'm
nủni
trăm nữa rồi đặt toàn bộ số tiền một nghin ba áv ( hn con ngưa Cây Táo, tất cả đê thắng cược. Tôi klioti,’ đinh làm trò ngớ ngẩn và đặt một phẩn tiền ày dô *. ắi cược cho con ngựa đó - tôi sắp bị khánh kiệt. Troriị; lúc xem hai chặng đua đầu tiên, tôi nhủ thầm "Có ba điều chắc chắn trong đời: cái chết, thuế má - và con Cây Táo sẽ thắng chặng đua thứ ba trong ngày hôm nay". Tôi gần như chờ đợi năm Zo-kê "bất ngờ" ngã ngựa ngay trước vạch đích, nhưng cuộc đua kết thúc không có một sự kiện bất thường nào. Và kỳ lạ thay, con Cây Táo thắng cuộc. Ông ta đặt 12,80 đô la, vậy là tôi thắng gần trọn tám ngàn đô la. Khi ấy
Boom
-
Boom
có thể yên tâm rồi. Ông ta không còn nợ nần tôi gì nữa.
NHỮNG GỢI Ý KHÁC
Sau đây là một số gợi ý cơ bản khác mà tôi rút ra từ lánh nghiệm nói chuyện của mình và nhận thây từ những diễn giả khác:
Hãy nhìn vào khán giả.
Tôi vẫn nói rằng giao tiêp bằng mắt quan trọng như thế nào.
Trước hết, hãy bảo đảm là bạn không nhìn vào bài viêt hoặc ghi chú của mình. Điêm thứ hai, bạn
đừng nên nói chuyện với bức tường ở phía sau hay cái cửa sổ phía bên canh. Chúng không phải là khán giả của bạn. Mỗi lần rời măt khỏi bài viêt bạn hãy
nhìn vể các phía khán giả, như vậy toàn bộ khán gid
có cảm giác họ đều đang được chú ý.
Nắm vững tốc độ và chuyển giọng nếu bạn muốn
Một số diễn giả sẽ gạch chân dưới những từ mà họ muốn nhấh manh, nếu họ cầm bài viết của mình để đọc. Nếu bạn sử dụng, dàn bài hay ghi chú, hãy đánh dâu những ý, những câu cần nhân manh. Điều này hoàn thiện hai điều: nó bảo đảm sự nhân manh của bạn đúng vào những nơi mà bạn dự đinh; và nó làm cho bạn tin rằng bạn sẽ không nói chuyện bằng cái giọng đều đều ru ngủ các khán giả, nhất là khi bạn nói chuyện sau bữa ăn.
Đứng tiiẳng người:
Tôi không có ý nói rằng bạn phải giữ một dáng đứng nghiêm như khi duyệt binh, mà bạn có tư thế đứng thoải mái chứ không phải khom người trên bục diễn giả. Khom người ngăn cản nhịp thở và trông rất xâu.
Nếu có
micro
Ở phía trước,
bạn nên chỉnh độ cao cho vừa tầm của mình, hoặc bạn đề nghị người kỹ thuật viên giúp đỡ, nếu không trông bạn sẽ giống con diệc khi bạn buộc phải cúi thấp người xuống (Nếu có thể, nên kiểm tra trước khi đến lượt của mình).
Bạn cứ nói bằng giọng bình thường vào micrô - nó ở đó là vì lý do này mà. Nếu bạn nói một cách
hùng hổn qua micrô, thực tế khán giả sẽ kho ngho rô
những điều bạn nói. Và cần chú ý giữ khoán}; < I' ! với micrô; không nên quay ngang ngửa đô’ trà lời >
11
] hỏi từ phía bên.
TÍNH HÀI HƯỚC
%
Nếu như không phải bạn đang cổng bố về phương pháp chữa bệnh ung thư hoặc tuyên bố chiến tranh, thì bạn nên nhớ rằng một số người coi những bài phát biểu như sự nguyền rủa loài người. Đừng giữ vẻ nghiêm nghị nếu như bạn không phải làm điều đó. Thậm chí ngay cả khi bạn nói về một chủ đề nghiêm túc, hầu hết khán giả đều rất hoan nghênh nếu có một chút hài hước xin đừng bao giờ bắt đầu nói về sự hài hước bằng những câu như sau:
•
"Để tôi kể cho các bạn nghe một chút chuyện cười". (Có bao giờ người ta nói rằng người ta sẽ kể nhiều chuyện cười đâu.).
•
"Có một chuyện buồn cười xảy ra với tồi trẽn đường tới đây"
•
"Có một chuyện cười rất hay. Các bạn sẽ thích nó. Chuyện quả thực buồn cười".
•
"Điều này làm tôi nhớ đến một chuyện cườiề Có
thê các bạn đã nghe rồi, nhưng dù sao tôi cũng
kể lại".
Tại sao cần tránh những câu nói nàv? BỜI vi
chúng là những câu sáo mòn, những cách nr>] ,] nhàm chán dùng để giới thiệu hoặc kết thúc nv,t chuyện cười. Và bạn sẽ có cơ gây thất vọng cho khán giả nếu bạn cam đoan trước với họ răng câu chuyện cười đó sẽ làm cho họ chết sặc.
Bạn cũng không nên nói ttước với họ rằng họ có thể đã nghe câu chuyện đó rồi. Cách mỏ đầu chuyện cười như vậy thực sự là cách kết thúc câu chuyện.
Tương tự như vậy, bạn không nên kết thúc cáu chuyện hài hước của mình bằng những lời "Tuy nhiên, nghiêm túc mà nói, thưa các bạn..."
Thay vào đó, điều mà bạn cần làm là sửa đổi chuyện cười ây cho phù hợp với câu chuyện của bạn. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang nói chuyện với một nhóm những người lãnh đạo trong ngành kinh doanh về chiến lược và làm thế nào để thực hiện các chiến lược đó. Dưới đây là một trong những câu chuyện ưa thích của tôi về vấn đề đó:
Will
Rogers
[14]
nói rằng ông ta có kế hoạch đẽ châm dứt chiên tranh Thê giới thứ nhâtỗ Ông ta v^íl thường nói "Tôi thấy vấn đề như thế này, tất cả là do người Đức mà ra: tàu ngầm, thuyền chữ u cùa họ dã đánh chìm tàu của chúng ta. Tôi đề nghị chúng hãy làm sôi nước Đại Tây dương lên. Khi nước bién quá nóng tầu ngầm
của
họ không thể ở dưới đá\ biên nữa, chúng sẽ phải nổi lên mặt nước. Và khi điều đó xảy ra, chúng ta sẽ đợi và tỉa từng tàu một, giông như chúng ta vẫn làm vào mùa săn bắn ở
Oklahoma
vậy".
Sau đó
Rogers
nói thêm,
"Chắc chắn, các bạn sẽ hỏi làm thế nào để đun nóng nước Đại Tây dương lên đến
100°c,
tôi xin trả lời tôi sẽ để cho các kỹ thuật viên lo chuyện đó. Tôi là người lập chính sách cơ mà".
Khi tiếng cười lắng xuống, bạn nên kết nối câu chuyện với quan điểm của mình. Bạn nói với khán giả: "Đó là sự khác nhau giữa việc
lập
và việc
thực
hiện
chính sách".
0
Còn (nếu đó là một cuộc) nói chuyện với một nhóm kỹ sư, bạn lại cần thay đổi một chút. Bạn có thể nói: "Quả là thú vị khi luôn có những nhà hoạch định chính sách thách thức tài năng của các kỹ sư giỏi phải không các bạn?"
Khán giả phản ứng lại cách nói chuyện này vì hai lý do:
1.
Chuyện đó buồn cười.
2ế Chuyện đó tạo ra điểm để liên hệ với kinh nghiệm của bản thân người nghe.
Còn đây là một thí dụ về chủ đề giải quyết ván đ<Ị.
một mối quan tâm lớn của nhiều nhóm khan gia hnh
doanh vả làm nghề chuyên môn. Bạn có thê dần ra cáu
nói về chủ đề này của bạn tôi,
Jaclie Gleason.
Anh ấy đề nghị giải quyết vấn đề giao thông ở thành phố Nevv York như sau:"Hãy biến tất cả các đường phố thanh đường một chiều về phía bắc - sau đó hãy để cho
Albany
lo lắng về vấn đề này".
Sau tiếng cười, bạn liên hệ chuyện cười đó với ý kiến mà bạn muôn đề xuất bằng cách nói thêm " Phương pháp của
Gleason
là một lời nhắn nhủ rằng bạn đừng phức tạp hóa thêm các phương pháp giải quyết vấn đề".
CÁCH GIAO TIẾP CHUNG CHỐNG LẠI BAN NĂNG THẤP HÈN
Trong các chương khác tôi đã nói về giá trị cùa việc dùng ngôn ngữ thuần khiết, cần tránh cách nói thiếu suy nghĩ và dùng tiếng lóng. Đôi với những buôi thuyêt trinh cũng tương tự như vậy.
còn nhớ rằng nói chuyện trước công chúng cũng chỉ là một hình thức khác của hoạt dộng
•
''Ệ
và nói chuyện theo phong cách tự nhiổn, bạn thấy rõ mọi người sẽ hiểu bạn. Khán già câm thấy bạn đang trò chuyện cùng họ, chứ không phài đang phát biểu ở vị trí cao hơn họ.
Bạn cũng không nên nói chuyộn theo phong
c*'*1
hoàn toàn ngược lại và cố làm ra vẻ thỏng tục. \}M . cả trong những năm chín mươi ciễ dãi này, những tiếng nói bậy và những ngồn ngữ vỉa hè gây ấn tượng đối với một
số
khán giả có trình độ văn hóa thâp kém sẽ làm hại cho bạn nhiều hơn là giúp bạn nói chuyện hay hơn.
Nếu bạn là một thủy thủ người mà thường ngày hay sử dụng những tiếng đệm, thì khi nói chuyện với công chúng bạn cần phải chỉnh sửa lại bài nói cùa mình. Thậm chí, cứ cho rằng một khán giả không hề bận tâm khi bạn nói "quỉ thật", thì ông ta sẽ cảm tháy không thoải mái nếu ông ta biết được ngôn ngữ của bạn làm bà vợ ngồi canh bốì rốì. Sẽ là chuyện khác, nếu như bạn biết rõ và gần gũi với khán giả - chăng hạn, khi nói chuyện với trung đội của bạn. Tuy vậy, nếu không phải như vậy, thì bạn nên dừng lại ở mức lịch sự trong khi phát biểu.
9
Lai môt lần nữa lí? Môt sô chú ý nữa vể viêc nói chuyên trước công chúng
•
Làm thế nào để giành sự ủng hộ của người nghe
•
Khi
nào
nên làm điếu bất ngờ
•
Giá trị của sư ngắn gọn
•
Để cho lời nói giản dị, gây cười.
HÃY BIẾT RÕ KHÁN GlẢ CỦA MÌNH
T
_ «, „ .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ...............................................................................................................
JL ôi không biết có bao nhiêu điểu rin trong sách hướng dẫn nói chuyện trước C0ng
Những bí quyết trong giao tiểg
chúng, nhưng
chic
chán một điéu la phai biết r
khán giả của minh.
Khi bạn chứng tồ bạn hiểu được quan điểm cùa khán giả, điều nay giúp bạn tạo lập được mối cam thống với khán giả ngay từ lúc bắt đẩu buổi nói chuyện.
Thủ thuật, theo lời một người chuyên viết diễn văn kỹ cựu ở
Washington
là "đánh trúng vào quan
điểm
của họ", cẩn bảo đảm bạn nhớ được ai là khán
•
• •
giả của mình,
mói
quan tám của họ là gì, và họ muốn nghe
được
điều gì ở bạn.
Nếu như bạn chưa biết rõ nhóm khán giả mà bạn sẽ nói chuyện, thì bạn nên dành một phần trong thời gian chuẩn bị để đặt trước các câu hỏi dành cho họ.
Chảng hạn như, Tổ chức của các quí vị là gi ? Ai là thành viên của tổ chức
ấy?
Những thành viên nàv đến từ vùng nào? Các quí vị đang gặp phải vấn đề gì?
Qúi vị muốn nghe tôi nói về váh để gì?
Qúi vị muốn tôi nói trong bao lâu?
(Câu hỏi này hết sức quan trọng!)
Qúi vị có muốn đặt câu hỏi sau khi tôi trình bày xong hay không?
Sam Levenson, anh bạn hồi ở
Brooklyn
của tứi
thành công khi dùng phương pháp này. Ông là vị
khách thường xuyên trong chương trình của
F.d
Sullivan,
và rất thành công trong các hộp đêm. Đó là người kể chuyện thú vị, nhã nhặn, mà sức hâ'p dẫn là
ở chỗ ông ấy xử sự như một người bình thường hệt
như những ông, những bà trong số khán giả cùa mình. Sam tạo lập được mối quan hệ với khán già của mình bằng cách nói cho họ biết rằng ông xuất thân từ một gia đình hạng ưung mà người cha đã phải làm việc cật lực, còn Sam thì được nuôi dạy để thành giáo viên.
về ngoài của ông thể hiện rất rõ xuát xứ ây của ông - tóc cắt ngắn, đeo kính, áo trắng, cổ cài nơ con bướm nhỏ, áo khoác ngoài theo kiểu cổ có hai túi ngực, cài khuy ữễ.
Ông thường nói với khán giả: "Cha tôi đến đâ't nước này khi còn là thanh niên vì ông nghe nói nước Mỹ là manh đất nhiều cơ hội - nghĩa là phô xá được lát bằng vàng. Thế nhưng, khi tới nơi, ông nhận ra được ba điều:
1.
Đường phố không được lát bằng vàng.
2.
Đường phố không được lát bằng chất liệu nào
hết.
3.
Người ta hy vọng rằng ông ây sẽ giúp cho việc lát đường phố âyẵ
Khán giả của ổng, những người thuộc giai câp
công nhân, những người mới đến Mỹ trong vai tri' hệ, ngay lập tức đúng về phía ông.
VÀ NGƯỢC LẠI
Bạn cũng đừng cho rằng những người đang ngồi trước mặt bạn biết rõ về bạn.
Shirley
Povich, người chuyên viết cho mục được giải thưởng của tờ
Washington Post
và là cha đẻ của chương trình truyền hình Maury Povich, đã hiểu được rằng phải khó khăn lắm ông mới nhận ra điều này.
Shirley
là người Do Thái vùng
Orthodox,
một trong những người danh tiếng nổi bật ở
Washington
,
được mời đến nói chuyện tại cuộc gặp
B'nai B'rith.
Ông bắt đầu bài phát biểu của mình, với tư cách một người Do Thái trong một phòng họp gồm toàn người Do Thái, bằng câu:"Tôi rất vui sướng có mặt tại đây trong tối hôm nay bởi vì, một sô" người bạn thân nhât của tôi là người Do Thái".
Khán giả ngồi lặng đi, không hề phản ứng, họ cảm thấy bị xúc phạm vì người nói chuyện hăn cam thấy có lỗi vì đã dùng cái câu nói sáo rỗng một cách không tế nhị như vậy. Ngay lập tức, Shữley nhận ra lý do: không ai nói với khán giả rằng chính ông cũng là người Do Thái.
Vậy là ông nhanh chóng nói thêm: "Ké cà hụ hàng của tôi nửa".
Hôm sau, ông nói với những người đóng nghiôp của mình ở tờ
Washington Post
"Đó là giây phút cam hứng thiêng liêng. Sau đó tôi hiểu rõ họ như thuộc bàn tay vậy".
Ý KIẾN TRÁI NGƯỢC VỚI QUAN ĐIÊM CHÍNH
Đôi khi bạn có thể thành công khi nói chuyện với khán giả bằng cách cho họ biết họ không được nghe về điều gì. Một lần, tôi nói chuyện cho một nhóm khán giả bao gồm cả những công tố viên lẫn cảnh sát trưởng. Tôi nhận được điện thoại của ông
Dick
Gerstein, quá cố, người đã giữ chức chưởng lý quận ở thành phố
Miami
hàng năm liền. Ông ấy nói: "Larry, tôi gặp phải một vấn đề lớn. Chúng tôi sắp tô’ chức hai cuộc hội nghị cho những nhân viên thi hành luật ở trong thành phố cùng một lúc - Hiệp hội Luật sư Quốc gia và Hiệp hội Quốc tế cảnh sát trưởng, cả hai đều được bế mạc vào tối Chủ nhật, vì thê nên họ quyêt định tổ chức một tiệc chiêu đãi bữa tối ở gian
Fontamebau"
"Anh gặp chuyện gì vậy?" Ông ấy trà lời: "Vấn đề là ở chỗ sẽ phải chuyển mẩn sau khi người phát biểu bế mạc cho hội nghị cùa chúng tồi vào tối hôm đó. Ông ta là
Frank Sullivan,
Chù tịch ủy ban phòng chống tội phạm
Florida,
mà ông ta lại là một người nói chuyện chán nhâ't thế giới. Anh co thể nói sau ông ta không?"
Tôi từ chối với lý do răng không có ai biết đèn tôi.
Dick
nói: "Tôi cần ai đó để đánh thức khán già ỉchi
Sullivan
đã ru họ ngủ. Đừng lo. Tôi sẽ đé cao anh".
Tối đó, khi đến dự, tôi thấy quả là
Dick
đã không hề phóng đại.
Sullivan
cứ nói bằng cái giọng đều đều, tẻ nhạt, và dĩ nhiên là những hình chiếu, băng biểu chăng giúp ích gì cho ông ta. Ông ta khiến cả phòng họp lặng ngắt, toàn bộ hai nghìn con người, thậm chí cả bà vợ của ông ta cũng bị ru ngủ.
Tôi ngồi ở bàn đầu, lần đầu tiên ưong đời mặc áo xmôking, và tôi quạn sát tất cả những vị đứng đầu cảnh sát trong những bộ quân phục và những luật sư của huyện lỵ ây ngủ gà ngủ gậtỀ
Sullivan
nói chuyện trong nửa giờ. Khi ông ta kết thúc, khán giả đứng ngay dậy để ra về.
Dick
nhìn thấy và hoảng sợ. Ông ấy chạy nhanh đến bên bục giữa bàn chủ tịch và nói rất nhanh:" Trước khi các quí vị rời khỏi chỗ -
Larry King,
một người bạn của tôi sẽ nói chuyện".
Rồi sau đó là một chút giới thiệu tốt về tôi.
Lúc này thì chính tôi là người cảm thây sợ hãi. Khán giả chưa bao giờ nghe tồi nói chuyên cà. Hai nghìn con người này vừa buộc phải nghe một trong những buổi nói chuyện chán nhâ't trong lịch sừ cùa
thế giới những người
nói tiếng Anh, họ một mòi
Và
họ muốn thoát ra khỏi nơi đày ải này.
Tôi bước tới
micro
và nói cái điều mà bây giờ tỏi không thể nói được vì ngày nay tội ác đã trở thành mối lo ngại, về cái chết và giết chóc.
Với giọng nhấn mạnh, tôi nói: "Thưa qúi ông, qúi bà - Tôi là người làm truyền hình. Trong làng truyền hình chúng tôi có một học thuyết về sự công bằng. Đây là điều mà tôi tin từ trong tâm khảm mình. Chúng ta vừa mới được nghe
Frank Sullivan
nói về việc chống tội phạm. Theo thuyết về công bằng, hôm nay tôi có mặt ở đây là để phát biểu nhân danh cho tội phạm". Mọi người dừng lại. Chắc hắn bạn có thê nghe thây tiếng quân hàm rơi xuống. Ngay lập tức tôi gây được sự chú ý của mọi người. Bây giờ tôi chỉ còn việc nghĩ xem sẽ tiếp tục nói gì đây. Và thế là tôi nói tiếp "Trong số những người ở ưong phòng này, có bao nhiêu người thích sống ở
Butte, Montana".
Không một ai giơ tay.
Tôi lại nói tiếp:
"Butte, Montana,
có tỷ lệ tội phạm thấp nhất so với bất cứ thành phố nào ở Tây Áu. Năm ngoái, không hề có một vụ tội phạm nào
ơ
Butte, Montana.
Vậy mà không có ai muôn đến đó".
Rồi tôi đặt hai câu hỏi và cùng tự trả lời luôn: "Năm thành phố đứng đầu về du lịch ở Mỹ là những thành phố nao?
New York
, Chicago, Los Angelos,
Las Vegas
, Miami.
Kết luận là: Tội phạm là sức bệíp dẫn khách du lịch. Mọi
người
đến nơi có tội phạm '.
Bà vợ
Sullivan
bừng dậy.
"Còn một ưu thế nữa mà các qúi vị có thể nghĩ đến, đó là việc tiền vẫn nằm tại địa phương. Chính phủ liên bang không can thiệp. Thẻ đánh dâu cúa địa phương sẽ đến nhà hàng địa phương. Tiền mặt vẫn nằm lại trong cộng đồng". Bản thân tôi cũng bắt đầu tin vào điều tôi nóiỗ Khi đó tôi sử dụng lý lẽ: "Và còn điều này nửa. Nếu như chúng ta lắng nghe ông
Sullivan,
nếu chúng ta để ý đến những bảng biểu mà ổng ấy cho xem và làm theo những điều ông ấy nói, thì chắc chắn chúng ta sẽ xóa sạch tội phạm trên nước Mỹ. Khi đó chuyện gì sẽ xẩy ra? Mọi người trong phòng này sẽ bị mất việc". Ông cảnh sát trưởng vùng
Louisville, Kentucky,
rõ là một người thi hành luật có óc hài hước, đứng bật dậy hỏi: "Chúng tôi có thể làm gì để giải quyết giúp việc này?".
Đó không phải là nghệ thuật hùng biện từ bao lâu nay, nhưng tôi đã làm khán giả sôi nôi hăn lên khi nói cái điều trái hẳn với những gì mà họ trông chờ. Một lần nữa, tính hài hước đã giúp ích cho tôi.
Tôi thấy Thống đốc
Mario
Cuomo đã xoay chuyên một nhóm khán giả khác gồm những quan chức thi hành luật bằng tài hùng biện chứ khõrv phải là sự hài hước.
Vài năm trước, tối là người dẫn chương trình cho một bữa ăn trưa dành cho cảnh sát trưởng ở
New
York, còn Thông đốc Cuomo là người nói chuyện Trong lúc ăn, tôi quay sang hỏi ông ấy: "Hôm nay anh định nói về vấn đề gì, tôi còn nói cho khán giả biết khi giới thiệu về anh?
Cuomo trả lời: "Tôi nói về quan điểm chống lại án tử hình".
Tôi nói: "Hay lắm, Mario. Một gian phòng đầy một nghìn cảnh sát trưởng, tất cả bọn họ đều ủng hộ án tử hình, vậy mà anh sẽ nói với họ anh sẽ chống lại quan điểm ây. Anh sẽ thu hút những tay cảnh sát trưởng này đấy".
Quả thực, ông đã thực sự lôi cuốn những người cảnh sát trưởng. Khi ông ây nói trước một gian phòng toàn cảnh sát trưởng ây rằng ông phản đôi án
tử hình, rồi đưa các lý do, đã khiến họ phải xúyt xoa
-
chỉ bằng cách diễn đạt ý tưởng, bằng nghệ thuật hùng biện ữong từ ngữ, và cả hiểu biết của ông ấy
về
lập luận hai mặt của một vấn đề.
Cuomo
may mắn có được kỹ năng hùng biện đặc biệt, tuy nhiẽn bđt kỳ một người diễn thuyết nào cũng có thê học được hai điều từ cách nói chuyện của ông
ấy.
Trước hêt đó là tầm quan trọng của việc chuân t
1
Cuomo biết rõ về khán giả, ông đã tỏ rõ cho họ tháy quan điểm của mình về án tử hình dựa trên cà những suy nghĩ lẫn nghiên cứu kỹ về vấh đề.
Điểm thứ hai là tầm quan trọng của sự say mê. Lẽ ra Cuomo có thể cho một chủ đề an toàn hdn, ôn hoa hơn như các chính trị gia vẫn thường làm. Trái lại, ông chọn chủ đề mà ông cảm nhận sâu sắc, và sự say sưa đã biến ông thành một người diễn thuyết lôi
cuốn.
GIÁ TRỊ CỦA Sự NGẮN GỌN
•
• •
Các giáo viên tiếng Anh thường kể câu chuyện về một người nhận được bức thư dài lê thê của một người bạn.
Thư được kết thúc bằng lời xin lỗi. Anh ta viêt:" Anh hãy tha lỗi cho bức thư dài này nhé. Tôi không đủ thời gian để viết ngắn hơn".
Thật không dễ dàng gì để có thể nói ngắn gọn, nhất là khi bạn lại hiểu biết rất nhiều về chủ đề nào đó. Tuy nhiên, trong mọi hình thức giao tiêp, một điều đáng làm là cần dành thời gian đê’ giảm thông
tin của mình xuống những ý chinh nhât. Thầm chi khi bạn phát biểu thì sự ngắn gọn càng cần được chú trọng hơn nữa. Câu nói của những người chuyên tớ
chức biểu diễn "Hãy biết dừng lại ở đâu" lại một lan nửa vào cuộc và một diễn giả thành cống nhất bao giờ cũng biết khi nào nên dừng lại.
Abraham
Lincoln biết điều đó. Bài diễn văn ở
Gettysburg*1*
chỉ kéo dài ít hơn năm phút. Vào cái ngày tháng Mười một năm 1863 ấy, phát biểu trước ông là
Edwaid Everett,
nhà hùng biện nổi tiếng nhất thời đó, người đã nói liền ữong hai tiếng. Chúng ta đều biết rằng cho đến nay bài phát biểu của ai còn được mọi người nhớ đến.
Everett
biết được sự vĩ đại ấy khi nghe được chuyện. Sau này ông viết cho Lincoln "Tôi sẽ rất vui sướng nếu như tôi có thể tự khen mình rằng tôi đã gần đề cập tới ý tưởng trọng tâm của buổi nói chuyện kéo dài trong hai tiếng, bởi vì ông chỉ làm việc đó trong vòng hai phút."
Một số những bài phát biểu từng làm đau đầu công chúng Mỹ là những bài diễn văn nhậm chức của các Tổng thông. Người ta đều biết những bài phát biểu ấy làm khán giả im phăng phắc do phong cách nói chuyện - thế nhưng,
William Henry
Hassison, một tân Tổng thống thực sự đà tự giẻt
(,)
Gettysburg:
nơi có trận đánh ác liệt trong cuộc nội chiOn
ờ
Mỹ (tháng 7 năm 1863) và là r.ơi
Abraham
Lincoln đọc diJn văn nổi tiếng tại nghĩa trang Quốc gia.
mình bời vì ông ta nói quá dàiề Vào ngày 4
than,
í t năm 1841 tại buổi lễ nhậm chức, ổng ta nói tron}’,
nil
>t tiếng đồng hồ dưới trời giá lạnh. Ông ta đã bị \ iõm phổi và một tháng sau đã qua đời.
Trái lại, một trong những bài diễn văn nhâm chức ngắn gọn nhất và cũng là một trong những bài diễn văn được nhớ đến và trích dẫn nhiều nhất. Đó là bài diễn văn của
John F. Kennedy
vào ngày 20 tháng Một năm 1961.
Vị tân Tổng thống ấy đã thách thức nhân dân Mỹ khi họ bước vào thập kỷ mới tiếp sau những năm năm mươi thời kỳ bị coi là giai đoạn mê ngủ.
"Thưa những người đồng bào Mỹ của tôi -
Kennedy
nói - hãy đừng hỏi đất nước này làm gì cho các bạn, mà hãy hỏi các bạn làm được gì cho đất nước".
Tổng thống còn nói đến quyết tâm của đất nước không để một thế lực bên ngoài nào áp đặt, vào cái thời điểm mà cuộc chiên tranh lạnh đang ở đinh cao của nó: "Hãy để cho mọi dân tộc biết, cho dù họ muốn điều tốt hay điều xâu cho chúng ta, rằng chúng ta sẽ trả bằng mọi giá - ta sẽ chịu bất cứ gánh nặng nào - sẽ đối mặt với bất cứ khó khăn nào, sẽ ủng hộ bất cứ người bạn nào, sẽ không chọi lại
belt
cứ kẻ
thù
nào vì sự sống còn của chúng ta củng như
âó
tự do chiến thắng".
Carl Sandburg,
một tác giả, nhà thít va mAt nh.i viết sử nổi tiếng, người đạt giải Pulizern) vì viết chuyện kể về nhiệm kỳ Tổng thống của Lincol, da nói với bạn bè về sự thán phục của ông trước bai diễn văn nhậm chức của
Kennedy:"
Đây chính la phong cách của Lincoln"ề
Kennedy
chỉ phát biểu trong vỏn vẹn mười lăm phút.
Winston Churchill
xếp hàng đầu về sự súc tích. Đầu
chiến
franh
thê' giới thứ hai, người ta mời ông nói chuyện ở trường nơi ông học trước đây - một trường dành cho các nam học sinh danh tiếng ở ngoại ô
London. Churchill,
người lãnh đạo có khả năng khơi dậy bầu nhiệt huyết và được cả châu Âu ngưỡng mộ trong thời gian chiến tranh, đang ở đỉnh điểm trong sự nghiệp, vào lúc mà đồng bào của ông đang phải chịu đựng "những cuộc oanh tạc
London"
của Hitle và phải đương đầu với cuộc chiến tranh không cân sức với quân đội Đức trong vòng hai năm (cho đến khi Mỹ bước vào cuộc chiến sau sự kiện Trân Châu cảng).
Sau đây là lời khuyên của ông dành cho các cậu học sinh ở trường
Harrow
vào ngày 29 tháng 10 năm 1941. "Không bao giờ đầu hàng - không bao giờ và
Giải thưởng
Pulitzer
là giải thưởng hàng nâm dành cho những tác phẩm xuât sắc của báo chí, vản học và âm nhai
khổng khi nào, dù trong bất cứ hoan cành !>.)< không đầu hàng trừ khi nhận thức được lam điêu đ< > là vì danh dự và những gì tốt đẹp. Rổi ổng npỏi xuống. Đó là toàn bộ bài phát biêu của ông.
Hầu hết tất cả chúng ta đều không cảm thấy được bản thân ở vị trí của người đứng đầu của thế giới tự do này. Những bài phát biểu của chúng ta không liên quan đến chiến tranh và hòa bình cũng như về sự sông còn của dân tộc. Tuy nhiên, bài phát biểu của chúng ta rất quan trọng - quan trọng đối với bản thân ta, với các khán giả. Chúng ta có thể học hỏi từ những diễn giả, mà khả năng nói chuyện có hiệu quả của họ là cốt lõi thành công, cũng giống như nhiều người thành công trong nghề nghiệp riêng của mình. Sự ngắn gọn là điều đầu tiên mà chúng ta học được từ những diễn giả thành công này. Nếu như những người như
Lincoln, Kennedy, Churchill
muốn giữ cho bài phát biểu của mình ngắn gọn đê tăng hiệu quả đến mức tôi đa, thì chúng ta cũng nên hiéu được điều này mà làm như vậy.
Hãy giữ cho Câu chuyện đơn giản,
THÚ VỊ
Qua lời nhắn nhủ này chúng ta thây rảng nhtổu diên giả danh tiêng củng còn trung thành với quy
cơ bản khác nưn dể nói chuyện thánh công. Quy t.v ây được vắn tăt trong cụm "Hãy giử cho buÀi nói chuyện
đớn giản, thú vị".
Chúng
ta thấy tTong bài
phát biêu làm xúc động lòng ngưòi của cả ba nhân vật tầm cỡ thế giới nói trên không có những từ ngừ rẻ tiền, không có những câu lòng vòng, không có những thuật ngữ chuyên môn, cũng như không có phong cách mới lạ. Hãy học tập họ, và ngay cả khi bạn không phải là
Churchill
thì bạn cũng sẽ chuyển tải được thông điệp của mình đến người nghe. Chính điều này đã làm nên một diễn giả giỏi.
HÃY MỜI
YOGI BERRA
Tôi kết thúc nhiều cuộc nói chuyon bằng cách đề nghị với khán giả: "Các quí vị hãy mời
Yogi Berra
cho buổi gặp mặt lần sau". Câu nói này luôn là cú sốc đốì với khán giả, ngay khi nói câu đó, tôi biết họ đang nghĩ gì: Đây chính là cái tay đã phỏng vân các Tông thông và lãnh đạo của các nước. Những vị đứng đầu các ngành công nghiệp.
Những ngôi sao điền kinh cùng những diễn viên điện ảnh và nghệ sĩ hài. Những nhả phẫu thuật não. Các nhà phi hành vũ trụ. Thế mà ỏng ta nói với chúng ta cần mời
Yogi Berra?
Nhưng ở đây có nguyên nhân của nó.
Yogi
lá
một người khổn ngoan. Ông nói chuyện băng ngAn
crữ bí ẩn; thoạt nghe có vẻ như lời nói cùa ôn không có nghĩa gì, nhưng đằng sau những lời noi
civ
]à sự thật trăm phần trăm.
Sau đây là một số thí dụ tại sao
Yogi
lại ở trong danh sách những diễn giả siêu sao của tôi: Lúc mới bắt đầu và sau khi châm dứt sự nghiệp cùa mình với đội
''Yankee", Yogi
tham gia hơn 250 trận đâu ở các nơi khác.
Sân vận động
Yankee
nổi tiếng vì thường xuyên bị bóng râm che phủ, nhât là trong các trận đâu của Thế vận hội vào tháng Chín và tháng Mười, khi ngày trở nên ngắn hơn. Bóng râm gây phiền hà cho những người chặn bóng ở cánh phải vì họ không thể theo dõi được khi bóng lãn khỏi gậy, do đó rất khó chăn bóng. Một lần, sau một trận vào cuối mùa bóng chày, mả hôm đó
Yogi
chơi chặn bóng cánh phải cho đội
Yankee,
một phóng viên hỏi ông nghĩ gì về hiện tượng bóng râm nổi tiếng ấy.
Yogi
trả lời: "Nó lảm cho ở đây trời tối sớm hơn".
Không một ai - không một người nào khác - có
thê trả lời một cách kỳ tài như vậy. Câu trà lời áy không hề phức tạp hoặc có cần nhắc cân thản - mà nó đi thảng vào vấn đề, thậm chí không mang tinh lô
8ích - nhưng lại chính xác, thực tê
và
ai
củng
hkýu
ngay lập tức. Trong cuốn sách này cùa tôi, câu tra
|.I|
ấy đã đưa
Yogi
lên vị trí những người có khả n,
p giao tiếp tốt hơn bất kỳ những người nghĩ ra câu tr
.1
lời dài dòng và phức tạp hơn.
Vào năm 1964, khi
Yogi
trở thành người Quàn lý đội
Yankee,
ông lại được một phóng
viên khác
hòi:
Điều gì tạo nên một đội bóng
hay. Yogi
trả lời: "Những cầu thủ chơi hay". Mọi người trong nghề bóng chuyền đều tán thành ý kiến đó, mà
Yogi
thi chỉ nói lên điều đó bằng vài từ ngắn gọn.
Có người hỏi triết lý về cuộc đời của
Yogi
như
thế nào, ông nói: "Khi bạn gặp ngã ba trén đường - hãy đi theo hướng đó".
Một toong những câu trả lời rât
Yogi
mà tối ưa thích: Người ta hỏi ông mẩy giờ rồi, và câu trả lời là:
"Ông (bà) muốn hỏi bây giờ ư?".
Yogi
có thể kiếm được nhiều tiền bằng nghể diỗn giả, nhưng có điều ông chảng cần làm thế. Ồng thích chơi
golf
hơn.
Hình phat năng nể và kỳ la - Làm thế nào để tru lai
trên đài truyên hình hoăc đài phát thanh
•
Phỏng vân và được phỏng vấn.
•
Năm gơi ý cho những
người làm
truyền
hình và đài phát thanh.
•
Chuyển những tin xấu thành những bàn
tin hay.
•
Bài học từ chiến dịch tranh cử của
Gore
và Perot.
N
ếu như bạn thành công khi nói chuyện
với công chúng, thì một điểu rất có thể xày ra vởi
bạn là bạn sẽ thấy mình được mời lén sóng phát thanh hoặc truyền hình. Bạn đừng sợ hãi. Với những kỹ năng mà quyển sách này cung cấp, bạn sẽ tiến tới thành công khi xuất hiện trên sóng phát thanh. Trong chương này tôi trình bày phương pháp trò chuyện trên truyền hình của bản thân tỏi một số kinh nghiệm với những vị khách của tôi và một số gợi ý chung bạn cần nhó' về truyền thông điện tử.
PHƯƠNG PHÁP NÓI CHUYỆN TRÊN SÓNG
CỬA TÔI
Tôi cho rằng chương trĩnh buổi tôi trên đài ửuyền hĩnh CNN của tôi như một cuộc đối thoại trước ông kính. Tôi không coi nó như một cuộc đối chất. Về điểm này tôi khác một sô" phóng viên khác chẳng hạn như
Sam Donaldson.
Tôi cảm thày không cần thiết phải nói chuyện với khách mời theo phong cách tấn công, hay phong thái của một vị quan tòa buộc tội để có được một câu trả lời rõ ràng, có nghĩa. Tôi thích phong thái bình dân hơn đê’ lôi cuốn khách mời vào câu chuyện ở mức độ cá nhân hơn, và bảng cách ấy có thể thực hiện một cuộc phỏng ván vừa đưa lại nhiều thông tín, vừa làm cho hình ành liâp dẫn người xem.
Nếu như buổi phỏng vấn không nói lổn
cIhmi
>;i thì nó chăng giúp gì cho khách mời của tôi và bản thân tôi nửa, vì vậy buổi phỏng vân cần đưa ra th6n>, tin. Mà nó lại không thê đưa ra thông tin nếu như nó không thú vị, bởi vì người xem sẽ chỉ tìm đến cái điều khiển từ xa mà thôi.
Tôi đã nhắc đến buổi phỏng vân Dan Quayle rồi, trong buổi đó ông nói rằng sẽ ủng hộ con gái mình nếu cô ta nạo thai. Lắng nghe chăm chú là chìa khóa trong ưường hợp đó, như tôi đã nói.
Nhưng có một yếu tô" khác nữa là tôi đã có thê ỉàm cho ông ấy nói ra điều đó bằng cái cách thích hợp cho cả hai chúng tôi.
Cái mong muôn tiếp tục thử và kết hợp với sự khéo léo khi đặt câu hổi làm cho người được phỏng vấn thây thoải mái sẽ giúp bạn gọi ra được câu trả lời.
Tôi có một kinh nghiệm tương tự như vậy với
Joe
DiMaggion Con. Tôi đang thực hiện chương trình về chiếc thuyền có câu lạc bộ ban đêm
Surf side
6 trôn đài phát thanh
Miami
thì
Joe
Con cùng bạn bước vào.
Khi đó khách của tôi là
Bill
Hartack, vận động viên cưỡi ngựa. Sau khi phỏng vấn
Bill,
tỏi tiép lỊic phỏng vấn
Joe
Con và chúng tôi nói trong nừa tiỏng về cuộc sống của anh ấy với tư cácíi con trai va ngưm trùng tên với một trong những ngươi danh tiếng nhất của nước Mỹ.
Trong khi nói chuyện, rất lô gích và cũng hết sức tự nhiên, chúng tôi chuyển đề tài về mối quan hệ của anh với cha của anh. Cuối cùng tôi hỏi anh ấy câu hỏi cơ bản nhất mà người ta vẫn thường hỏi bất cứ ai về cha mẹ:
■
"Anh có yêu cha anh không?
Joe
Con nghĩ một lúc lâu: "Tôi yêu những điều cha tôi đã làm".
"Anh có yêu ông không?
Một lần nữa, im lặng. Rồi câu trả lời: "Tôi không biết ông ây".
Tôi chắc chắn
Joe
Cha có ý kiến riêng của minh về mối quan hệ với con trai của mình. Nê'u như ông ấy đến dự chương trình của tôi, tôi sẽ tạo cơ hội dê ông ấy nói về điều đó, nhưng vì biết
Joe
kiên quyêt từ chối nói về đời tư, nên tôi chắc chắn ông sẽ khống nhận lời.
Nếu như câu hỏi của tôi về cha của
Joe
DiMaggio Con được hỏi ngay từ đầu, thì có lẽ anh
ấy
đã trà lời ngay như mọi người: "Tất nhiên rồi". Nhưng khi tôi tiến đến câu hỏi ấy sau khi anh ây cảm thây thoài mái với tôi, và như một phần của một cuộc đổi thoại
hợp
lý' và
ngoan' Joe đã trả lời trung thư< h<*n
và sâu sắc hơn.
Tôi không bao giờ sợ đặt những câu hỏi ma người khác coi là ngớ ngẩn, nếu như tôi hiểu răng câu hỏi đó làm khán giả tò mò muốn biết câu trả lời. Xôi đã hỏi những câu hỏi của toàn bộ những người theo dõi truyền hình mà
Rather,
Broka và
Jennings
không bao giờ hỏi. Trong chiến dịch tranh cử năm 1992, tôi hỏi Tổng thông
Bush:
"Ngài có ghét
Bill Clinton
không?". Nhiều nhà báo chuyên môn hán sẽ cho rằng câu hỏi đó không liên quan gì với chiến dịch tranh cử, thế nhưng trường hợp này thì có thể có liên quan bởi vì câu hỏi đó nêu bật yếu tô' rất con người - thái độ của một người đối với người khác - của một người giữ vị trí cao. Chúng ta là con người, thậm chí ngay cả những người trở thành Tổng thống, và đó là câu hỏi mà người nào xem truyền hình đều muốn hỏi, bởi vậy tôi đã hỏiẾ
Tôi đã hỏi
Richard Nixon:
"Khi lái xe ngang qua
Watergate,
ngài có cảm thây khó hiểu không?". Lân trước, khi phỏng vấh Tổng thốhg
Reagan,
tôi đã hòi ông bị bắn thì có cảm giác như thê nào. Có lẽ một phong viên khác sẽ hỏi ông điều gì đó liên quan đớn
y
định mưu sát của
John Hinckley
vào ngày
30
tháng
năm 1981, nhưng tôi cuộc rằng có nhiổu ngưửi thăc măc về chính cái điều mà tôi đã hỏi.
Edward Bennett Williams,
nói với tói rảng õng biết hết các câu trà lời của bâ't cứ câu hòi nào ônj’ dảt ra trong tòa, nhưng tòa án là một bối cảnh không bình thường, nơi mà các luật sư không muốn ngạc nhiên. Còn trong buổi truyền hình của tồi, tôi không bao giờ đặt câu hỏi mà tôi biết được câu trả lời trước. Tôi muôn đáp lại những câu hỏi của các vị khách theo các cách mầ các khán giả muốn, và tôi sẽ khỏng thành công nếu như tôi biết câu trả lời.
KHI BẠN RƠI VÀO THẾ BỊ ĐỘNG
•
• •
Kinh nghiệm của buổi thực hiện phổng vấn trên truyền hình lần đầu tiên có lẽ làm cho bạn có cảm giác bản thân bạn là người bị phỏng vân hơn là người dẫn dắt chương trình. Bạn hãy lại nghĩ đến các Hướng đạo sinh, và sẵn sàng. Đối với bâ't cứ cuộc phỏng vấn nào bí quyết thành công đầu tiên là phài đảm bảo được bạn kiểm soát được cuộc phỏng vấn, chứ không phải người đối thoại với bạn, dù cho đó là cuộc phỏng vấn xin việc, hay để viết bài cho tờ báo, hay bạn ở trên sóng.
Bạn có thể kiểm soát đượe bằng cách đàm bào rằng bạn có được một Hến thức về đề tài, sau nửa bạn hãy nhủ thầm rằng bạn biết nhiều vể đỏ tài ây hơn người ngồi đối diện bên kia bán hoặc bén micrô-
Meu đó là một buổi phỏng vấn lấy tin tức, thi ban hãy ghi nhớ: Trong Hiến pháp của Hoa Ky khổng cễ» điều luật nào yêu cẩu bạn phải trả lời mọi câu hòi hoặc đi quá sâu vào chi tiết mà người đặt cáu hỏi mong muốn, thậm chí bạn không buộc phải trả lời phỏng vâh. Và cũng như trong nhiều trường hợp, hãy hướng câu hỏi ngược trở lại pha chất hài hước, khi bạn rơi vào tình thế khó khăn thường làm cho buổi phỏng vấn thành công.
Bạn không thể bị buộc phải trả lời câu hòi của bất kỳ ai, kể cả tôi nữa, nếu như bạn không ngồi trên ghế nhân chứng trong phiên tòa hoặc khai trước tòa trong một vụ xử nào đó. Mà ngay cả trong quá trình xét xử, nếu bạn không nhớ ra điều gì đó, đừng đê bạn quá căng thẳng đến mức đưa ra một câu trả lời mà sau này bạn sẽ không trụ được trong cuộc chứng thực lời khai sau đó. Nếu bạn không nhớ, thì hãy nói rằng bạn không nhớ.
Người ta không thể bỏ tù bạn vì bạn không thê nhớ ra một điều gì đó.
Nêu bạn không có mặt, thì hãy nói đã khổng có Tuy nhiên xin bạn hãy nhớ điểu này: Nêu bạn dã có mặt ở đó, nhưng lại khai bạn không ở đó, thì bạn đang gặp rắc rối đấy - sự coi thường cùa cổng chúng, và tồi tệ hơn nữa, vi phạm pháp lý. Hãy luỏn
nói sự thật, đó là một điều rõ ràng - và đừng bao gm sợ hãi nói rằng bạn không nhớ, nếu điều đó là sư thật.
Nếu bạn được phỏng vấn trong hoàn cảnh khác kể cả phổng vấíì lây tin tức, thì bạn đừng lo lắng đến các câu hỏi. Nếu bạn không thích câu hỏi vì một lý do chính đáng này hay khác, bạn có thể hổi ngược lại theo rất nhiều cách, ngay cả khi bạn được phỏng vấn trong chương trình Phỏng vân trực tiếp của
Larrỵ Kmg.
Những nhà lãnh đạo các doanh nghiệp lớn, các quan chức chính phủ, những nhân vật danh tiếng, và ngay cả những đồng nghiệp làm truyền hình như tồi thường sử dụng một sô' cách dưới đây để tránh khỏi phải trả lời câu hỏi:
•
"Còn quá sớm để tôi trả lời câu hỏi ngay bây giờ".
•
" Tôi khôíìg thể trả lời câu hỏi vì tôi vẫn chưa nhận được bản báo cáo".
•
"Sự việc trở thành đôi tượng của một vu án, nên tôi không thể có ý kiến gì".
•
"Chúng tôi đã bắt đầu cuộc điều tra và trong thời gian tới sẽ đưa ra một bản báo cáo đầy đù".
•
"Đây là câu họi mang tính giả thiết, mà tôi thì thường không trả lời câu hỏi giả thiết".
Ngày nay, một trong những câu trề« I<J| d«t nhằH trong buổi phỏng vấn tin tức la "tỏi khổr\£ có binh luân gì". Cách trả lời này đã có thời được sứ dụn>'„ mặc dù chưa bao giờ là câu trả lời
hay. Prong
c.u
-.1
hội đầy tranh châp này và với tám lý thích văn tát dường như phô biến toàn xã hội, hay ít ra cũng là một phần quan trọng, thì câu nói "khỏng có ý kiốn gì" giờ đây hàm ý có lỗi. "Nếu anh ta không có lỗi, thì anh ta đã không nói: "Không có ý kiến gì" - anh ta sẽ* trả lời câu hỏi”. Nếu khi nào đó, bạn nghe thấy câu nói này thì đó là trong những kịch bản truyổn hình hoặc phim truyện tồi mà thôi.
Chuyện gì xảy ra nếu bạn biết trước răng bạn sắp bước vào một tình huống không thoải mái mà bạn vẫn cứ phải làm điều đó? Khi ấy cần làm gì?
Câu ừả lời là: Hãy thành thật.
Ví
dụ của tình huống ấy là vụ
Tylenol
trong những năm 80 khi được biết có kẻ nào đó giả mạo sản phâm của
Tylenol
bằng cách pha thêm chất độc vào con nhộng, thì nhà sản xuất
Johnson
&
Johnson,
đã có thái độ thắng thắn chứ không cố làm giảm mức độ ảnh hưởng hoặc dựng nên một màn kịch để bao biộn.
c
ác quan chức của hãng đã xuất hiện trên truyển hình vá xin lỗi khách hàng.
Biện pháp quan hệ với cồng chúng cùa họ
vố
ban chất không phải là sử dụng biện pháp quan hệ với cỏng chúng. Họ nói lên sự thật - cái điổu khùn-' khiếp này đã xảy ra, nhưng sản phám của chúng tôi vẫn an toàn, chúng tói đã có biộn pháp phong ngừa đặc biệt mới để giảm thiếu khả năng tái xảv ra, và các bạn có thể tiếp tục mua
Tylenol
ma không sợ hãi.
Kết quả là công chúng tin rằng sản phẩm sẽ được phục hồi lại và công ty đã giành được sự tổn trọng của cả nước vì thái độ thẳng thắn ấy.
John Kennedy
và
Janet Reno
cũng hành động tương tự. Khi vụ đổ bộ Vịnh Con Lợn ỏ Cu Ba vào năm 1961 trở thành một sự thất bại về quán sự và bị
• • • X e ề
công chúng coi thường,
Kennedy
bị chỉ trích. Mặc dù có thể, nhưng ông không nói rằng ông tiếp quản sau khi kế hoạch được bắt đầu vào những tháng cuối cùng của chính quyền
Eisenhower
hoặc rằng đó lả lỗi của ngành tình báo. Ổng đã đứng lên và nhận toàn bộ trách nhiệm về mình.
•
Tổng Chưởng lý Reno cũng hành động như vậy sau thảm kịch của Chi nhánh Davidian ở VVaco, bang Texax chỉ vài tháng sau khi bà nhậm chức. Có thẻ bạn không đồng ý với những gì đã xảv ra dưới sự lãnh đạo của
Kennedy
và Reno, nhưng bạn không thê không đồng ý rằng họ đã đứng lên và chịu đựng tất cả những lời phê bình chê trách và họ đã giành được lòng kính trọng vì sự thành thật cùa mình.
Một số người giỏi xử thế trong các cuộc phònv vân là những quan chức quân sự. Ngành Khón^ quân từ lâu đã thực hiện cách chỉ thị cho những sĩ quan thông tin rằng vào thời bình nếu có máy bay bị rơi, thì nhân viên thông tin địa phương ngay lập tức đưa ra công bố" với hai điểm:
1.
Chuyến bay là "một cuộc tập bay thường ngày".
2.
Một nhóm những sĩ quan điều tra đã được chỉ đinh.
cả hai điểm nói trên đều được tán đồng và khi nhanh chóng đưa ra tin này, ngành không quân được đánh giá có thái độ tích cực và đáp ứng nhanh quyền của công chúng được biết về vụ việc. Đồng thời, hai điểm trên được nêu ra đã đánh tan mọi lời buộc tội
• • • •
hay nghi ngờ và mang lại cho ngành không quân một khoảng thời gian qúy báu khi họ tiêp tục công việc mở cuộc điều tra.
NHỮNG VŨ KHÍ TÙY Ý sử DỤNG
Dưới đây là năm mẹo nhỏ rút ra từ kinh nghiổm của bản thân tôi và từ việc trò chuyện với những người khác trong khi phát sóng, những mẹo này giúp bạn trụ vững và thành công trên đài phát thanh và đài truyền hình:
lề Chì làm những điểu mà bạn càm thấy thoa mái.
2.
Hãy giữ thông tin.
3.
Không nên có ý nghĩ tiêu cực.
4.
Tiếp cận với cả đài phát thanh lẫn truyền hình theo cùng một cách.
5.
Luyện tập để nâng cao những yếu tố quan trọng - chẳng hạn giọng nói, cách nói, hình thức bén ngoài nếu bạn phải xuất hiện trên truyền hình.
Hãy bám sát vào những điều làm cho bạn cảm ứiấv thoải mải -
Một trong những bí quyết của việc thể hiện thành công là cách thể hiện bản thân bạn, Công ty, hay tô chức của bạn trên đài phát thanh hoặc truyền hình đó là đảm bảo rằng bạn cảm thấy thoải mái với những gì bạn làm. Nếu bạn không muốn ưả lời câu hỏi phỏng ván, thì bạn đừng trả lời. Nếu ai đó chĩa micrô vào mặt bạn ưên đường bạn từ cuộc họp bước ra, hãy sử dụng một trong những câu trả lời mà tôi đã đưa ra. Hãy lầm theo lời mà
Jackie Gleason
thường khuyên: "Tôi muổn tận hưởng những gì tôi làm. Tôi không muốn có cảm giác là tổi đang làm việc".
Nếu như bạn không cảm thây thích đề tài nào đấy hoặc biết rằng bạn không biết nhiều về đề tài
ấy,
thì hãy từ chối cuộc phỏng vấn. Hãy cừ ai Jáy tha> bạn. Hoặc nói rằng họ đã chọn nhâm người.
Hãy giữ cho bản thản cập nhật thông tin
- I ỉảv giữ "nét trẻ trung" theo cái nghĩa là bạn giữ cho bàn thân cập nhật với thông tin. Bạn nên biết chương trình truyền hình hoặc bộ phim nào đang được phô’ biến, ai là ca sỹ hoặc nghệ sỹ được ưa thích. Hãy có sự hiểu biết, không nhâ't thiết phải có kiến thức
chuyên
sâu, về những chuyện thường ngày và những tin tức mà mọi người vẫn đang bàn đến.
Khi tôi ở tuổi thiếu niên, tuổi hai mươi, rồi ba mươi, thì những người danh tiếng là
Frank Sinatra, Glenn Miller, Joe DiMaggio,
và
Franklin Roosevelt.
Nhưng khi tôi có tuổi hơn thì những cái tên đã thay đổi, và thời gian cũng vậy. Chang bao lâu, chúng tôi nói chuyện về
Jackie Robinson
và
Dwight
•
Eisenhower
rồi
John Frank Kenndy
và
Elvis.
Ngày
nay
chúng ta phải biết
Toms Cruise
và Roseanne Amolt là ai.
Thay vì điệu nhảy giật gân và bobby - soxers vào thời thanh niên của tôi, bây giờ tôi phải biết điều gì đó về nhạc
rock
thậm chí cả nhạc ráp nữa. Có thê’ tôi không thích những loại nhạc ấy, nhưng tôi phải biêt răng chúng tồn tại.
Vào những năm 50 và sau đó, chúng tôi phai biét vài điều về chiến tranh lanh. Bây giờ chúng ta phải biêt nó đã kết thúc như thế nào. Trước đây chúng tfli thường phải biết bàn chuyện vể Liên Xồ. Còn
ngày
nay thì chúng ta phải biết bàn chuyện về Bosnia (ì mức độ nào đó. Đó chính là một trong những nguvôn
-
nhân chính mà Tổng thống
Clinton
đã xuá't hiện trẽn Chương ửình truyền hình ca nhạc MTV.
Clinton
đồng ý xuất hiện trên chương trình ây,
không phải
chỉ để giữ cho bản thân cập nhật, mà là để chứng tỏ rằng ông ta theo thời, và ông biết được những mối quan tâm và lo lắng của thanh niên Mỹ và cha mẹ của họ, những người bỏ phiếu cho ông.
Hãy tránh ý nghĩ tiêu cực -
Bạn đừng lo lắng nếu bạn quá đê ý đến những ý nghĩ tiêu cực, thì sự thể hiện của bạn sẽ không thành công. Hãy nhắc bản thân rằng sự xuất hiện của bạn trong chương trình hay việc bạn trả lời phỏng vấn, dù rằng chúng có thê quan trọng đối với bạn và nhiều người khác, có lẽ sẽ không hề làm thay đổi xu hướng văn minh mà chúng ta hằng biết.
John Lowenstein,
cầu thủ bóng rổ cánh chủ đạo đầy tài năng trong suốt mười sáu năm, và bây giờ là người
nói trên chương trình truyền hình
Orioles
Baltimore,
đã từng được một phóng viên hỏi vể
việc ông đánh đầu một cú bóng vào cái thời điêm
quyết định trong trận đâu ở
Orioles
đêm đó.
Lowenstein,
có lẽ là một triết gia độc đáo nhát trong làng bóng chuyền kể từ thời
Casey Stengel
và
Yogi Berra,
đã ưả lời người phóng viên kia: "Anh thây đấy, có một tỷ người sông ở Trung Quốc và sáng nfíày mai không một người nào trong sô họ biết được tôi đã trượt mất quả đánh đầu ây". Vậv la ban hãy thở phào nhẹ nhõm.
•
Hãy tiếp cận với đài phát thanh và truỵén hình như nhau.
Trên truyền hình, vẻ ngoài của bạn rất
quan
trọng, còn trên sóng phát thanh thì không.
Ngoài điều đó ra, tôi tiếp cận với cả hai theo cùng
một cách. Tôi là một người làm công việc giao tiếp - giao tiếp bằng lời nói. Trong suốt ba mươi bảy năm làm ở đài phát thanh, tôi nhìn những vị khách mời như hệt tôi nhìn họ trên truyền hình. Trên truyền hình tôi để cho máy quay theo dõi tôi, tôi không theo dõi máy quay. BỞi vì vẻ ngoài không quan ữọng khi lên sóng phát thanh, nên tôi thường hay mặc quần bò, điều mà tôi không làm khi lên sóng truyền hình. Đôi khi tôi đi ăn trưa trong áo sơ mi trắng với cà vạt (mặc dù tôi có thẻ mặc chiếc áo khoác âm kiêu
Dodgers
năm 1937 thay vì bộ Comple hay áo khoác thể thao), về nhà và đến căn phòng của tôi ở
Arlington,
Vứginia, thay quần bò, rồi sau đó thay áo sơ mi, cà vạt và quần có dây đeo để lên sóng truyền hình vào chương trình buổi tối của tôi.
Hãy làm cho giọng của ban haỵ hơn và
VC
ngoấi cua bạn hấp dẩn hơn.
cả trên đài phát thanh lẫn trớn truyền hình, giọng nói là một điều quan trọng. Có lẽ không nên coi giọng nói đến mức như vậy, thé nhưrt£ đó là sự thật, giọng nói của bạn thê’ hiện sự khác bitỆt \,, quyền lực. Một số người đạt được những điéu naỵ mnt cách thành công trên truyển hình mà không cẩn phải có giọng hay. Ví dụ như
Edwin Newman
chăng hạn. Cả
Red Barber
cũng thế. Tuy nhiên, họ là trường hợp ngoại lệ. Họ đã vượt qua cái khiếm khuyết của giọng nói bằng cách tạo nên sự khác biệt và uy tín bằng cách khác - với cách đưa tin đầy tài năng, kỹ năng diễn giải vì biết cách nói về những chủ đề của mình và báng cả kiến thức đầy đủ cũng như sự say sưa thật sự về chù để mà họ nói đến.
Tôi may mắn được trời phú cho cái giọng nói được coi là hay đối với việc lên truyền hình. Tôi chưa bao giờ phải lo lắng về giọng nói. Nhưng nếu như tôi không có cái giọng mà tôi được phú cho, tôi sẽ tìm cách làm cho nó hay hơn, thậm chí nếu như tôi không lên sóng phát thanh. Giọng nói hay là quá nhiều để dẫn đến thành công. Có người nói rằng Tổng thống
Clinton
sẽ có được hình ảnh thuyết phục hơn nữa nếu như ông có giọng nói mạnh mẽ hơn và sâu hơn, trong khi tôi lại chưa biết có ai đó có thẻ gây ấn tượng trên truyền hình hơn
Clinton.
Ông Tổng thống nói hay nhất trên truyền hình kê từ thửi
Kennedy,
và cả
Reagan
nữa. Thế nhưng nếu ban tưởng tượng so sánh được giọng nói của
Clinton
VƠI
Edward R.Murrow,
thì bạn sẽ hiêu điểu tổi nối.
w
%
Khi làm bất kỳ nghề nào, nếu như nghĩ răng ciọng nói của tôi có thê luyện trở nên hay hơn, thi tỏi sẽ tìm một thầy luyện giọng - họ có mặt ở mọi thành phố hoặc là đọc sách trong thư viện hoặc tôi thực hiện cả hai. Các bạn đồng nghiệp trong truyền hình cho tồi biết rằng việc luyện giọng có kết quả, và cả những bài tập luyện giọng cũng vậy. Nếu giọng nói của bạn là một phần quan trọng trong công việc của bạn, thì bạn có thể làm cho nó quan trọng và mang lợi cho bạn, còn tôi sẽ tự hỏi liệu giọng nói có thể hay hơn nữa không? Nếu vậy, bạn có thể làm theo những đề nghị trên. Sau đó bạn hãy áp dụng phương châm cốt lõi rút ra từ câu chuyện vui về một nghệ sĩ violon trẻ tuổi hỏi một nghệ sĩ lớn tuổi trên phố làm thế nào để được biểu diễn trong Hội trường Camegie - "Luyện tập, luyện tập và luyện tập". Dù cho giọng nói của ban như thế nào đi nữa, thì cách ban trình bày rất quan trọng. Nếu như bạn nói quá lớn, hoặc mọi người nói rằng bạn nói khồng đủ to, hay quá nhanh, thì hãy luyện tập. Bạn tự giảm tốc độ cùa ntình, điều này sẽ làm cho bạn binh tĩnh. Cách tốt nhất đê làm được điều này là phải quen với giọng nói của chính bạn, và đây chính là nhân tổ chù dạo khác dẫn bạn đến thành công hay thát bại trên dãi phát thanh hay truyền hình.
Lân đầu tiẽn khi bạn nghe giọng cùa mình trong
băng ghi âm, ngay cả trong lời nhắn cùa máy nh u
tin điện thoại của bạn, tôi
biết
chắc chắn các bạn Sf
nói: "Ôi! nghe giọng mình kinh quá!".
Thực chất của việc này là mọi người đều nghĩ va nói y hệt như vậy khi lần đầu tiên nghe giọng nói của mình. Cho nên nếu bạn chuẩn bị lên sóng phát thanh hoặc ưuyền hình, bạn cần bảo đảm rằng bạn cảm thây thoải mái với giọng nói của chính bạn. Bằng cách nào? Bằng cách nói to lên, theo đúng cách mà nhiều nhà diễn thuyết làm trong buổi tập dượt. Hãy luyện tập
trả
lời những câu hỏi tưởng tượng, hoặc nhờ ai đó cùng với bạn, như những người đứng đầu có kinh nghiệm trong kinh doanh và Chính phủ vẫn làm ữước khi xuất hiện trên chương trình phát sóng hay họp báo. Hãy quen với giọng nói của bạn, và tự luyện nhịp độ của lời nói của bạn, sao cho tự nhiên và làm bạn thoải mái. Bạn sẽ cảm thây bình tĩnh và an tâm hơn khi lên sóng, và điều này sẽ càng tăng cơ hội để bạn có được một buổi diễn thuyết thành công, đầy thuyêt phục. Khi lên truyền hình, vẻ ngoài cùa bạn trở nên hết sức quan trọng bởi vì bạn đại diện không chỉ cho người khác, mà cả chính bạn nữa. Vì thê bạn nên mặc bộ quần áo hay váy đẹp và bảo đảm bạn ăn mặc tề chỉnh, chải chuốt, thâm chí tới tộn
•
•
* y ể
những chi tiết nhỏ như móng tay sạch sẽ. Chúng ta không cần phải bàn đến vân đề vệ sinh cá nhAn
ơ
đây, nhưng - xin bạn hãy tin tôi vể điêm nàv - nwy quay truyền hình không hề lừa dối. Máy quay cho người xem hình ảnh chính xác của bạn. Nếu như CUI áo ở hàng thứ ba trên áo' bạn tuột ra, người xem sò nhìn thây. Nếu móng tay của bạn có viền đen vì buỏi chiều hổm ấy bạn thay dầu cho ôtô, người xem cũng nhìn thây.
Trái lại, nếu tóc của bạn cũng như toàn bộ con người bạn toát lên vẻ chỉnh tề sạch sẽ, bạn sẽ thê hiện bản thân mình và tổ chức của bạn một cách hiệu quà, nhất là khi bạn xuất hiện trên truyền hình.
ỨNG PHÓ VỚI BÁO CHÍ: TÌNH HUỐNG
KHUÔN MẦU
Tôi đã trình bày thí dụ về trường hợp một tô chức bị thất bại nặng nề đã tiếp xúc với truyền thông một cách thắng thắn và không những cứu vãn mà còn nâng cao danh tiếng của mình lên nữa. Tại
Montgomery, Maryland,
ở ngoại vi
Washington,
có ba phạm nhân tổ chức vượt trại ưong đêm vào những năm 60. Sáng hôm sau, nhân viên thông tin của hạt đã gọi điện đến tất cả các tòa báo, đài phát thanh và truyền hình từ
Washington
vùng ngoại ô
Maryland
và mời họ đến dự cuộc họp báo rói di thăm trại giam, để chứng minh với các phóng viổn và biên tập viên ràng quan chức của hạt khỏng hi' che giấu sự thật. Họ sẽ đé các phóng viên và thợ anh thấy chuyện gì đã xảy ra, sự việc như thế nào, vá mót phần của trại giam nơi mà phạm nhân đã bỏ trốn Trong lúc các phóng viên trên đường tới cuộc họp báo ở hạt tại
Rockville,
nhân viên thông tin này găp người hạt trưởng tên là
Mason Butcher
- một ngươi lãnh đạo đáng kính, suy nghĩ theo hướng lạc quan và rất có năng lực. Anh ta khuyên
Mason Butcher
nên
trả
lời các báo chí như thế nào.
Khi các nhà báo tới nơi,
Butcher
và người gác trại giam đã sẵn sàng trả lời các câu hỏi. Và thế là họ đã làm đúng một điều - trả lời câu hỏi, chứ không phải "không có lời bình luận gì" hay thể hiện thái độ lảng tránh hoặc thậm chí thù địch với báo chí. Sau đó - mà toàn bộ câu chuyện này là sự thật -
Butcher
và nhân viên của mình đưa các nhà báo đi thăm trại giam, chỉ cho họ thấy hiện trường của vụ phá nhà giam, những dụng cụ mà những kẻ phạm nhân đó sử dụng đê vượt ngục.
Làm theo lời khuyên của một nhân viên thông tín - một cựu chiến binh không quân có trí nhớ tô't - sau đó,
Butcher
thông báo rằng một ban điều tra vụ vượt trại giam đã được chỉ định, và cũng để đưa ra kiến nghị nên ngăn chặn hiện tượng này như thế nào.
Những kẻ vượt ngục đã bị vây bắt nhanh chóng. Một vài tháng sau, uỷ ban đặc biệt kia đã cho ra hao cáo và kiến nghị. ít lâu sau, người quàn lỹ trại gi*01
V
Ể hưu. Sự việc lẽ ra có thê làm chính quyòn h.it mặt và là tai họa đối với mọi ngựời từ những ttễn tu
Ỉỉy,
đã trỏ thành sự thắng lợi vẻ vang mối quan h. với công chúng. Tờ báo địa phương đã cho in một bài xã luận khen ngợi, biểu dương các
quan
chức cùa hạt vì thái độ sáng suốt khi xử lý tĩnh huống này.
Những quan chức phỏng vấn đã có thể làm ngược lại và chịu hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trái lại, họ đã chọn thái độ nhìn thăng vào vấn đề - và đã ra khỏi tình huống đó với thắng lợi lớn cho chính bản thân mình. Bên canh việc trở thành môt
• • •
trường hợp đáng ghi vào sổ sách về quan hệ với báo chí, khi mà các quan chức chuyển từ tiêu cực sang tích cực, câu chuyện này là một tình huống kinh điên về cách xử lý các câu hỏi của báo chí bằng thái độ và
biểu hiên có lơi cho các bên, và nhât là bản thân ban.
•
• ĩ
•
HÀI HƯỚC VÀ THIẾU TÍNH HÀI HƯỚC
Tổng thống
Kennedy
là bậc thầy về cách sử dụng tính hài hước để làm chệch hướng câu hỏi. Trong nhiệm kỳ tổng thống, phái những người Dân chù trò tuôi đã tỏ thái độ không hài lòng về một số chính sách của ông. Khi một phóng viên hỏi ông về điòu
na
y
tại một cuộc họp báo truyền hình,
Kennedy
không hề sử dụng những lời bào chữa dài dòng, có cân nhắc cho chính sách của mình.
Trái lại ông mỉm cười và nói: "Tôi khổn)’
bi.'t
, điểu gì không ôn đối với phái những người Dãn chu trẻ tuổi và phái những người Cộng hòa trẻ tuổi thi- nhưng thật may, thời gian đang ủng hộ chúng ta Thay vì đặt bản thân mình trong sự biện hộ, óng dà nói đùa về lứa tuổi nhạy cảm, tạo nên tiếng cười và đã thắng cuộc.
Tổng thống Nixon lại gặp rắc rối trong việc trả lời báo chí. Giữa những ngày của vụ
Watergate,
tại một cuộc họp báo lấy tin sốt dẻo trên truyền hình toàn quốc
Dan Rather
đã hỏi Nixon một câu hỏi rõ ràng có ý chọc tức Nixon. Thay vì thắng thắn trà lởi hoặc lờ nó đi mà trả lời câu tiếp theo, Nixon lại trả đũa: "Ông đang ứng cử vào chân này phải khổng?".
Rather
đáp lại: "Không, thưa ngài, còn ngải thì sao?"
Một sô' khán giả chỉ chích
Rather
vì đã thiêu tôn trọng, nhưng những người khác lại cho rằng một cảu hỏi chính đáng cần được đáp lại một câu trả lời chính đáng chứ không phải là một sự xúc phạm đến vị tri tổng thống. Và tất cả mọi người nhât trí là trái lại với
Kennedy
mười năm về trước, Nixon đã thua cuộc.
Một chính trị gia ở hạt
Fairfax, Virginia,
người đứng đầu một ủy ban đặc biệt, một vài năm trước, <.!*« phải trả giá cho việc không vượt qua được ban tlv»n
mình.
Khi một quan chức được đề cừ của một hạt kh.v hỏi ông ta, ngay trước mặt các phóng viên,
micro
va máy quay - về khía cạnh tế nhị trong hoạt động cùa l)y ban, một câu hỏi mà rõ ràng là vị Chù tịch úy ban ây chưa kịp chuẩn bị để trả lời. Ông ta trả lời lắp bắp/ tự nhiên thêm nhiều tiếng ậm ừ vào câu nói: "Đây là., vị trí., mà úy ban không... không có thẩm quyền đê... để nắm vị trí... trong thời gian này.".
CUỘC TRANH LUẬN
GORE
-
PEROT
■
•
Khi Phó Tổng thống
Gore
và
Ross
Perot xuất hiện trong Chương trình truyền hình phỏng vấn trực tiếp của
Larry King
để ữanh luận về Hiệp ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ năm 1993, sự thể hiện của họ đã trở thành trường hợp điển hình về cách nói chuyện, cách sử dụng ngôn ngữ hình thể, về việc tự hạ gục minh do tình cờ phạm phải những lỗi cơ bản. Chương trình hôm ấy được bắt đầu từ một cú điện thoại gọi đến căn hộ của tôi vào lúc tám giờ rười sáng thứ Năm mùa thu năm 1993.
Người gọi ở đầu dây bên kia nói: "Larry phài không? AI đây".
Tôi hỏi lại: "AI nào cơ?".
"AI Gore"ỗ Sau đó, cuộc nói chuyện trờ nén trôi chảy hơn.
Phó Tông thống nói ông
muôn
đấu vơi R.IV...
Perot về NAFTAU). Hiệp ước sáp được Nghị viện h phiếu thông qua, có vẻ như quá trình hành chinh đang thúc đây.
Hiệp ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ sẽ biến mất Những người chỉ trích hiệp ước, trong đó có Ross Perot, dường như có được số đông ủng hộ quan điểm của họ. Ngay cả khi Tổng thống
Clinton
bật đèn xanh ban bóng cho chúng ta là chiến thắng của
Gore,
bởi vì ông
Gore
và
Clinton
chỉ là hai thành viên trong chính quyền của chính bản thân họ - những người muốn đánh gục Perot. Còn lại những người khác đều cho rằng Perot sẽ nuốt tươi
Gore,
rằng nên để cho Perot có thêm nhiều cơ hội xuâ't hiện trước công chúng toàn quốc để nhận thêm phiếu bầu, rằng họ nên để Perot diễn thuyết - trên truyền hình quốc gia - nơi mà ông ta vẫn luôn thê hiện đầy tính thuyết phục. Perot đã đánh giá thâ'p đối thủ của mình. Bên canh kiến thức siêu đẳng về đề tài hiệp ước mậu dịch này,
Gore
còn có phong thái mẫu mực,
được
đúc kết kinh nghiệm từ thời gian
tham
gia trong Thượng viện, nơi mà người ta không đánh mảt sự bình thản, không bộc lộ thái độ coi thường đôi thủ, họ thẳng thắn nhìn vào mắt đối thủ, vừng vàng
(,)
NAFTA
- Hiệp ước Tự do Mậu địch Bác Mỹ.
trong phản ứng, vả kìm hãm ý muốn nhạo bánị' đ< I thủ đáng giá của mình. Ngược lai, Perot nóng nàyể hay dùng những lời châm biếm chua cay, trong khi vẫn chê bai cái cách này, ngôn ngữ hình thể ngheo nàn, và khiến người xem có ý nghĩ liệu có phải ông ta, một nhà quản lý kinh doanh, một tỷ phú, không quen bị thách thức chăng. Ngôn ngữ hình thể, dù cố tình hay ngẫu nhiên, có ảnh hưởng lớn tới cái điều mà được coi là thắng lợi của
Gore
và thất bại của
Perot. Gore
ngồi ở bên cạnh nên ông có thể nhìn vào mắt của
Perot.
Perot ngồi đối diện với tôi và cố gắng tránh ánh mắt của
Gore.
Trông ông
Gore
bình thản và tư tin. Perot thì có vẻ hiếu chiến và bực bội.
Gore
ề
...
J1
*'ễỴ
ễ •
nói một cách chắc chắn, Perot thì luôn miệng phàn nàn
Gore
không để cho ông ta nói hết. Đối với rât nhiều người xem truyền hĩnh ông Perot được biêt đến như một thí dụ cổ điển về một người non nớt vể kinh nghiệm và không đủ kiến thức về vân đề lại cổ gắng tranh luận với một người hết sức thông thuộc vấn đề đó, đã sẵn sàng bước vào cuộc tranh luận.
Một trong những phẩm chất đáng mến của Ross Perot là bản chất tích cực của ông ây. Ông ây vân con chưa tin là đã thua trong cuộc tranh luận nay. Ong ây vẫn có thái độ thân thiện với
Gore
và tổi. Bon ngày sau tôi gặp Perot, vào lúc ây tổi khỏng co tin tác gì khác ngoài cái tin là chướng trinh cua chung
tôi quả là bom tân và chúng tỏi đà viết nôn Inh Mí chính trị và truyền hình trong đêm đó. Vì vậy t< M n< 'I với
Perot:
"Ross, khi tôi chết, tên anh sẽ xuất hu n trong phần đầu tiên của bài cáo phó".
Còn ông ây trả lời: "Và tên anh sẽ xuất hiện trong bài cáo phó của tôi".
Tôi biết tôi có được "cái điều đầu tiên'' ây. Kết quả cho thấy điều này. Chương trình hôm đó đã tạo ra số lượng người xem truyền hình đông nhất trong lịch sử truyền hình cáp - hai mươi nhăm triệu người. Còn bây giờ thì mọi điều có thể xảy ra. Mọi người sẽ thây tổng thông, chứ không phải phó tông thống, đang mong muốn, thậm chí nóng lòng tranh luận riêng với công dân về những vấn đề riêng tư khác.
Truyền hình không chỉ làm thay đôi cách chúng ta sông mà còn cả cách chúng ta cai quản đất nước vả chính cuộc tranh luận giữa
Gore
với Perot đã minh chứng rõ ràng truyền hĩnh có ảnh hưởng như thê nào đến cuộc sống của chứng ta. Truyền hình là cái nhìn sáng suốt về đường hướng thực hiện mọi điều trong tương lai, về cách tiến hành công việc quàn lý nhà nước như thế nào. Tổng thống
Clinton
đã nhân xét điều đó trong thư gửi cho tôi khi tôi được Hội Npưửi bạn Mỹ của trường Tổng hợp
Hebrew
bầu chọn làm người được trao giải thưởng
Scopus
vào năm với lối viết nhẹ nhàng,
Clinton
thắc măc khổng bi*'*
ê'u như những người khai sinh ra nước Mỹ
so.ni
thảo Hiến pháp trong ngày hóm nay thi họ sẽ viót một phần như thế nào dây.
"Hiến pháp yêu cầu tổng thống phải trinh những bản báo cáo định kỳ cho Quốc hội. Họ đã nghĩ gi? Nếu khi ây họ biết những điều mà ngày nay chúng ta biết họ sẽ hiểu rằng chỉ cần mời một số người rồi nối đường dây điện thoại, người ta có thể đánh giá được tình hình của nước Mỹ và, thực tế, cả tình hình của toàn thế giới trong từng ngày, rất sống động trên truyền hình CNN".
Đó chỉ là nói quá lên - nhưng có lẽ chẳng bao lâu nữa, điều đó sẽ trở thành sư thực.
Trước cuộc tranh luận giữa
Gore
và Perot tôi tự ôn lại cái điều mà tôi biết được trong những tình huống như vậy, cái điều mà các trọng tài bóng chuyền cũng như những người công tác trong tâ't cả các môn thể thao khác không bao giờ quên: Không ai đên xem các trọng tài phân xử như thế nào. Khi
Gore
và Perot tranh luận về Hiệp ước Mậu dịch Tự đo Bắc Mỹ, tôi biêt trước rằng chẩng người nào bật ti vi lẻn không chỉ để nhìn ngắm tôi và xem tôi nói như thò
ftao. Gore
và Perot là sức hút đôi với họ, vì thẻ tôi giữ mình ở vị trí ít nổi bật hơn. Vai trò của tôi trong tỏi hôm ày cũng tương tự với vai trò mà bạn có thé’ thực hiện nhiều lần trong nghề nghiệp cùa mình, vì thỏ co
lõ
V
kiến
của tôi về vai trò này có thỏ giúp
các
han V In
bạn là người điều khiển một cuộc tranh luận nhũ‘u người, một buổi họp bản tròn, hay bất cứ một sự kiên nào trong cuộc họp, hội nghị hay hội thảo sắp tỏi.
Điều này được áp dụng cho bâ't cứ bối cảnh nao có từ' hai người trở lên bàn luận hoặc tranh luận đưa ra những ý kiến ủng hộ hoặc phản đối về một đé nghị hay vấn đề nào đó. Nếu bạn là người dẫn dắt câu chuyện, hãy giữ thái độ không thiên vị, giữ cho cuộc đối thoại tiếp diễn, giữ cho mọi người tham gia nói đúng chủ đề, kiểm soát giọng nói, độ dài, và nội dung câu hỏi của khán giả. Một đạo luật của Quốc hội có thể chưa được khảng định, nhưng có lẽ đó là một phần của điều gì đó quan trọng với bạn. Nêu bạn là một trọng tài giỏi, bạn sẽ làm được công việc của mình, và những người tham gia đối thoại sẽ rời khỏi chương trình một cách thân thiện với nhau.
Câu chuyên mai sau
TƯƠNG LAI KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỀU THƯỜNG
XẢY RA TRƯỚC ĐÂY
T
_ _ ......... ,....
-M- háng Năm năm 1994 tôi làm chủ trì một
cuộc hội thảo nhóm ở
New Orleans
về một trong
những chủ đề phổ biến trong những năm 90 - "Xa lộ
thông tín". Đây là một hội thảo lý thú do cỏng ty
Newbridge Network
ở Hemdon,
Virginia,
ngoại vi cua
Washington
tài trợ, bởi vì những người đại diòn cua
Newbridge
đã thu hút được những người lãnh cua một sô công ty hàng đầu trong lình vực nàv ^en thâm dư. Cuộc thảo luân cùa họ đ*ĩ đô lúi tron^
---- — • — • • I •
đầu tôi một ý nghĩ khồng hề lay chuyển khi
max
h
1
của tôi quay về
Washington.
Tương lai khổng phải I ì điều thường xảy ra trong quá khứ. Điều đó không phải là một ý nghĩ hay hay hoặc là một trò chơi chư lý thú. Đó là cái kết luận mà bạn rút ra nếu như ban ngồi trên bục bên cạnh tôi và nghe những nhà quản trị lão luyện ấy thảo luận họ là chuyên gia về phương thức giao tiếp hàng ngày trong tương lai, cũng như những thay đổi cơ bản sẽ diễn ra trong đời sống của chúng ta. Theo những chuyên gia này, "xa lộ thông tin" đã tồn tại. Điều mà chúng ta đang làm là bô’ sung thêm các tuyến đường. Chúng ta đã có máy nhắn tin, máy
fax,
điện thoại cầm tay,
video,
máy điện thoại tự động trả lời và nhận lời nhắn, máy tính xách tay, bảng tin trên mạng điện tử. Mười năm tiếp theo đây sẽ còn mang lại thêm nhiều thiết bị thổng tín mới nữa.
CÂU CHUYỆN CÓ BỊ LẠC HẬU KHÔNG?
•
• • •
Một số người sợ rằng, bởi vì quá nhiổu thông tin được chuyển tải qua quá nhiều hệ thống
truyền
thông điện tử thê kia, thì nghệ thuật đối thoại sẻ trở nên lạc hậu. Tôi lại cho răng hoàn toàn ngược lại. Chúng ta sẽ " nói chuyện" nhiều hơn bdt cứ lúc nào, theo nhiều phương thức hơn bất cứ lúc nào, nhờ vào những phương tiện thông tin mới này. ỉ )Ó
1
thoại sẽ mãi mãi với chúng ta chừng nào con ngưoi còn tồn tạiễ Thực tế, tại hội nghị này tôi bị ấn tượng
mạnh
khi nghĩ rằng dù thế kỷ hai mươi mốt sẽ mang lại cho chúng ta bất cứ công nghệ mới nào, thì những lời đầu tiên của cuôn sách này vẫn sẽ luôn luôn đúng: "Chúng ta phải nói chuyện". Cùng với toàn bộ phát minh và chiến tranh giữa các vì sao ngày càng phát triển trước mắt chúng ta, thành quả sẽ luôn luôn quay trở về những điều cơ bản. Cho dù bạn ngồi đối diện bên bàn với một người nào đó, hoặc bạn đang đánh máy lời nhắn qua mạng máy tính, thì nguyên tắc nói chuyện hay vẫn không thay đổi. Tất cả đều là tạo nên mối liên hệ với một người khác.
cởi
mở, lòng nhiệt tình, và mong muốn lăng
nghe sẽ làm cho bạn trở thành một người có khả
năng giao tiếp nổi tiếng qua bất cứ phương tiện
truyền thông nào. Cho dù bạn đang nói chuyện với
một chục người trong trung tâm cỡng cộng, hay
đang dẫn dắt chương trình hội nghị được truyền
hình qua vệ tinh, thì cũng đều như việc nói chuyện
với m
ột nhóm người. Chuẩn bị, hiểu được khán
giá, và giữ cho cách nói chuyện đơn giản sẽ luôn
lam cho bạn trở thành người nói chuyện thành công.
LỜI KẾT
Khi kết thúc những lời trong cuốn sách nay tỏi càng tin chắc hơn khi tôi mới băt đầu viết răng lúc nào bạn cũng học được thêm nhiều vể nghệ thuàt nói chuyện, và cuốn sách này có thể giúp bạn. Làm sao tôi lại biết được điều này? BỞi vì nó đã giúp tôi Việc viết cuôn sách này gợi cho tôi nhớ lại những ý tưởng, những kỹ thuật mà đôi khi chúng ta gần như bỏ qua vì vội vã trong cuộc sống bận rộn của mìnhẾ
Trong Chương 9 tôi nhắc đến
Shirley
Povich, nhà báo của tờ
Washington Post.
Ông đã trở thành một trong những nhà báo đáng kính nhât của nước Mỹ vì việc làm theo cái tín điều của cá nhân ông: "Câu chuyện không bao giờ được viết ra nếu như không thể viết nó hay hơn".
Điều này cũng đúng với cách nói chuyện. Cho dù chúng ta biết cách nói chuyện như thế nào đi nửa, chúng ta vẫn có thể tiếp tục cải thiện cách nói của mình và nhờ đó ta sẽ đạt được thành công và lòng tự tin. Ngay cả những neười đã sử dụng việc nói chuyện lâu như tôi, chỉ để kiếm sống, vẫn có thê - va nên’tiếp tục rèn luyện những kỹ thuật nói chuyện.
Herb Cohen
có lẽ sẽ không ngạc nhiên mây, khi tôi còn muốn luyện cách nói chuyện nhiều hơn vì ông ây đã nghe tôi nói hơn năm chục năm
nay
rv I
Nhưng ông ấy có thể cám ơn tôi vì một điéu: tói không thê’ giành thắng lợi trong những trận bón)!, chuyền nữa rồi: Bây giờ chúng kéo dài hơn ba tiếng.
Nếu còn có một điều gì đó nửa mà tỏi hy vọr»£ các bạn sẽ rút ra được khi đọc cuốn sách này, thi đó là quan điểm về nói chuyện. Không nên coi nói chuyện là một thử thách, là nghĩa vụ, hay là cách để lấp chỗ ưống thời gian. Trò chuyện là một phát minh vĩ đại nhât của nhân loại, đó là cách đê chúng ta tạo mốì liên hệ với nhau, và đó là một trong những niềm vui thích mà cuộc sông đã tặng cho chúng ta. Bạn hãy nghĩ đến mỗi một cuộc nói chuyện như một cơ hội.
Dù cho khả năng nói chuyện của bạn như thế nào đi nữa, bạn hãy nhớ điều này:
1.
Nếu bạn cảm thấy bạn không nói chuyện hay, có thể điều đó đúng.
2.
Nếu bạn cảm thấy bạn có khả năng nói chuyện hay, bạn có thể còn nói ha)' hơn.
[1]
CBS
đài phát thanh của
Mỹ.
[2]
NBC Công ty phát thanh quốc gia.
[3]
Dan Quayle: Phó tổng thống Mỹ thời ông
George Bush
làm Tổng thống (1989-1993).
[4]
Ross
Perot: nhà tỷ phú Mỹ, người đã từng ra tranh cừ Tông thống Mỹ vào các năm 1992 và 1996.
[5]
■
[6]
Vụ án Bobbit:
Bobbitt
là một anh lính thủy vì thường xuyên say rượu không quan tâm đẽn vợ con, đã bị chị vợ dùng dao cắt dương vật trong khi ngủ. Các phương tiện truyền thông dại chúng ở Mỹ dã đưa tín rộng rãi về vụ án này.
[7]
Harry Truman:
Tông thống
Mỹ
thử 33 cùa
Mỹ.
(1<*45 • 1V53)
[8]
Martin
Luther King Jr.:
Mục sư, lành tụ nỏi tiếng cùa phong trào dấu tranh của người da đen Mỹ, giải thường Nobel hoá bình năm 1964, bị sát hại năm 1968.
[9]
Cuộc Nội chiến: chiến tranh giữa miền Bắc và miổn Nan1 nước Mỹ (1861-1865).
(J|
Abraham
Lincoln: Tổng thống thử 16 cùa
Mỹ
(1861-1865)
[11]
Ted Turner:
tỷ phú Mỹ, chù hãng truyổn hinh CNN »*n
Larry King
làm việc.
[12]
Lẽ
ra phải giới thiệu là
Herbert Hoover
Tông thỏng thư 31 của
Mỹ
(1929
-1933).
[13]
Ngày Quốc khánh của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
[14]
William Rogers:
diễn viên hài và nghé sỷ điện ành Mv
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro