Bí Quyết Thành Công IPL
Trích:
Không gì chán bằng nghe một diễn giả nói suốt cả tiếng mà gần như không động đậy một bộ phận nào trên cơ thể. Vì thế, bạn cần khéo léo kết hợp lời nói với giao tiếp phi ngôn ngữ (nonverbal communication). Giao tiếp phi ngôn ngữ thường được thê hiện qua nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, tư thế.
Steve Jobs, Jack Welch, Michael Dell - các doanh nhân hàng đầu thế giới hiện nay đều có những thế mạnh và chiến lược kinh doanh riêng để khẳng định vị trí và tên tuổi. Tuy nhiên, họ cùng giống nhau ở đặc điểm: đều có kỹ năng giao tiếp thông minh. Nhờ vận dụng hiệu quả kỹ năng này mà Gil Shwed, giám đốc điều hành công ty bảo mật nổi tiếng Check Point SoftwareTechnologies, đã thuyết phục được tập đoàn Sun Microsystems hợp tác với công ty ông - khi ấy vẫn còn vô danh. Thành công đó là minh chứng cho thấy kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng đến mức nào trong cuộc sống mỗi chúng ta.
Ngày nay, kỹ năng giao tiếp trở thành "vũ khí" hiệu quả giúp con người làm nên cơ nghiệp, đặc biệt là đối với giới doanh nhân. Nếu giao tiếp giỏi, bạn có thể có cơ hội tạo lập mối quan hệ rộng hơn, từ đó gia tăng cơ hội kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Nếu giao tiếp giỏi , bạn sẽ điều khiển doanh nghiệp của mình tốt hơn thông qua việc thông hiểu nhân viên, xây dựng mối quan hệ trong công sở được thân thiện và cởi mở hơn. Từ đó, nhân viên cũng sẽ gắn bó với công ty lâu dài hơn.
Anh Toàn, giám sát bán hàng của một công ty quốc tế, cứ nhớ mãi về 2 vị giám đốc nước ngoài mình từng làm việc chung, một người Malaysia gốc Hoa và một người Hà Lan. Xét về trình độ tiếng Anh thì vị giám đốc người Hà Lan trội hơn. Tuy nhiên, mỗi khi ông phát biểu trong buổi họp hay tiệc tùng, nhân viên có vẻ thờ ơ, lãnh đạm và kém quan tâm. Trong khi đó, những lời phát biểu của vị giám đốc người Malaysia luôn được đón nhận nồng nhiệt vì mọi ngôn từ của ông đều ngắn gọn, súc tích, tràn đầy nhiệt huyết và đánh trúng tâm lý của nhân viên.
Giao tiếp là một nghệ thuật vì ngoài khiếu ăn nói, người giao tiếp giỏi còn phải biết vận dụng các nguyên tắc "đinh" trong giao tiếp một cách linh hoạt. Một số nguyên tắc quan trọng bạn có thể tham khảo là:
+ Xác định rõ mục tiêu khi giao tiếp
Bạn phải xác định được mục tiêu của buổi giao tiếp để xây dựng nội dung cần truyền đạt cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu mục tiêu là thuyết phục đối tác hợp tác với công ty thì khi trình bày, bạn cần chú trọng những lợi ích họ nhận được khi hợp tác với bạn.
+ Xây dựng lòng tin
Trong cơ chế thị trường hiện nay, lòng tin đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Muốn tạo dựng lòng tin nơi người khác thì bạn phải xây dựng được tác phong chững chạc, truyền đạt thông tin chính xác rõ ràng, nói và làm đi đôi với nhau.
+ Suy nghĩ kỹ trước khi phát biểu một điều gì
Trước khi phát biểu, bạn nên suy nghĩ thật chín chắn vì lời đã nói ra thì không thể nào "thu" lại được. Bạn cần nhớ: "Đừng nói tất cả những gì mình nghĩ mà hãy nghĩ đến tất cả những gì mình nói".
+ Lựa chọn thời gian, địa điểm và cách thức giao tiếp phù hợp
Cùng một sự việc với mục tiêu như nhau, nếu lựa chọn thời gian, địa điểm đúng và phương tiện giao tiếp (email hay họp trực tiếp) hợp lý thì hiệu quả đạt được sẽ rất cao và ngược lại. Ví dụ, khi cần tìm giải pháp cho một vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều người, bạn nên tổ chức cuộc họp vào buổi sáng với số người không nên vượt quá con số 12.
+ Tạo sự đồng cảm giữa 2 bên
Để giao tiếp hiệu quả, người nói và người nghe cần có sự đồng cảm. Người nói phải tạo được mối quan hệ gần gũi với người nghe thông qua ánh mắt hay lời nói. Ngược lại, người nghe phải chú ý lắng nghe và khuyến khích người nói bằng cách đặt câu hỏi hoặc đưa ra câu bình luận, phối hợp với ngôn ngữ cử chỉ phù hợp như gật gật đầu, hòa điệu bằng "Ồ, vậy sao..."
+ Sử dụng ngôn ngữ phù hợp
Trước khi tiếp xúc, bạn cần tìm hiểu đối tượng mình gặp về trình độ, lĩnh vực chuyên môn, những vấn đề họ quan tâm để lựa chọn phong cách, đề tài và thuật ngữ giao tiếp phù hợp. Tốt nhất là bạn sử dụng ngôn ngữ phổ thông, tránh dùng từ đa nghĩa, từ địa phương.
+ Kết hợp giao tiếp bằng ngôn ngữ với giao tiếp phi ngôn ngữ
Không gì chán bằng nghe một diễn giả nói suốt cả tiếng mà gần như không động đậy một bộ phận nào trên cơ thể. Vì thế, bạn cần khéo léo kết hợp lời nói với giao tiếp phi ngôn ngữ (nonverbal communication). Giao tiếp phi ngôn ngữ thường được thê hiện qua nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, tư thế ... Khi nói chuyện, bạn nên giữ nét mặt tươi vui và nhìn thẳng vào mắt người đối diện, đồng thời sử dụng chuyển động của tay để minh họa cho điều mình nói. Đặc biệt cần chú ý nụ cười. Người Trung Quốc có câu: "Nếu bạn không biết cười thì đừng bao giờ làm kinh doanh".
Không phải ngẫu nhiên mà Brian Tracy, diễn giả hàng đầu thế giới trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, đã từng khẳng định, kỹ năng giao tiếp đóng góp đến 85% thành công trong kinh doanh nói riêng và cuộc sống nói chung của con người. Vì thế, bạn nên dành thời gian tương xứng để thường xuyên "mài bén" kỹ năng giao tiếp. Đó sẽ là chiếc chìa khóa vàng giúp bạn mở nhiều cánh cửa cơ hội trên con đường dẫn đến đỉnh cao sự nghiệp của mình.
hienvv
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới hienvv
Tìm bài viết khác của hienvv
12-29-2008, 01:27 PM #2
hienvv
Member
Tham gia ngày: Dec 2008
Bài viết: 32
Cảm ơn: 0
Được cám ơn 2 lần trong 2 bài viết Ðề: Bí quyết thành công của doanh nhân thế giới!
--------------------------------------------------------------------------------
Những phương sách làm nên thành công của Thomas J. Watson
Khi Watson qua đời năm 1993, một đồng nghiệp đã nói về ông: "Ông là huyền thoại mà tổ chức đã tạo ra và nhớ đến". Thực tế, IBM - một trong những công ty hùng mạnh nhất trên thế giới, là bằng chứng về những di sản mà Watson để lại. Ngoài ra, những quan điểm kinh doanh của ông cũng chính là kim chỉ nam cho hoạt động của IBM sau này.
Tờ Le Monde viết về Thomas John Watson (con): "Ông đã đưa công ty vào một bộ máy kỹ thuật ghê gớm, đặc biệt là bộ máy thương mại và tạo cho IBM một vị thế quốc tế". Học trung học khá chểnh mảng, qua 3 trường và mất 6 năm mới tốt nghiệp nhưng chàng thanh niên này đã có thể thay đổi cuộc sống, thay đổi đường đi và giành được thành công.
Ông đã làm được điều đó bằng cách...
Đánh giá cao nhân viên: "Việc cố gắng giữ được nguồn gốc và duy trì các đặc tính con người của chúng ta là tất yếu", Watson nói - "Mỗi chúng ta phải dừng lại để ghi nhớ việc đánh giá và thừa nhận cá nhân quan trọng như thế nào đối với mỗi người". Với một chính sách truyền thông cởi mở, Watson đảm bảo rằng các nhân viên được phép đóng góp ý kiến và bất kỳ vấn đề nào về nhân lực cũng được giải quyết một cách hiệu quả và đầy sự quan tâm. Tại sao Watson muốn chắc chắn rằng nhân viên của mình hạnh phúc? Bởi vì ông nói: "Tương lai của IBM trong tay các nhân viên của công ty. Tương lai của chúng tôi không bị giới hạn".
Dám chấp nhận mạo hiểm: Khi Watson mới đảm nhiệm vị trí chủ tịch tập đoàn IBM, ông đã có linh cảm rằng để tồn tại công ty phải thay đổi cách hoạt động của nó. Không sợ con đường phía trước, Watson chịu trách nhiệm và đặt cược mọi thứ mà ông có. Và tất cả đã được đền đáp xứng đáng. Watson không sợ đối mặt với mạo hiểm và IBM có thể có được lợi nhuận.
Ưu tiên việc phục vụ khách hàng: Watson thừa nhận rằng IBM phải tạo ra máy tính, nhưng mục đích của hoạt động kinh doanh là làm hài lòng khách hàng. Sự phục vụ khách hàng sẽ tạo ra sự khác biệt giữa người bán hàng giỏi nhất và người kém nhất, hoặc ngay giữa người giỏi nhất với người đứng thứ hai. Watson đảm bảo rằng khách hàng có thể dựa vào công ty nhiều hơn những thứ họ phải trả tiền.
Không bao giờ chấp nhận tình trạng hiện tại: Watson là một người cạnh tranh không bao giờ ngừng nghỉ. Ông biết rằng nếu ông dừng lại để ngẫm về những gì mình đã đạt được, thì đối thủ cạnh tranh sẽ có cơ hội để vượt qua ông. Giống như một hành trình trên biển, Watson cố gắng để đến nơi mà người ta cho rằng ông không đi tới, nhưng chuyến đi làm cho mọi thứ trở nên có giá trị.
Điều hành bằng sự chính trực: "Rõ ràng chúng tôi muốn có các tiêu chuẩn cao trong hành vi" - Watson nói "Mục đích là đảm bảo chúng tôi có thể hiện diện ở công ty trong cách tốt nhất có thể". Từ việc điều hành trong nội bộ công ty tới các mối quan hệ bên ngoài, Watson cố gắng để đảm bảo rằng IBM luôn giữ tiêu chuẩn kinh doanh cao nhất.
Những quan điểm của Thomas John Watson (con)
* "Bạn có thể thuần hóa những chú vịt hoang dã, nhưng bạn không bao giờ có thể làm cho những chú vịt lại trở nên hoang dã một lần nữa. Chúng tôi bị thuyết phục rằng doanh nghiệp nào cũng cần "những chú vịt hoang dã". Thế nên, chúng tôi không cố gắng thuần hóa họ".
* "Đừng quá thận trọng, quá bảo thủ và quá an toàn. Chúng ta nên can đảm chấp nhận khi đó là những mạo hiểm có suy nghĩ".
* "Nghĩ về mọi việc một cách thấu đáo là một công việc vất vả và đôi khi có vẻ như là cứ đi theo đám đông là an toàn hơn cả, nhưng về lâu dài nó sẽ nguy hiểm hơn suy nghĩ độc lập".
* "Chúng ta phải tha thứ cho những sai lầm mà ai đó mắc phải vì người đó cố gắng hành động một cách xông xáo vì lợi ích của công ty".
* "Mỗi chúng tôi phải nhắm đến việc đưa ra các quyết đinh riêng và tránh quá trình ra quyết định mà tất cả các bên đều thích thú. Chúng tôi động viên nhau bằng điều thích hợp cho IBM hơn là bằng việc làm cho mọi người hài lòng".
* "Một trong những tuyên bố đáng tự hào nhất là mọi người đều nói IBM là một nơi làm việc rất tốt. ôi thích nghĩ rằng khi chúng ta tiếp tục phát triển, chúng ta không chỉ đạt được tuyên bố đó, mà thậm chí còn làm cho IBM trở thành một nơi tốt hơn để làm việc".
* "Tôi muốn IBM nổi tiếng vì rất nhiều thứ, cho dù chúng tôi có lớn như thế nào đi nữa, tôi cũng muốn công ty này trở nên nổi tiếng vì có sự tôn trọng hết mực đối với từng cá nhân".
* "Chúng tôi luôn tin tưởng rằng tài sản quan trọng nhất của chúng tôi là con người, và vì thế chúng tôi phải đi theo một nguyên tắc cơ bản trong việc cố gắng tuyển dụng, đào tạo và giữ những nhân viên tốt nhất có thể".
* "Chúng tôi tin vào tầm quan trọng của mỗi cá nhân ở IBM và không bao giờ quên điều đó. Chúng tôi nghĩ điều này quan trọng hơn bất kỳ sản phẩm điện tử hấp dẫn nào mà chúng tôi từng phát minh ra".
* "Sự phục vụ luôn luôn là dấu hiệu phân biệt của công ty chúng tôi, và nhìn vào những năm tháng phía trước, tôi nghĩ rằng sự chênh lệch giữa thành công và thất bại sẽ được đo lường nhiều hơn bằng sự phục vụ mà chúng tôi mang lại".
* "Không có gì có thể mang lại thảm họa nhanh chóng với một doanh nghiệp và những con người trong đó hơn là việc phá vỡ sự truyền thông và hiểu biết".
* "Có một câu cổ ngữ cho rằng: khi bạn nói nghĩa là bạn dạy người khác và khi bạn nghe nghĩa là bạn học từ họ. Có rất nhiều ý tưởng đáng để nghe. Hãy chắc chắn rằng chúng ta nghe chăm chú. Chúng ta không bao giờ quá giàu ý tưởng đến nỗi phải cố gắng để không nghe".
* "Bí quyết tôi học từ cha tôi là luôn lo lắng mình sẽ bị đánh bại và nghĩ rằng không bao giờ để điều đó xảy ra".
* "Theo đuổi sự hoàn hảo không chỉ nghĩa là nhiệt tình với việc làm một thứ tốt nhất trong những thứ quan trọng nhất, mà nghĩa là chú ý tới các chi tiết và một mong muốn tiến bộ trong bất kỳ việc gì chúng ta làm".
* "Một trong những điều mà cha tôi luôn cố gắng để gây ấn tượng với tôi là thứ thành công chúng tôi có ở góc độ cá nhân cũng như doanh nghiệp là thứ được xây dựng và duy trì bằng tinh thần của những người khác. Cách duy nhất chúng tôi có thể đảm bảo sẽ giữ được tinh thần này là luôn luôn quan tâm đến ảnh hưởng của hành vi cá nhân và tập thể. Những việc chúng tôi làm được, dù là nhỏ nhất, cũng chứng tỏ nhiều hơn là những tuyên bố to tát nhất về ý định của chúng tôi".
* "Chúng tôi thừa nhận trách nhiệm công dân của chúng tôi trong cộng đồng, ở cả quy mô quốc gia và thế giới, chúng tôi phục vụ lợi ích của chúng tôi tốt nhất khi chúng tôi phục vụ được lợi ích công chúng".
* "Cha tôi và tôi có những cuộc tranh cãi khủng khiếp, ông ấy giống như một cái chăn trùm hết mọi thứ. Tôi thực sự muốn đánh bại ông ấy nhưng cũng làm cho ông ấy tự hào về tôi".
* "Chúng tôi tin rằng lợi ích trước mắt và lâu dài được phục vụ tốt nhất trong một hệ thống bao gồm các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau. Do đó, chúng tôi tin rằng chúng tôi nên cạnh tranh một cách mạnh mẽ, với một tinh thần thể thao và với sự tôn trọng các đối thủ cạnh tranh cũng như tôn trọng luật lệ".
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro