chương 3- thăm nhà mẹ đẻ
Lâu chủ Hưng Kỳ lâu vốn muốn nói vài câu làm Tô Khả Tịch lộ ra thất thố. Bất quá, nữ nhân này tâm tư quá mức nhẵn nhụi, không hề so đo. Trước sau đều thong dong hòa nhã như vậy.
Đàm thoại cùng Tô Khả Tịch, có thể nghe được rất nhiều chuyện thú vị. Ở nàng, không phải loại học bác uyên thâm mà lên mặt dạy đời, trái lại ngữ khí thanh u của nàng lại khiến người ta êm dịu, không có chút ác ý. Nghe nàng nói chút chuyện vặt vãnh nửa ngày cũng không chán. Mà nàng cũng không hề có ý khoe khoang bản thân có học thức, chỉ đơn thuần cùng đàm thoại nhân sinh.
Lâu chủ rất thích nghe Tô Khả Tịch đàm thoại, nói rất trúng tâm tư, nhưng ngữ khí không hề ác liệt, tạo cảm giác hòa nhã thoải mái.
Hưng Kỳ lâu, một trà lâu mới lập mấy năm gần đây, chủ yếu là nơi để bàn về cách đánh cờ. Văn thân nho sĩ rất thường tới lui tới. Phá được một bàn cờ thế bày ra liền có thưởng bạc. Lâu dần, Hưng Kỳ lâu nổi danh kinh thành, các công tử tiểu thư quan gia đều lấy việc lui tới đây làm thói quen tao nhã.
Lần đầu tiên Lâu chủ trông thấy Tô Khả Tịch là khi nào, cũng không rõ. Dường như hôm ấy khí trời cũng thanh thuần rất tốt, kinh thành vẫn thường ngày náo nhiệt. Một ván cờ thế bày giữa chính sảnh Hưng Kỳ lâu, cả tháng không ai giải được. Chợt, một nữ hài non nớt xuất hiện, đi một nước cờ liền được giải.
Quan khách chung quanh đều bất ngờ vô cùng.
Năm ấy, Tô Khả Tịch dùng cách như vậy mà bước vào lòng Lâu chủ Hưng Kỳ lâu. Phong thái như vậy, thần sắc thong dong như vậy, tuyệt không giống kẻ ăn may. Lâu chủ mời Tô Khả Tịch đánh cùng mình ván cờ. Suốt quá trình, tâm tư vốn định trêu đùa đều bị đối phương làm tiêu tán. Cuối cùng, còn phải dốc lòng đối phó với từng nước cờ của Tô Khả Tịch. Nội tâm Lâu chủ từ đó có biến đổi.
Ba năm, Tô Khả Tịch trở thành người bồi cờ ba năm. Mỗi tháng có hai ngày nàng đến Hưng Kỳ lâu. Là ngày mùng sáu đầu tháng, và ngày hai mươi tư cuối tháng. Thường thì Lâu chủ sẽ có mặt chờ nàng.
Đến không hẳn chỉ đánh cờ, đôi khi Tô Khả Tịch còn tán gẫu cùng Lâu chủ vài câu. Có lần, các nàng ngồi cả nửa ngày, thế nhưng không đi được đến nước cờ thứ năm. Chỉ ngồi hữu tiếu hữu thoại chút chuyện nhàn tản. Bất quá, Tô Khả Tịch chưa lần nào trông thấy diện mạo Lâu chủ. Nàng cũng không có tâm tư tò mò. Phàm là người muốn che giấu, hẳn có nguyên do riêng. Nàng không nên mạo phạm.
Hôm nay, Lâu chủ tâm tình không đặt trên cờ pháp, hẳn trong lòng có phiền não, Tô Khả Tịch không định ở lại nhiễu loạn thêm. Nàng thu cờ xong thì đứng dậy, mỉm cười nói: "Chuyện cờ pháp là thú vui, nhưng gia quyến là hệ trọng, Lâu chủ vẫn nên lo liệu. Tiểu nữ không làm trễ nải thời giờ Lâu chủ nữa, tiểu nữ xin phép cáo từ trước."
Lâu chủ không lên tiếng đã là đáp ứng. Trái lại hạ nhân trung niên của Lâu chủ lại cười nói: "Ngày sau lại đến, Tô tiểu thư."
Tô Khả Tịch chậm gật đầu, sau rồi ly khai.
Tô Khả Tịch đi rồi, từ sau mành châu mới nghe ngữ khí không rõ ý vị: "Thật không biết, tiểu nha đầu này có bao giờ sứt mẻ da mặt hay không?"
Hạ nhân trung niêm lại khom người, thành kính đáp: "Chủ tử, Tô tiểu thư được giáo dưỡng tốt, khí độ hơn người. Bất quá... dường như canh giờ không còn sớm, ngài nên quay về thôi."
Lâu chủ "ừ" một tiếng, vóc người hư ảo sau rèm châu đứng dậy. Ánh nắng bên ngoài chói chang, hất vào tấm rèm lấp lánh, mơ hồ phản chiếu lại dung mạo phi phàm.
...
Sáng hôm sau, Tô phủ đón tiếp một nhân vật lớn. Là Ý phi, phi tử đang thịnh sủng trong hậu cung đến.
Vị Ý phi này tự danh là Tô Mỹ Ý, là nữ nhi thứ bảy của Tô tổ phụ. Xét quan hệ, là muội muội của Tô phụ vừa mất không lâu, đồng thời, là cô cô của Tô Khả Tịch.
Ý phi năm nay hai mươi hai tuổi, dung mạo quốc sắc thiên hương, phẩm cấp cao ngất. Nàng xuất thân Tô gia, nhập cung cũng không phải là qua tuyển tú. Năm nàng mười sáu tuổi, một lần dự yến trong cung, vô tình gặp Nữ đế khi ấy còn là Trữ quân điện hạ. Hi hữu làm sao, kì phát tình của Ý phi không may xảy ra. Vô tình phát sinh quan hệ với Trữ quân, được nạp vào Đông cung làm Thứ phi, rồi khi Trữ quân đăng cơ, thuận lý thành chương trở thành một trong phi tử tòng nhất phẩm.
Bất quá, chỉ là phi tử tòng nhất phẩm, không phải tứ đại chính phi. Tứ đại chính phi bao gồm: Quý phi, Hiền phi, Thục phi, Đức phi. Vốn nghĩ, khi Trữ quân đăng cơ, ít nhất vị Thứ phi được sủng ái cũng phải nằm trong tứ đại chính phi, đằng này, chỉ kém một chút mới chạm tới.
Nhưng mà, bốn ghế chính phi đến giờ còn trống, quần thần cũng không rõ được dụng ý của Nữ đế cho lắm. Khi Tiên hoàng thoái vị, từng để lại chiếu dụ, giang sơn Phượng gia đòi hỏi người gánh vác, những triều đại gần đây, huyết mạch Phượng gia càng lúc càng thưa thớt. Vậy nên, Tiên hoàng không cho phép Nữ đế thủ hiếu mà cứ đăng cơ rồi tuyển tú, mục đích khai chi tán điệp cho hoàng thất. Sau khi Tiên hoàng băng hà một năm trước, tính đến nay Nữ đế đã trị vì năm năm. Thế nhưng không hề đề cập đến chuyện tuyển tú.
Hậu cung nổi bật nhất chỉ có Hậu quân vừa sinh được Đại hoàng tử không lâu, thân thể Đại hoàng tử khá yếu ớt vì sinh non có bảy tháng. Còn lại là Ý phi được sủng ái vẫn chưa có đứa nhỏ nào. Vài vị phi tần khác căn bản không đáng kể. Nhiều người suy đoán, Nữ để để hậu cung trống như vậy là chờ đến tròn ba năm sau khi Tiên hoàng mất mới tuyển tú bổ sung chăng?
Hiện tại Tô gia coi như đại môn hiển hách, có được một vị Ý phi trong cung thịnh sủng, so với Khả gia, nhà mẹ đẻ của Hậu quân cũng không hề thua kém.
Ý phi vừa đại giá quang lâm, trong Tô phủ hạ nhân đã bề bộn trước sau. Dù Tô Khả Tịch bị vắng vẻ cũng nhận ra náo nhiệt.
"Dường như hôm nay, trong phủ có trọng sự sao?" Tô Khả Tịch hỏi nha hoàn Lộ Hà thiếp thân.
Lộ Hà theo chân Tô Khả Tịch đi trên đường lót đá sỏi, thành thật hồi đáp: "Nô tỳ nghe bọn sai vặt dưới trù phòng nghị luận, hình như Ý phi về thăm nhà mẹ đẻ, bọn họ đang tìm cách nấu vài món vừa tâm ý của Ý phi."
Tô Khả Tịch chỉ hỏi để biết, tránh làm thất lễ. Hơn ai hết, nàng biết trong phủ này, nàng không có quyền lên tiếng. Đối với nàng, chủ nương Tô thị xem như không thấy, mặc mẹ con nàng sống chết tự xoay sở. Nói xoay sở cũng không quá lắm, trừ bọn hạ nhân thường khó dễ và chúng công tử tiểu thư khác trong phủ khinh thường, căn bản không có gì hệ trọng.
Tô Khả Tịch chỉ hi vọng, qua tháng tám tới là tròn kê lễ mười lăm tuổi của nàng, chủ nương có thể thương xót mà sắp xếp một phu gia cho nàng đường hoàng. Gả đi đâu không quan trọng, là chính thất hay thiếp thất không quan trọng, chỉ cần có thể tương kính như tân, bình đạm đến cuối đời là được. Ngoài ra, nàng cũng mong di nương nàng có thể trải qua tốt đẹp, vậy coi như tốt lắm rồi.
Hôm nay ngày mười chín tháng sáu, là ngày lễ vía Quán Thế Âm thành đạo. Tô Khả Tịch dậy sớm định làm chút chay lễ để kính dâng lên Phật đường. Nghe rằng hoa viên Tô phủ, hoa hồng câu đang nở rộ, Tô Khả Tịch muốn hái một ít làm nước tắm tượng phật.
...
Lúc này trong Trạch Tương cư của chủ nương Tô gia, Ý phi sau khi đàm thoại với Tô tổ phụ nửa canh giờ thì theo Tô thái thái về đây.
Xét theo bối phận, Tô thái thái coi như tẩu tử của Ý phi. Nhưng mà, đạo quân thần còn đó, Tô thái thái sẽ không ngu xuẩn mà chọc giận cô em chồng này đâu.
Vào viện, cho lui hạ nhân, Tô chủ mẫu biết lúc này mới vào chuyện chính. Ý phi nói: "Bên Khả gia dạo này có động tĩnh gì không?"
Tô thái thái chậm lắc đầu, bà ta nói: "Hồi nương nương, cũng như trước. Hậu quân từ ngày sinh ra một Đại hoàng tử yếu ớt, bọn họ không quá vui vẻ, luôn dùng mắt xéo mà liếc Tô gia chúng ta."
Ý phi hừ lạnh một tiếng, trong mắt không giấu hả hê. Không hờ giận nhấp trà nói: "Khó chịu cái gì? Hậu quân sinh non nào có liên can đến bổn cung, hay liên can đến Tô gia của bổn cung? Bày ra thái độ không biết cho ai xem đâu."
Tô thái thái vụng trộm nhìn Ý phi. Quả thật, lúc nghe Hậu quân sinh non, bà cũng thoáng nghĩ đến độc thủ của Ý phi. Hậu cung dẫn đầu sủng ái có Hậu quân và Ý phi, nay Hậu quân có thai, dù sinh ra là Thạc quân hay Hoàng tước, đều sẽ là con trưởng của Nữ đế, miễn bàn bao nhiêu tôn quý. Là có hoàng tự đầu lòng, chắc chắn Nữ đế tâm tư sẽ dành cho Hậu quân nhiều chút, Tô thái thái lúc đó cũng đứng ngồi không yên, chỉ sợ Ý phi trong cung rớt đài, Tô gia cũng sẽ không tốt đẹp.
Vậy nên lúc nghe Hậu quân không ổn, bà còn nghĩ là Ý phi làm để giữ chắc địa vị. Nay Ý phi ngồi đây nói vậy, khó tránh có chút hoang mang.
"Cái đó... nương nương, ngài thịnh sủng đương triều, đầu ấp tay gối cùng bệ hạ, có nghe qua thánh thượng có thái độ gì với chuyện tuyển tú không?" Tô thái thái uyển chuyển đi một vòng mới hỏi, rất có kĩ năng vuốt mông ngựa.
Ý phi hưởng thụ mấy câu của Tô thái thái một chút, vuốt vuốt trâm ngọc đung đưa trên búi tóc. Không đáp mà hỏi lại: "Tò mò làm gì? Tẩu tử có ý gì hay sao?"
Tô thái thái dè bỉu một lúc mới nói rõ ra: "Nương nương, thứ nô gia nói thật. Trong phủ vẫn còn vài tiểu thư công tử tới tuổi kê lễ chưa hôn phối, trì trệ hôn sự cũng không hay. Nhưng nếu gả đi rồi bệ hạ lại tổ chức tuyển tú, không phải hối hận không kịp hay sao?"
Ý phi không quá vui vẻ, hàn quang trong mắt chợt lóe. Ý tứ lại muốn thêm người tuyển tú? Chẳng phi tần nào mong muốn nhiều kẻ nhảy vào tranh sủng với mình cả. Đặc biệt Tô gia đang hận không nhét người vào hậu cung thêm, còn bảo nàng tiếp nhận, làm sao được đây.
Ý phi nói: "Cái gì mà hối hận không kịp? Không lẽ Tô gia có bổn cung chống lưng còn chưa đủ? Đòi thêm người vào là thế nào?"
Tô thái thái ái ngại nhìn Ý phi một lúc, không lẽ nói thẳng rằng Ý phi nhập cung bảy tám năm, vậy mà bụng không có động tĩnh gì. Trong hậu cung, căn cơ ổn định nhất là đứa nhỏ, dù chỉ sinh ra Thạc quân, nhưng sau này cũng có thể diện, có chỗ đứng. Còn nữa, nếu Thạc quân gả đi hòa thân, phàm là Thạc quân hòa thân giữ gìn hòa khí quốc gia, đều coi như có công, mà người sinh ra cũng có công không ít với hoàng tộc. Nhà mẹ đẻ cũng coi như thơm lây.
Ý phi nhiều năm không dựng dục, không phải tín hiệu tốt. Vừa lúc này, trong Tô phủ có vài quân quý phẩm cấp không tệ, tư sắc tốt. Tô thị hi vọng người Tô gia trong hậu cung đông vài người, như vậy có thêm nhiều hi vọng hơn. Tốt nhất là sinh ra một hoàng tước, phỏng chừng sau này Tô gia còn có khả năng trở thành nhà ngoại đẻ của Trữ quân đời sau.
Ý phi sao không hiểu ý tứ kia của Tô thái thái, có chút cắn răng nghiến lợi. Gả vào hậu cung, kí thác gia tộc đặt vào bản thân không ít, đằng sau thịnh sủng là phải vì gia tộc họ mà chống lưng. Thấy không, bây giờ bọn họ thấy nàng chưa có hoàng tự, đã gấp rút tranh sủng hơn cả nàng.
Tô thái thái thấy sắc mặt Ý phi không tốt, vội nhỏ nhẹ nói: "Nương nương ngàn vạn chớ hiểu lầm ý nô gia. Dù đám tiểu quân quý kia tốt thế nào, vẫn không bằng một phần vạn của nương nương. Nô gia nghĩ, nếu bọn họ sinh ra hoàng tự, liền trở thành con thừa tự của nương nương. Cần thiết thì giữ con bỏ thân sinh cũng tốt."
Ý tứ Tô thái thái là Ý phi mượn bụng người Tô gia sinh nở, sinh rồi liền đem thành con thừa tự, còn thân sinh, không muốn lưu hậu họa cứ loại bỏ.
...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro