Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Bệnh Thành tích

Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.

Từ một phẩm chất tốt trở thành… bệnh

Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nổ lực đe đạt những thành tích cao hơn trên các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ... vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh.

Nhưng đen khi nào thì những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội, lại trở thành một bệnh, mà ngày nay chúng ta gọi tên nó là bệnh thành tích? Suy cho cùng, nếu diễn dịch bằng thuật ngữ kinh tế thông thường, sự khác nhau căn bản giữa thành tích và bệnh thành tích chỉ là sự khác nhau giữa hàng thật và hàng giả, hàng nhái. Và yếu tố then chốt làm nên sụ khác biệt đó chính là sự có mật hay không của lòng trung thực.

Điều lo ngại chung hiện nay là căn bệnh thành tích đang lan tràn trong ngành giáo dục của nước ta, không phải chỉ lây nhiễm cho một bộ phận nhưng người công tác trong ngành mà còn cho nhiều gia đình trong xã hội. Ông Nguyễn Thiện Nhân, tân bộ trưởng Bộ GDĐT, người được kỳ vọng rất nhiều trong công tác chấn hưng nền giáo dục nước nhà, đã nhận xét rằng không chỉ "các thầy cô, các trường ham muốn thành tích bằng kết quả thi cử cao" mà "hàng chục triệu phu huynh và học sinh chính là đồng tác giả của bệnh thành tích". Bệnh thành tích được ông phân tích như là "các thầy cô, các trường ham muốn kết quả thi cử cao" và "hàng triệu gia đình muốn con em mình có điểm cao (hơn thực chất), sẵn sàng đóng tiền bồi dưỡng các thầy cô để các em thi được điểm cao".

Tuy nhiên, muốn khắc phục căn bệnh nguy hiểm này, có nhiều vấn đề cần được phân tích thêm và làm sáng tỏ. Tại sao các trường và các thầy cô ham muốn kết quả thi cao? Phải chăng vì kết quả thi cử cao đó - dù là kết quả không phản ánh đúng thực chất - là tiêu chí được Sở hay Bộ sử dụng để đánh giá thành tích điều hành và giảng dạy của Ban Giám hiệu trưởng và các thầy cô, phải chăng với thành tích được đánh giá cao theo cách đó, chắc chắn ban giám hiệu và thầy cô sẽ có được lợi ích là được nâng lương, khen thưởng, tiếp tục trụ lại ở trường, ở lớp và tiếp tục "sự nghiệp" nhân lên căn bệnh thành tích. Và nếu tất cả các trường trên cả nước đều có những kết quả xuất sắc tương tự, phải chăng Bộ GDĐT sẽ được đánh giá là có thành tích tốt trong công tác điều hành giáo dục trên cả nước. Tại sao các phụ huynh muốn con em mình có điểm cao hơn thực chất ở đây cũng cần có hai cách nhìn: thực chất và thực dụng. Xét về thực chất, không có phu huynh học sinh nào muốn con em mình là học "giả". Họ là những người đã bỏ ra tiền của thật, công sức thật, thời gian thật và những hy vọng thật về một tương lai tốt đẹp thật của con em mình khi lo cho chúng được ăn học đến thành tài. Không có lý do gì họ lại mong muốn nhận được một món hàng giả. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm thực dụng, họ sẵn sàng làm mọi cách, kể cả những cách tệ hại nhất mà chúng ta đã được biết qua báo chí, để con em họ qua được một kỳ thi, có một manh bằng đề làm cần câu cơm sau này. Có một mảnh bằng đi đã, vì đó là mảnh bằng được xã hội thừa nhận, rồi sau này khi có điều kiện sẽ cố mà học tiếp một cách chân thực. Như vậy, suy cho cùng, các phu huynh học sinh và các học sinh chính là nạn nhân của bệnh thành tích hơn là “đồng tác giả". Khi sự lây nhiễm của bệnh thành tích đã trở thành phổ biến, làm gì có ai được miễn dịch? Cuối cùng, không có ai khác hơn là xã hội phải gánh chịu rủi ro và chi phí cao hơn, một sự lãng phí nghiêm trọng về thời gian và tiền bạc, hậu quả của bệnh thành tích. Khi nguồn nhân lực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế bị méo mó nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng, các doanh nghiệp đành phải chấp nhận "hàng giả" lẫn lộn với "hàng thật" và phải dành thêm ngân sách đế đào tạo và huấn luyện lại sau khi tuyển dụng.

Chuẩn bệnh và trị bệnh

Bệnh thành tích là hậu quả của chủ nghĩa hình thức và chính nó là mẹ đẻ của bệnh sao chép, học thuộc lòng và hiện tượng đào tạo hình ống của hệ thống Đại học ở nước ta. Với bệnh thành tích, các phương pháp đánh giá, kiếm tra kết quả học tập trở nên dày đặc, nặng nề, phức tạp nhưng lại mang tỉnh chất rập khuôn, không có chỗ dành cho sự sáng tạo của học sinh, sinh viên. Bệnh thành tích và chủ nghĩa hình thức có thể có đất đứng trong thời kỳ bao cấp, trong một nền kinh tế khép kín, môi trường cạnh tranh không tồn tại. Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, trong khi các ngành kinh tế đi bước trước và tích cực nỗ lực để hoàn thiện cho phù hợp với một môi trường cạnh tranh mới, ngành giáo dục vẫn còn khá tụt hậu. Phương pháp giảng dạy và học tập ít thay đổi. Các giáo trình, giáo án khuôn mẫu vấn tiếp tục tồn tai. Học sinh, Sinh viên chỉ biết học mà không biết hỏi. Việc học hành chủ yếu dựa trên sao chép, không có không gian cho tư duy, suy luận. Các trường dân lập đã không phát triển đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu học tập trong xã hội và tạo nên một môi trưởng cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, hàng rào thi cứ quá nhiều và tập trung càng làm nặng thêm tinh than học tủ, học rập khuôn, sao chép của học sinh. Cánh cửa vào Đại học lại quá hẹp, một phải cạnh tranh với hàng trăm, khiến cho không thể không xảy ra tiêu cực và làm cho bệnh thành tích càng phát triển.

Chúng ta đều nhận thức rỏ ràng, một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có chân tài thực học, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giáo dục chỉnh là xuất phát điểm, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thinh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển.

Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tỉnh chất thắng bại sinh tử không khác gì trên thao trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì có một văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những chân tài thực học hay không. Trên tiến trình đổi mới giáo dục, bệnh thành tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó, nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng.

__________________

__[*-^]___..(^_^)-___

Không thầy đố mày làm nên

Làm nên rồi mày quên cả thầy

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: