Bảo hiểm xã hội
Câu 1: Trình bày khái niệm về bảo hiểm xã hội? Trình bày các nguyên tắc của Bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật BHXH?
Định nghĩa:
theo tổ chức lao động thế giới ILO thì BHXH là sự bảo vệ của cộng đồng XH với các
thành viên của mình thông qua sự huy động các nguồn đóng góp vào quỹ BHXH để trợ cấp trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất nghiệp đồng thời chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con để ổn định đời sống của các thành và bảo đảm an toàn xã hội.
Theo quy định tại điều 3 luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội
là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp
.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Câu 2: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại có gì giống nhau và khác nhau?
Sự giống nhau:
- Hai loại bảo hiểm này được thực hiện trên cùng một nguyên tắc là: có tham gia đóng góp bảo hiểm thì mới được hưởng quyền lợi, không đóng góp thì không được đòi hỏi quyền lợi.
- Hoạt động của hai loại bảo hiểm này đều nhằm để bù đắp tài chính cho các đối tượng tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những rủi ro gây ra thiệt hại trong khuôn khổ bảo hiểm đang tham gia.
- Phương thức hoạt động của hai loại hình bảo hiểm này đều mang tính “cộng đồng - lấy số đông bù số ít” tức là dùng số tiền đóng góp của số đông người tham gia để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người gặp phải biến cố rủi ro gây ra tổn thất.
Sự khác nhau:
- Mục tiêu hoạt động của bảo hiểm thương mại là lợi nhuận. Mục tiêu hoạt động bảo hiểm xã hội là nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và các thành viên trong gia đình họ. Vì vậy hoạt động bảo hiểm xã hội là hoạt động phi lợi nhuận và nhằm mục đích an sinh xã hội.
- Phạm vi hoạt động của bảo hiểm xã hội liên quan trực tiếp đến người lao động và các thành viên trong gia đình họ và chỉ diễn ra trong từng quốc gia. Hoạt động bảo hiểm thương mại rộng hơn, không chỉ diễn ra trong từng quốc gia mà còn trải rộng xuyên quốc gia, có mặt ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
- Cơ sở nguồn tiền đóng, mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội hoàn toàn dựa vào thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động. Bảo hiểm xã hội thực hiện các quy định theo chính sách xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ để đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định chính trị của quốc gia.
- Bảo hiểm thương mại thực hiện theo cơ chế thị trường và nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Quan hệ giữa mức đóng góp và mức hưởng là quan hệ tương đồng thuần tuý, tức là ứng với mỗi mức đóng góp bảo hiểm nhất định thì khi xẩy ra rủi ro sẽ nhận được một mức quyền lợi tương ứng quy định trước.
Câu 3: Luật BHXH quy định những loại hình BHXH nào? Đối tượng áp dụng của những loại hình BHXH đó?
-
BHXH Bắt buộc
-
BHXH Tự Nguyện
-
BH Thất Nghiệp
Điều2 luật BHXH. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức
;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị- xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.
5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người lao động.
Câu 4: Luật BHXH quy định cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH là những cơ quan nào? Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Điều 8 luật BHXH. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
4. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
5. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.
6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
7. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
Câu
5: Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao động có quyền và trách nhiệm gì khi tham gia BHXH?
Điều 15. Quyền của người lao động
Người lao động có các quyền sau đây:
1. Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời;
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
c) Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
5. Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội;
6. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng BHXH; yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH.
7. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm của người lao động
1. Người lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
b) Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội;
c) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định;
d) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn có các trách nhiệm sau đây:
a) Đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) Thông báo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu.
Câu 6: Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động có quyền và trách nhiệm gì khi tham gia BHXH?
Điều 17. Quyền của người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
2. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;
3. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định
b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc;
c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;
d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội;
đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;
e) Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của luật BHXH.
g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đ
óng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Câu 7: Theo quy định của Luật BHXH thì Tổ chức BHXH có quyền và trách nhiệm gì?
Điều 19. Quyền của tổ chức bảo hiểm xã hội
Tổ chức bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
1. Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật;
2. Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội không đúng quy định;
3. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội;
4. Kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội và trả các chế độ bảo hiểm xã hội;
5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội;
6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội
Tổ chức bảo hiểm xã hội có các trách nhiệm sau đây:
1. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội;
2. Thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
3. Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội; thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn;
4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội đến từng người lao động;
5. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
6. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội;
7. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;
8. Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của luật BHXH.
9. ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
10. Định kỳ sáu tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội. Hằng năm, báo cáo Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội;
11. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
12. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
13. Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội;
14. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội;
15. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Câu 8: Pháp luật về BHXH hiện hành quy định người tham gia BHXH bắt buộc, tham gia BHXH tự nguyện được hưởng những chế độ nào?
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:
a) ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất
.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Câu 9: Luật BHXH quy định quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức công đoàn như thế nào?
Điều 11. Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn
1. Tổ chức công đoàn có các quyền sau đây:
a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Yêu cầu người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động;
c) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người lao động;
b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Câu 10: Luật BHXH quy định mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động tham gia BHXH như thế nào?
1. Mức đóng của người lao động
1. Hằng tháng, người lao động Luật này đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.(Quy định tại khoản 1 điều 91 luật BHXH).
2.Mức đóng của người sử dụng lao động
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
gồm:
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất(từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%).
2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động là hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn gồm:
- 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
(Quy định tại khoản 1 và 2 điều 92 luật BHXH)
Câu 11: Theo pháp luật BHXH hiện hành thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được quy định như thế nào?
Theo Điều 45 NĐ 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006: Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 94 Luật BHXH được quy định như sau:
1.
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
2. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
Theo Nghị Định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012
thì mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01/5/2012 là 1.050.000 đồng/tháng.
Câu 12: Luật BHXH quy định điều kiện nào thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau?
Theo Điều 22 Luật BHXH, Điều kiện hưởng chế độ ốm đau:
- Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau
.
- Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.
Câu 13: Luật BHXH quy định đối tượng, điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau như thế nào?
Theo Điều 21 Luật BHXH, Đối tượng hưởng chế độ ốm đau:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
- Cán bộ, công chức, viên chức
;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
Theo Điều 23 Luật BHXH, Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động tính theo ngày làm việc
không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một
năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
;
b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này tuỳ thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Theo Điều 24 Luật BHXH, Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau:
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến
dưới
7 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo Điều 25 Luật BHXH, Mức hưởng chế độ ốm đau:
1. Mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc đối với các đối tượng sau:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
+ Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành điều trị không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm, tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ
hằng
tuần;
+ Cha, mẹ nghỉ chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau theo quy định.
2.Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, điều trị hết thời hạn một 180 ngày trong một năm mà vẫn phải điều trị tiếp thì được hưởng chế độ ốm đau với mức thấp hơn, cụ thể như sau:
+ Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên;
+ Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm;
+ Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm;
3. Mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.
4.Người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, sau một trăm tám mươi ngày vẫn tiếp tục điều trị, mà khi tính có mức hưởng chế độ ốm đau trong tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung.
.
Câu 14: Luật BHXH quy định những trường hợp nào không được hưởng chế độ ốm đau?
Theo khoản 1 Điều 22 Luật BHXH
, Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau
.
Câu 15: Luật BHXH quy định đối tượng, điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Theo Điều 27 Luật BHXH năm 2006, Đối tượng hưởng chế độ thai sản:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức
;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
Theo Điều 28 Luật BHXH năm 2006 , Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
** THỜI GIAN HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Theo Điều 29 Luật BHXH năm 2006, Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm
việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo Điều 30
Luật BHXH năm 2006
. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu
Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
10
nếu thai dưới một tháng;
20
ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng;
40
ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng;
50
ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này
tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo Điều 31 Luật BHXH năm 2006, Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:
a)
4
tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
b)
5
tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
c)
6
tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;
d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.
2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này
; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
4. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này
tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
.
Theo Điều 32 Luật BHXH năm 2006. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
Theo Điều 33 Luật BHXH năm 2006. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc 7 ngày.
2. Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc 15 ngày.
3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
.
Theo Điều 34
Luật BHXH năm 2006
, Trợ cấp 1 lần khi sinh con, nhận con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Theo Điều 35 Luật BHXH năm 2006. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Bổ sung: Nhưng hiện tại thì Luật BHXH chưa thay đổi về thai sản, mà câu hỏi lại hỏi là theo Luật nên
t k rõ là câu này chính xác phải làm thế nào đâu.
Theo Điều 157 Luật Lao Động 2012 (có hiệu lực từ 01/5/2013), Nghỉ thai sản:
Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.
Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với NSDLĐ.
Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của NLĐ và được NSDLĐ đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do NSDLĐ trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.
Theo Điều 159 Luật Lao động 2012 (có hiệu lực từ 01/5/2012),
Trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai:
Thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 07 tháng tuổi ốm đau, nuôi con dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng trợ cấp BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.
Câu 16: Luật BHXH quy định như thế nào về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con (không bao gồm trường hợp sau khi sinh mà con bị chết hoặc người mẹ bị chết) đối với lao động nữ tham gia BHXH bắt buộc có đủ điều kiện hưởng theo quy định?
Theo khoản 1 Điều 31 Luật BHXH, Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:
a)
4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
b)
5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
c)
6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;
d)
Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b, c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ them 30 ngày.
Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Câu 17: Luật BHXH quy định đối tượng, điều kiện và mức hưởng chế độ tai nạn lao động như thế nào?
Theo Điều 38 Luật BHXH, Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động:
-
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
-
Cán bộ, công chức, viên chức;
-
Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
-
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
-
Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
Theo Điều 39 Luật BHXH, Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.
** Mức hưởng chế độ TNLĐ
Theo Điều 42 Luật BHXH, Trợ cấp một lần:
NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a)
Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
b)
Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Theo Điều 43 Luật BHXH, Trợ cấp hàng tháng:
NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Mức trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:
a)
Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung.
b)
Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Theo Điều 45 Luật BHXH, Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
.
NLĐ bị TNLĐ, BNN mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
Theo Điều 46 Luật BHXH, Trợ cấp phục vụ
NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 43 của Luật này, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.
Theo Điều 47 Luật BHXH, Trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ, BNN
NLĐ đang làm việc bị chết do TNLĐ, BNN hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do TNLĐ, BNN thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.
Câu 18: Luật BHXH quy định đối tượng, điều kiện, và mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như thế nào?
Theo Điều 38 Luật BHXH, Đối tượng áp dụng chế độ bệnh nghề nghiệp:
-
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
-
Cán bộ, công chức, viên chức;
-
Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
-
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
-
Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
Theo Điều 40 Luật BHXH, Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.
*** Mức hưởng chế độ Bệnh nghề nghiệp:
Theo Điều 42 Luật BHXH, Trợ cấp một lần:
NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a)
Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
b)
Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Theo Điều 43 Luật BHXH, Trợ cấp hàng tháng:
1.
NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.
2.
Mức trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:
a)
Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung.
b)
Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Theo Điều 45 Luật BHXH, Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
.
NLĐ bị TNLĐ, BNN mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
Theo Điều 46 Luật BHXH, Trợ cấp phục vụ
NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 43 của Luật này, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.
Theo Điều 47 Luật BHXH, Trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ, BNN
NLĐ đang làm việc bị chết do TNLĐ, BNN hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do TNLĐ, BNN thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.
Câu 19: Điều kiện, mức hưởng về trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần đối với người bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được quy định Luật BHXH như thế nào?
Theo Điều 42 Luật BHXH, Trợ cấp một lần
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Theo Điều 47 Luật BHXH, Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.
Câu 20: Luật BHXH quy định về việc giám định, giám định lại, giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động đối với người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào ?
Theo Điều 41 Luật BHXH. Giám định mức suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
Câu 21: Đối tượng, điều kiện hưởng lương hưu được quy định trong Luật BHXH như thế nào?
Điều 49 luật BHXH. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí
Là các đối tượng quy định tại các điểm a,b,c,e khoản 1 điều 2 luật BHXH
Điều kiện hưởng lương hưu
Cách 1
Điều 50.
Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác;
b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Cách 2
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ, người lao động được hưởng lương hưu khi thuộc 1 trong các điều kiện:
- Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
- Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
- Người lao động từ đủ 50tuổi đến đủ 55tuổi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
- Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Câu 22: Luật BHXH quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động và mức lương hưu hằng tháng như thế nào?
điều kiện hưởng lương hưu
Cách 1
Điều 51.
Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Cách 2
Theo quy định tại
Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ:
Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với trường hợp bình thường khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nam đủ năm mươi tuổi trở lên, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
- Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời.
Mức lương hưu hằng tháng
Cách 1
Điều 52.
Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.
3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.
Cách 2
Theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 28 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ:
- Mức lương hưu hằng tháng của người lao động có đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội, tương ứng với 15 đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
- Đối với người lao động hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.
- Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.
Câu 23: Luật BHXH quy định về điều kiện và mức hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH bắt buộc không đủ điều kiện hưởng lương hưu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ:
- Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
+ Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
+ Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
+ Ra nước ngoài để định cư.
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo
đóng bảo hiểm xã hội.
Câu 24: Luật BHXH quy định về việc tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng như thế nào? Khi nào lại được tiếp tục hưởng?
(điều 33 nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của CP)
Điều 33.
Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;
b) Xuất cảnh trái phép;
c) Bị Toà án tuyên bố là mất tích.
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người được toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp.
Câu 25: Luật BHXH quy định đối tượng nào khi chết người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng? Mức hưởng trợ cấp mai táng được quy định là bao nhiêu?
Theo
quy định tại
Điều 35
Nghị định 152
/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ,
các đối tượng sau đây chết thì người lo mai táng được nhận
trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung:
-
Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội;
- Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
- Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
hằng
tháng đã nghỉ việc.
Câu 26: Luật BHXH quy định trường hợp nào khi bị chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng?
Theo
quy định tại
Khoản 1 Điều 36
Nghị định 152
/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ
,
những đối tượng sau đây chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất
hằng
tháng:
- Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
- Người đang hưởng lương hưu;
- Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu);
- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
hằng
tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Câu 27: Luật BHXH quy định thân nhân nào của người chết và điều kiện nào đối với thân nhân người chết được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng?
Theo
quy định tại
Khoản 2 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội, thân nhân của người lao động chết thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bao gồm
:
a) Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới sáu mươi tuổi đối với nam, dưới năm mươi lăm tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Câu 28: Luật BHXH quy định mức hưởng và số lượng người hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như thế nào đối với thân nhân người lao động tham gia BHXH bắt buộc chết?
Theo quy định tại Điều 37
Nghị định 152
/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ
:
-
Mức trợ cấp tuất hằng tháng
đối với mỗi thân nhân
bằng
50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức
trợ cấp tuất hằng tháng bằng
70% mức lương tối thiểu chung.
- Trường hợp có từ hai người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng hai lần mức trợ cấp nêu trên.
-
Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 4 người
đối với
1 người chết thuộc đối tượng quy định.
Câu 29: Luật BHXH quy định trường hợp nào khi bị chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần?
Theo
quy định tại
Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội,
các đối tượng thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
-
Người chết không thuộc các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất
hằng
tháng.
- Người chết thuộc một trong các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất
hằng
tháng nhưng không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất
hằng
tháng quy định.
Câu 30: Luật BHXH quy định như thế nào về mức trợ cấp tuất một lần mà thân nhân người chết được hưởng?
Theo
quy định tại
Điều 39
Nghị định 152
/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ
:
1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu đang hưởng; mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng trước khi chết.
Câu 31: Theo quy định của Luật BHXH thì quỹ BHXH bắt buộc được hình thành từ những nguồn nào?
Điều 88 luật BHXH
, mục I, chương VI,
. Nguồn hình thành quỹ :
1. Người sử dụng lao động đóng
2. Người lao động đóng
3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
4. Hỗ trợ của Nhà nước.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Câu 32: Theo quy định của Luật BHXH thì quỹ BHXH bắt buộc được sử dụng như thế nào?
Theo điều 90, mục I chương VI Luật BHXH quy định quỹ BHXH bắt buộc được sử dụng để:
1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định.
2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
3. Chi phí quản lý.
4. Chi khen thưởng theo quy định.
5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.
Câu 33: Luật BHXH quy định quỹ BHXH bắt buộc được đầu tư theo các hình thức nào?
Quỹ BHXH bắt buộc được đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo nguyên tắc: Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết.
Theo điều 97, mục I, chương VI Luật BHXH quy định quỹ BHXH bắt buộc được đầu tư theo các hình thức sau:
1. Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của ngân hàng thương mại của Nhà nước.
2. Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay.
3. Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia.
4. Các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định.
Câu 34: Pháp luật BHXH hiện hành quy định những đối tượng nào thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện? Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng những chế độ nào?
* Tại Điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 Hướng dẫn quy định của Luật bảo hiểm xã hội về BHXH tự nguyện thì:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Nghị định này là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;
2. Cán bộ không chuyên trách cấp xã.
3. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã.
4. Người lao động tự tạo việc làm.
5. Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần.
6. Người tham gia khác.
* Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng các chế độ
hưu trí và tử tuất khi có đủ điều kiện theo quy định. Lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được miễn thuế.
Câu 35: Luật BHXH quy định mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện như thế nào?
1 ng
ười: linh dieu
Theo điều 100, mục 2 chương VI Luật BHXH quy định về mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện như sau:
-
Mức đóng:
Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.
-
Phương thức đóng: Người lao động có thể lựa chọn một trong các phương thức sau:
+ Hằng tháng;
+ Hằng quý;
+ Sáu tháng một lần.
- Thời điểm đóng:
+ 15 ngày đầu đối với phương thức đóng hàng tháng;
+ 45 ngày đầu quý đối với phương thức đóng hàng quý;
+ 3 tháng đầu đối với phương thức đóng 6 tháng một lần.
Câu 36: Pháp luật về BHXH hiện hành quy định người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
1 ng
ười: linh dieu
Điều 2, Điều 3 Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Xã hội về bảo hiểm thất nghiệp quy định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm:
1. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động:
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng.
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng.
- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước.
Đối với người đang hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động có sử dụng từ mười người lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác.
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
- Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Câu 37: Pháp luật về BHXH hiện hành quy định Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ những nguồn nào?
1 ng
ười:
ngoc anh
Trả lời:
Pháp luật về BHXH hiện hành quy định Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ những nguồn sau:
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ.
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
Câu 38: Pháp luật về BHXH hiện hành quy định người tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hưởng các chế độ gì? Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
1 ng
ười:
ngoc anh
Trả lời:
Pháp luật về BHXH hiện hành quy định người tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hưởng các chế độ
sau:
- Trợ cấp thất nghiệp
Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng
đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
-
Hỗ trợ học nghề
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề với thời gian không quá sáu tháng. Mức hỗ trợ bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy
nghề.
- Hỗ trợ tìm việc làm
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.
- Bảo hiểm y tế
+ Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
+ Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
Pháp
luật về BHXH hiện hành quy định điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
+ Đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
+ Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động.
Câu 39: Pháp luật về BHXH hiện hành quy định mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng như thế nào?
1 ng
ười:
ngoc anh
Trả lời:
Pháp luật về BHXH hiện hành quy định mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng như sau:
- Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
+ Ba tháng, nếu có từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
+ Sáu tháng, nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
+ Chín tháng, nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới một 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
+
Mười hai tháng, nếu có từ đủ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
Câu 40: Pháp Luật về BHXH hiện hành quy định mức đóng, phương thức đóng Bảo hiểm thất nghiệp.
1 ng
ười:
ngoc anh
Trả lời:
Pháp Luật về BHXH hiện hành quy định mức đóng
Bảo hiểm thất nghiệp
như sau:
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
Pháp Luật về BHXH hiện hành quy định phương thức đóng Bảo hiểm thất nghiệp
như sau:
- Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng
bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
và trích
1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
để đóng cùng một lúc vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
- Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định.
- Hằng năm, Nhà nước chuyển một lần từ ngân sách nhà nước một khoản kinh phí vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định là
1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
mỗi tháng.
- Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều này.
Câu 41: Hãy nêu nhiệm vụ của cơ quan BHXH trong thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp?
1 ng
ười:
ngoc anh
Trả lời:
Nhiệm vụ của cơ quan BHXH trong thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; hướng dẫn thủ tục thu, chi bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp.
- Chi trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trî cÊp thất nghiệp.
- Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm thất nghiệp.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm thất nghiệp; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
- Định kỳ sáu tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp. Hằng năm, báo cáo Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về tình hình thực hiện thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
- Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp theo thẩm quyền.
-
Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro