bhtt 11-13
<type or paste the text body here>Chương 11
CHÍ LỚN TANG BỒNG
Yến Phi nhảy từ ngọn cây xuống ngồi cạnh Lưu Dụ, cùng dựa lưng vào gốc cây to xù xì. Nửa vầng Thái dương đã chìm sau rặng núi bên kia sông Dĩnh Thuỷ. Hai người muốn nghỉ cho thật lại sức sau khi tốc hành suốt ba canh giờ, bởi đêm nay họ lại phải lên đường, bằng mọi giá đến Biên Hoang Tập trước khi trời sáng.
Lưu Dụ cùng Yến Phi chỉ chọn đường rừng rậm rạp mà đi, bởi sợ Khất Phục Quốc Nhân không chết như họ dự tính, tiếp tục thả ác ưng Thiên nhãn đi truy lùng họ.
Lưu Dụ lấy lương khô ra đem cho Yến Phi cùng ăn, tiện hỏi:
- Nếu Thác Bạt Quy lưu lại ám ký ngoài Biên Hoang Tập, chúng ta cũng không nhát thiết phải vào đó nữa.
Yến Phi vẻ không mấy quan tâm:
- Chúng ta sẽ biết nhanh thôi mà.
Lưu Dụ đang ăn lương khô, ngừng lại toan nói gì đó song lại thôi. Yến Phi ngạc nhiên:
- Huynh định nói gì vậy?
Lưu Du hơi có chút ngượng ngập:
- Ta định hỏi Yến huynh rằng, cuối cùng thì Yến huynh xem mình là người Hán hay người Tiên Bi, nhưng lại sợ đường đột quá.
Yến Phi cười mỉm:
- Ta không vì thế mà buồn phiền, cũng chưa hề nghĩ nhiều về điều đó. Trải qua bao nhiêu năm tháng sinh sống giao hòa, sự khác biệt Hồ Hán ở miền bắc đã nhạt đi nhiều lắm, dưới miền nam chắc là không như vậy?
Lưu Dụ than vãn:
- Tình hình đúng là không hề như vậy. Vốn ta quê gốc Bành Thành, trước đây mấy đời mới dời tới Kinh Khẩu, có thể tự coi là người phương nam rồi. Với ta mà nói, cái mà người Hồ đem đến chỉ là chiến tranh loạn lạc, trong số đó không thiếu kẻ tàn bạo, luôn nhăm nhăm giết người cướp của, khiến cho người ta nghe tới là ghê tởm hãi hùng. Phù Kiên chắc là cũng không khác gì, muốn ta làm thần dân của hán, ta thà chết còn hơn.
Yến Phi lặng đi một lúc mới hỏi:
- Có đúng Tạ Huyền giỏi giang như lời đồn đại, dụng binh như thần, kiếm pháp như thánh?
Lưu Dụ thẳng thắn gật đầu:
- Tạ Huyền quả là người xuất chúng. Ông ta có khí chất trời cho của bậc bề trên khiến người khác cam lòng để ông ta sử dụng. Ta vốn cho rằng bọn người đại phiệt thế tộc không có gì gọi là tốt, nhưng ông ta là ngoại lệ. Chỉ cần nhìn Tạ Huyền dùng người, chỉ trọng tài năng bất luận thân sơ, đã đủ khiến người đời tín phục.
Yến Phi cười mỉm:
- Thì ra Lưu huynh rất sùng bái ông ấy. Ta cũng chỉ hi vọng Tạ Huyền đúng là người như lời huynh nói, nếu không thì e không thể địch nổi Phù Kiên.
Mắt Lưu Dụ sáng lên phấn chấn:
- Người ta sùng bái nhất lại không phải Tạ Huyền mà là Tổ Địch. Tổ gia sinh vào thời Bát vương chi loạn, mắt thấy Tấn triều di về phương nam vẫn ở lại quyết tâm giữ đất tổ tiên, gà gáy hàng ngày là dậy luyện kiếm. Năm đó vượt sông đã thề "không quét sạch Trung Nguyên không về Giang Đông" binh mã trong tay không quá nghìn người, trang bị sơ sài thiếu thốn, lại tự mình đi chiêu mộ thêm quân sĩ, vay mượn lương thảo để nuôi quân.
Yến Phi ngoái đầu lại, ánh mắt quét khắp người Lưu Dụ:
- Thì ra, Lưu huynh vẫn nuôi ý chí bắc phạt!
Lưu Dụ tỏ vẻ xấu hổ:
- Yến huynh chớ có cười ta. Tình cảnh hiện giờ, đem quân bắc phạt quả thực chỉ còn là điều hoang tưởng mà thôi.
Yến Phi ngắm nhìn ráng chiều trên bầu trời dãy núi xa xa, hai mắt có nét u sầu, lắc đầu nói:
- Con người ta nên có ước mơ. Có thành sự thực hay không lại là chuyện khác.
Lưu Dụ hỏi:
- Vậy thì ước mơ của Yến huynh là gì?
Yến Phi lắ đầu cười gượng gạo:
- Tổ Địch quả thật là bậc phi thường, đặc biệt là chước dùng địch chế địch. Lúc đắc ý đã vươn tới tận bờ nam Hoàng Hà, một dải đất đai phía nam đều bị Tổ gia thu phục. Có điều Tấn Đế Tư Mã Diệu sợ thế người tài nên tìm đủ cách chế ngự, khiến cho Tổ gia buồn mà sinh bệnh chết tại bản doanh, chí lớn chưa thoả đã sớm ngậm hờn.
Mắt Lưu Dụ tỏ vẻ phẫn uất, dằn từng tiếng một:
- Nếu Lưu Dụ ta có cơ hội cầm quân bắc phạt, nhất định sẽ dạy cho triều đinh biết thế nào là phải trái!
Yến Phi giơ ngón tay cái lên tán thưởng:
- Thế mới gọi là có chí khí!
Lưu Dụ nhếch mép cười khổ sở:
- Ta bây giờ xem ra giống như kẻ khờ nằm mộng, những lời vừa rồi nếu đến tai người khác, chỉ e cái đầu trên cổ này đã sớm rời thân rồi!
Yến Phi vui vẻ:
- Nói như vậy thì Lưu huynh đã coi ta là bạn tâm phúc?
Lưu Dụ gật gật đầu:
- Đương nhiên, đương nhiên! Chính vì lẽ đó ta mới có chỗ không tán thành Tạ soái. Ông ấy quá vì quyền lợi của gia tộc, biết nhà Tấn từ lâu đã không được lòng người nhưng vẫn dốc sức duy trì. Quân Tấn chiến thắng rồi thì sao? Có phải lại như mấy năm trước để cho tướng lĩnh thế tộc nhân lúc loạn lạc bắt nam đinh phụ nữ đưa về Giang Nam làm nô làm tì, đối với cựu địa người Hán bắc Hoàng Hà tây Đồng Quan lại coi như không có, quên hết ý chí khôi phục đất đai tổ tiên rồi.
Yến Phi gật gù như tâm đắc:
- Lưu huynh lòng mang tâm sự lớn, không để hoà tan vào dòng nước **c. Chà, đúng là ta đã không cứu lầm người!
Lưu Dụ có phần ngượng ngùng, nói:
- Ta là con người thế nào, Yến huynh chắc đã hiểu năm sáu phần. Hây, ta nói đã nhiều, bây giờ đến lượt huynh vậy.
Yến Phi chậm rãi:
- Ta là người không có ước mơ, có gì để nói đây?
Lưu Dụ chau mày:
- Người như huynh sao lại không có ước mơ! Lứa tuổi như ta và huynh, chí ít thì cũng có thể nghĩ đến một người bạn đời xinh đẹp, chàng chàng thiếp thiếp, hưởng thụ vui thú nam nữ cá nước chứ?
Yến Phi buồn rầu khép hai mi mắt, mãi một lúc sau mới nói hững hờ:
- Tạm để đến khi khác vậy, chúng ta nên nhanh đi thôi!
Lưu Dụ đoán Yến Phi nhất định là có nỗi thương tâm nào đó về chuyện duyên tình, hứng thú truy hỏi cũng đột nhiên biến mất, bèn lấy đà đứng dậy rôi cùng Yến Phi im lặng lên đường.
oooooooooooooooooooooooooo
"Sương khói trùm sông vắng,
Trăng sáng ôm bờ xa.
Sông Hoài đêm cuộn sóng,
Thấp thoáng một mái nhà
Ca nữ biết đâu hờn mất nước.
Cách sông còn hát Hậu Đình Hoa"(*)
Sông Hoài vốn có tên khác là Tàng Long Phố, còn gọi là Hoài Thủy. Tương truyền Tần Thuỷ Hoàng đông tiến đi qua nơi này, thấy cảnh núi sông đẹp đẽ mới đoán rằng lòng sông nhất định ẩn giấu Long mạch tiết ra vương khí, từ đó sông mới mang tên Tần Hoài.
Lúc bấy giờ, triều đình Nam Tấn thi hành chính sách cửu phẩm, chế độ môn phiệt thịnh hành, xuất thân gia tộc trở thành tiêu chuẩn duy nhất đánh giá con người. Đặc quyền đặc lợi sinh ra thối nát ngu muội, con cháu thành viên danh gia vọng tộc chỉ theo đuổi danh lợi, hưởng lạc xa xỉ, yến tiệc linh đình, so đo cao thấp vụn vặt, tất cả đều sống trong mơ ảo, coi hưng thịnh suy vong của quốc gia như chuyện ở ngoài vạn dặm. Kiện Khang vì thế trở nên chốn phồn hoa thu hút vui chơi; dòng sông Tần Hoài biến thành nơi tập trung xa hoa truỵ lạc.
Cả chục dặm dài hai bên bờ sông Hoài thủy cửa hiệu ken đặc, gác tía lầu son, rèm treo mành rủ, bên ngoài kín mít nhưng bên trong vui ca đàn sáo suốt sáng thâu đêm. Trên dòng sông thuyền ken đặc bến, cả một vùng mênh mông đôi bờ đâu đâu cũng có thanh lâu, nổi tiếng nhất là Tần Hoài lâu và Hoài Nguyệt lâu chia ra bắc và nam đối diện hai bờ. Hai toà lâu đó không chỉ đại diện cho cái gọi là Tần Hoài phong nguyệt, còn là đại diện cho một phương thức hưởng lạc mà tầng lớp danh gia vọng tộc theo đuổi.
Một chiếc thuyền nhỏ từ bến thuyền đông viên trong tướng phủ lặng lẽ bơi ra sông Hoài rồi nhằm hướng cầu Chu Tước bơi đi. Trên thuyền hoá ra là tể tướng Tạ An, danh sĩ nổi tiếng bậc nhất cổ kim Tấn Triều. Nhà Tấn trên danh nghĩa đã bỏ chức tể tướng, chính sự tập trung vào tay hai người là Trung thư giám và Trung thư lệnh. Bấy giờ chức trung thư giám do Tạ An nắm giữ, Vương Thản Chi đảm đương vị trí Trung thư giám, thực chất sơ với tả hữu Thừa tướng cũng chẳng có gì khác nhau. Hơn tám mươi năm Nam Tấn, chức Trung thư giám đều nằm trong tay các gia tộc từ phươg Bắc theo Tấn triều nam di, không có qúy tộc bản địa nào được giữ trọng trách này, ngay cả vùng đất đế đô Dương Châu thì chức Thứ sữ không chưa bao giờ để cho người điạ phương nắm giữ. Chính vì thế mà các thế tộc phía nam đều ít nhiều phẫn uất, luôn mong thay đổi. Cộng thêm với chuyện các thế tộc theo Tấn nam di luôn ỷ thế khinh người, bá chiếm đất đai khắp nơi, ngăn sông cấm chợ làm thiệt hại thế tộc bản địa, oán giận giữa hai đằng càng ngày càng thêm sâu sắc.
Không rõ vì sao, gần đây Tạ An luôn luôn nghĩ tới vấn đề này. Đêm nay ông muốn quên đi những mối bận lòng quá khứ, lại càng không mong phiền não nào tới tay. Chỉ có Kỷ Thiên Thiên mới khiến được ông vui đến quên sầu, chỉ nụ cười ngọt ngào ấy mới đủ làm cho Tạ An cảm thấy cuộc đời hạnh phúc và mãn nguyện, chưa kể đến giọng ca trời phú của nàng.
Con thuyền lướt đi vạch nên hai làn sóng nhẹ, dần lướt ra xa hoà lẫn với những con sóng của bao thuyền xuôi ngược. Dưới ánh hoa đèn mờ tỏ, bóng nước lung linh, lầu son đôi bờ càng thêm gọi mời huyền ảo.
Đại quân Phù Kiên liệu có như trận cuồng phong, sẽ nhấn chìm tất cả cảnh đẹp như thơ như họa này không?
oooooooooooooooooooooooooô
Lưu Dụ và Yến Phi nằm trong một đống đá ngổn ngang bên bờ Dĩnh Thuỷ, đưa mắt nhìn theo bảy con thuyền lớn đang căng buối xuôi về phía nam.
Giây lát Lưu Dụ lẩm bẩm:
- Hai thuyền chở xe lớn và khí giới đánh thành, năm thuyền khác chở lương thực. Chứng tỏ quân Tần đang xây cứ điểm bên bờ bắc sông Hoài, chuẩn bị vượt sông.
Yến Phi đang tranh thủ vận khí điều tức, thầm nghĩ võ công Lưu Dụ có thể là không bằng mình nhưng lại có sức lực mạnh mẽ trời ban, hai canh giờ chạy bộ liên tục mà sức lực vẫn tràn trề, tay chân nhanh nhẹn như không có gì xảy ra. Lại thêm lòng mang chí lớn, trầm tĩnh kiên nghị, con người như thế chỉ Thác Bạt Quy mới có thể sánh bằng. Mà hai người đó lại kẻ nam người bắc, mai hậu nếu đối đầu trên sa trường thì điều gì sẽ xẩy ra? Lúc đó dù thế nào đi nữa, chắc chắn cũng sẽ hết sức thú vị.
Lưu Dụ ngoái lại nhìn hắn với ánh mắt tinh anh:
- Yến huynh đang nghĩ gì vậy?
Yến Phi đương nhiên là không tiết lộ điều mình nghĩ:
- Ta đang ngạc nhiên vì sao mấy yêu quái kia lại không truy đuổi nữa, như thế chúng ta có thể đoán biết được kẻ đeo mặt nạ quỷ ấy là thần thánh phương nào rồi.
Nếu là Lư Tuần đuổi theo, thế thì người mặt quỷ sẽ là Giang Lăng Hư hoặc An Thế Thanh. Còn như Phục Thiện thì đó nhất định phải là Tôn Tư vậy!
Lưu Dụ cười một cách khổ sở.
- Bọn chúng không cần phải truy đuổi gian lao vất vả làm gì mà chỉ cần đến chờ chúng ta ở Biên Hoang Tập. Lô yêu đạo và An yêu nữ nhất định đoán được nơi chúng ta đến là Biên Hoang, thậm chí còn có thể nghĩ Yến huynh là người Biên Hoang đến Nhữ Âm thành đón ta.
Yến Phi nghe đoạn chau mày, phán đoán của Lưu Dụ hợp tình hợp lý. Cả hai yêu quái đó võ công thủ đoạn đều cao minh tột đỉnh, nếu theo họ đến Biên Hoang Tập thì phiền phức của cả hai không nói cũng hình dung ra, lại thật không có cách nào tránh khỏi.
Trong tình cảnh ấy, thà chọn nơi nào không có quân Tần rồi cùng bọn chúng quyết phân thắng bại một trận. Thế nhưng muốn là như vậy, làm sao mà thực hiện nổi đây?
Lưu Dụ hiểu thẩu những trăn trở trong lòng Yến Phi, bèn nói:
- Chúng ta thận trọng tỉnh táo, không chừng được Trời phù hộ lại lọt qua tai mắt bọn chúng cũng nên.
Hai người bật dậy, người trước kẻ sau tiếp tục lên đường.
oooooooooooooooooo
Tạ Huyền ngồi trong thư phòng Thứ sử phủ Quảng Lăng, trên bàn bày tấm bản đồ vùng núi Sơn Xuyên, có đủ các dòng Dĩnh Thuỷ, Hoài Thuỷ, Phí Thuỷ, nét vẽ thật tỉ mỉ tinh xảo.
Ngày hôm sau, Tạ Huyền sẽ dẫn hai vạn tinh binh xông trận. Lực lượng quân địch quá lớn, nếu đánh chính diện, cho dù Bắc phủ tướng giỏi binh tinh thế nào cũng khó lòng tránh khỏi bị nuốt chửng. Còn nếu không chặn địch lại, để cho Đế Tần lấy được cứ điểm bờ nam thì thế phòng ngự của Tấn sẽ bị chia cắt, ứng cứu phối hợp khó khăn, Kiện Khang thành sẽ trở nên nguy ngập.
Bởi vì vậy, mấu chốt của thắng bại bây giờ là nắm chắc tình báo, lợi dụng quân địch quân số quá đông, hành quân chậm chạp, lương thảo cung cấp khó khăn, thừa thời cơ đem quân tập kích, trước hết là cắt đứt đường tiếp tế quân lương, rồi nhân cơ hội quân lính mệt mỏi mà đón đầu tinh binh Đế Tần, bẻ gãy nhuệ khí của chúng nhằm làm nao núng tinh thần quân địch. Nhưng nghĩ là nghĩ như vậy, vấn đề là phải làm như thế nào. Tướng lĩnh Đế Tần từ Phù Dụng trở xuống không ai chưa từng kinh qua trận mạc phương bắc, kinh nghiệm đầy mình, lo toan phòng vệ cẩn mật.
- Cộc, cộc!
Tạ Huyền đang tập trung vào tấm bản đồ, ung dung hỏi:
- Ai?
- Bẩm, Lưu tham quân cầu kiến đại nhân!
Tạ Huyền không khỏi ngạc nhiên. Đã là đầu canh hai, mai lại phải dậy sớm, Lưu Khiên Chi có việc gấp gì mà đòi gặp ta giờ này? Nghĩ đoạn mới nói to:
- Khiên Chi, mau vào đi!
Lưu Khiên Chi áo quần xộc xệch xô cửa bước vào, ngồi tại chỗ Tạ Huyền chỉ, trầm giọng nói:
- Vừa nhận được thư câu từ Thọ Dương gửi tới. Cao Ngạn buôn tin nổi tiếng ở Biên Hoang Tập đem ngọc tỉ nước Yên đến gặp tướng quân Hồ Bân.
Tạ Huyền kinh ngạc:
- Có chuyện đó ư ?
Bèn đón lấy bức thư, cúi đầu chăm chú đọc.
Lưu Khiên Chi bẩm:
- Ngọc tỉ này làm từ khối bạch ngọc truyền đời nổi tiếng của tộc Mộ Dung Tiên Bi, lóng lánh trong suốt, cầm lên lạnh buốt, kỳ lạ khác thường, bên trên có khắc bốn chữ " Đại Yên quốc tỉ". Hồ Bân xem kỹ khẳng định không phải là giả, đã cử một đội kỵ binh tinh nhuệ đem tới Quảng Lăng, chậm nhất ngày mai sẽ đến.
Tạ Huyền gật đầu:
- Thật là thú vị. Ngọc tỉ này vốn là ngự tỉ của nhà Yên, cớ sao lại lọt vào tay Cao Ngạn?
Lưu Khiên Chi thận trọng trả lời:
- Theo lời đồn, Vương Mãnh năm đó vâng lệnh Phù Kiên tấn công nước Yên, bắt sống vua Yên Mộ Dung Vĩ cùng nhiều người nữa, muốn lấy ngọc tỉ này dâng lên Phù Kiên nhưng tìm khắp cung điện nhà Yên không thấy. Có người nghi ngờ ngọc tỉ đã vào tay Mộ Dung Thùy, vốn lĩnh ấn tiên phong cho Vương Mãnh, bởi vì ngọc tỉ có giá trị trọng đại đối với người Tiên Bi nên Mộ Dung Thuỳ mới chiếm làm của riêng. Nghi ngờ như vật nhưng tất cả chúng nhân bao gồm cả Phù Kiên đều ngán sợ Mộ Dung Thùy nên sự việc này cũng qua đi từ đó.
Tạ Huyện trầm ngâm không nói, gạt tờ giấy sang một bên.
Lưu Khiên Chi lại nói tiếp:
- Yên triều diệt vong thực ra là do một tay Mộ Dung Thuỳ. Yên vương lúc đó là Mộ Dung Vĩ có ác cảm với Mộ Dung Thùy, luôn tìm cách bài xích hắn ta. Mộ Dung Thuỳ bèn sai thuộc hạ ngầm liên lạc với Phù Kiên, mời Đế Tần đem quân đánh Yên. Phù Kiên nhờ thế mơí dễ dàng lật đổ Yên triều, về sau nhờ sự phò tá của Mộ Dung Thuỳ lại thống nhất phương bắc trong một thời gian ngắn.
Tạ Huyền trầm ngâm:
- Vấn đề là tại sao Cao Ngạn lại có được ngọc tỉ này?
Lưu Khiên Chi trả lời:
- Cao Ngạn mang lời một người là Yến Phi tới, hẹn gặp đại nhân vào mồng bảy tháng mười, tức là bốn ngày nữa. Địa điểm là một ngọn núi phía ngoài thành Thọ Dương, chủ đế liên quan đến thành bại của cuộc chiến này. Yến Phi muốn đại nhất phải đích thân đi gặp.
Tạ Huyền vui vẻ:
- Cao Ngạn có đáng tin không?
Lưu Lao Chi trả lời:
- Cao Ngạn là kẻ buôn tin giỏi nghất ở Biên Hoang Tập, trong quá khứ có không ít lần giao dịch với chúng ta. Tin tức của hắn mười phần thì chín phần chính xác, có điều là tiền tiêu bạt mạng nên lúc nào cũng rỗng túi. Khi không có tin gì để bán thì mang hàng từ miền bắc về giao lại cho các băng nhóm Biên Hoang. Ngoài chuyện hắn là người Hán ra thì không rõ gì hơn nữa. Điều kỳ quặc nhất là, giọng hắn đặc nét khẩu ngữ Giang Nam nhưng lại rất thông thạo các thứ tiếng tộc Hồ.
Nghi vấn đó của Lưu Khiên Chi là có lý. Người Hán phương nam rất ít người giỏi tiếng Hồ, chỉ ai là người Hán sinh sống lâu năm tại phương bắc, thường xuyên giao lưu với người Hồ mới nói được tiếng của họ.
Lưu Khiên Chi kết luận:
- Cao Ngạn tự đề nghị lấy mình làm con tin, chứng tỏ hắn rất tin tưởng Yến Phi, nếu không với phương châm tiền là trên hết của hắn, hắn sẽ không bao giờ đem mạng sống ra đánh cược. Đương nhiên hắn vẫn muốn sau khi việc thành rồi chúng ta cho hắn một món tiền lớn.
Tạ Huyền gật gù:
- Yến Phi có phải là tay kiếm siêu quần ở vùng Biên Hoang đó không ?
Lưu Khiên Chi gật đầu:
- Chính là người đó. Theo như tin tức tình báo của chúng ta, Yến Phi thích sống đơn độc, tuổi đời chỉ trạc hai mươi, suốt ngày chỉ đam mê có rượu. Kiếm pháp của hắn thì quả là xuất sắc, cho dù là đơn đấu hay quần chiến, ở Biên Hoang Tập không có ai dám gây sự với hắn. Con người tài cán như vậy nhưng xem ra lại không có chí hướng gì, chấp nhận làm bảo vệ cho một tửu quán nhỏ nhoi ở Biên Hoang đó mà thôi. Cao Ngạn mấy lần gặp rắc rối, phải nhờ tay kiếm Yến Phi gỡ cho. Nghe nói hắn ta mang huyết thống người Hồ, còn thực hư ra sao không ai biết rõ.
Tạ Huyền nói:
- Nếu đúng hắn ta thay mặt Mộ Dung Thùy tới gặp ta, càng chứng tỏ nhị thúc tính liệu không nhầm, đại tướng dưới quyền Phù Kiên có kẻ hai lòng.
Lưu Khiên Chi chau mày:
- Nhưng cũng có thể là một cái bẫy. Yến Phi tìm đến để hành thích đại nhân. đến như Cao Ngạn còn bị hắn ta lừa nữa là.
Tạ Huyền mỉm cười:
- Ta vẫn biết Khiên Chi làm việc cẩn trọng, như thế là tốt! Có điều ta muốn biết ý nghĩ thực sự trong lòng ngươi.
Lưu Khiên Chi thở dài:
- Nếu đại nhân đã có ý phòng bị, ai có thể hành thích đại nhân được! Hơn nữa Cao Ngạn là kẻ buôn tin khôn lanh tột độ, gian xảo như hồ li, rất giỏi nhìn mặt đoán người, phân biệt thật giả. Họ Cao tin tưởng Yến Phi như vậy, hẳn khonog phải là vô cớ. Cao Ngạn nói rằng, cuối cùng thì hắn cũng là người Hán, nếu để Phù Kiên thắng trận này, cả hắn cũng sẽ thành nô lệ. Hoang nhân Biên Hoang Tập, thứ nhất vì tiền, thứ nhì là vì dọc ngang vô ước. Cả Cao Ngạn và Yến Phi đều là những người như thế.
Ngừng lại một lúc, Lưu Khiên Chi nói tiếp:
- Vấn đề là tình hình bây giờ, Mộ Dung Thùy dù có định phản lại Phù Kiên thì cũng múa may được gì? Lần nam chinh này, Mộ Dung chỉ đem theo có ba vạn quân thân tộc, chỉ là dúm cát so với một triệu quân Tần. Sợ nhất là nếu hắn vâng mệnh Phù Kiên giăng bẫy, chúng ta sẽ khó phân biệt thật giả mà trúng vào kế hiểm. Cho nên chúng ta không được phép để xảy ra bất cứ sai lầm nào.
Tạ Huyền ngửa mặt nhìn lên trần nhà, vờ như không nghe thấy lời Lưu Khiên Chi, đoạn lẩm bẩm như tự nói một mình:
- Thật là kỳ quặc, nơi Yến Phi đem ngọc tỉ giao cho Cao Ngạn phải là nơi cách không xa Nhữ Âm thành, lúc đó Khất Phục Quốc Nhân đang truy đuổi hắn ta. Vậy thì xem thời gian lúc Yến Phi rời Biên Hoang Tập, Mộ Dung Thùy và Phù Kiên nhất định còn chưa tới đó. Yến Phi làm thế nào mà liên lạc được với Mộ Dung Thuỳ để lấy ngọc tỉ? Theo lẽ, việc trọng đại như thế này, Mộ Dung Thùy nhất quyết phải giao tận tay Yến Phi mới đúng!
Lưu Khiên Chi trả lời:
- Việc này thì cứ gặp Yến Phi đã rồi hỏi cho kỹ càng. Hi vọng hắn ta không thay đổi chủ ý, cũng đừng rơi vào tay Khất Phục Quốc Nhân.
Tạ Huyền vỗ vai Lưu Lao Chi, cởi mở:
- Đừng có coi thường Mộ Dung Thùy! Con người này không chỉ võ công quán thế phương bắc mà còn mưu kế siêu phàm, dụng binh như thần. Nếu muốn, ông ta tất có cách buộc quân Tần lui binh. Hây! Muốn đánh thắng Tạ Huyền ta, ông ta cần gì dùng mưu ma chước quỷ? Chỉ cần toàn tâm toàn ý phò tá Phù Kiên thì cũng đủ lắm rồi. Mộ Dung Thùy chịu đưa ra ngọc tỉ này, chứng tỏ ông ta quả thật có dụng ý. Được, ta với ngươi lập tức đi gặp Cao Ngạn, có nhiều điều ta cần trực tiếp hỏi hắn ta mới được, quân vụ ngày mai cứ giao cho Hà Khiêm toàn quyền quyết định.
Lưu Khiên Chi vội vàng đứng lên, cung kính đi theo Tạ Huyền.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro