beeline
1.
Giới thiệu về công ty
Công ty Cổ phần Viễn Thông Di Động Toàn Cầu (Gtel Mobile JSC.) được thành lập ngày 8/7/2008, dưới hình thức một công ty liên doanh giữa hai cổ đông - Tổng Công ty viễn thông Toàn cầu (GTel Corp) và Tập đoàn VimpelCom (Liên bang Nga). Do thay đổi trong chiến lược kinh doanh theo thỏa thuận của các cổ đông, đồng thời được sự phê duyệt của Chính Phủ cũng như các Cơ quan trung ương, tháng 4/2012, phía Vimpelcom đã chuyển giao toàn bộ cổ phẩn của mình trong liên doanh cho phía Việt Nam, qua đó đưa GTel Mobile JSC chính thức trở thành doanh nghiệp viễn thông 100% vốn trong nước,bước sang một giai đoạn mới phát triển trên thị trường viễn thông Việt Nam. GTel Mobible JSC là nhà cung cấp và khai thác các dịch vụ viễn thông di động trên nền tảng công nghệ GSM/EDGE. Để triển khai hệ thống mạng viễn thông di động của mình,GTEL Mobile JSC đã và đang hợp tác với rất nhiều tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới như Alcatel Lucent, Ericsson, Huawei, Comverse, IBM, ..qua đó xây dựng được các hệ thống thiết bị mạng của Công ty thuộc hàng tiên tiến nhất trên thế giới.
Cho đến tháng 8/2012, GTel Mobile JSC khai thác và sử dụng thương hiệu BeelineVN tại thị trường viễn thông Việt Nam. Tháng 9/2012, GTel Mobile JSC công bố và chính thức tái cung cấp dịch vụ dưới thương hiệu mới Gmobile thay thế cho thương hiệu BeelineVN
Đồng hành với thương hiệu mới Gmobile là khẩu hiệu “Nghĩ mới – Làm mới”.
1.1. Giới thiệu về công ty • Tên đầy đủ của doanh nghiệp : Công ty cổ phần viễn thông di động toàn cầu • Tên viết tắt : GTEL Mobile, đây là công ty liên doanh chuyên cung cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu trên công nghệ GSM/EDGE. Sự ra đời của GTEL mobile xuất phát từ thỏa thuận thành lập một liên doanh viễn thông tại Việt Nam được ký kết giữa Tập đoàn viễn thông VimpelCom (Nga) và Công ty Truyền dẫn và Dịch vụ Hạ tầng Gtel vào cuối năm 2007. GTEL mobile không chỉ là một doanh nghiệp hoạt động vì mục đích kinh tế đơn thuần mà đây còn là sự kết hợp các nhân tố quốc tế nhằm mang lại trào lưu và phong cách truyền thông mới cho người dân Việt Nam. • Trụ sở chính : Đ. Phan Bội Châu, Q. Hai Bà Trưng, TP . Hà Nội. • Ngày thành lập : 08/07/2008 • Loại hình doanh nghiệp : Công ty viễn thông • Website : beeline.vn • Giấy chứng nhận đầu tư số : 011032000107 ngày 29/8/2008 • Nghành nghề kinh doanh : o Hoạt động viễn thông không dây o Sửa chữa thiết bị liên lạc o Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật. 1.2. Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược • Các SBU của Beeline: o Hoạt động viễn thông không dây o Sửa chữa thiết bị liên lạc o Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Trên đây là ba hoạt động kinh doanh của công ty Beeline trong đó chúng ta có thể thấy rõ hoạt dộng kinh doanh chiến lược của Beeline là hoạt động viễn thông không dây. Khi gia nhập vào thị trường Việt Nam, Beeline đã tung ra sản phẩm gói cước Big Zero (T7/2009) và đã gặt hái được rất nhiều thành công, tiếp sau đó là gói cước Big Cool (đầu 2010) với giá gây sốc và sau đó là gói cước Tỷ Phú . Dưới đây là sự phân tích các dịch vụ mà nhà Beeline cung ứng cho khách hàng để thấy rõ chiến lược của công ty: • Các Dịch vụ Beeline đưa ra: o Dịch vụ cơ bản o Dịch vụ giải trí o Nhắn tin và internet o Luôn kết nối o Tài khoản và nạp tiền • Đối tượng khách hàng của Beeline : Giới trẻ, đặc biệt là các cặp đôi trẻ ( Thu hút khách hàng quan tâm và chú ý). • Đối thủ cạnh tranh : Vinaphone, Mobilphone, Viettel, Vietnam moblie…(Đối thủ cạnh tranh chính của Beeline là Vietnam mobile do chọn lựa cùng phân khúc thị trường là các cặp đôi trẻ). Chiến lược của Beeline là chiến lược tập trung, với hình thức cạnh tranh chi phí thấp (cạnh tranh về giá thành sản phẩm) để thu hút khách hàng và thuyết phục quyết định mua của khách hàng nhờ những sản phẩm giá rẻ cực sốc, gói cước nội mạng cực rẻ… (gói cước Tỷ Phú của Beeline bị coi là phá giá trên thị trường). 1.3. Tầm nhìn và sứ mạng của doanh nghiệp: Nhiệm vụ Mục tiêu của Beeline là đem lại niềm vui, sự tươi mới và những sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng, giúp họ luôn cảm nhận được sự mới mẻ và tự do giao tiếp ở mọi lúc, mọi nơi. Giá trị • Không ngừng nâng cấp chất lượng dịch vụ và làm mới các sản phẩm, mang lại những sản phẩm có giá trị phù hợp nhất với khách hàng của Công ty. • Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. • Tôn trọng và tạo niềm tin cho nhân viên và đối tác kinh doanh Mục tiêu dài hạn Trở thành một trong những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động và phát triển với tiêu chuẩn quốc tế, được sự tin tưởng của hàng triệu người tiêu dùng Việt nam. Trách nhiệm xã hội Là một doanh nghiệp mới tại thị trường viễn thông Việt Nam, chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội đối với chính phủ và xã hội Việt Nam. Không chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh hiệu quả, chúng tôi luôn ưu tiên đáp ứng những yêu cầu của chính phủ và xã hội Việt Nam về trách nhiệm xã hội như sau: • Duy trì tính minh bạch, tuân thủ theo đúng luật pháp Việt Nam bằng việc đóng thuế, trả lương cho toàn bộ nhân viên và tạo điều kiện làm việc thuận lợi nhất cho nhân viên theo đúng luật lao động Việt Nam. • Tạo thêm nhiều việc làm mới cho thị trường lao động địa phương. Chúng tôi quan tâm, chăm sóc, tạo điều kiện làm việc và những cơ hội phát triển nghề nghiệp lý tưởng cho mọi nhân viên. • Với khẩu hiệu “Nghĩ mới, làm mới”. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ tham gia vào các chương trình hoạt động xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Tầm nhìn chiến lược: Trở thành nhà cung cấp dịch vụ chất lượng hàng đầu thể giới tại Việt Nam Sứ mạng kinh doanh : Mục tiêu ngắn hạn: Năm 2009: Beeline cho ra mắt nhiều dịch vụ mới và tiện ích cho khách hàng cùng gói cước giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Phấn đấu cuối năm 2009 đạt 2 đến 4% thị phần, dự kiến năm 2010 phủ sóng toàn quốc. Mục tiêu dài hạn : Trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam hoạt động và phát riển với tiêu chuẩn quốc tế. Đem lại niềm vui cho mọi khách hàng, giúp khách hàng cảm nhận được sự tự do giao tiếp ở mọi lúc mọi nơi. Giá trị không ngừng nâng cấp chất lượng phục vụ, luôn tôn trọng và tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác. 1.4. Một số chỉ tiêu cơ bản về doanh nghiệp: Tổng doanh thu : 71,3 tỷ Rub (~ 2,27 tỷ USD) Tăng ~ 2,3 % so với quý 2, 2009 Doanh thu thuần : 36 tỷ Rub (~ 1,15 tỷ USD) Tăng 2,9% so với quý 2, 2009 Tổng tài sản : 13,5 tỷ Rub (~ 430 triệu USD ) Tỷ suất sinh lời : ~50,4 % Tỷ suất lợi nhuận đầu tư ròng Quý 4 : 0,4% trên tổng nguồn vốn (sau khi đã hoàn vốn) Tỷ suất lợi nhuận đầu tư ròng trong năm 2010 là ~ 4,2% trên tổng nguồn vốn 2. Phân tích môi trường bên ngoài. 2.1. Ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh: mạng viễn thông a. Tốc độ tăng trưởng của ngành năm 2008 Trong những năm gần đây, thị trường viễn thông việt nam đã có nhiều chuyển biến mới, dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện, giá cước ngày càng hạ, và doanh thu của ngành này ngày càng tăng. Chỉ tính riêng năm 2008, doanh thu của ngành viễn thông đạt 90 ngàn tỉ đồng, tăng khoảng 30% mỗi năm và đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 11 ngàn tỉ đồng. Thị trường viễn thông việt nam cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực chủ chốt như hạ tầng, dịch vụ giá trị gia tăng và những chính sách thân thiện với người tiêu dùng hơn. Tính đến năm 2008 tỉ lệ sử dụng điện thoại của Việt nam đã đạt 103 điện thoại/100 dân. Điều này có nghĩa 100% người dân Việt nam đã có điện thoại. Theo công bố mới nhất của Bộ thông tin và Truyền thông thì tính tới thời điểm này, Việt nam đã có 89,5 triệu thuê bao điện thoại(cả cố định và di động) và hơn 20 triệu người sử dụng Internet. Tính đến năm 2008, Việt nam có 10 doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và hơn 60 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đã được Bộ TT&TT cấp phép. Tuy nhiên, quy mô cũng như sự phát triển bền vững của hạ tầng viễn thông Việt nam vẫn còn nhiều hạn chế khi so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng dịch vụ cần phải cải thiện hơn nữa và việc tiếp cận dịch vụ của người dân vùng sâu, vùng xa vẫn còn khó khăn. b. Tốc độ tăng trưởng của ngành năm 2009. Theo đánh giá của Liên minh viễn thông quốc tế(ITU), Việt nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng viễn thông cao trên thế giới. Tính đến tháng 6/2009, tổng thuê bao điện thoại trên toàn mạng là 110 triệu máy, trong đó số thuê bao di động chiếm xấp xỉ 88%, mật độ điện thoại đây 129,6 máy/100dân; toàn quốc có trên 21,62 triệu người sử dụng internet, đạt mật độ 25,32% trong đó số thuê bao băng rộng đạt 2,4 triệu. So với năm 2000, số thuê bao điện thoại đã tăng gấp 35 lần; số thuê bao cố định tăng 5 lần; số thuê bao di động tăng 120lần; tỷ lệ số người sử dụng Internet gấp hơn 100 lần. Đó là những con số được đưa ra tại hội nghị tăng trưởng Viễn thông Việt nam 2009 diễn ra trong hai ngày 23 và 24/9 tại Hà Nội. Sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông Việt nam chủ trì, Viện Chiến lược CNTT và Truyền thông(NIIS) và Frost & Sullivan- hãng tư vấn, nghiên cứu thị trường quốc tế đồng tổ chức. c. Tốc độ tăng trưởng năm 1010 Đến tháng 8/2010, Việt nam đã có 156 triệu thuê bao điện thoại, trong đó di động chiếm hơn 90%. Mật đọ điện thoại đạt 181 máy/100 dân. Toàn quốc có gần 26 triệu người sử dụng Internet. Những năm qua, Việt nam nổi lên là một thị trường viễn thông lớn, tốc đọ tăng trưởng cao tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Đến tháng 8/2010 đã có 156 triệu thuê bao điện thoại, trong đó di động chiếm hơn 90%. Mật độ điện thoại đạt 181 máy/100dân. Toàn quốc có gần 26 triệu người sử dụng Internet, tổng doanh thu đạt gần 7 tỷ USD. Và tiềm năng phát triển viễn thông tại Việt nam với tỷ lệ thâm nhập di động và Internet băng rộng vẫn còn rất dồi dào. Bộ Thông tin và Truyền Thông đã đưa ra những chính sách và ưu tiên cho sự tăng trưởng của viễn thông trong tương lai của Việt nam; hiện trạng phát triển băng thông rộng ở Việt nam cũng như đánh giá về tiềm năng phát triển băng rộng không dây và cố định ở Việt nam. => Giai đoan trong chu kỳ phát triển của ngành là: giai đoạn bão hòa. 2.2. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô. 2.2.1. Nhân tố kinh tế. Nhân tố kinh tế là nhân tố quan trọng chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp hoạt động. Hiện tại trên thị trường Việt nam nền kinh tế có nhiều biến động, môi trường cạnh tranh giữa các hãng viễn thong lớn không hề dễ dàng. Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một doanh nghiệp có thể làm thay đổi khả năng tại giá trị và thu nhập của nó. Beeline là một thương hiệu có sức cạnh tranh tương đối trên thị trường viễn thông Việt nam( 62,7triệu thuê bao). Tuy nhiên cũng gặp không ít trở ngại trong việc phát triển thương hiệu. Thị trường viễn thông Việt nam vẫn là một cơ hội kinh doanh tốt, đồng thời cũng là một thử thách thú vị đối với Gtel Mobile và thương hiệu Beeline Việt nam. Thật vậy, thị trường viễn thông Việt nam vẫn là thị trường nhiều tiềm năng mặc dù mật độ sử dụng điện thoại di động đã lên đến 55%. Cuộc cạnh tranh giữa các mạng di động đại gia và các mạng di động mới sẽ còn leo thang cả về giá cước và các dịch vụ, tiện ích mới bởi khách hàng có thể đổi sim bất cứ lúc nào nếu thấy không hài lòng với nhà mạng. Nhìn chung, những tên tuổi lớn trong lĩnh vực mạng viễn thông di động đã có được vị thế trên thương trường cũng như vị trí nhất định trong tâm trí người tiêu dùng trong nhiều năm qua. Hơn nữa, trong thời điểm mà tác động và ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế thế giới là rất lớn, đây là một thách thức cho người mới gia nhập. 2.2.2. Nhân tố văn hóa- xã hội. Xã hội Việt nam thường không quá khắt khe nên đối với những mặt hàng mới có thể coi đây là một thị trường tiềm năng. Khi mới gia nhập và thị trường Việt nam nếu nói đến việc gây áp lực, khó khăn lên những ông lớn là chưa nhiều nhưng hoàn toàn có thể giành được một phần thị phần. Ví dụ như với những gói cước hấp dẫn: thời gian sử dụng tăng, nhiều khuyến mãi hấp dẫn, rẻ… thu hút những người có thu nhập thấp hoặc tầng lớp sinh viên đi học xa nhà. Sở dĩ số thuê bao của Beeline tăng vô cùng nhanh chỉ trong một thời gian không lâu là bởi thị trường nước ta tuy tiềm năng nhưng lại phát sinh rất nhiều việc sử dụng sim ảo một cách không kiểm soát. Điều này cũng chính bởi sự hấp dẫn của những chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp, bản chất của một số dân Việt nam đặc biệt là tầng lớp thấp là luôn ham rẻ và thích dùng đồ khuyến mãi. Sau một thời gian xâm nhập và thăm dò thị trường, Beeline đã tuyên bố không muốn trở thành một mạng điện thoại chuyên phục vụ tầng lớp bình dân, có thu nhập thấp hơn. Lúc này, họ muốn mở rộng thị phần, tăng doanh thu, thu hút và hấp dẫn khách hàng bằng nhiều sản phẩm chất lượng khác. Ngày nay, hầu hết mỗi người từ các nhà doanh nghiệp, người nông dân, sinh viên, công chức cho đến học sinh đều có nhu cầu liên lạc và có những nhu cầu dịch vụ khác,… Trình độ dân trí ngày một được nâng cao hơn do đó nguồn lao động có trình độ quản lý, kỹ thuật, có đội ngũ nhân viên lành nghề có trình độ cao ngày càng tăng. Với thị trường 86 triệu dân, tỷ lệ dân số đang có nhu cầu dịch vụ liên lạc, tạo ra nhu cầu lớn và một thị trường rộng lớn sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng này. 2.2.3. Nhân tố công nghệ Để tạo ra nhiều gói cước hấp dẫn cũng không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi phải có những công nghệ tiên tiến, nắm bắt được đặc tính thị trường từ đó đưa ra những sản phẩm phù hợp. Nếu nói đến công nghệ hiện đại, tiên tiến thì Beeline mặc dù xuất phát từ Nga nhưng cũng chưa phải là đối thủ của những ông lớn có thương hiệu và độ tin cậy cao như Viettel, Mobilephone, Vinaphone… trên thị trường Việt Nam. Với gói cước Big Zero- “ gọi quên ngày quên tháng” khá hấp dẫn nhưng các mạng khác như Viettel cũng có những gói cước chuyển để gọi với chi phí được giảm thiểu như Economy đã có mặt trên thị trường. Nếu Beeline không thực sự cho ra mắt được những sản phẩm chất lượng thì sẽ chỉ tăng về mặt số lượng thuê bao ảo, người dân mua chỉ để sử dụng hết số tiền khuyến mãi trong tài khoản xong sẽ vứt sim đi ngay và về mặt lâu dài sẽ không được đảm bảo. Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Song để thay đổi công nghệ không phải dễ. Nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác như: trình độ lao động phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách phát triển, sự điều hành quản lý…Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ 3G sắp tới giúp doanh nghiệp có điều kiện lựa chọn công nghệ phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động. 2.2.4. Nhân tố chính trị pháp luật. Với bất cứ lĩnh vực kinh tế nào đều tồn tại luật riêng và những doanh nghiệp tham gia phải chấp hành. Nhà nước ta đưa ra những luật lệ để tránh những doanh nghiệp mới tham gia gây lũng đoạn thị trường, tăng tính cạnh tranh không lành mạnh làm biến đổi thị trường ảnh hưởng đến thu nhập ngành trong nền kinh tế quốc dân. Beeline cũng như bất cứ doanh nghiệp nào cũng vậy, đều phải chấp hành đúng mọi điều luật mà nước ta đề ra nếu muốn tồn tại lâu dài ở thị trường tiềm năng. Chính phủ Việt nam đã cơ cấu lại Bộ Bưu chính Viễn thông thành Bộ Thông Tin và Truyền thông”(MIC). Theo hướng mở rộng phạm vi quản lý nhà nước theo xu hướng hội tụ viễn thông- công nghệ thông tin- phát thanh truyền hình. Chức năng quản lý nhà nước sẽ cải thiện, theo đó Nhà nước không can thiệp quá sâu vào thị trường và hoạt động của doanh nghiệp. Tháng 6/2007, Bộ thông tin và truyền thông đã thông bảo thả nổi giá cước dịch vụ di động, nhằm tạo bước cạnh tranh bình đẳng hơn trên thị trường di động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. 2.2.5. Nhân tố môi trường sinh thái. Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm Nguồn tài nguyên phong phú Tình hình ô nhiễm đang gia tăng nhanh chóng Việt nam là nước đang phát triển với vị trí địa lý nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Nằm phía Đông của bán đảo Đông Dương gần trung tâm Đông Nam Á, nên trở thành một đầu mối giao thông quan trọng đi từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương và Châu Úc Đại Dương hoặc ngược lại. Đặc biệt, Việt nam nằm trong khu vực đang diễn ra hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI. Với vị trí địa lý như trên và với thực trạng của các nước trong khu vực ASEAN đã và đang tạo ra cho Việt Nam những lợi thế quan trọng và cơ hội lớn trong việc hợp tác và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu về phát triển kinh tế- xã hội. Mặt khác, nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế lớn nhưng chưa được khai thác hoặc mới khai thác ở mức độ thấp, việc sử dụng cũng chưa thật hợp lý. Và Việt nam cũng là nước đang phát triển đông dân, trỏ thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ rộng lớn nên đã là tiền đề và yếu tố kích thích thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. 2.3. Đánh giá cường độ cạnh tranh 2.3.1. Tồn tại các rào cản ra nhập ngành. Tính kinh tế theo quy mô: 3 “ đại gia” Viettel, Mobiphone, Vinaphone là những người đi đầu trong lĩnh vực viễn thông ở Việt nam chiếm hầu hết thị phần (85%). Do đó khi bán hàng cho các đại lý phân phối sim sẽ có chiết khấu cao hơn nhiều so với các nhà mạng mới. Sự khác biệt về sản phẩm: So với sản phẩm của các nhà mạng mới ưu thế của các nhà mạng lớn đó là mức phủ sóng và chất lượng sóng ổn định. Điều này, là nhược điểm mà cac nhà mạng mới gia nhập thị trường chưa làm được. Sự trả đũa có thể thấy được: để chạy đua với những gói cước siêu rẻ của Beeline các nhà mạng lớn đang đau đầu tìm cách giải quyết. Các chương trình khuyến mãi được tung ra nhằm giữ vững chân khách hàng và kích thích khách hàng mới. Gói cước BigZero đã tạo nên được trào lưu mới chạy đua khuyến mãi của các mạgn di động lớn khi chỉ tính cước vài phút đầu và miễn phí các phút sau. Liên tục gần đây, 3 “đại gia” Viettel, mobiphone, Vinaphone đã tung chiêu khuyến mãi tặng các phút gọi nội mạng miễn phí. Trong đó, Viettel thiết kế chương trình “ trò chuyện không ngừng, tưng bừng tháng 9” với nội dung miễn phí từ phút thứ 6 đến phút thư 10 cho các cuộc gọi nội mạng. Tiếp theo đó, Mobiphone cũng áp dụng chương trình tương tự khi miễn phí từ phút gọi thứ 3 trở đi hết phút thứ 5. Chưa dừng lại ở đó, từ 2/10/2009 Mobiphone mở thêm chương trình gây sốc với nội dung “ gọi 10 phút trả tiền 1 phút” áp dụng trên địa bàn Hà nội. Cùng với Viettel và Mobiphone, Vinaphone cũng tung ra chương trình khuyến mĩa cho khách hàng miễn phí cuộc gọi nội mạng từ phút thứ 4 đến phút thứ 10. Sự trung thành nhãn hiệu: Đa phần những người sử dụng sim trong công việc thường ít khi đổi số. Vì thị phần của các mạng lớn đã là rất lớn nên các nhà mạng mới sẽ rất khó khăn trong việc giành giật thị phần. Phần đông khách hàng vẫn yêu thích dùng sim của Viettel, Mobiphone và Vinaphone hơn. Theo điều tra thị trường, sự ưa thích sủ dụng nhãn hiệu dẫn đầu là Mobiphone với 54% tiếp đến là Viettel 29% sau đó mới đến Vinaphone là 25%. Có thể thấy trong ngành mạng viễn thông di động Việt Nam một thách thức lớn đó là tính trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu không cao nhưng đây cũng là một cơ hội lớn cho những “ người đến sau” như Beeline có thể tiếp cận và có một chỗ đứng tại Việt nam 2.3.2. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Hiện tại thị trường Việt nam có 7 mạng di động: Viettel, Mobiphone,Vinaphone, Sphone, EVN telecom, Vietnammobile, Beeline. Beeline hút gần 3 triệu thuê bao từ amngj khác với “ độc chiêu” BigZero, tân binh Beeline đã lôi kéo được gần 3 triệu thuê bao từ các mạng di động khác. Tuy nhiên đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các mạng có thị phần nhỏ như Vietnammobile, S-phone…Các chiêu thức khuyến mãi với giá trị vô địch của Beeline đang khiến thị trường viễn thông bị khuấy động và hàng loạt các chương trình khuyến mãi được tung ra dưới mọi hình thức. Theo đánh giá của các chuyên gia về viễn thông, năm 2010, cuộc cạnh tranh giữa các mạng di động sẽ chuyển dần sang cuộc cạnh tranh về chất lượng dịch vụ mà đặc biệt là về thương hiệu, khi chất lượng về mặt kỹ thuật của các mạng gần như đã tương đương nhau. Mobiphone tặng 120% cho khách hàng nạp thẻ có mệnh giá từ 100 nghìn trở lên. Vinaphone miễn phí 20 phút gọi nội mạng cho thuê bao trả sau hòa mạng mới. Sphone giảm 30% phí thuê bao khi đăng ký gói cước Data 180. Vietnammobile khuyến mãi tới 200% giá trị thẻ nạp cho thuê bao trả trước,…Mặc dù vẫn phát triển khá hơn so với cá loại hình dịch vụ khác nhưng từ đầu năm đến nay, sự tăng trưởng của các mạng di động đã không còn đạt được như ý muốn. Trong bối cảnh đó, vẫn chưa có doanh nghiệp nào tìm bước đột phá để phát triển thuê bao. Chưa hẳn rơi vào sự sụt giảm đáng lo ngại nhưng theo thống kê cho thấy số lượng thuê bao mới phát triển từ đầu năm đến nay của 2 “ đại gia” Mobiphone và Vinaphone tăng một cách ì ạch, mỗi mạng chỉ đạt khoảng 2-3 triệu thuê bao. Thảm hại nhất trong số các nhà mạng có lẽ chính là Viettel. Mạng di động này từng một thời “ làm mưa, làm gió” để leo lên hàng “ đại gia” song 6 tháng đầu năm nay cũng đã giảm thị phần từ 41.6% xuống còn 37,7%. Từ đầu năm đến nay cũng là khoảng thời gian lần đầu tiên Viettel phải khuyến mãi tới 7 sim mới phát triển được một thuê bao mới so với trước chỉ cần khuyến mãi 2-3 sim. Tình cảnh bi đát đến nỗi trong 6 tháng qua, mỗi tháng doanh nghiệp này chỉ phát triển được 500.000 thuê bao mới, giảm một nửa so với trước. Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng. Ở Việt nam hiện nay có đến 7 nhà cung cấp mạng viễn thông và có đến khoảng 85 triệu dân, do đó chúng ta có thể nhận định rằng trong trường hợp có số lượng khách hàng lớn và khá nhiều nhà cung cấp thì quyền lực thương lượng của khách hàng là tương đối cao. Việt nam vẫn được xem là một thị trường nhiều tiềm năng mặc dù mật độ sủ dụng điện thoại di động đã lên đến 55%. Hiện tại di động Việt nam đã có hơn 80 triệu thuê bao đăng ký, trong số đó có hơn 50% là thuê bao ảo và số còn lại cũng có một tỷ lệ không nhỏ là những người sử dụng 2 hay nhiều sim. 2.3.3. Quyền lực thương lượng từ phía của các nhà cung ứng. Ngược lại trong trường hợp này thì quyền lực thương lượng của các nhà cung ứng là tương đối thấp. 2.3.4. Đe đọa từ các sản phẩm thay thế. Tuy rằng đã xuất hiện 7 nhà mạng ở Việt nam song số thuê bao ảo vẫn còn trên 50%, do đó các chuyên gia nhận định thị trường Việt nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Chính vì thế các nhà mạng nước ngoài với lực lượng hùng hậu đang nhăm nhe chờ cơ hội để tiến vào thị trường viễn thông Việt nam. Mới đây nhất là sự xuất hiện của Beeline, một nhà mạng xuất thân ở Nga và đã là 1 trong top 10 thương hiệu nổi tiếng thế giới. Ø Đánh giá: +) Cường độ cạnh tranh gay gắt. +) Ngành tương đối hấp dẫn. Những năm qua, Việt nam nổi lên là một thị trường viễn thông lớn, tốc độ tăng trưởng cao tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Đến tháng 8/2010 đã có 156 triệu thuê bao điện thoại, trong đó di động chiếm hơn 90%, nhưng lại có hơn 50% là các thuê bao ảo. Mật độ điện thoại đạt 181máy/100dân. Toàn quốc có gần 26 triệu người sử dụng Internet, tổng doanh thu đạt gần 7 tỷ USD. Và tiềm năng phát triển viễn thôgn tại Việt nam với tỷ lệ thâm nhập di động và Internet băng rộng vẫn còn rất dồi dào. Tuy cường độ cạnh tranh cao nhưng doanh thu thu được vẫn còn thấp. Giá cước tại thị trường Việt nam vẫn còn cao hơn các nước khác khá nhiều, vì thế trong tương lai sự cạnh tranh gay gắt trong ngành sẽ làm giảm cước và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng hơn. 2.4. Xác định các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành ( KFS) 2.4.1. Thương hiệu: Được thành lập từ năm 1993, đến nay, sau 16 năm hoạt động Beeline được đánh giá là một trong những thương hiệu mạnh nhất trên thế giới. Năm 2005, Beeline đã tiến hành một cuộc cải cách thương hiệu và một chiến dịch ra mắt mới gắn với phương châm “ tươi sáng”, “ thân thiện”, “ hiệu quả”, “ đơn giản” và “ tích cực”. Cuộc cải cách này đã mang lại những thành công lớn cho Beeline. Từ đó, hình ảnh Beeline với hình tròn 2 sọc vàng, đen xen kẽ đã trở nên quen thuộc với người dân trên toàn thế giới. Tháng 4/2009, Beeline được đánh giá là 1 trong 100 top thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu. Nằm ở vị trí thứ 72, thương hiệu Beeline ước tính có trị giá lên tới 8,9 tỉ USD. Đồng thời, thương hiệu Beeline cũng được gắn với một trong 10 thương hiệu viễn thông lớn nhất trên thế giới. Hiện tại, Beeline phủ sóng trên một địa bàn rộng lớn bao gồm toàn bộ nước Nga, các nước khu vực SNG, Campuchia và Việt nam với 62,7 triệu thuê bao ( nguồn Jhonson’s & Partner) và 440 triệu người. Với những phương châm đã chiếm tron được trái tim của hàng triệu người trên thế giới như “ thân thiện”, “ hiệu quả”, “ đơn giản”, “ tích cực”, Beeline Việt nam tin tưởng sẽ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của khách hàng. Với khẩu hiệu “live on the bright side”, chúng tôi mong muốn đem lại một xu hướng mới và cuộc sống tươi đẹp hơn cho tất cả mọi người. Chúng tôi cũng mong muốn mang lại cho khách hàng những đam mê mới, giúp họ kết nối với nhau và với toàn cầu thế giới. Cũng giống như thương hiệu Beeline ở các quốc gia khác, Beeline Việt nam tiếp tục duy trì những giá trị cốt lõi như sau: +) Thân thiện và nhiệt tình: mục tiêu của chúng tôi là đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phục vụ khách hàng với nỗ lực cao nhất. +) Đơn giản: sản phẩm của chúng tôi đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng. +) Đam mê và hấp dẫn: chúng tôi luôn tiến về phía trước. Chúng tôi hấp dẫn và có thể đáp ứng mọi sở thích của khách hàng. 2.4.2. Chiến lược phân phối. Dựa trên nền tảng chiến lược vững chắc, Beeline đã ứng dụng mô hình marketing phức hợp dựa trên những nguyên lý mar hiện đại trong việc hoạch định và tìm ra một đối sách cạnh tranh hiệu quả và phù hợp theo phong cách của mình để tung ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Beeline hướng đến khách hàng mục tiêu là giới trẻ và thị trường hướng đến là các thành phố lớn, tạo ra trào lưu mạng mới trong giới trẻ Việt nam. Bỏ qua cách tiếp cận khách hàng theo kiểu truyền thống để tìm lối đi riêng khi miếng bánh thị phần ngày càng bị thu hẹp. Beeline đã tạo nên một bước đột phá khi tạo ra sự khác biệt trong hoạt động truyền thông xâm nhập thị trường bắt đầu bằng hình ảnh của những chú gà con vàng/ đen ( hay chú cá Beeline vàng/đen) ngộ nghĩnh, vui nhộn xuất hiện nhất quán xuyên suốt trong các hoạt động truyền thông, đến cơn lốc sọc đen liên tục hiện diện trên mọi nẻo đường. Đối với chiến lược phân phối, làm thế nào để bao phủ thị trường và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhằm thu hút sự chú ý và tạo thuận lợi cho khách hàng lựa chọn, Beeline đã triển khai thực hiện thành công, góp phần đẩy mạnh độ nhận biết gói cước và thương hiệu. Mạng lưới phân phối của Beeline đã có hơn 3.000 điểm bán lẻ sim và thẻ cào, bao gồm cả các kênh phân phối truyền thống và các kênh phân phối mới tại thị trường Việt nam là các quầy bán hàng di động được thiết kế đặc biệt theo chuẩn Beeline quốc tế. Trong thực tế, quầy hàng lưu động của Beeline đã trở thành một điển hình tiếp thị mới trong thị trường viễn thông. Điều này lý giải cho mức độ nhận biết thương hiệu của Beeline đã lên tới 80% trong chiến dịch mả sản phẩm. Sự khác biệt của Beeline không chỉ năm ở việc chú trọng cách tiếp cận khách hàng từ những điều nhỏ nhặt nhất mà còn nằm ở chiêu thức khuyến mãi. Xâm nhập thị trường, thu hút khách hàng bằng các khuyến mãi nội mạng sau khi nhà quản lý ngày càng thắt chặt “ cơn mưa” khuyến mãi, Beeline tung ra gói cước Big Zero tạo nên cú shock cho thị trường viễn thông và ngay lập tức tạo nên trào lưu gọi nội mạng với giá cước lần đầu tiên xuất hiện tại Việt nam. Đây là chính sách nhà mạng di động khuyến khích thuê bao của mình thực hiện, bởi lẽ khi thực hiện gọi nội mạng, mạng di động này không phải trả thêm bất cứ chi phí nào cho đối tác thứ 3 mà lại tận dụng được hết tài nguyên của mạng. không phải gánh chi phí này, khuyến mại nội bộ càng lớn, khách hàng hưởng lợi càng nhiều. Đây cũng là lý do giải thích cho việc “ mua sim thay thế” để hưởng khuyến mãi. Trước quy định của Bộ thông tin- truyền thông cho phép mỗi người sử dụng chỉ được sử dụng tối đa 3 sim cho một mạng di động, cho phép người dùng thay đổi số điện thoại cho nhau thông qua kho số của mạng này, cùng với dịch vụ đổi số mới không cần thay sim. Những số điện thoại cũ của khách hàng sẽ được trả về kho số của của Beeline như một hình thức tiết kiệm nguồn tài nguyên kho số. Bên cạnh đó các dịch vụ tiện ích ngày càng được triển khai không ngừng với giá cước hấp dẫn cũng như xây dựng các chương trình phục vụ khách hàng ngày càng hấp dẫn. không ngừng nâng cao hình ảnh và vị thế qua ác chương trình được thực hiện với mục tiêu xã hội hóa. Mô hình tiết diện : Tồn tại rào cản gia nhập : 4 đ Quyền lực từ phía các nhà cung ứng : 7 đ Quyền lực từ phía khách hàng : 8 đ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành : 9 đ Đe dọa từ các sản phẩm thay thế : 8 đ Đe dọa từ gia nhập mới : 5 đ Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng Cạnh tranh trong nghành Đe dọa từ SP thay thế Quyền lực của các bên liên quan · STT Các nhân tố chiến lược Độ quan trọng Xếp loại Số điểm quan trọng Ghi chú Cơ hội 1 Kinh tế 0.1 2 0.2 Nằm trong top 10 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới và thương hiệu di động hàng đầu Đông Âu 8,9 tỷ USD năm 2009 2 Văn hóa- xã hội 0.1 2 0.2 Được hậu thuẫn bởi tập đoàn Vimpelcom có 62,7 triệu thuê bao trên toàn thế giới 3 Việt nam gia nhập WTO 0.25 3 0.75 Công nghệ tiên tiến, cơ sở hạ tâng khổng lồ, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Điểm yếu 4 Các quy định về pháp luật 0.25 1 0.25 Do beeline mới vào việt nam nên chỉ có các cột sóng ở các tỉnh thành chứ nông thôn thì chưa có. 5 Cường độ cạnh tranh 0.3 2 0.6 Tổng 1.00 2.00 3. Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp 3.1. Hoạt động chủ yếu: + Cung cấp dịch vụ điện thoại và truyền số liệu trên công nghệ GSM/EDGE. + Sửa chữa thiết bị liên lạc. + Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Ở trên là ba hoạt động kinh doanh của Công ty Beeline. Ta có thê xác định hoạt động kinh doanh chiến lược của công ty là hoạt động viễn thông không dây. Khi ra nhập thị trường Việt Nam, Công ty Beeline đã tung ra gói cước Big zezo và đã gặt hái được rất nhiều thành công, tiếp sau đó công ty cũng tung ra thêm gói cước Big cool với giá cước cực sốc thê hiện thông qua các dịch vụ: -Dịch vụ cơ bản - Dịch vụ giải trí - Nhắn tin và internet - Luôn kết nối - Tài khoản và nạp tiền Đây là sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của Công ty cổ phần Viễn thông di Động Toàn Cầu 3.2. Thị trường Beeline hiện có mặt tại hầu hết các nước ở Đông Âu, Trung Á, Campuchia, Lào, Việt Nam và sẽ tiến tới mở rộng ra tòn bộ Đông Nam Á. Đối với thị trường hoạt động Beeline khi vào Việt Nam là tiếp cân với năm thành phố lớn là : Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, hải Phòng, Cần Thơ. Sau đó là bốn lăm tỉnh trong cả nước như : + Miền Bắc( Bắc Giang, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh,…). + Miền Trung( Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi,…). + Miền Nam( An Giang, Bến Tre, Ninh Thuận,…) Và chỉ sau một năm trên thị trường Việt Nam đã có tới trên 80 triệu thuê bao đăng ký (>50% thuê bao ảo và số còn lại là người dung 2 sim). 3.3. Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của doanh nghiệp 3.3.1. Hoạt động cơ bản · Hoạt động cơ bản: - Nghiên cứu và phát triển: Luôn tạo ra những gói cước hấp dẫn khi vào thị trường Việt Nam như các gói cước BIGZERO, BIG COOL,… - Marketing và Bán hàng: Với mỗi gói sản phẩm công ty đều quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông. Beeline sử dụng các chương trình kích hoạt thương hiệu thông qua hệ thống các điểm bán lẻ và các cửa hàng bán điện thoại và sim điện thoại di động. Thêm vào đó là những tủ di động Beeline xuất hiện gần một số cổng trường Đại Học…Tất cả bảng hiệu và tủ di động, đồng phục nhân viên được thiết kế khá bắt mắt yếu tố nhận diện của Beeline, 2 màu vàng và đen. Bằng cách này, thương hiệu cũng chứng tỏ mình có quan tâm và góp phần vào những phát triển của cộng đồng và điều này cũng làm cho Beeline trở nên gần gũi hơn với người tiêu dung. Đồng thời tần suất xuất hiện trước con mắt người tiêu dùng cũng nhiều hơn. Dịch vụ: Beeline có dịch vụ giải đáp thắc mắc cho khách hàng, dịch vụ đổi số mà các nhà mạng khác không có. 3.3.2. Hoạt động bổ trợ · Cấu trúc hạ tầng: o Bộ máy quản lý giàu kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ được tuyển chọn kỹ lưỡng và có kinh nghiệm làm việc lâu năm. o Cơ sở vật chất tiên tiến và hiện đại: Máy móc kỹ thuật đựợc nhập khẩu từ Nga và một số nước tiên tiến trên thế giới. o Quy mô sản xuất và kinh doanh rộng khắp. · Quản trị nhân lực: Hiện nay, Beeline có khoảng 500 người được đào tạo trong và ngoài nước với trình độ chuyên môn cao và trên 10 chuyên gia nước ngoài làm việc văn phòng chính và các chi nhánh tại TP Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Ước tính đến cuối năm nay số nhân viên sẽ lớn lên tới 1000 người Hiện tại, Ông Alexey đang giữ chức vụ Tổng giám đốc của Gtel Mobile. Trước khi đảm nhiệm vị trí này, ông đã từng quản lý rất thành công một trong những thị trường chiến lược của VimpelCom- khu vực phía Nam nước Nga, quản lya 1100 nhân viên và tăng số thuê bao và doanh thu 5 lần lên tới 600 triệu USD. Trước khi khởi nghiệp tại VimpelCOm, Alexey đã từng giữ rất nhiều vị trí quan trọng trong ngành viễn thông như giám đốc điều hành của ”Primtelefone”- nhà cung cấp dịch vụ di động ở khu vực Viễn Đông, một doanh nghiệp trực thuộc công ty Golden Telecom đặt trụ sở tại Hoa Kỳ, phó giám đốc thứ nhất của Delta Telecom( có thương hiệu Sky Link), nhà cung cấp dịch vụ di đông CMDA 2000 đầu tiên tại Nga. Với kinh nghiệm và những thành công đã đạt được trong việc điều hành và phát triển những doanh nghiệp viễn thông mới thành lập, Alexey tin tưởng sẽ có thể vượt qua mọi thử thách và đua Beeline Việt Nam tới đích thành công. Ông Nguyễn Thế Bình hiện đang giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc điều hành của Gtel Mobile. Trước khi đảm nhiệm vị trí này, ông đã từng giữ chức vụ Phó Giám đốc Công Nghệ thông tin. Đồng thời, ông đã có kinh nghiệm làm việc 25 năm trong ngành Công nghệ thông tin và có nhiều đóng góp quan trọng trong các dự án công nghệ thông tin. Ông có nhiều kinh nghiện trong thu thậo và phát triển hệ thống PC, cơ sơ dữ liệu, phần mềm và toàn bộ hệ thống an ninh mạng. Ông Nguyễn Thế Bình tốt nghiệp khoa toán đại học Quốc Gia Hà Nội và đã hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành ITC. Ngoài ra, Beeline luôn tổ chức đào tạo nhân viên cả trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ của nhân viên. Hiện nay Beeline ở Việt Nam có khoảng 500 người được đào tạo trong và ngoài nước với trình độ chuyên môn cao và trên 10 chuyên gia nước ngoài làm việc tại văn phòng chính và các chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Từ đó Beeline sẽ có những dịch vụ khách hàng tốt và những sản phẩm có hiệu quả hơn. Hệ thống phân phối và tổ chức của Beeline. Hệ thống phân phối của Beeline rất đồng bộ gồm có 4 đại lý phân phối 32 cửa hàng ủy quyền và 4431 đại lý bán lẻ trên toàn quốc. Với hệ thống phân phối như vậy Beeline đã tiêu thụ hơn 1 triệu thuê bo trong vòng 2 tháng. Điều này cũng lý giải cho mức độ nhận biết thương hiệu của Beeline đã lên tới 80% trong chiến dịch marketing sản phẩm. Phát triển công nghệ: Beeline sở hữu một công nghệ ngành viễn thông tốt nhất ở Nga và hàng đầu trên thế giới. Khi vào Việt Nam để bắt kịp các nhà mạng khác Beeline đã cung cấp dịch vụ 2G, 3G cho khách hàng. Trong quá trình triển khai mạng 2G, Gtel Mobile đã lựa chọn công nghệ và thiết bị có sẵn 3G. Ngoài ra, cổ đông phía Nga Gtel Mobile là tập đoàn VimpelCom đã có những thành công nhất định trong việc triển khi mạng và giới tiệu dịch vụ 3G tại Nga năm ngoái. Trong trường hợp việc hợp tác triển khai 3G thành công, Gtel Mobile sẽ nhanh chóng xây dựng sơ sở hạ tầng 3G với mức chi phí hiệu quả nhất. 3.4. Xác định các lợi thế cạnh tranh Năng lực cốt lõi: Marketing và bán hàng, quản trị nguồn lực. Năng lực cạnh tranh: - Nguồn nhân lực: Hiện nay, Beeline Việt Nam có khoảng 500 người được đào tạo trong và ngoài nước với trình độ chuyên môn cao và trên 10 chuyên gia nước ngoài làm việc tạiVăn phòng chính và các chi nhánh tại TP Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. - Marketing và bán hàng: có Năng lực R&D: luôn tìm hiểu thị trường và đưa ra các gói cước mới hấp dẫn và liên tục đưa ra các chương trình tiếp thị, khuyến mãi khá hấp dẫn, giảm giá nhằm thu hút cũng như mở rộng thị phần cho mình. 3.5. Đánh giá các vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Thực tế hiện nay : Beeline đã tạo được một vị trí trên thị trường viễn thông và tạo được sức bật để vươn xa trong tương lai + Là một thương hiệu toàn cầu, thương hiệu nước ngoài ( trong năm 2009 Ẻuo brand đã bình chọn 50thương hiệu đắt giá nhất khu vực Châu Âu và 16 doanh nghiệp, Beeline hiên được đánh giá là thương hiệu đắt giá nhất của Nga với tổng giá trị khoảng 7,92 tỷ EURO, trường đương 11,8 tỷ USD. Giá trị thương hiệu Beeline đã tăng 5 tỷ USD vào năm 2005 lên 7,43 tỷ vào năm 2008 và lọt vào top 100 thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu vào tháng 4/2009). + Các chiến lược và sản phẩm mới hình thành nhanh chóng khiến cả thị trường viễn thông sôi động và gay gắt hơn. + Các chiến lược maketing phong phú nhất là sự dụng các hình ảnh vật dụng với hai màu sắc chủ đạo trên logo là vàng và đen rất ấn tượng + Thu hút các bạn trẻ là sinh viên, học sinh, những người có thu nhập trung bình là đại phần đông dân số Việt Nam với các gói cước rẻ 3.6. Các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp - Chiến lược SO: Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ. S2+S3+S4+O1+O2:Dẫn đạo chi phí để chiếm lĩnh thị trường Theo đánh giá, kỷ lục về mức cước giá rẻ cả nội mạng lẫn ngoại mạng bị chính tân binh Beeline Việt Nam chiếm giữ với một gói cước” hấp dẫn chưa từng có”. Gói cước “Big zezo”, gói cước được đánh giá là” cú đám thép” của Beeline Việt Nam sẽ miễn phí từ phút gọi thứ hai trở đi cho cuộc gọi nội mạng, phút gọi đầu tiên tính 1190 đồng/phút. Giá cước này được áp dụng cho cả các cuộc gọi ngoại mạng. Nói cách khác, tất cả các cuộc gọi nội mạng của Beeline sẽ chỉ tính cước phút đầu tiên với giá 1190 đồng/phút. Cước tin nhắn của mạng sẽ là 259 đồng/tin nhắn nội mạng và 350 đồng/tin nhắn ngoại mạng. Đây là gói cước rẻ nhất trong khôid GSM hiện nay, thậm chí, mưc cước gói ngoại mạng của Beeline sẽ thấp hơn 20- 30% so với các mạng GSM khác. Ngay trong ngày khai chương, Beeline cho biết chỉ trong vòng 3 tuần trước khi ra mắt chính thức đã có 120000 sim Beeline đã đến tay người tiêu dùng. Cho tới thời điểm ra mắt, mạng lưới phân phối của Beeline đã có tới hơn 7000 điểm bán lẻ sim và thẻ cào bao gồm cả các kênh phân phối truyền thống và các kênh phân phối mới cho thị trường Việt Nam như các quầy hàng di động được thiết kế đặc biệt thao chuẩn Beeline quốc tế. Các cửa hàng chính thức của Beeline sẽ được khai trương vào năm sau tại các thnàh phố lớn ở Việt Nam. Beeline nghiễm nhiên đạt được đọ nhận biết thương hiệu 76% như vậy trong sáu tháng và đứng đầu về mức độ chuyển mạng. Chứng tỏ chất lượng, dịch vụ và gói cước của Beeline đã làm cho người tiêu dùng phải nhìn nhận lại sự lựa chọn của họ, và nêu bật lý do đã tại sao họ quyết định từ bỏ mạng 17 năm để chuyển sang dùng Beeline. Beeline đã chính thức công bố kết qua hoạt động sau 6 tháng ra mắt. Tín đến cuối năm 2009, Beeline đã có gần hai triệu thuê bao. Đồng thời, trong năm vừ qua, các chương trình tiếp cận khách hàng thân thiện, vui nhộn nhằm thực hiện hóa hình ảnh hai chú gà Beeline vàng đen đặc trưng của“ TVC được yêu thích nhất” ba tháng liên tiếp tính đến tháng 11/2009( số liệu nghiên cứu thị trường của FTA) cũng góp phần nâng cao hình ảnh Beeline và đẩy mạnh tỷ lệ thuê bao chuyển đổi sang Beeline, đạt đến 47% đứng đầu thị trường viễn thông về tỷ lệ chuyển đổi( số liệu- TNS). Tháng 1/2010, Beeline vinh dự nhận được bảy đề cử cho giải thưởng Quả chuông vàng 2009- giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam và giành chiến thắng kép với hai hạng mục” bộ nhận diện thương hiệu xuất sắc nhất” và “ quảng cáo ngoài trời xuất sắc nhất”. Chiến lựoc ST: Phát huy điểm nạh để né tránh nguy cơ. S1+S2+S3+T3:Tập trung vào khúc thị trường là giới trẻ Việt Nam. Những nghiên cứu thị trường viễn thông cũng chỉ ra, giới trẻ là đối tượng khách hàng dễ thay đổi, nhất là với những sinh viên, học sinh còn phải tính toán chi tiêu hàng tháng. Trong bối cảnh đó, Beeline đã bỏ qua cách tiếp cận khách hàng theo kiểu truyền thống, tìm lối riêng khi miếng bánh thị phần của mình ngày một thu hẹp. Người đi đường có thể dễ dàng nhận ra các quầy hàng nho nhỏ, thiết kế theo cách đặc trưng Beeline với sọc đen, vàng chủ đạo. Cùng với giai điệu trong quảng cáo gói cước Big zezo, chú gà con với câu nói” có gì hot?”, Beeline đã trở nên một trào lưu mới trong giới trẻ.” Có gì hot?” – slogan của gói cước Big zezo đã trở nên quên thuộc với cuộc sống thường ngày tại Việt Nam. Nó trở thành câu cửa miệng của dân công sở, thành giai điệu yêu thích đến nỗi trẻ em luôn nhún nhẩy, lắc đầu mỗi khi nhìn thấy chú gà ngộ nghĩnh. Từ cuối tháng sáu, dân teen cả nước đã bắt đầu” sốt” khi cơn lốc” sọc vàng đen” liên tục xuất hiện trên khắp mọi nẻo đường. Đầu tiên là một video clip với những chú gà vàng/đen nhảy hip hop được mọi người truyền cho nhau trên internet. Chiến lược Wo: Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu W1+W2+O1+O2: Tạo ra sự khác biệt Beeline đã tạo ra sự khác biệt ngay từ hoạt động truyền thông. Hai chú gà con vàng/đen ngộ nghĩnh trẻ trung và vui nhộn xuất hiện nhất quán xuyên suốt trong các hoạt động truyền thông như biểu tượng của mạng đã gây nên một sự thích thú lớn cho giới trẻ, một phân khúc tiêu dùng tăng trưởng cao và hết sức quan trọng đối với các mạng điện thoại di động. Tiếp theo sau là hình tượng phục vụ cho gói cước Big cool- hình ảnh chú cá Beeline vàng đen hết sức độc đáo và vui nhộn. Hay từ chính sách phân phối độc đáo: Trên phương diện này Beeline đã triển khai thực hiện thành công, góp phần đẩy mạnh độ nhận biết gói cước và thương hiệu. Mạng lưới phân phối của Beeline đã có hơn 3000 điểm bán lẻ sim và thẻ cào, bao gồm cả kênh phân phối truyền thống và các kênh phân phối mới tại thị trường Việt Nam là các quầy bán hàng di động được thiết kế đặc biệt theo chuẩn Beeline quốc tế. Nếu trước kia, để mua được một chiếc sim khách hàng phải đến các cửa hàng thì lần đầu tiên tại Việt Nam, một mạng di động có một kênh bán hàng đặc biệt đó là sử dụng quầy hàng di động. Chỉ cần mấy bước chân khách hàng đã sở hữu một số điện thoại mới. Trong thực tế, quầy hàng lưu động của Beeline đã trở thành một điển hình tiếp thị mới trong thị trường viễn thông. Điều này cũng lý giải cho mức độ nhạn biết thương hiệu của Beeline đã lên tới 80% trong chiến dịch marketing tung sản phẩm. Điều thú vị ở đây là các điểm bán hàng lưu động Beeline với thiết kế bắt mắt được đặt trên các đường phố, các cổng trường đại học để dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu và đây cũng chính là nét mới lạ, sáng tạo trong họat động marketing ở Việt Nam. Chiến lược: Khắc phục điểm yếu hạn chế nguy cơ W2+W3+T1+T2: Nhanh chóng mở rộng vùng phủ sóng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Ông Alexey Blyumin, Tổng giám đốc Beeline phát biểu:” Đẩy mạnh vùng phủ sóng và đảm bảo chất lượng sóng ổn định luôn là ưu tiên hàng đầu của Beeline. Chúng tôi đã và sẽ xây dựng Beeline trở thành một nhà mạng hấp dẫn nhất tại thị trường Việt Nam thông qua việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng trong năm tiếp theo đó”. Để chất lượng phủ sóng của Beeline trên từng khu vực được hoạt động một cách hiệu quả nhất, Beeline đã xem đến việc triển khai thử nghiệm dùng vệ tinh thay cho viba và cáp quang với những BTS thuộc vùng sâu và vùng xa. Đó cũng là mục tiêu mà Beeline đặt ra trong việc hoàn tất phủ sóng tòn quốc vào năm 2010. Beeline cho biết họ sẽ cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng, nhưng thực tế cả các dịch vụ họ đang cung cấp và sắp cung cấp đều không mấy khác so với những gì mà cả sau nhà khai thác di động đang có. Trả lời câu hỏi về việc, liệu Beeline có dịch vụ giá trị gia tăng nào khác biệt, hay hơn các đối thủ không, ông Segey Zakuraev, Giám đốc marketing của Beeline, không trả lời thẳng vào câu hỏi mà cầm chai uống nước lên và nói:” Đây là chai nước, dĩ nhiên trong các chai khác cũng là nước vậy. Thế điều gì tạo ra sự khác biệt giữa nước trong chai này với chai khác, không có gì khác, cái khác là chúng được đóng chai như thế nào, màu sắc ra sao, bán như thế nào?, … Tôi cũng biết tất cả những mạng viễn thông khác của Việt Nam đã cung cấp những dịch vụ như vậy rồi. Nhưng tôi xin có các câu hỏi làm ví dụ: Anh đã hài lòng với nhạc chuông của các đơn vị cung cấp khác chưa? Giải pháp công nghệ của chúng tôi rất là khác, cùng dịch vụ như vậy, nhưng cách làm và công nghệ cũng rất khác. Xin vui lòng chờ trong tháng 8 này khi chúng tôi tung ra dịch vụ sẽ thấy sự khác biệt, vấn đề không phai là cung cấp bao nhiêu dịch vụ mà quan trọng là chất lượng dịch vụ như thế nào?. 3.7. Thiết lập mô thức IFAS Nhân tố bên trong Độ quan trọng Xếp loại Số điểm quan trọng Giải thích Điểm mạnh 1. Vị thế tài chính 2. Thương hiệu 3. Năng lực hoạt động 4. Hệ thống kênh phân phối. 5. Văn hóa công ty 0,1 0,2 0,1 0,05 0,05 3 4 3 2 1 0,3 0,8 0,3 0,1 0,05 Điểm yếu 1. Mức độ phủ sóng còn hẹp 2. Mức độ cạnh tranh cao 3. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ chưa cao 0,2 0,2 0,2 3 3 4 0,6 0,6 0,8 Tổng: 1 3,55 3.8. Thiết lập mô thức TOWS v Phân tích tình thế chiến lược Đe dọa - Thị trường hiện tại: Thống kê sơ bộ hiện tại có khoảng trên 80 triệu thuê bao của các mạng di động đang hoạt động trong ba” ông lớn” là Viettel, MobiFon và VinaPhone chiếm gần nhu tuyệt đối thị phần. Thời điểm hiện tại, thị trường thông tin di động gần như ở ngưỡng bão hòa của sự phát triển. Những yếu tố thuận lợi để phát triển một mạng di động như hạ tầng, giá cước, dịch vụ gia tăng thiết bị đầu cuối…. đã được các mạng khai thác triệt để. - Đối thu cạnh tranh: Miếng bánh thị phần bị chia sẻ khi mạng di động mới gia nhập thị trường. Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các mạng di động đại gia và các mạng di động mới sẽ làm gia tăng chi phí. Ba ông lớn gồm Viettel, MobFon, VinaPhone vừa quyết định hạ“ đối thủ” bừng cách giảm cước xuống ngang mức khuyến mại mà doanh nghiệp mới cung cấp. Ba ông lớn cũng áp dụng một loạt chính sách ưu đãi đối với các thuê bao di động trấu như tặng số phút gọi trong ngày, gửi tặng, hoặc quay số trúng thưởng. - Khách hàng: Sự trung thành với một nhãn hiệu của khách hàng là không cao. Thị trường mục tiêu ( giới trẻ) là không bền vững, dễ thay đổi. Cơ hội: - Bộ trưởng thông tin và truyền thông siết chặt quản lý thuê bao trả trước, hàng chục triệu sim bị bỏ đi theo quy định. Như vậy Beeline có cơ hội đón số lượng khách hàng này. - Hiện nay thị trường đi động Việt Nam đã có tới trên 80 triệu thuê bao đăng ký( hơn 50% là thuê bao ảo và số còn lại cũng có một tỷ lệ không nhỏ là người đi động dùng hai sim). - Thị trường viễn thông di động Việt Nam có tiềm năng lớn với dân số hơn 86 triệu người và nên kinh tế đang phát triển mạnh mẽ( theo nhận định của giám đốc điều hành VimpelCom). - Hiện đã phủ song ở các thành phố lớn, dự kiến phủ song trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong những tháng đầu năm 2010. - Tập trung khai thác thị trường giới trẻ- một phân khúc tiêu dùng tăng trưởng cao và hết sức quan trọng đối với các mạng điện thoại di động. Điểm yếu: - Là một hãng mới ra nhập vào thị trường. - Hạn chế về mức độ và vùng phủ sóng. - Chưa có các dịch vụ gia tăng đáng kể cho khách hàng. Điểm mạnh: - Tài chính. Sự hùng mạnh về tài chính được coi là lợi thế của Beeline( hiện tại sở hữu 62,7 triệu thuê bao trên toàn thế giới). - Nhãn hiệu: Năm 2009, thương hiệu Beeline được định giá 8,9 tỷ USD, lọt vào top 100 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh. Lọt vào top 10 tên tuổi đắt giá nhất trên thị trường viễn thông. Beeline có được một nền tảng chiến lược khá vững chắc( mô hình marketing phức hợp dựa trên những nguyên lý marketing hiện đại trong việc hoạch định và tìm ra một đối sách cạnh tranh hiệu quả và phù hợp theo phong cách của mình). - Năng lực hoạt động: Loại hình doanh nghiệp hiện đại, kiểu mẫu với cấu trúc tinh gọn + đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp. Về công nghệ, thừa hưởng công nghệ mới, tiên tiến. Thiết lập được cơ sở hạ tầng mạng vững chắc. - Thị phần trên thế giới: Là thương hiệu quốc tế mạnh trên thế giới, với hơn 16 năm kinh nghiệm và hơn 60 triệu thuê bao ở các nước Đông Âu và SNG cổ phiếu của VimpelCom được niêm yết tại sàn chứng khoán NewYork. Dựa vào các phân tích, đánh giá môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp trên, thông qua 2 mô thức IFAS và EFAS chúng ta có thể liệt kê được các điểm mạnh, điểm yếu, các thời cơ và thách thức đối với HABECO. Thông qua đó chúng ta có thể đi xây dựng dược mô thức TOWS cho Beeline như sau: Các điểm mạnh: (S) 1. Vị thế tài chính 2. Thương hiệu 3. Năng lực hoạt động 4. Hệ thống kênh phân phối 5. Văn hóa công ty Các điểm yếu ( W) 1. Mức đọ phủ sóng còn hẹp 2. Mức độ cạnh tranh cao 3. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ thấp Các cơ hội (O) 1. Việt Nam gia nhập WTO 2 Chính trị ổn định 3 Tăng trưởng kinh tế cao 4 Xu hướng của người tiêu dùng 5 Công nghệ mới SO: S1S3O1: Xây dựng chiến lược phát triển mang tính xuyên quốc gia S4O5: Không ngừng cải tiến và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt nhất với nhu cầu của thị trường. S3O4: Mở rộng thêm tập khách hàng trung thành của doanh nghiệp. WO: W1W3O4: Tích cực hoàn thiện hệ thống quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động Marketing nhằm khai thác tối đa xu hướng của người tiêu dùng. Các thách thức ( T ) 1. Hệ thống pháp luật 2 Khủng hoảng kinh tế 3 Xu hướng lựa chọn ngành của giới trẻ 4 Cường độ cạnh tranh trong ngành mạnh 5 Cạnh tranh với các ông lớn của nhà mạng ST: S1T2: Tận dụng lợi thế về tài chính nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế gây ra cho doanh nghiệp. S2S3S5T3T4: Sử dụng thương hiệu cũng như chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ quản lý để giảm cường độ cạnh tranh trong ngành cũng như thu hút được nguồn nhân lực mới. WT: W2T4T5 Hạn chế tối đa sự cạnh tranh giữa các sản phẩm của doanh nghiệp từ đó giảm thiểu cường độ cạnh tranh trong nội tại tổng công ty tạo tiền đề cho việc giảm cường độ cạnh tranh trong ngành. 4. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP: 4.1. Chiến lược kinh doanh quốc tế + Phương thức triển khai quốc tế của doanh nghiệp Chiến lược đa quốc gia. Bởi lẽ: Khả năng tích hợp toàn cầu: Với đặc điểm của ngành viễn thông khi thâm nhập vào một thị trường mới đòi hỏi khả năng tích hợp toàn cầu không quá cao do đặc điểm của từng thị trường khác nhau có sự khác nhau điều này dẫn đến việc mức độ tích hợp toàn cầu của ngành viễn thông là khá khó. Xét về đặc tính của ngành, việc cung cấp dịch vụ viễn thông và hạ tầng cơ sở viễn thông ở mỗi khu vực đều khác nhau. Chính vì lẽ đó nên khả năng tích hợp toàn cầu không cao. Mức độ đáp ứng nhu cầu địa phương: Với đặc thù của ngành viễn thông, Beeline đã tiến hành tạo ra một SBU riêng biệt phù hợp với thị trường Việt Nam. Với thói quen tiêu dùng sản phẩm viễn thông của mỗi quốc gia là khác nhau, để phù hợp với luật pháp cũng như khai thác tốt nhất tiềm năng của thị trường dẫn tới việc Beeline cần phải tăng mức độ đáp ứng nhu cầu của địa phương. ð Với việc quyết định chiến lược và hoạt động được phân quyền cho SBU riêng tại Việt Nam của Beeline, sản phẩm và dịch vụ được thiết kế dành riêng cho thị trường Việt Nam nên chúng ta có thể thấy chiến lược của Beeline trên thị trường Việt Nam là chiến lược đa quốc gia. Phương thức thâm nhập : Liên minh, liên kết. Thời gian đầu tiên vào thị trường Việt Nam, công ty cổ phần viễn thông di động toàn cầu dưới hình thức liên doanh giữa Tổng công ty viễn thông toàn cầu và tập đoàn VimpelCom của liên bang Nga. Đây là hình thức công ty liên doanh với nước ngoài. Có thể dễ hiểu được sự lựa chọn hình thức liên doanh này của tập đoàn VimpelCom với Gtel Corp đó là do những quy định của luật pháp Việt Nam và do sự thận trọng nhất định của tập đoàn VimpelCom đưa ra sau khi đã có sự tìm hiểu kĩ lưỡng về thị trường viễn thông của Việt Nam. Đây được xem là một lựa chọn mang tính an toàn cao. 4.2. Chiến lược điển hình + Các chính sách triển khai 4.2.1. Chiến lược dẫn đạo về chi phí : Beeline khi mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam đã sử dụng chiến lược dẫn đạo về chi phí làm vũ khí để tấn công các hãng di động khác đang có trên thị trường. Với việc tung ra gói cước di động có giá thấp hơn so với các hãng di động khác cộng thêm vào đó là gói cước Big Zero đã tạo cho Beeline những lợi thế và có chỗ đứng nhất định trên thị trường viễn thông của Việt Nam. Do chính phủ cho phép cạnh tranh giữa các hãng di động nên Beeline với lợi thế kinh nghiệm kinh doanh lâu năm trên nhiều thị trường đã tung ra gói cước Big Zero đây có thể coi là phát súng đầu tiên nổ ra cuộc cạnh tranh về giá giữa các hãng viễn thông trong nước. Với vị thế dẫn đạo về chi phí của mình có thể nói Beeline đã thực hiện thành công chiến lước dẫn đạo về chi phí của mình với những con số rất đáng khen ngợi. Mức độ bao phủ thị trường của Beeline khi tung ra gói cước Big Zero và Tỷ phú tăng một cách nhanh chóng. Mức độ nhận diện thương hiệu của Beeline cũng tăng lên. Tuy nhiên do sự cạnh tranh quá gay gắt từ các hãng di động có tiềm lực và thị phần lớn trong nước nên chính chiến lược dẫn đạo về chi phí đã dẫn tới sự sụp đổ của Beeline tại thị trường Việt Nam. 4.2.2. Chiến lược khác biệt hóa: Việc Beeline khi mới vào thị trường Việt Nam đã gây nên một cơn sốt trong giới trẻ. Những cặp đôi yêu nhau, bạn bè thân thiết có thể trò chuyện, nhắn tin thả ga mỗi ngày mà không phải lo lắng. Chính việc tung ra gói cước Big Zero và gói Tỷ phú sau này đã tạo nên một trào lưu tiêu dùng mới trong giới trẻ. Đây chính là sự khác biệt hóa mà Beeline đã tạo được. Việc nhắm tới người tiêu dùng là khách hàng trẻ tuổi, các cặp đôi yêu nhau đã tạo nên sự khác biệt hóa từ phân khúc thị trường cũng như hình thành nên chiến lược khác biệt hóa của Beeline. Chiến lược khác biệt hóa được Beeline khai thác rất tốt và hiệu quả trong thời gian đầu khi mới vào thị trường Việt Nam. Đây cũng là một chiến lược thành công của Beeline. Tuy nhiên cũng giống như chiến lược dẫn đạo về chi phí, chiến lược khác biệt hóa cũng lâm vào cảnh khốn đốn khi các đại gia của làng viễn thông Việt Nam bắt tay vào việc khai thác phân khúc thị trường mà Beeline đã áp dụng thành công các chiến lược này. Có thể nói, hai chiến lược kể trên của Beeline bên cạnh những thành công to lớn đạt được cũng gặp rất nhiều thách thức và khó khăn do đặc thù của ngành viễn thông Việt Nam. Có thể nói khi các chiến lược của Beeline gặp thách thức và đe dọa từ các doanh nghiệp trong ngành đã dẫn tới sự sựp đổ của Beeline trên thị trường Việt Nam. 4.3. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP : 4.3.1. Loại hình cấu trúc tổ chức Cấu trúc chức năng : Beeline Việt Nam hình thành trên hình thức công ty liên doanh với vị trí tổng giám đốc là ông Alexey một thành viên cao cấp của tập đoàn VimpelCom. Dưới đó là các giám đốc phụ trách các mảng khác nhau như giám đốc Marketing, giám đốc tài chính, giám đốc bán hàng… đây là cấu trúc chức năng. 4.3.2. Một số đánh giá về văn hóa doanh nghiệp của Beeline Beeline với nền tảng của một tập đoàn kinh doanh quốc tế luôn chú trọng việc phát triển văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp được beeline xem như một yếu tố then chốt và cốt lõi để phát triển tại mọi thị trường. Beeline luôn tạo cho mọi nhân viên một môi trường làm việc thoải mái nhất nhằm phát huy hết sức tính sáng tạo của mỗi cá nhân. Với tinh thần luôn trẻ trung, Beeline luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực của mình. Việc tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đưa yếu tố thưởng phạt phân minh và công bằng tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành viên trong công ty. Beeline luôn chú trọng phát triển tinh thần làm việc theo nhóm. Bởi lẽ một cá nhân dù có giỏi đến đâu cũng không thể bằng sức mạnh của cả một tập thể. Chính điều này tạo nên văn hóa làm việc nhóm của Beeline. Beeline luôn tạo ra chế độ đãi ngộ, lương thưởng hấp dẫn đối với các nhân viên của mình. Tổ chức các hoạt động như thăm ốm, trợ cấp, tổ chức các team building nhằm xóa nhòa khoảng cách giữa các thành viên của công ty nhằm hướng tới môi trường làm việc của một tổ chức như một thể thống nhất.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro