Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

bi quyet hoc tieng anh

BÍ QUYẾT HỌC TIẾNG ANH

1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.

Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.

2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.

Thường xuyên sử dụng một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem băng hình... như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.

3- Không thoát ly ngữ cảnh. Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.

4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên.

Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.

5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ, nghĩa là cần phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng.

Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trìnhb mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.

6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện:

Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem băng, tham dự các buổi đàm thoạt.

7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.

Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.

8- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.

Học ngoại ngữ không nên "vơ đũa cả nắm", nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.

9- Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học ngoại ngữ.

Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: "Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi" Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công..

BÍ QUYẾT HỌC NÓI TIẾNG ANH

1. Xác định mục đích

Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh. Dù với bất kỳ mục đích trước mắt nào đi nữa chúng ta cũng nên nhớ đến mục đích dài lâu, đó chính là yêu cầu thực tế trong đời sống, việc làm. Trong việc học tiếng Anh, cũng như trong bất cứ việc gì, việc xác định mục đích rất quan trọng và phải được thực hiện trước tiên.

2. Giao tiếp và văn phạm

Trong giao tiếp chúng ta có thể xem khả năng truyền thông là mục đích chính và văn phạm chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho mục đích này. Quá chú ý đến văn phạm sẽ cản trở phản xạ ngôn ngữ, khiến chúng ta ngại nói tiếng Anh, sợ sai khi nói.

Chúng ta hãy chú tâm vào việc giao tiếp; các cấu trúc văn phạm sẽ được dễ dàng ghi nhớ khi học qua một loạt các ngữ cảnh, hơn là chỉ chú tâm học theo các quy tắc. Dần dần, chúng ta sẽ thấy các lỗi văn phạm càng lúc càng ít đi.

3. Sự lưu loát và độ chính xác

Khi thực tập nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp và ý thức được hai loại bài tập: các bài tập rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm...) và các bài tập rèn luyện sự chính xác.

Các bài tập rèn luyện sự lưu loát khuyến khích học viên diễn đạt tự nhiên và không phải để ý đến những tiểu tiết không cần thiết. Các bài tập rèn luyện sự chính xác sẽ đồng thời làm cho học viên quan sát được cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh.

4. Suy nghĩ bằng tiếng Anh

Một trong những sai lầm nghiêm trọng thường gặp là chúng ta có khuynh hướng "dịch" (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức tạo ra một rào cản ngôn ngữ.

Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu câu: ''Tôi muốn hủy cuộc hẹn đó". Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ, hoặc không biết các từ "cancel'' và “appointment” để hình thành câu ''I would like to cancel the appointment".

Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chứ không phải là dịch trước khi nói, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này, vì có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: "I'm sorry. I'm not free tomorrow" hay "I’m afraid I can't come tomorrow", v.v...

5. Nghe và hiểu

Chúng ta cần phải nghe một khoảng thời gian (nhanh hay chậm tùy theo mỗi người). Và vì thế, việc luyện nghe rất quan trọng: Hãy nghe bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. Chúng ta có thể nhớ hàng trăm câu trong đầu, nhưng nếu chúng ta không nghe được thì tất cả đều vô nghĩa, giống như một khách du lịch cầm quyển sách học tiếng, hỏi đường và không thể đến nơi được vì không thể hiểu người chỉ đường nói gì.

Khi khả năng hiểu tiếng Anh của chúng ta tiến bộ thì cách tự nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy tự tin và tiến bộ trong khả năng nói.

6. Chủ động: Trách nhiệm thuộc về chính chúng ta

Học giao tiếp tiếng Anh không phải là việc tiếp thu một kiến thức, mà là việc thực hành và thể hiện (performance). Chúng ta phải thực sự nhận lấy "trách nhiệm học'' này, không thể ngả lưng ra ghế, nghe giảng viên nói và hy vọng sẽ giao tiếp tốt được. Chúng ta phải chủ động, thành quả của chúng ta sẽ là những gì chúng ta đã bỏ ra. Kỹ năng tốt là sản phẩm của thực hành và sự nỗ lực.

7. Giảng viên

Để giao tiếp tốt, chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm cho các kiến thức sơ đẳng. Giảng viên, vì vậy, không phải mất thời giờ cho các công việc nhàm chán như viết lên bảng các từ vựng hay dạng chia của một động từ bất quy tắc, mà thay vào đó là tập trung sáng tạo làm cho lớp học sinh động, tạo điều kiện và cơ hội cho chúng ta thực hành giao tiếp nhiều nhất.

KINH NGHIỆM LUYỆN NGHE

Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Một âm rất rõ trong tiếng Anh sẽ rất nhoè với một lỗ tai người Việt, và một âm rất rõ trong tiếng Việt thì rất nhoè trong lỗ tai người Anh (người bản xứ nói tiếng Anh). Ví dụ: Khi bạn nói: “Her name’s Hương!” Bạn đọc từ Hương thật rõ! Thậm chí la lên thật to và nói thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Vì ‘ươ’ đối với họ là âm rất nhoè. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh(ơ)’ họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hương như người Việt (phải mất vài năm!).

Tương tư như vậy, không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu ta đồng hóa để cho dễ mình, là ta sẽ không nghe được họ nói, vì thế giới này không quan tâm gì đến cách nghe của người Việt Nam đối với ngôn ngữ của họ. Ví dụ: âm ‘a’ trong ‘man’ thì không phải là ‘a’ hay ‘ê’ hay ‘a-ê’ hay ‘ê-a’ tiếng Việt, mà là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng Việt. Phải nghe hàng trăm lần, ngàn lần, thậm chí hàng chục ngàn lần mới nghe đúng âm đó, và rất rõ! Ấy là chưa nói âm ‘a’ trong từ này, được phát âm khác nhau, giữa một cư dân England (London), Scotland, Massachusetts (Boston), Missouri, Texas!

Cũng thế, âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phài là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt. Phát âm là ‘gô’, ‘gơu’ hay ‘gâu’ là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như ‘go’ cũng là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập nghe âm ‘ô’ của tiếng Anh đúng như họ nói. Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay.

Đây cũng là do một kinh nghiệm tai hại xuất phát từ việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình học các âm tiếng Anh, nhiều khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó là ‘chân lý’ để không thèm nghĩ đến nữa. Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep và ship, thì giáo viên nói rằng I trong sheep là ‘I dài’ tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trong ship là I ngắn, tương tự như I trong tiếng Nam: ít - ích. Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là chưa bao giờ nghe cả! Lối so sánh ấy đã tạo cho chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì mình lại tiếp thu một điều sai! Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả! Bằng chứng: ‘eat’ trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng bắc, và ‘it’ trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng nam! Vì thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp thôi!

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết.

Nếu ta hỏi một em bé: cháu nghe bằng gì? Thì nó sẽ trả lời: Nghe bằng tai! Nếu ta bảo: “Cháu phải nghe bằng mắt cơ!” Chắc em bé tưởng ta … trêu cháu! Thế nhưng điều xảy ra cho nhiều người học tiếng nước ngoài là Nghe Bằng Mắt!

Thử nhìn lại xem. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Anh, khi ta nghe một người nói: “I want a cup of coffee!”. Tức tốc, chúng ta thấy xuất hiện câu ấy dưới dạng chữ Viết trong trí mình, sau đó mình dịch câu ấy ra tiếng Việt, và ta HIỂU! Ta Nghe bằng MẮT, nếu câu ấy không xuất hiện bằng chữ viết trong đầu ta, ta không Thấy nó, thì ta … Điếc!

Sau này, khi ta có trình độ cao hơn, thì ta hiểu ngay lập tức chứ không cần phải suy nghĩ lâu. Thế nhưng tiến trình cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, ta vẫn còn thấy chữ xuất hiện và dịch, cái khác biệt ấy là ta viết và dịch rất nhanh, nhưng từ một âm thanh phát ra cho đến khi ta hiểu thì cũng thông qua ba bước: viết, dịch, hiểu. Khi ta đi đến một trình độ nào đó, thì trong giao tiếp không có vấn đề gì cả, vì các câu rất ngắn, và ba bước đó được 'process' rất nhanh nên ta không bị trở ngại, nhưng khi ta nghe một bài dài, thì sẽ lòi ra ngay, vì sau hai, ba, bốn câu liên tục 'processor' trong đầu ta không còn đủ thì giờ để làm ba công việc đó. Trong lúc nếu một người nói bằng tiếng Việt thì ta nghe và hiểu ngay, không phải viết và dịch (tại vì ngày xưa khi ta học tiếng Việt thì quá trình là nghe thì hiểu ngay, chứ không thông qua viết và dịch, vả lại, nếu muốn dịch, thì dịch ra ngôn ngữ nào?), và người nói có nhanh cách mấy thì cũng không thể nào vượt cái khả năng duy nhất của chúng ta là 'nghe bằng tai'.

Vì thế, một số sinh viên cảm thấy rằng mình tập nghe, và đã nghe được, nhưng nghe một vài câu thì phải bấm ‘stop’ để một thời gian chết - như computer ngưng mọi sự lại một tí để process khi nhận quá nhiều lệnh - rồi sau đó nghe tiếp; nhưng nếu nghe một diễn giả nói liên tục thì sau vài phút sẽ ‘điếc’. Từ đó, người sinh viên nói rằng mình ‘đã tới trần rồi, không thể nào tiến xa hơn nữa! Vì thế giới này không stop cho ta có giờ hiểu kịp’!’(1)

Từ những nhận xét trên, một trong việc phải làm để nâng cao kỹ năng nghe, ấy xóa bỏ kinh nghiệm Nghe bằng Mắt, mà trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, (hầu hết các du học sinh ở nước ngoài, sau khi làm chủ một ngoại ngữ rồi từ trong nước, đều thấy ‘đau đớn và nhiêu khê’ lắm khi buộc phải bỏ thói quen nghe bằng mắt để trở lại với trạng thái tự nhiên là nghe bằng tai! Có người mất cả 6 tháng cho đến 1 năm mới tàm tạm vượt qua).

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm.

Khi nghe ai nói, ta viết một câu vào đầu, và sửa cho đúng văn phạm, rồi mới dịch, và sau đó mới hiểu! Ví dụ. Ta nghe ‘iwanago’ thì viết trong đầu là ‘I want to go’, xong rồi mới dịch và hiểu; nếu chưa viết được như thế, thì iwanago là một âm thanh vô nghĩa.

Thế nhưng, nếu ta nghe lần đầu tiên một người nói một câu hằng ngày: igotago, ta không thể nào viết được thành câu được, và vì thế ta không hiểu. Bời vì thực tế, câu này hoàn toàn sai văn phạm. Một câu đúng văn phạm phải là ‘I am going to go’ hoặc chí ít là ‘I have got to go’. Và như thế, đúng ra thì người nói, dù có nói tốc độ, cũng phải nói hoặc: I'm gona go; hoặc I’ve gota go (tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là I gotta go! Thế nhưng trong thực tế cuộc sống người ta nói như thế, và hiểu rõ ràng, bất chấp mọi luật văn phạm. Văn phạm xuất phát từ ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống dựa trên luật văn phạm. Vì thế ta cũng phải biết nghe mà hiểu; còn cứ đem văn phạm ra mà tra thì ta sẽ khựng mãi. (Tôi đang nói về kỹ năng nghe, còn làm sao viết một bài cho người khác đọc thì lại là vấn đề khác!)

Tóm lại, trong phần chia sẻ này, tôi chỉ muốn nhắc với ACE rằng, hãy NGHE ĐIỀU NGƯỜI TA NÓI, CHỨ ĐỪNG NGHE ĐIỂU MÌNH MUỐN NGHE, và muốn được như vậy, thì HÃY NGHE BẰNG TAI, ĐỪNG NGHE BẰNG MẮT!

KINH NGHIỆM HỌC TỪ VỰNG

Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý.

Học từ vựng một cách có hệ thống

Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

Chủ đề: shopping, holidays, money vv…

Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…

Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv...

Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv...

Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…

Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..

Kinh nghiệm học từ mới mau thuộc

Tác giả: Dương Minh Phương

Tôi có một người anh học rất giỏi tiếng anh đã cho tôi một bí quyết học từ mới mau thuộc rất hay,tôi đã thử áp dụng và đã thành công rồi đấy các bạn thử xem sao. Mỗi ngày tôi viết khoảng 10 từ mới ra các mảnh giấy nhỏ rồi đem dán khắp nhà, tất cả những chỗ dễ nhìn thấy nhất như: bàn học, cửa ra vào,giường ngủ, cả...nhà vệ sinh nữa. Cứ như thế mỗi ngày tôi đều bắt gặp các từ ấy rất nhiều lần và chẳng mấy chốc tôi đã thuộc lòng tất cả chúng rồi.Các bạn thử tính xem,cứ như vậy thì một tháng, một năm bạn sẽ học được bao nhiêu từ, tôi tin rằng nếu bạn chăm chỉ thì kết quả không chỉ có vậy. Hi vọng các bạn học tiếng Anh sẽ khá hơn với kinh nghiệm nhỏ này

Flash card : Một phương pháp hữu hiệu để học từ mới

Tác giả: Pham Hoang Nam

Thế nào là một flash card ?

Flash card là một mẫu giấy có kích cỡ như một tấm cac vi sit với 2 mặt . Một mặt ghi từ mới bằng tiếng Anh và mặt kia ghi nghĩa của từ bằng tiếng việt

-Viết từ đó ra một mặt Flash card

-Ghi ra mặt còn trắng của Flash card nghĩa của từ theo cách mà bạn cảm thấy dễ hiểu nhất (tiếng Anh hoặc tiếng Việt).

Buổi sáng, bạn ôn lại từ mới trong Flashcard theo công thức / "Hôm qua, hôm kia và một tuần trước /"

-Ôn lại các từ trong mỗi tập: Đọc từ rồi cố nhớ nghĩa của nó. Nếu bạn không thể nhớ được thì hãy để riêng từ đó ra.

trong ngày hôm đó, bất cứ khi nào bạn có thời gian rỗi (đi xe buýt, giờ nghỉ giải lao, lúc xem phim ...), bạn hãy tập từ ra để ôn. Cứ hết một lượt ôn thì bạn hãy tráo tập từ một cách ngẫu nhiên như tráo bài.

Đó là mấy kinh nghiệm mà mình đã tìm kiếm .

Cách học của riêng mình

Còn thực ra mình học từ vựng theo cách khác. Cũng share luôn, không biết thế nào nhưng mà học cách này mình cũng đã sống sót qua nhiều bài kiểm tra của thầy rồi hì hì...Bữa nay phát hiện thêm mấy phương pháp này nữa thì cũng phải nhanh chóng cho chúng du nhập vào cái experience của mình luôn he he.

Mình học từ mới trên các đoạn văn. Đầu tiên là đọc mấy sách song ngữ, lấy tay che phần dịch tiếng việt, cố gắng đọc phần english rùi dịch ra, mấy từ nào không dịch được thì cứ đoán nghĩa theo câu ...bí quá nữa thì cứ gạch đít từ đó rồi tính sau. Sau đó check lại với phần dịch tiếng việt, nếu bị sai nhiều thì ngồi xem lại mấy từ mà mình dịch sai và cố gắng nhớ nó, dịch lại lần 2, chắc chắn là ok rồi. Mà mình hay đọc nhẩm từ đó lắm và tự nhớ nhẩm trong đầu (vì mỗi lần không ngồi trên bàn học mà cứ đem theo giấy bút thì lách cách lắm). Khi bạn đã dịch English sang Vietnamese rùi thì bạn đổi lại , dịch từ tiếng việt qua tiếng anh. Cái này thì khó hơn vì bắt buộc phải nhớ từ tiếng anh và cấu trúc câu. Nhưng với cách luyện tập này bạn sẽ dễ dàng nắm được ngữ pháp và từ vưng (một công đôi việc mà). Lúc đầu thì chỉ nên tìm những đoạn văn ngắn nói về mấy cái gì xung quanh ta cho dễ học.(thực sự thì mình chỉ thích đọc mấy đoạn văn về những khám phá khoa học hoặc những gì nhỏ nhỏ xung quanh cuộc sống của mình....).Sau đó khi đã hơi tiến bộ thì lại tiếp tục nhảy vào tiếng anh theo chuyên ngành mà bạn yêu thích mà sách đơn ngữ thì càng tốt...Khoảng vài ngày sau bạn lôi mấy cái đoạn văn mình dịch đó ra check lại vài lần. Chịu khó coi lại mấy từ vựng mà thầy giáo vừa dạy xong trên lớp. Thực ra mình cố gắng học mấy từ mới của thầy trên lớp luôn nên về nhà nhớ lại thôi. Vì cách dạy của thầy khá hay, thường hay có mấy ví dụ sinh động nên giúp mình nhớ lâu, mỗi lần nhớ từ đó là nhớ lại mấy câu chuyện thầy kể.... he he. Vì mình cũng hay tám với thầy (thầy trò hợp rơ lắm ) nên mình thường chú ý nghe mấy chuyện thầy kể ( đôi lúc là hơi xì pào.... sorry thầy trước....) nhưng có liên quan đến từ mới đó.... Cách này dễ nhớ lắm mỗi lần nhìn từ này là nhớ lại câu chuyện của thầy và ngược lại nhớ câu chuyện của thầy là nhớ được mấy từ đó....Mà chỉ mấy từ khó, lạ thì thầy mới kể chuyện (mà chỉ 1,2 fút thôi )chứ thời gian đâu mà kể nhiều. Học mà có không khí vui vẻ cũng tạo cảm giác thoải mái nên mình rất thích học thầy....( bản tính mình cũng hay pha trò mà lị) . Với lại do thích tranh luận với thầy nên hay ngồi bàn đầu để dễ discuss với thầy (lâu lâu tám cho vui nữa..) vì thế nên cũng hay bị thầy hỏi từ vựng , he he ok thôi mình khoái được thầy hỏi mà...

Bạn thấy sao mấy cách này có được không? Nếu thích cách nào thì hãy nhanh chóng áp dụng vào để học ngay nhé. Chúc các bạn có cách học tốt nhất ....

Bàn về cách học từ vựng mình cũng attach lên cho các bạn tập file word "hoc một biết mười " này về học luôn (mà nói trước là đọc xong đừng có xỉu à nghen....) hihi mình cũng thử học cái cách này rùi nhưng mà cũng chưa nhớ lắm. Nếu mấy you xem file này mà nghĩ ra cách học nào hiệu quả nhất thì share cho mọi người với nhé.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: