2. Cuộc viếng thăm bí mật
Raoul bỏ cuộc. Không một giải thích nào về Félicien. Không một đe doạ nguy hiểm nào lay chuyển được sự vô tư, có lẽ bề ngoài nhưng có giá trị chống cự cứng rắn. Lời nói không khai thác được bí mật của chàng trai.
Vậy phải hành động.
Lúc đầu những sự kiện không nói lên được gì. Faustine đã trở lại bệnh viện. Félicien trước đây ăn uống cùng nàng trong nhà, từ nay ăn ở biệt thự Clématites và cả buổi chiều ở đấy.
Đến ngày thứ năm Raoul đến nắm tình hình.
Bà làm bếp mở cửa cho anh và nói: 'Tôi chắc cô chủ ở ngoài bãi cỏ. Nếu ông muốn gặp xin đi qua phòng ăn".
Ở tiền sảnh có hai cánh cửa. Raoul bước vào phòng. Nhưng thay vì đi ra vườn, anh nhìn qua những bức màn che cửa kính phòng làm việc. Một cảnh tượng bất ngờ xảy ra ở đây.
Bên trái gian phòng đầy ánh sáng, trước mặt Félicien ở giá vẽ, Faustine đang ngồi với đôi vai và tay trần.
Raoul bỗng thấy bực bội - tuy cố nén - ghen ghét.
"Người đàn bà vô lại ! Anh nghĩ. Nàng làm gì ở đây ? Và tên trẻ ranh này muốn gì ?"
Anh nhìn vào mặt nàng nhưng đôi mắt người đàn bà trẻ nhìn sang bên về phía cửa hướng ra thảm cỏ và bờ hồ. Đôi vai được chiếu sáng trông đầy đặn, hài hoà, trắng hồng. Một lần nữa đây là kỷ niệm vẫn ám ảnh anh, anh nhớ đến bức tượng đẹp Phryné của nhà điêu khắc.
Không động tĩnh, anh mở hé cánh cửa, lạ lùng nghe họ nói và nhận ra hai vợ chồng chưa cưới Rolande và Férôme Helmas đang ngồi trên bờ cửa sổ, chân buông thõng ra ngoài.
Họ nhỏ giọng trò chuyện với nhau. Thỉnh thoảng Félicien Charles ngoảnh nhìn họ.
Và Raoul tin chắc sâu sắc bi kịch ở Clématites và Orangerie, vở đầu trong hai bi kịch là ở đây, trong phòng làm việc, xảy ra giữa bốn nhân vật đang có mặt. Tìm cái gì ngoài bốn vai diễn này là vô ích. Bi kịch về tình yêu, hoặc căm thù, tham vọng, ghen tuông, tất cả sôi sục trong bối cảnh hạn hẹp này. Cả bốn người có vẻ bình tĩnh, chăm chú vào việc làm của họ hiện tại. Nhưng quá khứ và tương lai, tội ác và trừng phạt, cái chết và sự sống đụng đầu nhau như những đối thủ phóng túng.
Phần của từng người trong việc tranh chấp này như thế nào ? Vai trò của Félicien, chắc chắn anh yêu Rolande, và cái gì giữa hai vợ chồng chưa cưới ?
Làm sao Faustine, nữ y tá lọt vào chỗ này ? Vì những lý do gì, Rolande thuộc tầng lớp khác biệt lại chấp nhận ? Bao nhiêu câu hỏi không giải đáp được.
Đôi vợ chồng sắp cưới biến ra vườn; Raoul nhẹ nhàng bước vào và khi Faustine nhìn lại giá vẽ, thấy anh phía trên giá vẽ và Félicien.
Lập tức, thẹn đỏ mặt, nàng choàng khăn vào người. Anh nói:
- Cứ tự nhiên, Félicien. Lạy Chúa, anh có một người mẫu đẹp thật !
- Tuyệt vời, và tôi hoàn toàn không xứng đáng - Chàng thú nhận.
- Anh không có ý đồ gì ư ?
- Không một ý đồ nào trước sắc đẹp đến như vậy.
Raoul cười gằn:
- Còn Faustine ? Cô thích ngồi làm mẫu ăn mặc như thế hơn là chăm sóc bênh nhân ở bênh viên à ?
- Lúc này ít bệnh nhân - Nàng nói - và buổi chiều tôi tự do
- Buổi chiều, buổi tối cùng thế. Tranh Ihủ đi, Faustine. Hãy tranh thủ tuổi trẻ.
Anh ra vườn theo hai vợ chồng chưa cưới, chúc mừng cuộc hôn nhân vừa quan sát Rolande. Anh thấy cô không rực rỡ như Faustine, một sắc đẹp ít sân khấu hơn nhưng dễ cảm hơn và cũng như Faustine. nét gợi cảm của khuôn mặt, hình dáng làm rung động hơn chính sắc đẹp. Férôme Himas ngắm nhìn cô với một niềm say đắm.
Férômei phải trở lại Paris trong ngày. Kolande và Raoul dẫn anh qua vườn rau biệt thự Orangcric để ra đi. Họ đi qua trước những bậc tam cấp đã gãy làm Elisaheth ngã rồi chết. Hai người trẻ tuổi có vẻ không đế ý đến chỗ ấy. Hàng ngày họ đi dạo về phía này. Họ dừng lại, thậm chí vô tư và lơ đãng nhìn đầu hồ gần ngô cui. Chiếc thuyền ven hồ chòng chành có ba người leo lên. Goussol va hai thanh tra mà một người đang vét đáy hồ.
- Cuộc điều tra vẫn tiếp tục. Người ta tìm vũ khí đã tấn công Simon Lorienl va tôi
Rolande rùng mình lẩm bẩm:
- Ác mộng ấy không bao giờ kết thúc hay sao ?
Férôme từ biệt cô. Rolande va Raoul thong thả trở lại biệt thự Ciématiles. Raoul nói, giọng thể hiện ý nghĩ thầm kín của mình:
- Sau đám cưới cô có tiếp tục ở biệt thự này không ?
- Tôi nghĩ là có... Chúng tôi sẽ bố trí những gì cần thiết.
- Nhưng chắc sau một chuyến đi chứ ? Mởl cuộc du lịch dài ngày ?
- Chúng tôi chưa định làm gì...
Anh lại hỏi những câu khác. Rolande trả lời ít một và cắt ngang: "Có người bấm chuông ở cổng. Tuy tôi chẳng hẹn gặp ai".
Lúc họ vào thềm nhà, có tiếng cãi nhau to dần. Tiếng người đầy tớ già Edouard giận dữ kêu lên:
- Ông không được vào ! Tôi còn sống thì ông không thể đặt chân vào nhà này.
Rolande chạy qua phòng ăn. Félicien và Faustine đã ra tiền sảnh. Gần cửa ra vào, người đầy tớ già cố chặn đường một ông đứng tuổi đang nói nhẹ nhàng:
- Tôi xin ông, từ tốn thôi. Tôi muốn nói chuyện với cô Rolande... Nhờ ông báo cho.
Rolande dừng lại trước ngưỡng cửa, quan sát người mới đến, nói:
- Tôi nghĩ chưa được hân hạnh, thưa ông...
Không một lời, ông khách đưa danh thiếp. Cô liếc nhìn, bối rối. Ông cố gặng như sợ bị từ chối:
- Tôi mong được nói chuyện với cô, Rolande... Cuộc gặp này rất cần thiết... Cô không thể từ chối... vì lợi ích của cô...
Ông khách còng lưng, tóc bạc trắng, có những nét tế nhị và đáng kính, mặt rất xanh chứng tỏ bị bệnh và suy nhược.
Sau một chút ngập ngừng, cô bảo người đầy tớ:
- Để mặc chúng tôi, Edouard... Tôi muốn thế.
Edouard giận dữ đi ra. Cô nói với ông khách:
- Rất tiếc chồng chưa cưới của tôi không có ở đây. Tôi phải giới thiệu anh ấy.
- Thực ra, tôi biết cô đã đính hôn, Rolande...
- Vâng, với Férôme Helmas.
- Tôi biết... Đáng lẽ anh ta cưới chị cô, đúng không ?
- Đúng đấy ạ.
Ông lại nói:
- Trước đây tôi biết rõ mẹ anh ấy. Anh ta còn rất bé.
Nhưng Rolande hình như không muốn nói chuyện trước
mọi người, bèn bảo:
- Mời ông lên phòng tôi chúng ta nói chuyện thoải mái hơn. Tôi dẫn ông đi.
Cô đưa ông già lên gác. Ông bước thong thả, cố gắng nhiều.
Raoul chỉ cần liếc mắt để xác định Félicien và Faustine cũng ngỡ ngàng như anh, họ không giải thích được gì về cuộc thăm viếng này. Cả ba chờ đợi, mỗi người một cách và im lặng.
Phải qua hai tiếng đồng hồ ông khách mới trở xuống, có Rolande dìu đi. Cô đỏ cả hai mắt, khuôn mặt hoàn toàn thay đổi.
- Thế nào, Rolande, đám cưới... vào ngày nào ?
Cô đáp lại rõ ràng như bỗng có quyết định dứt khoát:
- Mười hai ngày nữa. Cần thời gian để công bố.
- Chúc hạnh phúc, Rolande.
Ông ôm hôn lên trán cô trong lúc cô khóc rồi nhẹ nhàng thoát ra và đưa ông ra cổng. Cô nói:
- Tôi có thể đi cùng ông chứ ?
- Không, nhà ga cách không xa, tôi thích đi một mình. Sẽ gặp lại, Rolande. Tôi rất sung sướng được gặp cô ở nhà tôi. Cô đã hứa. Đừng để chậm quá đấy.
Ông đi không ngoảnh lại. Rolande nhìn theo, đóng cổng rồi suy tư trở về phòng. Không chờ đợi, Raoul đi ra qua phòng ăn rời biệt thự Clématites, ý định đi theo người lạ mặt hỏi thăm một số tin tức. Nhưng anh thấy ông trên đại lộ, dựa vào tay một người đầy tớ bận quần áo lái xe.
Trên đường một chiếc ô - tô sang trọng đang đậu. Người lái xe đưa ông lên và họ phóng đi. Raoul chỉ kịp nhận thấy ô - tô đầy bụi như vừa đi một quãng đường xa.
Đến bảy giờ anh đón Faustine vừa ra khỏi bệnh viện, hỏi:
- Cô biết gì về ông khách ấy không ? Rolande kể chuyện thế nào ?
- Không.
- Thế đấy ! Người ta có nói cô cũng không hở ra một lời ! Được, tôi tự xoay xở lấy một mình ! Không khó lắm đâu và sẽ có một ít sự thật thêm vào những gì tôi đã phát hiện được. Chúng ta đang tiến tới, Faustine.
Anh nói thêm, giọng chua cay, gây gổ hơn:
- Vấn đề khác. Cô làm trò gì ở Clématites ? Là bạn của gia 1 đình, với danh nghĩa gì ? Có điều gì chung giữa bốn người ? Có phải cô hết sức làm duyên để xiêu lòng Félicien ? Thôi đi, cô bé. Nếu không tôi giấu kín chàng trai và cô sẽ tốn công vô ích đấy.
Nàng không bực mình mà mỉm cười:
- Tôi có phải tốn công để làm ông vừa lòng không ?
- Theo tôi thì không !
- Thế mà tôi vừa lòng ông đấy.
- Và gay go nữa ! - Anh nói dịu giọng và cũng cười. Có lẽ vì thế tôi hơi mất phương hướng...
Buổi chiều và sáng hôm sau Raoul tiến hành một cuộc điều tra, đi hai mươi phút ô tô đến trước một nhà an dưỡng của những người già. Theo yêu cầu của anh người ta mời tới phòng khách bố Stanilas, một người thật thà, đi xiêu vẹo, cúi gập người. Anh trình bày mục đích cuộc viếng thăm.
"Cụ sinh ở thị xã Vésinet, làm đầy tớ ở đấy hơn bốn mươi nãm mà ba mươi năm cùng một ông chủ, bố của ông Philippe Gaverel hiện có biệt thự Orangerie. Tôi không nhầm đấy chứ ? Hội đồng thị chính có một đợt hỗ trợ cho cụ và tôi được cử đến đưa cho cụ số tiền một trăm phrăng."
Sau năm phút hồ hởi và một giờ nói chuyện về Vésinet, dân cư ở đấy, về những người trước đây lui tới Orangerie, những người có biệt thự quanh vùng, Raoul biết được điều mình cần.
Đặc biệt anh biết bố của Elisabeth và Rolande, ông Alexandre Gaverel, anh của Philippe, không hoà hợp với bà vợ. Một kẻ lăng nhăng làm bà vợ khốn khổ. Là một người ghen tuông chắc cũng có lý do vì một người bà con xa của bà vợ thường xuyên đến nhà. Bố Stanilas kể chuyện:
- Tóm lại trong biệt thự Orangerie có những cuộc cãi cọ và một hôm - Cô Elisabeth vừa ba tuổi - Ông Alexandre đuổi người bà con của vợ, thậm chí họ đánh nhau ở tiền sảnh và người đầy tớ Edouard, một bạn thân của tôi, phải ra tay giúp chủ nhà. Họ kêu lên ầm ĩ. Chúng tôi ở dưới bếp, người ta nói bố thực sự của ELisabeth là người bà con Goerges Dugrival.
- Nhưng gia đình Gaverel lại hoà hợp chứ ?
- Được sao hay vậy. Thậm chí sau đó ba, bốn năm họ có thêm một cô gái, Rolande. Cuối cùng ông ấy chết trong một cuộc đánh bom ở Paris với bạn bè.
- Người ta không gặp lại người bà con ấy à ?
- Không bao giờ. Có điều, cho đến lúc chết năm nào bà
Alexandre Gaverel cũng đi nghỉ hè với các con gái ở bờ biển Cabourg. Và Cabourg cách chỗ ở của ông Georges Dugrivai, người bà con của bà Alexandre hai mươi cây số. Ở chỗ chúng tôi thậm chí người ta bảo nhiều lần gặp ông này cùng bà Alexandre trên bãi biển, dĩ nhiên không có hai cô bé. Bà làm bếp ở Orangerie một lần đã nói: "Các ông xem, ông ấy sẽ để lại toàn bộ tài sản cho cô Elisabeth. Đã thu xếp sẵn rồi, việc đó đã có sự thoả thuận giữa ông ấy và bà Alexandre. Chà ! Cô Elisabeth sẽ có một số hồi môn lớn !...
Raoul phấn khởi vì chuyến đi. Càng nghĩ anh càng hiểu tầm quan trọng của những kết quả đạt được. Cả một luồng ánh sáng hình thành xung quanh sự xung đột gia đình này trong đó anh cảm nhận nguồn gốc bao nhiêu hành động tối tăm đã bắt đầu có ý nghĩa.
Buổi chiều và ngày tiếp theo anh đến Clématites; mặc dù được tiếp đón thân mật anh vẫn thấy cảm giác lẻ loi như lần đầu và vẫn không khí suy tư ấy. Mỗi người sống vì mình, với những ý nghĩ và mục đích riêng. Tất cả những người ấy nghĩ gì ? Thỉnh thoảng Rolande và Férôme nhìn nhau âu yếm. Và thỉnh thoảng đôi mắt Félicien rời Faustine và bức vẽ để nhìn Rolande và Férôme.
Trong tĩnh lặng, Rolande hỏi chồng chưa cưới:
- Giấy tờ của anh sẵn sàng rồi chứ, Férôme ?
- Chắc chắn rồi.
- Của em cũng thế. Hôm nay thứ ba mồng bảy. Chúng ta ấn định ngày cưới vào thứ bảy mười tám, được không ?
Férôme cầm tay cô hôn say sưa chứng tỏ tình yêu mãnh liệt của anh. Cô mỉm cười nhắm mắt lại.
Félicien chăm chú làm việc.
Raoul tự nhủ: "Ngày mười tám tháng chín, còn mười một ngày. Từ nay đến đó tất cả phải khởi động và niềm say mê của họ làm bung ra sự thật còn rất xa xôi và phức tạp."
Không còn những buổi viếng thăm bí ẩn Rolande nữa. Nguyên nhân do đâu ? Vì sao Rolande lúc đầu khó tính khi người kia ra đi Lại có vẻ dịu hiền và xúc động ? Férôme Helmas có được cho biết gì không ?
Thứ bảy ngày mười một tháng chín, Raoul được Rolande mời đến Clématites; ba giờ thanh tra Goussot sẽ đến và có cuộc trao đổi quan trọng. Rolande muốn ông d' Avemy và Félicien cùng chứng kiến.
Raoul đến đúng giờ. Félicien cũng thế. Faustine không có mặt. Việc trao đổi của thanh tra Goussot ngắn gọn. Xem như không chú ý đến Raoul và Félicien, ông chỉ nói với Rolande và Férôme:
- Chúng tôi nhận được nhiều thư nặc danh. Tất cả đều đánh máy tuy khá vụng về và gửi bưu điện vào ban đêm ở Vésinet. Tôi điều tra về những người có máy chữ, nhưng chắc bị lộ vì sáng nay người ta thấy một chiếc máy kiểu cũ trong đống rác cách đây ba cây số. Người ta dùng lần cuối hôm qua và buổi tối có bức thư này đến sở cảnh sát, đề nghị các vị nghe đọc:
"Dọc đại lộ Simon Lorient bị tấn công đêm đó, có một ngôi nhà không có người ở đã nhiều tháng nay, tường thấp trên có lưới sắt. Qua lưới sắt người ta thấy một chiếc khăn tay dưới lá cây. Có lẽ nên tìm hiểu chiếc khăn tay từ đâu tới."
- Chiếc khăn đây, dĩ nhiên đã bẩn và thấm nước mưa.
Nhưng dễ dàng phân biệt dấu vết dài, có góc cạnh, màu hung do người ta lau lưỡi dao đầy máu. Chỉ có chữ F trên khăn như đa số khăn mua ở các cửa hiệu. Có ông ở đây, ông Félicien, ông có thể cho xem khăn của ông ?
Félicien vâng theo, đưa khăn tay của mình ra. Goussot so sánh.
- Chiếc khăn này không có chữ. Nhưng có thể thấy cùng một loại vải mỏng và kích thước hoàn toàn như nhau. Xin cám ơn ông. Những chiếc khăn này sẽ nộp cho cơ quan điều tra và phòng thí nghiệm sẽ phân tích xem những vết nâu có phải là vết máu không. Trường hợp ấy sẽ có chứng cứ nghiêm trọng đối với kẻ tấn công Simon Lorient sau khi tấn công ông Helmas trước đó.
Ông thanh tra không nói gì hơn, chào hai vợ chồng chưa cưới và đi ra. Raoul đứng dậy và nhận xét:
- Félicien thân mến, nhiều sự kiện dồn tới, cảnh sát không còn nghi ngờ gì trường hợp của anh nữa. Chỉ trong mấy ngày nữa ông Rousselain buộc phải gọi anh đến văn phòng và lúc đó...
Félicien không trả lời, hình như anh đang nghĩ về việc khác. Raoul ghét thái độ đó của anh.
Buổi tối sau bữa ăn, anh đang đi qua bóng tối trong vườn thì trên đường có một tiếng còi khẽ và một bóng đàn bà đi dọc bờ hồ, theo bên trái, hướng đối diện với biệt thự Clématites.
Raoul nghĩ tiếng còi là mật hiệu. Thực vậy, Félicien xuất hiện ngay, nhẹ nhàng mở hàng rào chắn và cũng đi về bên trái.
Raoul cẩn thận đi vào Clair Logis và ra đường nhà xe. Trên con đường vòng quanh hồ anh nhận ra hai bóng người, Félicien và Faustine đang hào hứng nói chuyện.
Anh đi theo họ từ xa. Hai người qua cầu, ngồi trên chiếc ghế dài anh đã thấy Rolande và Helmas ngồi.
Do họ quay lưng về phía anh, anh có thể không ngại gì lại gần cách họ khoảng hai mươi lăm, ba mươi mét.
Rất rõ, anh thấy Félicien ngồi trong vòng tay của Faustine và đầu dựa vào vai người đàn bà trẻ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro