Chương 34: Quân sinh ta chưa sinh (Năm)
Nhất Vân cảm thấy trên đời này không có ai tốt hơn Thác Lược Ảnh.
Cô cũng chưa từng thấy ai đẹp hơn Thác Lược Ảnh.
Cô không thể rời mắt khỏi khuôn mặt, nụ cười, lời nói và từng cử chỉ của Thác Lược Ảnh. Cô gắn bó với Thác Lược Ảnh đến nỗi ngày nào cũng chờ đợi trông ngóng ở nhà, khi trời tối, cô sẽ lập tức đẩy cửa chạy ra ngoài để đi dạo cùng Thác Lược Ảnh bên con suối cạnh rừng trúc.
Cô ngước nhìn Thác Lược Ảnh với sự ngưỡng mộ ngây thơ và trong sáng của một đứa trẻ, cô thích Thác Lược Ảnh và cô muốn ở bên nàng mãi mãi không lìa xa.
Mặc dù vẫn còn là một đứa trẻ và chỉ có một lòng ngưỡng mộ đơn giản, nhưng cô cảm thấy như thể Thác Lược Ảnh đã đặt một thứ gì đó trong trái tim mình, và khi cô rời xa Thác Lược Ảnh, cô sẽ cảm thấy mất mát, sẽ ăn không ngon ngủ không yên khi không gặp nàng.
Cô từng nghe Thác Lược Ảnh nói đó gọi là tương tư.
Cô cầm lòng không đậu mà kể cho Thác Lược Ảnh nghe tất cả nỗi lòng của bản thân, dù cô không thể giải thích được tại sao khi nói ra những điều đó thì cô đỏ mặt. Dẫu cho Thác Lược Ảnh chẳng hề có biểu hiện khác thường nào, nàng nắm tay Nhất Vân, và Nhất Vân có thể cảm nhận được sự mềm mại và mịn màng của lòng bàn tay nàng, nhưng mà trong một khoảnh khắc, Nhất Vân cảm thấy bàn tay của Thác Lược Ảnh bất giác siết chặt.
Tay nàng chỉ siết chặt trong giây lát, rồi Thác Lược Ảnh khom người xuống trước mặt cô, nhìn thẳng vào mắt cô, khẽ mỉm cười và nhẹ nhàng nói với cô: "Nhất Vân ngốc ạ, em vẫn còn quá nhỏ."
Nàng nhìn cô như thể xuyên qua ánh mắt của cô, nàng có thể nhìn thấy được một người khác.
Nhưng Nhất Vân không phát hiện, cô chỉ cảm thấy mặt mình đỏ bừng và xấu hổ, cô thích Thác Lược Ảnh, nhưng không phải theo cách ngây thơ của một đứa trẻ thích một người lớn, cô cảm thấy e thẹn, cô cảm thấy ngại ngùng, cô nhìn Thác Lược Ảnh một cách cẩn thận, cô sợ rằng nếu cô nói những điều như vậy, Thác Lược Ảnh sẽ không bao giờ nắm tay cô và nói chuyện với cô dưới bóng tre lốm đốm bên dòng suối trong ánh trăng ngần.
Người dân trong làng rất quý mến Thác Lược Ảnh, nàng là một người chữa bệnh tuyệt vời, có các phương pháp xoay chuyển trời đất, ai đến gặp nàng để xin chữa bệnh đều được nàng giúp đỡ tận tâm. Nàng sống trong một quán trọ, giống như một trung tâm y tế nhỏ, có rất nhiều người ra vào khám chữa bệnh, nối liền không dứt, thậm chí có cả các chàng trai tuấn tú từ thành Thiên Vũ, nghe nói ở đây có một dược nữ tuyệt sắc, đã từ ngàn vạn dặm đến chỉ để được gặp nàng.
Những người phụ nữ nhiệt tình trong làng hỏi Thác Lược Ảnh về loại thảo mộc mà nàng đã tìm kiếm và hỏi nàng đã tìm ra nó chưa. Thác Lược Ảnh vén một lọn tóc quanh tai, nói nhẹ nhàng và duyên dáng rằng loại thảo mộc độc nhất trên thế giới đã được cô cất kỹ và gửi trở lại ngôi làng bị dịch hạch cách đây hàng nghìn dặm.
Những đứa trẻ trong làng cũng yêu quý nàng như Nhất Vân vậy. Chúng nắm tay Thác Lược Ảnh, hái những bông hoa mới chớm nở trên các lối đi của cánh đồng, đan những bông hoa thơm thành vòng và giành nhau dâng chúng cho Thác Lược Ảnh.
Trong mắt Nhất Vân, Thác Lược Ảnh là một dược nữ hiền lành, không màng danh lợi và cũng là một thầy thuốc nhân hậu.
Không chỉ trong mắt Nhất Vân mà trong mắt mọi người, trong mắt những người dân trong làng, sau khi nghe câu chuyện về người phụ nữ làm nghề y không rõ lai lịch, họ đều hết sức kính trọng và ca ngợi nàng.
Nhưng một người có vẻ tốt bụng và hiền lành như vậy, lại có thể làm bất cứ điều gì để đạt được mục đích của mình.
Nàng thả ra bệnh dịch, chính là căn bệnh mà nàng từng nói là không thể chữa khỏi, khiến cho toàn bộ thôn một trăm lẻ tám sinh mệnh đều nhuốm máu trong tay của nàng.
Trước đó, Thác Lược Ảnh đã bàn bạc với bố mẹ Nhất Vân để đưa Nhất Vân dạo chơi ở địa phương khác. Cha mẹ Nhất Vân đồng ý, và họ thậm chí còn có chút biết ơn, mẹ cô lau nước mắt, một nửa cảm kích và một nửa là không nỡ. Bà nghĩ rằng đứa con gái nhỏ của mình có thể đi trải nghiệm cùng một người tài khắp bốn phương thì đời này không còn gì hối tiếc, còn người cha giản dị và im lặng của cô thì không nói nên lời, từ tận đáy lòng ông tôn trọng Thác Lược Ảnh, một dược nữ thiện lượng luôn giúp người khác mà không cần báo đáp, và khi nghe Thác Lược Ảnh nói rằng Nhất Vân có tiềm năng trở thành một nữ y, ông đồng ý mà không hề ngại ngần.
Khi Nhất Vân ra khỏi nhà, cô nhìn thấy Thác Lược Ảnh đang đứng bên hàng rào ngay cổng và nói chuyện với mẹ cô, người kẹp tóc và mặc quần áo vải thô. Đôi mắt Thác Lược Ảnh dịu dàng, còn mẹ cô thì đang nói luyên thuyên, và với đôi tay run rẩy, bà đưa cho nàng một bộ áo màu xanh. Đó là bộ áo mà mẹ cô đã may suốt đêm để làm quà cảm ơn Thác Lược Ảnh, mẹ không phải người giỏi ăn nói, không nói được nhiều lời hay, bà chỉ nói năng lộn xộn, yêu cầu Thác Lược Ảnh hãy đối xử tốt với Nhất Vân, có thể mắng mỏ, nhưng đừng bỏ mặc, nếu Nhất Vân không có tố chất học y và khiến Thác Lược Ảnh thất vọng, bà chỉ hy vọng Thác Lược Ảnh có thể bảo vệ cô an toàn và đưa cô trở lại.
Nhất Vân thấy mẹ cô rơi nước mắt lã chã khi nói ra những lời đó. Thác Lược Ảnh nhẹ nhàng và trịnh trọng nhận lấy bộ quần áo màu xanh đã được gấp gọn gàng từ tay mẹ cô, và khéo hiểu lòng người lấy ra một chiếc khăn tay thêu những chiếc lá ngô đồng từ trong tay áo và đưa cho bà.
Mẹ dặn dò Nhất Vân phải nghe lời chị Thác Lược Ảnh. Khi nói ra những điều này, bà ấy không còn dịu dàng như ngày thường, thậm chí còn nghiêm khắc bắt Nhất Vân phải thề sẽ nghe lời Thác Lược Ảnh, cẩn thận trong từng lời nói, việc làm. Lòng người ở bên ngoài rất hiểm ác chứ không như ở nhà, người duy nhất Nhất Vân có thể dựa vào là Thác Lược Ảnh.
Nhất Vân ngây thơ chấp nhận sự thật rằng cô sắp rời khỏi nhà.
Cô rời khỏi nhà, rời khỏi vòng tay của cha mẹ với một nỗi buồn, nhưng cách đó không xa, bàn tay trắng và đẹp đẽ vươn ra về phía cô, một thứ dịu dàng mà cô không thể từ chối. Cô ngã vào lòng của Thác Lược Ảnh, và nỗi buồn của cô đã được gột rửa bởi niềm vui được ở bên nàng.
Thác Lược Ảnh chỉ ở lại làng một năm, nhưng vào ngày nàng đi, cả làng đã đến để tiễn nàng: đàn ông, phụ nữ, trẻ em, những bà mẹ mới sinh ôm con trong tay, và những cụ già tám mươi tuổi tóc bạc, tất cả đều đến để tiễn đưa nàng.
Nhất Vân không thể nào hiểu tại sao Thác Lược Ảnh có thể ra tay được. Những người đó tôn trọng nàng và yêu quý nàng, và đã bảo vệ nàng như một cô tiên.
Nhưng Thác Lược Ảnh đã giết họ, những đứa trẻ khóc trong tã lót, những người già trên cả tám mươi tuổi, và không một người nào sống sót trong làng.
Không có ai độc ác hơn nàng.
Cô đã không còn nhớ chi tiết.
Trúc ảnh tiêu tiêu, kinh hồng lược ảnh. [1] Nước suối trong vắt, dưới đáy có sỏi mịn và đá cuội trắng, những con cá bạc ngoằn ngoèo dữ dội ẩn mình vào đám tảo lục dày đặc gần đó.
[1] trúc ảnh tiêu tiêu: bóng trúc rạng ngời ; kinh hồng lược ảnh: cảnh sắc tuyệt vời thoáng qua.
Thác Lược Ảnh lặng lẽ đứng bên cạnh bờ suối, nàng mặc một bộ áo màu xanh đơn giản, vải dệt bằng lụa rất mịn và mềm, ánh trắng mịn cuộn trên chiếc áo màu xanh, như thể bầu trời đang thổi qua một tia sét.
Một cô gái trẻ đẹp đẽ, lông mày lười biếng nhưng lại có sát khí lạnh lùng. Nàng ngồi xổm xuống, vươn tay, nhúng tay xuống suối.
Đôi bàn tay trong sáng ấy, làn da trơn bóng lấp lánh và mảnh mai, những móng tay được cắt tỉa gọn gàng và đẹp đẽ, được sơn màu đỏ tươi như máu của nước hoa hải quỳ.
Nàng đang mặc bộ áo do mẹ của Nhất Vân cắt may riêng cho nàng, đó là sự báo đáp của một người phụ nữ già và giản dị đối với Thác Lược Ảnh vì đã chăm sóc Nhất Vân. Nước hoa hải quỳ đó tan ra trong dòng nước trong veo, nhưng trong phút chốc, chất lỏng màu đỏ ấy chảy theo dòng nước, hóa thành một sợi dài mảnh trong nước rồi dần dần biến mất.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro