Ngoại Truyện 1: Tiền kiếp 5
Thời gian trôi qua, Hiểu Ân và các cô vợ sống hạnh phúc, nhưng áp lực từ ông hội đồng ngày càng lớn.
Mỗi lần gặp Hiểu Ân, ông đều nhắc nhở về trách nhiệm nối dõi.
Ông Hội Đồng: "Con trai à, ta không muốn giục, nhưng con phải hiểu trách nhiệm của mình. Nếu hai năm nữa không có cháu trai cho ta, ta buộc lòng phải cưới thêm vợ cho con. Chẳng lẽ con muốn nhà họ Dương tuyệt tự?"
Áp lực đè nặng lên vai Hiểu Ân. Cô quyết định tìm mẹ để chia sẻ nỗi lòng.
Hiểu Ân: "Mẹ, con không thể trốn tránh mãi. Cha ép con sinh cháu, mà con..."
Bà Dương: "Ân, mẹ biết con lo lắng. Nhưng chúng ta sẽ tìm cách. Con đừng quá lo, cứ để mẹ nghĩ."
Bà Dương, vốn là người phụ nữ sắc sảo, không thể ngồi yên nhìn con gái rơi vào tình cảnh khó xử. Một ngày nọ, trong chuyến đi Sài Thành, bà gặp một vị đạo sĩ người Hoa.
Vị đạo sĩ mặc áo choàng dài, khuôn mặt trầm ngâm đầy thần bí. Khi nghe bà Dương kể về tình cảnh của gia đình, ông ta khẽ vuốt râu và nói:
Đạo Sĩ: "Ta có một phương thuốc đặc biệt, có thể giúp phụ nữ mang thai mà không cần đàn ông."
Bà Dương: "Thật sao? Làm thế nào? Ông nói rõ hơn được không?"
Đạo sĩ lấy ra một lọ thuốc nhỏ, màu xanh ngọc bích, và dặn kỹ cách dùng:
Đạo Sĩ: "Hòa máu của một người con gái khác với "tinh hoa sung sướng" của người mang thai, sử dụng thuốc này. Chỉ cần làm đúng, chắc chắn sẽ thành công. Nhưng nhớ kỹ, cách này chỉ sinh ra con trai."
Bà Dương mừng rỡ nhưng cũng đầy lo lắng. Sau khi trả tiền hậu hĩnh nhưng vị đạo sĩ lại không lấy ông chỉ để lại một câu có " duyên" rồi đi mất tâm, thấy vậy bà mang lọ thuốc về nhà, lòng đầy hy vọng.
Trở về nhà, bà Dương lập tức gọi Hiểu Ân vào phòng.
Bà Dương: "Ân, mẹ đã tìm ra cách giúp con. Đây là lọ thuốc đặc biệt, có thể giúp một người phụ nữ mang thai mà không cần đàn ông."
Hiểu Ân: "Mẹ? Có thật không? Chuyện này nghe như truyện cổ tích."
Bà Dương: "Mẹ không nói dối. Nhưng con phải cẩn thận, chuyện này tuyệt đối không được để lộ ra ngoài."
Hiểu Ân nhìn lọ thuốc, vừa mừng vừa nghi ngờ.
Hiểu Ân: "Nếu chuyện này thành công, ta có thể tránh được cảnh cưới vợ khác. Nhưng... các nàng liệu có đồng ý không?"
Hiểu Ân quyết định nói chuyện với các cô vợ. Tối hôm đó, cô triệu tập cả năm người vào phòng.
Hiểu Ân: "ta có chuyện quan trọng cần nói. Cha ta hối thúc ta sinh cháu trai, nếu không ông sẽ cưới thêm vợ cho ta."
Minh Nguyệt: "Hả? Không thể nào! Chúng ta không để chuyện đó xảy ra!"
Thảo Khanh: "Ân, cậu đừng lo. Chúng ta sẽ tìm cách, nhưng... cậu định làm gì?"
Hiểu Ân cầm lọ thuốc ra, giải thích mọi chuyện. Các cô vợ ban đầu ngạc nhiên, nhưng sau đó, họ đồng lòng ủng hộ.
Hà Thanh: "Nếu phương thuốc này thật sự hiệu quả, thì không cần nghĩ ngợi nữa. Chúng ta phải thử."
Vân Nhi: "Nhưng... ai sẽ là người đầu tiên?"
Cả năm cô vợ nhìn nhau, ánh mắt tràn ngập quyết tâm.
Minh Nguyệt, người vợ lớn nhất, tình nguyện thử nghiệm đầu tiên.
Theo hướng dẫn, họ chuẩn bị máu và sử dụng lọ thuốc theo đúng chỉ dẫn.
Cách làm đó là lấy kim châm vào tay Hiểu Ân để cho chảy giọt máu và dùng nó đưa sâu vào trong người muốn mang thai trong lúc sắp lên "đỉnh" và cho đến lúc lên " đỉnh".
Sau khi hoàn tất, cả nhà hồi hộp chờ đợi.
Một tháng sau, Minh Nguyệt có dấu hiệu mang thai. Cả nhà vỡ òa trong niềm vui.
Hiểu Ân: "Nguyệt, em thật sự mang thai rồi! Ta không thể tin được."
Minh Nguyệt: "Ân, em đã nói rồi. Chỉ cần chúng ta bên nhau, mọi chuyện đều có thể."
Tin vui nhanh chóng lan khắp gia đình, nhưng họ quyết định giữ bí mật với ông hội đồng.
Bà Dương dặn dò các cô vợ tuyệt đối không để lộ chuyện này ra ngoài.
Ông hội đồng, khi biết Minh Nguyệt mang thai, rất mừng rỡ.
Ông Hội Đồng: "Tốt! Cuối cùng nhà họ Dương cũng có người nối dõi."
Câu chuyện về lọ thuốc kỳ diệu được giấu kín, chỉ có những người trong gia đình biết. Hiểu Ân thầm cảm ơn mẹ và các cô vợ, lòng đầy biết ơn và yêu thương.
Những tháng ngày tiếp theo, cuộc sống của Hiểu Ân tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, cùng với hy vọng về tương lai của gia đình.
Sau khi Minh Nguyệt mang thai và tin vui lan khắp nhà, ông hội đồng như trút được gánh nặng. Ông tổ chức tiệc linh đình, mời tất cả bạn bè trong giới chức sắc đến chung vui.
Nhưng trong lòng bà Dương và Hiểu Ân, niềm vui vẫn còn pha lẫn chút lo âu.
Chỉ một đứa trẻ không thể làm thỏa mãn tham vọng của ông hội đồng, nên họ quyết định tiếp tục sử dụng phương thuốc cho cả bốn cô vợ còn lại.
Thảo Khanh, với tính cách mạnh mẽ và đầy trách nhiệm, quyết định là người tiếp theo.
Thảo Khanh: "Để tránh ông ấy ép cưới thêm vợ cho nàng, em không thể đứng ngoài. Đưa thuốc đây, em với cậu hai cùng làm".
Hai tuần sau, Thảo Khanh cảm thấy cơ thể khác lạ. Cô bắt đầu thèm đồ chua và mệt mỏi bất thường. Khi kiểm tra, kết quả đúng như mong đợi.
Thảo Khanh: "Ân, em cũng mang thai rồi! Lần này ông hội đồng không thể bắt ép thêm gì nữa."
Hiểu Ân: "Khanh, em thật tuyệt vời. Ta thật sự không biết nói gì ngoài cảm ơn em."
Thục Tuyết, người vốn ít nói nhưng lại có trái tim ấm áp, cũng không muốn mình tụt lại phía sau.
Thục Tuyết: "em nghĩ rằng, nếu tất cả chúng ta đều mang thai, áp lực sẽ giảm bớt cho mọi người. Ân, cậu chuẩn bị đi."
Thục Tuyết vốn có sức khỏe yếu hơn các chị em khác, nên Hiểu Ân rất cẩn thận và làm rất chậm rãi. Nên mọi người rất lo lắng và luôn theo dõi kĩ càng.
Tháng sau, Thục Tuyết thấy cơ thể khác lạ ăn không ngon nên kêu doctor về khám cho thì nghe tin mang thai nên cô rất vui mừng đến nỗi nước mắt chảy dài.
Thục Tuyết: "em đã thành công rồi. Ân, cậu thấy không? Chúng ta làm được!"
Hiểu Ân: "Tuyết, em là ánh sáng trong đời ta. Cảm ơn em đã hy sinh vì ta."
Hà Thanh, người vợ mang tính cách tinh nghịch và lém lỉnh, cũng không chịu kém cạnh.
Hà Thanh: "Các chị mang thai hết rồi, em không thể làm kẻ đứng ngoài. Cậu đưa thuốc đây, em muốn thử làm."
Hà Thanh luôn làm mọi thứ với tinh thần lạc quan và vui vẻ. Cô không ngừng trêu chọc Hiểu Ân suốt quá trình chuẩn bị.
Hà Thanh: "Ân, nếu lần này ta sinh đôi, nàng có thưởng gì cho ta không?"
Hiểu Ân: "Thưởng em cả đời bên ta, được không?"
Đúng như tính cách hài hước của mình, khi biết mình mang thai, Hà Thanh không kìm được mà nhảy cẫng lên giữa nhà, khiến cả bà Dương cũng bật cười.
Hà Thanh: "Ta đã nói rồi, ta sẽ không chịu thua các chị. Ân, nàng chuẩn bị tinh thần làm cha tốt vào!"
Cuối cùng, Vân Nhi, cô em út trong số các vợ, cũng không muốn đứng ngoài cuộc.
Vân Nhi: "Các chị đều mang thai, ta cũng muốn sinh con cho nàng. Đừng coi thường em út này nha!"
Dù nhỏ tuổi nhất, nhưng Vân Nhi lại là người kiên quyết nhất. Cô tự mình chuẩn bị tất cả, khiến cả nhà ngạc nhiên.
Khi kết quả cuối cùng cũng đến, Vân Nhi cười rạng rỡ, ôm chầm lấy Hiểu Ân.
Vân Nhi: "Ân, từ nay chúng ta không phải lo gì nữa. Gia đình mình sẽ thật đông vui."
Khi cả năm cô vợ đều mang thai, ông hội đồng không giấu nổi sự hài lòng. Ông không chỉ tuyên bố tổ chức đại tiệc mừng mà còn mua đất, xây thêm nhà để đón các cháu ra đời.
Ông Hội Đồng: "Tốt! Rất tốt! Hiểu Ân, cuối cùng con cũng làm ta nở mày nở mặt. Năm đứa vợ này thật không uổng công ta chọn."
Còn bà Dương thì thầm thở phào nhẹ nhõm. Bà đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ bí mật cho con gái.
Hiểu Ân dành toàn bộ thời gian để chăm sóc các cô vợ đang mang thai. Dù hơi mệt vì phải "phục vụ" cả năm người, nhưng cô luôn cảm thấy hạnh phúc.
Hiểu Ân: "Các em là cả thế giới của ta. Ta sẽ chăm sóc các em và con thật tốt, dù thế nào đi nữa."
Và thế là, ngôi nhà nhỏ của họ không chỉ tràn ngập tiếng cười mà còn đầy ắp niềm vui chờ đợi ngày các bé trai ra đời.
-------
Ngày tháng dần trôi, cả năm người vợ của Hiểu Ân bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ.
Ông hội đồng chuẩn bị chu đáo mọi thứ: từ đội ngũ bà mụ đến những món ăn bổ dưỡng cho các nàng dâu. Căn nhà lớn của Dương gia chưa bao giờ nhộn nhịp đến thế.
Hiểu Ân, từ một cô gái trẻ ham chơi, giờ đây đã thực sự trưởng thành.
Cô dành trọn vẹn mỗi ngày để chăm sóc từng người vợ của mình.
Hiểu Ân: “Các em vất vả quá, hãy để ta làm mọi thứ. Đừng lo, ta sẽ luôn ở đây.”
Những lời nói ngọt ngào của Hiểu Ân làm lòng các nàng dịu đi, nhưng cũng khiến họ lo lắng.
Cả năm người đều biết rằng Hiểu Ân không phải là nam nhân, và gánh nặng làm tròn vai trò "trụ cột" của cô là vô cùng lớn.
Ngày mà cả nhà mong chờ cuối cùng cũng đến. Cả năm nàng lần lượt sinh con trong cùng một tuần lễ.
Điều kỳ diệu là tất cả các đứa trẻ đều khỏe mạnh và… đều là bé trai!
Ông hội đồng vui mừng đến phát khóc, tổ chức tiệc lớn mời cả vùng đến chung vui.
Ông Hội Đồng: “Thật là phúc đức Dương gia. Hiểu Ân, con đã không làm ta thất vọng. Tương lai dòng họ sẽ phụ thuộc vào những đứa trẻ này.”
Hiểu Ân nhìn những đứa trẻ nằm ngủ ngoan trong nôi mà lòng tràn ngập tình thương.
Dù biết rằng mình không thể cho chúng dòng máu thực sự của một người cha, nhưng cô vẫn quyết tâm yêu thương và nuôi dạy chúng như chính con ruột.
Hạnh phúc không kéo dài lâu. Một hôm, trong một buổi họp lớn của các gia đình quyền thế, một vị quan trên tỉnh tình cờ nhắc đến một sự kiện từ quá khứ:
Quan Lớn: “Hội đồng Dương quả thật có phúc, nhưng tôi nhớ năm đó, khi sinh ra cậu Hiểu Ân, đã có lời đồn về giới tính thực sự của cậu ấy. Chuyện đó chắc không đúng nhỉ?”
Lời nói đó như một nhát dao cắt ngang không khí. Ông hội đồng lập tức nổi giận, nhưng trong lòng bắt đầu có chút hoài nghi.
Ông Hội Đồng: “Chuyện vớ vẩn! Hiểu Ân là con trai ta, ai dám nghi ngờ thì bước ra đây!”
Tuy nhiên, từ đó, ông bắt đầu để ý hơn đến những hành động của Hiểu Ân.
Một buổi tối nọ, khi Hiểu Ân đang chơi đùa với các con, ông hội đồng bất ngờ gọi cô đến thư phòng.
Ông Hội Đồng: “Hiểu Ân, ta cần con nói thật. Có phải con… không phải nam nhi?”
Hiểu Ân lặng người. Cô biết rằng giây phút này không thể tránh được mãi. Cô cúi đầu, cố gắng giữ bình tĩnh:
Hiểu Ân: “Thưa cha, con xin lỗi. Con… thực sự không phải nam nhân như mọi người nghĩ.”
Ông hội đồng ngã quỵ xuống ghế, mặt tái mét.
Ông Hội Đồng: “Con… Con làm ta thất vọng quá, Hiểu Ân! Cả đời ta tự hào về con, giờ đây mọi thứ đều sụp đổ. Ta phải làm sao với dòng họ này đây?”
Khi các nàng dâu nghe tin, họ lập tức chạy đến bên Hiểu Ân.
Minh Nguyệt: “Thưa cha, chúng con không quan tâm Hiểu Ân là nam hay nữ. Chúng con yêu người ấy vì con người thật, không phải giới tính.”
Thảo Khanh: “Nếu không có Hiểu Ân, làm sao chúng con có được hạnh phúc như bây giờ?”
Thục Tuyết: “Cha có thể thất vọng, nhưng chúng con sẽ luôn đứng về phía Hiểu Ân.”
Những lời nói của các nàng dâu khiến ông hội đồng lặng người. Ông nhìn lại những đứa cháu đang ngủ ngoan trong nôi, rồi thở dài:
Rốt cuộc ông cũng nhận ra, là tại ông mà có những oan nghiệt như thế này. Nếu lúc trước ông không trọng nam khinh nữ thì Hiểu Ân đã không phải khổ sở như thế này.
Đến bây giờ ông nhận ra thì đã quá muộn màng, ông không biết làm gì ngoài việc chấp nhận và tha thứ về sự giấu diếm của mẹ con Hiểu Ân để chuộc lại lỗi lầm của mình ngày trước.
Ông Hội Đồng: “Được rồi. Nếu các con đã quyết tâm như vậy, ta không còn gì để nói. Hiểu Ân, con hãy sống thật tốt và đừng để ta phải hối hận vì đã tha thứ.”
Từ đó, Hiểu Ân sống một cách thận trọng hơn. Cô không còn làm ông hội đồng mất mặt, nhưng cũng giữ khoảng cách nhất định với cha mình hơn.
Thời gian trôi qua, ông hội đồng dần chấp nhận sự thật. Tình cảm gia đình, tình yêu thương của các nàng dâu và tiếng cười của những đứa trẻ đã xóa nhòa những định kiến.
Khi ông hội đồng qua đời, Hiểu Ân trở thành người gánh vác gia đình, với sự hỗ trợ không ngừng từ các người vợ của mình.
Trong một buổi chiều hoàng hôn, khi ngồi bên các nàng dâu và ngắm nhìn đàn con, Hiểu Ân thầm nghĩ:
Hiểu Ân: “Kiếp này ta đã sống không uổng phí. Dù có bao nhiêu sóng gió, các nàng vẫn luôn bên ta. Nếu có kiếp sau, ta hy vọng chúng ta vẫn có thể ở bên nhau.”
Các nàng dâu mỉm cười, nắm chặt tay Hiểu Ân.
Minh Nguyệt: “Đừng lo, Ân. Dù là kiếp này hay kiếp sau, chúng ta sẽ không rời xa nàng.”
Và thế là, câu chuyện của một gia đình đầy thử thách nhưng cũng đầy yêu thương khép lại, mở ra một lời hứa vĩnh cửu cho những kiếp sau.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro