Đơn 1 - Hy
Beta-er: Antuhy2112 (#Hy)
Khách hàng: MuVanh (NguyenVanAnh25082005)
I. Chữa trực tiếp:
- "Minh Triết sững sờ, phải nói là bây giờ ông giận đứa con gái này lắm."
+) Vế "Minh Triết sững sờ" và "phải nói..." không có liên kết -> Tách thành hai câu đơn
+) Nên tránh sử dụng những từ như rằng, thì, là, mà với mục đích liên kết nhé.
+) Cần thêm yếu tố tách bạch thành phần nhấn mạnh ("phải nói") với các thành phần khác trong câu
=> "Minh Triết sững sờ. Phải nói, bây giờ ông giận đứa con gái này lắm."
- "Từ trước đến nay, từ khi ông cưới Phùng Liên,..."
+) Không thể tồn tại song song hai trạng ngữ chỉ thời gian này ("từ trước đến nay" = luôn luôn, còn "từ khi ông cưới Phùng Liên" = từ một thời điểm trong quá khứ đến bây giờ)
-> Bỏ "từ trước đến nay"
=> "Từ khi ông cưới Phùng Liên, không hiểu..."
(Đề xuất bổ sung: Mình nghĩ nên thêm yếu tố so sánh với vế này, tiện thể tận dụng luôn cụm "từ trước đến nay"
VD: "Từ trước tới nay, Xử Nữ luôn rất ngoan ngoãn, hiếu thảo, nhưng từ khi ông cưới Phùng Liên, không hiểu...")
- "không hiểu sao" -> "không hiểu vì lý do gì"
+) "Không hiểu sao" thuộc văn phong nói, nên tránh nhé bạn.
- "...con bé luôn cứng đầu, dù ông có khuyên bảo ra sao cũng không chịu nghe, lại với cái tính cách trầm kém hoạt bát của nó nữa."
+) "Từ khi ông cưới Phùng Liên", "con bé" mới "cứng đầu" -> phải sửa thành "trở nên"
+) Câu này đã có bốn vế -> Nên tách thành hai câu, tránh để câu quá dài
+) "trầm kém hoạt bát". Hai yếu tố này tuy cùng chức năng (miêu tả tính cách của Xử Nữ) nhưng không cân bằng (một tính từ có một tiếng, một tính từ có ba tiếng) -> Điệp lại từ "trầm", vừa để nhấn mạnh tính cách của nhân vật, vừa để cân bằng phần nào yếu tố câu.
+) Tuy hai vế đầu tiên có sự liên kết ("dù") nhưng giữa vế thứ hai và vế thứ ba lại thiếu yếu tố này. Theo mình, ở đây, "cứng đầu" và "tính cách trầm kém hoạt bát" có chung đặc điểm (là nguyên nhân của việc "dù ông có khuyên bảo ra sao cũng không chịu nghe") -> Đảo lại trật tự câu cho hợp lý (Đẩy hai vế cùng đặc điểm lại với nhau)
=> "...con bé trở nên cứng đầu. Lại cộng thêm cái tính trầm trầm kém hoạt bát của nó nữa nên dù ông có khuyên bảo ra sao, nó cũng không chịu nghe."
- "Thậm chí đã nhiều lần làm sai, làm tổn thương Phùng Liên..."
+) Ai đã nhiều lần làm sai? Thiếu thành phần chủ ngữ -> Thêm
+) "làm" -> "khiến" (chuyển từ câu chủ động thành bị động, giúp nhấn mạnh "sự tổn thương của Phùng Liên"
=> Thậm chí nó đã nhiều lần làm sai, khiến Phùng Liên bị tổn thương..."
- "...còn không biết nhận lỗi, thật không coi ai ra gì !"
+) "còn" -> "nhưng lại" ("còn" mang hướng nghĩa của câu cầu khiến (VD: Còn không mau làm việc đi!; Còn không mau nhận lỗi đi!;...) nhưng đây lại là câu trần thuật -> phải thay bằng một quan hệ từ phù hợp)
+) Vế "nhưng lại không biết nhận lỗi" không có liên kết với "thật không coi ai ra gì" -> Tách thành hai câu, đồng thời cũng nhấn mạnh ý biểu cảm ở câu sau.
+) Nên thêm "mà" ở cuối để nhấn mạnh biểu cảm mang ý trách móc
+) Dấu chấm than (!) đi liền với chữ cái liền trước nhé
=> "...nhưng lại không biết nhận lỗi. Thật không coi ai ra gì mà!"
=> Cả đoạn:
"- Con... - Minh Triết sững sờ. Phải nói, bây giờ ông giận đứa con gái này lắm.
Từ trước tới nay, Xử Nữ luôn rất ngoan ngoãn, hiếu thảo nhưng từ khi ông cưới Phùng Liên, không hiểu vì lý do gì mà con bé lại trở nên cứng đầu. Cộng thêm cái tính trầm trầm kém hoạt bát của nó nữa nên dù ông có khuyên bảo ra sao, nó cũng không chịu nghe. Thậm chí nó đã nhiều lần làm sai, khiến Phùng Liên bị tổn thương nhưng lại không biết nhận lỗi. Thật không coi ai ra gì mà!"
- "Xử Nữ đứng phắt dậy bỏ lên phòng, lúc đó ông cũng bắt gặp Phùng Liên đang đứng trên cầu thang, bà đi tới chỗ Minh Triết."
+) Cần thêm yếu tố tách bạch hai vị ngữ ("đứng phắt dậy", "bỏ lên phòng")
+) Việc "Xử Nữ đứng phắt dậy, bỏ lên phòng" hoàn toàn không liên quan tới việc "ông bắt gặp Phùng Liên đang đứng trên cầu thang" -> Tạo liên kết
+) Vế đầu tiên tuy có liên kết với vế thứ hai (tạo bên trên) nhưng không thích hợp để gộp thành một câu; vế thứ hai hoàn toàn không có liên kết với vế thứ ba -> Tách thành ba câu đơn
=> "Xử Nữ đứng phắt dậy, bỏ lên phòng. Liếc nhìn theo con gái, ánh mắt ông bắt gặp Phùng Liên đang đứng trên cầu thang. Bà nhẹ nhàng đi tới chỗ Minh Triết."
- "- Có phải những lời vừa rồi của Xử Nữ khiến em phiền lòng không ?"
+) Xử Nữ nói rồi và nếu Phùng Liên phiền lòng thì cũng đã phiền lòng rồi -> Cần thêm yếu tố biểu lộ thời gian (quá khứ)
+) Dấu hỏi (?) đi liền với chữ cái liền trước luôn nhé.
(Từ bây giờ mình sẽ không nhắc tới lỗi này nữa nhé)
=> "- Có phải những lời vừa rồi của Xử Nữ đã khiến em phiền lòng không?"
- "Ông cầm tay, nhẹ nhàng quan tâm."
+) "Ông" cầm tay ai? Tuy trước đó đã nhắc đến Phùng Liên nhưng ở giữa đã có một câu nói của Minh Triết nên không thể cấu thành phép rút gọn câu.
=> "Ông cầm tay vợ, nhẹ nhàng quan tâm."
- "Không có đâu !"
+) Theo mình, từ "có" ở đây không cần thiết, chỉ cần "không đâu" là đủ rồi.
=> "Không đâu!"
- "...anh đừng trách cứ nó nhiều, với lại em cũng hiểu cho hoàn cảnh của con bé."
+) "với lại" là văn phong nói. Tuy ở đây là câu đối thoại nhưng cũng không nên sử dụng từ ngữ không thuộc văn phong viết.
+) Câu trên có ba vế -> Tách
+) Thêm "mà" -> nhấn mạnh cảm xúc cảm thông vốn có
=> "...anh đừng trách cứ nó nhiều. Em cũng hiểu hoàn cảnh của nó mà!"
- "Khi nghe xong câu nói này, Minh Triết dường như nhẹ lòng hẳn, có một người vợ như bà ấy thật tốt !"
+) Từ "khi" ở đây không cần thiết. Chỉ "nghe xong câu nói này" cũng đã đủ để cấu thành thành phần trạng ngữ rồi
+) "Minh Triết dường như nhẹ lòng hẳn" -> sai trật tự câu
+) Không có liên kết giữa hai vế "Minh Triết dường như nhẹ lòng hẳn" và "có một người vợ như bà ấy thật tốt" -> Tách thành hai câu
=> "Nghe xong câu nói này, lòng Minh Triết như nhẹ hẳn đi. Có một người vợ như bà ấy thật tốt!"
=> Cả đoạn:
"Xử Nữ đứng phắt dậy, bỏ lên phòng. Liếc nhìn theo con gái, ánh mắt ông bắt gặp Phùng Liên đang đứng trên cầu thang. Bà nhẹ nhàng đi tới chỗ Minh Triết.
- Có phải những lời vừa rồi của Xử Nữ đã khiến em phiền lòng không? - Ông cầm tay vợ, nhẹ nhàng quan tâm.
- Không đâu! - Phùng Liên cười hiền - Con bé còn nhỏ, anh đừng trách cứ nó nhiều. Em cũng hiểu hoàn cảnh của nó mà!
Nghe xong câu nói này, lòng Minh Triết như nhẹ hẳn đi. Có một người vợ như bà ấy thật tốt!
- Em cứ như vậy, anh thật cảm thấy áy náy!"
- "Đừng lo, em thật sự không sao !"
+) Thêm "mà" để nhấn mạnh yếu tố biểu cảm
=> "Đừng lo, em thật sự không sao mà!"
- "Anh cứ yên tâm đi công tác, trong khoảng thời gian đó, em sẽ chăm sóc Xử Nữ thật tốt !"
+) Câu này có ba vế -> Tách
+) Thêm "nhé" ở cuối vế đầu tiên -> Nhấn mạnh yếu tố biểu cảm
=> "Anh cứ yên tâm đi công tác nhé! Trong khoảng thời gian đó, em sẽ chăm sóc Xử Nữ thật tốt!"
- " Xử Nữ đứng trên tầng cũng đã quan sát mọi việc, bà ta quả nhiên là hồ ly, lại có thể lừa được cha cô"
+) "Đứng trên tầng" là trạng ngữ -> nên để lên đầu câu
+) "cũng đã quan sát mọi việc" -> "cũng đã quan sát được mọi việc". Thêm "được" -> biểu lộ rằng đã quan sát chỉn chu, tử tế.
+) Câu này có ba vế -> Tách
=> "Đứng trên tầng, Xử Nữ cũng đã quan sát được mọi việc. Bà ta quả nhiên là hồ ly, lại có thể lừa được cha cô."
(Đề xuất bổ sung: Mình nghĩ câu đằng sau nên đảo lại trật tự hai vế, vừa bỏ được từ "lại" vốn không mang ý nghĩa gì, vừa có thể bộc lộ cảm xúc của nhân vật Xử Nữ với nhân vật Phùng Liên.
=> "Đứng trên tầng, Xử Nữ cũng đã quan sát được mọi việc. Có thể lừa được cha cô, bà ta quả nhiên là hồ ly mà!")
- " ; khóe miệng của bà ta khẽ kéo lên, nụ cười đó đã minh chứng cho sự giả tạo, Xử Nữ nhìn mà không khỏi cảm thấy uất hận."
+) Không nhất thiết phải dùng dấu chấm phẩy ở đây -> Thay bằng dấu chấm
+) "kéo" -> "nhếch" (lỗi dùng từ)
+) "minh chứng" -> "chứng minh" ("minh chứng" thường được dùng như danh từ (VD: Đó là minh chứng của sự giả tạo.), còn "chứng minh" được dùng như động từ (VD: Nụ cười đó chứng minh cho sự giả tạo.). Ở đây ta cần động từ chứ không cần danh từ)
+) Giữa vế thứ hai và vế thứ ba không có sự liên kết -> Tách
=> "Khóe miệng bà ta khẽ nhếch lên nụ cười minh chứng cho sự giả tạo. Xử Nữ nhìn mà không khỏi cảm thấy uất hận."
(Đề xuất bổ sung: Mình nghĩ đảo lại trật tự, gộp ba vế làm một câu như thế này sẽ gọn gàng hơn.
=> "Nhìn nụ cười minh chứng cho sự giả tạo từ khóe miệng nhếch lên kia, Xử Nữ không khỏi cảm thấy uất hận.")
=> Cả đoạn:
"- Đừng lo, em thật sự không sao mà! Anh cứ yên tâm đi công tác nhé! Trong khoảng thời gian đó, em sẽ chăm sóc Xử Nữ thật tốt!
Ông ôm Phùng Liên vào lòng.
Đứng trên tầng, Xử Nữ cũng đã quan sát được mọi việc. Có thể lừa được cha cô, bà ta quả nhiên là hồ ly mà! Nhìn nụ cười minh chứng cho sự giả tạo từ khóe miệng khẽ nhếch kia, Xử Nữ không khỏi cảm thấy uất hận."
- "Bảo Bình thất thần ngồi trên ghế đá trong sân trường, đôi mày cậu khẽ nhíu lại, đôi bàn tay không ngừng xoa nắn..."
+) Không có sự liên kết giữa vế đầu tiên và vế thứ hai -> Tách
=> "Bảo Bình thất thần ngồi trên ghế đá trong sân trường. Đôi mày cậu khẽ nhíu lại, đôi bàn tay không ngừng xoa nắn..."
- "Em có phải là đang nhớ anh đúng không ?"
+) Sai trật tự câu
=> "Có phải em đang nhớ anh đúng không?"
- "Trời trời, sao mà buồn nôn quá vậy trời !?"
+) Chỉ cần một dấu "?" thôi nhé
=> "Trời trời, sao mà buồn nôn quá vậy trời?"
- "Không nói không rằng, Bảo đứng dậy chạy thật nhanh vào lớp."
+) Cần có thêm yếu tố tách bạch hai vị ngữ ("đứng dậy", "chạy thật nhanh vào lớp")
=> "Không nói không rằng, Bảo đứng dậy, chạy thật nhanh vào lớp."
- "Cậu làm sao mà chạy như ma đuổi thế ?"
+) Sắp xếp câu sai
=> "Làm sao mà cậu chạy như ma đuổi thế?"
- "...mặt nhăn nhó vẻ đau đớn"
+) "vẻ đau đớn" ở đây không rõ nghĩa nên mình sẽ beta theo hai hướng luôn nhé
=> +) "...mặt nhăn nhó, ra vẻ đau đớn" (Với trường hợp "ăn vạ")
+) "...mặt nhăn nhó, có vẻ khá đau đớn" (Với trường hợp đau thật)
- "Bảo Bình nhớ lại chuyện hôm qua, đúng rồi, cái điều kiện tỏ tình đó, không hiểu sao mặt đột nhiên đỏ bừng, lại nhìn thấy Xử Nữ đang nhìn mình, thật kinh khủng quá đi!"
+) Câu này có quá nhiều vế -> Tách (+ sửa lại một số dấu câu cho phù hợp với ngữ cảnh)
+) Lặp "nhìn" -> bỏ bớt một từ đi
+) Thêm "chằm chằm" -> Nhấn mạnh ý trong câu
=> "Bảo Bình nhớ lại chuyện hôm qua. Đúng rồi, cái điều kiện tỏ tình đó! Không hiểu vì lý do gì mà mặt cô/cậu đột nhiên đỏ bừng, lại thấy Xử Nữ đang nhìn chằm chằm nữa chứ! Thật kinh khủng quá đi!"
(Xin lỗi nhé, mình không biết giới tính của nhân vật này nên tùy bạn chỉnh sửa phần "cô/cậu" nha)
- "Cự Giải theo thói quen đưa tay lên trán Bảo Bình một cách tự nhiên, một phần..."
+) Sắp xếp câu sai
+) Câu này đã có ba vế, mà hai vế sau lại có liên kết chặt chẽ với nhau -> Tách ở giữa vế đầu tiên và vế thứ hai.
=> "Theo thói quen, Cự Giải đưa tay lên trán Bảo Bình một cách tự nhiên. Một phần..."
(Đề xuất bổ sung: Theo mình, nên gộp ba vế này lại làm một bằng cách đảo hai vế sau lên đầu
=> "Một phần [...] rất lo mỗi khi thấy ai đó bị ốm, theo thói quen, Cự Giải đưa tay lên trán Bảo Bình một cách tự nhiên.")
=> Cả đoạn:
"Bảo Bình nhớ lại chuyện hôm qua. Đúng rồi, cái điều kiện tỏ tình đó! Không hiểu vì lý do gì mà mặt cô/cậu đột nhiên đỏ bừng, lại thấy Xử Nữ đang nhìn chằm chằm nữa chứ! Thật kinh khủng quá đi!
- Ủa, cậu bị sốt hay sao mà mặt đỏ thế? - Một phần vì không nhớ phận trai của mình, một phần vì cô luôn rất lo mỗi khi thấy ai đó bị ốm, theo thói quen, Cự Giải đưa tay lên trán Bảo Bình một cách tự nhiên."
- "Bảo Bình bất ngờ kèm theo ngại ngùng, lấy hết can đảm nói chuyện với Cự Giải."
+) Sắp xếp câu sai. ("bất ngờ kèm theo ngại ngùng" là trạng ngữ -> Để đầu câu)
=> "Bất ngờ kèm theo ngại ngùng, Bảo Bình lấy hết can đảm nói chuyện với Cự Giải."
- "Vậy nên...ra chơi hãy ra sau vườn gặp tôi !"
+) Ở đây, nhân vật đang ấp úng -> Nên điệp lại "Vậy nên" một lần nữa
+) Cần thêm thành phần tách bạch trạng ngữ ("ra chơi") và thành phần chính của câu.
=> "Vậy nên...vậy nên...ra chơi, hãy ra sau vườn gặp tôi!"
- "Dấu hỏi chấm to đùng hiện lên trong đầu Cự Giải, con nhỏ Bảo Bình không phải lại định giở trò gì với cô đó chứ ?"
+) Hai vế trong câu tuy có liên quan nhưng không có liên kết, và cũng đủ dài để tách thành hai câu độc lập -> Tách
+) Cần thêm số từ hoặc lượng từ trước "dấu hỏi chấm" để định rõ danh từ
+) Sắp xếp vế thứ hai sai
=> "Một dấu hỏi chấm to đùng hiện lên trong đầu Cự Giải. Không phải con nhỏ Bảo Bình lại định giở trò gì với cô đó chứ?"
- "Dù sao thì cô cũng đã đắc tội với Bảo khá nhiều."
+) Như mình đã nói bên trên, không nên sử dụng "rằng, thì, là, mà" trong liên kết trừ trường hợp đặc biệt nhé.
=> "Dù sao, cô cũng đã đắc tội với Bảo khá nhiều."
- "What ?!"
+) Không nên chèn tiếng Anh giữa truyện như thế này nhé! Nhưng nếu bạn muốn tăng vẻ nhí nhảnh cho truyện thì giữ nguyên cũng được, nhưng mình không tán thành điều này cho lắm.
+) Chỉ cần một dấu hỏi chấm (?) liền sau chữ cái cuối cùng thôi nhé.
(Lỗi này mình sẽ chỉ nhắc thêm một lần này thôi.)
=> "Cái gì?"
- "Giải chỉ biết khóc thầm trong lòng, đành chuẩn bị tinh thần vậy."
+) Giữa hai vế này hoàn toàn không có liên kết.
=> ""Đành chuẩn bị tinh thần vậy!" - Giải chỉ biết khóc thầm."
- "Cậu thấy...sao ?"
+) Theo mình, ở đây không cần dấu ba chấm nữa vì trước "cậu" cũng đã có dấu ba chấm rồi. Nếu muốn nhấn mạnh vẻ ngập ngừng, ấp úng của nhân vật thì có thể thêm "Ừm" trước câu.
=> "Ừm...Cậu thấy sao?"
- "Thiên Yết nhìn sang phía Ma Kết chờ đợi."
+) Cần thêm thành phần tách bạch hai vị ngữ ("nhìn sang phía Ma Kết" và "chờ đợi")
(Nếu để nguyên câu như thế này, người đọc sẽ không biết "Thiên Yết nhìn sang phía mà Ma Kết chờ đợi" hay "Thiên Yết nhìn sang phía Ma Kết rồi chờ đợi")
=> "Thiên Yết nhìn sang phía Ma Kết, chờ đợi."
- "Ma Kết thậm chí còn không thèm nhìn Thiên Yết, sự lạnh lùng của cậu ta khiến cô có chút đau."
+) Hai vế này tuy liên quan nhưng không có liên kết và mỗi vế cũng đã đủ dài và đủ thành phần để cấu thành câu đơn. -> Tách
+) "khiến cô có chút đau" -> "khiến tim cô đau nhói"
Chỗ này bạn bị lậm văn phong convert nhé.
=> "Ma Kết thậm chí còn không thèm nhìn Thiên Yết. Sự lạnh lùng của cậu ta khiến tim cô đau nhói."
(Đề xuất bổ sung:
+) Mình nghĩ "không thèm quay đầu lại" sẽ tàn nhẫn hơn là "không thèm nhìn Thiên Yết" vì chỉ cần Ma Kết liếc một thứ gì sau lưng Thiên Yết cũng đã đủ để cô tự tạo nên ảo giác rằng Ma Kết nhìn mình rồi.
+) Mình nghĩ câu thứ hai không nhất thiết phải có chủ ngữ vì không cần nói, độc giả cũng đã biết cái gì khiến "tim cô đau nhói" rồi.
=> ""Ma Kết thậm chí còn không thèm quay đầu lại. Tim cô đau nhói.")
- ""Đúng vậy, tại sao mình lại phải hỏi ý kiến của Ma Kết !""
+) Có "tại sao" -> Đây là câu nghi vấn -> Phải dùng dấu hỏi chấm
+) Nên thêm "cơ chứ" cuối câu để nhấn mạnh ý biểu cảm của câu
=> ""Đúng vậy, tại sao mình lại phải hỏi ý kiến của Ma Kết cơ chứ?"
- "Thật ra cậu làm vậy là rất đúng, chỉ cần đừng quá sức là được, ngoài ra vẫn nên tập trung cho việc học."
+) Vế thứ nhất và vế thứ hai có quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa, nhưng vế thứ hai và thứ ba tuy có liên quan nhưng không có liên kết -> Tách
+) "chỉ cần đừng quá sức là được" và "vẫn nên tập trung cho việc học" mang ý khuyên nhủ -> thuộc kiểu câu cầu khiến -> nên kết thúc bằng dấu chấm than
+) Cần thêm thành phần tách bạch quan hệ từ ("ngoài ra") và thành phần chính trong câu ở vế thứ ba
+) Cần thêm thành phần tách bạch "thật ra" và thành phần chính trong câu ở vế đầu tiên
=> "Thật ra, cậu làm vậy là rất đúng, chỉ cần đừng quá sức là được! Ngoài ra, vẫn nên tập trung cho việc học!"
(Đề xuất bổ sung:
+) Mình nghĩ nên thay quan hệ từ "ngoài ra" thành "nhưng" để làm bật lên quan hệ tượng phản giữa câu trước (nói về việc "đi làm") và câu sau (nói về việc "học")
+) Mình nghĩ nên thêm "trước đã" vào cuối câu thứ hai, vì nếu làm việc mà không tập trung cũng không được -> đây chỉ là lời khuyên nên ưu tiên việc nào hơn.
=> "Thật ra, cậu làm vậy là rất đúng, chỉ cần đừng quá sức là được! Nhưng, vẫn nên tập trung cho việc học trước đã!")
- "Thì ra là do cô nghĩ nhiều, Ma Kết vẫn quan tâm cô đó thôi."
+) Không có liên kết giữa hai vế -> Nên tách câu này thành hai câu
=> "Thì ra là do cô nghĩ nhiều! Ma Kết vẫn quan tâm cô đó thôi!"
- "Oa Thiên Yết, cậu làm việc ở quán trà sữa đó hả, Lý Thanh đúng không ?"
+) Không có liên kết giữa đoạn trước và câu đối thoại này -> Thêm yếu tố
+) "Oa" là thán từ -> nên tách ra thành một câu đặc biệt
+) "hả" đã là tình thái từ nghi vấn rồi -> nên vế thứ hai thành một câu nghi vấn nữa
=> "Sự buồn phiền khi nãy giờ chẳng là gì cả.
Đột nhiên, Kim Ngưu chạy tới, cười nói:
- Oa! Thiên Yết, cậu làm việc ở quán trà sữa đó hả? Lý Thanh đúng không?"
- "Ngày nào mình cũng đi qua đó, hay thỉnh thoảng mình sẽ ghé qua ủng hộ cậu nha !"
+) Cần thêm yếu tố tách bạch trạng ngữ chỉ tần suất ("thỉnh thoảng") và thành phần chính của câu
=> "Ngày nào mình cũng đi qua đó, hay thỉnh thoảng, mình sẽ ghé qua ủng hộ cậu nha!"
- "Song Tử thấy vậy liền đi ra trêu ghẹo."
+) Cần thêm yếu tố tách bạch hai vị ngữ ("thấy vậy" và "liền đi ra trêu ghẹo")
=> "Song Tử thấy vậy, liền đi ra trêu ghẹo."
- "Câu nói vừa rồi, tuy chẳng biết vô tình hay cố ý cơ mà nó làm mặt cô đỏ hết lên rồi !"
+) "Cơ mà" là từ thuộc văn phong nói, nên tránh trong viết nhé -> Đảo lại trật tự câu
=> "Tuy chẳng biết câu nói vừa rồi là vô tình hay cố ý, nhưng nó lại khiến mặt cô đỏ hết lên rồi!"
- "Thật là cạn lời quá đi, Kim Ngưu chẳng biết làm gì ngoài việc đi về chỗ ngồi."
+) "rằng, thì, là, mà" trong liên kết -> Bỏ
+) "Thật là" -> Yếu tố của câu biểu cảm -> Tách thành hai câu
+) Vế thứ hai hơi lậm văn phong nói
=> "Thật cạn lời quá đi! Chẳng biết làm gì hơn, Kim Ngưu quay về chỗ ngồi."
- "...không kẻo lại hơn cả Trư Bát Giới đấy !"
+) "không kẻo" -> "không khéo" (Chỗ này mình không biết là lỗi type hay cố tình, nhưng phải là "không khéo" nhé)
=> "...không khéo lại hơn cả Trư Bát Giới đấy!"
- "Kim Ngưu tâm trạng khẽ trùng xuống, bộ tụi nó rảnh háng hay sao mà quan tâm mấy cái chuyện này."
+) "trùng" -> "chùng" (Sai chính tả nhé)
+) Sắp xếp câu trong vế đầu tiên sai
+) Giữa hai vế không có liên kết -> Tách
+) Vế thứ hai quá lậm văn phong nói
=> "Tâm trạng Kim Ngưu khẽ chùng xuống. Bộ tụi nó rảnh rang quá hay sao mà đi quan tâm đến mấy chuyện này?"
(Câu này mình sửa cho bớt, nhưng không hết hoàn toàn văn phong nói để giữ nguyên văn phong nhí nhảnh của truyện)
- "Đối với cô mấy lời đó chẳng là gì, nhưng chẳng hiểu sao lại sợ Song Tử có thể nghe được..."
+) Cần thêm yếu tố tách bạch trạng ngữ ("đối với cô") và thành phần chính của câu
+) "chẳng là gì" -> "chẳng là gì cả" (Tăng thêm tính phủ định, nhấn mạnh nội dung câu
+) "chẳng hiểu sao" -> "chẳng hiểu vì lý do gì" ("chẳng hiểu sao" là văn phong nói, nên tránh nhé)
+) Ai sợ Song Tử nghe được? Vế thiếu chủ ngữ
=> "Đối với cô, mấy lời đó chẳng là gì cả, nhưng chẳng hiểu vì lý do gì, cô lại sợ Song Tử nghe được..."
II. Nhận xét chung:
1) Về chính tả:
- Ít mắc lỗi chính tả
- Đánh máy dấu câu sai nhiều: "?!"; trước dấu "?", "!" hay ":" vẫn còn dấu cách
2) Về cách sử dụng dấu câu:
- Lạm dụng dấu phẩy trong liên kết, gây thiếu liên kết trong câu hoặc câu quá dài
- Còn thiếu nhiều dấu phẩy với mục đích tách bạch thành phần câu
- Các dấu câu còn lại đôi khi được sử dụng không hợp lý, nhưng không nhiều
3) Về cách dùng từ:
- Thường xuyên sử dụng những từ thuộc văn phong convert và văn phong nói
- Đôi khi sử dụng sai quan hệ từ
4) Về kết cấu câu từ:
- Đôi khi còn thiếu thành phần câu (đặc biệt là chủ ngữ)
- Thường xuyên thiếu liên kết
- Thường xuyên sắp xếp câu sai (do lậm văn phong convert và văn phong nói)
- Còn lạm dụng "rằng, thì, là, mà" trong liên kết
5) Về logic:
- Chưa có lỗi logic nào đáng kể
6) Về cách viết:
- Quá lậm văn phong nói
- Chưa sử dụng yếu tố miêu tả nhiều
III. Payment:
*Lần đầu đặt hàng:
- Follow No Team và Beta-er
- Vote chap đặt đơn và trả đơn
- Ghi trên wall của cậu "Beta shop #No_Team"
- Đánh giá trên thang điểm 10
*Lần sau đặt hàng:
- Khi đặt trên 3 lần dùng acc phụ follow, đặt trên 5 lần dùng thêm acc phụ follow nữa
- Vote chap trả đơn
- Đánh giá trên thang điểm 10
*Nếu phát hiện rút follow hoặc nhận đơn mà không trả payment sau 3 ngày lập tức vào Blacklist
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro