Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 1: Một nhà văn ẩn cư.

chương 1: Một nhà văn ẩn cư

"Văn học về cơ bản là sự cô đơn. Bởi những áng văn được sáng tác trong chính sự cô đơn." Paul Auster

—--

"Người ta thích tôi rất nhiều và ghét tôi cũng tương đương."

Họ Thi, tên Diệp, chữ lót là Ảnh.

Thi Ảnh Diệp, 28 tuổi. Bút danh là Vô Ảnh.

Một nhà văn bí ẩn chưa bao giờ có ai thấy mặt.

Thi Ảnh Diệp. Cầm bút nhiều hơn cầm đũa.

Trên tay cô lúc nào cũng cầm một cây viết mực đen, không rõ có nhiêu thứ để viết đến vậy hay đơn giản cô chỉ cầm bút trên tay như một thói quen. Thi Ảnh Diệp là một nhà văn, nhưng cô không thích danh hiệu "nhà văn" hay "tác giả" gì hết, đơn thuần giống những ghi chép vụng được chính cô chấp vá lại bằng ngòi bút.

Có vẻ giống một thợ may hơn chăng?

Cô tự tưởng tượng mình giống một người đơn độc trong căn phòng với chiếc kim khâu, nhiệm vụ của cô, nhiệm vụ duy nhất của cô là khâu lại từng mảnh vải xuất hiện trong căn phòng. Nhưng đường chỉ chính là cầu nối giữa ký ức, cảm xúc,... rồi phủ lên một câu truyện nào đó để ra đời thành chiếc áo.

Những bản thảo gian dở của Kafka là thứ khiến cô nhớ hoài một thời gian. Hoá ra con chữ của một người dù chưa hoàn thiện vẫn có thể được lưu truyền tới tận bây giờ? vì lẽ gì người ta say mê Kafka, nói về ông, tranh luận về ông, hẳn đó là thứ mà nghệ thuật làm được. Nghệ thuật tạo ra tính lưu giữ nào đó.

Văn chương hẳn là thế, là chính tác giả vẽ lên một thứ khác, vừa không phải họ vừa chính là bản ngã của họ. Một phần trong người viết bị chính họ đem ra tra khảo, bị chấp vấn để rồi phơi bày ra mặt chữ.

Người ta nói sách của tác giả họ Thi xuất chúng nhưng người ta cũng ghét vì cái tình triết học phủ hết cả một tập sách. Triết học - đôi khi là thứ thức ăn sa hoa nhất. Không có gì là rõ ràng, sẽ không có một cái quyết khiến người ta mỉm cười hay gục gã, những cuốn sách của tác giả họ Thi khiến người ta chấp vấn lại những tình tiết bên trong, những người yêu thích sẽ xới tung từng con chữ.

Họ ghi lại các mốc thời gian, vẽ lại quan hệ nhân vật. Rồi họ sẽ tìm được rất nhiều thứ, họ cảm thấy bị thuyết phục, bị chinh phục bởi triết học hiện sinh, bởi thứ chủ nghĩa vô thần nhưng cũng đầy đạo đức.

Thế nào là một áng văn hay? cốt truyện gai góc như Lỗ Tấn hay chứa cả một thế giới bi tráng hùng vĩ như Chúa Nhẫn?

Từ lâu Thi Ảnh Diệp đã ngừng tự hỏi điều này, với cô, vẻ đẹp từ hội hoạ, phim ảnh đến văn chương điều là vẻ đẹp chủ quan. Người ta có thể thích hoặc chán ghét một thứ mà đôi khi chẳng cần lý do quá rõ ràng, cảm xúc là định kiến lớn nhất nhưng đồng thời cảm xúc cũng thúc đẩy sự sáng tác của nghệ thuật.

Mạc Ngữ Yên - biên tập viên của nhà xuất bản Ngữ Hoa, hôm nay đến gặp Thi Ảnh Diệp. Một cuốn sách của Thi Ảnh Diệp vừa được tái bản, theo điều kiện ký kết thì nhà xuất bản phải chia lại cho Thi Ảnh Diệp một doanh thu.
Ngoài ra còn một vấn đề khác, đó là một bài báo công kích Thi Ảnh Diệp.

Căn nhà Thi Ảnh Diệp đang ở thuộc vùng ngoại ô, được bao phủ bởi đồi chè nên mùi của lá cây, của thiên nhiên thật sự dễ chịu.

Mạc Ngữ Yên đến trước cửa, cô bấm chuông. Đợi tầm vài giây tiếng chốt cửa được mở.

Mạc Ngữ Yên xin phép bước vào. Căn phòng này vẫn y hệt năm rồi khi cô đến, sách chất ở khắp mọi ngóc ngách. Phòng sách nhiều đến nỗi phải chất ra cả hành lang, những cuốn sách hiện đại, cổ điển, triết học.

Mạc Ngữ Yên trông thấy Thi Ảnh Diệp đang ngồi trên bàn, tay cầm viết, tay đang còn lại đang lật dở một bản vẽ các bộ phận đàn violin theo tỷ lệ 1:1. Hôm nay cô ấy mặc một áo sơ trắng, Thi Ảnh Diệp bị tật cận thị nên lúc nào cũng phải đeo kính, mái tóc dài được vén gọn sang một bên vai.

Theo một thống kê ở trên mạng xã hội, có đến 60% nghĩ Vô Ảnh là nam. Họ chắc sẽ không ngờ Vô Ảnh là nữ, mà còn là một cô gái rất xinh đẹp, thành danh khi chưa đến 30.

"Mạc biên tập, chúc cô một ngày an lành."
Thi Ảnh Diệp chào hỏi.

Mạc Ngữ Yên bước vào, ngồi vào bộ bàn ghế gần đó trong phòng. Bình trà nóng đã được chuẩn bị cho Mạc biên tập. Thi Ảnh Diệp dù xa cách khó gần nhưng cô ấy là người rất lịch sự khi tiếp khách. Luôn pha trước trà đợi khách đến.

"Tôi đến để chi trả tiền theo hợp đồng cho em."

Mạc Ngữ yên nhẹ nhàng nói, đặt trên bàn một phong thư lớn.

Thi Ảnh Diệp rời bàn làm việc, bước đến ngồi đối diện Mạc Ngữ Yên. Tay vẫn không rời bút, cô ký vào giấy xác nhận cho Mạc Ngữ Yên.

Thật ra chi phí có thể trả qua ngân hàng nhưng vì Mạc Ngữ Yên cũng muốn đến thăm Thi Ảnh Diệp, nếu không đến cô sợ rằng có khi Thi Ảnh Diệp đã chết khô trong nhà có khi.

"Thi Ảnh, em có bao giờ đọc xem người ta nói gì về mình không?
Mạc Ngữ Yên hỏi. Dù sau phía nhà xuất bản cũng phải chịu trách nhiệm về truyền thông, tất nhiên những vấn đề tranh cãi trên mạng họ đều đã xem qua.

Thi Ảnh Diệp gương mặt không lộ chút quan tâm nào. Cô có tính dửng dưng từ trước đến giờ.

"Tôi không." Thi Ảnh Diệp đáp gọn. Thi Ảnh Diệp không phải kẻ mắc khủng hoảng danh tính, cô không tìm kiếm bản thân mình qua cách nhìn nhận của người khác. Mỗi một người có thể được yêu thích bởi một điều gì đó, đồng thời chính điều đó lại là cái gai trong mắt người khác. Việc sống để được công nhận từ số đông thật hàm hồ.

"Thật hiếm người nổi tiếng mà lại không tò mò về danh tiếng của mình." Mạc Ngữ Yên nói.
Cô uống một ngụm trà, vẫn là loại trà Thiết Quan Âm ưa thích của Thi Ảnh Diệp.

"Có lẽ tôi đã trải qua thời kỳ khủng hoảng danh tính rồi." Thi Ảnh Diệp nhẹ nhàng nói, cô rót thêm trà vào ly cho Mạc Ngữ Yên.

Theo nhà tâm lý học Erik Erikson, cuộc đời mỗi người trải qua nhiều giai đoạn, từ thơ ấu đến trưởng thành, trung niên, tuổi già,... mỗi giai đoạn mang theo những trải nghiệm, giá trị được thu nhặt và cả mâu thuẫn, tổn thương, xung đột được thu lụm.

Khi gặp phải những bi kịch trong đời, những tổn thương, vất ngã, khó khăn,... chúng ta có thể cảm thấy bối rối, không còn cảm nhận được giá trị của bản thân trong đời sống, trong gia đình và các mối quan hệ. Chúng ta bị lạc ra khỏi xã hội và mất đi giao tiếp. Đây chính là lúc chúng ta đối mặt với khủng hoảng danh tính.

Tôi là ai thì vốn đã được định hình trong mắt của bạn.

Có những người thường xuyên bận tâm thái quá về bản thân trong mắt người khác, những người chạy theo một vẻ đẹp chuẩn mực ở bìa tạp chí, cố gắng để hoà nhập vào một đám đông. Để rồi càng về sau càng không còn nhận ra bản thân mình, họ ngắm nhìn bản thân trong gương với sự lạ lẫm. Tính cách của họ, cái cốt lõi của họ đã phải đeo quá nhiều mặt nạ.

Đáng buồn, chúng ta thường xuyên lạc mất bản thân mình vì sợ người khác không ưa thích.

Nhưng cũng có những người như Thi văn gia, tách mình ra khỏi mọi thứ, dửng dưng là một thứ đáp trả tốt nhất với người căm ghét. Có lẽ Thi Ảnh Diệp đặc biệt và xinh đẹp tới vậy là vì sự bất cần, sự dửng dưng của chính cô ấy.

"Gần đây có một bài báo của giáo sư Lý, tôi nghĩ em nên xem qua." Mạc Ngữ Yên nói, tay mở chiếc ipad đưa về phía

"Giáo sư Lý? Lý Minh?"
Thi Ảnh Diệp hỏi lại, Mạc Ngữ Yên gật đầu. Cô nhận lấy chiếc ipad và bắt đầu đọc bài báo.

—-

Vô Ảnh: nặng tính triết học khiến người trẻ phải lắc đầu.

Vô Ảnh - một cái tên đã trở thành biểu tượng suốt nhiều năm gần đây. Với tác phẩm đầu tay của cô, "Hoa trên băng" đã gây tiếng vang lớn với lối viết lạ lẫm và sâu sắc, đưa người đọc vào những suy tư về cuộc sống, con người và vũ trụ.

Xin hãy nhìn qua một lượt các tác phẩm của Vô Ảnh, người đọc sẽ thấy chúng chứa đựng chiều sâu tư tưởng và lối viết đầy mê hoặc, Vô Ảnh đã chinh phục lòng người đọc và giới phê bình văn học. Tuy nhiên, những năm gần đây cuộc tranh cãi về sách của Vô Ảnh ngày càng gia tăng. Triết học không dễ tiếp cận và đôi khi trở thành sự rối rắm, vẽ rắn thêm chân.

Tính Triết Học Trong Tác Phẩm

Giúp người đọc có thêm góc nhìn từ tác phẩm của Vô Ảnh thường là công việc của các giáo sư, tiến sĩ có trình độ. Họ thường xuyên đưa ra những phân tích hàm lâm đến với công chúng. Với các dịch giả, sách của Vô Ảnh thường gây khó khăn khi chuyển ngữ. Có nhiều người đã thử thức nhưng từ bỏ. Các tác phẩm của Vô Ảnh không chỉ là những câu chuyện thông thường mà thường hay dựa vào một luận đề triết học hoặc các mẫu truyện về các vị thần Hy Lạp. Những sợi dây liên tục nói dài, thắt chặt người đọc.
Thứ khiến người ta không hài lòng là bởi nhân sinh quan và triết học đi cùng nhau nhưng thường xuyên bị phức tạp. Đôi khi người đọc sẽ phát ngán hoặc ngáp dài khi đọc. Dường như Vô Ảnh đòi hỏi người đọc phải có hiểu biết về triết học hoặc phải ham thích triết học mới có thể đọc tác phẩm của ông.

Một trong những tác phẩm nổi bật gần đây, "Con Đường Vô Tận," đã khiến người đọc phải đối mặt với những câu hỏi về bản chất của sự tồn tại và ý nghĩa của cuộc đời. Tác phẩm này không chỉ nhận được sự khen ngợi từ giới phê bình nhưng lại gây chia rẽ với độc giả bình dân.

Cuộc Đời Ẩn Cư Bí Ẩn

Một trong những điều thú vị về Vô Ảnh là cuộc đời ẩn cư đầy bí ẩn của nhà văn này. Vô Ảnh hiếm khi xuất hiện trước công chúng, hầu như không tham gia các sự kiện văn học và rất ít khi trả lời phỏng vấn. Những thông tin về đời tư của Vô Ảnh cực kỳ hiếm hoi và chỉ được biết đến qua những truyền đạt của nhà xuất bản độc quyền là Ngữ Hoa.

"Người thích tôi và người ghét tôi tương đương nhau, quan trọng là tôi không quan tâm."

Lần trả lời phỏng vấn hiếm hoi này của Vô Ảnh đã tạo nên làn sóng công kích rất lớn, có phải chăng Vô Ảnh đang trở nên kiêu ngạo? xem thường độc giả và đại chúng?

Người viết bài cố tình phạm một lỗi cực kỳ nghiêm trọng. Nếu là những tay viết khác thì Thi Ảnh Diệp sẽ không bận tâm nhưng người viết là thầy Lý Minh, một hình mẫu giảng dạy triết học có tiếng. Người từng phân thích ca ngợi Vô Ảnh rất nhiều. 

Thi Ảnh Diệp đọc lại lần thứ hai, cô nhận ra đây giống một bức thư kêu cứu hơn hết thẩy.
Mạc Ngữ Yên im lặng quan sát. Cô cũng biết đôi chút về việc làm Thi Ảnh Diệp, người duy nhất giúp người, bằng cách lừa lại đám lừa đảo. 


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro