Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

BENH_TRUYEN_NHIEM

<P align=center><B>ĐỀ THI TỐT NGHIỆP VÀ ĐÁP ÁN</B></P>

<P align=center><B>HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH</B></P>

<P align=center><B>NGÀNH THÚ Y</B></P>

<P align=center><B> </B></P>

<P><B>Đề thi số 1</B></P>

<P><B><I>Câu 1</I>:</B> Nguyên nhân và biện pháp điều trị bệnh ung khí thán ở trâu bò (Blackleg; Gangrena emphysematosa)? </P>

<P><B><I>Câu 2: </I></B>Triệu chứng bệnh cúm gia cầm (Avian influenza)?</P>

<P><B><I>Câu 3</I>:</B> So sánh bệnh tích xuất huyết ngoài da của bốn bệnh đỏ ở lợn (bệnh dịch tả lợn (Hog cholera; Pestis suum), bệnh tụ huyết trùng lợn (Pasteurellosis in swine), bệnh đóng dấu lợn (Erysipelas), bệnh phó thương hàn lợn (Paratyphus in swine) )?</P>

<P align=center><B>Đáp án đề thi số 1</B></P>

<P><B><I>Câu 1</I>:</B> 10 điểm</P>

<P>1. <B>Nguyên nhân</B></P>

<P>- Do vi khuẩn <I>Clostridium chauvoei</I>, chi <I>Clostridium</I> là một trực khuẩn lớn, thẳng, to hai đầu tròn, Gram dương, di động. </P>

<P>- Tính trạng sinh hóa:<I> C.chauvoei</I> là vi khuẩn yếm khí , mọc tốt ở nhiệt độ 36 - 38oC, pH 7,2 - 7,4, sản sinh ngoại độc tố.</P>

<P>- Sức đề kháng: vi khuẩn có sức đề kháng tương đối cao. Dưới ánh sáng mặt trời  trực tiếp, nha bào có thể sống được 24 giờ. Sự sấy khô không diệt được nha bào. Trong đất, nha bào sống 10 - 18 năm, trong xác chết sống 3 tháng. Trong canh khuẩn non, vi khuẩn bị diệt sau khi đun nóng 70oC trong 30 phút; trong canh khuẩn già vi khuẩn bị diệt sau khi đun 80oC trong 2 giờ và 100oC trong 30 phút. Nha bào chỉ bị diệt khi hấp cao áp 120oC trong 30 phút.</P>

<P><B>2. Điều trị</B></P>

<P>- Dùng kháng huyết thanh (chế từ ngựa hoặc bò): </P>

<P>Liều dùng: + 100 - 200ml cho gia súc lớn  </P>

<P>+ 50 - 100ml cho gia súc nhỏ</P>

<P>- Dùng Penicilline:</P>

<P>. Phác đồ điều trị 1: dùng cho trâu, bò, ngựa 250kg - 300kg</P>

<P>  Ngày thứ nhất: Penicillin G lọ 1 triệu đơn vị: tiêm bắp thịt 3 lần/ngày, <B>4 </B>lọ/lần.</P>

<P>  Ngày thứ  hai: Penicillin G 1 triệu đơn vị: tiêm bắp thịt 3 lần/ngày, <B>3 </B>lọ/lần.</P>

<P>  Ngày thứ  ba: Penicillin 1 triệu đơn vị: tiêm bắp thịt 3 lần/ngày, <B>3 </B>lọ/lần.</P>

<P>  Ngày thứ  tư trở đi, nếu trâu bò đã có nhiệt độ bình thường cần tiêm thuốc hỗ trợ vài ngày cho đến khi khỏi hẳn.        Trong quá trình điều trị cần tiêm thuốc bổ trợ: Vitamin C, Vitamin B, Cafein....</P>

<P>  Phác đồ điều trị 2: Dùng penicillin tiêm bắp 4 - 6 giờ /1 lần.</P>

<P>Với ngựa và trâu bò: Lần 1:  1,5 triệu UI</P>

<P>              Lần 2:             1 triệu UI</P>

<P>              Lần 3 và 4:     50 vạn UI</P>

<P>Kết hợp với các thuốc bổ trợ như phác đồ 1.</P>

<P><B><I>Câu 2: </I></B>10 điểm<B><I></I></B></P>

<P>Triệu chứng bệnh cúm gia cầm:</P>

<P>- Gia cầm sốt cao 44 - 45oC.</P>

<P>- Triệu chứng thần kinh: nghiêng đầu, vẹo cổ, chân bơi, sã cánh, quay tròn, ngửa cổ... Gà đứng tụm với nhau, lông xù, </P>

<P>- Triệu chứng hô hấp: ho, hắt hơi, thở khó, khò khè, nước mắt, dịch mũi, miệng chảy liên tục, khi xách ngược gà lên dịch chảy thành dây.</P>

<P> - Triệu chứng tuần hoàn: sưng phù đầu và mặt; mào và tích xuất huyết tím tái sưng thủy thũng, những vùng da mỏng, đặc biệt là vùng da không có lông xuất huyết.</P>

<P>- Một số con có triệu chứng tiêu hóa và sinh sản.<B><I></I></B></P>

<P>- Ở đàn gia cầm bệnh thường chết đột ngột, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% trong vài ngày.<B><I></I></B></P>

<P><B><I>Câu 3:</I></B>10 điểm</P>

<P>So sánh bệnh tích xuất huyết ngoài da của bốn bệnh đỏ ở lợn:<B><I></I></B></P>

<P>-         Bệnh dịch tả lợn : xuất huyết hình đinh ghim  tương tự như muỗi đốt, tập trung nhiều ở vùng da mỏng, tai và bốn chân ...</P>

<P>-         Bệnh đóng dấu lợn : tụ huyết, xuất huyết, viêm da (có các hình đặc biệt (vuông, tròn, quả trám, đa giác ...), tập trung nhiều ở lưng, sườn, tai ...</P>

<P>-         Bệnh tụ huyết trùng lợn : tụ huyết, xuất huyết tạo thành các đám đỏ, đặc biệt ở vùng hầu sưng đỏ, thủy thũng, có khi xuất huyết đỏ toàn thân.</P>

<P>-         Bệnh phó thương hàn lợn : da tụ máu thành từng đám, vệt đỏ ửng rồi chuyển thành màu tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi, ngực ở giai đoạn cuối.</P>

<P><B> </B></P>

<P><B>Đề thi số 2</B></P>

<P><B><I>Câu 1</I></B><B>:</B> Nguyên nhân và triệu chứng bệnh sẩy thai truyền nhiễm (Brucellosis)?</P>

<P><B><I>Câu 2</I></B><B>:</B> Biện pháp phòng bệnh lở mồm long móng (Aphtae epizootica; Foot and mouth disease): <B><I></I></B></P>

<P><B><I> Câu 3</I>:</B> So sánh bệnh tích viêm ở ruột và lách của bệnh dịch tả lợn (Pestis suum) và bệnh phó thương hàn lợn (Paratyphus in swine )?</P>

<P align=center><B>Đáp án đề thi số 2</B></P>

<P><B><I>Câu 1</I>: </B>10 điểm</P>

<P>1. Nguyên nhân: Do vi khuẩn <I>Brucella spp</I>, chi <I>Brucella,</I> nhóm các trực khuẩn Gram âm, hiếu khí gây nên, vi khuẩn có dạng cầu trực khuẩn hoặc hình que ngắn, không hình thành giáp mô, lông và nha bào.</P>

<P>2. Triệu chứng</P>

Ở bò

Con cái thường sẩy thai vào tháng thứ 6 - 8, trước lúc sẩy bò mẹ có đủ triệu các chứng sắp đẻ, nước âm hộ chảy ra đục, không mùi, bẩn. Sau khi sẩy một vài tuần, nước ngừng chảy ở âm hộ, tử cung vẫn bình thường và chịu đực trở lại. Trong trường hợp sát nhau thường khó bóc có khi nhau bị nát.

Ở cừu

<P>- Ở con cái: thường sẩy thai, trước lúc sẩy từ 2 - 8 ngày, cừu mệt lã, sốt, uống nước nhiều, không ăn hoặc ăn ít, thích nằm, viêm âm hộ, chảy nước nhớt có khi bị liệt chân sau. </P>

<P>- Ở con đực: dương vật sưng đỏ, dịch hoàn và thượng hoàn viêm, sưng to gấp 2 - 3 lần sau đó teo lại, tính đực giảm rõ rệt, giảm số lượng và phẩm chất tinh trùng. </P>

<P>Hiện tượng viêm khớp thường gặp cả những con không bị sẩy thai, khớp gối tăng sinh, tạo thành bìu to bằng nắm tay hay cái bát, nếu kéo dài thì xảy ra hiện tượng vẹo khớp.</P>

Ở lợn

<P>Trước lúc sẩy lợn hay bị ỉa chảy, thuỷ thũng ở vú, âm đạo chảy nước nhờn, kém ăn, hay sẩy vào tuần chửa thứ 4 đến tuần thứ 12, nếu sẩy sớm thì thai chết hoặc rất yếu, nếu sẩy muộn thì con có thể sống.</P>

Ở ngựa

<P>Ít gặp, ngựa bị sốt, thường yếu lả không muốn chạy. Ngựa hay viêm các túi khớp ở gáy, ở u vai, đầu gối, cổ chân, các túi khớp to bằng nắm tay, quả bóng, sau đó vỡ ra tạo thành các lỗ dò ở gáy và u vai.</P>

<P><B><I>Câu 2</I>: </B>10 điểm </P>

<P>Biện pháp phòng bệnh lở mồm long móng: </P>

<P>1. Phòng bằng vệ sinh</P>

<P>-    Kiểm dịch biên giới: ngăn không cho bệnh xâm nhập từ nước ngoài vào nội địa. Cấm nhập gia súc, súc sản phẩm và có từ các nước có dịch.</P>

<P>-    Kiểm soát vận chuyển và sự tập trung gia súc, tiêu độc các phương tiện vận chuyển bằng xút 2%, formol 5%, ...</P>

<P>-    Khai báo cấp tốc khi có dịch hay nghi có dịch.</P>

<P>-    Cách ly súc vật ốm, không cho người và súc vật khác vào chuồng cách li. Súc vật khỏi hẳn bệnh đến ngày thứ 45 mới cho nhập đàn.</P>

<P>-    Tiêu độc triệt để chuồng trại, nền chuồng, bãi chăn sân chơi ...</P>

<P>-    Trâu, bò, lợn chết bệnh phải chôn, sữa bò bệnh đun ở 80oC trong 30 phút.</P>

<P>-    Cấm vận chuyển sát sinh. Công bố hết dịch sau 21- 30 ngày sau khi con ốm cuối cùng khỏi hoặc chết và sau khi đã tiêm phòng vacxin, tiêu độc kỹ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Ba tháng sau công bố hết dịch mới cho phép mua bán trâu bò đã được tiêm phòng.</P>

2. Phòng bệnh bằng Vaccin

<P> Hiện nay sử dụng hai loại vaccin:</P>

<P>- AFTOVAX: Là vaccin vô hoạt có chất bổ trợ, phòng bệnh LMLM cho loài nhai lại. Tiêm dưới da cho mỗi gia súc 1 liều, liều dùng như nhau cho tất cả mọi lứa tuổi và trọng lượng cơ thể. Trâu bò 3ml/con; dê cừu 1ml/con. </P>

<P>- AFTOPOR: Là vaccin vô hoạt phòng bệnh LMLM trên lợn, tiêm vào bắp cơ cổ của lợn mỗi con 1 liều (1ml) bất kể lợn con hoặc lợn giống.</P>

<P>Tiêm nhắc lại 5-6 tháng/lần (2 lần/năm) .</P>

<P><B><I>Câu 3</I>: </B>10 điểm</P>

<P>So sánh bệnh tích ở ruột và lách của bệnh dịch tả lợn và bệnh phó thương hàn lợn:</P>

<P> </P>

<P>Bộ phận</P>

<P align=center>Bệnh dịch tả lợn</P>

<P align=center>Bệnh phó thương hàn lợn</P>

<P>Ruột</P>

<P>Nốt loét tròn đồng tâm hình cúc áo, đặc biệt là vùng van hồi manh tràng. </P>

<P>Trên mặt nốt loét phủ các sợi fibrin</P>

<P>Ruột các nốt loét lan tràn, cạn tạo thành vệt dài ở ruột già. </P>

<P>Trên mặt nốt loét phủ bựa vàng.</P>

<P>Lách</P>

<P>Lách không sưng hoặc ít sưng, có hiện tượng xuất huyết và nhồi huyết hình tam giác, rìa lách lồi lõm không đều giống như răng cưa</P>

<P>Lách viêm tăng sinh to gấp hai lần, dai như cao su, màu xanh thẫm. khi cắt ngang thấy tổ chức lách có màu tím, chắc.</P>

<P><B> </B></P>

<P><B>Đề thi số 3</B></P>

<P><B><I>Câu 1</I></B><B>:</B> Nguyên nhân và triệu chứng bệnh dại ( Rabies; Lyssa) ?</P>

<P><B><I>Câu 2</I></B><B>:</B> Biện pháp điều trị bệnh tụ huyết trùng lợn (Pasteurellosis suum)?</P>

<P><B><I>Câu 3</I></B><B>:</B> So sánh triệu chứng và bệnh tích của bệnh tụ huyết trùng gia cầm (Fowl cholera) và bệnh gà rù (Newcastle disease)?</P>

<P align=center><B>Đáp án đề thi số 3</B></P>

<P><B><I>Câu 1</I>:</B> 10 điểm</P>

<P>1. Nguyên nhân</P>

<P>Do <I>Rabies virus (serotype 1)</I>, chi <I>Lyssavirus</I> thuộc họ <I>Rhabdoviridae</I> gây nên.</P>

<P>Hình thái: Là loại vi rút hướng thần kinh, là ARN virut một sợi âm, có áo ngoài, có hình trụ, một đầu dẹt lại trông giống như viên đạn.</P>

<P>Sức đề kháng: Vi rút dại rất mẫn cảm với nhiệt độ: ở 70oC chết ngay, vi rút sống khá lâu trong nhiệt độ lạnh, trong não ướp lạnh vi rút còn độc lực đến 2 năm, tia tử ngoại diệt vi rút sau 5 - 10 phút, ánh sáng mặt trời diệt vi rút sau 5 - 10 giờ.</P>

<P>2. Triệu chứng</P>

+ Ở chó: Có 2 thể.

<P>- Thể dại điên cuồng.                                     </P>

<P>  Thời kỳ mở đầu: Chó biểu hiện thay đổi thói quen thường ngày (ăn uống...), thời kỳ này có thể từ vài giờ đến 1 - 2 ngày, trong nước bọt thường có độc lực.</P>

<P>  Thời kỳ kích thích: chó chạy lung tung, hoảng loạn, vồ bóng, vồ mồi một cách vô hình, chỗ bị thương thường ngứa, khó nuốt, tiếng sủa hoặc tiếng kêu khản đặc hoặc ồ ồ, cuối cùng rống lên một tiếng rú, chó trễ hàm, lưỡi thè ra, chảy nhiều nước dãi, mắt đỏ và sâu, đuôi cụp, bụng thót lại do không ăn uống, chó sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, ăn bậy, các cơn điên kế tiếp, có tư thế tấn công bất kỳ người và vật nào đến gần.</P>

<P>  Thời kỳ bại liệt: con vật lã đi và bại liệt, trễ hẳn hàm, mắt sâu, kiệt sức, mất tinh thần, bụng thóp lại, suy yếu dần và chết. </P>

<P> - Thể dại bại liệt (Dại im lặng): vật buồn bã ngay từ đầu, thích nằm trong bóng tối, thu mình một chỗ, hàm trễ, lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do, không cắn, không sủa (dại câm) nhưng có tư thế tấn công, liệt hai chân sau, gầy sút nhanh nằm lịm dần và chết. </P>

+ Ở mèo

<P>Mèo buồn bã tìm chỗ kín đáo nằm bại liệt dần, hoặc kêu luôn mồm, bứt rứt, nếu sờ vào lập tức bị cắn, sau đó chuyển nhanh sang thể bại liệt. </P>

+ Ở trâu bò

<P>Trâu bò thường hung dữ, sau đó chuyển nhanh sang bại liệt, ngứa ở chỗ cắn, đầy hơi và đau bụng, đứng không yên, mắt nhìn trừng trừng, có tư thế tấn công, bí đại tiểu tiện, bứt rứt, không ăn, sau đó bại liệt.</P>

+ Ở ngựa.

<P>Ngựa ngứa dữ dội ở chỗ cắn, bứt rứt, hai chân cào đất, nghiến răng, sốt, dáng điệu lo lắng đặc biệt (ăn cả phân của nó), tự cắn da chỗ ngứa, có tư thế tấn công, dần dần bại liệt, vật vã và chết.</P>

<P><B><I>Câu 2</I></B><B>: </B>10 điểm </P>

<P>Biện pháp điều trị bệnh tụ huyết trùng lợn:</P>

<P> - Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: Streptomicin, Oxytetraxiclin 10-20mg/1kg thể trọng/ngày; Gentamicin, Genta tylo, Lincomycin10%, Linspec, TYLO-DC....</P>

<P>- Các sulfonamit: Sunfamerazin, sunfamethazin, sulfathiazol với liều 0,15g/kg thể trọng/ngày trong 2-3 ngày liền.</P>

<P>Trong điều trị cần dùng các thuốc trợ sức chơ lợn bệnh như cafein, vitamin B, vitamin C ...</P>

<P><B><I>Câu 3</I></B><B>:</B> 10 điểm</P>

<P>So sánh triệu chứng và bệnh tích của bệnh tụ huyết trùng gia cầm (Fowl cholera) và bệnh gà rù (Newcastle desease ):</P>

<P> </P>

<P>              Tên bệnh</P>

<P> </P>

<P>Chỉ tiêu</P>

<P align=center>Bệnh tụ huyết trùng gia cầm</P>

<P align=center> Bệnh gà rù</P>

<P>Triệu chứng chung</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<I>Thể quá cấp tính</I>: diễn biến rất nhanh, gà ủ rũ cao độ 1-2 giờ và chết.

<I>Thể cấp tính</I>: mũi và miệng chảy nước nhớt, sủi bọt màu đỏ sẫm

<P><I> </I></P>

<P><I>Thể cấp tính</I>: gà ủ rũ, bỏ ăn, lông xù.</P>

<P>Gà con đứng chụm từng đám  </P>

<P>Gà lớn tách đàn, ngẩn ngơ, </P>

<P>Gà trống ngừng gáy, </P>

<P>Gà mái ngừng đẻ</P>

<P><I>Thể mạn tính</I><I></I></P>

<P>Rối loạn hệ thần kinh trung ương gà có những chuyển động <I>dị kỳ</I></P>

<P>Triệu chứng hô hấp</P>

Gia cầm thở khó, mào yếm, tím bầm, chết do ngạt thở.

<P> </P>

<P> </P>

<P>Khó thở, hắt hơi <I>"toắc toắc"</I> </P>

<P>Mào yếm gà bị ứ máu, màu tím  bầm trong thời kỳ khó thở, sau đó mào tái.</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P>Triệu chứng tiêu hóa</P>

<P>Phân lỏng có màu <I>sôcôla.</I></P>

<P>Phân trắng sau ỉa chảy, lẫn máu màu nâu sẫm</P>

<P>Niêm mạc hậu môn xuất huyết thành những tia máu đỏ. </P>

<P> </P>

<P>Bệnh tích</P>

<P><B> </B><I>Thể cấp tính</I> </P>

<P>Tụ huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da, các xoang ... Tim sưng , bao tim trương to chứa dịch thẩm xuất màu vàng. Phổi tụ máu viêm màu nâu thẫm hoặc màu đỏ nhạt.<B> </B></P>

<P>Gan<B> </B>hơi sưng nốt hoại tử màu vàng nhạt bằng đầu <I>đinh ghim</I>  hoặc đám</P>

<P><I>Thể mạn tính</I>: đường hô hấp và gan có hiện tượng viêm và hoại tử mạn tính,viêm phúc mạc có fibrin khô, dày bao bọc các phủ tạng và túi hơi. </P>

<P>Viêm phúc mạc, buồng trứng,ống dẫn trứng màu vàng có  dịch, fibrin.</P>

<P>Khớp xương sưng to chứa dịch màu xám đục.</P>

<P>Xoang mũi và xoang miệng chứa nhiều dịch nhớt màu đục.<B> </B></P>

<P>Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết lấm tấm màu đỏ tròn bằng đầu đinh ghim.<B> </B></P>

<P>Dạ dày cơ lớp sừng hoá bị xuất huyết, thâm nhiễm dịch xuất kiểu gelatin.</P>

<P>Niêm mạc ruột non xuất huyết Nang lâm ba bị viêm loét, vết loét hình <I>cúc áo.</I> </P>

<P>Dịch hoàn, buồng trứng xuất huyết từng vệt, từng đám.</P>

<P><B>Đề thi số 4</B></P>

<P><I>Câu 1</I>: Bệnh tích và biện pháp phòng bệnh lao (Tuberculosis )?</P>

<P><I>Câu 2</I>: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh phó thương hàn lợn (Paratyphus in swine)?</P>

<P><I>Câu 3</I>: So sánh các ung trong bệnh ung khí thán (Blackleg), bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis) và bệnh nhiệt thán (Anthrax )?</P>

<P align=center><B>Đáp án đề thi số 4</B></P>

<P><I>Câu 1</I>: 10 điểm</P>

<P>Bệnh tích và biện pháp phòng bệnh lao:</P>

<P>1. Bệnh tích</P>

<P> - Hạt lao: tuỳ theo giai đoạn phát triển mà có những dạng hạt lao khác nhau</P>

<P>  Hạt xám: Lúc đầu hạt nhỏ, cứng (lao hạt kê), hạt có giới hạn rõ rệt, khó bóc, màu trắng hoặc xám, khi sờ tay nắn thì thấy tương tự như phổi bị trộn cát, lạo xạo.</P>

<P>  Hạt vàng: Các hạt lao lớn dần, bằng hạt đậu xanh, hạt bắp, nhân bị thoái hoá tạo thành bã đậu, có màu vàng hoặc màu trắng đục.  </P>

<P>  Hạt xơ: Các hạt trên tăng sinh to hơn nữa và vỡ ra, nếu không vỡ thì các tổ chức xơ tăng sinh bao bọc.</P>

<P>- Khối tăng sinh thượng bì: Các hạt trên tăng sinh có khi to bằng hạt dẻ, quả ổi, hạt có khuynh hướng bã đậu hay can xi hoá.</P>

<P>- Đám viêm bã đậu: do các hạt lao vỡ ra tạo thành bã đậu, nát, thẩm dịch.</P>

<P>2. Phòng bệnh</P>

<P> - Kiểm tra gia súc bằng phản ứng tubercullin:</P>

<P>·    Đối với bò cái và đực giống: 2 lần/năm vào mùa xuân và mùa thu</P>

<P>·    Ngựa, lừa, la kiểm tra 1 lần/năm</P>

<P>·    Các trại lợn giống kiểm tra 1 lần/năm</P>

<P>·    Trại gà nếu đàn lớn thì kiểm tra 10%, nếu tỷ lệ dương tính cao thì giết cả đàn.</P>

<P>Bằng các biện pháp trên những con có phản ứng dương tính và có triệu chứng thì giết, nếu không có triệu chứng thì nuôi riêng và theo dõi.</P>

<P>·    Gia súc nhập nội phải có giấy chứng nhận là không có bệnh lao, nhốt riêng 1 tháng và kiểm tra bằng phản ứng tuberculin nếu an toàn mới cho nhập đàn.</P>

<P>- Sữa bò bị lao phải tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur.</P>

<P>Chuồng trại phải được thoáng mát, thường xuyên dùng một số chất sát trùng như vôi bột, sữa vôi 15%, crezyl 5%.... </P>

<P>Dùng vaccin: B.C.G để phòng bệnh cho bê.</P>

<P><I>Câu 2: </I>10 điểm </P>

<P>Nguyên nhân và triệu chứng bệnh phó thương hàn lợn:</P>

<P>1.      Nguyên nhân</P>

<P>Do vi khuẩn <I>Salmonella choleraesuis</I> chủng Kunzendorf gây thể cấp tính và <I>Salmonella typhisuis</I> chủng Voldagsen gây thể mạn tính.</P>

<P><I>Salmonella</I> là một loại vi khuẩn Gram âm hình gậy ngắn, hai đầu tròn không hình thành nha bào và giáp mô, di động. </P>

<P>Sức đề kháng: vi khuẩn đề kháng yếu với nhiệt độ: vi khuẩn bị tiêu diệt khi đun sôi trong 5 phút, các chất sát trùng thông thường cũng dễ phá hủy vi khuẩn hoàn toàn.</P>

<P>2.      Triệu chứng</P>

- Thể cấp tính

<P>        Thời kỳ nung bệnh từ 3-4 ngày, bệnh bắt đầu bằng một cơn sốt nặng 41oC đến 42oC, kém ăn hoặc không ăn, không bú. Triệu chứng tiêu hoá: con vật đi táo, nôn mửa, ỉa chảy phân lỏng thối, màu vàng, có nước và máu, có khi lòi dom, con vật kêu la đau đớn.</P>

<P>        Con vật thở khó, thở dốc, ho, tim đập yếu.</P>

<P>        Cuối thời kỳ bệnh da tụ máu thành từng nốt, vệt đỏ ửng rồi chuyển thành màu tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi, ngực, con vật còi cọc, ỉa chảy nhiều rồi chết, có khi bệnh chuyển sang thể mạn tính.</P>

- Thể mạn tính

<P>        Lúc đầu không rõ triệu chứng, lợn gầy yếu, ăn uống, giảm sút, chậm lớn, thiếu máu, xanh xao, trên da có những mảng đỏ hoặc xám tím bầm.</P>

<P>        Lợn ỉa chảy, phân vàng, lỏng, rất thối kéo dài.</P>

<P>        Lợn khó thở, ho, đi lại khó khăn. Bệnh tiến triển trong vài tuần lễ, tỷ lệ chết từ 25-75%. Một số có thể khỏi bệnh nhưng chậm lớn, tiêu hoá thức ăn kém.</P>

<P>        Lợn mắc bệnh uể oải, kém ăn, sốt 40,8oC trong 3-4 ngày. Có khi lợn nái sẩy thai ở các thời kỳ khác nhau.</P>

<P>        Một số lợn con sơ sinh chết những ngày đầu sau khi đẻ. Những con sống còi cọc thiếu máu, lưng cong, da bong vảy, sức đề kháng kém. Hiện tượng sẩy thai tiếp tục xảy ra trong đàn lợn trong vài năm liền, đồng thời có triệu chứng viêm ruột cấp tính, bào thai có xuất huyết ở gan và thận.</P>

<P><I>Câu 3</I>: 10 điểm</P>

<P>So sánh các ung của bệnh ung khí thán, bệnh tụ huyết trùng và bệnh nhiệt thán:</P>

<P> </P>

<P align=center>  Bệnh ung khí thán</P>

<P align=center> Bệnh tụ huyết trùng</P>

<P align=center> Bệnh nhiệt thán</P>

<P align=center>-Ung phát triển ở các bắp thịt to (cổ, vai mông , đùi ...)</P>

<P align=center>-Ung thường di chuyển, đối xứng, bên trong ung chứa nhiều khí (khí thũng không đau) có tiếng kêu lạo xạo như <B><I>vo tóc</I></B></P>

<P align=center>-Ung phát triển chủ yếu ở các hạch lâm ba đặc biệt là hạch hầu, hạch bẹn, hạch khoeo, ngực, bụng ...</P>

<P align=center>-Ung sưng đỏ, to thủy thũng làm gia súc khó thở (<B><I> trâu hai lưỡi</I></B>) </P>

<P align=center>-Ung phát triển ở cổ,  hạch lâm ba (hạch hầu), trong trực tràng, trong lưỡi, mông , ngực...</P>

<P align=center>Lúc đầu sưng nóng đau, sau lạnh dần không đau, ung mềm, giữa ung thối, ung vỡ tạo vết loét sâu, đen ướt, có bờ.</P>

<P align=center><B> </B></P>

<P><B>Đề thi số 5</B></P>

<P><I>Câu 1</I>: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh uốn ván (Tetanus)?</P>

<P><I>Câu 2</I>: Bệnh tích và biện pháp điều trị bệnh lở mồm long móng (<I>Aphtae epizootica</I>, <I>Foot and Mouth disease)</I>?</P>

<P><I>Câu 3</I>: Giải thích bệnh tích tụ huyết trên da bệnh đóng dấu lợn (Erysipelas)?</P>

<P align=center><B>Đáp án đề thi số 5</B></P>

<P><I>Câu 1</I>: 10 điểm</P>

<P>Nguyên nhân và triệu chứng bệnh uốn ván:</P>

<P>1.      Nguyên nhân</P>

<P>Bệnh do trực khuẩn <I>Clostridium tetani</I>, thuộc họ vi khuẩn Gram dương yếm khí, sinh nha bào, chi <I>Clostridium</I> gây ra.</P>

<P>Hình thái: trực khuẩn lớn, vi khuẩn hình thành nha bào có hình trứng hoặc hình dùi trống, hình cái vợt, cái thìa ...</P>

<P>Tính trạng sinh hóa: <I>Clostridium tetani</I> là vi khuẩn dinh dưỡng hữu cơ yếm khí triệt để, phát triển tốt ở nhiệt độ 28 - 30oC và pH hơi kiềm (8,2 - 8,5), dung huyết sau 3 - 4 ngày nuôi cấy, không phân giải đường nhưng lại phân giải gelatin.</P>

<P>Sức đề kháng: Trực khuẩn có sức đề kháng yếu, ở 100oC sống trong 5 phút, nhưng nha bào có sức đề kháng mạnh, đun sôi 150oC chết sau 3 giờ. Các chất sát trùng phải pha đặc: axit fenic 15% (15 giờ), formol 3% (24 giờ).</P>

<P>Độc tố của vi khuẩn: Trực khuẩn <I>Clostridium tetani</I> sinh ra ngoại độc tố rất mạnh: (tetanospasmin: độc tố co thắt) và độc tố dung huyết (tetanolysin). </P>

<P>2. Triệu chứng:</P>

- Ở ngựa

<P>Có ba loại triệu chứng thường gặp:</P>

<P>·   Co cứng cơ vân: mi nháy giãn ra che một phần đồng tử, ngựa cứng cổ, cứng hàm, đầu duỗi ra phía trước, hàm nghiến chặt, tai vểnh, lỗ mũi nở to, dấu hiệu của co cứng cơ vân và hiện tượng khó thở: đuôi cong, lưng thẳng, bắp thịt chân hằn rõ, bốn chân thẳng cứng như gỗ rất khó dắt ngựa đi vòng tròn, nếu ngã thì khó đứng lên được.</P>

<P>·   Phản xạ quá mẫn: Mọi kích thích về thính giác, thị giác đều làm vật dễ hốt hoảng, run rẩy, thậm chí giật ngã .</P>

<P>·   Rối loạn cơ năng: Lúc đầu ngựa không sốt, lúc gần chết nhiệt độ lên 40 - 41oC, sau khi chết 1 - 2 giờ nhiệt độ tăng lên 43 - 440C, xác nóng, mềm, mạch nhanh, yếu, mồ hôi vã ra như tắm, vật cứng hàm không ăn được, con đực bị cường dương. </P>

- Ở loài nhai lại

<P>Triệu chứng tương tự như ở ngựa nhưng thường tiến triển chậm hơn, trâu bò thường bị chướng hơi do cứng hàm không ợ hơi và không nhai lại được. </P>

<P>- Ở lợn</P>

<P>Lợn khó mẫn cảm, thường xảy ra sau khi thiến, phẫu thuật ... hiện tượng co cứng thường gặp, đặc biệt là ở hàm, lưng, chân rồi lan ra nhanh chóng, triệu chứng giống như ở ngựa, lợn nằm nghiêng, đầu cứng duỗi thẳng, hiện tượng co giật thường xảy ra.</P>

- Ở chó

<P>Bệnh thường xảy ra cục bộ: đầu, cổ, lưng, chân, có khi có triệu chứng toàn thân thì chó có hiện tượng co giật mạnh, da trán nhăn nheo, hàm cứng, dáng đi không mềm mại, đuôi cong, chân dạng ra, chó dễ bị kích thích.</P>

<P><I>Câu 2</I>: 10 điểm</P>

<P>Bệnh tích và biện pháp điều trị bệnh lở mồm long móng: </P>

<P>1. Bệnh tích</P>

<P>·    Ở đường tiêu hoá: niêm mạc miệng, lợi, phía trong má, mép chân răng, lưỡi, hầu thực quản, dạ múi khế, dạ cỏ, ruột non có mụn loét, có kèm theo xuất huyết và tụ huyết.</P>

<P>·    Ở bộ máy hô hấp: viêm khí quản, cuống phổi, màng phổi và phổi.</P>

<P>·    Ở tim: cơ tim biến chất, thoái hoá, cơ tim mềm, dễ nát, có vết xám, trắng nhạt hay vàng nhạt (tim có vằn), màng tim sưng chứa nước trong hay hơi đục, màng tâm nhĩ có chấm xuất huyết nhỏ bằng đầu đinh ghim (thể ác tính).</P>

<P>·    Lá lách sưng to, đen.</P>

<P>·    Ở chân: mụn loét ở kẽ móng, móng long. Khi vật chết do biến chứng thường thấy các bệnh tích nung mủ ở ngón chân, thối xương, gân, sưng khớp.</P>

<P>·    Vi rút lỡ mồm long móng gây thoái hoá ở các sợi cơ vân nhất là ở mông.</P>

<P>2.      Điều trị</P>

<P>- Chăm sóc, bồi dưỡng gia súc ốm: Chuồng trại sạch sẽ khô ráo có ánh sáng, thoáng khí. Cần cho gia súc ăn những thức ăn mềm như cháo gạo, cháo cám có muối, cỏ non ...</P>

<P>- Chữa mụn loét:</P>

<P>Chữa miệng: Sát trùng miệng bằng dung dịch Biodine pha loãng 1/700, dùng các chất chua, chát như chanh, khế... chà lên các mụn nước ở lưỡi, môi, nướu răng, mỗi ngày 3-4 lần cho đến khi hết mụn nước.</P>

<P>Chữa móng: rửa mụn loét ở chân bằng nước lá chát, thuốc tím, nước phèn chua, dùng Biodine đậm đặc hoặc thuốc tím pha đậm đặc 2%... bôi lên vết thương, có thể dùng than xoan giã nhỏ với dầu lạc, diêm sinh, nghệ, lá táo non, lá ổi. Nếu có giòi thì dùng dầu hoả, nước thuốc lào trộn với vôi, măng vòi, lá xoan, nước măng chua...</P>

<P>·   Chữa vú: rửa vú và đầu vú cho sạch bằng các chất sát trùng nhẹ như axít bô ric 2-3% và vắt sữa luôn.</P>

<P>Ngoài các biện pháp trên, nên tiêm 1 trong các loại kháng sinh sau để ngăn ngừa phụ nhiễm và tránh biến chứng viêm màng tim và cơ tim: Penicilline G Procaine. Amoxicillin, Ampicillin, Bio- Linco.</P>

<P>Tăng cường sức kháng bằng cách tiêm vitamin ADE. Bcomplex... Hạ sốt bằng Anagine khi gia súc bị sốt cao.</P>

<P><I>Câu 3</I>: 10 điểm</P>

<P>Giải thích bệnh tích tụ huyết trên da bệnh đóng dấu lợn:</P>

<P>Quá trình tấn công ra mạch máu ngoại vi và sinh sản nhiều của vi khuẩn gây tắc mạch, tụ máu , các mạch máu này thường <I>phân bố</I> theo các dạng nhánh khác nhau để nuôi từng bộ phận cơ thể nên khi bị tắc mạch máu ta thấy các hình vuông, tròn, quả trám đa giác ...thể hiện ở bệnh tích ngoài da.</P>

<P><B>Đề thi số 6</B></P>

<P><I>Câu 1</I>: Nguyên nhân và bệnh tích bệnh dịch tả lợn (Pestis suum)?</P>

<P><I>Câu 2</I>: Triệu chứng và biện pháp phòng bệnh xoắn khuẩn (<I>Leptospirosis</I>)?</P>

<P><I>Câu 3</I>: So sánh bệnh tích ở phổi của bệnh tụ huyết trùng lợn (Pasteurellosis in swine) và bệnh suyễn lợn (Mycoplasmal pneumonia of swine-MPS ) hay còn gọi  viêm phổi lưu hành của lợn ( Swine enzootic pneumonia )?</P>

<P align=center><B>Đáp án đề thi số 6</B></P>

<P><I>Câu 1</I>: 10 điểm</P>

<P>Nguyên nhân và bệnh tích bệnh dịch tả lợn:</P>

<P>1.      Nguyên nhân</P>

<P> Do một loại virut <I>Pestis suum virus</I> thuộc họ <I>Flavivirideae</I>, chi <I>Pestivirus</I>. </P>

<P>Hình thái: virut dịch tả lợn là một ARN virut, virion dạng hạt hình cầu nhỏ, có áo ngoài, trên bề mặt áo ngoài có các gai glycoprotein. </P>

<P>Nuôi cấy: có thể nuôi cấy vi rút trong tổ chức sống của lợn như tuỷ xương, hạch lâm ba phổi, bạch cầu, thận, dịch hoàn, lách óc, thai lợn, ... đặc biệt môi trường nuôi cấy bằng tế bào thận lợn thường được sử dụng.</P>

<P>Sức đề kháng: virut dịch tả lợn có sức đề kháng yếu. Virut rất mẫn cảm với tia cực tím, các dung môi hòa tan mỡ như ete,  clorofoc... Người ta thường sử dụng xút 2% hoặc nước vôi 10% để tiêu độc chuồng trại bị nhiễm.</P>

<P>2.      Bệnh tích<B> </B></P>

<P>Chủ yếu ở thể cấp tính, bại huyết và xuất huyết nặng, có nhiều điểm xuất huyết ở niêm mạc, tương mạc, da, màng phổi, màng tim, các phủ tạng, tuyến hạnh nhân, hầu, thanh quản, viêm loét, thỉnh thoảng có những điểm hoại tử, phủ chất bựa nhầy, mụn loét, bờ không đều.</P>

<P>-   Niêm mạc miệng lợi viêm xuất huyết, mụn loét thể sâu hoặc cạn, phủ chất bựa vàng trắng.</P>

<P>-   Niêm mạc dạ dày, đặc biệt phía hạ vị sưng màu đỏ gạch, xuất huyết, phủ chất bựa nhầy, có khi có những mụn loét sâu có bờ.</P>

<P>-   Niêm mạc ruột đặc biệt là van hồi manh tràng, trực tràng có các vết loét hình <I>cúc áo</I>, hậu môn có nốt loét viêm xuất huyết màu đỏ gạch .</P>

<P>-   Ruột già: các nang lâm ba sưng lên bị hoại tử, hình thành các nốt loét nhỏ, phủ fibrin màu vàng lục, nâu hoặc trắng xám, nếu nang lâm ba bị hoại tử bong ra để lại mụn loét sâu có bờ.</P>

<P>-   Hạch lâm ba tụ máu sưng, màu đỏ sẫm, tím bầm, xuất huyết phía vỏ và chu vi, khi cắt ra có 3 trạng thái xuất huyết: xuất huyết toàn bộ hạch, xuất huyết xung quanh hạch, xuất huyết hình vân như đá cẩm thạch. </P>

<P>-   Lách không sưng hoặc ít sưng, rìa lách có hiện tượng nhồi huyết <I>hình răng cưa</I>, lách có màu đất sét.</P>

<P>-   Thận xuất huyết ở lớp vỏ, ở mô thận bên ngoài thành những chấm đỏ hoặc tím, tròn bằng đầu đinh ghim, bể thận ứ máu hoặc có cục máu.</P>

<P>-   Niêm mạc bàng quang có chấm đỏ xuất huyết, bóng đái dày lên.</P>

<P>-   Phổi viêm tụ máu có nhiều vùng gan hoá, hoại tử cứng lại, đặc biệt ở phía trước gian chất giữa các tiểu thuỳ thấm fibrin có máu, màng phổi có những chấm đỏ xuất huyết.</P>

<P>-   Tuỷ xương màu đen nhạt, nhất là tổ chức xốp của đốt sống và xương.</P>

<P>-   Trên da có chấm xuất huyết bằng đầu đinh ghim, đặc biệt là ở 4 chân.</P>

<P>-   Hệ thần kinh trung ương thỉnh thoảng có xuất huyết: xuất huyết não, màng não, màng não thấm máu.</P>

<P>Bệnh tích vi thể: giảm bạch cầu sớm và trầm trọng, nội mô vi ti huyết quản bị thoái hoá là nguyên nhân của những quá trình xuất huyết và hoại tử.</P>

<P><I>Câu 2</I>: 10 điểm</P>

<P>Triệu chứng và biện pháp phòng bệnh xoắn khuẩn (<I>Leptospirosis</I>)?</P>

<P>1.      Triệu chứng</P>

<P>- Ở trâu bò</P>

<P>Thể quá cấp tính: Rất ít gặp, thường gặp ở những con cái có chửa, ở bê, bệnh xuất hiện đột ngột, sốt cao, ngừng tiêu hoá, giảm hoặc ngừng nhu động dạ cỏ và ruột, táo bón, lông dựng, mắt lờ đờ, mệt mỏi thích nằm, niêm mạc và da vàng sẫm, nước tiểu vàng, có máu, thời kỳ cuối u rê máu tăng cao. </P>

<P>Thể cấp tính: Thường gặp ở bê, có triệu chứng sốt cao, không ăn, ỉa chảy, nước tiểu màu vàng hoặc nâu có huyết sắc tố, niêm mạc vàng, thiếu máu, hồng cầu giảm rõ 2 - 3 triệu/1ml. Nhịp tim tăng, hàm lượng bilirubin tăng 100mg %.</P>

<P> Hàm lượng đường trong máu rất thấp, rối loạn tiêu hoá, nhu động dạ cỏ và ruột giảm, ở mi mắt, môi, dưới hàm.... có hiện tượng phù thũng, đôi khi có hoại tử ở môi, cổ, mặt. Bệnh kéo dài trong vài 3 ngày đến một tuần, con cái dễ bị sẩy thai</P>

<P>Thể mạn tính: Ở nước ta thể mạn thường gặp ở trâu bò, kết hợp với bệnh ký sinh trùng đường máu. Triệu chứng hay gặp là ỉa chảy, nước tiểu vàng hoặc sẫm, vật có thể bị phù nhẹ, có khi chỉ có hiện tượng sẩy thai.</P>

<P>- Triệu chứng ở lợn</P>

<P>Lợn sốt bất thường, bỏ ăn, ăn ít, nhịp thở tăng; lợn bị phù vùng đầu, mặt, hầu, ngực). Tiếng kêu khản đặc có khi mất hẳn. Nước tiểu vàng, hơi sánh, nhiều khi có màu <I>cà phê</I>, niêm mạc và da vàng, nếu nặng thì vàng toàn thân tương tự như nghệ, nếu nhẹ thì chỉ vàng niêm mạc (mắt). Mắt đau có ghèn, có khi mù, lợn mẹ thường sẩy thai. Ở lợn con theo mẹ bị bệnh thì thiếu máu, da nhợt nhạt, hơi vàng, chậm lớn, lông dựng và phù rõ ở phần đầu.</P>

<P>- Triệu chứng ở chó</P>

<P>Chó thường sốt cao (40 - 410 C), sốt bất thường, chó có thể bị chảy máu mũi, khát nước, phù mặt, nước tiểu ít và đặc, có anbumin, chó thường táo bón nôn mửa và triệu chứng thần kinh, khi gần chết nhiệt độ hạ xuống 36 - 36,50 C.</P>

<P>- Triệu chứng ở ngựa</P>

<P>Triệu chứng tương tự như ở bò, sốt 40 - 40,50 C, nước tiểu màu <I>cà phê</I>, bệnh thường kín đáo, kéo dài, thân nhiệt tăng không rõ, khi sốt có thể thấy hiện tượng vàng niêm mạc và phù nhẹ, ngựa gầy sút nhanh chóng, và phần lớn mắc bệnh ở thể ẩn tính. </P>

<P>2.      Biện pháp phòng bệnh</P>

<P>- Khi chưa có dịch xảy ra</P>

<P>Quan trọng nhất là chăm sóc chu đáo, đảm bảo khẩu phần đầy đủ và chế độ vệ sinh, tiêm phòng vaccine.</P>

<P> Nhập lợn về phải tiêm phòng và nuôi riêng 15 ngày. Dọn thức ăn thừa để chuột khỏi đến ăn và bài căn bệnh ra ngoài, diệt chuột thường xuyên, khi trong đàn có hiện tượng nghi ngờ phải chẩn đoán sớm bằng phương pháp huyết thanh học, nếu dương tính phải loại thải ngay, phát quang cống rãnh, ao hồ...</P>

<P>- Khi có dịch xẩy ra</P>

<P>Kịp thời chẩn đoán chính xác, khai báo kịp thời. Cấm bán chạy gia súc và nhập gia súc khi có dịch, những gia súc ốm nên giết ngay, những con ốm nhẹ hoặc chung đụng với con ốm thì điều trị và sau đó tiêm phòng bằng vaccine những gia súc khoẻ cũng được tiêm phòng và tiêm phòng cho gia súc vùng xung quanh ổ dịch, không mổ thịt bừa bãi và tiêu độc toàn bộ chuồng trại.</P>

<P>- Phòng bệnh bằng vaccine </P>

<P>Dùng vaccine chết có 6 chủng phổ biến ở nước ta, thuốc an toàn và dễ dùng, có hiệu lực tốt, chú ý khi phòng phải đúng chủng gây bệnh.</P>

<P><I>Câu 3</I>: 10 điểm</P>

<P>So sánh bệnh tích ở phổi của bệnh tụ huyết trùng lợn và bệnh suyễn lợn:</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P>         Bệnh tụ huyết trùng lợn</P>

<P align=center>Bệnh suyễn lợn                 </P>

Thể cấp tính

<P>Có bệnh tích <I>thuỳ phế viêm</I>, phổi viêm tụ máu từng đám, <I>nhất là vùng sâu hoặc phía sau</I>, có nhiều vùng gan hoá cứng thấm tương dịch đỏ nhạt, khi cắt thấy có vân. </P>

<P>Khí phế quản tụ máu xuất huyết có bọt nhớt màu hồng. Màng phổi viêm dính vào lồng ngực có khi có chấm xuất huyết, có mủ, màng giả, sợi huyết, ngoại tâm mạc viêm, có nước ngoại xuất, có khi lầy nhầy có sợi huyết trong lồng ngực.</P>

<P><I>Thể mạn tính</I><I></I></P>

<P>Phổi viêm mạn tính, có vùng gan hoá hoại tử màu vàng xám, cứng, có ổ áp xe, đám viêm bã đậu. </P>

<P>Phế quản viêm mạn tính. </P>

<P>Màng phổi dày ra, ở vùng phổi bị hoại tử có chỗ dính vào lồng ngực. </P>

<P> </P>

<P>Bệnh tích viêm phổi bắt đầu từ <I>thuỳ tim, lan sang thuỳ nhọn, thuỷ đỉnh và thuỳ cách mô</I>, bệnh tích phát triển ở <I>rìa phổi</I>, bắt đầu xuất hiện những chấm viêm đỏ, hoặc xám bằng hạt đậu xanh, to dần ra và tập trung lại thành vùng rộng lớn. </P>

<P> Phổi viêm <I>đối xứng</I> rõ rệt và có giới hạn rõ giữa vùng mắc bệnh và vùng phổi bình thường. </P>

<P>Bệnh tích viêm phổi kính, gan hoá ở trạng thái như thịt gọi là phổi bị nhục hoá, tuỵ tạng hoá. </P>

<P>Cắt phổi có nhiều bọt, nhiều vùng hoại tử, màu trắng, trên mặt có nhiều sợi tơ huyết trắng làm phổi dính vào lồng ngực. </P>

<P>Chụp X quang phổi có những đám trắng bao vây quanh tim, vùng nhục hoá, gan hoá làm mờ vành tim. </P>

<P align=center>Hạch lâm ba phổi sưng rất to gấp 2-5 lần,  </P>

<P> </P>

<P><B>Đề thi số 7</B></P>

<P><I>Câu 1</I>: Nguyên nhân và biện pháp xử lý gia súc mắc bệnh nhiệt thán (Anthrax)?  </P>

<P><I>Câu 2</I>: Triệu chứng và biện pháp phòng bệnh dịch tả vịt (Duck plague)?</P>

<P><I>Câu 3</I>: Bệnhh tích và biện pháp điều trị bệnh đóng dấu lợn (Erysipelas)?</P>

<P align=center><B>Đáp án đề thi số 7</B></P>

<P><I>Câu 1</I>: 10 điểm</P>

<P>Nguyên nhân và biện pháp xử lý gia súc mắc bệnh nhiệt thán:</P>

<P>1. Nguyên nhân: Do <I>Bacillus anthracis</I>, thuộc chi <I>Bacillus</I>, họ trực khuẩn Gram dương hiếu khí. Là trực khuẩn lớn, hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện, không di động, hình thành nha bào, không có khả năng hình thành tiêm mao nhưng hình thành giáp mô trong cơ thể động vật. Trong môi trường thạch hay trong cơ thể động vật ốm, vi khuẩn thường đứng riêng lẻ hay tập hợp thành chuỗi ngắn. Nhưng trong môi trường lỏng, thường tập hợp thành chuỗi dài.</P>

<P>Sức đề kháng: Trực khuẩn nhiệt thán đề kháng yếu với nhiệt độ (ở 75oC chết sau 1 - 2 phút). Trong xác chết thối vi khuẩn chết sau 1 - 2 ngày. Nha bào có sức đề kháng mạnh, chỉ bị tiêu diệt khi đun sôi 100oC trong 10 - 20 phút, hấp ướt ở 120oC trong 20 phút hoặc hấp khô 140oC trong 3 giờ; các chất sát trùng như formol 1% giết trong 2 giờ, axit fenic 5% trong 24 giờ, HgCl2 1% trong 2 giờ, nước vôi đặc trong 48 giờ. Nha bào có thể sống rất lâu 15 năm hoặc hơn nữa.</P>

<P>2. Biện pháp xử lý gia súc mắc bệnh nhiệt thán: </P>

<P>Không được mổ xác gia súc chết tránh vi trùng hình thành nha bào.</P>

<P>Chôn gia súc ở nơi quy định, mộ gia súc có biển báo, chôn xong đổ bê tông ngay, có cán bộ canh gác.</P>

<P> Đốt gia súc: đào hố hình chữ thập mỗi chiều dài 2m, rộng 0,60m, sâu 1m, xếp củi đầy dưới hố, đem đặt xác con vật đã được nút kỹ các lỗ tự nhiên lên trên rồi tưới dầu lên và đốt. Tiếp dầu vào củi đốt cho đến khi xác cháy hoàn toàn thành tro than. Sau đó đổ vôi cục hoặc vôi bột, xút lên lớp tro xác và lấp chặt hố lại. </P>

<P><I>Câu 2</I>: 10 điểm</P>

<P>Triệu chứng và biện pháp phòng bệnh dịch tả vịt:</P>

<P>1.      Triệu chứng</P>

<P>Thời gian nung bệnh từ 3-4 ngày</P>

<P>Ở đàn vịt con: lờ đờ không thích vận động, không thích xuống nước</P>

<P>Ở đàn vịt lớn một số con rớt lại phía sau đàn khi đi ăn, chân liệt, nhiệt độ cao 43-44oC; ở đàn vịt đẻ sản lượng trứng giảm xuống có khi ngừng đẻ hẳn. </P>

<P>Vịt bệnh ủ rũ, bỏ ăn, đứng 1 chân, đầu rúc vào cánh, nhiều con có tiếng kêu khản đặc, sưng mi mắt, niêm mạc mắt đỏ. Lúc đầu chảy nhiều nước mắt trong sau đó nước mắt đặc lại có màu vàng như mủ đóng đầy khoé mắt, vịt khó thở tiếng thở khò khè, nước mũi chảy ra lúc đầu trong sau đặc lại, khô quánh lại quanh khoé mũi. Vịt có hiện tượng <I>sưng đầu</I>, đầu mềm như quả chuối chín, hầu cổ có thể bị sưng do tổ chức liên kết dưới da bị phù thũng. Lúc mới bị bệnh vịt khát nước và uống nước nhiều, sau 1-2 ngày vịt ỉa chảy, phân rất loãng có mùi khắm và màu trắng xanh, hậu môn bẩn, lông dính bê bết đầy phân.</P>

<P>Triệu chứng xuất hiện được 5-6 ngày, vịt gầy, tứ chi liệt, nằm một chỗ, cánh rũ xuống, nhiệt độ giảm dần và chết. Bệnh lây lan mạnh và tỷ lệ chết cao, tỷ lệ chết có thể lên đến 80-100% ở những nơi chưa có bệnh. </P>

<P>2. Phòng bệnh </P>

- Vệ sinh phòng bệnh

<P>Đối với những nơi chưa có bệnh: nên tự túc con giống, khi tạo đàn giống không nên tập trung nhiều đàn nhỏ lại. Lò ấp trứng không nên ấp trứng của nhiều đàn, tẩy uế lò ấp trứng và sát trùng kỹ bằng hơi focmôn sau mỗi lần ấp. Tránh để thức ăn, chuồng nuôi, nguồn nước nhiễm căn bệnh. Không chăn thả vịt trên cùng một cánh đồng đang có vịt bệnh. Vịt mới mua về nên nhốt riêng ít nhất 10 ngày để theo dõi bệnh, tăng cường vệ sinh chuồng trại, hạn chế người ra vào, thực hiện nghiêm túc qui chế phòng bệnh.</P>

<P>Ở những nơi thường xảy ra dịch: nên tiêm phòng cho vịt mới nở ngay tại lò. Với vịt lớn nên tiêm phòng 2 lần trong năm vào cuối xuân đầu hè, lần thứ 2 sau sáu tháng.</P>

<P>Ở đàn vịt bệnh: nên giết và chôn sâu những vịt bị chết và bị bệnh quá nặng, vịt mới chớm bệnh có thể xử lý kinh tế ngay tại địa điểm cách ly. Tiêm phòng vaccine cho toàn bộ số vịt còn lại, không chăn thả chung trên cánh đồng, đầm nước, bãi chăn với các đàn vịt đang khoẻ mạnh. Dọn sạch phân, rác độn chuồng và đem ủ kỹ, sát trùng nền chuồng, vách chuồng băng sữa vôi 10%, axit fenic 2%, dùng nước sôi rửa máng ăn. Sau khi tiêm phòng nửa tháng nếu bệnh không xảy ra nữa thì mới chăn thả vịt tự do, đồng thời cần bổ sung thức ăn đạm và sinh tố cho đàn vịt.</P>

- Phòng bằng vaccine

<P>Dùng vacxin vi rút dịch tả vịt đông khô, khi tiêm cho vịt gây miễn dịch kéo dài 1 năm, nhưng vì đàn vịt thường có sự thay đổi về cơ cấu nên tiêm 2 lần trong năm mỗi lần cách nhau 6 tháng. </P>

<P><I>Câu 3</I>: 10 điểm</P>

<P>Bệnhh tích và biện pháp điều trị bệnh đóng dấu lợn:</P>

1. Bệnh tích

- Thể cấp tính (bại huyết và xuất huyết)

<P>Da và mô liên kết dưới da tụ máu thấm nước nhớt, đỏ ửng, hồng, các niêm mạc, tương mạc, tụ máu xuất huyết, trên da có dấu đỏ thẫm hoặc tím bầm (vuông, tròn, đa giác ...) </P>

<P>Thận sưng to tụ máu, màu đỏ sẫm hay đỏ xanh, trên mô và vỏ thận có mảng tụ máu, chấm xuất huyết.</P>

<P>Lá lách sưng to, tụ máu màu đỏ nâu, mặt lách sần sùi nổi phồng từng chỗ, màu nâu, mềm.</P>

<P>Hạch lâm ba sưng to có lấm tấm xuất huyết, ứ máu, ứ máu thấm nước.Ruột viêm đỏ nhất là tá tràng và hồi tràng, tấm pêie tụ máu sưng đỏ.</P>

<P>Dạ dày viêm đỏ, đặc biệt là vùng hạ vị.</P>

<P>Phúc mạc viêm có nước màng bụng, xoang bụng.</P>

<P>Tim phổi tụ máu, viêm ngoại tâm mạc có nước vàng, nội tâm mạc xuất huyết.</P>

- Thể mạn tính

<P>Có 4 biểu hiện chính:</P>

<P>- Viêm nội tâm mạc, van tim sần sùi như bắp cải hoa, nhất là van tim trái, có nhiều sợi tổ chức mới mọc ra, sợi huyết, cục firbrin...</P>

<P>- Viêm khớp xương bàn chân, đầu gối, khoeo gót... sưng nóng đau, đầu xương sần sùi.</P>

<P>- Da khô, hoại tử, lột ra từng mảng (<I>lợn khoác áo tơi</I>).</P>

<P>- Viêm ruột mạn tính.</P>

<P>2. Điều trị:</P>

<P><I>Kháng huyết thanh</I> đóng dấu lợn: tiêm dưới da sau tai hoặc phía trong đùi           5- 10ml cho lợn dưới 5kg; 30-50 ml cho lợn dưới 50kg; 50-70 ml cho lợn trên 50kg. Nếu tiêm kịp thời liều cao (1ml/1kg P) thì có thể đạt kết quả tốt hơn. </P>

<P>Penicillin là loại kháng sinh trị bệnh đóng dấu lợn tốt nhất, hiện nay có thể dùng rất nhiều thuốc để điều trị bệnh đóng dấu lợn:</P>

<P>Chlortetradexa, Chlortylodexa, Gentamicin 4%, Genta- tylo, K. C. N. D, Lincomycin10%, TIA-KC, Tylo-DC, Tylosin-50, Ampicillin, PEN-STEP. </P>

<P> </P>

<P><B>Đề thi số 8</B></P>

<P><I>Câu 1</I>: Triệu chứng và biện pháp chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn (Erysipelas)?</P>

<P><I>Câu 2</I>: Trình bày các điều kiện để nha bào mọc thành vi khuẩn, phân biệt cơ chế tác động của bệnh uốn ván (Tetanus)và bệnh độc thịt (Botulimus)?</P>

<P><I>Câu 3</I>: Nguyên nhân và biện pháp phòng bệnh viêm gan do virut vịt (Hepatitis anatum)?</P>

<P align=center><B>Đáp án đề thi số 8</B></P>

<P><I>Câu 1</I>: 10 điểm</P>

<P>Triệu chứng và biện pháp chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn: </P>

<P>1.      Triệu chứng</P>

<P>Thời kỳ nung bệnh trung bình 3 - 5 ngày.</P>

<P>+ Thể quá cấp hay thể kịch liệt</P>

<P>Lợn bị bại huyết nặng, chết rất nhanh chóng trong vòng 2 -3 giờ hoặc 12 -24 giờ sau khi thân nhiệt hạ nên gọi là "<I>đóng dấu lợn trắng</I>"</P>

<P>+ Thể cấp tính hay bại huyết</P>

<P>         - Con vật sốt cao tới 42-430C trong 2-3 ngày, ủ rũ, lờ đờ, chê cám, kém ăn hoặc bỏ ăn, lười vận động, da khô, đi táo nhiều, có con nôn mửa. Về sau, con vật đi tháo, có khi có máu.</P>

<P>- Các niêm mạc viêm đỏ sẫm hoặc tím bầm.</P>

<P>- Con vật khó thở, nhịp thở tăng.</P>

<P>- Hai ba này sau, trên da xuất hiện những vết đỏ nóng, đau. Dần dần thành các dấu trên da có giới hạn rõ rệt dạng hình vuông, hình quả trám, bầu dục, thoi... Các dấu này lúc đầu màu đỏ tươi, sau biến thành đỏ thẫm hoặc tím bầm. Những dấu đỏ này có thể ăn sâu vào tận mỡ.</P>

<P>- Da viêm, có khi hoại tử.</P>

<P>- Bạch cầu đa nhân toan tính tăng, có thể đến 8,3%. Bệnh tiến triển từ 3 - 5 ngày. Con vật yếu dần, thở khó, thân nhiệt hạ thấp nhanh rồi chết. Tỷ lệ chết từ 50 - 60%.</P>

<P>Nếu bệnh kéo dài hơn 1 tuần thì sẽ chuyển sang thể mạn tính hay còn gọi là thể ngoài da, nhẹ hơn.</P>

<P>+ Thể mạn tính</P>

<P>Con vật ăn uống kém, gầy còm, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ, đi tháo dạ dai dẳng</P>

<P>Thể này có thể thấy 3 loại triệu chứng chủ yếu </P>

<P>-         Do viêm nội tâm mạc mạn tính: thuỷ thủng ở chân, có khi bại liệt chân sau</P>

<P>-         Do viêm khớp xương: các khớp xương sưng, thuỷ thũng, con vật què hoặc bại liệt hai chân sau.</P>

<P>-         Hoại tử da: hiện tượng "<I>lợn khoác áo tơi</I>"</P>

<P>Ngoài những triệu chứng nói trên, người ta còn thấy các triệu chứng tiêu chảy mạn tính, bần huyết, thiếu máu, rụng lông ... </P>

<P>Bệnh có thể kéo dài đến 3-4 tháng. Con vật có thể khỏi hoặc chết do suy kiệt. Có con chết đột ngột do viêm nội tâm mạc hoặc do bại huyết.</P>

<P>2.      Chẩn đoán</P>

<P><I>Chẩn đoán lâm sàng</I></P>

<P>Dựa vào các triệu chứng điển hình và đặc điểm dịch tễ học của bệnh để chẩn đoán phân biệt</P>

<P>-   Với các "bệnh đỏ" khác: dịch tả lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn</P>

<P>-   Bệnh nhiệt thán ở lợn, bệnh đậu lợn thể yết hầu.</P>

<P>-   Bệnh cảm nắng, cảm nắng, hiện tượng trúng độc...</P>

<P><I>Chẩn đoán phòng thí nghiệm</I></P>

<P>+ Chẩn đoán vi khuẩn học</P>

<P>- Kiểm tra trên phiến kính tìm trực khuẩn Gram dương</P>

<P>- Nuôi cấy phân lập</P>

<P>- Tiêm truyền động vật thí nghiệm: dung bồ câu, chuột bạch</P>

<P>+ Chẩn đoán huyết thanh học</P>

<P>- Phản ứng ngưng kết: làm phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính hoặc phản ứng chậm trong ống nghiệm.</P>

<P>- Phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch.</P>

<P><I>Câu 2</I>: 10 điểm</P>

<P>Trình bày các điều kiện để nha bào mọc thành vi khuẩn, phân biệt cơ chế tác động của bệnh uốn ván và bệnh độc thịt:</P>

<P>1. Điều kiện để nha bào hình thành vi khuẩn</P>

<P>Có hai điều kiện cần thiết để nha bào phát triển thành vi khuẩn:</P>

<P>Vết thương yếm khí</P>

<P>Vi khuẩn không bị thực bào</P>

<P>Để thoả mãn hai điều kiện trên thì vết thương phải sâu, có nhiều tổ chức dập nát, có chất bẩn, có vật lạ (gai, mảnh kim loại, gỗ mục v.v...), có cục máu đông, có nhiều tạp khuẩn v.v... </P>

<P>2.      Phân biệt cơ chế tác động của bệnh uốn ván và bệnh độc thịt:</P>

<P> </P>

<P align=center><B>Bệnh uốn ván</B></P>

<P align=center><B>Bệnh độc thịt</B></P>

<P>Vi khuẩn uốn ván C. tetani sản sinh độc tố (tetanospasmin: độc tố gây co giật) và độc tố dung huyết (tetanolisine), Tetanospasmin là chất do plasmid chi phối, trong cơ thể nó kết hợp với các ganglion (hạch) thần kinh tiền tủy sống gây <B><I>tăng cường tiết xuất acetylcholin</I></B>   ở bên trong một bộ phận tế bào gây ra co thắt dạng tăng cường.</P>

<P><B> </B></P>

<P>Các độc tố do vi khuẩn C. botulinum sản sinh, ngược lại , <B><I>ức chế</I></B> <B><I>sự tiết xuất acetylcholin</I></B> từ synap nên làm tê liệt (dạng trì hoãn) các thần kinh thị giác, tê liệt các cơ, ... nuốt, phát âm, hô hấp khó khăn và dẫn đến tư vong.     </P>

<P><I>Câu 3</I>: 10 điểm</P>

<P> Nguyên nhân và biện pháp phòng bệnh viêm gan do virut vịt:</P>

<P>1. Nguyên nhân</P>

<P>Virut viêm gan vịt (Duck hepatitis virus) là một loại vi rút rất nhỏ thuộc chi <I>Enterovirus</I>, họ <I>Picornaviridae</I>.<B> </B></P>

<P>Virut<B> </B>không có<I> </I>khả năng ngưng kết hồng cầu nhưng có sức đề kháng tương đối cao với nhiệt độ và hoá chất: vi rút có thể tồn tại từ 15- 40 ngày trong rơm độn chuồng, thức ăn, nước uống, ở nhiệt độ 37oC vi rút tồn tại đến 48 giờ. Vi rút chưa bị giết ở 60oC trong 30 phút... chỉ bị tiêu diệt khi trong dung dịch focmon có độ đậm đặc ít nhất là 1 % (3giờ).</P>

<P>2. Biện pháp phòng bệnh:</P>

<P>Tiêm phòng vaccin  cho vịt trước mùa phát bệnh 1 tháng để tạo miễn dịch chủ động cho toàn đàn, tạo miễn dịch cho đàn vịt con.</P>

<P>Dùng huyết thanh vịt khỏi bệnh hoặc huyết thanh miễn dịch tiêm dưới da cho vịt mới nở 0,5 ml, cho vịt 2-3 tuần tuổi 1-2ml.</P>

<P>Cách ly triệt để đàn vịt bị bệnh, can thiệp bằng kháng huyết thanh, thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh có ý nghĩa quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Đối với những con bệnh nặng nên giết chết, tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng các chất sát trùng 1% focmon trong 3 giờ, xút 5 % trong 6 giờ ...</P>

<P>Trước và sau khi ấp trứng cần phải tiêu độc kỹ máy ấp, trứng ấp phải lấy từ những đàn vịt sinh sản an toàn, sát trùng vỏ trứng bằng focmon 3%. Nên tự túc con giống đối với những vùng an toàn dịch.</P>

<P><B> </B></P>

<P><B>Đề thi số 9</B></P>

<P><I>Câu 1</I>: Triệu chứng và biện pháp phòng bệnh nhiệt thán ở trâu bò (Anthrax in cattle)?</P>

<P><I>Câu 2</I>: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh sài sốt chó (Carré)?</P>

<P><I>Câu 3</I>: So sánh bệnh tích ngoài da của bốn bệnh đỏ ở lợn (bệnh dịch tả lợn (Hog cholera; Classical swine fever; Pestis suum), bệnh tụ huyết trùng lợn (Pasteurellosis in swine), bệnh đóng dấu lợn ( Erysipelas), bệnh phó thương hàn lợn (Paratyphus in swine) )?</P>

<P align=center><B>Đáp án đề thi số 9</B></P>

<P><I>Câu 1</I>: 10 điểm</P>

<P>Triệu chứng và biện pháp phòng bệnh nhiệt thán ở trâu bò:</P>

1. Triệu chứng

<P><I>- Thể quá cấp hay thể kịch liệt</I></P>

<P>Thường xảy ra đầu ổ dịch, vật bất ngờ run rẩy, hai bên má hơi sưng, thở hổn hển, thở gấp, bỏ ăn, mồ hôi vã ra như tắm, các niêm mạc đỏ ửng hay tím bầm vì sốt (40,5 - 42,50 C). Con vật nghiến răng thè lưỡi, đầu gục, mắt đỏ, đứng không vững, ở âm hộ hay hậu môn có thể chảy máu, vật chết nhanh trong vài giờ có những con bất thần nhảy xuống ao, sông hoặc đâm sầm vào bụi ... </P>

<P><I>- Thể cấp tính</I></P>

<P>Con vật ủ rũ, lông dựng, tai ít ve vẩy, tim đập nhanh, mắt nhìn đờ đẫn một chỗ, sốt 40 - 420 C, bỏ ăn, mất hẳn nhu động ruột, thở nhanh, niêm mạc đỏ thẫm pha những vệt xanh. Phân đen có thể có lẫn máu, nước tiểu có lẫn máu, miệng, mũi có bọt màu hồng lẫn máu. Hầu, ngực, bụng sưng nóng và đau, ở bò, dê thường bị sưng dưới hầu, hai ngày sau gia súc chết vì ngạt thở, tỷ lệ chết lên đến 80%.</P>

<P><I>- Thể thứ cấp tính</I></P>

<P> Tương tự như thể cấp tính nhưng nhẹ hơn, tiến triển chậm hơn, sốt cao, ăn ít, hoặc bỏ ăn. Ở những chỗ da mỏng sưng lên và nóng sau đó cứng lại không đau, dần dần loét chảy nước hơi vàng lẫn ít máu. Niêm mạc mắt, miệng, mũi, hậu môn đỏ, gia súc thích nằm, nhu động dạ cỏ và ruột yếu có con mất hẳn, tỷ lệ chết 50%.</P>

<P><I>- Thể ngoài da</I></P>

<P>Có những ung nhiệt thán ở cổ, lâm ba cổ, mông, ngực trong trực tràng, trong lưỡi, dẫn tới hiện tượng sưng phù cục bộ. Lúc đầu sưng nóng đau về sau lạnh dần và không đau, giữa ung thối, có lúc mụn loét màu đỏ thẫm chảy nước vàng. Hạch lâm ba cổ họng sưng to làm gia súc không kêu được, bệnh tiến triển chậm khoảng 5 - 8 ngày. Ngoài ra còn có thể thấy chỗ sưng ngoài da. Chỗ sưng to, lan đến bụng có khi sưng ở đầu, một bên cổ trước vai, ức, mông. Chỗ sưng mềm nóng đau, ấn tay vào có cảm giác mềm, chích vào không có nước.</P>

<P>2. Phòng bệnh</P>

<P>- Phòng bệnh bằng vệ sinh</P>

<P>Tiêu độc chuồng trại và xác chết bằng các chất sát trùng: nước vôi 10 - 20%, formol 5%, HgCl2 1 - 2%, NaOH, cresol 5%. Thức ăn trong chuồng phải đốt, xác chết phải đốt hoặc chôn sâu 2m, chôn giữa hai lớp vôi chưa tôi. Mộ gia súc có biển và rào kỹ bằng thép gai, hố chôn xa bãi chăn, xa nguồn nước, đường giao thông, trước khi chôn và đốt tất cả các lỗ tự nhiên và nút kỹ, không mổ xác, nếu cần thì mổ ngay trên miệng hố chôn.</P>

<P>Chấp hành triệt để biện pháp chống dịch: công bố dịch, xử lý thích đáng những kẻ cố tình vi phạm, không nhập gia súc, không mổ thịt gia súc mắc bệnh. Đề phòng bệnh nhiệt thán cho người, đối với những người không có trách nhiệm và những người bị xây xát tay chân không nên động chạm đến gia súc, không ăn thịt gia súc mắc bệnh nhiệt thán.</P>

- Phòng bệnh bằng vac xin

<P>Hiện nay trên thế giới sử dụng vaccin từ chủng biến dị nhược độc không nha bào có tính sản sinh kháng nguyên bảo vệ (PA) ổn định và vaccin nha bào chủng 34 F2 </P>

<P>Tiêm 1ml vac xin nhược độc nha bào nhiệt thán dưới da cho gia súc lớn và 0,5 ml cho gia súc nhỏ, thời gian tiêm phòng: tháng 3 - 4 dương lịch và tiêm bổ sung vào tháng 9 - 10 cho gia súc chưa được tiêm phòng như mới mua về, mới sinh v.v...</P>

<P><I>Câu 2</I>: 10 điểm</P>

<P>1. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh sài sốt chó:</P>

<P>Nguyên nhân: do virut sài sốt chó <I>Canine distemper virus</I> tức là vi rút bệnh carré, thuộc chi <I>morbillivirus</I> họ <I>pamyxoviridae.</I></P>

2. Triệu chứng:

<P>Lúc đầu con vật bị sốt (39-420C), chảy nước mũi, nước mắt, nôn mửa, thích nằm một chỗ, có khi bị kích thích, sau 1-2 ngày cơn sốt lùi chó trở lại bình thường. </P>

<P><B>- </B><I>Triệu chứng ở niêm mạc</I></P>

<P>   Niêm mạc tiêu hoá: chó khát nước, nôn mửa, ỉa chảy, phân có bọt có thể lẫn máu, chó gầy sút nhanh, có thể bị viêm niêm mạc miệng và hạch hạnh nhân.</P>

<P>   Niêm mạc hô hấp: Chó bị viêm mũi, thanh quản, phế quản rồi dẫn đến viêm phổi, chảy nhiều nước mũi có mũi xanh và dịch nhầy, đôi khi có máu đen lẫn nước mũi, thè lưỡi ra để thở, có khi chó thở giật ở hông, hai bên mép phập phồng, có thể có bọt.</P>

<P>   Niêm mạc mắt: Viêm mắt  sưng húp xảy ra sớm lúc đầu trong, sau đặc dần có mủ, có khi loét, đục giác mạc, có thể bị mù mắt.</P>

<P>   Niêm mạc sinh dục: Chó bị viêm niêm mạc túi dương vật, con cái có chửa có thể bị sẩy thai.</P>

<P><B>- </B><I>Triệu chứng ngoài da</I></P>

<P>   Da nổi mụn ở trong đùi, dưới bụng, bẹn, ngực, lúc đầu nổi những chấm đỏ, sau đó biến thành những mụn có mủ màu vàng có viền đỏ, mụn có thể  khô đi mà không vỡ, hoặc vỡ chảy mủ khô thành vảy làm cho lông dính lại rồi rụng đi để lại một vết thương chóng lành không thành sẹo.</P>

<P>   Da tăng sinh: Sau khi chó bị bệnh 10-15 ngày gia tăng sinh và đạt đến mức cao nhất vào tuần thứ 3, hiện tượng này thường thấy ở gan bàn chân, ở mõm, ở da. Gan bàn chân cứng lại, vật đi lại khó khăn , khập khiễng </P>

<P><B> - </B><I>Triệu chứng thần kinh</I></P>

<P>Có khi con vật buồn rầu hoặc hung dữ, có hiện tượng co giật đều đặn ở bắp thịt, mũi, tai, chân hoặc toàn thân, mắt trợn ngược, chảy nước dãi. Sau đó có hiện tượng bại liệt, có khi liệt trực tràng và bóng đái. Chó thường đi loạng choạng, run rẩy, có thể méo mặt, mắt to, mắt nhỏ, bệnh kéo dài 2-5 tuần, những con lành bệnh thường để lại di chứng: gầy còm, đui, điếc, đi xiêu vẹo, đi choải chân...</P>

<P><I>Câu 3:</I>10 điểm </P>

<P>So sánh bệnh tích xuất huyết trên da của bốn bệnh đỏ ở lợn:</P>

<P><I>Bệnh dịch tả lợn</I>: các nốt xuất huyết nhỏ như muỗi đốt (hình đinh ghim), ở nhiều các bộ phận như tai, các vùng da mỏng, bốn chân ...</P>

<P><I>Bệnh đóng dấu lợn</I>: Xuất hiện các dấu vuông, tròn, quả trám, đa giác ... chủ yếu ở lưng, sườn, tai, ... lúc đầu dấu có màu đỏ, sau chuyển sang màu tím xanh </P>

<P><I>Bệnh phó thương hàn lợn</I>: Các đám, các vệt xuất huyết màu đỏ dài chủ yếu ở tai, bụng, bẹn, mõm, ... các đám xuất huyết chuyển sang màu tím xanh vào thời kỳ cuối của bệnh</P>

<P><I>Bệnh tụ huyết trùng lợn</I>: Bệnh tích xuất huyết từng đám đỏ, có khi xuất huyết toàn cơ thể, đặc biệt là phần hầu sưng to, đỏ phù thũng.</P>

<P><B>Đề thi số 10</B></P>

<P><I>Câu 1</I>: Triệu chứng và biện pháp phòng bệnh gà rù (Newcastle desease)?</P>

<P><I>Câu 2</I>: Nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia)?</P>

<P><I>Câu 3</I>: Phân biệt triệu chứng của bệnh dại (Lyssa) và bệnh uốn ván (Tetanus) ?</P>

<P align=center><B>Đáp án đề thi số 10</B></P>

<P><I>Câu 1</I>: 10 điểm</P>

<P>Triệu chứng và biện pháp phòng bệnh gà rù:</P>

<P>1.      Triệu chứng</P>

<P>Thời gian nung bệnh thường từ 3-5 ngày. </P>

<P>- Thể quá cấp</P>

<P> Xuất hiện đầu ổ dịch, bệnh tiến triển rất nhanh con vật chỉ ủ rũ cao độ sau vài giờ rồi chết.</P>

<P>- Thể cấp tính (phổ biến)</P>

<P>Gia cầm thường sốt cao 42-43oC.</P>

<P>Ủ rũ, kém hoạt động, bỏ ăn, lông xù như khoác áo tơi.</P>

<P>        Gà con đứng chụm từng nhóm, gà lớn tách đàn, ngẩn ngơ, gà trống thôi gáy, gà mái ngừng đẻ. Nền chuồng có nhiều bãi phân trắng.</P>

<P>Triệu chứng hô hấp: khó thở (hay vặc mỏ phát ra tiếng toắc toắc), hắt hơi; từ mũi, miệng một chất nước màu trắng xám, đỏ nhạt hơi nhớt chảy ra.</P>

<P>Rối loạn tiêu hoá trầm trọng: bỏ ăn, uống nước nhiều, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, ỉa chảy.</P>

<P>Mào, yếm gà bị ứ máu, mào tím bầm trong thời kỳ khó thở, sau mào tái dần do mất máu. </P>

<P>Trong thể bệnh này gà thường chết sau vài ngày do bại huyết. Tỷ lệ chết cao có khi tới 100%.<I></I></P>

<P>- Thể mạn tính<I> </I>(thường phổ biến ở cuối ổ dịch)</P>

<P> Biểu hiện triệu chứng thần kinh: chuyển động kỳ dị, vặn đầu ra sau, mổ thóc không trúng, động kinh, co giật ...  </P>

<P>Gà chết do đói hoặc kiệt sức; được chăm sóc, gà có thể khỏi bệnh nhưng vẫn còn mắc một số triệu chứng thần kinh trong một thời  gian dài và trở thành vật mang trùng suốt đời.</P>

<P>2.      Phòng bệnh</P>

+ Vệ sinh phòng bệnh

<P>-   Ngăn chặn không cho căn bệnh lây lan đến vùng an toàn dịch, hoặc tiêu diệt căn bệnh và giảm bớt thiệt hại về kinh tế.</P>

<P>-   Các trại gà giống,và các xí nghiệp gà công nghiệp cần có các biện pháp thú y nghiêm ngặt, hạn chế người ra vào ổ dịch.</P>

<P>-   Gà và trứng mua về phải đảm bảo từ nơi không có dịch. Gà mới nhập phải nhốt cách ly ít nhất 10 ngày để theo dõi, trong trường hợp bệnh, cần xử lý toàn bộ gà đang mắc bệnh và nghi nhiễm bệnh.</P>

<P>-   Tẩy uế chuồng trại và tiêm phòng toàn bộ số gà còn lại bằng vaccine giảm độc.</P>

<P>+ Phòng bệnh bằng vaccine</P>

<P>Vaccine nhược độc chủng B1, Lasota: dùng nhỏ mắt, mũi phòng bệnh cho gia cầm con khỏe mạnh từ 2 tuần tuổi trở lên.</P>

<P>- Vaccine chịu nhiệt V4:  được chế từ 1 củng virut Newcastle không có độc lực nhưng có tính kháng nguyên và gây được miễn dịch cho gà </P>

<P><I>Câu 2</I>: 10 điểm</P>

<P>Nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán bệnh suyễn lợn (dịch viêm phổi địa phương)?</P>

<P>1.      Nguyên nhân</P>

<P>Do một loại <I>Mycoplasma hyopneumoniae</I>. <I>Mycoplasma </I>là loại vi khuẩn đa hình thái, có dạng từ cầu trực khuẩn đến dạng sợi phân nhánh. Trong ngoại cảnh, <I>Mycoplasma</I> rất yếu. </P>

<P>Ngoài tác nhân chính là <I>Mycoplasma hyopneumoniae, </I>bệnh thường trầm trọng hơn khi có sự kết hợp của một số các vi khuẩn khác như <I>Pasteurella multocida, Streptococcus sp, E. coli . ..</I></P>

<P>2.      Chẩn đoán</P>

- Chẩn đoán lâm sàng:

<P>Về mặt dịch tễ học cần chú ý lợn con 1,2,3 tháng tuổi mắc nhiều, nơi tập trung nhiều lợn, khí hậu ẩm và lạnh, điều kiện vệ sinh kém, thay đổi điều kiện sống ...</P>

<P>Về mặt lâm sàng: căn cứ vào các triệu chứng bệnh tích của đường hô hấp (nhịp thở tăng 60-100-150- 200 lần/phút, bệnh tích viêm đối xứng ở rìa phổi) để phân biệt với các bệnh: dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, cúm lợn con.</P>

- Chẩn đoán thí nghiệm

<P>        Nuôi cấy phân lập mầm bệnh từ các bệnh tích: Phổi, hạch phổi, chất dịch niêm mạc mủ trong môi trường dịch tễ và môi trường P.P.L.O. </P>

<P>        Gây bệnh thí nghiệm để tìm bệnh tích điển hình: phế quản, phế viêm...</P>

<P>        Chẩn đoán huyết thanh học: Có thể dùng phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng ngưng kết trong ống nghiệm, phản ứng ngưng kết gián tiếp hồng cầu.</P>

<P class=3>- Chẩn đoán bằng X quang</P>

<P>        Dùng quang tuyến X để kiểm tra bệnh tích ở phổi, nếu có bệnh thì vành tim và đường huyết quản xám mờ đi. Nếu bị cảm nhiễm lâu thì diện tích mờ càng rộng, cần phân biệt với bệnh cúm lợn con.</P>

<P> </P>

<P><I>Câu 3</I>: 10 điểm</P>

<P> Phân biệt triệu chứng của bệnh dại và bệnh uốn ván:</P>

<P> </P>

<P align=center><B>Bệnh dại</B></P>

<P align=center><B>Bệnh uốn ván</B></P>

<P>-   Con vật thay đổi thói quen thường ngày, thay đổi khẩu vị (ăn da, phân...)</P>

<P>-   Không có khả năng nhận biết (do rối loạn thần kinh trung ương)</P>

<P>-   Sốt nhẹ</P>

<P>-   Trễ hàm, thè lưỡi, nước dãi chảy tự do, đuôi cụp ...</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P>-   Mắt đỏ và sâu, nhìn trừng trừng về một phía ...</P>

<P>-   Rối loạn cảm giác và cơ năng: vồ bóng, vồ mồi, chạy lung tung, hoảng loạn, sợ gió, sợ nước, sợ ánh sáng, có tư thế tấn công.</P>

<P> </P>

<P>-   Bỏ nhà đi lang thang</P>

<P>-   Bại liệt, suy kiệt và chết</P>

<P>-   Ngứa chỗ cắn (ăn da và thức ăn lạ)</P>

<P>-   Không thay đổi thói quen thường ngày, dáng đi không mềm mại</P>

<P>-   Có khả năng nhận biết (do độc tố của vi khuẩn chỉ tác động vào thần kinh vận động)</P>

<P>-   Co cứng cơ vân: cứng cổ, cứng hàm, lưng, chân, cổ, tai vểnh, lỗ mũi nở to, đuôi cong, bắp thịt chân hằn rõ, bốn chân thẳng cứng như gỗ rất khó dắt đi vòng tròn, nếu ngã thì khó đứng lên được.</P>

<P>-   Đồng tử giãn, mi nháy che 1/3 đồng tử (ở ngựa)</P>

<P>-   Rối loạn cơ năng: Lúc đầu không sốt, lúc gần chết nhiệt độ cơ thể lên 40 - 41oC, sau khi chết 1-2 giờ nhiệt độ tăng lên đến 43 -44oC, vật khó thở, bí đại tiểu tiện. Không có tư thế tấn công.</P>

<P>-   Hiện tượng co giật thường xảy ra.</P>

<P>-   Phản xạ quá mẫn: mọi kích thích về thị giác và thính giác đều làm cho con vật hốt hoảng và tăng cơn co cứng.</P>

<P> </P>

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #love