Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Đơn 6 - Hy

Beta-er: Antuhy2112 (#Hy)
Khách hàng: _-Caroline_Cute-_

I. Chữa trực tiếp:

Ghi chú: Mực đỏ là chữa lỗi, mực xanhđề xuất chỉnh sửa hoặc đề xuất bổ sung những lỗi tuy không sai nhưng mang lại trải nghiệm kém hấp dẫn cho người đọc
(Thực ra đề xuất chỉnh sửa và đề xuất bổ sung cũng chẳng khác gì nhau đâu. Chẳng qua, khi beta, mình nhớ ra từ gì thì dùng từ đấy thôi.)

Thôi, cùng bắt đầu nhé!

----------

- "Nó - Trương Khả Vy, lớp trưởng gương mẫu của lớp, là "đứa con cưng" của các thầy cô trong trường."

+) "là" là động từ giải thích, có thể lược đi 
(Đặc biệt, trước đó, bạn đã sử dụng vế giải thích ("lớp trưởng gương mẫu của lớp") nên cũng lược đi "là")

=> "Nó - Trương Khả Vy, lớp trưởng gương mẫu của lớp, "đứa con cưng" của các thầy cô trong trường."

- "Học lực giỏi nằm trong đội tuyển học sinh giỏi của Trường."

+) Lặp từ "giỏi"
-> Thay "học lực giỏi" bằng "học lực xuất sắc", vừa tránh lặp từ, vừa nhấn mạnh được học lực của nhân vật.

+) "trường" ở đây không phải danh từ riêng 
-> viết thường, không viết hoa

+) Thiếu yếu tố tách bạch hai vị ngữ

=> "Học lực xuất sắc, nằm trong đội tuyển học sinh giỏi của trường."

- "Hắn - Vương Nhất Thiên, một trong những thành phần cá biệt của lớp, tuy vậy nhưng lại là hotboy của trường khiến mấy đứa nữ sinh mê mệt, học lực khá giỏi."

+) Ở đây, cụm "một trong những" vừa dài dòng, vừa khiến cá tính của nhân vật bị chìm xuống (vì theo cách diễn đạt này, còn có những "thành phần cá biệt" khác nữa khiến nhân vật ít nhiều bị chìm)
-> Bỏ

+) "Mấy đứa" tuy là lượng từ chỉ số nhiều nhưng chỉ có vài cá thể
-> Thay bằng "bọn" 
-> Số lượng nhiều hơn, nhấn mạnh hơn yếu tố "hotboy" của nhân vật
("mấy đứa" và "bọn" ở đây như "a few" với "a lot" trong tiếng Anh ấy ạ)

+) Hai đoạn này ("Nó..." và "Hắn...") là hai đoạn giới thiệu song song nên ngắt câu cũng phải song song
-> Ngắt câu ở "học lực"

=> "Hắn - Vương Nhất Thiên, thành phần cá biệt của lớp, tuy vậy nhưng lại là hotboy của trường khiến bọn nữ sinh mê mệt. Học lực khá giỏi."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên bỏ liên kết giữa hai vế giới thiệu của câu đầu tiên vì "cá biệt" và "hotboy" không phải là hai yếu tố tương phản
(Nhiều thằng vì là hotboy nên mới có chỗ dựa để cá biệt)

+) Mình nghĩ nên bỏ "khiến bọn nữ sinh mê mệt" vì đã là "hotboy", đương nhiên sẽ hút nữ sinh (chả lẽ nam sinh UvU). Hơn nữa, việc lược yếu tố này cũng giúp hai vế "thành phần cá biệt của lớp" và "hotboy" của trường" không quá chênh lệch số lượng từ, không vi phạm quá nặng quy luật song song.

=> "Hắn - Vương Nhất Thiên, thành phần cá biệt của lớp, hotboy của trường. Học lực khá giỏi.")

=> Cả đoạn:

"Nó - Trương Khả Vy, lớp trưởng gương mẫu của lớp, "đứa con cưng" của các thầy cô trong trường. Học lực xuất sắc, nằm trong đội tuyển học sinh giỏi của trường.

Hắn - Vương Nhất Thiên, thành phần cá biệt của lớp, hotboy của trường. Học lực khá giỏi."

- "Tiếng chuông điện  thoại vang lên ầm ĩ khiến tôi khó chịu mà bắt máy."

+) Lỗi type nhé (có hai dấu cách giữa "điện" và "thoại")

=> "Tiếng chuông điện thoại vang lên ầm ĩ khiến tôi khó chịu mà bắt máy."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm yếu tố chỉ không gian cho "tiếng chuông điện thoại" để làm phong phú câu văn

+) Mình nghĩ nên thay "khiến" bằng "buộc", từ mang ý khó chịu nặng hơn
-> "buộc" đi liền với chủ ngữ và vị ngữ vế sau nên phải đảo lại trật tự của vế thứ hai

=> Tiếng chuông điện thoại ầm ĩ vang bên tai buộc tôi phải bắt máy trong khó chịu.)

- "-Giờ này đã mấy giờ rồi mà còn ngủ được vậy hả?"

+) Phải có dấu cách giữa dấu gạch đầu dòng và từ đầu tiên trong câu
(Lỗi này mình chỉ nhắc một lần thôi nhé)

+) "Giờ này" thừa. Chỉ cần "đã mấy giờ rồi" là được
("Giờ này đã mấy giờ rồi" thuộc văn phong nói, không nên sử dụng nhé)

+) Trong trường hợp này, "vậy hả" thuộc văn phong nói. Văn phong viết chỉ cần "hả" là được
(Trong văn phong viết, "vậy hả" chỉ được sử dụng khi đứng một mình trong câu
VD: - Nè, biết chưa? Nó có bạn trai rồi đấy!/ - Vậy hả?)
(Chỗ này mình xin phép được dùng "/" để ngăn cách hai câu đối thoại, tránh xuống dòng cách đoạn gây nhiễu)

=> "- Đã mấy giờ rồi mà còn ngủ được hả?"

- "Hẹn tao 6 giờ đi học mà giờ mấy giờ rồi hả con Pig kia?_Giọng của nhỏ Hân cằn nhằn tôi"

+) Không nên viết số

+) Dấu gạch nối giữa lời nói trực tiếp và vế giải thích không phải gạch dưới ("_") mà là gạch ngang ("-")
(Lỗi này mình chỉ nhắc một lần thôi nhé)

+) Sao lại là "giọng của nhỏ" "cằn nhằn tôi"? "Giọng" đâu thể cằn nhằn được?
-> Phải là "nhỏ cằn nhằn tôi"

=> "Hẹn tao sáu giờ đi học mà giờ là mấy giờ rồi hả con Pig kia? - Nhỏ cằn nhằn tôi."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm yếu tố miêu tả giọng cằn nhằn của Hân

=> "Hẹn tao sáu giờ đi học mà giờ là mấy giờ rồi hả con Pig kia? - Nhỏ cằn nhằn tôi bằng giọng khó chịu.")

- "Biết rồi, biết rồi nhỏ này cứ cằn nhằn mãi!"

+) Theo mình biết, "nhỏ này" đâu phải từ dùng để xưng hô đâu nhỉ? Với ngôi thứ nhất số ít là "tao" thì ngôi thứ hai phải là "mày" chứ?
(Điều này mình không chắc vì mình ở ngoài Bắc, không rõ các cách xưng hô trong Nam. Nếu có sai sót, mong bạn thông cảm)
-> Bỏ "nhỏ này", tách thành hai câu biểu cảm để nhấn mạnh cảm xúc

=> "Biết rồi, biết rồi! Cứ cằn nhằn mãi!"

- "Tôi nhăn nhó khó chịu nhưng cũng bước xuống giường đi vệ sinh cá nhân để không thôi nhỏ lại cằn nhằn tôi."

+) "để không thôi" là cụm thuộc văn phong nói
-> Sửa thành "nếu không"

+) Cần thêm yếu tố tách bạch hai vị ngữ ở vế thứ hai ("bước xuống giường" và "đi vệ sinh cá nhân"), giữa yếu tố liên kết và thành phần chính của vế thứ ba ("nếu không" và "nhỏ lại cằn nhằn tôi")

+) Một câu thường chỉ cần từ một đến hai vế (dĩ nhiên cũng có trường hợp câu có ba, bốn, thậm chí năm vế, nhưng thường thấy ở văn miêu tả và biểu cảm hơn. Truyện của bạn không cần thiết phải có câu quá dài.)
-> Câu có ba vế -> Tách giữa vế thứ hai và thứ ba (vì vế thứ nhất và thứ hai có quan hệ chặt chẽ về ngữ nghĩa)

=> "Tôi nhăn nhó khó chịu nhưng cũng bước xuống giường, đi vệ sinh cá nhân. Nếu không, nhỏ lại cằn nhằn tôi."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên sửa quan hệ từ của câu đầu tiên từ "nhưng" thành "dù...vẫn"
(Dùng cặp quan hệ từ sẽ giúp câu chặt chẽ hơn)

+) Mình nghĩ nên thêm yếu tố không gian ở cụm "đi vệ sinh cá nhân", giúp câu phong phú hơn

+) Mình nghĩ nên sửa câu thứ hai từ trần thuật thành biểu cảm để nhấn mạnh cảm giác chán ngán của nhân vật

=> "Dù nhăn nhó khó chịu, tôi vẫn bước xuống giường, đi vào phòng tắm vệ sinh cá nhân. Nếu không, nhỏ lại cằn nhằn nữa cho xem!")

=> Cả đoạn:

"Reng...reng..." Tiếng chuông điện thoại ầm ĩ vang bên tai buộc tôi phải bắt máy một cách khó chịu. Quả nhiên chẳng ai khác ngoài nhỏ Hân cả.

- Đã mấy giờ rồi mà còn ngủ được hả? Hẹn tao sáu giờ đi học mà giờ là mấy giờ rồi hả con Pig kia? - Nhỏ cằn nhằn tôi bằng giọng khó chịu.

- Biết rồi, biết rồi! Cứ cằn nhằn mãi! -Tôi nhăn nhó khó chịu nhưng cũng bước xuống giường, đi vào phòng tắm vệ sinh cá nhân. Nếu không, nhỏ lại cằn nhằn nữa cho xem!"

- "Năm phút sau...Tôi bước ra sân thì thấy nhỏ đứng kế chiếc xe."

+) Dấu câu cần thiết giữa "năm phút sau" và "tôi" không phải ba chấm mà là phẩy 
(Dấu ba chấm dùng để diễn đạt sự ngập ngừng, ngắt quãng của câu nói, sự kéo dài của phép liệt kê hoặc câu nói hoặc giãn cách nhịp điệu để chuẩn bị cho một cụm từ hoặc vế câu mang nghĩa bất ngờ hoặc gây cười. Có thể thấy, ở đây ta không cần dấu như vậy. Ở đây chỉ cần dùng dấu phẩy để tách bạch trạng ngữ ("năm phút sau") và chủ ngữ ("tôi") là được rồi)

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" với mục đích liên kết
(Thường trong văn phong nói, những từ này sẽ được sử dụng khá nhiều với mục đích liên kết nhưng trong văn phong viết, việc đưa những từ này vào trong câu sẽ gây lủng củng, đôi khi lặp từ. Tùy trường hợp, lỗi này được sửa bằng quan hệ từ, liên từ hay dấu phẩy.)

=> "Năm phút sau, tôi bước ra sân, thấy nhỏ đứng kế chiếc xe."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm cấu trúc "vừa mới...đã" kết hợp phó từ "rồi" để nhấn mạnh sự nhanh chóng của Hân cũng như sự chậm chạp của Vy

=> "Năm phút sau, vừa mới bước ra sân, tôi đã thấy nhỏ đứng kế bên chiếc xe rồi.")

- "-Lên xe đi, hôm nay tao đèo mày đi_Nhỏ phóng nhanh lên chiếc xe."

+) Lặp từ "đi" ở câu đầu tiên
-> Biến vế đầu tiên thành câu cầu khiến để lược từ "đi"

+) "Hôm nay tao đèo mày đi" là câu cầu khiến
-> Phải thêm dấu chấm than

+) "phóng" là động từ dùng để chỉ hành động chạy xe trên đường. Trong trường hợp này phải là "trèo" chứ nhỉ?
-> "trèo nhanh" không hợp lý 
-> Sửa thành "nhanh nhẹn trèo lên"

=> "- Lên xe! Hôm nay tao đèo mày đi! - Nhỏ nhanh nhẹn trèo lên chiếc xe."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ, với phương diện là người đứng đợi, chắc chắn khi thấy Vy, Hân phải cằn nhằn một câu (dạng như "Chậm thế!")

=> "- Chậm thế? Muộn lắm rồi đấy! - Miệng cằn nhằn nhưng nhỏ vẫn nhanh nhẹn trèo lên chiếc xe - Lên xe! Hôm nay tao đèo mày đi!")

- "Tôi không chắc để nhỏ chạy xe."

+) Sai cấu trúc động từ 
((không) chắc chắn + vào + danh từ/ cụm danh từ)
((không) chắc chắn + rằng + vế câu)

=> "Tôi không chắc chắn vào khả năng chạy xe của nhỏ lắm."

- "Được mà yên tâm đi!"

+) Khi khẳng định, thường người ta sẽ nói chậm rãi và dùng nhiều câu cầu khiến dạng trấn an để làm yên lòng người nghe
-> Tách ra thành hai câu cầu khiến

=> "Được mà! Yên tâm đi!"

- "Nói xong nó bắt đầu phóng xe với tốc độ bàn thờ, mặc cho tôi bảo dừng...Và một xíu nữa thôi là tông phải cây cột điện rồi."

+) Như mình đã giải thích cách dùng của dấu ba chấm bên trên, rõ ràng rằng, dùng dấu này ở đây là không phù hợp
-> Thay bằng dấu chấm

+) Câu thứ hai không có chủ ngữ ("một xíu nữa thôi" là trạng ngữ, "là..." là vị ngữ. Câu thiếu thành phần chủ ngữ)
-> Thêm

+) Cần thêm yếu tố tách bạch trạng ngữ ("nói xong", "một xíu nữa thôi") và các thành phần chính của câu ("nó bắt đầu phóng xe...", "chúng tôi đã tông phải...)

+) "một xíu nữa" là cụm chỉ sự gần chắc chắn 
-> Dùng "chỉ" sẽ hợp hơn "và"

+) Câu "Chỉ một xíu nữa thôi, chúng tôi đã tông phải cây cột điện rồi." không phải câu mang nghĩa trần thuật mà là câu biểu cảm bộc lộ cảm xúc trách móc của Vy với Hân
-> Dùng dấu chấm than

+) Tại sao tự dưng lại "một xíu nữa thôi, chúng tôi đã tông phải cây cột điện"? Vì chắc chắn "tôi" không chỉ "bảo dừng" một lần mà là rất nhiều lần nên không có một mốc cụ thể cho "một xíu nữa thôi" 
-> Thêm mốc để xác định thời gian xảy ra chi tiết cũng như cường điệu trình độ lái xe "điêu luyện" của Hân

=> "Nói xong, nó bắt đầu phóng xe với tốc độ bàn thờ, mặc cho tôi bảo dừng. Đột nhiên, xe dừng đánh "kítttttt" một cái. Chỉ một xíu nữa thôi, chúng tôi đã tông phải cây cột điện rồi!"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên cường điệu yếu tố "bảo dừng" hơn nữa để làm phong phú cho câu

=> "Nói xong, nó bắt đầu phóng xe với tốc độ bàn thờ mặc cho tôi ngồi đằng sau luôn miệng la hét bảo dừng. Đột nhiên, xe dừng đánh "kítttttt" một cái. Chỉ một xíu nữa thôi, chúng tôi đã tông phải cây cột điện rồi!")

- "Tôi cố nhịn lại và tiếp tục cho nhỏ chạy. Nhưng sau khi đi được khoảng tầm ba phút, tôi lại cảm thấy hối hận vì đã đưa nhỏ chạy xe."

+) "Tôi cố nhịn lại" cái gì? Cần thêm yếu tố nói rõ

+) Liệu trong tình huống này, Vy còn đủ sáng suốt để ngồi đếm xem đã đi được mấy phút?
-> Thay số từ bằng lượng từ để khái quát hóa số phút

+) Lặp cụm "nhỏ chạy" 
-> Thay "đưa nhỏ chạy xe" ở câu số hai bằng "để nhỏ chở mình"

+) Tại sao Vy lại cảm thấy hối hận trong khi không có gì xảy ra? Cần thêm yếu tố làm rõ cảm xúc này của Vy

=> "Tôi cố nhịn lại tiếng hét suýt chút nữa bật ra khỏi miệng và tiếp tục cho nhỏ chạy. Nhưng sau khi đi được dăm phút, tôi lại cảm thấy hối hận vì đã để nhỏ chở mình: chỉ thiếu vài giây nữa thôi, chúng tôi đã đâm phải cây cột điện thứ hai rồi!"

- "Phù đến rồi, đấy Vy tao chạy an toàn lắm đúng không?"

+) Lúc đó chỉ có hai đứa nói chuyện với nhau, nếu Hân không gọi Vy thì còn gọi ai nữa?
-> Không cần gọi "Vy"

+) Cần thêm yếu tố tách bạch thán từ ("phù", "đấy") và câu ("đến rồi", "tao chạy an toàn lắm đúng không?")

+) Cần tách hai vế mang hai ý riêng biệt (Vế đầu tiên ("phù, đến rồi") là  câu cảm thán và vế thứ hai ("đấy, tao chạy an toàn lắm đúng không?") là câu nghi vấn mang ý bộc lộ cảm xúc tự đắc của Hân) thành hai câu vì giữa hai vế này không có liên kết và mối quan hệ về ngữ nghĩa cũng không quá chặt chẽ
(Mặt khác, lúc này, Hân vừa chạy xe tương đối mệt, làm sao có thể nói cả câu dài được)

=> "Phù, đến rồi! Đấy, tao chạy an toàn lắm đúng không?"

- "Ừ, an toàn lắm mày đi gửi xe đi"

+) Cần tách hai vế mang hai ý riêng biệt (Vế đầu tiên ("ừ, an toàn lắm") là "lời khen" và vế thứ hai ("mày đi gửi xe đi") là mệnh lệnh Vy dành cho Hân) thành hai câu vì giữa hai vế này không có liên kết và mối quan hệ về ngữ nghĩa cũng không quá chặt chẽ
(Mặt khác, lúc này, Vy vừa "qua cơn nguy kịch", làm sao có thể nói cả câu dài được)

=> "Ừ, an toàn lắm! Mày đi gửi xe đi!"

- "Vừa xuống xe tôi tự vuốt ngực trấn an mình."

+) " Vừa" phải đi theo cấu trúc "vừa...đã"

=> "Vừa xuống xe, tôi đã tự vuốt ngực trấn an mình."

- "Bảo Hân nói rồi dắt xe đi gửi."

+) Vừa được Vy khen là "lái xe an toàn"
-> Hân phải vui mừng chứ?

+) Cần thêm yếu tố tách bạch hai vị ngữ ("vui mừng nói" và "dắt xe đi gửi")

=> "Bảo Hân vui mừng nói, rồi dắt xe đi gửi."

=> Cả đoạn:

"Năm phút sau, vừa mới bước ra sân, tôi đã thấy nhỏ đứng kế bên chiếc xe rồi.

- Chậm thế? Muộn lắm rồi đấy! - Miệng cằn nhằn nhưng nhỏ vẫn nhanh nhẹn trèo lên chiếc xe - Lên xe! Hôm nay tao đèo mày đi!

- Hơ hơ, được không vậy? - Tôi không chắc chắn vào khả năng chạy xe của nhỏ lắm.

- Được mà! Yên tâm đi! 

Nói xong, nó bắt đầu phóng xe với tốc độ bàn thờ mặc cho tôi ngồi đằng sau luôn miệng la hét bảo dừng. Đột nhiên, xe dừng đánh "kítttttt" một cái. Chỉ một xíu nữa thôi, chúng tôi đã tông phải cây cột điện rồi! Tôi cố nhịn lại tiếng hét suýt chút nữa bật ra khỏi miệng và tiếp tục cho nhỏ chạy. Nhưng sau khi đi được dăm phút, tôi lại cảm thấy hối hận vì đã để nhỏ chở mình: chỉ thiếu vài giây nữa thôi, chúng tôi đã đâm phải cây cột điện thứ hai rồi!

- Phù, đến rồi! Đấy, tao chạy an toàn lắm đúng không? - Hân vỗ ngực đầy tự hào.

- Ừ, an toàn lắm! Mày đi gửi xe đi! - Vừa xuống xe, tôi đã tự vuốt ngực trấn an mình.

- Ừm! - Bảo Hân vui mừng nói, rồi dắt xe đi gửi."

- "Trong khi đợi nó thì bỗng dưng có một trái bóng từ đâu bay tới và "đáp" xuống đầu tôi một cái rõ đâu."

+) Không nên dùng đại từ "nó" để chỉ ngôi thứ ba trong văn phong viết nhé
(Nếu dùng để chỉ hai nhân vật chính (như nó-cậu) thì không vấn đề gì, nhưng vẫn nên tránh hết mức có thể)

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" trong liên kết trừ trường hợp bắt buộc nhé
-> Thay bằng dấu phẩy

+) Không phải "đâu" mà là "đau" nhé

+) Cần thêm thành phần tách bạch hai trạng ngữ với nhau ("trong khi đợi Hân" và "bỗng dưng") và với thành phần chính của câu (có một trái bóng...)

=> "Trong khi đợi Hân, bỗng dưng, có một trái bóng từ đâu bay tới và "đáp" xuống đầu tôi một cái rõ đau."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ không nên dùng trạng ngữ mà nên dùng câu rút gọn ở đây vì theo mình, "trong khi" khá thô

=> "Đang đứng đợi Hân, bỗng dưng, có một trái bóng từ đâu bay tới và "đáp" xuống đầu tôi một cái rõ đau.")

- "Tôi quay lại thì thấy một bóng người quen thuộc đi lại gần tôi, là hắn!"

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" trong liên kết
-> Ở đây có hai vị ngữ ("quay lại", "thấy...") nên nếu chỉ lược bằng dấu phẩy, giữa các vị ngữ sẽ không còn liên kết
-> Đảo động từ lên đầu, tạo câu rút gọn để tránh mất liên kết giữa các vị ngữ

+) Hành động "thấy" của Vy và "đi" của Thiên là cùng lúc
-> Phải thêm "đang" để nhấn mạnh sự đồng thời

+) Tách "là hắn" thành một câu cảm thán riêng vì "tôi thấy một bóng người quen thuộc đang đi lại gần tôi" hoàn toàn là trần thuật, không cần đến dấu chấm than

=> "Quay lại, tôi thấy một bóng người quen thuộc đang đi lại gần tôi. Là hắn!"

(Đề xuất bổ sung:

+) Mình nghĩ sau khi bị ném bóng trúng đầu như vậy, lại thấy "hung thủ" vẫn ung dung bước chậm rãi, hẳn phải tức giận lắm
-> Thêm trạng từ nhấn mạnh sự giận dữ của Vy

+) Mình nghĩ nên thay "đi" bằng "bước" vì khả năng cao Thiên đang đi chậm, không quá nhanh (một phần để chọc giân Vy, một phần vì Thiên cũng chẳng quan tâm) nên có thể dùng "bước", từ mang tính tạo hình cao hơn "đi" 

=> "Giận dữ quay lại, tôi thấy một bóng người quen thuộc đang bước lại gần tôi. Là hắn!")

- "Cái tên bạn thân từ hồi cấp hai của tôi đây mà."

+) Khi nghĩ câu này, Vy đang giận dữ vì bị bóng ném trúng đầu
-> Chắc chắn sẽ thêm yếu tố đánh giá chủ quan vào câu nói

=> "Cái tên bạn thân chết tiệt từ hồi cấp hai của tôi đây mà."

- "Trúng tao còn không xin lỗi à!_Tôi quay sang bảo hắn."

+) Cái gì "trúng tao còn không xin lỗi à"? Cần diễn đạt rõ vì nếu không nói rõ, khả năng chối tội của đối phương sẽ cao hơn mà ở đây, Vy hoàn toàn không muốn Thiên chối tội

+) "à" ở đây là tình thái từ cấu thành câu nghi vấn
-> Đây là câu nghi vấn
-> Cần thêm dấu hỏi chấm

+) Bị ném bóng trúng đầu, liệu Vy còn đủ bình tĩnh để "bảo" sao?
-> Thay bằng "quát"

=> "Ném bóng trúng tao còn không xin lỗi à? - Tôi quay sang quát hắn."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm câu rút gọn chỉ hành động "tay xoa xoa đầu" cũng như trạng từ "giận dữ" khi quát để nhấn mạnh sự đau đớn của Vy

=> "Ném bóng trúng tao còn không xin lỗi à? - Tay còn đang xoa xoa đầu, tôi quay sang, giận dữ quát hắn.")

- "Sao tao phải xin lỗi, ai bảo mày đứng đó chi?"

+) Cần tách hai vế mang hai ý riêng biệt thành hai câu vì giữa hai vế này không có liên kết 
(Mặt khác, nếu không tách, theo quy luật đọc thành tiếng, phải xuống giọng ở "xin lỗi" còn nếu tách (đồng nghĩa với thêm dấu hỏi chấm), "xin lỗi"sẽ lên giọng. Điều này giúp ta nhấn mạnh hơn sự ngang ngược của Thiên)

=> "Sao tao phải xin lỗi? Ai bảo mày đứng đó chi?"

- "À hai người bớt hộ tao cái, thay mặt nó tao xin lỗi mày nha Vy!"

+) "à" là thán từ biểu thị sự nhớ lại (VD: À, nhắc mới nhớ, tao còn tách trà đang uống dở; - Mày còn nhớ con bé hôm trước tao nói không? Nó kìa!/ - À, nó đó hả?)
-> Không phù hợp trong trường hợp này
-> Bỏ

+) Cần tách hai vế mang hai ý riêng biệt (vế đầu tiên ("hai người bớt hộ tao cái") là lời can ngăn và vế thứ hai ("thay mặt nó, tao xin lỗi mày nha Vy") là lời xin lỗi của Khôi) thành hai câu vì giữa hai vế này không có liên kết và mối quan hệ về ngữ nghĩa cũng không quá chặt chẽ

=> "Hai người bớt hộ tao cái! Thay mặt nó, tao xin lỗi mày nha Vy!"

- "Thấy tình hình căng thẳng thằng Khải chen vào can ngăn và xin lỗi tôi."

+) Cần thêm yếu tố tách bạch câu rút gọn ("thấy tình hình căng thẳng") và thành phần chính của câu ("thằng Khải chen vào can ngăn...")

=> "Thấy tình hình căng thẳng, thằng Khải chen vào can ngăn và xin lỗi tôi."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm vế giải thích chỉ vị trí của Khải lúc đó
(vì trước đó, bạn hoàn toàn chưa nhắc đến nhưng tự dưng Khải lại xuất hiện nên cần giải thích vì sao nhân vật này lại nghe được câu chuyện giữa Vy và Thiên)

+) Mình nghĩ nên thêm yếu tố nhắc lại sự giận dữ của Vy thông qua lời xin lỗi của Khải

=> "Thấy tình hình căng thẳng, thằng Khải - bấy giờ vẫn đứng sau lưng Thiên - chen vào can ngăn, kịp thời xin lỗi trước khi lửa giận trong tôi kịp bùng cháy.")

=> Cả đoạn:

"Đang đứng đợi Hân, bỗng dưng, có một trái bóng từ đâu bay tới và "đáp" xuống đầu tôi một cái rõ đau. 

Giận dữ quay lại, tôi thấy một bóng người quen thuộc đang bước lại gần tôi. Là hắn! Cái tên bạn thân chết tiệt từ hồi cấp hai của tôi đây mà!

- Ném bóng trúng tao còn không xin lỗi à? - Tay còn đang xoa xoa đầu, tôi quay sang, giận dữ quát hắn.

- Sao tao phải xin lỗi? Ai bảo mày đứng đó chi? - Hắn cái lại với cái lý lẽ hết sức vô lý của hắn.

- Hai người bớt hộ tao cái! Thay mặt nó, tao xin lỗi mày nha Vy!

Thấy tình hình căng thẳng, thằng Khải - bấy giờ vẫn đứng sau lưng Thiên - chen vào can ngăn, kịp thời xin lỗi trước khi lửa giận trong tôi kịp bùng cháy."

- "Cũng may nhờ có thằng Khải đó!_Tôi chỉ vào mặt hắn."

+) Câu đầu tiên "Cũng may nhờ có thằng Khải đó" thiếu thành phần
("Cũng may" là trạng ngữ, "nhờ (có)" là quan hệ từ và "có thằng Khải đó" là vị ngữ. Câu thiếu chủ ngữ)
-> Sửa "nhờ" thành "là", biến "may" thành chủ ngữ

+) "Tôi chỉ" cái gì "vào mặt hắn"? Thiếu yếu tố làm rõ câu

=> "Cũng may là có thằng Khải đó! - Tôi chỉ tay vào mặt hắn

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên bổ sung trạng từ để nhấn mạnh sự dữ dằn của Vy

=> "Cũng may là có thằng Khải đó! - Tôi hung dữ chỉ tay vào mặt hắn.")

- "Tên Thiên ngỗ nghịch đứng khoanh tay và xì tôi và quay mặt đi hướng khác."

+) "xì" chỉ là phì mạnh hơi qua kẽ răng, làm bật lên tiếng xì để tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường, khinh bỉ, không thể "xì tôi" được 
(đây là hành động tự thân (là hành động mà chủ thể tự làm, không thể làm với người khác (ví dụ như "xì" ở đây. Thiên chỉ có thể "xì" một tiếng, làm gì có "xì" Vy đâu))
-> Nên chuyển từ "xì" thành "nguýt", kèm thêm cụm cường điệu đi kèm

+) Lặp từ "và"
-> Thay bằng dấu phẩy và "rồi"
(đây là những hành động liên tiếp nên dùng hai cách liên kết này sẽ phù hợp hơn "và")

=> "Tên Thiên ngỗ nghịch đứng khoanh tay, nguýt tôi một cái dài cả cây số rồi quay mặt đi hướng khác."

- "Chúng tôi là vậy đấy suốt ngày không cãi là ăn cơm không ngon, cãi rồi lại hòa."

+) Cụm "vậy đấy" ít nhiều bộc lộ cảm xúc tự hào
-> Nên tách thành một câu riêng để nhấn mạnh cảm xúc cũng như giúp câu không quá dài

+) "Cãi" với ai? 
(Động từ "cãi" có cấu trúc với quan hệ từ "với" (trường hợp ngang hàng) hoặc "lại" (trường hợp người hàng dưới cãi người hàng trên). Hai từ này luôn đi với nhau, thường không tách nhé)
-> Vì đây là hai đứa -> Sửa thành "cãi nhau" (dùng tự động từ)

+) Sao lại "suốt ngày không cãi nhau là ăn cơm không ngon" được? Là "hôm nào không cãi nhau là ăn cơm không ngon" chứ?
-> Câu cụm trong nguyên tác bị tối nghĩa do dùng sai từ nhé

+) "cãi" và "hòa" là hai từ mang nghĩa tương phản 
-> Vế thứ hai của câu thứ hai phải thêm quan hệ từ mang nghĩa tương phản

=> "Chúng tôi là vậy đấy! Hôm nào không cãi nhau là ăn cơm không ngon, nhưng cứ cãi rồi lại hòa."

- "Ê Vy, đi thôi lên lớp!"

+) Cần tách câu này thành hai câu, biến thành hai mệnh lệnh thúc giục Vy

=> "Ê Vy, đi thôi! Lên lớp đi!"

- "À thì, tao thấy anh ấy đấy mày ạ?"

+) Khi nói câu này, Hân đang ấp úng vì không biết phải nói với Vy thế nào về sự chậm trễ của mình
-> Dùng dấu ba chấm

+) "tao thấy anh ấy đấy mày ạ" không phải câu nghi vấn mà là câu bộc lộ cảm xúc vui mừng của Hân

=> "À thì...tao thấy anh ấy đấy mày ạ!"

- "Trời ạ, vậy tao với nó ai quan trọng hơn?"

+) Tách "trời ạ" thành một câu đặc biệt để nhấn mạnh cảm xúc nhân vật
(Mặt khác, "trời ạ" là thán từ, thường dùng trong câu cảm thán
-> Phải mang dấu chấm than, không thể mang dấu hỏi chấm được)

+) Cần thêm yếu tố tách bạch thành phần so sánh ("tao với nó") và câu hỏi ("ai quan trọng hơn")

=> "Trời ạ! Vậy tao với nó, ai quan trọng hơn?"

- "Tôi nói rồi dắt tay nó đi lên lớp."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm một số yếu tố nhấn mạnh tình bạn giữa Hân và Vy

=> "Vùng vằng nói nhưng tôi vẫn dắt tay nó, cùng nhau đi lên lớp.")

=> Cả đoạn:

"- Cũng may là có thằng Khải đó! - Tôi hung dữ chỉ tay vào mặt hắn.

- Xì! - Tên Thiên ngỗ nghịch đứng khoanh tay, nguýt tôi một cái dài cả cây số rồi quay mặt đi hướng khác.

Chúng tôi là vậy đấy! Hôm nào không cãi nhau là ăn cơm không ngon, nhưng cứ cãi rồi lại hòa.

- Ê Vy, đi thôi! Lên lớp đi! - Nhỏ Hân từ đâu chui ra làm tôi giật cả mình.

- Gửi xe có cần lâu thế không hả? - Tôi liếc xéo nó.

- À thì...tao thấy anh ấy đấy mày ạ! - Nhỏ đỏ mặt nói với tôi.

- Trời ạ! Vậy tao với nó, ai quan trọng hơn? - Vùng vằng nói nhưng tôi vẫn dắt tay nó, cùng nhau đi lên lớp."

- "Tôi vừa mới lên lớp thì nhận được một cái khăn lau bảng ném thẳng vào mặt."

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" trong liên kết
-> Đảo lại câu để triệt "thì"
-> Thêm "đã" để tạo thành cặp từ "vừa...đã"

=> "Vừa lên lớp, tôi đã nhận được một cái khăn lau bảng ném thẳng vào mặt."

- "Là đứa nào thế?_Tôi cầm cái khăn trên tay rồi đi vào lớp hỏi."

+) Bị ném cái khăn vào mặt, chắc chắn Vy rất tức giận
-> Không thể nói nhẹ nhàng "là đứa nào thế?" đâu
-> "Đứa nào?"

=> "Đứa nào? - Tôi cầm cái khăn trên tay rồi đi vào lớp hỏi."

(Đề xuất sửa đổi:

+) Mình nghĩ nên thêm một số yếu tố miêu tả cái khăn để nhấn mạnh sự bẩn thỉu cũng như nhấn mạnh cơn giận của Vy

+) Mình nghĩ nên đảo "cầm cái khăn..." lên đầu thành một vế rút gọn để giảm số vị ngữ, tránh lỗi câu quá dài

=> "Đứa nào? - Cầm cái khăn ướt mèm, dính đầy bụi phấn trên tay, tôi bước từng bước vào lớp, gằn giọng hỏi, cố nén đi cơn giận dữ.")

- "Nhỏ Trúc Linh chỉ thẳng vào nó."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm một số yếu tố miêu tả sự ung dung của Thiên để nhấn mạnh cơn giận của Vy

=> "Nhỏ Trúc Linh chỉ thẳng vào nó. Nó đang xoay xoay cây bút trên tay, ra vẻ vô tội.")

- "A!! Hồi nãy chưa đủ à?_Tôi lại liếc hắn."

+) "A" là thán từ thường chỉ sự ngạc nhiên, sự thông suốt, sự đau đớn
-> Không phù hợp trong trường hợp này

+) Cần thêm "còn", biểu thị sự lặp lại, từ đó nhấn mạnh sự chán ngán của Vy cũng như sự lầy lội của Thiên

+) Từ "liếc" còn quá nhẹ, chưa đủ phù hợp
-> Thay bằng "lườm"

=> "Hồi nãy còn chưa đủ à? - Tôi lườm hắn."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm yếu tố miêu tả giọng Vy để nhấn mạnh sự giận dữ của nhân vật này

=> "Hồi nãy còn chưa đủ à? - Tôi lườm hắn, gằn giọng.")

- "Hắn liếc xéo tôi bảo."

+) Cần thêm yếu tố tách bạch hai vị ngữ ("liếc xéo tôi" và "bảo")

=> "Hắn liếc xéo tôi, bảo."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thay "bảo" (một từ chung chung, không đặc biệt nhấn vào thái độ gì) bằng một cụm khác

=> "Hắn liếc xéo tôi, thản nhiên nói.")

- "Bầu không khí trong lớp nghẹt đến khó thở. Cũng may có một vị cứu tinh bay vào cứu cả lớp."

+) "Nghẹt" nghĩa là "bị vướng, tắc, không thông, vì chặt quá, sít quá", không đúng trong trường hợp này
-> Thay bằng "ngột ngạt" (nghĩa là "có cảm giác rất khó thở do nóng bức hoặc thiếu không khí")

+) "cũng may" là từ thường được dùng ở văn phong nói
-> Thay bằng "may sao"

+) Cần thêm yếu tố tách bạch trạng ngữ ("may sao") và thành phần câu cũng như hai vị ngữ ("bay vào" và "cứu cả lớp")

=>  "Bầu không khí trong lớp ngột ngạt đến khó thở. May sao, có một vị cứu tinh bay vào, cứu cả lớp."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm yếu tố cường điệu sự ngột ngạt

+) Mình nghĩ nên thay "cứu" thành "cứu rỗi" để cường điệu vai trò của nhân vật này với mạch truyện

=> "Bầu không khí trong lớp đột nhiên trở nên ngột ngạt đến khó thở. May sao, một vị cứu tinh bay vào, cứu rỗi cả lớp.")

- "Cô vào rồi về chỗ bây ơi!_Tên Duy hét to tiến vào."

+) Cần tách hai vế mang hai ý riêng biệt ở câu đầu tiên thành hai câu vì giữa hai vế này không có liên kết và giữa hai vế cũng không có mối quan hệ quá chặt chẽ về ngữ nghĩa

+) Cô đã gần vào lớp, sao có thể bình tĩnh "tiến vào" được?
-> Sửa thành "chạy vào như bay"

=> "Cô vào rồi! Về chỗ bây ơi! - Tên Duy hét to, chạy vào như bay."

- "Hắn nói với tôi"

(Đề xuất bổ sung:

+) Mình nghĩ nên thêm yếu tố nhấn mạnh sự khinh thường của Thiên với Vy

=> "Hắn hất hàm, nói với tôi.")

- "Tôi nói rồi tiến về chỗ."

(Đề xuất bổ sung:

+) Mình nghĩ "nói" là quá nhẹ ở đây
-> Sửa thành "hét trả"

=> "Tôi hét trả rồi chạy về chỗ.")

- "Khi tôi vừa về chỗ cô vừa bước vào lớp.."

+) Cần thêm yếu tố tách bạch trạng ngữ ("Khi tôi vừa về chỗ") và thành phần câu ("cô vừa bước vào lớp")

+) Chỉ cần một dấu chấm thôi nhé

+) Cặp từ hô ứng "vừa...vừa" được sử dụng trong trường hợp miêu tả hai hành động hoặc hai tính chất của cùng một vật (VD: Nó vừa cao vừa to.), không phải của hai vật như bạn đang sử dụng

=> "Khi tôi vừa về chỗ, cô bước vào lớp."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ câu này nên dùng trạng ngữ như thành phần câu

=> "Khi tôi về chỗ cũng là lúc cô bước vào lớp.")

- "Học sinh nghiêm!_Tôi đứng dậy hô to dõng dạc."

+) Cần thêm yếu tố tách bạch hai vị ngữ ("đứng dậy" và "hô to dõng dạc")

=> "Học sinh nghiêm! - Tôi đứng dậy, hô to dõng dạc."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên đảo "dõng dạc" lên trước "hô to". Nếu giữ nguyên là "hô to dõng dạc", "dõng dạc" sẽ chỉ bổ ngữ cho "hô" thôi nhưng nếu đảo lại thành "tôi đứng dậy, dõng dạc hô to", dù giữa hai vị ngữ có ngăn cách nhưng "dõng dạc" cũng tác động phần nào đến "đứng dậy", giúp chuỗi hành động của Vy thêm dứt khoát

=> "Học sinh nghiêm! - Tôi đứng dậy, dõng dạc hô to.")

- "Cô chủ nhiệm của chúng tôi vẫy tay xuống."

+) Cần thêm yếu tố nói rõ đây là cô giáo dạy văn vì nếu không, yếu tố "cô Trúc dạy văn" ở đoạn sau sẽ gây khó hiểu cho người đọc

=> "Cô chủ nhiệm, cũng là giáo viên dạy văn của chúng tôi, vẫy tay xuống."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ "vẫy tay xuống" rất kỳ, không rõ ràng và có tính tạo hình không cao, nên được thay bằng một cụm khác

=> "Cô chủ nhiệm, cũng là giáo viên dạy văn của chúng tôi, vẫy tay ra hiệu cho cả lớp ngồi.")

=> Cả đoạn:

"Vừa lên lớp, tôi đã nhận được một cái khăn lau bảng ném thẳng vào mặt.

- Đứa nào? - Cầm cái khăn ướt mèm, dính đầy bụi phấn trên tay, tôi bước từng bước vào lớp, gằn giọng hỏi, cố nén đi cơn giận dữ.

 - Là thằng Thiên đấy! - Nhỏ Trúc Linh chỉ thẳng vào nó. Nó đang xoay xoay cây bút trên tay, ra vẻ vô tội.

- Hồi nãy còn chưa đủ à? - Tôi lườm hắn, gằn giọng.

- Ai bảo mày đứng vào đỡ đạn chi? - Hắn liếc xéo tôi, thản nhiên nói.

Bầu không khí trong lớp đột nhiên trở nên ngột ngạt đến khó thở. May sao, một vị cứu tinh bay vào, cứu rỗi cả lớp.

- Cô vào rồi! Về chỗ bây ơi! - Tên Duy hét to, chạy vào như bay.

- Tạm tha cho mày! - Hắn hất hàm, nói với tôi.

- Câu đó tao nói mới đúng! - Tôi hét trả rồi chạy về chỗ.

Khi tôi về chỗ cũng là lúc cô bước vào lớp.

- Học sinh nghiêm! - Tôi đứng dậy, dõng dạc hô to.

- Cả lớp ngồi xuống! - Cô chủ nhiệm, cũng là giáo viên dạy văn của chúng tôi, vẫy tay ra hiệu cho cả lớp ngồi."

- "Dưới giọng nói giảng bài chầm chậm đều đặn của cô Trúc dạy môn Văn, tôi ngồi tựa lưng vào ghế, nhưng khá nghiêm túc mà nghe giảng."

+) Chỉ cần "giọng nói" hoặc "giọng giảng bài" thôi. Không nên dùng đồng thời hai từ hoặc cụm từ cùng chức năng vì sẽ gây nhiễu câu
-> Ở đây, "giọng giảng bài" phù hợp hơn nên mình sẽ giữ cụm này nhé

+) "Tôi ngồi tựa lưng vào ghế" và "khá nghiêm túc mà nghe giảng" không hề mang nghĩa tương phản (ngồi tựa lưng vào ghế đâu có nghĩa là lơ đãng)
-> Bỏ "nhưng"

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" trong liên kết
-> Đảo "nghe giảng" lên trước "khá nghiêm túc" để khử "mà"

=> "Dưới giọng giảng bài chầm chậm đều đặn của cô Trúc dạy môn Văn, tôi ngồi tựa lưng vào ghế, nghe giảng khá nghiêm túc."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Tuy "cô Trúc dạy môn văn" không sai nhưng mình nghĩ chỉ cần viết "cô Trúc dạy văn", độc giả đã hiểu được rồi

+) Mình nghĩ nên giữ nguyên "nhưng" và thêm vế tương phản để mở rộng và làm phong phú câu.

=> "Dưới giọng giảng bài chầm chậm đều đặn của cô Trúc dạy Văn, tôi ngồi tựa lưng vào ghế. Tuy có vẻ không chú ý nhưng thực ra, tôi nghe giảng khá nghiêm túc.")

- "Có thể mà nói môn Văn này tôi khá yêu thích, nhưng phương pháp của cô khá nhàm chán."

+) Không có cụm "có thể mà nói" nhé
-> Chỉ có "có thể nói" thôi

+) Vế "môn Văn này tôi khá yêu thích" sai trật tự
("môn Văn này" là phụ sau, "tôi" là chủ ngữ", "khá" là phó từ bổ trợ cho động từ "yêu thích". Sắp xếp chuẩn của câu phải là chủ ngữ-vị ngữ (gồm phụ trước-động từ-phụ sau hoặc thành phần mở rộng))
(Có một dạng câu mà vị ngữ đảo lên trước chủ ngữ (câu tồn tại) dùng để nhấn mạnh sự tồn tại, xuất hiện của chủ ngữ, nhưng câu của bạn không đáp ứng điều này (không chứa sự tồn tại của cái gì))

+) "phương pháp" gì? Cần nói rõ
-> "phương pháp dạy"

+) Cần thêm yếu tố tách bạch liên từ ("có thể nói") và vế câu ("tôi khá yêu thích môn văn")

=> "Có thể nói, tôi khá yêu thích môn văn, nhưng phương pháp dạy của cô khá nhàm chán."

- "Kìa nhìn những đứa dưới bàn cuối xem, đứa thì ngồi lướt facebook, đứa thì nằm ngủ say sưa trên bàn, đứa thì tụ lại nói chuyện hí hửng với đứa kế bên."

+) "Kìa" là chỉ từ chỉ vật
-> Trong trường hợp này, nên tách thành câu đặc biệt để nhấn mạnh người mà nhân vật muốn chỉ

+) Đã "bàn cuối" rồi, sao còn "dưới" được nữa 
-> Chỉ là "bàn cuối" thôi

+) "tụ lại" là từ dùng cho một nhóm người hoặc một nhóm vật, nhưng ở đây chỉ là "đứa"
-> Không thể dùng "tụ lại"
-> Sửa thành "ghé sang" 

+) Câu thứ hai quá dài (có tới bốn vế)
-> Tách vế thứ nhất thành câu cảm thán
(vì những vế còn lại có quan hệ chặt chẽ về ngữ nghĩa. Mặt khác, tách vế thứ nhất ra thành câu cảm thán cũng giúp nhấn mạnh cảm xúc ngao ngán của Vy)

=> "Kìa! Nhìn những đứa bàn cuối xem! Đứa thì ngồi lướt facebook, đứa thì nằm ngủ say sưa trên bàn, đứa thì ghé sang nói chuyện hí hửng với đứa kế bên."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên đảo "hí hửng" lên trước "nói chuyện" vì nếu để sau, "hí hửng" chỉ bổ nghĩa cho "nói chuyện" thôi nhưng nếu đảo lên trước, ít nhiều "hí hửng" cũng bổ nghĩa cho cả "ghé sang"

=> "Kìa! Nhìn những đứa bàn cuối xem! Đứa thì ngồi lướt facebook, đứa thì nằm ngủ say sưa trên bàn, đứa thì ghé sang hí hửng nói chuyện với đứa kế bên.")

- "Vì đó là những tụi dưới bàn khuất tầm mắt mà những bóng lưng của mấy đứa ngồi trên che hết rồi nên tụi nó tha hồ mà làm chuyện riêng."

+) Diễn đạt quá tối ý, dài dòng gây khó hiểu

=> "Nhờ bóng lưng của mấy đứa ngồi trên, tụi bàn dưới khuất tầm mắt cô, tha hồ làm chuyện riêng."

=> Cả đoạn:

"Dưới giọng giảng bài chầm chậm đều đặn của cô Trúc dạy Văn, tôi ngồi tựa lưng vào ghế. Tuy có vẻ không chú ý nhưng thực ra, tôi nghe giảng khá nghiêm túc. Có thể nói, tôi khá yêu thích môn văn, nhưng phương pháp dạy của cô khá nhàm chán. Kìa! Nhìn những đứa bàn cuối xem! Đứa thì ngồi lướt facebook, đứa thì nằm ngủ say sưa trên bàn, đứa thì ghé sang hí hửng nói chuyện với đứa kế bên. Vì sao cô không thấy ư? Nhờ bóng lưng của mấy đứa ngồi trên, tụi bàn dưới khuất tầm mắt cô, tha hồ làm chuyện riêng.

"Bộp""

- "Tôi khẽ nhíu mày, xoa đầu nhẹ, liếc mắt nhìn vật vừa rơi vào đầu mình, là một cây viết chì, quay qua tên chủ nhân của nó thì thấy tên Thiên ngồi cười, bảo tôi"

+) Không nên dùng quá nhiều dấu phẩy (trừ trường hợp liệt kê)
-> Nên dùng dấu phẩy và "rồi"

+) Làm sao chắc chắn được ai là chủ nhân của cây bút chì mà "quay qua"
-> Sửa thành "hướng cây viết chì vừa rơi"

+) Câu này quá dài 
-> Cần tách thành nhiều câu
(Tách "là một cây viết chì" thành câu đơn để nhấn mạnh "vật vừa rơi vào đầu" Vy "là một cây viết chì"

=> "Tôi khẽ nhíu mày, xoa đầu nhẹ rồi liếc mắt nhìn vật vừa rơi vào đầu mình. Là một cây viết chì. Quay qua hướng cây viết chì vừa rơi, tôi thấy tên Thiên ngồi cười, bảo tôi"

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên sửa "xoa đầu nhẹ" thành "xoa xoa đầu" vì cụm gốc hơi thô và từ láy "xoa xoa" sẽ tăng sức gợi hình cho câu

+) Mình nghĩ nên bổ sung thêm một số yếu tố nhấn mạnh tính cách của Thiên

=> "Tôi khẽ nhíu mày, xoa xoa đầu rồi liếc mắt nhìn vật vừa rơi vào đầu mình. Là một cây viết chì. Quay qua hướng cây viết chì vừa rơi, tôi thấy tên Thiên đang cười nhăn nhở. Cậu ta nói với tôi bằng giọng chế giễu")

- "Tôi trừng mắt nhìn cậu ta, nhưng cũng bất lực và cuối xuống nhặt cho hắn rồi trả lại."

+) "cúi" nhé. Không phải "cuối"

+) Đầu câu vừa gọi Thiên là "cậu ta", cuối câu đã gọi "hắn".
-> Cần đồng nhất cách gọi 
-> Bỏ luôn cụm "cho hắn" đằng sau vì cũng không quá cần thiết

+) Nên dùng "," và "rồi", không nên dùng "và" và "rồi"
-> Lược dấu phẩy ở "nhưng" (Để bớt đi số lượng dấu phẩy, tránh bị quá nhiều) và thêm trước "cúi xuống"

+) "Nhặt" cái gì? Dù trước đó đã nhắc đến cây viết chì nhưng câu nói của Thiên lại không đề cập đến nên vẫn nên nhắc lại để làm rõ 

=> "Tôi trừng mắt nhìn cậu ta nhưng cũng bất lực, cúi xuống nhặt cây viết chì rồi trả lại."

(Đề xuất chỉnh sửa

+) Mình nghĩ nên thêm "đành phải" để nhấn mạnh sự miễn cưỡng của Vy khi nhặt viết chì trả cho Thiên

=> "Tôi trừng mắt nhìn cậu ta nhưng cũng bất lực, đành phải cúi xuống nhặt cây viết chì rồi trả lại.")

- "Không những thế tôi còn bị đám con trai lén lút dán tờ giấy ghi rõ chữ "Tôi là Pig" lên lưng tôi nữa chứ."

+) Cần thêm yếu tố tách bạch liên từ ("không những thế") và các thành phần chính của câu

=> "Không những thế, tôi còn bị đám con trai lén lút dán tờ giấy ghi rõ chữ "Tôi là Pig" lên lưng tôi nữa chứ."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ không nên dùng "không những thế" vì trước đó, bạn chưa ghi rõ cảm xúc của Vy (mặc dù ai cũng đoán được). Mặt khác, theo mình, cụm này không nên dùng trong truyện vì nó khá cứng, chỉ nên dùng trong nghị luận hay thuyết minh thôi.
-> Nên dùng "đã vậy"

=> "Đã đang điên tiết, tôi lại bị đám con trai lén lút dán tờ giấy ghi dòng chữ "Tôi là Pig" lên lưng.")

- "Đúng là...bọn lớp tôi lòng tốt bị chó gặm cả rồi."

+) "Đúng là" là câu bộc lộ cảm xúc cảm thán
-> Tách thành câu cảm thán đặc biệt

+) Câu thứ hai sắp xếp sai hoàn toàn
("bọn lớp tôi" là chủ thể của "lòng tốt", tại sao lại đứng trước và không có "của"?)

=> "Đúng là! Lòng tốt của bọn lớp tôi bị chó gặm cả rồi!"

- "Sau khi trống đánh..Chúng tôi bắt đầu thu gọn sách vở bỏ vào cặp sách để chuẩn bị ra chơi."

+) "Sau khi trống đánh" là trạng ngữ của câu
-> Phải được ngăn cách bằng dấu phẩy, không phải hai chấm

=> "Sau khi trống đánh, chúng tôi bắt đầu thu gọn sách vở bỏ vào cặp sách để chuẩn bị ra chơi."

- "Tôi đứng lên. Hô to dõng dạc những câu chữ vẫn hay nói hằng ngày."

+) Không nên tách ra thành hai câu đơn như vậy (vì sẽ gây vụn câu), chỉ cần dùng dấu phẩy ngăn cách hai vị ngữ là được

=> "Tôi đứng lên, dõng dạc hô to những câu chữ vẫn hay nói hằng ngày."

- "Học Sinh Nghiêm!_Khi tôi vừa hô cả lớp đứng dậy đến khi cô bảo ngồi chúng nó mới dám đi chơi."

+) "Sinh" và "Nghiêm" không đứng đầu câu, cũng không phải danh từ riêng
-> Viết thường

+) Cần tách câu thứ hai thành hai câu vì quá dài
-> Dựa theo ngữ nghĩa, ta tách giữa "đứng dậy" và "đến khi"

+) Cần thêm yếu tố tách bạch trạng ngữ ("khi tôi vừa hô", "đến khi cô bảo ngồi") và các thành phần chính của câu ("cả lớp đứng dậy", "chúng nó mới dám đi chơi")

+) Đến giờ ra chơi, học sinh không chỉ "đi chơi" thường đâu
-> "chạy đi chơi"

=> "Học sinh nghiêm! - Khi tôi vừa hô, cả lớp đứng dậy. Đến khi cô bảo ngồi, chúng nó mới dám chạy đi chơi."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên tách đoạn sau câu hô lớp của Vy vì dấu gạch thường chỉ để chú thích về người nói và tâm trạng, hành động của người nói thôi, không nên viết quá dài

+) Mình nghĩ nên sửa "vừa" thành "lập tức" và chuyển ra sau

=> "Học sinh nghiêm!

Khi tôi hô, cả lớp lập tức đứng dậy. Đến khi cô bảo ngồi, chúng nó mới dám chạy đi chơi.")

=> Cả đoạn:

"Tôi khẽ nhíu mày, xoa xoa đầu rồi liếc mắt nhìn vật vừa rơi vào đầu mình. Là một cây viết chì. Quay qua hướng cây viết chì vừa rơi, tôi thấy tên Thiên đang cười nhăn nhở. Cậu ta nói với tôi bằng giọng chế giễu:

- Hey you, nhặt hộ tao cái đi!

Tôi trừng mắt nhìn cậu ta nhưng cũng bất lực, đành phải cúi xuống nhặt cây viết chì rồi trả lại. Đã đang điên tiết, tôi lại bị đám con trai lén lút dán tờ giấy ghi dòng chữ "Tôi là Pig" lên lưng. Đúng là! Lòng tốt của bọn lớp tôi bị chó gặm cả rồi!

Sau khi trống đánh, chúng tôi bắt đầu thu gọn sách vở bỏ vào cặp sách để chuẩn bị ra chơi. Tôi đứng lên, dõng dạc hô to những câu chữ vẫn hay nói hằng ngày.

- Học sinh nghiêm!

Khi tôi hô, cả lớp lập tức đứng dậy. Đến khi cô bảo ngồi, chúng nó mới dám chạy đi chơi."

- "Tôi vừa bước ra khỏi lớp thì vô tình đụng phải Hội Trưởng Khải Phong, anh ấy là một người vừa đẹp trai, học giỏi, dịu dàng, ấm áp nữa chứ."

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" trong liên kết
-> Đảo "tôi" ra sau, biến "vừa bước ra khỏi lớp" thành vế rút gọn để khử "thì"

+) "hội trưởng" không phải tên hay danh từ riêng nhưng do đôi khi từ đầu tiên trong chức danh vẫn viết hoa
-> viết thường chữ "trưởng"
(lỗi này mình cũng chỉ nhắc một lần thôi nhé)

+) Câu này quá dài, lại có hai ý tách biệt
-> Tách giữa "Hội trưởng Khải Phong" và "anh ấy"
(câu đầu tiên tả hoàn cảnh gặp mặt của Vy và Phong, câu thứ hai là lời miêu tả của Vy về Phong)

+) Dùng sai cấu trúc "vừa...lại...nữa chứ"

=> "Vừa bước ra khỏi lớp, tôi vô tình đụng phải Hội trưởng Khải Phong. Anh ấy là một người vừa đẹp trai, học giỏi, lại dịu dàng, ấm áp nữa chứ."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thêm tính từ miêu tả khái quát Phong trước khi đi vào chi tiết (học giỏi, dịu dàng,...)

=> "Vừa bước ra khỏi lớp, tôi vô tình đụng phải Hội trưởng Khải Phong. Anh ấy là một người hoàn hảo: vừa đẹp trai, học giỏi, lại dịu dàng, ấm áp nữa chứ.")

- "A xin lỗi em nhé, em có bị thương chỗ nào không? Vì hiện tại anh đang gấp! Nên vô tình đụng phải em, xin lỗi em nhé!_Hội Trưởng Khải Phong đỡ tôi đứng dậy và còn nở một nụ cười ấm áp."

+) "A" là thán từ
-> Tách thành câu cảm thán đặc biệt

+) Câu thứ hai nên tách ở dấu phẩy vì giữa hai vế không có liên kết cũng như không có quan hệ quá chặt chẽ về ngữ nghĩa
(vế trước là lời xin lỗi, vế sau là lời hỏi thăm của Phong)
(Mặt khác, việc tách cũng giúp tăng giá trị biểu cảm)

+) "chỗ nào" là từ thường dùng trong văn phong nói, nên tránh
-> Sửa thành "ở đâu"

+) Không nên tách hai câu có liên kết chặt chẽ về quan hệ từ ("vì hiện tại anh đang gấp", "nên vô tình đụng phải em") 

+) "còn" với nghĩa bổ sung thường mang nghĩa khá tiêu cực
-> Không nên sử dụng

=> "A! Xin lỗi em nhé! Em có bị thương ở đâu không? Vì hiện tại anh đang gấp nên vô tình đụng phải em, xin lỗi em nhé! - Hội trưởng Khải Phong đỡ tôi đứng dậy và nở một nụ cười ấm áp."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên thay "hiện tại" bằng "bây giờ" vì "bây giờ" mang tính tức thời hơn, phù hợp với "vội" hơn

=> "A! Xin lỗi em nhé! Em có bị thương ở đâu không? Bây giờ anh đang gấp nên vô tình đụng phải em, xin lỗi em nhé! - Hội trưởng Khải Phong đỡ tôi đứng dậy và nở một nụ cười ấm áp.")

- "Tôi ngước mặt xuống đáp vì sợ anh sẽ nhìn thấy gương mặt đỏ ửng của tôi."

+) "ngước" nghĩa là đưa mắt nhìn lên cao, không thể có "ngước xuống" được
-> Sửa thành "cúi"

+) Cần thêm yếu tố tách bạch hai vị ngữ ("cúi mặt xuống", "đáp")
-> Dùng "mà" (vì "đáp" quá ngắn, không nên dùng ",")

+) Lặp từ "tôi"
-> Sửa "của tôi" thành "của mình" và khử từ "tôi" thứ hai (nếu hai vế cùng một chủ ngữ, chỉ cần dùng một lần là được)
-> Vẫn giữ nguyên nghĩa gốc

=> "Tôi cúi mặt xuống mà đáp vì sợ anh sẽ nhìn thấy gương mặt đỏ ửng của mình."

- "Sau khi nói xong thì anh đi mất, có lẽ anh rất vội nhỉ?"

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" trong liên kết
-> Sửa thành ","

+) Vì "sau khi nói xong, anh đi mất" là câu trần thuật thông thường, không cần đến dấu hỏi chấm cuối câu
-> Tách ra thành hai câu

=> "Sau khi nói xong, anh đi mất. Có lẽ anh rất vội nhỉ?"

- "Trong khi tôi đang thẫn thờ thì trước mặt tôi có hai con người đang diễn kịch trước mắt tôi."

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" trong liên kết
-> Sửa thành ","

+) Lặp "đang" 
-> Sửa "đang" đầu tiên thành "còn đang" để tránh lặp từ cũng như nhấn mạnh độ dài của thời gian Vy thẫn thờ

+) Lặp. ("trước mặt tôi" và "trước mắt tôi")
-> Bỏ cụm đầu tiên (vì trước đó đã có trạng ngữ ("trong khi tôi còn đang thẫn thờ") -> nên bắt đầu bằng cụm chủ-vị luôn)

=> "Trong khi tôi còn đang thẫn thờ, có hai con người đang diễn kịch trước mắt tôi."

=> Cả đoạn:

"Vừa bước ra khỏi lớp, tôi vô tình đụng phải Hội trưởng Khải Phong. Anh ấy là một người hoàn hảo: vừa đẹp trai, học giỏi, lại dịu dàng, ấm áp nữa chứ.

- A! - Tôi té khuỵu chân xuống.

- A! Xin lỗi em nhé! Em có bị thương ở đâu không? Bây giờ anh đang gấp nên vô tình đụng phải em, xin lỗi em nhé! - Hội trưởng Khải Phong đỡ tôi đứng dậy và nở một nụ cười ấm áp.

- A, em không sao ạ! - Tôi cúi mặt xuống mà đáp vì sợ anh sẽ nhìn thấy gương mặt đỏ ửng của mình.

Sau khi nói xong, anh đi mất. Có lẽ anh rất vội nhỉ? Trong khi tôi còn đang thẫn thờ, có hai con người đang diễn kịch trước mắt tôi."

(Mình sẽ không chữa những câu lặp lại nữa nhé)

- "Trúc Linh diễn lại vai Khải Phong lúc nãy xòe tay đỡ Bảo Hân đứng lên. Bảo Hân diễn lại vai tôi và nhận lấy tay Trúc Linh đứng lên."

+) Cần thêm yếu tố tách bạch hai vị ngữ của câu đầu tiên 
("diễn lại vai Khải Phong lúc nãy", "xòe tay đỡ Bảo Hân đứng lên")
-> Thêm dấu phẩy

+) Lặp từ "đứng lên"
-> Bỏ cụm đầu tiên vì nếu có bỏ, ngữ nghĩa của câu này cũng thay đổi không quá nhiều

+) Hai câu này song song nhau
-> Phải thay đổi các yếu tố cho tương đương
-> Sửa "và" ở câu thứ hai thành ","

=> "Trúc Linh diễn lại vai Khải Phong lúc nãy, xòe tay đỡ Bảo Hân. Bảo Hân diễn lại vai tôi, nhận lấy tay Trúc Linh đứng lên."

- "Tôi ngán ngẫm với hai đứa bạn thân của mình."

+) "ngán ngẩm", không phải "ngán ngẫm" nhé

+) "ngán ngẩm" là từ tính từ bộc lộ cảm xúc, không đi với quan hệ từ
=> Sửa thành "nói với"

=> "Tôi ngán ngẩm, nói với hai đứa bạn thân của mình."

- "A, cho chúng em hỏi, chị có quan hệ gì với anh Khải Phong thế? Và chị thấy anh ấy là người thế nào?"

+) Ở đây, Hân và Linh đang nói với vai "em" (hàng dưới) nên cần thêm một số yếu tố chỉ sự lễ phép
=> Thêm "chị ơi" và "ạ"

=> "A! Chị ơi! Cho chúng em hỏi, chị có quan hệ gì với anh Khải Phong thế? Và chị thấy anh ấy là người thế nào ạ?"

- "Chị và anh ấy quan hệ bạn bè, anh ấy là một người đẹp trai, ấm áp, học giỏi, dịu dàng, lại còn là Hội Trưởng gương mẫu mà còn dễ mến nữa!"

+) Câu quá dài
-> Nên tách giữa vế đầu tiên và vế thứ hai vì hai vế này không có quan hệ quá chặt chẽ về ngữ nghĩa
(vế đầu tiên là lời khẳng định mối quan hệ, những vế còn lại là miêu tả của Vy về Phong)

+) "lại còn" và "mà còn" là hai cụm đồng nghĩa
-> chỉ cần dùng một cụm

=> "Chị và anh ấy là bạn bè. Anh ấy là một người đẹp trai, ấm áp, học giỏi, dịu dàng, lại còn là Hội trưởng gương mẫu và dễ mến nữa!"

=> Cả đoạn:

"- A! Xin lỗi em nhé! Em có bị thương ở đâu không? Bây giờ anh đang gấp nên vô tình đụng phải em, xin lỗi em nhé! - Trúc Linh diễn lại vai Khải Phong lúc nãy, xòe tay đỡ Bảo Hân. 

- A, em không sao ạ! - Bảo Hân diễn lại vai tôi, nhận lấy tay Trúc Linh đứng lên.

- Hai đứa bây bớt lại được không? - Tôi ngán ngẩm, nói với hai đứa bạn thân của mình.

- A! Chị ơi! Cho chúng em hỏi, chị có quan hệ gì với anh Khải Phong thế? Và chị thấy anh ấy là người thế nào ạ? - Hai đứa nó cười gian tiến tới.

- Chị và anh ấy là bạn bè. Anh ấy là một người đẹp trai, ấm áp, học giỏi, dịu dàng, lại còn là Hội trưởng gương mẫu và dễ mến nữa! - Tôi trả lời hết câu hỏi của chúng nó."

(Mình sẽ không chữa lại những lỗi đã chữa nhé)

- "Gì cơ, đẹp trai, ấm áp, học giỏi, dịu dàng, lại còn là Hội Trưởng gương mẫu mà còn dễ mến á, mắc cười ghê, tao biết hết rồi nha con, bố mày đi mách thằng Phong!"

+) Câu quá dài
-> Cần tách thành nhiều câu nhỏ
("cơ" và "á" là hai từ cấu thành câu nghi vấn -> Hai câu đầu tiên phải là câu nghi vấn)
("ghê" và "nha" là hai từ cấu thành câu cảm thán -> Hai câu tiếp theo phải là câu cảm thán)

=> "Gì cơ? Đẹp trai, ấm áp, học giỏi, dịu dàng, lại còn là Hội trưởng gương mẫu và dễ mến á? Mắc cười ghê! Tao biết hết rồi nha con! Bố mày đi mách thằng Phong!"

- "Aizzz, còn ai ngoài tên Thiên nữa chứ."

+) "nữa" ở đây là tình thái từ cấu thành câu nghi vấn
-> Phải thêm dấu hỏi chấm

=> "Aizzz, còn ai ngoài tên Thiên nữa chứ?"

- "Tôi cố gắng chạy theo hắn để năn nỉ van xin hắn đừng nói cho Khải Phong, anh ấy mà biết thì tôi có nước chuyển trường vì cái sự nhục nhã này mất."

+) Lặp từ "hắn"
-> Bỏ từ "hắn" đầu tiên vì ở đoạn này, có bỏ cũng không quá ảnh hưởng đến ngữ nghĩa

+) Câu tuy không quá dài nhưng hai vế đều dài và không có quan hệ quá chặt chẽ về ngữ nghĩa
(vế đầu tiên là hành động của Vy khi biết Thiên đi mách Phong; vế thứ hai là lý do Vy phải ngăn cản Thiên)
-> Tách

+) Không nên dùng "rằng, thì, là, mà" trong liên kết
-> Giữ "mà", bỏ "thì" 
(vì việc sử dụng "mà" là bất khả kháng còn "thì" thì không)

+) "tôi có nước chuyển trường" nghĩa là tôi vẫn còn đường lui
-> Phải là "tôi chỉ có nước chuyển trường"
-> Sửa lại câu theo cấu trúc "chỉ (có nước)...thôi!"

=> "Tôi cố gắng chạy theo để năn nỉ van xin hắn đừng nói cho Khải Phong. Anh ấy mà biết, tôi chỉ có nước chuyển trường vì cái sự nhục nhã này thôi!"

=> Cả đoạn:

"- Gì cơ? Đẹp trai, ấm áp, học giỏi, dịu dàng, lại còn là Hội trưởng gương mẫu và dễ mến á? Mắc cười ghê! Tao biết hết rồi nha con! Bố mày đi mách thằng Phong! - Hắn cười gian đe dọa tôi.

- Tao...tao...cấm mày nói nghe chưa! - Khuôn mặt tôi đỏ ửng cả lên.

Cái tên đe dọa tôi là ai ấy à? Aizzz, còn ai ngoài tên Thiên nữa chứ? Tôi cố gắng chạy theo để năn nỉ van xin hắn đừng nói cho Khải Phong. Anh ấy mà biết, tôi chỉ có nước chuyển trường vì cái sự nhục nhã này thôi!

- Tao van mày đấy! - Tôi cố níu tay áo hắn lại."

- "Hắn xoay lại ghé lại tai tôi"

+) Lặp từ "lại"
-> Sửa theo từng trường hợp cho phù hợp

=> "Hắn xoay người, ghé vào tai tôi"

- "À há, hay thế này gọi tao là "anh Thiên" đi, có lẽ tao sẽ nghĩ lại đấy"

+) Câu này quá dài
-> Tách thành nhiều câu 
(Tách giữa "hay thế này" và "gọi tao" -> Câu trước là biểu cảm, câu sau là mệnh lệnh của Thiên)
(Tách giữa "đi" và "có lẽ" -> Câu trước là mệnh lệnh, câu sau là mồi nhử của Thiên)

=> "À há, hay thế này! Gọi tao là "anh Thiên" đi! Có lẽ tao sẽ nghĩ lại đấy!"

- "Hắn cho tay vào túi rồi nhìn tôi."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên đảo "cho tay vào túi" lên đầu, biến thành vế rút gọn để thêm trạng từ miêu tả cái nhìn của Thiên

=> "Cho tay vào túi, hắn gian xảo nhìn tôi.")

- "Tôi cố gắng nói từng chữ nhuần nhuyễn."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ nên đảo "nhuần nhuyễn" lên trước "từng chữ" vì ở đây, điều cần nhấn mạnh là "nhuần nhuyễn" vì "từng chữ" thì đằng nào chẳng phải nói, quan trọng là có "nhuần nhuyễn" hay không

=> "Tôi cố gắng nói nhuần nhuyễn từng chữ.")

- "Hắn vuốt đầu trêu tôi, tôi cố nhịn lại vì sự nghiệp tương lai (TuT)"

+) Khi trêu chọc, người ta thường xoa đầu, xoa tới rối hết tóc luôn ấy 
-> Sửa thành "xoa đầu"
(mà mình nghĩ không có "vuốt đầu" đâu nhé (trừ phi trọc đầu), chỉ có "vuốt tóc" thôi)

+) Cần thêm một quan hệ từ để liên kết hai vế

+) "nhịn lại" cái gì? Cần nói rõ

=> "Hắn xoa đầu trêu tôi, còn tôi cố nhịn cơn giận dữ vì sự nghiệp tương lai (TuT)."

(Đề xuất chỉnh sửa:

+) Mình nghĩ không nên thêm biểu tượng cảm xúc trong truyện như vậy

=> "Hắn xoa đầu trêu tôi, còn tôi cố nhịn cơn giận dữ vì sự nghiệp tương lai.")

=> Cả đoạn:

"- Giờ tao sẽ không nói nếu mày năn nỉ tao có tâm một xíu! - Hắn xoay người, ghé vào tai tôi - À há, hay thế này! Gọi tao là "anh Thiên" đi! Có lẽ tao sẽ nghĩ lại đấy! - Cho tay vào túi, hắn gian xảo nhìn tôi.

- A...Anh T...Thiên! - Tôi ngượng mặt đáp.

- Anh Thiên thế nào? - Hắn làm khó tôi.

- Anh Thiên đừng có nói những lời vừa nãy với anh Phong! - Tôi cố gắng nói nhuần nhuyễn từng chữ.

- A...Ngoan lắm, anh thương! - Hắn xoa đầu trêu tôi, còn tôi cố nhịn cơn giận dữ vì sự nghiệp tương lai."

II. Nhận xét chung:

1) Về chính tả:

- Viết sai chữ hoa-chữ thường quá nhiều
(Chỉ có tên, danh từ riêng, chữ cái đầu tiên của câu và đôi khi cả từ đầu tiên của chức vụ hay nơi công tác mới viết hoa thôi nhé. Bạn cần xác định rõ lý do vì sao viết hoa trước khi viết nhé.)

- Thường xuyên mắc lỗi type
(Phải có dấu cách giữa dấu gạch đầu dòng và từ đầu tiên trong câu, dấu gạch nối giữa lời nói trực tiếp và vế giải thích không phải gạch dưới mà là gạch ngang)

- Thường xuyên mắc lỗi chính tả

- Còn viết số

2) Về cách sử dụng dấu câu:

- Còn dùng sai dấu câu
(Bạn thường lạm dụng dấu ba chấm khi không cần thiết nên cần phải nhớ rõ cách sử dụng (mình nhắc bên trên rồi á). Một gợi ý nhỏ nhé, những câu nào có tình thái từ bộc lộ cảm xúc (thay, sao,...),cầu khiến (đi, nào, với), sắc thái tình cảm (nhé, cơ mà,...) hay thán từ (chao ôi, than ôi,...) thường sẽ đi với dấu chấm than. Nhưng dĩ nhiên không phải tất cả. Với những câu mang ý biểu cảm nhưng không đi kèm những từ này, bạn cần chú ý xét kỹ nghĩa rồi thêm dấu cho phù hợp.)

- Thường xuyên thiếu yếu tố tách bạch các thành phần câu
(Đôi khi, yếu tố này không cần thiết nhưng trong một số trường hợp, thiếu yếu tố tách bạch có thể gây hiểu nhầm)

3) Về cách dùng từ:

- Còn sử dụng sai hay không hợp lý từ ngữ khiến ý của câu mờ nhạt hoặc không được nhấn mạnh

- Còn dùng những từ thuộc văn phong nói
(VD: "giờ này", "vậy hả", "để không thôi", đại từ "nó" dùng cho ngôi thứ ba số ít, "trong khi",...)
(Lỗi này mình đã giải thích trong từng đoạn rồi nhé. Không phải những từ này không được dùng trong văn phong viết nhưng truyện của bạn không cần thiết phải dùng đến trừ trường hợp bất khả kháng không còn từ nào thay thế.)

- Còn dùng từ sai ngữ cảnh

- Còn dùng sai những cụm từ hoặc cấu trúc cố định
(Với lỗi này, bạn cần phải đọc thật nhiều sách để có thể tích góp được vốn từ, cụm từ cũng như cấu trúc nhé. Đây cũng như những cấu trúc động từ tiếng Anh ấy, buộc phải dùng cho quen thôi.)

- Lặp từ quá nhiều
(Bạn có thể tham khảo các biện pháp tránh lặp từ sau nhé:
+ Thay một/cả hai từ bằng từ khác
+ Biến một/cả hai câu/vế câu chứa từ bị lặp thành loại câu khác để lược
(Có thể là câu cầu khiến, cảm thán, nghi vấn hay rút gọn, đặc biệt,...)

4) Về kết cấu câu từ:

- Sắp xếp câu sai thường xuyên
(Cần nhớ, trạng ngữ/quan hệ từ/liên từ, chủ ngữ - vị ngữ)
(Đôi khi cấu trúc này được đảo lại trong miêu tả hay biểu cảm (biện pháp nghệ thuật đảo ngữ) nhưng với truyện của bạn thì không cần thiết)

- Còn thiếu thành phần câu (đặc biệt là chủ ngữ)
(Đôi khi, câu có thể khuyết thiếu thành phần (câu rút gọn hoặc câu đặc biệt) nhưng với những trường hợp trong truyện mà mình đã giải thích thì không thể lược bỏ (mình đã giải thích lý do ở từng đoạn))

- Còn lạm dụng nhiều "rằng, thì, là, mà" trong liên kết
(Thường trong văn phong nói, những từ này sẽ được sử dụng khá nhiều với mục đích liên kết nhưng trong văn phong viết, việc đưa những từ này vào trong câu sẽ gây lủng củng, đôi khi lặp từ. Nên tránh nếu có thể nhé.)

- Câu thường xuyên quá dài gây mất liên kết trong câu hoặc không nhấn mạnh được ý muốn nói
(Tuy một câu có thểcó bốn, năm thậm chí sáu vế (trong trường hợp sử dụng điệp ngữ) nhưng gần nhưchỉ trong miêu tả hay biểu cảm thôi. Còn với truyện của bạn, mỗi câu chỉ nên cótừ một đến hai vế là được rồi. Để biết vị trí tách câu phù hợp, hãy căn cứ vàoloại câu và sự liên kết giữa các câu. Nếu một vế có thể tách ra thành câu đặcbiệt hoặc câu cảm thán thì nên tách, bởi hai loại câu này sẽ giúp nhấn mạnhthêm ý bạn muốn đề cập. À, nhớ thêm dấu chấm than nhé!)

- Còn sai yếu tố song song

- Còn tách câu không hợp lý

- Câu thường xuyên không rõ ràng, cần thêm các yếu tố xác định.

5) Về logic:

- Còn mắc vài lỗi logic khi viết
(Mình đã giải thích trong từng lỗi rồi nhé)

6) Về cách viết:

- Cần bổ sung yếu tố cường điệu, nhấn mạnh để làm phong phú câu văn cũng như câu chuyện

- Nên chuyển câu trần thuật thành câu nghi vấn hoặc cảm thán nếu có thể để nhấn mạnh cảm xúc nhân vật

- Cần bổ sung thêm yếu tố miêu tả cũng như những hình ảnh so sánh, nhân hóa (nếu được thì ẩn dụ, hoán dụ) để tăng tính tạo hình cho truyện

III. Lời khuyên từ beta-er (Gift):

(Phần này chỉ để tham khảo thôi nhé)

Vì bên trên mình đã nhận xét khá nhiều về ngữ pháp nên bây giờ mình sẽ nói về cốt truyện và cách viết truyện nhé.

Đầu tiên, mình không biết bạn nghĩ thế nào nhưng theo mình, không nên viết phần giới thiệu nhân vật. Điều này, trước tiên, sẽ khiến các nhân vật chính bị lộ ra. Việc không nhắc đến các nhân vật chính từ đầu có thể giúp bạn tung ra một "plot twist" (bước ngoặt) ở cuối truyện, điều sẽ giúp độc giả bất ngờ và thích thú với truyện của bạn hơn. Mặt khác, việc không viết phần giới thiệu sẽ bắt bạn phải lồng ghép tính cách nhân vật vào truyện, một phần giúp bạn nâng cao trình độ, một phần giúp truyện lôi cuốn hơn, bắt người đọc phải tự tưởng tượng tính cách của nhân vật. 

Tiếp theo, theo mình thấy, motip "nữ chính học giỏi gương mẫu, nam chính hotboy cá biệt" đã quá quen thuộc rồi. Mình nghĩ không nên đi vào lối mòn mà nên sáng tạo khác biệt một chút. Dĩ nhiên, nếu bạn muốn sáng tạo dựa trên những thứ có sẵn cũng được, mình chỉ khuyên vậy thôi.

Kế nữa, như mình đã nhắc đến bên trên, mình nghĩ bạn nên lồng ghép nhiều yếu tố miêu tả hơn cho truyện. Ví dụ như đoạn Vy "bị" Hân chở đến suýt đâm vào cột điện, bạn có thể lồng vào dạng như "nó chở nhanh quá làm tôi không kịp ngắm nhìn phố xá đông vui tấp nập như thường lệ...(miêu tả phố xá)" hay trước khi bị bóng ném trúng đầu, bạn có thể viết theo kiểu "khi chờ con bạn đi gửi xe, tôi tranh thủ ngắm nhìn trường...(miêu tả trường)"

Mặt khác, mình nghĩ bạn không nên lạm dụng đối thoại để dẫn truyện. Vì đây không phải một vở kịch mà là một câu chuyện, lời văn mới là tối ưu và được đánh giá cao chứ không phải đối thoại. Với đối thoại, một chương truyện của bạn có rất ít nội dung nhưng với diễn đạt, chương của bạn sẽ dày đặc nội dung và hình ảnh (so sánh chút xíu cho vui ha, như một cuốn phim vậy). Tuy đối thoại có thể giúp truyện (đặc biệt là thể loại học đường của bạn) tự nhiên hơn, nhưng không có nghĩa là bạn được phép lạm dụng chúng.

Tóm lại, mặc dù chính tả và ngữ pháp của bạn (cho phép mình nói thẳng) quá tệ, không có quá nhiều yếu tố miêu tả khiến truyện không có hình ảnh, cốt truyện hoàn toàn vẫn chưa có gì nổi bật và thu hút độc giả hơn so với hàng loạt truyện trên wattpad hiện nay nhưng bạn có một điểm cộng là cách viết và cách chuyển cảnh khá tự nhiên, gần như không phải viết theo dạng "---" cách đoạn rồi "sáng hôm sau. Cố gắng phát huy và thay đổi lối viết theo hướng tích cực để phát triển khả năng viết nhé!

IV. Gợi ý truyện nên đọc (Gift):
(Phần này cũng chỉ để tham khảo thôi nhé)

Đầu tiên, mình nghĩ bạn nên tham khảo hai truyện sau:
- "Tây Thu tiểu công chúa" - Lan Rùa (LanRa7)
- "Cấp 3 năm ấy..." - Sachi-san (NguynLam686)
Đây là hai truyện cũng theo thể loại học đường mà mình nghĩ có cốt truyện, ngữ pháp và cách lồng ghép yếu tố miêu tả khá tốt. 

Tiếp theo, mình thấy truyện của bạn có quá ít yếu tố miêu tả. Mình nghĩ bạn nên tham khảo cách miêu tả từ truyện sau:
- "Reprototype" - Jun Hinoue (JunHinoue)
Có thể nói, đây là truyện có văn phong và cách miêu tả hay nhất mình từng đọc.

Cuối cùng, nếu bạn dự định lồng ghép các chi tiết để kết truyện có thể tung ra một plot twist (bước ngoặt) thật bất ngờ, mình nghĩ bạn nên tham khảo truyện "Cô gái văn chương" của Nomura Mizuki. Đây cũng là truyện thuộc thể loại học đường mà bạn có thể tham khảo để cải thiện văn phong cũng như cách miêu tả và chuyển tiếp tình huống của mình.

Ngoài ra, mình nghĩ bạn nên tham khảo truyện (cũng không hẳn là truyện) sau:
- "Nghệ thuật viết truyện" - NoLoveNoLife1990 (NoLoveNoLife1990)
Đây là tổng hợp những điều cần biết khi viết truyện của một bạn wattpad-er mà mình nghĩ sẽ khá hữu ích với bạn nói riêng và với tất cả các writer nói chung.

Những điều mình muốn nói chỉ có vậy thôi. Chúc bạn thành công!

Ghi chú:

+) Mình đề xuất những truyện này hoàn toàn không vì mục đích PR (quảng cáo) mà chỉ đơn thuần muốn giúp bạn có được những nguồn tham khảo hữu ích

+) Xin lỗi vì mình không thể dẫn được link truyện. Thay vào đó, mình đã viết tên tác giả bên trên. Sau dấu gạch (-) là tên và trong ngoặc () là nick wattpad của tác giả. Từ đó, bạn có thể đọc những truyện mình đề xuất nói riêng và cả những truyện khác của tác giả.

V. Payment:

*Lần đầu đặt hàng:

- Follow No Team và Beta-er

- Vote chap đặt đơn và trả đơn

- Ghi trên wall của cậu "Beta shop #No_Team"

- Đánh giá trên thang điểm 10

*Lần sau đặt hàng:

- Khi đặt trên 3 lần dùng acc phụ follow, đặt trên 5 lần dùng thêm acc phụ follow nữa

- Vote chap trả đơn

- Đánh giá trên thang điểm 10

*Nếu phát hiện rút follow hoặc nhận đơn mà không trả payment sau 3 ngày lập tức vào Blacklist


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro