bệnh án 1
I.Hành chính:
II.Lý do vào viện: tiểu buốt,tiểu dắt
III.Hỏi bệnh:
1.Bệnh sử:
Bệnh nhân đã đc khâu nối cổ bàng quang tại bv ĐK Yên Bái sau tai nạn xe máy-ô tô cách vv 5 tháng. Sau mổ 1 tháng BN thấy tiểu khó,tiểu buốt,nc thiểu vàng trong.Đã khám tại viện 103,CĐ: Hẹp niệu đạo.Sau vào VĐ,đc đặt dẫn lưu bàng quang,và hẹn 1 tháng sau vv,sau vv xét nghiệm có nhiễm Candida sp,đc diều trị nội 3 tuần khỏi. Chụp Xquang: bàng quang niệu đạo xuôi dòng thấy hình ảnh chít hẹp niệu đạo,điện giải đồ bt, Sinh hóa: cre:84, ure 2,8, a.uric 472(bt <420) ,nc tiểu: ERY 250 RB/ul, LEU 75, Đc chỉ định mổ phiên ngày 24/10/2011.
Chẩn đoán trước mổ: Hẹp niệu đạo.
Chẩn đoán sau mổ: Hẹp toàn bộ niệu đạo dương vật và niệu đạo sau.
Phương pháp phẫu thuật: Mở niệu đạo dương vật ra da.
Vô cảm: Tê tủy sống.
Qúa trình: rạch da đường bụng dương vật,kiểm tra niệu đạo DV, thấy hẹp toàn bộ
Mở niệu đạo tầng sinh môn,kiểm tra,thấy hẹp toàn bộ.
Mở niệu đạo DV ra da.
Sau mổ BN huyết động ổn,băng khô, dẫn lưu bàng quang nước tiểu trung bình mỗi ngày 1,5l
Hiện tại ngày thứ 7 sau mổ bệnh nhân không đau,không sốt,vẫn chưa tự tiểu đc.
2.Tiền sử:
Bản thân: Chưa phát hiện j
Gia đình: Chưa phát hiện j
III.Khám:
1.Toàn thân: BN tỉnh,tx đc
M:80, ha: 110/70, t:36,8''C
Thể trạng gầy
Da ,niêm mạc hồng
Hach,tuyến giáp............
2.Cơ quan:
1, cơ quan bệnh lý:
Sẹo mổ cũ: Đường trắng giữa trên và dưới rốn,dài 20cm
Vết mổ: dường bụng dương vật, dai 3cm,đường giữa bìu,dài 4cm
không sưng,không đỏ, băng khô.
Dẫn lưu BQ: 400ml nc tiểu vàng trong.
Bụng mềm,k có điểm đau
Không có dấu hiệu chạm thận, k có dh bập bềnh thận.
2.các cơ quan khác chwua phát hiện j bất thường.
IV.Tóm tắt BA:
BN Nam,21t, đã từng mổ nối cổ BQ tại bv ĐK Yên Bái cách 5tháng, lý do vv: tiểu buốt, tiểu dắt. đã đc CĐ tại 103: hẹp niệu đạo. vào VĐ: đặt dân lưu BQ, điều trị khỏi nấm Candida sp, Xquang BQ-niệu đạo xuôi dòng thấy chít hẹp NĐ. Chỉ định mổ phiên ngày 24/10. CĐ trước mổ: Hẹp NĐ. CĐ sau mổ: hẹp toàn bộ NĐ dương vật và NĐ sau. p2 phẫu thuậtở niệu đạo dương vật ra da.. Vô cảmê tủy sống. sau mổ BN huyết động ổn,k đau,k sốt, nc 1,5l/ngày.
Hiện tại ngày t7 sau mổ: HCNT (-), HCTM (-), Bn vẫn chưa đi tiểu dc, dl BQ 400ml. vết mổ k sưng,k đỏ.
V.Chẩn doán sơ bộ: BN hậu phẫu Mở NĐ dương vật ra da ngày thứ 7 không có biến chứng.
VI.Cận lâm sàng: yêu cầu xn: Sinh hóa máu,công thức máu, Xquang: BQ-NĐ xuôi dòng.
viI.Chẩn đoán xác định:
BỆNH ÁN CHUYÊN KHOA LAO
I – HÀNH CHÍNH
Họ và tên: TRẦN VĂN T. Tuổi: 35 Giới: Nam Nghề nghiệp: nông dân
Địa chỉ: Kim Thái, Kim Sơn, Ninh Bình
Ngày vào viện: 23/01/2011 Khoa Bệnh cơ hội, Bệnh viện Phổi Trung ương
Ngày khám: 24/01/2011
II – LÍ DO VÀO VIỆN: tiêu chảy, bụng trướng
III – BỆNH SỬ
Một tháng trước khi vào viện, bệnh nhân xuất hiện đại tiện phân lỏng lẫn nhày máu mũi, không rõ số lượng, ngày nhiều nhất 5 lần, không mót rặn, không đau quặn bụng; bệnh nhân không điều trị gì.
Hai tuần trước khi vào viện, bệnh nhân xuất hiện khó nói, khó nuốt, cảm giác đau đớn trong miệng nên không ăn uống được. Ngoài ra, bệnh nhân có ho khan húng hắng, không ho ra máu, thỉnh thoảng tức ngực không rõ vị trí, khó thở nhẹ cả hai thì, sút cân nhiều (không rõ khối lượng), mệt mỏi rõ rệt và đi tiểu vàng sậm.
Một tuần trước khi vào viện, bệnh nhân xuất hiện thêm trướng bụng, ban đầu cảm giác hơi trướng, sau trướng rõ kèm theo cảm giác tức nặng bụng.
Bốn ngày trước khi vào viện, bệnh nhân vẫn tiêu chảy nhưng phân hết nhày máu mũi, bụng trướng tăng lên, không nuốt được, nói khó, gày đi rõ rệt; đi khám tại bệnh viện Lao phổi Ninh Bình, được chẩn đoán lao toàn thể / suy kiệt, đã điều trị theo phác đồ 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3, chọc hút dịch màng bụng, truyền dịch, dùng thuốc trợ gan và trợ sức.
Ngày vào viện, bệnh nhân không cải thiện, được chuyển tới Bệnh viện Phổi trung ương, nhập viện và điều trị.
Hiện tại, nằm viện ngày thứ nhất:
- Bệnh nhân mệt mỏi nhiều, không đi lại được
- Vẫn tiêu chảy phân lỏng
- Ho khan húng hắng
- Không tức ngực, khó thở nhẹ
- Không sốt
- Đau trong miệng, không nuốt được, nói khó khăn
- Tiểu vàng sậm, không rõ số lượng
IV – TIỀN SỬ
1 – Bản thân:
- Thể trạng hoàn toàn khỏe mạnh trước đợt bệnh, chưa phát hiện bệnh lí nào.
- Không khai thác được tiền sử phơi nhiễm với bệnh nhân lao.
- Không khai thác được tiền sử phơi nhiễm với nguồn lây nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn.
- Uống rượu 25-50 mL/ngày không thường xuyên trong nhiều năm.
- Hút thuốc lá không thường xuyên.
- Xét nghiệm HIV (-) tại bệnh viện Lao phổi Ninh Bình.
- Chưa khai thác được tiền sử dị ứng.
2 – Gia đình và xung quanh: Gia đình kinh tế khó khăn.
V – KHÁM
A – Khám lúc vào viện
- Toàn trạng: Tỉnh, tiếp xúc được, gày yếu. Da, niêm mạc nhợt. Phù nhẹ toàn thân.
- Hô hấp: rale ẩm, rale nổ nhiều 2 bên phổi.
- Tiêu hóa: bụng trướng nhẹ, diện đục vùng thấp, dấu hiệu sóng vỗ (+). Tuần hoàn bàng hệ (-). Gan lách không sờ thấy.
- Tai mũi họng: các vệt trắng quanh lưỡi.
- Dấu hiệu sinh tồn: M 120 l/ph, HA: 80/50 mmHg, to: 36.7 oC, nhịp thở: 25 l/ph.
- Các cơ quan bộ phận khác chưa phát hiện gì đặc biệt.
B – Khám hiện tại
B1 – Toàn thân
- Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được.
- Thể trạng suy kiệt (không rõ chiều cao, cân nặng)
- Da khô, nhăn nheo. Niêm mạc nhợt rõ. Củng mạc không vàng.
- Lông tóc bình thường. Móng tay nhợt.
- Không phù.
- Nhóm hạch cổ và hạch bẹn hai bên không sờ thấy. Không khám được hạch nách.
- Không khám được tuyến giáp.
- Không sốt.
B2 – Bộ phận
1 – Khám bụng
- Nhìn:
o Hình dáng cân đối. Mặt phẳng nhô cao ngang với lồng ngực. Bè sang hai bên.
o Da bụng căng, trắng như sáp nến. Rốn lồi.
o Không có tuần hoàn bàng hệ.
- Sờ:
o Bụng căng đều, ấn không đau. Cảm ứng phúc mạc (-).
o Gan lách không sờ thấy, dấu hiệu cục nước đá nổi (-).
o Dấu hiệu sóng vỗ (+).
- Gõ:
o Gõ đục vùng thấp, ranh giới diện đục không rõ ràng. Không khám được thay đổi diện đục theo tư thế.
o Vùng bụng trên rốn gõ vang.
- Nghe: nhu động ruột bình thường.
2 – Khám tim mạch
- Mỏm tim ở khoang liên sườn 5 trên đường giữa tròn trái.
- Nhịp tim đều, 120 chu kì/phút.
- T1, T2 rõ. Không có tiếng tim bất thường.
3 – Khám hô hấp
- Lồng ngực cân đối. Nhịp thở 20 lần/phút. Không co kéo cơ hô hấp phụ.
- Không khám được rung thanh.
- Gõ trong đều hai phổi.
- Rì rào phế nang rõ, đều hai phổi. Rale ẩm, rale nổ phân bố khắp hai trường phổi.
4 – Khám cơ xương khớp: Các khớp không sưng, không biến dạng khớp, không tràn dịch khớp.
5 – Khám thần kinh
- Không liệt tứ chi và liệt thần kinh sọ.
- Không rối loạn cảm giác.
- Hội chứng màng não (-).
- Hội chứng tăng áp lực nội sọ (-).
6 – Các cơ quan bộ khác
- Miệng và lưỡi: môi có vết loét đang đóng vảy, kích thước nhỏ. Lưỡi có nhiều vệt trắng hai bên bờ lưỡi. Không quan sát được trần của ổ miệng và hai bên má.
VI – TÓM TẮT BỆNH ÁN
Bệnh nhân nam 35 tuổi, vào viện cách đây 1 ngày vì trướng bụng, tiêu chảy. Bệnh diễn biến trước khi vào viện 1 tháng. Qua hỏi bệnh và thăm khám, phát hiện các hội chứng và triệu chứng sau:
1. Thể trạng suy kiệt
2. Triệu chứng tiêu hóa:
- Rối loạn tiêu hóa: đại tiện phân lỏng lẫn nhày máu mũi.
- Cổ trướng mức độ vừa: bụng trướng, bè sang hai bên, rốn lồi; diện đục vùng thấp không rõ ranh giới, không rõ thay đổi theo tư thế.
- Loét miệng và lưỡi.
3. Triệu chứng hô hấp:
- Ho khan, khó thở, tức ngực.
- Rale ẩm, rale nổ hai trường phổi.
4. Đã điều trị 4 ngày ở bệnh viện Lao phổi Ninh Bình theo phác đồ 2SRHZE / 1RHZE / 5R3H3E3.
5. Không khai thác được tiền sử phơi nhiễm lao và nguồn lây nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn.
6. HIV (-)
Phần chẩn đoán phân biệt, cận lâm sàng, lập luận chẩn đoán, điều trị, tiên lượng và phòng bệnh thì xin để lại, để các bạn cùng nhau thảo luận
dinhluan
-
10:40 PM 01-28-2011
Bệnh án đọc hay ghê! Y3 đọc chưa nhòm đc chỗ nào lỗi rõ ràng. Mong các bác sửa chu đáo 1 chút để bọn e lấy làm mẫu. thanks!
Lần sửa cuối bởi Hoàng Bảo Long, ngày 01-28-2011 lúc
12:58 AM
.
Trả lời kèm Trích dẫn
01-28-2011,
10:17 PM
#2
mariage d'mour
Ngày tham giaJan 2011
Bài viết8
Thanks0Thanked 1 Time in 1 Post
Làm bệnh án này hơi kém,kém ơ đâu xin các bạn đưa ra ý kiến và mình sẽ tập hợp lại phân tích cụ thể
wild cat
-
02:31 AM 02-16-2011
đã nêu hết các ý kiến rùi. bạn tổng hợp và phân tích cụ thể nhé, mình đang chờ
Trả lời kèm Trích dẫn
02-07-2011,
08:19 PM
#3
wild cat
Ngày tham giaNov 2009
Tuổi24
Bài viết485
Thanks36Thanked 455 Times in 123 Posts
ờ về cách trình bày bệnh án anh không dám cho ý kiến,Y dưới bây giờ giỏi hơn bọn anh nhiều rùi he..he...he nhường đất cho các em phát biểu. Anh làm bệnh án thì chưa bao giờ tách phần khám vào viện thành một mục riêng trong phần khám, nếu có phần khám vào viện mà không kèm theo phần đã điều trị thì không có ý nghĩa. anh thường cho diễn biến, đáp ứng của BN trong quá trình điều trị vào phần bệnh sử luôn. khám chỉ có phần hiện tại thui...
Còn về nội dung thì anh thấy bệnh sử điêu điêu thế nào ý.
*Tiêu chảy với phân nhày máu liên tục suốt một tháng à? Em không nói diễn biến của triệu chứng này ...Nếu liên tục 1 tháng mà BN không hề khám và điều trị gì thì cũng lạ thật. nhà có quá mức khó khăn không? trình độ văn hóa thế nào?
*Sốt thì sao? không có hay em chưa khai thác? vì đây là một dấu hiệu quan trọng, dấu hiệu âm tính ( nếu đúng) cần phải đưa vào bệnh sử chứ không phải chỉ mỗi khi khám
*BN vừa đi ngoài phân lỏng kéo dài , vừa kèm theo đau họng "không ăn uống được" suốt 2 tuần có điêu không? ăn uống kém hay là không ăn uống được cái gì?
*Lý do vào viện vì tiêu chảy, bụng trướng, em trình bày Bệnh sử có vẻ như cái này nghiêm trọng hơn nhiều so với triệu chứng hô hấp mà bệnh nhân lại đi khám ngay tại bệnh viện lao phổi? tưởng phải đi khám tại Khoa tiêu hóa hay đại loại cái gì liên quan như thế đầu tiên chứ nhỉ?
*Với lại không nên "khám bụng" mà là khám tiêu hóa, miệng và lưỡi em cho gộp vào đó luôn...
*Khám cơ xương khớp thì có mỗi phần khớp, cơ với xương vứt đâu roài?
*Phần khám hệ tiết niệu không nên bỏ chung và phần khám cơ quan bộ phận khác, mặc dù nó không có" phát hiện gì đặc biệt" vì đây là một cơ quan dễ nhiễm trùng cơ hội, đi kèm với các bệnh khác.
* BN này đang được điều trị theo phác đồ Lao, khám thính giác để kiểm tra phát hiện Biến chứng của thuốc lao..
**anh vừa mới về quê ăn tết ra, bánh chưng đè hết chữ rùi, chỉ lướt nhanh thế thùi chứ không có đào sâu mổ xẻ gì nhiều,.có gì sửa sai cho anh nhá..
wild cat
-
08:37 PM 02-07-2011
oài, đá sang cả phần trình bày bệnh án roài....
Lần sửa cuối bởi wild cat, ngày 02-07-2011 lúc
08:38 PM
.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lúc. Nào ngờ đâu lưu lạc tới hôm nay!
Phận là trai gõ phím bình thiên hạ. Click chuột phải open mọi trái tim
!
Thấy hay mà không thank là bất lịch sự
Trả lời kèm Trích dẫn
The Following User Says Thank You to wild cat For This Useful Post:
Hoàng Bảo Long
(02-08-2011)
02-07-2011,
10:15 PM
#4
Hoàng Bảo Long
Ngày tham giaNov 2009
Đang ởĐào hoa đảo.
Bài viết1,009
Thanks217Thanked 1,135 Times in 358 Posts
Tiêu chảy: bệnh nhân này tiêu chảy cả tháng trời luôn. Em hỏi bệnh nhân sao không đi khám, nhà bảo cứ nghĩ là cũng nhẹ thôi nên không đi đâu khám cả, với cả gia đình điều kiện kinh tế rất nghèo, sợ đi viện tốn tiền.
Sốt: ờ nhỉ, chết thật, sao em lại quên ko cho vào đây nhỉ, cái này e cũng hỏi kĩ rồi, ko sốt.
Ăn uống ở đây là ko ăn đc cái gì ý ạ, chỉ có thể uống 1 ít nước hoặc cùng lắm là húp tí cháo thôi. Miệng bệnh nhân bị loét mà, đau nên ko ăn đc.
Em nghĩ là anh hơi đi sâu quá vào việc sửa cấu trúc của bệnh án, trong khi em thấy việc em viết thế kia là rất rõ ràng và không hề có vấn đề gì phải sửa về phần khám. Đồng ý là có thể gộp chung khám miệng vào với khám các cơ quan tiêu hóa trong ổ bụng thành khám tiêu hóa, nhưng nếu anh viết thế thì em sẽ thắc mắc là anh khám tuyến nước bọt chưa, anh thăm hậu môn trực tràng chưa mà nói là khám tiêu hóa? Em thấy ở nước ngoài, người ta cũng nói là abdominal examination, nên em nghĩ viết khám bụng, bao gồm khám các cơ quan tiêu hóa và các cơ quan tiết niệu trong ổ bụng thì cũng không có gì sai cả.
Thêm vào nữa, nếu anh cho khám tiết niệu vào với những câu như "bập bềnh thận (-)" thì chắc chắn là anh sẽ bị đánh trượt, bởi vì khám thận và khám niệu quản không thể tiến hành được trên bệnh nhân có cổ trướng vừa trở lên. Cái này em có thể guarantee vì em được các thày của bộ môn Nội nhắc nhở.
Ngoài ra, nếu anh nói khám hệ tiết niệu, thì em nghĩ có 2 việc mà mình phải làm, nhưng mà chắc anh cũng chả làm bao giờ là khám lỗ niệu đạo ngoài và khám nước tiểu. Vì thế nên em nghĩ em làm bệnh án như thế này là hợp lí rồi.
Còn lí do vào viện thì đúng là anh nhắc em cũng mới để ý, đúng là tại sao vào viện vì tiêu chảy mà lại đi khám ở bệnh viện Lao phổi. Nhưng em đã khai thác kĩ và bệnh nhân hầu như không có bất kì triệu chứng nào của hô hấp, trừ ho húng hắng, cái này bệnh nhân cũng không thực sự chú ý lắm vì nó không xuất hiện thường xuyên. Có lẽ là do em theo câu chuyện của bệnh nhân kể nên quên mất hỏi lại điểm không hợp lí này, vì bệnh nhân chỉ đi khám tại viện huyện xong sau đó lên thẳng bệnh viên Lao phổi Ninh Bình và phim chụp phổi lại được tiến hành chụp tại bệnh viện Lao phổi Ninh Bình chứ không phải dưới viện huyện.
Anh đọc kĩ hộ em là bệnh nhân này mới điều trị streptomycin có 4 ngày thôi ạ, độc tính ngộ độc dây VIII chọn lọc của thuốc không xuất hiện sớm như thế. Trong sách Dược lí cũng có nói là độc tính hay gặp nhưng xuất hiện ở bệnh nhân dùng thuốc kéo dài. Và nếu nói như anh thì ngoài khám thính giác, mình sẽ còn phải khám thị giác nữa bởi vì bệnh nhân còn dùng isoniazid và ethambutol nữa.
wild cat
-
09:10 AM 02-10-2011
khám chứ không phải làm xét nghiệm....
Hoàng Bảo Long
-
12:42 PM 02-10-2011
Nước tiểu thì ko khám đc ạ A chưa bao giờ tận mắt quan sát màu nc tiểu của BN, ngửi xem mùi nó ntn và xem nếu để lâu thì nó có lắng cặn hay đổi màu gì ko hay sao?
Còn những cơ quan khác thì em chịu.
wild cat
-
05:10 PM 02-15-2011
Lao thận thì khám cái giề ấy nhể?
wild cat
-
05:10 PM 02-15-2011
Đi ngoài ra máu( trừ nứt kẽ hậu môn, áp xe tầng sinh môn) và đau bụng thì đều có chỉ định thăm khám trực tràng...
Hoàng Bảo Long
-
06:37 PM 02-15-2011
Vầng, đáng lẽ là phải khám trực tràng đếy ... ... nhưng mà em ko khám, cô Hà cũng ko khám trong 1 môi trường bệnh viện lí tưởng nhất thì em đã khám rồi đấy
Anh Ca vẫn chưa trả lời cái lao thận
Trang: [1] 2
Trả lời kèm Trích dẫn
02-08-2011,
01:58 AM
#5
Hoàng Bảo Long
Ngày tham giaNov 2009
Đang ởĐào hoa đảo.
Bài viết1,009
Thanks217Thanked 1,135 Times in 358 Posts
Nhờ anh Ca nhắc nhở về độc tính trên dây VIII của streptomycin mà mình mới đọc về vấn đề này, gửi link cho mọi người cùng tham khảo:
http://emedicine.medscape.com/article/857679-overview
Như vậy, trên thăm khám lâm sàng cần khám thêm độc tính trên dây VIII của streptomycin đơn giản nhất là bằng việc hỏi xem bệnh nhân có ù tai không. Các triệu chứng khác có thể gặp là giảm thính lực và mất nghe (nên có chuyên gia thính học đánh giá), rung giật nhãn cầu (dấu hiệu sớm của ngộ độc nhánh tiền đình), rối loạn thăng bằng, các triệu chứng thị giác khi cử động đầu ...
Không có trong tài liệu trên, nhưng mình nhớ không nhầm là độc tính trên ốc tai là không thể hồi phục, độc tính trên hệ thống tiền đình thì có thể hồi phục nếu ngừng thuốc. Thêm vào đó, thuốc còn ở lại trong tai trong trong khoảng 6 tháng, do đó, cần đánh giá chức năng thính giác và tiền đình trong suốt 6 tháng sau khi ngừng thuốc.
Mình sẽ phải bổ sung thêm nội dung này vào phần khám, điều trị và tiên lượng.
wild cat
-
01:33 PM 02-09-2011
nếu xuất hiện ù tai thì phải giảm liều, nếu vẫn không hết phải ngừng thuốc để đánh giá lại tác động của thuốc..
Trả lời kèm Trích dẫn
02-15-2011,
07:21 PM
#6
Hoàng Bảo Long
Ngày tham giaNov 2009
Đang ởĐào hoa đảo.
Bài viết1,009
Thanks217Thanked 1,135 Times in 358 Posts
Anh Ca ơi ... thế với cái đống thông tin ở trên, bi h giả sử không khám không khai thác được thêm cái gì ... thì anh bàn tiếp đến chuyện chẩn đoán đi ạ
... you must learn to treasure your life ...
Visit my page by clicking the link above
Trả lời kèm Trích dẫn
02-15-2011,
10:47 PM
#7
wild cat
Ngày tham giaNov 2009
Tuổi24
Bài viết485
Thanks36Thanked 455 Times in 123 Posts
về Lao TN-SD:
Về dịch tễ thì theo số liệu thống kê Y học trước năm 2003: trung bình cứ 5 bệnh nhân về tiết niệu - sinh dục vào viện thì có 1 lao tiết niệu - sinh dục (TNSD) và cứ 3 bệnh nhân có mủ ở thận thì có 1 do lao.--theo GS. Lê Sĩ Toàn
Về LS: có thể có các triệu chứng điển hình cua Lao: Sốt kéo dài, sốt nhẹ về chiều-- gầy sút ăn uống kém, gầy sút--đổ mồ hôi đêm...
- Trên một bệnh nhân có tiền sử lao phổi, nay thấy xuất hiện những triệu chứng đau âm ỉ vùng thắt lưng (viêm bể thận - thận), có khi đau thành cơn (do xơ hẹp niệu quản, do cặn mủ, do bã đậu làm tắc nghẽn niệu quản). Ðau vùng mạng sườn hoặc hố thắt lưng kèm theo đái máu toàn bãi, có mủ mà xét nghiệm không thấy vi khuẩn thì phải nghĩ tới lao thận. Trên thực tế, thận lao không to và ít đau nhưng khi thận đã bị hủy hoại nhiều, bị tắc nghẽn thì nắn thấy thận to và đau, urê huyết tăng, thể trạng suy sụp, nôn và nấc nhiều.
- Viêm bàng quang: chiếm 60-70% bệnh nhân lao TNSD, với những triệu chứng rất điển hình mà ta thường có câu: thận lao, bàng quang kêu : Ðái rắt, nhất là ban đêm; đái buốt kèm theo đái máu cuối bãi; nước tiểu đục vì có mủ, pH toan.
Tất cả những viêm bàng quang điều trị bằng kháng sinh mà không khỏi phải nghĩ tới lao. Nếu có hiện tượng đái rắt đơn thuần (đái rất nhiều lần, mỗi lần chỉ một ít nước tiểu) thì đó là triệu chứng teo bàng quang do lao.
- Cơ quan sinh dục: Tinh hoàn sưng to nhưng không đau, sờ vào hơi dày dày cưng cứng (khác với ung thư tinh hoàn). Mào tinh hoàn có nhân rắn ở cực trên hoặc ở cực dưới đã rõ ra ngoài da bìu.
Có khi cả tinh hoàn và mào tinh hoàn đều sưng to nhưng điều trị kháng sinh thông thường không kết quả.
Nếu nổi cục rắn cả ở đầu lẫn ở đuôi mào tinh hoàn, nắn chắn không đau thì hầu như là lao mào tinh hoàn.
Cũng có khi ứ nước màng tinh hoàn, rối loạn tình dục, tinh dịch có máu mà không có tinh trùng... đều phải nghĩ tới lao sinh dục.
Tuy nhiên, chỉ chắc chắn là lao TNSD khi tìm thấy BK trong nước tiểu, chụp Xquang thận thuốc giúp thấy những tổn thương lao điển hình: thận giãn to, bờ thận không rõ, vôi hóa, đài bể thận bị gặm nham nhở, một hoặc nhiều đài bị cắt cụt, thận có hang lao, thận câm do teo hoặc ứ mủ... Hình ảnh niệu quản bị viêm xơ, bị hẹp từng đoạn nhất là 1/3 đuôi của niệu quản sát thành bàng quang. Lỗ niệu quản bị co kéo do viêm xơ, cổ bàng quang hẹp, tuyến tiền liệt có hang. Niệu đạo bị xơ hẹp, túi tinh, ống dẫn tinh bị viêm xơ tắc nghẽn .
Trên BN này ta có thể thăm khám được cái gì? đó là tình trạng tiêu tiện, nước tiểu, hố thắt lưng hai bên, bàng quang, cơ quan sinh dục ( dương vật, tinh hoàn)..
*
"nhưng nếu anh viết thế thì em sẽ thắc mắc là anh khám tuyến nước bọt chưa, anh thăm hậu môn trực tràng chưa mà nói là khám tiêu hóa?"
"Ngoài ra, nếu anh nói khám hệ tiết niệu, thì em nghĩ có 2 việc mà mình phải làm, nhưng mà chắc anh cũng chả làm bao giờ là khám lỗ niệu đạo ngoài và khám nước tiểu. Vì thế nên em nghĩ em làm bệnh án như thế này là hợp lí rồi."
"Vầng, đáng lẽ là phải khám trực tràng đếy ... ... nhưng mà em ko khám, cô Hà cũng ko khám trong 1 môi trường bệnh viện lí tưởng nhất thì em đã khám rồi đấy "
Đây là những câu nói khiến anh rất buồn và khó chấp nhận ở một người như em, "chúng ta đang đi học, nên học cái đúng trước rồi hãy tính đến chuyện qua loa", ( đây là một bài học mà anh đã phải trả giá ở C3 tim mạch). Xin thưa với em là thăm khám hậu môn trực tràng là một trong những thăm khám dễ nhất, ngay cả ở trạm xá cũng làm được chứ không phải chỉ có ở các" bệnh viện lý tưởng". Mới mấy hôm trước anh đi trực ở CXK anh với một chị nội trú cũng đã thăm trực tràng cho một BN ỉa máu. em không thăm khám hệ tiết niệu, nếu BN này bị Lao TNSD thì em nghĩ gì. Trong lịch sử trường Y đã có trường hợp thầy không phát hiện ra bệnh mà là sinh viên phát hiện ra bệnh vì thầy không khám nhưng SV thì khám.. Anh cũng đã gặp roài. hồi đang trực đêm truyền nhiễm NT khám không đầy đủ nên chẩn đoán là " tình trạng nhiễm trùng" trong khi đó anh khám hết nên tìm ra được dấu hiệu của sốt mò...(:
Nếu em là một người hỏi thi, liệu em có chấp nhận được lý do kiểu như là" đáng lẽ phải khám nhưng cô không khám, các bạn không khám nên em cũng không khám; cả thiên hạ đều sai nên em cũng không cần phải đúng". Nêu gặp thầy Ngọc, thầy bàng, và nhiều thấy khác thì em die roài...
** Anh cũng góp ý là trong bệnh sử em nói là BV Ninh Bình đã chẩn đoán là Lao toàn thể thì em phải nêu rõ những tiêu chuẩn chẩn đoán của họ, cái này thường viết rõ trong giấy chuyển viện.
** Em đã bao giờ gặp ai không ăn uống được, chỉ uống một chút nước mà sống được qua 2 tuần không, chưa kể là đang nhiễm trùng nhiễm độc nặng.?
** Bệnh nhân này vào viện trong tình trạng suy kiệt, anh không rõ là tình trạng suy kiệt của BN là do bệnh hay trước khi bệnh đã suy kiệt thế này rồi?thể trạng của họ trước khi bị bệnh như thế nào? vì nó liên quan đến khả năng MD của cơ thể.
**
Lần sửa cuối bởi wild cat, ngày 02-15-2011 lúc
10:55 PM
.
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lúc. Nào ngờ đâu lưu lạc tới hôm nay!
Phận là trai gõ phím bình thiên hạ. Click chuột phải open mọi trái tim
!
Thấy hay mà không thank là bất lịch sự
Trả lời kèm Trích dẫn
The Following User Says Thank You to wild cat For This Useful Post:
Hoàng Bảo Long
(02-15-2011)
02-15-2011,
11:07 PM
#8
Hoàng Bảo Long
Ngày tham giaNov 2009
Đang ởĐào hoa đảo.
Bài viết1,009
Thanks217Thanked 1,135 Times in 358 Posts
Trước hết, cái không đúng của em là không thăm khám trực tràng cho bệnh nhân. Nhưng mà trong điều kiện bệnh phòng chật chội, bệnh nhân yếu như thế, trong lúc các chị y tá còn đang phát thuốc và tiêm cho bệnh nhân ngay ngoài cửa, còn em chỉ là sinh viên - em cảm thấy không nên khám trực tràng vào lúc đó. Ở những điều kiện tốt hơn, ở đây đó là bệnh nhân được nằm rộng rãi hơn, có rèm che đàng hoàng, sinh viên được quyền tiếp xúc với bệnh nhân với vai trò là một người trợ lí cho bác sĩ trong quá trình làm việc (ví dụ, đêm trực), thì em không bao giờ bỏ qua bước đấy. Cái này chỉ là vấn đề cảm giác của em đối với bệnh nhân lúc đấy, hoàn toàn không phải là lỗi chuyên môn.
Còn lời nói của em về khám tiêu hóa, em nghĩ hoàn toàn hợp lí. Anh là người luôn chú trọng vào vấn đề dùng từ ngữ thế nào cho chuẩn, vậy tại sao anh không tự hỏi xem những cái đó anh có làm trên lâm sàng hay không để mà có thể dám nói là "tôi đã tiến hành khám tiêu hóa một cách hoàn chỉnh". Em vẫn còn nhớ như in bài đầu tiên trong phần khám tiêu hóa là bài khám tuyến nước bọt và khám miệng, chứ không phải là khám bụng nội khoa. Nhưng thử hỏi bao nhiêu lần anh đi khám cho bệnh nhân mà đã khám tất cả những thứ đó. Đừng nói với em rằng bệnh nhân có triệu chứng ở đâu thì tôi khám ở đấy. Nếu đã bắt bẻ về mặt dùng từ thì, trên lâm sàng, chỉ có một cái đúng nhất, đó là: khám cái gì thì ghi vào là khám cái đấy.
Những cái khác, em đã giải thích rõ là em không khám được trên bệnh nhân, và thực sự, trời mùa đông như thế, rét 8-10 độ C, em không thể giúp gì được cho bệnh nhân, em tự cảm thấy mình không có quyền lôi bệnh nhân ra khám tất cả mọi thứ. Đổi lại anh là bệnh nhân, anh có chịu nổi cái cảnh, hết tụt quần xuống kiểm tra hai bên tinh hoàn và lỗ niệu đạo ngoài, đến thọc ngón tay vào lỗ hậu môn để thăm khám trực tràng hay không?
Không biết phải khám tinh hoàn là do em không biết, em thiếu kiến thức.
Nhưng thăm trực tràng và quan sát cơ quan sinh dục ngoài, em đã nghĩ đến, nhưng không muốn tiến hành trên bệnh nhân. Đó là chuyện hoàn toàn khác.
Còn trong đêm trực, em luôn khám đầy đủ tất cả mọi thứ cho bệnh nhân, nếu cảm thấy cần phải khám.
---------- Post added at 117 PM ---------- Previous post was at 10:57 PM ----------
Về tình trạng của dinh dưỡng, em đã nói với anh rồi, bệnh nhân kể từ khi bị loét miệng mới không ăn được như thế, và từ sau đó gầy rộc hẳn đi. Vợ bệnh nhân nói rằng bệnh nhân trước đó đã khỏe mạnh hoàn toàn, đi làm công ở xa nhà cơ mà.Em rất ít khi gặp bệnh nhân suy kiệt nên hiểu biết của em về tình trạng suy kiệt gần như là không có. Thậm chí em không biết như thế nào thì được đánh giá là suy kiệt nữa kia.
Có thể là cách khai thác của em chưa tốt, nên em khai thác không chính xác. Có thể ban đầu, loét miệng còn chưa nhiều, bệnh nhân không đau đớn lắm nên vẫn ăn được, nhưng ngày càng ăn ít dần.
Còn bệnh viện lao phổi Ninh Bình chỉ ghi các triệu chứng, một số xét nghiệm và điều trị sơ bộ. Em đã đọc cả tờ giấy chuyển viện của bệnh nhân, nhưng không có mục nào gọi là tiêu chuẩn chẩn đoán như anh nói. Em cũng không phải lần đầu xem giấy chuyển viện, và trong tất cả các giấy chuyển viện của tuyến dưới, chả có cái giấy nào giải thích chẩn đoán cả. Chỉ có một vài câu tóm tắt diễn biến lâm sàng, điều trị và chẩn đoán, thế là hết.
Em nói thật là đọc mấy câu trên kia của anh, em hơi ức, vì nghe như thể em bị buộc tội vô trách nhiệm. Thiếu kiến thức thì luôn đúng, còn vô trách nhiệm thì không phải là con người của em. Biết phải làm, muốn làm là có thể làm được, mà không làm, thì là loại không thể chấp nhận được.
Nói người khác thì dễ lắm, nhưng thử đặt hoàn cảnh của anh vào vị trí của em lúc đấy đứng trước bệnh nhân đó, cũng chưa chắc anh đã muốn khám hết mọi thứ mà anh liệt kê ra ở trên kia.
Em đã từng viết một cái note về bệnh nhân này. Đó là những ấn tượng của em không bao giờ quên được vì bệnh nhân. Không phải bệnh nhân nào cũng gây được cho em sự rung cảm đến mức em muốn nhờ các bạn vòng sau đi xem bệnh nhân cho em.
wild cat
-
02:22 AM 02-16-2011
"đi làm công ở xa nhà cơ mà" cái này có ý nghĩa hơn cái nghề nghiệp nông dân với một đống tiền sử các yếu tố nguy cơ mà em nêu lên đó
... you must learn to treasure your life ...
Visit my page by clicking the link above
Trả lời kèm Trích dẫn
02-15-2011,
11:26 PM
#9
wild cat
Ngày tham giaNov 2009
Tuổi24
Bài viết485
Thanks36Thanked 455 Times in 123 Posts
OK. Những gì em nói đều đúng cả, những gì em cảm nhận anh đã cũng từng trải qua. Nếu là anh hồi Y5 chắc chắn BA anh làm sẽ kém em rất nhiều. Nhưng cái chúng ta đang thảo luận là thảo luận cái đung đắn nhât để sau khi tốt nghiệp ra trường, là BS lúc đó có quyền rồi thì nhớ mà làm, chẳng lẽ bây giờ anh phải bảo là BA em là hoàn chỉnh quá rồi, chả thiếu sot cái gì cả...thế thì Y dưới nó nhìn vào nó tưởng thế thật, sau này lại không được ai chỉ bảo ( như anh bây giờ mới phát hiện ra mình thiếu sót quá nhiều thứ vì hồi xưa không ai chỉ cho cả) thì sẽ là lỗi của ai...
Còn trình bày BA mỗi người một quan điểm, ngay cả các thầy cũng thế. Còn nếu em bắt bẻ anh là "Đồng ý là có thể gộp chung khám miệng vào với khám các cơ quan tiêu hóa trong ổ bụng thành khám tiêu hóa, nhưng nếu anh viết thế thì em sẽ thắc mắc là anh khám tuyến nước bọt chưa, anh thăm hậu môn trực tràng chưa mà nói là khám tiêu hóa?" thì anh sẽ hỏi em là em đã khám đường hô hấp trên chưa mà đã kêu là khám hô hấp, em đã khám mạch quay, mạch mu chân 2 bên chưa mà đã kêu là khám tim mạch, em đã khám cơ với xương chưa mà đã ghi là khám cơ xương khớp thế thì em chỉ được viết là khám Tim và khám phổi thui chứ nhỉ?...
* à mà không biết các em thế nào chư anh đã khám tuyến nước bọt, thăm trực tràng và khám dương vật nhiều roài( âm vật thì chưa he...he...he)... Bây giờ đi học nội bao giờ anh cũng mang đèn soi mà ( mua mất 90k)...
Hoàng Bảo Long
-
11:27 PM 02-15-2011
Em vẫn bị ức í
Bắt đền
wild cat
-
11:30 PM 02-15-2011
bị ức mới nhớ được lâu. sau này học nội trú hay làm giáo sư chú mới nhơ đến anh chứ...nếu không sau này nhắc đến anh chú lại hỏi anh là ai thì chết
wild cat
-
11:31 PM 02-15-2011
những cái mà anh chỉ chú bây giờ là những cái anh học được khi các thầy mắng các anh chị nội trú đó....
Hoàng Bảo Long
-
11:33 PM 02-15-2011
Quyết tâm ko dỗ
Thì em có ko nhớ anh đâu, vẫn bấm thank cơ mà
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lúc. Nào ngờ đâu lưu lạc tới hôm nay!
Phận là trai gõ phím bình thiên hạ. Click chuột phải open mọi trái tim
!
Thấy hay mà không thank là bất lịch sự
Trả lời kèm Trích dẫn
02-15-2011,
11:31 PM
#10
Hoàng Bảo Long
Ngày tham giaNov 2009
Đang ởĐào hoa đảo.
Bài viết1,009
Thanks217Thanked 1,135 Times in 358 Posts
Đúng là cái chỗ tim mạch khám như thế là thiếu ạ. Em không phủ nhận điều đấy, đáng lẽ phải bắt mạch.
Thế nên thực ra, em vẫn thích viết theo như nước ngoài. Chúng nó khám tim, khám phổi và khám bụng chứ không khám tim mạch, hô hấp và tiêu hóa như mình. Còn mạch và nhịp thở được cho vào phần dấu hiệu sinh tồn.
Em đồng í là mình cần phải làm chỉn chu mọi thứ. Một Y5 và một Y6 ngồi với nhau không thể giống như 2 Y3 mới đi lâm sàng nói chuyện được.
Còn em thăm khám trực tràng và dương vật cũng không ít. Tuyến nước bọt thì trừ sờ bệnh nhân quai bị, em chưa khám trên bệnh nhân khác (vì cũng không biết khám thế nào nếu nó ko sưng ), em chưa đoc bài khám tuyến nc bọt.
Cơ mà vẫn bị ức í (thút thít). Nếu là nói chiện với ng khác, có khi em chỉ phải giải thích là "bệnh nhân đấy mệt quá, nên em ko muốn phiền BN nhiều". Sao tự nhiên mình lại viết cả 1 đống dài dằng dặc nt kia
... you must learn to treasure your life ...
Visit my page by clicking the link above
Trả lời kèm Trích dẫn
The Following User Says Thank You to Hoàng Bảo Long For This Useful Post:
wild cat
(02-15-2011)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro