Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Bát chánh đạo con đường đến hạnh phúc3

như nó thực là. Bạn cũng nhìn thấy sự đoạn diệt khổ đúng như nó là. Và con

đường giải thoát khổ mà bạn đã tiến bước cho đến bây giờ -con đường đó,

bạn cũng thấy đúng như nó thực là.

Bất cứ khi nào một yếu tố giải thoát không phát sinh, ta ý thức về điều đó.

Bất cứ khi nào chúng phát sinh, ta cũng ý thức về điều đó và dung dưỡng

chúng, cho đến khi ta đạt đến mức độ hoàn hảo. Khi tất cả mọi chi phần của

thất giác chi đã được viên mãn, là bạn đạt đến niết bàn, hạnh phúc tuyệt đối,

an tịnh tuyệt đối. Chúng ta có thể đạt được mục đích này ngay trong cuộc

đời này. Khi được như thế, tất cả khổ đau chấm dứt. Tất cả mọi câu hỏi đều

kết thúc. Tất cả mọi lo âu, sợ hãi, căng thẳng, bất an đều biến mất, không

bao giờ trở lại nữa. Không còn có sự ham muốn, bám víu vào bất cứ điều gì.

Chúng ta sống trong một sự hòa hợp toàn vẹn, hoàn toàn thăng bằng. Tất cả

mọi giác quan của chúng ta đã được rèn luyện, mài dũa. Chúng ta vẫn ăn,

uống, nói, đi, và sử dụng thân tâm, nhưng với tâm đầy chánh niệm, đầy ý

thức. Giới hạnh của chúng ta không khiến ta nghĩ mình hơn kẻ khác. Thiền

định của chúng ta không khiến ta tự khen mình và chê bai người khác. Tuệ

giác tạo cho chúng ta tình thương yêu, lòng bi mẫn, và tâm hoan hỷ vẹn

toàn. Hãy tận hưởng sự hoàn toàn xả ly, chúng ta không bao giờ còn bị

những thăng trầm của cuộc đời làm ta xao động nữa.

Tóm Lược Về Sự Thực Hành Chánh Niệm

• Chánh niệm là sự chú ý trong từng giây phút đến việc gì đang xảy ra. Tâm

chánh niệm rất chính xác, thâm sâu, vững chãi, không tán loạn. Nó giống

như một tấm gương phản chiếu trung thực bất cứ vật gì ở phía trước nó.

• Chánh niệm cho ta có được tri giác thể nhập vào ba đặc tính của tất cả mọi

hiện hữu: vô thường, khổ, và vô ngã.

• Ta có thể sử dụng bất cứ đối tượng nào để phát triển tâm chánh niệm,

miễn là nó sẽ giúp ta đạt được tuệ giác đối với ba đặc tính (tam tướng) trên.

• Mục đích sâu xa của chánh niệm là để khai mở con mắt tuệ, vì tuệ giác về

bản chất thực sự của thực tại là bí mật cuối cùng của hạnh phúc và hòa bình

vĩnh cửu. • Tứ niệm xứ là phương pháp quán niệm về thân, thọ, tâm, và đối tượng

của tâm.

• Ba cách thực hành chánh niệm căn bản nơi thân là quán niệm về hơi thở,

về tư thế, và về các bộ phận của thân.

• Quán niệm về hơi thở có thể giúp ta rèn luyện sự chú tâm, vì ta dễ quán

sát hơi thở và lúc nào nó cũng có mặt.

• Hòa hợp tâm với hơi thở là đặt tâm vào giây phút hiện tại. Hơi thở cũng

hoạt động như một căn cứ địa để tâm có thể quay về sau khi quán sát các

hiện tượng khác.

• Kinh hành, đi từng bước rất chậm rãi và đầy chánh niệm có thể là một

phương pháp hành thiền hoàn chỉnh, chứng minh cho ta thấy các tính chất:

vô thường, khổ, và vô ngã có mặt trong từng giây phút như thế nào. Phương

pháp thiền này cũng có thể được dùng cho các tư thế khác, như là nằm,

ngồi, đứng.

• Duy trì chánh niệm về tư thế suốt ngày rèn cho tâm có thể thấy rõ ràng

những đặc tính của năm uẩn.

• Quán niệm về thân như là một tập hợp của bốn mươi hai bộ phận và quy

trình luôn thay đổi cho ta thấy rằng không có gì thường hằng về cái thân mà

ta quá bám víu.

• Lạc thọ hay khổ thọ là do thái độ của bản thân ta, do đó chúng ta có thể

dừng lại việc trách móc người khác đối với việc ta cảm thấy thế nào.

• Cả quá trình của khổ đau được dung dưỡng bằng các phản ứng vô minh

của tâm đối với ba loại cảm thọ -bám víu vào lạc thọ, tránh né khổ thọ, và

trải qua ảo giác về "ngã" trong trạng thái trung tính.

• Các "cảm thọ thế tục" sinh khởi từ việc ta theo đuổi những mục đích tầm

thường, chứa đựng các khuynh hướng tiềm ẩn đối với tham, sân, hay si. Các

"cảm thọ xuất thế" phát sinh từ tuệ giác, không chứa đựng bất cứ khuynh

hướng tiềm ẩn nào. • Quán niệm về thọ là một phần của sự thực hành thiền minh sát. Thấy

được sự vô thường của các cảm thọ, chúng ta tập buông bỏ các trạng thái

tiềm ẩn của tham, sân, và si và vun trồng các cảm thọ xuất thế.

• Đức Phật không hề dạy chúng ta "thụ hưởng một cách chánh niệm" các

dục lạc. Ngài dạy chúng ta chánh niệm buông xả những ham muốn đối với

các dục lạc thế tục và tận hưởng các lạc thọ xuất thế được tạo ra bởi sự

buông xả này.

• Khi ta vun trồng chánh niệm về tâm, ta ghi nhận sự phát sinh và qua đi

của các trạng thái của tâm như là tham, vô tham, trạng thái tâm hẹp hòi hay

cởi mở, vân vân.

• Quán niệm về đối tượng của tâm nghĩa là ghi nhận sự phát khởi và qua đi

của năm chướng ngại, mười kiết sử, năm uẩn, tứ diệu đế, và các yếu tố giác

ngộ.

• Ta có thể xem các yếu tố giác ngộ như là quả của sự thực hành chánh

niệm. Khi chánh niệm của ta sâu sắc, chúng phát khởi theo thứ tự sau đây:

niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, và xả.

• Khi tất cả các yếu tố giác ngộ đã được viên mãn, ta đạt được niết bàn,

hạnh phúc tuyệt đối, thanh tịnh tuyệt đối. Chúng ta có thể đạt được mục

đích này ngay trong kiếp sống này. CHÁNH ĐỊNH (BƯỚC 8)

Chánh định là bước quan trọng cuối cùng trên con đường đưa đến hạnh

phúc (Bát Chánh Đạo) của Đức Phật. Khi tâm đã khinh an, định tĩnh, thì

những chướng ngại cản trở hạnh phúc không thể phát khởi. Hơn thế nữa,

khi ngồi thiền, chúng ta có thể trụ tâm định tĩnh trên đối tượng tâm phát

sinh cùng với thức. Định giúp chúng ta phá vỡ được vẻ bề ngoài giả tạo của

các đối tượng này để có cái thấy rõ ràng về tính vô thường, khổ và vô ngã

của chúng. Với chánh định, ta càng tinh tấn hành thiền, và chúng ta đạt

được nhiều tiến bộ trên đạo lộ.

Thông thường khi chúng ta nói rằng ai đó đang "định tâm", ta muốn chỉ

đến bất cứ điều gì từ việc đắm chìm trong một chương trình truyền hình,

đến đăm chiêu trong một ván cờ, đến hoạch định một tội ác. Nhưng loại

định mà Đức Phật dạy như là một chi phần của Bát Chánh Đạo có ba đặc

tính đặc biệt: thiện, nhất tâm và sử dụng chánh niệm để phát triển trí tuệ.

Loại định này không dễ có được. Cũng giống như các khả năng khác, ta

phải tu tập từng bước mới có được. Tâm phải được rèn luyện. Có thể phải

mất từ vài thời tọa thiền đến vài năm tinh tấn nỗ lực để phát triển loại định

có tính thiện, nhất tâm, và chánh niệm này. Một khi đã đạt được thiền định

này, thiền giả phải tiếp tục tu tập các bước cho đến khi thiền giả có thể đạt

được định dễ dàng, theo ý muốn.

Từ lúc đầu, chúng ta đã nói đến sự quan trọng của việc tìm được một vị

thầy tốt để hướng dẫn ta tu tập. Một vị thầy có thể dành cho ta nhiều sự

giúp đỡ lớn lao khi ta tu tập để phát triển thiền định. Khi ta cố gắng để hoàn

thiện khả năng của mình, nhiều câu hỏi có thể phát sinh. Nếu không có thầy

tốt, thì nguồn hỗ trợ kế tiếp là những quyển sách thuần về chủ đề này. Hơn

thế nữa, rất khó cho tâm an định đủ để đạt được thiền định nếu như ta tiếp

tục phải đối mặt với những vấn đề của cuộc sống đời thường mỗi ngày.

Chúng tôi khuyên quý vị hãy dành một khoảng thời gian nào đó để thực

hành thiền định, ví dụ như là suốt một tuần khi quý vị không bị các bổn

phận làm gián đoạn. Dự một khóa tu chuyên sâu về thiền có thể là cách tốt

nhất để bắt đầu. Thiền Định

Không phải tất cả các định đều thiện. Thí dụ một chú mèo đang chờ đợi để

bắt mồi, đặt tất cả chú tâm vào con mồi. Chú mèo có sự chú tâm rất mãnh

liệt, nhưng nó hoàn toàn không thiện. Tâm định thiện thì không có tham,

sân, hay si.

Trong đời sống thường ngày, chúng ta có thể sử dụng sự chú tâm cao độ để

giải một bài toán, để sửa một chiếc xe, hay để chuẩn bị cho một món ăn cầu

kỳ. Loại chú tâm này có thể là thiện pháp nếu nó được kích thích bởi những

ý nghĩ thiện như là từ bi, tình thương, hay bi mẫn. Nó sẽ bất thiện nếu xuất

phát từ những trạng thái bất thiện như tham, sân, hay ác độc.Các trạng thái

bất thiện, kể cả năm chướng ngại, đều có mặt trong sự chú tâm hằng ngày

của chúng ta, nhiều hơn chính ta có thể ý thức được. Thí dụ, khi bạn cố gắng

để giải bài toán đố, có thể do bạn bị bám víu vào việc muốn có điểm cao

trong kỳ thi; khi sửa xe, bạn có thể ngại công việc dơ bẩn; lúc nấu bữa ăn cầu

kỳ đó, bạn có thể suy nghĩ một cách đầy bực tức về một thành viên trong gia

đình, người sẽ được hưởng thụ món ăn đó. Loại thiền định do Đức Phật dạy

không có mặt của các chướng ngại này.

Khi ngồi thiền cũng thế, nếu ta đạt định khi có mặt của bất cứ chướng ngại

nào, thì đó cũng là bất thiện. Thí dụ, bạn có thể phần nào được định khi trải

qua chướng ngại của hôn trầm, thụy miên. Bạn có thể ở trong trạng thái nửa

mê, nửa tĩnh, mơ màng nghĩ đến những điều dễ chịu. Sau đó bạn có thể ảo

tưởng rằng mình đã ngộ được điều gì lúc tọa thiền. Đó là si, không phải là

thiện định.

Hành thiền khi tâm đang hờn giận cũng là bất thiện. Bạn có thể biết việc

hành thiền của mình lúc đó đã sai vì bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, lo lắng,

kiệt lực. Có thiền giả còn bị nhức đầu vì đã cố ép tâm trụ vào đối tượng

thiền quán, mặc dầu tâm đang sân hận hay bực bội. Những lúc như thế, bạn

cần thực hành chánh tinh tấn để chế ngự các chướng ngại đó và để tạo nên

một trạng thái tâm thiện trước khi bắt đầu. Lỗi lầm tệ nhất mà một thiền giả

có thể làm là bỏ thì giờ thiền để nghiền ngẫm về một nỗi mất mát hay những

tâm bất thiện khác. Dĩ nhiên, đem ý thức chánh niệm đến với các trạng thái

này là thiền minh sát tuệ. Do đó bước đầu tiên trong việc thiết lập chánh định là phải chắc chắn rằng

sự thực hành của ta là thiện bằng cách ngăn chặn các chướng ngại tấn công

tâm. Sau đây là những điều cần thực hiện thêm nếu bạn muốn đạt được

định khi tọa thiền.

• Trong thời gian ngồi thiền, hãy buông xả tất cả mọi ý nghĩ bám víu vào

hoàn cảnh, tư tưởng, con người, và các thói quen. Đừng nghĩ đến gia đình,

bạn bè, quyến thuộc, nghề nghiệp, lương bổng, thuế má, sở hữu, hay trách

nhiệm. Hãy tự nhủ: "Ta muốn dành thời gian đặc biệt này để hoàn thiện bản

thân. Ta không muốn ngồi trên gối thiền này để suy nghĩ về tất cả những

điều bình thường ta vẫn nghĩ. Ta sẽ sử dụng thời gian này thật tốt."

• Đừng lo lắng về những điều gì bạn làm còn dang dở, về những thứ mà

bạn đã làm sai, hay về những lỗi mà bạn có thể phạm với người khác. Hãy

nhớ rằng quá khứ đã qua, và điều gì đã làm, không thể làm lại được.

• Hãy dành đôi phút để phát triển những ý nghĩ về tình thương yêu để

khiến tâm cảm thấy dễ chịu, sảng khoái để có thể chú tâm hành thiền. Sau

đó hít vào ba hơi thở sâu.

• Trụ tâm trên đối tượng thiền quán mà bạn đã chọn như là hơi thở.

• Hãy giữ tâm ở giây phút hiện tại.

• Luôn kiên trì nỗ lực để giữ tâm không tán loạn.

• Nếu một trong năm chướng ngại có mặt, chế ngự nó bằng cách sử dụng

những phương pháp ta đã học. Vun trồng tâm thiện đối nghịch với bất cứ

chướng ngại nào đang có mặt. Thí dụ, nếu tham có mặt, thì hãy vun trồng

tâm xả. Hãy để tâm trở nên nhẹ nhàng và trong sáng.

• Một khi chướng ngại đã được chế ngự, hãy hướng tâm trở về với đối

tượng thiền quán đã được chọn như là hơi thở.

• Hãy nhớ, mục đích của thời khóa này là để thực hành phương pháp thiền.

Ở thời điểm này bạn không nên đi vào chi tiết của những gì bạn đã trải

nghiệm, mà chỉ giữ tâm trụ trên đối tượng thiền quán một cách đầy chánh

niệm.

• Sau mỗi lần đạt được thiện định, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn và hăng hái

lên. Không cần biết tâm định thiện đó ngắn ngủi hay mong manh, yếu ớt

254

dường nào, chính yếu là bạn đã đạt được một điều gì đó bằng cách vượt

thắng được những thói quen cũ và chuyển đổi được tâm.

Trong lúc đang tu tập thiền quán để rèn luyện tâm, ta nên bằng lòng với bất

cứ tầng thiện định nào mà ta có thể đạt được. Khi ngồi thiền, tâm định tĩnh

nạp thêm cho ta năng lượng, khiến ta cảm thấy thăng bằng và bắt đầu có

niềm tin trong việc hành thiền. Hỷ phát sinh vì tâm định chế ngự các

chướng ngại.

Ngay chính trong cuộc sống hằng ngày, ta cũng phần nào cần đến tâm thiện

định để có thể sống một cách đạo đức. Tâm thiện định giúp ta trụ vào

những ý nghĩ, lời nói, và hành động thiện và tránh xa điều bất thiện. Tâm

thiện định giúp ta giải quyết những vấn đề hằng ngày một cách công bằng,

với một trạng thái tâm xả. Điều ngược lại cũng đúng. Ta có thành công

trong việc phát triển tâm định hay không, tùy thuộc vào một nền đạo đức

vững chắc. Khi cảm nhận của ta về đạo đức tiến bộ hơn, thì tâm định của ta

cũng thế.

Loại thiền định mà chúng ta đã nhắc đến từ trước cho đến giờ, có thể gọi

"thiện định bình thường." Loại thiền định này thì tương đối dễ đạt được.

Tuy nhiên, tuệ giác phát sinh từ thiện định bình thường này cũng có thể

chuyển hóa cuộc sống. Nó giúp bạn tránh xa những ý nghĩ, lời nói, và hành

động bất thiện. Bạn không muốn làm việc gì có thể cản trở sự giải phóng

tâm. Đó là lý do tại sao Đức Phật nói rằng tâm thiện định bao trùm tất cả các

trạng thái tâm thiện.

Khi Đức Phật còn là thái tử Siddhattha Gotama, thân phụ của Ngài, nhà vua,

ngăn cản không cho Thái tử thấy bất cứ điều gì khiến Ngài đi theo con

đường tâm linh. Cuối cùng khi Thái tử nhìn thấy bốn hình ảnh -một người

già, một người bệnh, một xác chết, và một tu sĩ - đó là một bước ngoặc cho

Thái tử. Quán tưởng trên bốn thứ này, Thái tử Siddhattha đạt đến một trạng

thái định. Tuệ tri phát khởi đối với sự thật về khổ. Vì thế Ngài quyết định

không trở về với cuộc sống đầy dục lạc nơi cung điện của vua cha mà đi tìm

một giải pháp để giải thoát chúng sanh khỏi đau khổ. Điều đó cũng có thể đúng đối với chúng ta. Khi ta quán sát sự vật với tâm

thiện định, thì những thứ bình thường trong đời sống hằng ngày cũng có

thể kích động tâm suy nghĩ sâu xa hơn. Tuệ tri xuất phát từ tâm định tĩnh

này có thể thuyết phục ta rằng ta đã trôi lăn trong vòng khổ đau đủ lâu rồi

và đây là lúc bắt đầu một trang mới của cuộc đời ta. Ta đã có một cái nhìn

và tri giác mới về khổ trong cuộc đời. Ta thấy được sự mù quáng trong việc

chạy đuổi theo hạnh phúc qua dục lạc; ta thấy những sự thỏa mãn vật chất

phải trả bằng khổ đau, lo lắng. Ta không còn cố gắng để biện giải cho sự

khổ sở của mình như là hạnh phúc.

Con đường thoát ra khỏi khổ đau cũng trở nên rõ ràng. Vì tâm định giúp ta

nhận ra chân lý trong lời dạy của Đức Phật, ta cảm thấy có thêm động lực để

phát triển các trạng thái định sâu sắc hơn để ta có thể đạt được tuệ giác thâm

sâu hơn.

Các Tầng Thiền Định

Tâm định sâu xa có thể dẫn đến những sự chứng ngộ sâu sắc nhất được gọi

là "thiền định" hay jhana. Thiền định thì luôn thiện và nhất tâm. Tuy nhiên

hãy nhớ rằng tâm định này vẫn chưa phải là chánh định nếu chánh niệm

không có mặt. Với tâm định viên mãn, mức tiến triển đến giác ngộ của ta

được tăng tốc.

Ở đây chúng ta nói về định với một ý nghĩa rất đặc biệt. Mỗi khi tâm trụ

trên bất cứ đối tượng nào, dầu không quan trọng, định cũng phát sinh.

Nhưng thường ta chỉ nhìn thấy bức tranh toàn cảnh, chứ không để ý đến

từng chi tiết làm nên cảnh ấy. Thí dụ, khi đọc sách, mắt nhìn vào một chữ

rồi chữ kế tiếp, hay từng câu, rồi câu kế tiếp, sau đó những thông tin này

được chuyển lên não. Chúng ta không đọc từng chữ cái một. Tâm quá

nhanh và khả năng chú tâm quá mãnh liệt đến nỗi chúng ta nhìn được cả

câu hay cả dòng một lúc.

Nếu làm chậm quy trình đó lại, chúng ta có thể ý thức về từng sát na của

định. Mục đích của công phu tu thiền là để duy trì sự tĩnh thức để tâm định

256

nhiên mức độ tĩnh giác này rất khó. Từng sát na tâm quá nhỏ đến nỗi gần

như ta không thể tưởng tượng ra.

Có người xin Đức Phật cho một thí dụ về sát na của tâm. Ngài trả lời rằng

Ngài không thể cho một thí dụ nào. Ngài nói rằng không thể diễn tả được sự

nhanh chóng, thoáng chốc của từng sát na. Tuy nhiên, giả sử có một màng

nhện rất nhỏ, rất mong manh, và bạn muốn mang cây nến đến đốt. Bạn cần

bao lâu để đốt màng nhện đó? Gần như cây đèn vừa được đưa đến gần,

màng nhện đã cháy. Đức Phật dạy rằng trong chỉ một khoảng thời gian ngắn

như thế, hàng ngàn sát na tâm có thể phát khởi, tăng trưởng, rồi qua đi. Với

thí dụ này, Đức Phật muốn diễn tả rằng sự nhanh nhạy của tâm thì gần như

không thể nghĩ bàn.

Mỗi sát na tâm thoáng qua này bao gồm ba sát na còn ngắn ngủi hơn nữa:

giây phút phát khởi, giây phút viên mãn, và giây phút hoại diệt. Ngay sau

giây phút hoại diệt, một sát na tâm khác lại phát khởi, theo cùng một quy

trình như thế. Ba tích tắc sát na ngắn này tạo nên một sát na tâm toàn vẹn.

Tâm định phát sinh với chỉ một số sát na tâm - có thể là một trong cả tỷ sát

na. Tâm định viên mãn có thể nhìn xuyên suốt đến tận mức độ khi mỗi sát

na tâm phát khởi, viên mãn, rồi hoại diệt. Một khi ta đã quán sát trực tiếp

được sự phát khởi và qua đi của từng sát na tâm, chúng ta không còn nghi

ngờ sự thật về tính vô thường của vạn pháp, và chúng ta phải buông xả thôi.

Đó là lý do tại sao chúng ta cần một tâm định viên mãn để có thể nhìn thấy

thực tại rõ ràng để đạt được giác ngộ.

Thiền định viên mãn gồm có một số giai đoạn hay tầng lớp. Đúng ra, có tám

tầng thiền định (bát định) hay jhana mà người chưa giác ngộ có thể đạt

được, và bất cứ tầng thiền định nào cũng có thể được sử dụng để đạt được

giác ngộ. Tuy nhiên để đơn giản hóa, chúng ta sẽ chỉ nói về bốn tầng thiền

định đầu tiên.

Ít nhất phải đạt được tầng thiền định thứ nhất mới có thể phát triển tâm lực

cần thiết để tuệ giác mọi thứ như chúng thật sự là. Với sự chứng đạt được

từng bậc của ba tầng định kế tiếp, ta sẽ dễ dàng nhận ra chân lý hơn. Ở tầng

thứ hai, tâm định được cải thiện hơn do sự vắng mặt của quá trình suy

tưởng. Ở tầng thứ ba mức độ chánh niệm trở nên mãnh liệt hơn, và ở tầng

có thể chuyển vào từng sát na tâm kế tiếp, liên tục không gián đoạn. Tuythứ tư càng nhiều hơn nữa, tâm trở nên hoàn toàn thanh tịnh với sự có mặt

của xả.

Tầng Thiền Thứ Nhất

Để đạt được sơ thiền, tâm phải không còn chướng ngại và thiết lập được

thiện định. Sau đó năm yếu tố tâm thức (thiền chi) phải cùng có mặt: 'tầm",

"tứ", hỷ, lạc và định.

Bất cứ một trong năm thiền chi này có thể phát khởi, đơn độc hay cùng với

nhau, tùy theo những điều kiện khác nhau. Thí dụ, lạc phát khởi khi vắng

mặt sân. Khi hôn trầm qua đi, "tầm" có thể phát sinh. Khi trạo hối không

có mặt, ta có hỷ. Bất cứ khi nào ta có được giây phút của thiện định, hỷ sẽ

phát sinh do sự vắng mặt của năm chướng ngại, và một vài thiền chi khác

cũng có thế xuất hiện.

Thật là một cảm giác tuyệt vời với sự có mặt của một trong năm thiền chi

này. Bạn có thể tưởng rằng mình đang ở cực lạc. Nhưng cảm giác tuyệt vời

này không phải là thiền chứng, ngay cả khi tình cờ các yếu tố này cùng phát

khởi, từng cái một. Phải tuân theo một hệ thống nhất định mới có thể chứng

được sơ thiền.

Phương pháp này bắt đầu bằng thiện định bình thường. Niềm vui bạn tìm

được trong trạng thái này sẽ đưa đến lạc. Hỷ và lạc là hai tình cảm khác

nhau. Hý phát khởi trong sự chờ đón đầy hy vọng về lạc. Lạc phát sinh từ

sự hài lòng là niềm hy vọng của mình đã thành sự thật. Đây là một ẩn dụ có

thể giúp ta phân biệt giữa hỷ và lạc.

Bạn đang đi trên một sa mạc. Không có nước hay bóng cây -chỉ có cát. Bạn

bước tới, mệt mỏi và khát. Bỗng thấy một người đang đi tới tóc tai ướt đầm

nước. Quá vui mừng, bạn hỏi, "Nước ở đâu vậy?"

"Có một ốc đảo ngay phía trên kia."

Bạn tiến về ốc đảo. Đầu tiên khi nhìn thấy nước từ xa, bạn cảm thấy rất

mừng (hỷ). Càng đến gần hơn, niềm vui (hỷ) của bạn tăng trưởng. Rồi bạn

nhảy vào nước. Bạn uống nước. Bạn nhảy nhót dọc theo bờ nước, cảm thấy

thật mát mẻ, sảng khoái. "Ôi thiệt là lạc thú! Lạc chính là đây."

258

Người ta thường đồng hóa lạc (happiness) với sự hưng phấn (excitement).

Thí dụ, ai đó vừa trúng số độc đắc. Người đó sẽ biểu lộ sự phấn khởi bằng

cách la hét, nhảy lên nhảy xuống, ôm nhau, khóc, cười. Người đó nghĩ "Ta

cảm thấy thật (hỷ) lạc!" Nhưng cảm giác đó không phải là lạc thật sự. Đó là

sự phấn khích. Khi an lạc thật sự phát sinh, niềm hưng phấn sẽ biến mất và

bạn cảm thấy thư giãn, bình an.

An lạc thật sự dẫn đến định tĩnh. Khi tâm đã trầm lắng, dĩ nhiên nó trở nên

định tĩnh hơn. Khi tâm định của bạn sâu lắng hơn bạn có thể tiến tới việc rèn

luyện để tâm đạt đến an chỉ định với những bước sau đây:

• Giữ tâm luôn trụ nơi hơi thở hay bất cứ đối tượng thiền quán nào. Không

nên, ở thời điểm này, quay ra quán sát các đối tượng khác khi chúng phát

sinh như là âm thanh hay tư tưởng. Hãy buông bỏ bất cứ thứ gì phát sinh,

và trở lại với hơi thở. Hãy lặp đi lặp lại điều này, cho đến khi tâm không còn

quan tâm đến thứ gì khác và trụ nơi đối tượng thiền quán.

• Dần dần hơi thở hay một đối tượng thiền quán nào khác mà ta đã chọn có

vẻ qua đi và được thay bằng một bản sao của nó. Hình ảnh tâm linh hay

cảm thọ đó - được gọi là "định tướng" (sign of concentration)-, trở thành

một đối tượng thiền quán mới của bạn, và bạn trụ vào đó.

• Khi hình ảnh tâm linh đó cũng qua đi và tâm trú vào chính nó, là bạn đã

đạt được đến tầng thiền định thứ nhất (sơ thiền).

Điều này xảy ra như thế nào? Khi thiện định sâu lắng hơn, tâm dần dần

không còn quan tâm tới gì khác, mà chỉ trụ vào đối tượng thiền quán, như là

hơi thở. Khi ta tiếp tục chú tâm vào đối tượng này, nó trở nên quá vi tế đến

nỗi ta không còn để ý đến nó chút nào. Nhưng ở điểm của sự chú tâm, như

là đầu mũi, sự ghi nhớ về hơi thở hay đối tượng thiền quán khác vẫn tiếp

tục. Sự ghi nhớ này trở nên là một cảm thọ rất dễ chịu được gọi là "định

tướng". Tướng này có thể xuất hiện như là một hình ảnh, ánh sáng, hay như

một sự xúc chạm nhẹ nhàng. Hình ảnh tâm linh này xuất hiện như thế nào

tùy thuộc vào mỗi cá nhân.

Dầu tướng đó hiện ra như thế nào, hãy trụ vào đó. Hãy sử dụng cùng một

tướng mỗi khi bạn thiền quán. Đừng chia sẻ với ai về tướng đó. Tướng củamỗi người đều khác, và ta có thể khiến người khác hoang mang. Lúc bắt đầu

hành thiền, hơi thở vào, hơi thở ra của bạn là đối tượng thiền quán. Giờ bạn

sử dụng tướng kia như là đối tượng thiền quán. Đức Phật đã khuyến khích

đệ tử của Ngài "thực hành, phát triển, và sửa đổi," tướng. (A IV (9) IV.4)

Thực hành để đạt được định tướng nhiều lần, cho đến khi bạn hoàn toàn có

thể kiểm soát nó, để bất cứ khi nào bạn muốn chứng nghiệm nó, thì tướng

đó sẽ xuất hiện và bạn có thể hòa hợp tâm bạn vào đó.

Khi định tướng lần đầu tiên xuất hiện trong lúc ta đang hành thiền, thì nó có

vẻ tĩnh tại. Do đó định có thể phát sinh dựa trên đó. Nhưng khi đặt tất cả sự

chú tâm vào tướng đó, ta bắt đầu thấy rằng tướng đó tự nó thay đổi từng

phút giây. Dần dần, giống như tất cả mọi hiện tượng tùy duyên khác, tướng

tự nó sẽ hoại diệt. Khi tướng cũng biến mất, tâm không còn đối tượng nào

khác ngoài chính nó để trụ vào, vì thế tâm trú định trong chính nó. Vào giây

phút đó, "tầm" xuất hiện một cách ngắn ngủi. Đó là sự bắt đầu của sự nhất

tâm thiện.

Khi tầm được duy trì khoảng vài giây, "tứ" có thể phát khởi. Giờ thì tâm trụ

vững chãi vào đối tượng. Vì tâm không còn lang thang đây đó, một trạng

thái hỷ vi tế hơn xuất hiện, và tiếp ngay sau đó bởi một trạng thái lạc vi tế

hơn. Bốn thiền chi này khởi động thiền định. Giờ năm thiền chi của sơ thiền

-tầm, tứ, hỷ, lạc, và định- cùng vận hành với nhau như một.

Người ta thường hỏi tôi, "Làm sao tôi biết là tôi đã đạt được sơ thiền?" Câu

trả lời rất đơn giản: như chúng ta đã nói trước đó, chỉ khi nào tất cả năm

thiền chi cùng vận hành nhịp nhàng với nhau thì lúc đó ta mới có thể nói

rằng ta đã chứng được tầng thiền thứ nhất hay Jhana. Hãy tưởng tượng rằng

bạn đang tìm kiếm một cầu vòng. Trước khi tìm được cầu vòng, bạn có thể

thấy màu đỏ ở đây, màu xanh đằng kia, hay một màu hỗn hợp. Chúng có

thể là những gam màu đẹp tuyệt vời. Nhưng đó không phải là hiện tượng

của một cầu vòng. Chỉ đến khi đúng lúc ánh sáng mặt trời phản chiếu vào

mây, tạo nên một vòng cung xuất hiện với tất cả các màu sắc xếp đặt theo

một cách mà chúng phải là, thì bạn mới có một cầu vòng. Tương tự, chỉ đến

khi ta có đủ duyên, và tất cả năm thiền chi đều xuất hiện, nếu không ta chưa

chứng được thiền. Một số người có ý nghĩ rằng tâm định phải trống rỗng. Họ tưởng tượng tâm

của thiền giả phải không có cảm giác -giống như một hòn đá. Không có gì

sai sự thật hơn thế. Tâm chứng thiền không ngưng động mà sôi động. Trong

sơ thiền, tâm có được đặc tính mãnh liệt sau đây:

• Xả, một cảm giác cân bằng, không khó chịu mà cũng không dễ chịu.

• Thanh tịnh, không quan tâm với bất cứ điều gì trên thế giới, như là chính

trị hay tình yêu.

• Nhất tâm.

• Các trạng thái tâm của xúc, thọ, tưởng, hành và thức.

• Tinh tấn, quyết định, năng lực và chú tâm.

Tâm định trú trong chính nó tạo ra một nội lực mạnh mẽ. Giống như một

hồ nước xoáy, tạo ra một cột nước mạnh hơn bao giờ hết bằng cách vận

hành trên chính nó. Nội lực mạnh mẽ này được gọi là "định lực". Hãy nghĩ

đến, thí dụ, nguồn năng lượng của thủy điện. Khi một lượng lớn nước chảy

qua một lỗ thoát nhỏ, lực nước bị dồn nén rất mãnh liệt đến nỗi nó có thể

làm chuyển động trục quay để tạo ra đủ năng lượng thắp sáng một thành

phố. Đó là do dòng nước đó không chảy lan tõa đến các đối tượng bên

ngoài, thì năng lượng của nó được tích tụ bên trong. Tương tự, khi tâm

không bị chi phối bởi một đối tượng ở bên ngoài hay bên trong, tâm sẽ thâu

tụ năng lực vào chính nó. Sau đó tâm cũng giống như nước bị đẩy ra một lỗ

thoát nhỏ. Lực định của tâm lớn đến nỗi nó có thể quán sát trực tiếp tính vô

thường ở mức độ cơ bản nhất, chi tiết nhất, vi tế nhất, của thân và tâm. Tâm

chứng thiền là một trạng thái thiện của sự nhất tâm như thế.

Tâm định mãnh liệt này không giống như khi tâm bị "dính" vào đối tượng

thiền quán. Đó sẽ là bám víu, sẽ khiến tâm dao động. Tâm định đó không

phải là tâm hòa hợp với đối tượng; đó là tâm hòa hợp với chính nó. Đối

tượng chỉ được dùng như là một đòn bẩy để vào tâm. Nếu tâm chấp vào

một đối tượng, đó không phải là thiện; đó là tâm định với sự bám víu. Tiếc

261

thay, đó là loại thiền mà một số thiền giả thực hành, nhưng nó không thể

mang đến sự giải thoát.

Lần đầu tiên khi bạn chứng được sơ thiền, bạn sẽ tràn đầy niềm hỷ lạc đến

nỗi các trạng thái tích cực này có vẻ như là một bộ phận không thể tách rời

của thân. Giống như muối hòa tan hoàn toàn vào nước đến nỗi ta không còn

có thể phân biệt muối và nước. Tương tự, khi toàn thân ta tràn đầy hỷ lạc, ta

không thể tách biệt các cảm giác này và cảm giác nơi thân. Cảm giác an tĩnh

thật tuyệt vời đến nỗi bạn muốn ở trong trạng thái định này mãi mãi!

Tầng Thiền Thứ Hai

Sau khi đạt được tầng thiền định thứ nhất (sơ thiền), tôi khuyên bạn không

nên cố gắng đạt được tầng thiền định thứ hai (nhị thiền) ngay lập tức. Đó là

một việc làm khá dại dột, là một tham vọng tâm linh vô ích. Trước khi đạt

được nhị thiền, bạn phải hoàn thiện sơ thiền. Nếu quá nôn nóng thì chắc

rằng bạn sẽ không đạt được nhị thiền mà còn có thể đánh mất khả năng

chứng sơ thiền trở lại.

Đức Phật đã so sánh một thiền giả quá nôn nóng như thế với một con bò khi

vẫn còn chưa quen thuộc với cánh đồng cỏ này, đã đi sang các cánh đồng

khác. Vì thế, con bò dại khờ này bị lạc trong các hang núi, không có đồ ăn,

nước uống và không thể tìm đường trở về nhà. Đây không phải là lúc đi tìm

niềm hưng phấn mới. Đây là lúc phải kiên nhẫn rèn luyện tâm.

Do đó, khi bạn chứng được tầng thiền thứ nhất, bạn cần nhớ lại mình đã

làm gì để đến được đó. Đây là nơi bạn cần đến tâm chánh niệm của mình.

Chánh niệm giúp bạn nhớ lại những bước bạn đã thực hành. Nếu tâm định

ấy xảy ra cho bạn một cách bất ngờ, bạn không nhớ mình đã tu tập, thực

hành như thế nào, thì đó thực sự không phải là thiền chứng. Có thể một vị

thầy nào đó cho là bạn đã chứng được một trong các tầng thiền. Hãy tự

mình thử nghiệm lại điều này. Đừng dễ dãi nghe theo những ý kiến mà

người khác có thể tự do tuyên bố.

Sau khi đã quán xét lại các bước tu tập, sau đó bạn quyết định với tâm

chánh niệm chứng sơ thiền lần nữa, quyết định duy trì trạng thái tâm định

262

này lâu hơn, và quyết định khi nào trạng thái này sẽ chấm dứt. Sau khi đã

lập ra ba quyết định này, bạn sẽ thực hành theo các bước cần thiết để chứng

được sơ thiền nhiều lần.

Khi lặp đi lặp lại quá trình này nhiều lần, ta sẽ không còn quan tâm đến tầm

và tứ nữa. Sự thay đổi này có thể xảy ra trong một hay nhiều thời khóa

thiền. Thí dụ, bạn đã chứng được sơ thiền năm chục lần, mà mỗi lần chứng

thiền bạn lại thấy bớt quan tâm đến tầm và tứ. Rồi, trong lần chứng thiền

thứ năm mươi mốt, bạn hoàn toàn bỏ qua hai yếu tố này, không chú tâm gì

đến chúng vì bạn đã hoàn toàn đánh mất sự hứng thú đối với chúng. Ngay

giây phút điều này xảy ra, hai chi thiền đó biến mất, có nghĩa là bạn đã

chứng tầng thiền thứ hai (nhị thiền).

Trong nhị thiền, không còn có những suy nghĩ khiến tâm bị quấy nhiễu và

cản trở sự nhất tâm. Các thiền chi còn lại là nhất tâm, hỷ và lạc mạnh mẽ

hơn. Hỷ và lạc trong nhị thiền ít hào nhoáng và nhiều vi tế hơn, vì nó không

còn dựa vào việc tâm cảm thấy tự tại vì đã loại trừ được các chướng ngại.

Giờ hỷ và lạc được dựa trên định. Một cảm giác tự tin mới mẻ cũng có mặt

do thành quả mà bạn đã đạt được cho tới giây phút ấy -tự tin vào khả năng

có thể tiến bộ của mình, tự tin vào phương pháp, và tự tin vào giáo lý của

Đức Phật. Định cũng được tăng thêm sức mạnh.Hãy tưởng tượng một hồ

nước mát mẻ do nước từ một mạch suối ngầm trong lòng đất trào lên. Dòng

nước trong lành từ mạch suối hòa lẫn với dòng nước mát lạnh của hồ, làm

nước hồ luôn sạch mà không bị xáo trộn. Tương tự, trong nhị thiền, niềm hỷ

lạc thanh cao do định mang tới tiếp tục dâng trào trong tâm. Tâm được tưới

tẩm và thân hoàn toàn ngập tràn trong hỷ lạc.

Tầng Thiền Thứ Ba

Sử dụng cùng một quy trình như trên, hành giả tái lập tầng thiền định thứ

hai nhiều lần. Lần đầu tiên khi đạt được nhị thiền, niềm hoan hỷ mà ta cảm

nhận được thật tuyệt vời và mới mẻ. Tuy nhiên sự lặp đi lặp lại khiến niềm

vui trở thành đơn điệu. Dần dần, ta bắt đầu lơ là với nó. Vì thế chi thiền hỷ

cũng dần qua đi. Ngay giây phút hỷ rời khỏi tâm ta, ta chứng tam thiền. Xả và định trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này khiến tâm chánh niệm của ta trở

nên vững chãi, mạnh mẽ hơn. Tâm ta tràn ngập lạc ở một mức độ sâu xa và

vi tế hơn. Thí dụ hãy nghĩ đến một hồ đầy hoa lục bình nở trong nước.

Những bông hoa này sinh ra trong nước, sống dưới nước và được nuôi

dưỡng bởi độ sâu của nước. Chúng hoàn toàn thấm đẫm nước, bên trong

cũng như bên ngoài, mọi tế bào của chúng chứa đầy nước. Tương tự, ở tầng

thiền thứ ba, thân ta hoàn toàn thấm đẫm và tràn ngập lạc. Trong nhị thiền,

phần nào có sự hoạt động, sự phấn khích, giống như sự di chuyển của dòng

nước suối tươi mát đổ vào hồ. Nhưng ở tầng thứ ba này, ta không cảm thấy

có nhu cầu phải được tưới tẩm bởi lạc đến từ bên ngoài. Tâm lạc vi tế có đặc

tính của tĩnh lặng vì lạc đã hoàn toàn tràn ngập thân tâm.

Tầng Thiền Thứ Tư

Giống như các lần trước, hành giả lập lại tầng thiền định thứ ba nhiều lần,

cho đến khi hành giả cũng không còn quan tâm đến lạc nữa. Khi lạc đã qua

đi, tâm chánh niệm trở nên càng trong sáng hơn do sự có mặt của xả -cảm

giác không khổ cũng không lạc của một sự cân bằng tình cảm hoàn hảo.

Hành giả sẽ nhận thấy rằng chánh niệm và xả còn thanh tịnh hơn là lạc. Và

khi đã hoàn toàn buông bỏ lạc, hành giả bước vào tầng thiền định thứ tư (tứ

thiền), nơi chánh niệm được thanh lọc bởi năng lực của xả. Ta nhớ lại rằng

trong tam thiền cũng có mặt của xả, nhưng vì ta chưa buông bỏ được lạc,

nên xả chưa đủ mạnh để thanh lọc chánh niệm.

Ở tầng thiền định thứ tư (tứ thiền), tâm hoàn toàn lắng đọng, an định và

vững chãi. Vì tất cả các trạng thái tâm tiêu cực đã được chế ngự, tâm không

còn bị lay động. Tâm trong sáng, rõ ràng bao phủ toàn thân ta như một tấm

vải trắng, sạch, mềm mại quấn quanh thân. Tấm vải sạch ấy mềm mại đến

độ ta gần như không cảm nhận được nó; nhưng nó che chở ta khỏi nóng,

lạnh, gió, côn trùng. Tương tự khi tâm trong sạch, rõ ràng, thì không có gì

có thể khiến nó trở nên bám víu hay sân hận. Tâm duy trì được trạng thái

xả ly. Ngay nếu như thân có bị côn trùng cắn rứt, bị nóng, hay bị lạnh, tâm

vần không bị ảnh hưởng. Ngay cả khi có ai đó kéo áo ta, bắt chuyện, tâm

vẫn không quan tâm đến sự phá rối này, vẫn giữ được định và không lay

động.

264

Vào thời điểm này, hành giả đã biết được sức mạnh thực sự của định. Tâm

đã được củng cố, trở nên trong sạch, rỡ ràng, thoát khỏi chướng ngại và

vững chãi. Tâm nhu nhuyến nhưng bình tĩnh, mạnh mẽ và sắc bén trong

nhiệm vụ quan trọng nhất của nó. Khi hành giả chú tâm định đó vào một

đối tượng, hành giả sẽ nhín thấy nó như nó thực là. Nói một cách khác, tâm

an định viên mãn đó có thể nhìn xuyên suốt vào bản chất thực sự của thực

tại.

____________________

Bốn tầng thiền định quá tuyệt vời đến nỗi ta có thể muốn đắm chìm trong

đó để tận hưởng an lạc, mà không màng đến việc hướng tâm đến tuệ giác.

Tuy nhiên, nếu hành giả chỉ lo 'an lạc' mà không phát triển các phương cách

để sử dụng tâm định, thì hành giả đã hạn chế sức mạnh của định. Tâm định

của hành giả vẫn là thiện, và không có gì sai trái với điều đó. Nhưng nếu

hành giả không sử dụng tốt tâm định của mình thì cũng giống như được

tặng một con ngựa đua nhanh nhất thế giới đã được huấn luyện chu toàn,

mà chỉ dùng nó để đi dạo quanh khu phố. Tâm thiền chứng cũng là một

công cụ quá quý giá, không nên uổng phí. Nếu trong định, hành giả sử

dụng chánh niệm để quán sát thực tại, định lực ấy có thể giúp hành giả đạt

được giải thoát.

Chánh Niệm Về Chánh Định

Có ba thái độ tốt nhất khi hành thiền. Đầu tiên là bắt đầu thời thiền bằng nỗ

lực để chứng thiền. Một khi đã đạt được điều đó, hành giả sử dụng định để

hành minh sát. Đó là hành giả sử dụng định để quán sát về tính vô thường,

khổ và vô ngã (tam tướng) của sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

Phương cách thứ hai là bắt đầu thời khóa thiền với minh sát quán. Khi hành

giả hành thiền minh sát thì bất cứ khi nào một đối tượng phát khởi, hành giả

sẽ quán sát cho đến khi nó qua đi, quán sát tính vô thường, khổ và vô ngã

của nó. Sau đó hành giả thư giãn rồi trở về với đối tượng thiền quán ban

đầu, như là hơi thở. Mỗi lần trở về với hơi thở, thì tâm lắng sâu hơn. Nếu

chướng ngại có sinh khởi, hành giả chế ngự nó, điều đó cũng giúp tâm lắng

sâu. Khi tâm loạn động dần yên tĩnh, hành giả sẽ không còn quan tâm đếnnhững đối tượng mà trước đây vẫn lôi kéo tâm chạy theo chúng. Các đối

tượng này nhẹ nhàng qua đi trong tâm thức. Dần dần tướng định xuất hiện,

theo sau bởi tầm và tứ, rồi cuối cùng định xuất hiện theo như đã diễn tả ở

trên. Trong trạng thái định đó, hành giả tiếp tục minh sát, quán sát tính vô

thường, khổ và vô ngã của sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

Phương cách thứ ba là bắt đầu hoặc bằng thiền minh sát hoặc nỗ lực đạt

định, và chuyển qua, chuyển lại giữa hai cách này. Thí dụ, ta bắt đầu bằng

cách chú tâm vào hơi thở, không quan tâm đến các đối tượng khác trong nỗ

lực đạt định. Nếu không thành công, tâm trở nên bực bội, và ta sử dụng

thiền minh sát để quán sát những chuyển đổi trong cảm xúc bực bội. Khi

cảm giác này qua đi, ta xét xem có chướng ngại nào khác xuất hiện. Khi tâm

đã vừng chãi, ta trở về quán sát hơi thở sâu lắng hơn, không quan tâm đến

các đối tượng nếu chúng phát khởi, và lại nỗ lực để đạt định. Do đó trong

phương cách thứ ba này, sự chú tâm và chánh niệm kết hợp nhuần nhuyễn

với nhau để dần mang đến định sâu lắng và khiến tuệ giác thêm sắc bén.

Rồi có một ngày, khi tuệ giác hầu như đã hoàn thiện khả năng thấy biết, và

định gần như đã viên mãn, cả hai sẽ hòa nhập.

Do đó dầu bạn hành thiền bằng phương cách nào, niệm và định, được sử

dụng một cách thiện xảo, rồi cũng hòa hợp, vận hành cùng nhau. Nếu khi

ngồi xuống chiếu thiền, bạn thấy rằng các chướng ngại có thể dễ dàng được

điều phục và tâm không tán loạn, thì bắt đầu bằng thiền chỉ tốt hơn. Trái

lại, nếu tâm loạn động, không thể bắt nó yên ngay lúc đầu, thì bạn không

nên cố gắng phát triển định mà nên bắt đầu bằng thiền minh sát. Hay

chuyển đổi hai phương cách này qua lại. Bắt đầu bằng phương cách nào tùy

thuộc vào trạng thái tâm của bạn lúc đó.

Dầu bạn bắt đầu bằng phương cách nào, một khi niệm và định đã kết hợp

với nhau, bạn cần sử dụng chúng để diệt trừ ba kiết sử đầu tiên. Đã biết

được mọi vật đều không có tự ngã, bạn không còn tin vào một cái ngã

thường hằng, bất biến. Bạn sẽ thấy giới cấm thủ thật vô nghĩa lý. Nhận

chân được Tứ Diệu Đế rõ ràng hơn bao giờ hết và không còn nghi ngờ gì vế

con đường đến giác ngộ của Đức Phật.

265

Hãy sử dụng tâm định giống như tia laser để đốt cháy một vật cứng. Để

nhắm tia laser chính xác, bạn phải dùng đến mắt nhìn. Nếu chỉ lo nhìn

266

quanh quất, bạn không thể nhắm chính xác, cuối cùng thì vật không cần đốt

bị đốt, hoặc là không có gì bị đốt cả. Và dĩ nhiên là nếu bạn không bật nút

laser lên, thì dầu bạn có ngồi cả ngày cũng không đốt được vật gì!

Trong ẩn dụ này, đôi mắt giống như tuệ giác. Tia laser là tâm định. Tuệ và

định vận hành cùng nhau. Không có tuệ, thì tia sáng của định cũng sẽ

vương vải, hoặc nhắm sai đối tượng. Không có tia sáng của định, thì con

mắt tuệ dầu có nhìn thấy đối tượng cũng không thể đốt cháy nó được.

Chúng ta muốn đốt cái gì? Uế nhiễm. Tâm bất thiện. Chúng ta cần phải

nhìn thấy chúng bằng con mắt tuệ và hủy diệt chúng bằng tâm định.

Như thế, một khi bạn đã đạt được chánh định, bạn sẽ nhắm vào đối tượng

nào? Bạn nhắm nhất tâm thiện vào sự biến đổi không dừng của các thành

phần cấu tạo nên thân và tâm: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Bạn chú tâm

đến tính vô thường, khổ và vô ngã của các thành phần này. Khi bạn chú

tâm đến một trong các thành phần này, bạn nhận ra rằng tất cả đều biến

đổi. Bạn thấy được sự liên hệ giữa vô thường và khổ do sự bám víu của bạn

vào các dục lạc chóng qua.

Nhận ra được tính vô thường, khổ và vô ngã của sắc, thọ, tưởng, hành và

thức là nhiệm vụ chính yếu của thiền minh sát. Khi nhiệm vụ đó hoàn

thành, bạn sẽ được giải thoát khỏi việc bám víu vào các uẩn hợp thành thân

và tâm. Không còn gì để bám víu vào, bạn được giải thoát.

Khi các thiền giả vun trồng đủ định và niệm. Họ có thể lần trở lại trong tâm

những hình ảnh của các sự kiện, thời gian, suy nghĩ, và hành động trong

quá khứ cho đến khi họ nhận ra được sự kết nối giữa dòng chảy không

dừng dứt trong hiện tại và các sự kiện, suy nghĩ, và hành động trong quá

khứ. Sợi dây nối kết này là tham ái và vô minh. Họ tự nhận ra sự liên hệ

giữa vô thường, lòng tham ái đối với vật chất vô thường, và khổ. Tuệ giác

thậm sâu của vị thiền giả cũng nhận biết được tất cả mọi tiêu cực trong mọi

khía cạnh và chúng phát sinh thế nào và tại sao. Tuệ giác nhận thức được

rằng tất cả mọi tiêu cực đều đến từ sự bám víu; và sự bám víu này có thể

chấm dứt, bằng cách chấm dứt chính tâm tham của mình.

Qua tuệ kiến này, thiền giả hiểu biết bằng kinh nghiệm trực tiếp nơi bản

thân rằng mọi thứ đều vô thường, rằng bám víu vào bất cứ thứ gì vô thường

đều mang đến khổ, và rằng tất cả vạn pháp hiện hữu đều không có một bản

thể thường hằng. Hiểu được như thế là chúng ta thấy được cánh cửa đi vào

giác ngộ.

Ứng Dụng Tâm Định

Vào đêm giác ngộ, Đức Phật phát triển thiền định mạnh mẽ không phải để

rồi thôi mà Ngài mang nó ra ứng dụng. Trong một sát na mãnh liệt, đầy uy

lực, ba chứng ngộ về vô thường, khổ, và vô ngã, tất cả đã cùng bùng vỡ và

Đức Phật đã đạt được mục đích của mình.

Mang sự chứng thiền ra để sử dụng là chìa khóa. Alarakarama và Uddaka

Ramaputta, hai vị thầy trước kia của thái tử Sidhattha Gotama (Đức Phật

trước khi Ngài giác ngộ), đã đạt được định. Tuy nhiên họ đã không tự rèn

luyện để hướng sự chú tâm của họ vào sắc, thọ, tưởng, hành, và thức để có

thể nhìn thấy được bản chất thực sự của chúng. Thay vào đó họ trở nên bám

víu vào sự an lạc của định và nghĩ rằng cảm giác an lạc đó là giác ngộ.

Thái tử Siddhattha Gotama bảo rằng các vị thầy trước đó của Ngài, giống

như Ngài, cũng có lòng tin, tinh tấn, chánh niệm, định, và tuệ. Giống như

Ngài, tuệ giác đã giúp họ hiểu được sự nguy hiểm của các chướng ngại, và

sự cần thiết phải chế ngự chúng. Nhưng không giống như thái tử

Siddhattha Gotama, các vị thầy này không biết rằng họ chỉ sử dụng tâm

định để đè nén chướng ngại, không phải để hủy diệt chúng. Họ không

khám phá ra các kiết sử tiềm ẩn -nguồn lực trói buộc chúng sanh vào vòng

sinh tử không dừng dứt. Chỉ riêng thái tử Siddhattha Gotama đã sử dụng

thiền định của mình để thấy rõ ràng rằng các chướng ngại và kiết sử trói

buộc chúng ta như thế nào.

Đức Phật đã đạt được sự hiểu biết gì? Như chúng ta đã biết, năm chướng

ngại - tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối, và nghi- cản trở thiền giả

được chứng thiền. Do đó, lúc tu tập để phát triển định, thiền giả cố gắng gạt

chúng qua một bên. Tuy nhiên các kiết sử, mà từ đó các chướng ngại nẩy

sinh, tiếp tục hiện hữu trong tiềm thức của ta. Mười kiết sử là: tin rằng có

một cái ngã hay linh hồn thường hằng (thân kiến), nghi, tin vào sự hữu hiệu

của các nghi lễ (giới cấm thủ), tham, sân, ước muốn được tái sinh trong cõi

sắc giới, ước muốn được tái sinh trong cõi vô sắc giới, ngã mạn, trạo hối và

vô minh. Những huân tập bất thiện của tâm vẫn ngủ yên đó trong lúc ta tọathiền. Vì các kiết sử tiềm ẩn này vẫn ngủ ngầm trong tâm thức, khi ta xả

thiền, các chướng ngại trở lại. Lúc ta muốn chứng đạt trở lại một tầng thiền

định, ta lại phải gạt các chướng ngại qua một bên, do đó dầu ta rèn luyện

tâm, ta cũng gạt bỏ được các chướng ngại dễ dàng hơn.

Giống như khi chúng ta quét bụi trên mặt sàn bằng đất. Mặc dầu ta vừa quét

xong, không lâu sau, bụi lại xuất hiện. Mặt sàn tiếp tục nứt, tường nứt, thế là

ta lại có một đống bụi. Để thoát khỏi bụi ta có thể quét cả nhà, vẫy nước trên

mặt sàn, hay đổ vài thùng nước để biến mặt đất thành bùn. Tuy nhiên, rồi

bụi cũng sẽ trở lại. Nhưng nếu ta đào sâu xuống tận lớp đá, đổ bỏ tất cả cát

bụi, rồi đổ cement vào đó thì bụi đất không còn là một vấn đề. Đào tất cả cát

đất lên thì giống như thiền minh sát chế ngự các chướng ngại và kiết sử. Đổ

cement tượng trưng cho việc bước vào giác ngộ -khiến cho tâm được cứng

rắn, không thể lay chuyển bởi những cám dỗ thế gian. Một khi đã làm được

điều đó, không có gì có thể lay chuyển tâm ta.

Các vị thầy của thái tử Siddhattha Gotama, Alarakarama và Uddaka

Ramaputta, cũng có trí tuệ. Họ biết được sự nguy hiểm của dục lạc và ích lợi

của thiền định, vì thế họ tạm thời xua đuổi được tất cả mọi chướng ngại và

được chứng thiền. Tuy nhiên, các chứng ngộ này không đủ để giải thoát họ

ra khỏi những kiết sử trói buộc họ với luân hồi sinh tử không dừng dứt. Chỉ

thuần có định không thể hủy diệt các kiết sử. Để có thể hủy diệt chúng, ta

phải kết hợp định, niệm và sự chú tâm. Nếu không, ta sẽ bám víu niềm hỷ

lạc của định, giống như các vị thầy của thái tử Siddhattha Gotama, và không

đi đến đâu cả.

Tuệ giác của Đức Phật rất đặc biệt. Với tuệ giác này Ngài không những thấy

được sự nguy hiểm của dục lạc, ích lợi của thiền định, mà Ngài còn sử dụng

tuệ giác này để vượt xa hơn thiền định. Ngài sử dụng trí tuệ của mình để

khám phá rằng các chướng ngại mà Ngài đã chuyển hóa được trong trạng

thái định chỉ là dấu hiệu của một vấn đề sâu xa hơn, mạnh mẽ hơn: các kiết

sử. Ngài thấy các kiết sử đã quấy nhiễu tâm như thế nào, tạo các ảo tưởng

về thực tại, đưa đến cảm giác khổ về ngã. Với tâm chánh niệm thanh tịnh

269

Đừng Tự Lừa Dối Mình!

Khi chúng ta cố gắng đem giáo lý của Đức Phật ra thực hành, chúng ta phải

cẩn thận đừng tự lừa dối mình. Một số người bảo rằng khi họ vào sâu trong

định, họ không cảm thấy gì, không nghe gì hay không có bất cứ suy nghĩ

nào. Họ nói rằng họ chìm sâu trong định đến nỗi họ không còn nhớ tới thời

gian đã qua. Ở các khóa tu thiền do chúng tôi tổ chức, tôi đã được gặp các vị

ấy lắc lư giống như những thân cây mong manh trước gió. Sự bất thình lình

rơi vào trạng thái vô thức không được gọi là định. Nó được gọi là ngủ! Một

số vị còn ngáy nữa. Ngay khi chúng tôi đánh chuông để chấm dứt thời khóa

thiền, thì các vị thiền giả này ra khỏi "định sâu xa" của họ và nói, "Tôi đã có

một buổi tọa thiền tuyệt vời. Hôm nay tôi đã có thể đạt được tầng thiền thứ

tư."

Đừng tự lừa dối mình! Đó chỉ là một ảo tưởng. Nếu thiền giả thực sự đạt

được bất cứ tầng thiền định nào, thì hôn trầm buồn ngủ biến mất, tâm sẽ có

tất cả những tính chất tích cực như đã được nhắc tới ở trên. Thiền định chỉ

có thể đạt được với chủ tâm. Ta sẽ thấy biết rõ ràng các bước mà ta đã trải

qua để đạt được thiền chứng. Do đó ta có thể lặp lại các bước đó sau này khi

ta muốn. Thiền định xuất hiện qua nhiều giai đoạn, và chỉ khi tâm định đó

kết hợp với chánh niệm mới có thể giúp ta tiến trên con đường đến giác ngộ.

Ngoài ra, cũng đừng tự dối gạt mình với suy nghĩ rằng định cũng giống như

là giác ngộ. Sự giác ngộ không quá dễ dàng và nhanh chóng như thế. Hành

giả phải trải qua các quá trình chế ngự các chướng ngại, phải đạt được định

và kết hợp tâm định tĩnh đó với tuệ để hủy diệt các chướng ngại và kiết sử.

Không cần biết bạn đã ngồi thiền bao lâu - ngay cả khi bạn ở trong tầng

thiền cao cả nhất - mà không hủy diệt được các kiết sử thì bạn cũng không

thể đạt được giác ngộ, dù chỉ là giai đoạn đầu của giác ngộ.

Cuối cùng, đừng tự lừa dối mình với suy nghĩ rằng chỉ có tâm chánh niệm

thôi cũng đủ để đưa ta đến giác ngộ. Chúng ta không thể nói, "Ta không

quan tâm đến định hay giới. Tôi chỉ cần thực hành chánh niệm." Không thể

tách chánh niệm ra khỏi các bước khác trên đạo lộ. Những người không

thực hành các bước khác trong Bát Chánh Đạo thường nhận ra là họ khôngthể tận diệt được tham, sân, si, do đó không thành công trong sự thực hành

chánh niệm của họ.

Hãy Kiên Nhẫn

Những người cố gắng đạt được an chỉ định để giúp họ thực hành thiền

minh sát đôi khi lo lắng rằng họ không thể làm được điều đó. Đừng nản

chí! Đôi khi phải mất hàng năm mới có thể đạt được định. Nếu hành thiền

với sự dẫn dắt của chánh niệm, thì hành giả sẽ cảm thấy tự tại dầu hành giả

có chứng thiền hay không. Đừng cố gắng để cố tạo ra định. Mỗi khi ta hành

thiền, là ta tiến gần đến định hơn. Phải mất bao lâu tùy theo ta có hành

thiền thường xuyên không và ta thực hành các ngành khác của Bát Chánh

Đạo như thế nào.

Có ngày bạn chú tâm tốt, và có ngày thì chánh niệm tốt hơn. Nếu bạn đã

từng đạt được định trong quá khứ nhưng không hành thiền mỗi ngày và

không thực sự làm chủ được tâm định đó, thì khi cố gắng chứng thiền trở

lại, bạn có thể gặp khó khăn. Tệ hơn nữa, nếu bạn để các chướng ngại tưởng

đã ngủ yên, hoạt động trở lại, hoặc bạn đã làm điều bất thiện, thì việc đó

gần như bất khả thi. Vào những ngày khi việc chú tâm hành thiền có khó

khăn, bạn chỉ cần chánh niệm đến tâm đang hoạt động của mình chứ đừng

tỏ ra quá lo lắng hay nói lên rằng bạn không thể hành thiền. Sự quán sát

một cách đầy chánh niệm những gì đang xảy ra làm tăng thêm sự sắc bén

của minh trí sâu sắc của bạn đối với thực tại mà bạn đang trải nghiệm. Khi

nào bạn còn tiếp tục thực hành tất cả các bước trên đạo lộ (Bát Chánh Đạo)

và tiếp tục cố gắng -mà không cố chấp- để đạt được định, thì bạn có thể tin

rằng Chánh định sẽ dần xuất hiện, và bằng cách sử dụng công cụ đa năng

này, bạn sẽ đạt được hạnh phúc tuyệt đối.

Tóm Lược Về Chánh Định

Những điểm chánh yếu để đạt được hạnh phúc qua Chánh Định là:

• Chánh định có ba đặc tính: thiện, nhất tâm, và nó vận hành với chánh

niệm.

271

• Đức Phật đã truyền dạy cho chúng ta một phương pháp tu tập dần dần,

từng bước, để đạt được chánh định.

• Thiện định là loại định giải thoát ta khỏi tham, sân, si. Không còn có năm

chướng ngại.

• Để phát triển được chánh định, trước hết phải thực hành thiện định bằng

cách chế ngự các chướng ngại. Chú tâm vào hơi thở hay các đối tượng thiền

quán đã chọn khác và không để tâm đến các đối tượng vừa mới phát sinh.

• Sau khi bạn đã thực hành thiện định một thời gian, hơi thở của bạn trở

nên rất vi tế, gần như là biến mất. Sự ghi nhớ về hơi thở ở nơi ta đặt chú

tâm, như là ở chóp mũi, sẽ được chuyển sang một cảm giác dễ chịu gọi là

"định tướng" (sign of concentration).

• "Nhất tâm" ám chỉ tâm trụ vào chính nó sau khi định tướng đã biến mất.

Nhất tâm là một yếu tố của thiền định hay jhana.

• Tầng thiền định thứ nhất (sơ thiền) được đánh dấu bằng tầm, tứ, hỷ, lạc,

và định vận hành với nhau.

• Ít nhất phải đạt được sơ thiền thì mới đạt được giác ngộ.

• Một khi bạn đã biết cách để đạt được sơ thiền, hãy quyết tâm để đạt được

thiền chứng này lần nữa, quyết định xem bạn sẽ ở trong tầng thiền này

trong bao lâu, và khi nào bạn muốn xuất định.

• Thực hành đạt được sơ thiền nhiều lần cho đến khi bạn hoàn toàn làm chủ

nó.

• Nhị thiền (tầng thiền định thứ hai) phát khởi khi bạn đã đạt được sơ thiền

quá nhiều lần đến nỗi bạn không còn quan tâm đến tầm và tứ nữa, khiến

cho các chi thiền này biến mất.

• Tam thiền (tầng thiền định thứ ba) xuất hiện khi sự lặp lại thường xuyên

của nhị thiền khiến tâm không còn quan tâm đến hỷ. Khi hỷ qua đi, lạc trở

nên vi tế, lắng đọng và xả niệm trở nên rõ ràng hơn.

• Tứ thiền (tầng thiền thứ tư) phát khởi khi bạn không còn quan tâm đến lạc

và tâm niệm của bạn trở nên thanh tịnh bằng sự buông xả sâu lắng.

• Trong trạng thái định, tâm đầy ấp các tính chất thiện, mạnh mẽ, quyết liệt, • Thiền định tạo ra chất lượng và sức mạnh cần thiết để thực hành thiền

minh sát.

• Không cần biết bạn đã ở trong tầng định mạnh mẽ nhất trong bao lâu,

nhưng nếu chỉ có thế, sẽ không mang đến giác ngộ cho bạn. Để đạt được

giác ngộ, bạn phải hủy diệt được các kiết sử.

• Bạn có thể bắt đầu một thời khóa tọa thiền bằng phương pháp thiền chỉ,

vun trồng an chỉ định hay bằng sự thực hành chánh niệm, tùy thuộc vào sự

ổn định của tâm bạn ngày đó. Hay bạn có thể chuyển qua chuyển lại giữa

hai phương pháp này.

• Không cần biết bạn đã bắt đầu một thời khóa thiền như thế nào, định và

niệm phải đi với nhau để tạo thành một trí tuệ viên mãn.

• Bạn cần có một tri giác sắc bén để nhận ra được tính vô thường, khổ và vô

ngã của tất cả mọi hiện hữu. Tuệ giác cho phép ta thấy được vai trò của

tham trong việc mang đến khổ, để ta có thể buông bỏ nó.

• Chỉ có định hay chỉ có niệm không thể đưa ta đến giác ngộ. Giác ngộ chỉ

có thể xảy ra khi định kết hợp với niệm để hủy diệt các kiết sử qua tuệ giác.

• Có thể chỉ cần vài ngày hay rất nhiều năm mới đạt được thiền định. Đừng

nản chí nếu nó chậm đến và cũng đừng cố gắng để áp đặt nó.

không trơ ra như đá hay giống như ai đó đang ngủ. LỜI KẾT

Lời Hứa Khả Của Đức Phật

Sự phân chia con đường đạo của Đức Phật ra tám bước không có nghĩa là ta

phải bước từng bậc. Không cần phải làm chủ được bước này trước khi tiến

đến bước khác. Đạo lộ đó giống như một vòng xoắn ốc. Khi đã bắt đầu bước

trên đường, là bạn đã có một số hiểu biết về tất cả tám bước. Khi bạn tiếp tục

thực hành, các bước này ngày càng trở nên rõ ràng hơn trong tâm bạn, và

bạn có thể tiến lên giai đoạn kế tiếp.

Tuy nhiên, có một số phương cách có thể giúp ta nghĩ về đạo lộ đó như là

một tổng thể. Rõ ràng là tham, sân, và si, là ba pháp bất thiện độc hại nhất

và là nguồn gốc của tất cả mọi khổ đau. Đối nghịch với chúng là ba ngành

quan trọng nhất của đạo lộ: Chánh Kiến về giáo lý của Đức Phật; Chánh

Tinh Tấn để chế ngự tham, sân, si; và sự thực hành Chánh Niệm như là

phương tiện để chế ngự các pháp bất thiện này. Ba ngành này -Chánh Kiến,

Chánh tinh tấn và Chánh niệm- hỗ trợ lẫn nhau, vận hành cùng nhau để

giúp ta tiến bước trên đạo lộ.

Muốn thấu hiểu được giáo lý của Đức Phật, hành giả cần có nhiều nỗ lực.

Chắc chắn sẽ dễ dàng hơn nếu ta không phải cố gắng, không cần thay đổi,

cứ sống dễ dãi và tiếp tục suy nghĩ, hành động theo như các thói quen mà ta

đã huân tập. Tuy nhiên Đức Phật đã dạy rằng một khi chúng sanh không

nhận biết chân lý, họ sẽ nghĩ rằng họ không có vấn đề gì hoặc vấn đề của họ

không thể giải quyết được.

Tuy nhiên, nếu bạn có nỗ lực, bạn sẽ hiểu nhiều hơn. Chánh niệm có thể hỗ

trợ bạn. Thật ra, nếu không có chánh niệm, bạn sẽ không bao giờ hiểu gì hết!

Bạn có thể nỗ lực; bạn có thể tranh đấu; nhưng nếu không có chánh niệm,

bạn sẽ không bao giờ tiến bộ trong sự hiểu biết của mình. Với chánh niệm,

bạn có thể nhận biết chân lý về khổ, nguồn gốc của nó, sự tận diệt của nó và

con đường dẫn đến sự tận diệt đó. Hơn thế nữa khi thực hành chánh niệm,

bạn sẽ nỗ lực để giải thoát tâm khỏi tham, sân, và si. Do đó thực hành chánh

274

niệm đòi hỏi phải có nỗ lực, và sự kết hợp của chánh niệm và nỗ lực giải

thoát tâm khỏi tà kiến.

Các chi ngành khác trong Bát Chánh Đạo cũng dựa trên ba yếu tố này.

Chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng và chánh định chỉ có

thể được vun trồng với sự hỗ trợ của chánh kiến, chánh tinh tấn và chánh

niệm. Không có chánh kiến, bạn sẽ không thể hiểu tại sao việc tu tập để

chuyển hóa cuộc đời bạn là quan trọng. Không có chánh tinh tấn, bạn sẽ

không thể nào tiến đến mục đích chuyển đổi tích cực. Và chánh niệm là công

cụ hoàn hảo bậc nhất của ý thức và chú tâm để giúp bạn chế ngự tâm bất

thiện, và phấn đấu đến giải thoát.

Một cái nhìn khác về cách mà tám bước của Bát Chánh Đạo vận hành với

nhau như thế nào là chia chúng thành ba nhóm: giới, định, và tuệ. Mỗi

nhóm thúc đẩy bạn tiến đến việc thực hành nhóm kế tiếp tới và tiến đến sự

thông suốt hơn về Bát Chánh Đạo như là một tổng thể. Làm thế nào để

được như thế?

Nhóm đầu tiên bắt đầu với một số hiểu biết nào đó. Thí dụ, ta hiểu rằng

tham khiến ta thất vọng như thế nào, vì thế ta bắt đầu thực tập xả. Ta cũng

hiểu sân hận mang đến đau khổ cho ta và người khác như thế nào, vì thế ta

quyết định thực hành thương yêu và bi mẫn. Ba tư duy này - xả, tình

thương, và lòng bi mẫn- là chánh tư duy. Muốn vun trồng những tư duy

tích cực này, ta phải có trí tuệ. Trí tuệ này phát xuất từ chánh kiến. Do đó,

chánh kiến và chánh tư duy kết hợp với nhau như là một khía cạnh trí tuệ

của Bát Chánh Đạo.

Nhóm thứ hai phát sinh từ nhóm thứ nhất. Khi quán sát cuộc đời mình với

con mắt trí tuệ, ta sẽ thấy hạnh phúc và an bình biết bao khi ta biết suy nghĩ

và hành động thiện. Trí tuệ cũng giúp ta hiểu rằng những đau khổ mà ta

phải hứng chịu là do tham ái, bám víu mà ra, và rằng khi ta hủy diệt được

những nguyên nhân này thì khổ sẽ chấm dứt. Sự hiểu biết này thúc đẩy ta

sửa đổi hành động của mình. Vì ta thấy rằng nói dối, nói lời ác độc, nói lời

thô tục và nói xấu đem lại đau khổ, ta tránh các loại ác ngữ và quyết định

chỉ nói những lời lễ phép và đầy ý nghĩa. Vì ta thấy rằng đau đớn và thương

tâm là do các hành động giết, trộm cắp, sử dụng các chất gây mê, và tà dâm,

ta tránh những hành động tiêu cực này. Thay vào đó, ta tôn trọng sự sống

275

của những chúng sinh khác và cố gắng để cứu họ; ta tôn trọng tài sản của

người khác; ta tránh sử dụng những chất gây mê và không quan hệ tình dục

bừa bãi. Vì ta hiểu có những khổ đau, tai họa gây ra do các phương tiện

kiếm sống không lành mạnh, ta cố gắng kiếm sống một cách lương thiện để

hỗ trợ cho sự tu tập tâm linh của mình. Những sự thay đổi bên ngoài do ảnh

hưởng của chánh ngữ, chánh nghiệp, và chánh mạng được nhóm lại với

nhau như là một khía cạnh đạo đức (giới) của đạo lộ.

Nhóm thứ ba dựa trên sự hiểu biết rằng nếu chỉ có những sự thay đổi bên

ngoài thôi, ta sẽ không thể chấm dứt được khổ. Ta cũng biết rằng hành

động bắt đầu bằng ý nghĩ và những ý nghĩ bất thiện tự chúng sẽ đem đến

cho ta rất nhiều khổ đau. Do đó ta cố gắng để rèn luyện, kỷ luật tâm. Khi

bắt đầu quán sát tâm mình, ta thấy rằng dầu ta có ý hướng thiện, nhưng các

bất thiện pháp như tham, sân, si, và nghi vẫn khởi lên trong tâm thức ta. Ta

cũng nhìn thấy xa hơn nữa rằng phương cách duy nhất để chống lại các cạm

bẫy của tâm là áp dụng sự tinh tấn miên mật và thành khẩn để tránh các

thói quen suy nghĩ tiêu cực, để chế ngự chúng khi chúng phát khởi, và để

gieo trồng, duy trì các thiện pháp. Hơn thế nữa, ta thấy rằng chánh niệm rất

cần thiết cho sự chuyển hóa tích cực, ở ngoại tại cũng như nội tâm. Nếu

không có định, ta khó phát triển được tâm chánh niệm, vì chính định giúp ta

nhìn thấy sự việc như chúng thật sự là. Ba yếu tố này - chánh tinh tấn,

chánh niệm, và chánh định - kết hợp lại với nhau như là khía cạnh định Bát

Chánh Đạo.

Vì thế, hết lần này tới lần khác, chúng ta luôn thực hành tám bước của con

đường đạo này. Với mỗi lần thực hành, lòng tham, sân, và si của ta lại giảm

bớt. Với mỗi lần thực hành, sự hiểu biết của ta về sự thật của khổ, nguyên

do của khổ và cách để tận diệt khổ sẽ thâm sâu hơn. Không cần biết lúc bắt

đầu, trình độ hiểu biết của bạn ra sao, kết quả của con đường đạo vẫn không

khác - chấm dứt khổ đau, và cuối cùng, là mức độ cao nhất của hạnh phúc

và bình an.

Giác Ngộ

Nhiều người không tin có giác ngộ. Trên các diễn đàn trong internet (chat

room) thảo luận về Phật pháp, tôi nhận thấy có một số người dùng lời lẽ mạ

lỵ -những lời thô tục, giận dữ- để nói về giác ngộ. Có thể họ đã hiểu sai về

276

giác ngộ. Giác ngộ không gì hơn là sự đoạn diệt niềm đau cháy bỏng do

tham, sân, si tạo nên. Giác Ngộ dập tắt đi một lần và mãi mãi ngọn lửa của

sinh, già, bệnh, chết, buồn, khổ, đớn đau, và thất vọng.

Có thể người ta chế diễu sự giác ngộ vì sợ rằng khi họ dập tắt ngọn lửa đó,

họ sẽ không còn gì để sống tiếp trong bóng tối lạnh lẽo của thất vọng. Có thể

họ đã lẫn lộn ngọn lửa nội tâm đau đớn với ngọn lửa đã khơi dậy nền văn

minh, hay với ngọn lửa của điện lực. Nhưng khi ngọn lửa khổ đau của ảo

tưởng được dập tắt, những gì hiện ra sau đó không phải là không khí lạnh

lẽo của một đêm đông đen tối. Đó không phải là một trạng thái u ám, thiếu

sinh khí. Không như thế chút nào. Khi ngọn lửa của tham, sân, si, sinh, già,

bệnh, chết, đau đớn, khóc than, phiền não . . . đã được dập tắt, kết quả là sự

an bình trọn vẹn, thanh tịnh trọn vẹn, và hạnh phúc không thể diễn tả, trong

khi tâm và các giác quan, cùng lúc, một trăm phần trăm trong sáng, thanh

cao, đầy sinh lực. Giác ngộ là ánh sáng của nội tâm, sự chiếu sáng, sự ấm áp

của nội tâm.

Khi đã đặt xuống gánh nặng của tất cả mọi phiền não trong tâm - tham, sân,

si - thân và tâm sẽ cảm thấy thật khỏe khoắn. Chúng ta không quen với cảm

giác nhẹ nhàng này. Chúng ta đã quen có một cái đầu đông cứng, một trái

tim trĩu nặng, một thân thể phục phịch. Viễn ảnh có được một trái tim thanh

thoát như thế khiến chúng ta e dè. Chúng ta sợ rằng sự nhẹ nhàng thanh

thoát đó sẽ khiến đầu ta lơ lửng. Sự nặng nề, sự đau khổ đã quá quen thuộc

đến nỗi chúng ta sợ rằng mình sẽ cảm thấy mất phương hướng nếu ta

buông bỏ chúng.

Điều này đã xảy ra cho một người bạn của tôi. Do công việc anh ta phải

chuyển nhiệm sở và dọn đến một căn hộ cạnh một ga xe lửa ồn ào. Lúc đầu,

anh không thể ngủ được vì sự ồn ào nơi nhà ga. Một vài năm sau anh lại

phải dọn nhà lần nữa. Căn hộ mới của anh rất yên tĩnh. Lần nữa, trong

nhiều đêm, anh ta không thể ngủ. Anh đã trở nên quá quen thuộc với tiếng

động, với sự ồn ào mà anh thực sự cần để thư giãn và đi vào giấc ngủ!

Tương tự, chúng ta cũng đã quá quen thuộc với tâm phiền não, khổ đau đến

nỗi chúng ta sợ sự thay đổi.

Điều này cũng khiến tôi nhớ đến câu chuyện về một người mà tôi đã đọc

được trong báo khi tôi sống ở Washington D.C. Người này phải chịu ánchung thân vì tội giết người. Nhờ chấp hành kỷ luật nghiêm túc, sau mười

năm, anh ta được ân xá. Một phóng viên phỏng vấn anh. "Chắc ông rất

hạnh phúc khi biết mình được ân xá?"

"Không. Đừng nói với tôi về việc ân xá," người đàn ông trả lời một cách

bực bội. Anh nói rằng anh đã cảm thấy rất thoải mái với cuộc sống trong

tù. Anh ta tận hưởng những quyền lợi như được coi ti vi, và cuộc sống

trong tù không có những sự bất an như bên ngoài. Nhưng, tôi tự hỏi, có phải

anh đã thực sự trở nên quá quen thuộc với sự bạo động trong tù, sự hà khắc,

sự tàn nhẫn của những người cai tù? Có phải anh đã quên niềm vui được

sống bên ngoài bức tường tù tội, cảm giác của không khí mát mẻ, không

gian rộng mở thông thoáng, những món ăn ngon, sự tự do được gặp gỡ

những người tự do khác, có phải anh đã trở nên quá bám víu vào những

điều kiện bên trong tù đến nỗi được tự do có vẻ xa lạ và không hấp dẫn?

Những người chế diễu, mạ lỵ giác ngộ hẳn cũng giống như người đàn ông

trong tù kia. Họ bám víu vào những gì họ đang có. Họ không muốn xa rời

sự quen thuộc dễ chịu của khổ đau. Nhưng họ không biết họ thiếu sót, mất

mát điều gì.

Giác ngộ không phải là một điều gì đó ta muốn là có được. Đó là một trạng

thái mà bạn có được khi tất cả mọi ham muốn đã không còn. Như Đức Phật

đã dạy,

Nếu nước ở khắp nơi,

ta cần gì đào giếng?

Nếu đã bứng sạch rễ tham,

ta còn tìm kiếm gì?

(Ud VII.9 [Do Ireland dịch])

Khi biết mình còn thiếu thốn điều gì đó, ta sẽ luôn đi tìm. Trái lại, khi đã

có tất cả mọi thứ mình mong muốn, ta sẽ thôi không tìm kiếm. Vì đã đạt

được hạnh phúc tuyệt đối, sự hòa hợp hoàn toàn, bạn cảm thấy bằng lòng để cho mọi người khác cũng được sống trong hạnh phúc và hòa hợp.

278

Ở cuối bài kinh Đại Niệm Xứ (Maha Satipatthana Sutta), Đức Phật đã đảm

bảo rằng bất cứ ai thực hành thiền chánh niệm theo lời chỉ dạy của Đức Phật

thì người đó chắc chắn sẽ đạt được giác ngộ ngay trong kiếp sống này. Nếu

không được hoàn toàn giác ngộ vì còn một số kiết sử vi tế cản trở, thì người

đó ít nhất cũng trở thành một vị Bất lai (non-returner), đạt được tam thiền.

(D 22)

Đức Phật không hàm ý rằng vị hành giả chỉ thực hành một phần giới hạn

của đạo lộ mà có thể đạt được Giác Ngộ. Muốn được giác ngộ bạn phải phát

triển toàn vẹn mọi khía cạnh của giới, định, và tuệ. Hơn thế nữa, trong lời

hứa khả đáng ngạc nhiên này, Đức Phật không chủ ý nói rằng một sự tu tập

dễ dãi, không thường xuyên -lúc có lúc không - là đủ. Trái lại, Ngài có ý

dạy rằng để đạt được giác ngộ, ta phải tu tập một cách tinh tấn, kiên trì và

tự nguyện. Để đạt được định, sự nỗ lực của bạn phải được hỗ trợ bằng giới

đức hoàn toàn trong sáng. Thiền chứng của bạn phải thiện và nhất tâm. Tâm

định mãnh liệt này phải được vun trồng bởi tâm chánh niệm cũng mãnh liệt

không kém. Rồi thì trí tuệ giải thoát sẽ xuất hiện với sự hỗ trợ của giới luật

thanh tịnh và chánh định.

Tuy nhiên, một số người vẫn còn nghĩ rằng những lời của Đức Phật là

những lời hứa không thực tế. Tôi không biết họ dựa vào đâu để nghi ngờ

nó. Họ có giống như người ghét xuống nước lại nghi ngờ rằng làm gì có ai

lội nhanh như các vận động viên Olympic? Hay giống như người chưa bao

giờ chạy một bước lại nghi ngờ rằng làm sao có ai chạy được hai mươi sáu

dặm marathon? Dĩ nhiên lời hứa khả của Đức Phật có vẻ không thực tế đối

với những kẻ chưa từng ngồi trên gối thiền hay cố gắng quán sát hơi thở

mình trong một phút! Và lời hứa đó cũng không chắc chắn đối với những ai

đã ngồi thiền nhiều năm nhưng chẳng bao giờ thực hành cả tám bước của

Bát Chánh Đạo bao gồm giới, định, và tuệ.

Thực hành thiền quán đòi hỏi những giới luật khắt khe. Bạn chấp nhận các

giới luật này không phải để gây ấn tượng đối với ai, mà là để giải thoát tâm

khỏi những đau khổ gây ra bởi chính những sự bất thiện của bạn. Nếu bạn

đến với đạo lộ như một thú tiêu khiển, hay một sự sưu tầm, thì bạn sẽ

không bao giờ thành công. Tám ngành của Bát Chánh Đạo không phải là

279

những điều mà bạn chỉ nghiên cứu, tìm hiểu, rồi chỉ đem ra thực hành khi

cần. Đúng là bạn chỉ thực hành Bát Chánh Đạo khi cần - nhưng bạn cần đến

chúng mỗi giây phút trong cuộc đời bạn!

Tuy nhiên, sự chánh niệm của bạn về tám bước trên con đường của Phật,

không cần phải hoàn thiện trước khi bạn có thể bắt đầu thực tập. Nếu sự

chánh niệm của bạn về Bát Chánh Đạo có thể bị suy giảm, đừng lo lắng. Chỉ

cần chánh niệm về sự không chánh niệm đó ngay khi bạn có thể. Sự thành

công trên bước đường tu tập của bạn tùy thuộc vào việc bạn có giữ được ý

chí mạnh mẽ để luôn chánh niệm, chứ không phải là việc bạn thực sự có khả

năng làm được như thế hay không. Khi bạn tiếp tục nhắc nhở bản thân phải

chánh niệm, thì sự xao lãng càng ngày càng ít hơn, cho tới một ngày, sự

chánh niệm về con đường đạo trở nên tự động. Nếu bạn có được sự nỗ lực

như thế, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Lúc đó bạn sẽ là loại đệ tử mà Đức Phật

đã nghĩ đến trong tâm khi Ngài lập lời hứa khả này.

Hãy Đến Để Thấy

Quyển sách này chỉ đưa ra những lời hướng dẫn căn bản để giúp bạn đi

theo con đường đạo. Khi đã tiến bộ trong việc thực hành, nếu bạn thỉnh

thoảng xem lại, bạn có thể thấy là nó vẫn còn hữu ích cho bất kỳ trình độ

hiểu biết nào. Nhưng quyển sách này không thể giải thích tất cả những điều

bạn muốn biết về Phật pháp, về sự tu tập, về kinh nghiệm của bạn và về

những gì bạn sẽ đạt được. Mỗi cá nhân sẽ có căn bản giáo dục, ý thức, sự

hiểu biết về Pháp, và những trình độ tiến bộ tâm linh khác nhau. Hơn thế

nữa, ngày mai các câu hỏi của bạn sẽ rất khác với những câu hỏi của ngày

hôm nay.

Ngay chính Đức Phật cũng không thể trong một bài kinh có thể nói hết về

mọi khía cạnh cho mọi người. Đó là lý do tại sao Ngài đã có hàng ngàn bài

pháp. Quyển sách này chỉ là một bảng tóm tắt của những điều này và một

vài giải thích về những điểm quan trọng nhất của chúng. Những gì còn lại

bạn sẽ phải thêm vào qua sự thực tập của mình. Giây phút hiện tại là thầy

của bạn. Hãy biến nó thành một phòng thí nghiệm cho chính cá nhân bạn.

Hãy chú tâm. Hãy quán sát. Chỉ có bạn mới có thể mang lại trí tuệ cho bản

thân. Bạn thực hiện được điều đó bằng cách theo đuổi các thiện pháp.

280

Những thính giả có lòng nghi hoặc đã có lần hỏi Đức Phật rằng tại sao họ

cần phải tin Ngài, khi họ đã nghe quá nhiều những vị đạo sĩ khác, ai cũng tự

nhận mình nắm được chân lý. Đức Phật trả lời rằng họ không nên tin bất cứ

điều gì chỉ vì một ai đó, ở đâu đó, đã nói rằng đó là chân lý. Những nguồn

tin được nghe qua, được báo cáo, những niềm tin lưu truyền qua nhiều thế

hệ, kinh sách được coi là thánh điển, lời của một vị thầy được kính tin, và

giáo huấn từ một ai đó mà bạn nghĩ là rất thông thái -tất cả đều không có sự

bảo đảm của chân lý. Đức Phật đã dạy rằng tất cả những điều này không

nên được chấp nhận chỉ dựa trên lòng tin.

Đức Phật cũng dạy rằng ta không thể chỉ dùng lý trí để khám phá ra chân lý.

Ngài thuyết rằng không nên tin một điều gì đó chỉ vì nó có vẻ logic, hoặc

dường như mang ta đến gần với mục đích của mình hơn, hoặc thích hợp với

chí hướng của ta hay có vẻ đúng sau khi ta đã suy nghĩ về nó. Tại sao? Vì

Pháp vẫn còn một khía cạnh mà không có gì, ngay cả sự suy luận quán

chiếu, có thể nắm bắt được: sự trải nghiệm của bản thân ta.

Đức Phật đưa ra một quy luật tổng quát đối với những gì chúng ta nên chấp

nhận. Quy luật này không dựa trên bất cứ loại lòng tin hay lý luận nào.

Đúng hơn, Đức Phật dạy, khi quán chiếu một hành động, hãy tự hỏi, dựa

vào kinh nghiệm bản thân, rằng một hành động như thế có tổn hại cho ai

không, kể cả bản thân ta. Nếu nó tổn hại, bất thiện, thì hành động đó không

nên làm. Nếu nó hữu ích cho mọi người, kể cả bản thân ta, và nếu người trí

cũng chấp nhận thì nó là thiện. và hành động đó nên làm. (A I (Ba) VII.65)

Sau đó Đức Phật dạy thêm rằng ta cần phải quán sát lại sau mỗi hành động

đã thực hiện. Ta nên tự hỏi, "Hành động đó thực sự xảy ra như thế nào? Nó

có thiện xảo không?" Nếu không, và ta "phải nhận lãnh hậu quả với nước

mắt," thì hành động đó cần phải được tránh trong tương lai. Trái lại, nếu

hành động đó thiện xảo, và ta "gặt được kết quả với niềm vui trong mắt,"

thì hành động đó cần phải được làm lặp lại. (Dh 67-68) Nếu ta chú tâm đủ

và thành thật với bản thân về những gì ta biết là đúng, thì -không cần phải

tin vào bất cứ điều gì người khác nói- ta có thể chọn lựa hành động để phát

triển tâm thanh tịnh và trí tuệ, và điều đó mang đến nhiều hạnh phúc cho

ta. Chỉ có ta là người giữ chìa khóa đi vào cửa giải thoát của mình. Chìa

khóa đó là lòng quyết tâm để quán chiếu nội tâm và quyết định hành động

nào là thiện, mang đến cho ta những kết quả tốt đẹp. Bạn có muốn được thấy Pháp không? Hãy quán chiếu những trải nghiệm

của mình. Hãy sử dụng kinh nghiệm bản thân như là một tấm gương phản

chiếu Pháp. Tất cả bản tánh của mọi chúng sanh cũng phản chiếu qua đó.

Trong cuộc sống hằng ngày và trong từng giây phút hiện hữu, ta có thể thấy

tất cả những gì ta cần thấy ở bất cứ nơi đâu: nhân quả, vô thường được biểu

hiện qua dòng chuyển đổi không dừng ở mọi mức độ, đau khổ có mặt ở bất

cứ nơi nào có tham ái, chấp ngã, và sự thật rằng dầu ta có cố gắng để tìm

kiếm tự ngã một cách khổ sở như thế nào, ta cũng không thể tìm thấy gì.

Bạn có muốn biết về kinh nghiệm của mình không? Hãy quán tưởng Pháp.

Qua đó bạn sẽ thấy tất cả các thành phần và mẫu mực chung, không của

riêng ai để tạo ra "con người bạn." Ở đó bạn cũng thấy rằng những gì bạn

đã trải qua, trên căn bản, cũng giống như những gì mà mọi chúng sanh khác

đã trải qua. Pháp có mặt ở khắp mọi nơi. Thí dụ, ngay cả khi quán sát một

con bọ đang vẫy vùng trong tô nước, có thể cũng bừng lên trong tâm trí bạn

về thực tại của sự sợ chết mà bạn cũng như tất cả mọi chúng sanh khác đều

cảm thấy. Vạn pháp đều hiển lộ trong tất cả mọi mặt của cuộc sống, trong

từng giây phút, từng ngày. Nó có mặt ngay đó để ta nhận dạng, không cần

có một niềm tin mù quáng hay một lý thuyết luận giải nào. Từ việc quán sát

rốt ráo này, ta có được tự tin trong việc tu tập và tiến bước trên con đường

đạo.

Nếu ta không trở nên quen thuộc, thành thạo với đạo lộ và nhận ra được

chân Pháp từ chính kinh nghiệm bản thân, thì tri thức ta thu thập được từ

quyển sách này sẽ chỉ là lý thuyết suông. Nếu tôi chỉ về hướng sao Bắc Đẫu,

bạn có thể trố mắt nhìn tôi và tự hỏi, "Tại sao ông ta chỉ về hướng đó? Lý ra

ông phải chỉ về hướng kia mà?" Làm sao ta có thể giải thích một ngôi sao

với người chẳng bao giờ ngước mắt nhìn lên trời vào ban đêm? Cho đến khi

bạn có thể ngửa đầu để nhìn các ngôi sao và theo dõi các phương hướng để

quán sát bầu trời, hay cho đến khi bạn có thể chỉ ra sao Bắc Đẫu, thì nghi

hoặc vẫn còn trong tâm bạn. Tâm nghi hoặc sẽ dẫn đến đủ loại câu hỏi.

Nhưng khi bạn đã nhìn ra được sao Bắc Đẫu và tự quán sát cách mà mọi thứ

khác vận hành quanh nó, thì bạn không còn nghi ngờ gì nữa cả.

Tương tự, trước khi đến đích của con đường, bạn sẽ còn nhiều câu hỏi về

đạo lộ, về giáo lý, về sự thực hành của bạn, và về lý do tại sao tôi đã nói một

số điều như thế trong quyển sách này. Làm sao có thể dùng từ ngữ để diễn giải được Niết bàn là như thế nào, khi Niết bàn không phải là điều có thể

thử nghiệm được? Kinh nghiệm ta có được qua các giác quan, mà khi dùng

bất cứ tên gọi nào để diễn tả những trạng thái không thể trải nghiệm được,

cũng đều sai lạc, vì chúng dựa vào kinh nghiệm giác quan. Chúng ta đành

phải bước theo các bước của Bát Chánh Đạo đến tận cùng, để tự mình được

thấy.

Bạn đã từng thử chỉ cho con mèo thấy một vật gì từ xa chưa? Bạn càng cố

đưa tay chỉ, con mèo càng muốn gậm ngón tay bạn, và không bao giờ muốn

nhìn xa hơn ngón tay chỉ. Nếu bạn đọc xong quyển sách này và nói, "Chỉ có

vậy thôi sao? Còn chân lý tuyệt đối thì ở đâu? Quyển sách này không giúp

được gì cho tôi", thì bạn cũng đã làm giống như chú mèo rồi. Hãy nhìn xa

hơn những gì đã được nói trong sách. Hãy hành động theo lời Đức Phật

dạy để tìm ra một cách để hiểu khác. Hãy tự mình bước trên đạo lộ. Đạo lộ

này trải dài xuyên suốt mọi kinh nghiệm sống của bạn khi bạn gieo trồng sự

thiện xảo ngày càng nhiều hơn trong ý nghĩ, lời nói và hành động.

Khi bạn đã bước những bước vững chãi, khéo léo trên đạo lộ để thanh tịnh

hóa tâm, cuối cùng bạn sẽ nắm bắt được chân lý về tính vô thường của vạn

pháp, về khổ do tâm bám víu vào các pháp vô thường, và về sự thiếu vắng

một tự ngã trong tất cả những gì vô thường và khổ. Bạn sẽ thấy tham ái sâu

kết mọi khổ đau như thế nào. Lúc đó bạn sẽ tự mình thấy, và tất cả mọi

nghi hoặc đều chấm dứt.

Nếu bạn không tin vào những mục đích lớn hơn được nói đến trong sách,

cũng chẳng sao; quyển sách vẫn có thể ích lợi cho bạn. Hãy sử dụng quyển

sách này để nó có thể giúp bạn tự vấn về những trải nghiệm trong đời

mình. Bất cứ điều gì xảy ra cho bạn cũng đem lại một bài học. Đức Phật

thường dạy, "Hãy đến để thấy!" Qua đó, Ngài muốn khuyên ta hãy tự quán

sát thân và tâm để tìm ra chân lý, đó là Pháp. Bạn sẽ không thể tìm được ở

bất cứ nơi nào khác. HIỆU ĐÍNH & TÀI LIỆU THAM KHẢO

- A Anguttara Nikaya, Gradual Sayings, Kinh Tăng Chi Bộ, Chương 7, Số 65.

Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, NXB Tôn Giáo

- D Dighta Nikaya The Long Discourses of the Buddha, Trường Bộ Kinh

Thí dụ D 22 ý chỉ Kinh số 22)

Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, NXB Tôn Giáo

- Dh Dhammapada, hay Word of the Doctrine, Kinh Pháp Cú

(Thí dụ: Dh 5 ám chỉ Kệ số 5)

Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, NXB Tôn Giáo

- DhA Dhammapada Atthakatha, hay Dhammapada Commentary, Chú Giải

Pháp Cú (Thí dụ: DhA 124 ý chỉ phần 124 của Chú Giải, giải thích Kệ số 124)

- J Jataka, hay Jataka Story, Chuyện Tiền Thân Đức Phật.

( Thí dụ: J 26 ý chỉ chuyện số 26)

- M Majjhima Nikaya, hay The Middle Length Discourses of the Buddha,

Kinh Trung Bộ ( Thí dụ: M 80 ý chỉ Kinh số 80)

Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, NXB Tôn Giáo

- MA Majjhima Nikaya Atthakatha, hay Commentary to the Middle Length

Discourses Buddha, Chú Giải Tăng Chi Bộ Kinh (Thí dụ: MA i 225 ý chỉ Bộ 1,

trang 225 Bản Kinh Pali.)

- Mhsv Mahavamsa, hay the Great Chronicle of Ceylon (Bộ Ký của Ceylon).

(Thí dụ: Mhvs V ý chỉ Chương 5.)

- Miln Milindapanho, hay The Questions of King Milinda, Kinh Na Tiên Vấn

Đáp.

(Thí dụ: Miln 33 [V], ý chỉ trang số 33; Chương 5 được thêm vào để giúp tìm ra

câu kệ.) - S Samyutta Nikaya, hay The Connected Discourses of the Buddha (Tương

Ưng Bộ Kinh). Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, NXB Tôn Giáo

- Sn Sutta Nipata, hay the Group of Discourses II. ( Thí dụ: Sn 657 ý chỉ câu số

657)

- Thag Theragatha, hay Poems of Early Buddhist Monks, (Các Bài Kệ Của Các

Trưởng Lão Tăng). (Thí dụ: Thag 303 ý chỉ câu số 303)

- Thig Thergatha, hay Poems of Early Buddha Nuns, (Các Bài Kệ Của Các

Trưởng Lão Ni). (Thí dụ: Thig 213 ý chỉ câu số 213)

- Ud Udana, hay Verses of Uplift. (Thí dụ: Ud VI.2 ý chỉ Chương 6, chuyện số 2.)

V Vinaya, hay Book of the Discipline (Luật Tạng).

(Thí dụ: V ii 292 ý chỉ Bộ số 2, trang 292, bản kinh tiếng Pali)

- Vsm Visuddhimagga, hay The Path of Purification, Thanh Tịnh Đạo.

(Thí dụ Vsm I [55] ý chỉ chương 1, đoạn số 55.)

(1) Mindfulness In Plain English (Chánh Niệm - Thực Tập Thiền Quán, dịch giả

Nguyễn Duy Nhiên).

(2) Kinh Pháp Cú, Ni Trưởng Thích Nữ Huỳnh Liên chuyển dịch. (Lưu hành nội

bộ)

(3) Con Đường Thiền Chỉ và Thiền Quán (Path Of Serenity & Insight, Thiền Sư

Henepola Gunaratana), Tỳ Kheo Pháp Thông dịch, NXB Văn Hóa Sài Gòn 2002.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro