Phần 2
Câu 1: Liệt kê nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính, trình bày triệu chứng lâm sàng viêm phế quản mạn tính.
* Các nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính gồm:
- Khói thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới VPQMT.
- Môi trường ô nhiễm.
- Nghề nghiệp tiếp xúc với nhiều bụi, khí độc hữu cơ và vô cơ.
- Nhiễm các vi khuẩn và virus đường hô hấp.
- Yếu tố cơ địa: cơ địa dị ứng, bệnh di truyền rối loạn bài tiết nhầy.
- Yếu tố thuận lợi: người cao tuổi có hút thuốc lá, môi trường sống chật chội, ẩm thấp, thiếu vệ sinh, khí hậu ẩm ướt.
* Triệu chứng lâm sàng.
- Bệnh thường xảy ra ở người >50 tuổi, nam giới nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bệnh xuất hiện và tiến triển từ từ, lúc đầu nhẹ không ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động, sau nặng dần.
- Quá trình diễn biến từ 5-20 năm, có những đợt cấp và biến chứng.
+ Ho, khạc đờm: ho nhiều vào buổi sáng, đờm nhầy, dính, trong hoặc xanh, đục như mủ. Lượng đờm khoảng 200ml/24h. Đợt ho kéo dài khoảng 3 tuần thường hay xảy ra vào mùa đông, đầu xuân.
+ Khó thở: trong giai đoạn đầu của VPQMT bệnh nhân chưa có khó thở, càng về giai đoạn cuối mức độ khó thở của bệnh nhân càng tăng lên, chức năng hô hấp càng suy giảm trầm trọng.
- Đợt cấp của VPQM: thỉnh thoảng co những đợt ho và khạc đờm nặng lên, thường do bội nhiễm. Những triệu chứng trong đợt cấp là:
+ Ho khạc đờm có mủ.
+ Khó thở như cơn hen, nghe phổi có ran ngáy, ran rít, ran ẩm.
+ Có thể có sốt hoặc không.
+ Bệnh nhân có thể tử vong trong đợt cấp do suy hô hấp cấp.
+ Biến chứng có thể gặp là: bội nhiễm phổi (viêm phổi thùy, áp xe phổi, lao phổi), giãn phế nang, suy hô hấp cấp, suy tim phải.
Câu 4: Trình bày cách điều trị và dự phòng bệnh viêm phổi?
Trả lời:
1-Thuốc kháng sinh:
*Thuốc kháng sinh:
- Nguyên nhân gây viêm phổi đa phần là do nhiễm khuẩn, do đó kháng sinh có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh này.
- Đa số bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng thường bđiều trị ngoại trú, không thể chẩn đoán vi khuẩn được nên thường sử dụng kháng sinh bằng đường uống và chọn kháng sinh theo kinh nghiệm.
- Một số phác đồ điều trị:
+ Trẻ > 1 tháng đến 5 tuổi:
A1. Ampicillin 50-100mg/kg/24h, chia 2 lần.
A2. Amoxicillin 50-100mg/kg/24h, chia 2 lần.
A3. Ampicillin- sulbactam (Unasyl) 50-100 mg/kg/24h, chia 2 lần.
A4. Amoxicillin- clavulanic (Augmetin) 50-100mg/kg/24h, chia 2 lần.
+ Trẻ > 5 tuổi:
B1. Erythromycine 50mg/kg/24h, chia 2 lần, uống khi đói.
B2. Clarythromycine 15mg/kg/24h, uống, chia 2 lần.
B3. Arithromycine 10-15mg/kg/24h, uống 1 lần khi đói.
-Thời gian sử dụng : thông thường một đợt điều trị khoảng 7-10 ngày.
-Bệnh nhân viêm phổi mắc phải tại cộng đồng nặng cần nhập viện hoặc viêm phổi mắc phải tại bệnh viện, cần lựa chọn kháng sinh theo vi khuẩn gây bệnh dựa trên kết quả các xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn và kết quả kháng sinh đồ. Nếu chưa có hoặc không làm xét nghiệm vi khuẩn thì lựa chọn kháng sinh dưạ trên mức độ nặng, tuổi và yếu tố nguy cơ. Do bệnh nặng nên đường đưa thuốc ban đầu thường dung đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
2-Thuốc kháng virus điều trị viêm phổi do virus cúm A
- Oseltamivir được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em > 1 tuổi bị viêm phổi do virus cúm A, nên dùng ngay trong vòng 48h đầu từ khi khởi phát triệu chứng. Có thể sử dụng Oseltamivir để dự phòng cho những người nguy cơ cao ( chỉ định cho người tiếp xúc với vùng lây nhiễm trong vòng 48h).
- Zanamivir được chỉ định cho những trường hợp không thể sử dụng Oseltamivir do có tác dụng không mong muốn. Chỉ dùng cho người > 12 tuổi.
3-Thuốc điều trị triệu chứng:
-Thuốc giảm đau, hạ sốt.
-Thuốc làm loãng đờm để bệnh nhân dễ khạc đờm.
4-Chế độ chăm sóc khác:
-Thở oxy cho bệnh nhân khó thở vừa và nặng. Nếu bệnh nhân suy hô hấp nặng phải thở máy.
- Dinh dưỡng: ăn nhẹ, đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi tại giường.
Câu 6. Liệt kê nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây tăng huyết áp
* Nguyên nhân: Có 2 loại THA là THA nguyên phát & THA thứ phát.
- THA nguyên phát: là THA ko rõ nguyên nhân, loại này chiếm 90-95% các trường hợp THA, thường gặp ở tuổi trung niên và tuổi già.
- THA thứ phát: chiếm 5-10% các trường hợp THA, bao gồm:
+ Bệnh thận: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, bệnh thận đa nang, viêm thận kẽ, sỏi thận, hẹp động mạch thận...
+ Bệnh nội tiết: cường Aldosteron nguyên phát, hội chứng sushing, u tủy thượng thận, bệnh to đầu chi, cường giáp...
+ Nguyên nhân khác: hẹp eo động mạch chủ, hở van động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén...
* Các yếu tố thuận lợi: Thường liên quan đến THA nguyên phát đó là:
- Yếu tố di truyền, tính gia đình.
- Yếu tố ăn uống: chế độ ăn nhiều muối, uống rượu nhiều, ăn ít protid.
- Yếu tố tâm lý: tình trạng căng thẳng, stress kéo dài...
Câu 8. Triệu chứng lâm sàng thể điển hình loét dạ dày-tá tràng.
*Triệu chứng cơ năng: triệu chứng rất đa dạng tùy thuộc vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh nhân, đợt cấp hay thuyên giảm, phụ thuộc vào vị trí ổ loét: loét dạ dày hay loét tá tràng, loét kèm theo biến chứng. Khi đang có đợt cấp, các triệu chứng lâm sàng rầm rộ hơn.
- Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng chính:
+ Đau âm ỉ, hoặc dữ dội, đau bỏng rát.
+ Đau có tính chất chu kỳ trong ngày và trong năm:
+ Đau theo nhịp điệu với bữa ăn: đau khi no (loét dạ dày) hoặc đau khi đói, ăn vào đỡ đau (loét tá tràng).
+ Đau theo mùa trong năm
+ Đau kéo dài vài tuần rồi hết, vài tháng hoặc cả năm sau lại xuất hiện một đợt đau.
+ Càng về sau bệnh càng mất dần tính chu kỳ, số đợt đau tăng dần và trở thành liên tục.
- Kèm theo bệnh nhân có ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn, táo lỏng thất thường.
- Suy nhược thần kinh.
- Khi có triệu chứng nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen là biểu hiện bệnh đã có biến chứng.
* Triệu chứng thực thể:
- Trong cơn đau co thể thấy các dấu hiệu sau:
+ Co cứng cơ vùng thượng vị.
+ Ấn điểm thượng vị đau trong loét dạ dày.
+ Ấn điểm môn vị-tá tràng đau trong loét tá tràng.
- Ngoài cơn đau, bụng mềm không có dấu hiệu gì đặc biệt.
Câu 9: Trình bày các biến chứng của loét dạ dày – tá tràng?
- Chảy máu tiêu hoá: biểu hiện bằng nôn ra máu, hoặc đi ngoài phân đen hoặc kết hợp cả hai. Nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân có thể tử vong do mất nhiều máu, gây truỵ tim mạch, hạ huyết áp.
- Thủng dạ dày là một cấp cứu ngoại khoa, biểu hiện bằng đau bụng dữ dội và co cứng thành bụng do các chất dịch dạ dày, thức ăn tràn vào ổ bụng gây viêm màng bụng.
- Hẹp môn vị: bệnh nhân ăn không tiêu, đầy chướng bụng, nôn nhiều, nôn ra các thức ăn cũ.
- Ung thư hoá dạ dày từ ổ loét.
Câu 12: Trình bày cách điều trị áp xe gan do amip?
Hiện nay điều trị áp xe gan do lỵ amip chủ yếu bằng nội khoa, dùng thuốc đơn thuần hoặc phối hợp với chọc hút mủ.
*Thuốc điều trị:
- Nhóm 5 imidazol: chủ yếu dùng metronidazol: 30- 40 mg/kg/ngày trong 10- 14 ngày
Có thể dùng Tinidazol 500mg x 3 lần/ ngày trong 7-10 ngày.
- Dehyroemetin 1mg/kg/ngày x 8- 10 ngày
- Chloroqiun 300mg/ ngày x 8-10 ngày
Tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà có thể dùng lần lượt 3 thuốc trên hay dùng một trong hai thuốc : nitroimidazol hoặc dehydroemetin rồi kết thúc bằng một đợt Chloroquin cuối cùng
Sau khi đã tiêu diệt hết amip ở gan, phải tiêu diệt amip ở ruột nhất là kén. Có thể dùng Interix 4 viên/ ngày x 7- 10 ngày
Điều trị thuốc là điều trị cơ bản dù có phải chọc hút mủ hay mổ dẫn lưu ổ mủ ra ngoài, cắt gan cũng phải dùng thuốc đầy đủ và đúng cách như trên mới có thể tránh được tái phát.
*Lựa chọn chỉ định điều trị:
- Dùng thuốc chống amip đơn thuần: Chỉ định :+ổ áp xe không quá lớn; +bệnh nhân đến sớm trước 1 tháng.
Nguyên tắc: phải tiêu diệt amip ở gan, và tiêu diệt amip ở ruột ( kể cả kén) để đề phòng bệnh tái phát.
- Chọc hút mủ phối hợp với thuốc chống amip:
Chỉ định: + Ổ áp xe to (đường kính >10cm); + bệnh nhân đến muộn > 2 tháng; + Điều trị bằng nitroimidazol không khỏi
Nguyên tắc: có thể chọc sớm ổ áp xe quá to hoặc chọc muộn hơn, sau khi dùng thuốc 3-5 ngày.
Số lần và khoảng cách các lần chọc tuỳ thuộc vào kích thước và số lượng của các ổ áp xe. Khi kiểm tra trên siêu âm ổ áp xe dưới 4 cm và đã có nhu mô ở gan trong khi không cần chọc hút nữa. Đại đa số các trường hợp chỉ cần chọc hút một lần là đủ.
- Mổ phối hợp dùng thuốc chống amip
Chỉ định ngoại khoa điều trị áp xe gan ngày càng thu hẹp, chỉ giới hạn trong một số trường hợp sau đây:
+ Khi có nguy cơ xuất hiện biến chứng hoặc đã có biến chứng vỡ ổ áp xe (trừ vỡ vào phổi).
+ Bệnh nhân đến quá muộn.
+ Ổ áp xe gan to > 18cm
+ Ổ áp xe ở vị trí dễ vỡ (thuỳ gan trái, lồi xuống mặt dưới gan)
+ Đã điều trị nội khoa đầy đủ , đúng phác đồ phối hợp với chọc dò như trên mà không có kết quả.
Điều trị ngoại khoa vẫn phải phối hợp với các thuốc diệt amip để có thể điều trị triệt để áp xe gan.
Câu 13: Liệt kê các nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy cấp tính?
- Nhiễm vi khuẩn:
+ Các loại vi khuẩn đường ruột xâm nhập tế bào niêm mạc ruột ( Shigella, Salmonella, Campylobater, E. Coli thể xâm nhập...)phát triển gây tổn thương niêm mạc ruột, làm tăng bài tiết và giảm hấp thu
+ Các loại vi khuẩn không xâm nhập tế bào niêm mạc ruột ( E. Coli..) phát triển ở bề mặt niêm mạc ruột, tiết nội độc tố kích thích ruột tăng bài tiết.
- Nhiễm virus: một số virus đường ruột gây tiêu chảy kèm theo hội chứng nhiễm khuẩn. Rotavirus và Norwalkvirus là các virus gây tiêu chảy hay gặp.
- Các loại ký sinh trùng đường ruột: hay gặp nhất là Entamoeba Histolytica và Giardia lamblia.
- Các nguyên nhân khác:
+ Nhiễm độc: các kim loại nặng như Hg, As, Ag..., hoặc các loại nấm độc, các thuốc bảo vệ thực vật lẫn vào thức ăn, hoặc các chất độc sinh ra từ thực phẩm bảo quẩn kém.
+ Dị ứng dạ dày, ruột
+ Lạm dụng thuốc nhuận tràng.
+ Dùng kháng sinh kéo dài.
Câu 17. Cách điều trị Hội chứng viêm cầu thận cấp?
* Điều trị bằng thuốc:
- Kháng sinh: lựa chọn kháng sinh phù hợp với tác nhân gây bệnh như Penicilin hoặc Erythromycin được chỉ định khi có dấu hiệu nhiễm liên cầu khuẩn. Chỉ cho kháng sinh khi nhiễm khuẩn ở họng hoặc ngoài da.
Penicilin 2000.000đv/ngày chia 2 lần trong 10 ngày.
- Vấn đề sử dụng corticoid và thuốc ức chế miễn dịch: Chú ý dùng corticoid và thuốc ức chế miễn dịch để đạt hiệu quả điều trị, các trường hợp VCTC sau bệnh hệ thống hoặc VCTC kèm theo hội chứng thận hư dùng corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch thì hiệu quả hơn.
- Điều trị triệu chứng phù (phù, tăng huyết áp, suy tim) bằng chế độ ăn nhạt kèm theo dùng ( thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp, trợ tim) tùy theo triệu chứng và tình trạng bệnh nhân.
+ Lợi tiểu: Furosemid 40mg x 1-2 viên/ngày.
+ Hạ huyết áp có thể dùng:
Nifedipin 20mg x 1-2/ viên/24h
Amlor 5mg x 1-2 viên/24h
Renitec 5mg x 1-2 viên/24h
* Chế độ sinh hoạt:
- Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
- Ăn nhạt, ăn ít protein, đảm bảo đủ calo bằng glucid, đủ vitamin.
- Khi có đái ít: ăn ít rau quả để giảm K+ đưa vào vì thường có ứ trệ K+.
* Chỉ định lọc máu ngoài thận: Khi bệnh nhân có dấu hiệu nặng như đái ít, ure máu cao, K+ máu tăng cao.
* Xét nghiệm nước tiểu định kỳ hàng tháng: Bệnh nhân được coi là khỏi bệnh khi theo tiếp 2 năm không có protein niệu.
Câu 20: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường.
* Dựa vào chi số Glucose máu lúc đói và test dung nạp Glucose.
Nghiệm pháp dung nạp Glucose: Bệnh nhân được đo nồng độ glucose máu trước và 2 giờ sau khi uống 75g glucose trong 250ml nước. Trước đó bệnh nhân đã được nhịn đói qua đêm.
.
Câu 23: Triệu chứng lâm sàng của thiếu máu cấp tính và mạn tính
* Thiếu máu cấp tính:
- Nguyên nhân thường do chấn thương hoặc xuất huyết nội tạng nặng gây nên mất một thể tích máu đáng kể, nhanh chóng làm giảm thể tích tuần hoàn.
- Thể tích tuần hoàn giảm đột ngột, do đó biểu hiện trên lâm sàng như sau:
+ Ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hay khi thay đổi tư thế, khi gắng sức. Có thể ngất lịm nếu thiếu máu nhiều.
+ Da xanh, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay trắng bệch.
+ Tim: hồi hộp trống ngực, nhịp tim nhanh, có thể có tiếng thổi tâm thu thiếu máu nghe rõ ở mỏm.
+ Huyết áp động mạch giảm , nếu mất máu nhiều(>1.5 lít) sẽ có trụy tim mạch, huyết áp tụt thấp hoặc không đo được.
+ Hô hấp: khó thở, nhịp tim nhanh.
+ Cơ và khớp: mỏi, đi lại khó khăn.
* Thiếu máu mạn tính:
- Tình trạng thiếu máu xảy ra từ từ, kéo dài. Các triệu chứng thường gặp trên lâm sàng là:
+ Da xanh: xảy ra từ từ.
+ Niêm mạc môi, mắt, dưới lưỡi nhợt nhạt. Gai lưỡi mòn hay mất làm lưỡi nhẵn bóng, có thể có vết ấn răng.
+ Lông tóc, móng tay khô, rụng, dễ gãy, có thể có móng tay khum.
+ Tim: hồi hộp trống ngực, có thể đau vùng trước tim do thiếu máu cơ tim. Nghe tim thấy nhịp tim nhanh, có tiếng thổi tâm thu, nếu thiếu máu lâu ngày có thể dẫn tới suy tim.
+ Hô hấp: khó thở gắng sức, nhịp thở nhanh.
+ Thần kinh: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ hoặc ngủ gà, giảm trí nhớ, thay đổi tính tình (hay cáu gắt), tê bì chân tay, giảm sức lao động trí óc và chân tay.
+ Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, đầy bụng, ỉa lỏng hoặc táo bón.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro