Nghiền liệu
Hướng dẫn vận hành
công đoạn nghiền liệu
Tại phân xưởng
1 / Mục đích:
- Thực hiện các công việc kiểm tra, chuẩn bị, chạy thử, vận hành công đoạn nghiền nguyên liệu và các thiết bị liên quan tại phân xưởng.
- Để kiểm tra và giám sát trong quá trình vận hành.
- Làm tài liệu đào tạo cán bộ, công nhân vận hành công đoạn nghiền nguyên liệu và các thiết bị liên quan tại phân xưởng .
2/ Phạm vi áp dụng:
- áp dụng cho vận hành các hạng mục nghiền nguyên liệu và các hạng mục liên quan
- Ngoài ra, hướng dẫn này còn được bổ xung chi tiết bởi các hướng dẫn dầu mỡ bôi trơn trong phân xưởng, hướng dẫn vận hành buồng đốt phụ nghiền liệu,..
3/ chú giải:
Các từ viết tắt:
- ĐKTT : Điều khiển trung tâm
- CNVH : Công nhân vận hành
4. Tài liệu tham khảo
- Atox mill type for raw mill (Construction and operating principle, opetation and maintenance)
- Mill plant (Raw mill) - Process instruction
- Separator, RAR (For vertical mills, Erection, operation and maintenance)
5. Nội dung
5.1. Giới thiệu chung về công đoạn
Công đoạn nghiền liệu bao gồm các thiết bị chính sau:
- Máy nghiền đứng Atox 45:
+ Động cơ kiểu DSRAJ 7132-64F, Điện áp 6KV
+ Công suất: 2800 KW
+ Số vòng quay: 995 v/ph
+ Đường kính bàn nghiền danh nghĩa:4,5 m
+ Đường kính bàn nghiền ngoài: 5,05 m
+ Tốc độ bàn nghiền: 26,4 v/ph
+ Đường kính con lăn: 2,7 m
+ Chiều rộng con lăn: 0,9 m
+ Tốc độ khí phun vào: 45-55 m/s
- Phân ly khí động hiệu suất cao RAR
+Đường kính: 5,92 m
+ Chiều cao: 3,31 m
+ Khoảng điều chỉnh tốc độ: 38 -76 v/ph
- Hệ thống cấp liệu
- Quạt máy nghiền
- Hệ thống tuần hoàn vật liệu
- Hệ thống vận chuyển sản phẩm
- Máy nghiền liệu được thiết kế với năng suất 320 T/h, sản phẩm có độ mịn là 10% trên sàng Rơơ009, độ ẩm ? 0,5%.
- Nguyên liệu đầu vào:
+ Độ ẩm: <8%
+ Cỡ hạt: 0% >158 mm, 2% >138 mm
Nguyên liệu được vận chuyển từ kho đồng nhất đến các két chứa riêng biệt. Trừ nguyên liệu sét được vận chuyển từ kho lên băng tải chung 331.BC01
Từ các két chứa, nguyên liệu được tháo bằng cân tiếp liệu ở tỷ lệ yêu cầu của các điểm đặt cấp liệu. Nguyên liệu được vận chuyển vào máy nghiền bằng hệ thống cấp liệu, nguyên liệu vào máy nghiền qua cửa cấp liệu quay. Nguyên liệu được các thiết bị vận chuyển đưa vào bàn nghiền để nghiền mịn. Việc nghiền được thực hiện do lực nén ép và trà sát của con lăn lên bàn nghiền. Vật liệu được giữ trên bề mặt bàn nghiền bằng vòng chặn, chiều cao của vòng chặn được điều chỉnh theo quá trình nghiền tối ưu. Tại ngoại biên của bàn nghiền, vật liệu tràn qua vòng chặn và phân tán vào dòng khí nóng được thổi qua vòng vòi phun ở phía dưới bàn nghiền. Một số ít các hạt nguyên liệu có kích thước lớn có thể rơi qua vòng vòi phun. Phần vật liệu này được tuần hoàn lại máy nghiền để nghiền lại theo hệ thống tuần hoàn vật liệu.
Những hạt vật liệu đ• được nghiền mịn sẽ phân tán vào dòng khí và được đưa lên máy phân ly. ở máy phân ly có lắp các cánh dẫn hướng dọc theo chu vi của ro to để phân bố đều hỗn hợp khí + bụi dọc theo chu vi của phân ly. Những hạt vật liệu thô sẽ va đập vào cánh ro to và được hồi lưu trở lại máy nghiền để nghiền tiếp, phần hạt mịn có kích thước đạt yêu cầu sẽ theo dòng khí tới các cyclon lắng. Sản phẩm thu hồi được ở dưới đáy các cyclon được các thiết bị vận chuyển đưa tới si lô chứa bột liệu 361.SI01. Khí ra khỏi các cyclon được tuần hoàn lại máy nghiền, một phần dư được làm sạch trong lọc bụi tĩnh điện và thải ra ngoài môi trường. Tốc độ của rô to có thể điều chỉnh được để thu được sản phẩm có độ mịn đạt yêu cầu.
Khí thổi qua máy nghiền để sấy khô và vận chuyển nguyên liệu vào máy phân ly được tạo ra bởi quạt hút của hệ thống máy nghiền 341FN03 đặt giữa lọc bụi tĩnh điện chính và hệ thống cyclon lắng. Dòng khí được điều chỉnh bởi ống đo áp venturi đặt giữa cyclon và quạt máy nghiền.
5.2. Các bộ phận cơ khí chính của máy nghiền
5.2.1. Bàn nghiền :
Có dạng hình tròn dẹt, có tiết diện hình chữ Y để đảm bảo độ bền và độ cứng tối đa mà vẫn có trọng lượng toàn bộ tương đối nhẹ.
Tải trọng của bàn nghiền và áp lực nghiền được đỡ bằng gối đỡ bán thuỷ tĩnh. Trong gối đỡ này luôn có một màng dầu dầy do một bơm cao áp cung cấp, nên nó tránh được sự tiếp xúc trực tiếp của kim loại với kim loại ngay cả trong giai đoạn khởi động. Do vậy giảm được sự ăn mòn rất nhiều, đồng thời ma sát thấp cũng giảm tiêu thụ điện năng trong môtơ máy nghiền.
5.2.2. Hệ thống con lăn:
Ba con lăn nghiền hình trụ nối với nhau bởi một gông trung tâm; Ba trục của con lăn nằm ngang và cách đều nhau 1200 trên một bệ đỡ có thể di chuyển lên xuống được tại tâm của máy nghiền. Các ổ trục con lăn hình cầu được cố định bằng những vòng đệm hình nón để giảm độ giơ và tăng công suất tải.
Khi hệ thống con lăn được hạ xuống ( nhờ hệ thống bơm dầu và ba pittông thuỷ lực ), dưới tác dụng quay của bàn nghiền các con lăn sẽ tự quay quanh trục của nó. Lực nén ép, chà sát của các con lăn và mặt bàn nghiền sẽ làm cho vật liệu thô được nghiền mịn.
5.2.3. Tấm lót của con lăn và bàn nghiền:
Các tấm lót chịu mài mòn được lắp trên mặt bàn nghìên tương ứng với bán kính của bàn nghiền.
Các tấm lót của con lăn có thể đảo chiều trong trường hợp mòn không đều, do đó làm tăng tuổi thọ của tấm lót và giảm giá thành cho việc sửa chữa và bảo dưỡng.
5.2.4. áp lực nghiền:
áp lực nghiền được tạo ra do ba xylanh thuỷ lực, mỗi xylanh cho một con lăn. Hệ thống thuỷ lực ngoài tác dụng tạo ra áp lực nghiền nó còn có tác dụng nâng các con lăn lên khỏi mặt bàn nghiền khi máy nghiền bắt đầu hoạt động.
5.2.5. Cánh tay đòn ngẫu lực:
Có tác dụng làm giảm những rung động lớn của con lăn trong quá trình hoạt động, nó cũng có tác dụng giữ các con lăn cố định trên đường nghiền.
5.2.6. Vòng phun khí :
Có dạng hình vành khăn chạy xung quanh ngoại vi bàn nghiền và thân máy nghiền. Là nơi cung cấp khí nóng cho việc sấy khô vật liệu, nguồn cung cấp khí nóng từ khí thải lò hoặc lò đốt phụ 341.HG01.
5.2.7. Phân ly:
Phân ly RAR là loại phân ly khí động hiệu suất cao. Độ mịn của sản phẩm được điều chỉnh bởi tốc độ quay của roto phân ly, còn cánh dẫn hướng chỉ được điều chỉnh trong thời gian chạy thử.
5.2.8. Vành chặn :
Vành chặn được lắp xung quanh theo chu vi bàn nghiền, nó có chức năng giữ vật liệu nghiền trên đường nghiền để tạo lớp đệm nghiền có độ dầy nhất định để máy nghiền hoạt động có hiệu quả nhất.
Chiều cao vành chặn thường bằng 3% đường kính bàn nghiền và được xác định trong thời gian chạy thử.
5.2.9. Đo độ rung:
Thiết bị đo độ rung thường đặt ở chân đế của hộp giảm tốc.
5.3 - Hướng dẫn vận hành
5.3.1 - Khởi động công đoạn theo liên động từ phòng VHTT
5.3.1.1 - Các công việc kiểm tra để chuẩn bị đưa máy vào hoạt động:
Khi nhận được lệnh chuẩn bị chạy công đoạn của trưởng ca sản xuất, những người CNVH tại công đoạn phải làm các công việc sau đây:
- Kiểm tra đảm bảo các công việc sửa chữa, lắp đặt, thay thế, bảo dưỡng các thiết bị trong công đoạn và các thiết bị liên quan đến hệ thống vận hành đ• được hoàn thiện và đ• được chạy thử, kiểm tra đạt yêu cầu.
- Kiểm tra bên trong thiết bị phải không còn người nào.
- Lấy tất cả các dụng cụ, vật lạ ra khỏi máy.
- Các cửa sửa chữa, cửa kiểm tra... Phải đóng chặt lại và được làm kín.
- Kiểm tra két chứa nguyên liệu phải không ở mức thấp.
- Kiểm tra nguồn khí nén đủ yêu cầu kỹ thuật, đ• sẵn sàng cung cấp tới các van điều khiển bằng khí nén, các lọc bụi tay áo ...
- Đảm bảo nguồn nước cung cấp tới bộ làm mát dầu HGT máy nghiền, két nước của hệ thống phun nước vào trong máy nghiền đ• thông suốt và đ• sẵn sàng.
-Kiểm tra mức dầu bôi trơn HGT, dầu thuỷ lực, trong các bể chứa phải bảo đảm .
- Dầu nhiên liệu(M.F.O) tới buồng đốt phụ đ• sẵn sàng
- Các thiết bị, các bộ phận an toàn, bảo vệ phải lắp lại đầy đủ và đúng.
-Kiểm tra lại việc vệ sinh ở toàn bộ các máy móc, thiết bị các cầu thang, lan can ... trong khu vực làm việc đ• bảo đảm.
- Kiểm tra hệ thống bơm dầu bôi trơn HGT đ• sẵn sàng, các van tay ở đúng vị trí làm việc ).
- Kiểm tra hệ thống thuỷ lực đ• sẵn sàng vận hành.
- Xoá các báo động trong công đoạn theo yêu cầu của trưởng ca và VHTT.
- Nếu không có khí nóng từ hệ thống lò nung thì hệ thống lò đốt phụ được chuẩn bị sẵn sàng đưa vào vận hành.
- Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có bất cứ sự trục trặc nào thì đều phải xử lý ngay hoặc báo cho những người có trách nhiệm để xử lý ngay.
- Sau khi các công việc kiểm tra kết thúc, đảm bảo máy đ• sẵn sàng chạy thì báo cho Trưởng ca sản xuất để làm các thủ tục chạy lại công đoạn.
5.3.1.2.Khởi động công đoạn
Toàn bộ hệ thống thiết bị công đoạn được khởi động từ Phòng điều khiển trung tâm theo chương trình liên động đ• được đặt sẵn. Trình tự khởi động như sau:
Khi được toàn bộ công đoạn đ• sẵn sàng và được lệnh khởi động thì tiến hành khởi động công đoạn nghiền liệu theo trình tự sau:
+ Bước 1: Chạy nhóm 1 (341.CS01GRP 01)
Lựa chọn một trong hai gầu nâng 361.BE01M01 hoặc 361.BE03M01.
+ Bước 2: Chạy nhóm 2 (341.CS01GRP 02) - thiết bị vận chuyển tới gầu nâng
+ Bước 3: Chạy nhóm 3 (341.CS01GRP 03) - Quạt khí làm kín
+ Bước 4: Chạy nhóm 4 (341.CS01GRP 04) - Sấy dầu
+ Bước 5: nhóm 5, nhóm 6 (341.CS01GRP 05, 06) - Các thiết bị bôi trơn cho con lăn và hộp giảm tốc .
+ Bước 6: Chạy nhóm 7 (341.CS01GRP 07) - Chạy hệ thống thuỷ lực
Với việc lựa chọn con lăn tự động hạ theo chương trình
+ Bước 7: Chạy nhóm 8 (341.CS01GRP 08) - Quạt nghiền và phân ly
Khi nhóm 8 đ• khởi động xong phải đặt công suất của quạt 341.FN03M01 ở một giá trị phù hợp ( nhỏ hơn khi có tải ) và mở các van trước và sau quạt 341.FN03M01 để đảm bảo thông gió nhẹ cho máy nghiền.
Đặt tốc độ phân ly 341.SR01M01 khoảng 60-70 % ( căn cứ vào giá trị trước đó khi chạy cùng điều kiện tương tự )
* Chú ý:
Khi các van được mở thì khí nóng sẽ đi qua máy nghiền.
+ Bước 8: Chạy nhóm 9 (341.CS01GRP 09) - Tuần hoàn vật liệu
+ Bước 9: Chạy nhóm 10 (341.CS01GRP 10) - Mô tơ máy nghiền
+ Bước 10: Chạy nhóm 11 (341.CS01GRP 11) - Cấp liệu máy nghiền
+ Bước 11: Chạy nhóm 13 (341.CS01GRP 13) - Cấp nước máy nghiền
Nếu không đủ khí nóng từ khí thải lò thì tiến hành chạy thêm nhóm 14 (341.CS01GRP 14 - Lò đốt phụ) để bổ xung thêm khí nóng .
5.3.1.3 - Theo dõi trong quá trình VHTT khởi động hệ thống:
- Giám sát quá trình khởi động công đoạn nghiền liệu theo trình tự và hiệu lực vận hành trung tâm.
- Theo dõi hệ thống bôi trơn các ổ đỡ, hộp giảm tốc, hệ thống thuỷ lực máy nghiền xem có bị rò rỉ không, quan sát các thiết bị chỉ báo lưu lượng, áp suất, nhiệt độ để phối hợp với ĐKTT điều chỉnh kịp thời, phù hợp với các thông số của quá trình .
- Xem xét trạng thái hoạt động của động cơ điện, hộp giảm tốc, các máy nghiền, lọc bụi... nếu không bình thường phải báo cáo trưởng ca có biện pháp xử lý.
5.3.2. Các công việc kiểm tra và theo dõi khi công đoạn đang hoạt động:
Trong suốt quá trình khởi động và hoạt động bình thường của công đoạn thì CNVH phải làm những công việc sau:
-Theo dõi các thiết bị một cách liên tục cho đến khi thiết bị chắc chắn đ• hoạt động ổn định và tin cậy.
- Theo dõi những tiếng kêu và độ rung bất thường của thiết bị.
- Theo dõi nhiệt độ ở các ổ đỡ.
- Xem xét những chỗ thủng, dò dầu, khí, nước, hơi nước trên các đường ống dẫn, trên các thiết bị.
- Khắc phục và xử lý ngay các sự cố hoặc báo với trưởng ca để phối hợp với các bộ phận khác để xử lý.
- Tất cả những khả năng có thể gây nguy hiểm, mất an toàn cho người và thiết bị thì đều phải dừng máy ngay bằng công tác dừng khẩn cấp tại chỗ và xử lý hoặc phối hợp với các bộ phận khác để xử lý.
5.3.3 - Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và cách xử lý:
Trong phần này sẽ nêu ra một số sự cố chính ở trong công đoạn trong quá trình hoạt động:
5.3.3.1 áp suất quạt khí làm kín ổ trục con lăn nghiền thấp
* Nguyên nhân có thể:
- Do lọc khí bị tắc
- Tắc bẩn đường ống dẫn.
- Hở trên đường ống, khớp nối.
- Tốc độ quạt quá thấp hoặc rô to quạt quá mòn.
- Dụng cụ chỉ báo sai.
* Cách khắc phục:
- Vệ sinh các phần bị tắc, bẩn.
- Sửa chữa, thay thế chỗ bị hở.
- Thay thế hoặc điều chỉnh lại độ căng của đai chuyền hoặc sửa chữa, thay thế quạt nếu cần.
- Báo trực sửa chữa điện kiểm tra bộ phận chỉ báo.
5.3.3.2 - áp lực ép của hệ thống thuỷ lực nhỏ
* Nguyên nhân có thể :
- Bơm dầu thuỷ lực bị mòn hoặc hỏng.
- Độ nhớt dầu thuỷ lực quá thấp.
- Van an toàn không đóng do hỏng, do bị bẩn tích tụ.
- Van điều khiển hoặc một số van khác bị mở hoặc bị bám bẩn.
- Khớp nối với mô tơ dẫn động bị sai lệch hoặc hỏng.
- Thủng, hở gây chảy dầu trên đường ống.
* Cách khắc phục:
Dừng máy nghiền và hệ thống thuỷ lực để:
- Sửa chữa hoặc thay thế bơm.
- Thay thế dầu thuỷ lực.
- Vệ sinh, xác định chỗ hỏng hóc của van để sửa .
- Sửa chữa lại khớp nối hoặc mô tơ dẫn động.
- Sửa chữa hoặc thay thế chỗ đường ống bị hở, hỏng.
5.3.3.3 - Mức dầu trong bể thuỷ lực thấp
* Nguyên nhân có thể :
- Hở, thủng đường ống dẫn dầu.
- Bộ phận chỉ báo sai.
* Cách khắc phục :
- Dừng máy nghiền và hệ thống thuỷ lực để tháo dầu từ các bộ phận về bể chứa, sau đó:
- Bổ xung dầu tới mức quy định.
- Báo trực sửa chữa điện kiểm tra, xem xét bộ phận chỉ báthaapsd)
5.3.3.4 - Nhiệt độ dầu bôi trơn vào HGT quá cao
* Nguyên nhân có thể :
- Dầu bôi trơn bị quá lo•ng ( độ nhớt kém).
- Hỏng bộ làm mát dầu hoặc nước cấp vào bộ làm mát dầu không đủ.
- Bộ phận chỉ báo nhiệt độ bị sai.
* Cách khắc phục :
- Thay thế dầu bôi trơn.
- Sửa chữa, làm sạch bộ làm mát dầu, đường nước cấp tới bộ làm mát dầu .
- Báo trực sửa chữa điện kiểm tra, xem xét bộ phận chỉ báo.
5.3.3.5 - áp lực dầu bôi trơn đầu vào HGT quá thấp
* Nguyên nhân có thể :
- Bơm dầu bị hỏng.
- Tắc lọc dầu.
- Thủng, hở đường ống dầu bôi trơn.
- Dụng cụ chỉ báo sai.
* Cách khắc phục:
- Vệ sinh lọc bẩn.
- Dừng máy và sửa chữa đường ống bị dò, thủng
- Báo xưởng điện kiểm tra, sửa chữa bộ chỉ báo
5.3.3.6 - Độ rung máy nghiền lớn gây dừng máy nghiền
* Nguyên nhân:
- Do có vật lạ, vật liệu quá lớn lẫn vào
- Do vật liệu quá khô hoặc quá ẩm
- Do thông số vận hành không phù hợp
* Khắc phục:
- Thông báo cho VHTT kiểm tra lại các thông số vận hành và cố gắng khởi động lại.
- Dừng máy nghiền và làm các thủ tục an toàn để vào trong máy nghiền để kiểm tra.
- Kiểm tra lại than cấp vào máy nghiền
5.3.3.7 - Các sự cố khác trong công đoạn gây ra dừng máy nghiền
Các sự cố này có thể do thiết bị hoặc có thể do lỗi của người vận hành từ phòng VHTT. Do vậy, tuỳ vào những điều kiện cụ thể mà sẽ tìm nguyên nhân để khắc .
Các sự cố thường có :
- Trục trặc ở hệ thống cấp vật liệu thô vào máy nghiền.
- Dừng hệ thống vận chuyển bột liệu mịn.
- Dừng do độ rung tăng.
- Dừng quạt thông gió cho máy nghiền,...
5.3.4 Theo dõi, kiểm tra các thiết bị trong quá trình dừng
5.3.4.1. Trong quá trình dừng chủ động:
- Theo dõi thiết bị dừng theo trình tự và an toàn, phát hiện những trục trặc trong lúc dừng để xử lý.
- Khi các thiết bị trong công đoạn đ• dừng hẳn và an toàn thì báo với trưởng ca.
5.3.4.2 - Trong quá trình dừng do sự cố:
- Nhanh chóng kiểm tra nguyên nhân và khắc phục sự cố hoặc báo cho trưởng ca để phối hợp với các bộ phận khác cùng kiểm tra và khắc phục sự cố.
- Sau khi máy đ• được khắc phục, sửa chữa và đ• đủ điều kiện để sẵn sàng chạy lại thì báo cho trưởng ca và VHTT biết để làm thủ tục chạy máy trở lại.
5.3.4.3 - Trong trường hợp dừng do mất điện lưới:
Người vận hành công đoạn phải :
- Đóng các van tay chặn ở các đường dầu, khí, nước tới các thiết bị.
- Thực hiện các việc kiểm tra, điều chỉnh theo yêu cầu của người VHTT.
- Thực hiện các công việc kiểm tra khác và các việc bảo đảm an toàn cho hệ thống.
5.4 Vận hành tại chỗ thiết bị
Vận hành tại chỗ các thiết bị trong công đoạn nghiền liệu thực hiện trong lúc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa mà không thực hiện trong quá trình vận hành thông thường. Trong phần này nêu vân hành tại chỗ một số thiết bị chính trong công đoạn, các thiết bị khác xem hướng dẫn vận hành riêng.
5.4.1 - Nguyên tắc chung:
- Lấy tất cả các dụng cụ, vật lạ và đưa người ra khỏi thiết bị.
- Đóng nguồn điện, xoá các báo động nếu có.
- Kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết cho máy hoạt động: Dầu mỡ bôi trơn, các thiết bị an toàn, bảo vệ...
- Báo cho VHTT chuyển thiết bị về phương thức “vận hành tại chỗ”
- Chạy và dừng từng thiết bị riêng biệt từ công tắc vận hành tại chỗ ở dưới công đoạn của các thiết bị mà mình phụ trách bởi nút ấn vận hành tại chỗ.
- Kiểm tra tình trạng của các thiết bị để phát hiện ra những sai sót về điện, cơ khí, công nghệ để báo cáo với những người có trách nhiệm.
- Kết hợp với thợ sửa chữa Cơ khí, Điện, vận hành trung tâm để sửa chữa các thiết bị, các sự cố cho nhanh và hiệu quả.
- Theo dõi tình trạng của các thiết bị trong quá trình hoạt động. Sau khi chạy không tải chắc chắn an toàn và ổn định thì nâng dần tải hoặc phối hợp với VHTT nâng tải nếu có thể.
- Dừng máy sau khi đảm bảo máy chắc chắn vận hành tin cậy và ổn định bằng nút vận hành tại chỗ.
- Sau khi các công việc thực hiện xong, máy chắc chắn đ• hoạt động an toàn thì báo với VHTT để đưa máy về phương thức vận hành từ xa.
5.4.2 - Vận hành tại chỗ một số thiết bị:
5.4.2.1 - Vận hành tại chỗ quạt thông gió máy nghiền ( 341.FN03)
* Điều kiện khởi động:
- Các công việc sửa chữa đ• hoàn thành.
- Các cửa để kiểm tra và vệ sinh đ• được đóng kín.
- Mô tơ đ• được đóng điện.
- Van trước quạt 341.LD02 đóng hoàn toàn.
- Không còn bất cứ một báo động nào từ trung tâm.
- Chế độ vận hành đang ở ,, LOCAL MODE ,,.
* Cách thức vận hành:
- ấn vào nút START từ bảng điều khiển tại chỗ để chạy máy.
- ấn vào nút STOP từ bảng điều khiển tại chỗ để dừng máy.
Khi quạt đ• khởi động xong thì tiến hành đóng mở van trước quạt 341.LD02 tại VHTT và theo dõi xem có bị kẹt không và độ mở có đúng với chỉ thị ở trung tâm không.
* Theo dõi quá trình hoạt động:
- Theo dõi nhiệt độ các gối đỡ của quạt, hộp giảm tốc và nhiệt độ của cuộn dây.
- Theo dõi độ rung của các gối đỡ và hộp giảm tốc thường xuyên , sớm tìm ra nguyên nhân để xử lý kịp thời.
- Thường xuyên lắng nghe những tiếng ồn khác thường phát ra từ hộp quạt, gối đỡ, hộp giảm tốc để tìm biện pháp xử lý ngay hoặc báo ngay cho những người có trách nhiệm biết để sớm đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
- Thường xuyên theo dõi độ ổn định của các bu lông chân đế của động cơ và hộp giảm tốc để xử lý kịp thời.
5.4.2.2 - Vận hành tại chỗ quạt làm kín con lăn nghiền (341.FN02M01)
Trước khi chạy thử phải kiểm tra đầy đủ các điều kiện an toàn cũng như các điều kiện cho phép chạy thử tại chỗ.
Các công việc kiểm tra bao gồm:
+ Kiểm tra xem phần vải lọc ở đầu vào quạt có bị tắc hoặc hư hỏng không.
+ Kiểm tra đường ống xem có bị rò rỉ không.
+ Kiểm tra áp suất của quạt tạo ra có đáp ứng đủ so với yêu cầu thực tế không.
+ Lắng nghe xem có tiếng động khác thường phát ra từ quạt không.
Khi tiến hành kiểm tra phải tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn đ• quy định.
Khi phát hiện ra bất cứ một hiện tượng khác thường nào thì phải lập tức xử lý ngay hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để tìm những biện pháp xử lý kịp thời.
5.4.2.3 - Vận hành tại chỗ phân ly 341.SR01.M01
Trước khi chạy thử phải kiểm tra đầy đủ các điều kiện an toàn cũng như các điều kiện cho phép chạy thử tại chỗ.
Trước khi chạy thử cần kiểm tra sao cho:
- Các cánh hướng của phân ly đ• đặt ở vị trí đứng.
- Tất cả các dụng cụ dùng trong thời gian vận chuyển thiết bị đ• được lấy ra.
- Tất cả các dụng cụ đ• được lấy ra khỏi phân ly.
Thực hiện các quá trình kiểm tra trong thời gian chạy thử tại chỗ đó là:
+ Mức độ rung của phân ly là nhỏ để không có nguy cơ gây hư hỏng phân ly và các kết cấu xung quanh. Nếu mức độ rung là không thích hợp rô to cần phải được cân bằng động.
+ Nhiệt độ ổ đỡ không thay đổi và ở mức thấp hơn 700C tại tốc độ rô to max.
+ Van côn mở và đóng dễ dàng. Sau khi loại bỏ lò xo van phải nằm cân bằng thông qua duy nhất tác động của đối trọng. Sau khi điều này đạt được lò xo được lắp vào và trong suốt quá trình nó chỉ giữ vừa đủ để đóng van.
Phân ly được chạy thử khoảng 90 phút theo chương trình sau:
+ Chạy thử 30 phút ở tốc độ xấp xỉ 50% tốc độ max.
+ Chạy thử 30 phút ở tốc độ xấp xỉ 75% tốc độ max.
+ Chạy thử 30 phút ở tốc độ xấp xỉ tốc độ max.
Các công việc theo dõi và kiểm tra khi phân ly hoạt động:
+ Nhiệt độ ổ đỡ của phân ly.
+ Độ rung của phân ly.
+ Nhiệt độ hộp giảm tốc.
+ Tình trạng làm việc của hệ thống bôi trơn cho ổ đỡ của phân ly.
Khi tiến hành kiểm tra phải tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn đ• quy định.
Khi phát hiện ra bất cứ một hiện tượng khác thường nào thì phải lập tức xử lý ngay hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để tìm những biện pháp xử lý kịp thời.
5.4.2.4 - Vận hành tại chỗ máy nghiền 341.RM01.M01
* Điều kiện khởi động:
- Các công việc sửa chữa đ• hoàn thành.
- Các cửa để kiểm tra, sửa chữa và vệ sinh đ• được đóng kín.
- Thiết bị bôi trơn đ• hoạt động
- Quạt làm kín con lăn nghiền đ• hoạt động
- Mô tơ đ• được đóng điện.
- Không còn bất cứ một báo động nào từ trung tâm.
- Chế độ vận hành đang ở ,, LOCAL MODE ,,.
* Cách thức vận hành:
- ấn vào nút START từ bảng điều khiển tại chỗ để chạy máy.
- ấn vào nút STOP từ bảng điều khiển tại chỗ để dừng máy.
5.5/ Hướng dẫn bảo dưỡng dầu mỡ bôi trơn
(Các chi tiết cụ thể xem trong hướng dẫn bôi trơn các thiết bị trong phân xưởng)
6. Hồ sơ
TT Tên hồ sơ BM Nơi lưu trữ Thời gian lưu Phương pháp lưu
1
2
3 Lý lịch máy
Biên bản kiểm tra- máy thiết bị
Sổ giao ca vận hành XNL-LN- BM- 01
XNL-LN-BM- 02
XNL-LN-BM - 03 XNL-LN
XNL-LN
XNL-LN Theo máy
3 năm
3 năm Ngăn hồ sơ
Ngăn hồ sơ
Ngăn hồ sơ
7. Phụ lục
7.1/ Lý lịch máy : XNL – LN- BM-01
7.2/ Biên bản kiểm tra- máy thiết bị XNL –LN- BM-02
7.3/ Sổ giao ca vận hành : XNL – LN-BM-03
Tất cả các loại sổ trên được quản lý và lưu giữ tại văn phòng xưởng.
Hướng dẫn vận hành
lò đốt phụ nghiền liệu
Tại phân xưởng
1. Mục đích
- Hướng dẫn vận hành này quy định trình tự tiến hành các công việc: khởi động lò đốt phụ, kiểm tra theo dõi hoạt động, cách thức xử lý một số sự cố thường gặp,….
- Quy định này dùng làm tài liệu hướng dẫn, đào tạo công tác vận hành cho công nhân vận hành lò đốt phụ thuộc công đoạn nghiền liệu.
2. Phạm vi ứng dụng
- Quy định này được sử dụng cho công tác vận hành tại chỗ lò đốt phụ và những cá nhân khi làm việc có liên quan đến thiết bị này.
3. Chú giải
- CC: Central control - Điều khiển trung tâm.
- LC: Local control - Điều khiển tại chỗ.
- LT: Local test - Thử tại chỗ.
- ĐKTT: Điều khiển trung tâm
4. Tài liệu tham khảo
- heat generator hg-o heavy fuel oil - installation, operation and maintenance.
- heat generator b-hgo-01 (Electrical Documentation).
5. Nội dung
5.1. Giới thiệu chung
- Chức năng của lò đốt phụ 341.HG01 là một thiết bị gia nhiệt được thiết kế để cung cấp khí nóng làm tác nhân sấy cho máy nghiền liệu.
- Nhiên liệu dùng để cung cấp cho lò đốt phụ là dầu FO. Quá trình đốt được thực hiện trong hệ thống vòi đốt kết hợp với một lượng khí hoà trộn để tạo ra một hỗn hợp cháy dạng mù.
- Lượng khí cung cấp cho quá trình cháy lấy từ quạt M02 có van điều chỉnh lưu lượng M03. Trước khi dầu được phun vào buồng đốt dầu phải được gia nhiệt tới nhiệt độ 1200C.
- Lưu lượng dầu được phun vào vòi đốt được điều khiển bằng van mô tơ M01 và nó liên động với van đầu vào M03 để đảm bảo tỉ lệ khí và dầu hợp lý.
-Toàn bộ hệ thống được trang bị các thiết bị an toàn như: Hệ thống giám sát sự cháy, giám sát nhiệt độ, áp suất, các thiết bị đo nhiệt độ, áp suất ...
- Quá trình hoạt động của lò được điều khiển từ PCL với chương trình được lập sẵn hoặc từ phòng điều khiển trung tâm.
- Phương thức vận hành:
+ Vận hành liên động tại chỗ nhờ 01 Cabine đặt tại phân xưởng
+ Vận hành liên động từ xa.
+ Vận hành chạy riêng rẽ từng thiết bị tại phân xưởng; Phương thức này chỉ áp dụng chạy để kiểm tra thiết bị sau khi lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa hoặc khi xử lý sự cố.
5.2. Giới thiệu về Lò đốt phụ
5.2.1. Cấu tạo
5.2.1.1. Buồng đốt (05)
- Buồng đốt được trang bị lớp cách nhiệt bằng gạch chịu lửa và được lắp đặt trong vành gờ (06).
- Các nhánh ống nối tới buồng đốt gồm có: ống dẫn khí (07), thiết bị mồi lửa (03) và thiết bị giám sát ngọn lửa (01). Buồng đốt cũng được trang bị dòng khí làm mát cho cửa quan sát (04).
- Khí cháy được đưa vào buồng đốt bằng ống dẫn khí (07) và nó được tạo xoáy khi đi qua đĩa phân tán (22).
- Đĩa phân tán được hàn với ống bảo vệ (21) của vòi đốt và nó được lắp chặt với nắp (10) bằng chốt h•m (11).
5.2.1.2. Thiết bị mồi lửa (03)
Thiết bị mồi lửa có thể di chuyển ra vào so với vị trí của nó bằng xylanh khí nén.
- ống (02) dẫn khí làm mát tới thiết bị đánh lửa và cửa quan sát (04).
- Quạt (20) vận chuyển khí làm lạnh tới vòi đốt (13), thiết bị mồi lửa (03) và cửa quan sát (04).
5.2.1.3.Thiết bị giám sát ngọn lửa (01)
Thiết bị giám sát ngọn lửa nhờ tế bào kiểm tra ngọn lửa UV - Cell (8O). Trong quá trình vận hành nó được làm mát bằng khí nén được đưa vào từ đường ống (37). Nếu quá trình cung cấp khí nén bị gián đoạn thì van bi (79) sẽ tự động đóng lại, do đó tế bào giám sát ngọn lửa UV - Cell sẽ được bảo vệ khỏi bị quá nhiệt.
5.2.1.4. Quạt gió 1 (20)
Quạt bao gồm: Mô tơ, cửa ra được điều chỉnh bởi cơ cấu điều khiển phụ (18). Thiết bị đo áp suất trong ống (15) được đặt ở ngay đầu hút của quạt. Các giá trị này chuyển hoá thành các tín hiệu dòng thông qua thiết bị điều khiển. Thiết bị dẫn động bằng môtơ phụ (16) điều chỉnh cơ cấu dẫn hướng của van quạt.
5.2.1.5. Trạm phân phối nhiên liệu cháy (27) và thiết bị kết nối (36)
- Thiết bị phụ và các dụng cụ đo cho quá trình điều khiển khí nén và cung cấp dầu được lắp đặt tại trạm phân phối nhiên liệu cháy (27) và thiết bị kết nối (36).
- Từ thiết bị kết nối (36) dầu được đưa tới thiết bị phân phối nhiên liệu cháy (39) của vòi đốt thông qua ống dẫn (a). Nó đi qua van bi (45), lưới lọc (44), van điều khiển bằng động cơ (43) trước khi đưa tới thiết bị kết nối (36). Từ đây dầu được đi theo ống (53) và vào vòi đốt qua đường (39) thông qua van (42).
- Dầu phải được tuần hoàn liên tục để đảm bảo nhiệt độ yêu cầu trước khi nó tới vòi đốt.
- Từ thiết bị cung cấp nhiên liệu cháy cho vòi đốt một phần dầu được tuần hoàn qua ống (54) tới ống (b) và trở về thùng chứa.
- Dầu cấp cho quá trình cháy cũng được điều khiển bởi một van tiết lưu (50) được lắp trên đường hồi lưu tại trạm cấp nhiên liệu.
- Khi mới khởi động thiết bị ở trạng thái còn lạnh thì lượng dầu tuần hoàn có thể tăng lên bằng cách mở van (46) làm cho ống (a) và ống (b) thông nhau.
- Giá trị áp suất của dòng dầu vào được đo bằng áp kế (29). áp suất sau van điều khiển (43) được giám sát bằng đồng hồ áp suất (24).
- Nhiệt độ dầu trên đường tuần hoàn được hiển thị trên nhiệt kế (49) và nhiệt độ được giám sát bằng bộ ổn nhiệt (23).
5.2.1.6. Vòi đốt
Vòi đốt bao gồm thiết bị phân phối nhiên liệu cháy (39) và ống dẫn nhiên liệu cháy (13).
- Thiết bị phân phối nhiên liệu cháy (39) cho vòi đốt được lắp trong giá đỡ (08) của buồng đốt bởi giá treo di động (55), nó cho phép vòi đốt có thể di chuyển ra ngoài khi thay thế, sửa chữa. Vòi đốt và đầu ống đầu vào được liên kết với nhau thông qua khớp nối nhanh (58).
- Dầu đi tới vòi đốt qua van khí nén (42). áp suất dầu trên vòi đốt được đo bằng áp kế (40).
- ống dẫn nhiên liệu cháy (13) được giữ trong ống bảo vệ (21) bởi khớp nối nhanh (11).
- ống dẫn nhiên liệu cháy bao gồm: Kênh dẫn dầu (75), kênh dẫn khí nén (76), buồng trộn (77) và miệng phun (78).
- Từ thiết bị phân phối nhiên liệu cháy (39) dòng dầu đi qua ống dẫn dầu tới buồng trộn, tại đây nó gặp khí tạo mù được cấp vào thông qua ống (76). Dầu và khí sẽ hoà chộn với nhau và được đưa ra khỏi vòi phun qua các lỗ trên miệng phun ở dạng mù.
- Thiết bị điều chỉnh lượng khí nén cung cấp được lắp đặt phía sau thiết bị điều khiển dầu (27).
- Không khí được nạp vào qua đường ống (c) thông qua van bi (64) và bộ lọc (63) tới van điều áp (61). Sau van điều áp không khí được phân phối cho các mục đích khác nhau. Khí tạo mù được đi qua van tiết lưu (30) và van một chiều (31) tới vòi đốt nhờ ống nối (52).
- Khi vòi đốt không hoạt động thì van (42) được đóng lại, đồng thời van (41) mở ra để thổi khí vào để làm sạch vòi phun. Khí làm sạch được đưa vào qua van từ (59).
- Khí nén cung cấp cho thiết bị mồi lửa sẽ đi qua ống (33) tới xylanh của thiết bị mồi lửa.
- Khí cung cấp cho van (41), (42) và khí làm mát cho thiết bị giám sát ngọn lửa và cửa quan sát được phân phối từ cụm (32).
- Van tiết lưu (30) sẽ giữ ổn định tốc độ dòng khí, nó không thay đổi theo áp suất. Việc điều chỉnh dòng khí theo yêu cầu được thực hiện bằng vít (66).
5.2.2. Quá trình hoạt động
Lò đốt phụ có thể được khởi động tại chỗ hoặc từ bảng điều khiển trung tâm. Chương trình khởi động và làm sạch sau khi dừng được hướng dẫn chi tiết trong tài liệu về điện của lò đốt phụ. Việc tăng hoặc giảm năng suất của lò đốt phụ được thực hiện từ bảng điều khiển trung tâm, nhưng cũng có thể thực hiện được từ tại chỗ.
5.2.2.1. Trạm đốt
+ Đóng tất cả các van tay trên đường cung cấp dầu, khí nén.
+ Kiểm tra tất cả các vòi tiếp nối phải kín và trong trạng thái đang làm việc. Mở tất cả các van tay, đóng van (46) khi dầu nóng đi qua van.
5.2.2.2. Khí tạo mù
+ Kích hoạt ,, atomizing air, test ,, Xem tài liệu điện.
+ Điều chỉnh van (61) cho đến khi đồng hồ (26) chỉ 5.5 bar.
+ Điều chỉnh van tiết lưu (30) cho đến khi đồng hồ (40) chỉ 10% = 0.6 bar.
5.2.3.Bảo dưỡng
Sau 8000 giờ hoạt động thì thiết bị UV-cell phải được thay thế.
5.3. Giới thiệu về các trang màn hình của bảng điều khiển tại chỗ
5.3.1. Giới thiệu chung
Bảng điều khiển tại chỗ cho máy móc của FLS được trang bị với một màn hình điều khiển, nó hoạt động như thông tin kết nối giữa PLC và người vận hành. Chức năng của màn hình điều khiển là cho phép người vận hành điều khiển máy móc, giám sát các thiết bị, đưa ra giá trị mặc định, thực tế, kẻ đồ hoạ và thay đổi các giá trị. Mỗi trang trên màn hình có các chức năng khác nhau và nó phải được thiết kế bằng chương trình vận hành phù hợp cho thiết bị này. Chức năng trong vận hành được bảo vệ bằng Password để ngăn cấm những cá nhân không được phép xâm nhập vào.
Phác hoạ màn hình:
Hình ảnh phác hoạ được thiết kế như các hình ảnh chuẩn sử dụng chung cho toàn thiết bị công nghệ FLS với một màn hình điều khiển. Các hình ảnh sau luôn theo một kích cỡ giống nhau:
+ Trang danh mục chính.
+ Trang lựa chọn chế độ.
+ Trang báo động.
+ Hồ sơ báo động.
Các hình ảnh sau được thiết kế riêng cho thiết bị là:
+ Sơ đồ mimic.
+ Hình ảnh điều khiển.
+ Hình ảnh thông số.
- Trên đỉnh của tất cả các trang hình ảnh là thanh danh mục. Phía bên phải có hai thư mục: main menu và alarm. Từ hai thư mục này ta có thể truy nhập trực tiếp vào các trang màn hình khác nhau.
- Trên đỉnh của tất cả các trang hình ảnh là thanh danh mục với các chức năng sau:
+ Truy nhập trực tiếp vào trang danh mục chính và trang báo động.
+ Hiển thị báo động xuất hiện trên thiết bị (khi có báo động xuất hiện nó sẽ thay đổi màu của phím báo động thành màu đỏ).
+ Hiển thị chế độ làm việc thực tế (CC ''Central control'', LC ''Local control'' or LT ''Local test'' ).
- Chức năng bấm:
+ Chức năng bấm dựa trên cơ sở điểm nhậy.
+ Khu vực phím tiếp xúc nhậy được đưa ra như phím ấn và nó được kích hoạt khi có sự tiếp xúc.
- Chức năng bảo vệ màn hình:
+ Chức năng bảo vệ màn hình hoạt động nhằm kéo dài tuổi thọ của màn hình.
+ Sau 10 phút không có sự tiếp xúc vào màn hình thì chế độ bảo vệ màn hình sẽ làm việc. Màn hình sẽ khởi động trở lại khi có sự tiếp xúc.
5.3.2. Các trang màn hình
5.3.2.1. Trang màn hình chính: MAIN MENU
Màn hình điều khiển chính đưa ra các hình ảnh khác nhau có thể lựa chọn. Các hình ảnh được đưa ra thành các nhóm sau:
+ Lựa chọn: Truy cập tới màn hình lựa chọn chế độ.
+ Sơ đồ trực quan (Mimic): Truy cập đến màn hình sơ đồ trực quan.
+ Điều khiển: Truy cập đến các màn hình điều khiển.
+ Thông số: Truy nhập đến màn hình tham số (Vào thông qua password).
+ Tình trạng: Truy cập đến màn hình thông tin khác nhau.
Trên đầu tất cả các hình ảnh là thanh danh mục. Từ thanh danh mục này có thể lựa chọn tới các trang màn hình khác.
5.3.2.2. Chế độ vận hành: MODE OF OPERATION
Có 2 chế độ vận hành khác nhau có thể lựa chọn. Khi lựa chọn chế độ làm việc thực tế thì nó sẽ hiển thị trên đầu thanh danh mục và phím được lựa chọn sẽ bật màu xanh.
a- Chế độ điều khiển trung tâm
- Trong chế độ này thiết bị được điều khiển từ CCS (Central control system). Nó có nghĩa là từ CCS ta có thể khởi động, dừng và điều chỉnh các thông số của quá trình.
- Chế độ điều khiển trung tâm là chế độ mặc định, hệ thống sẽ thay đổi không điều kiện tới chế độ này khi tăng công suất.
- Di chuyển tín hiệu “ Local perssion” đưa chế độ LCP(Local control panel) về chế độ CCS từ chế độ kiểm tra tại chỗ.
- Trong chế độ CC (Central control) và với tín hiệu “ Permission to local adjust'' hiển thị thì có thể điều chỉnh các thiết bị tại chỗ. Tín hiệu chữ “ Local adjust “ sẽ xuất hiện cạnh phím '' Central control''.
b- Chế độ điều khiển tại chỗ
- Trong chế độ này hệ thống được điều khiển từ bảng điều khiển tại chỗ LCP.
- Trong chế độ này chỉ có thể được lựa chọn khi tín hiệu ''Local permission'' hiển thị.
c- Chế độ kiểm tra tại chỗ
- Trong chế độ này có thể thực hiện kiểm tra tại chỗ từng thiết bị.
- Chế độ này chỉ có thể lựa chọn khi tín hiệu “ Local permission “ hiển thị.
- Khi tín hiệu “ Local permission “ hiển thị thì phím Local test sẽ có màu xanh.
5.3.2.3. Sơ đồ mimic: Mimic b-hgo-01
Sơ đồ mimic là sơ đồ đơn giản hoá thiết bị như: Tình trạng của môtơ, van…
- Giá trị làm việc.
- Điểm báo động.
Sơ đồ mimic chỉ dùng cho việc giám sát quá trình.
- Môtơ và van từ sẽ bật sáng khi nó đang chạy hoặc được kích hoạt.
- Vị trí đóng/ mở của van sẽ thể hiện cho trạng thái làm việc hay không làm việc của van.
- Những van điều chỉnh được đưa ra với hiển thị khi đóng và lưu lượng dòng tại vị trí làm việc.
- Báo động trên tín hiệu số sẽ hiển thị bằng tín hiệu chữ và liên tục di chuyển.
VD: “F” dòng , “P” áp suất “T” nhiệt độ “U” thiết bị báo động , “X” phức tạp và “Z” vị trí. Khi không tồn tại báo động tín hiệu chữ biến mất.
- Trạng thái tín hiệu số được đưa ra theo cách giống nhau nhưng không di chuyển.
- Báo động trên tín hiệu tương tự đưa ra giá trị của thiết bị đo.
Từ màn hình sơ đồ mimic các dòng chữ sau có thể xuất hiện:
+ Đ• khởi động vòi đốt dầu.
+ Vòi đốt dầu trong chế độ vận hành.
+ Duy trì thời gian thông khí lưu.
+ Duy trì thời gian làm sạch khí lưu.
+ Duy trì thời gian làm mát.
+ Trình tự 1 (trong 4 bước).
+ Trình tự 2 (trong 10 bước).
+ Trình tự 3 (trong 7 bước).
5.3.2.4. Điều khiển tại chỗ sự cháy: Local control - Firing
Từ màn hình điều khiển sự cháy thì điểm đặt của van dầu có thể thay đổi được.
a- Điểm đặt van dầu
- Vị trí điểm đặt van dầu luôn luôn đưa ra điểm đặt thực tế của van dầu, không liên quan bởi chế độ điều khiển, nó có thể đưa vào từ LCP. Khi khởi động quá trình đốt cháy dầu thì vị trí của van dầu sẽ được đưa tới vị trí khởi động. Biểu tượng“ F” bên cạnh thanh điều khiển điểm đặt hiển thị giá trị làm việc tại thời điểm đó cho nên không thể thay đổi được. Ngay sau khi lò đốt phụ vận hành và tín hiệu điều khiển tại chỗ được gửi từ CCS thì biểu tượng “F” sẽ chuyển sang màu xanh và báo rằng có thể điều khiển tại chỗ được.
- Phạm vi hiển thị đưa ra điểm đặt làm việc khi lựa chọn thay đổi điểm đặt mới.
- Giá trị của điểm đặt có thể thay đổi ngay bằng cách ấn phím INC/ DEC.
- Khi những thay đổi đ• được thực hiện, ấn phím end thì sự lựa chọn sẽ biến mất.
b- Chênh lệch khí cháy
- Nếu sự chênh lệch giữa điểm đặt và giá trị dòng khí cháy vượt quá mức 1, thì sẽ có tín hiệu đưa ra để điều chỉnh van dầu để cho cân bằng. Quá trình điều khiển van dầu sẽ dừng thay đổi cho đến khi chênh lệch dòng khí nhỏ hơn mức 1.
- Nếu chênh lệch giữa điểm đặt và giá trị dòng khí cháy vượt quá chênh lệch mức 2 thì sẽ xuất hiện báo động và lò đốt phụ sẽ dừng sau 3 (s).
Thông số mức chênh lệch được đặt trong màn hình thông số “Combustion air parameter’’.
5.3.2.5. Điều khiển tại chỗ khí cháy: Local control - combustion air
- Từ màn hình điều khiển khí cháy, tổng lượng khí cháy có thể được điều khiển.
- Lượng khí cháy cần thiết được xác định bởi lưu lượng dầu làm việc (Xem đồ thị tuyến tính trong trang màn hình Oil pressure --> Air quantity).
a- Sự đồng nhất
Đồ thị tuyến tính dòng khí là một quá trình điều khiển tự động tỉ lệ dầu/ khí cháy. Việc tính toán dòng khí cháy dựa trên cơ sở lưu lượng dầu làm việc để lập biểu đồ “áp suất dầu và lượng khí cháy’’.
b- Vòng điều khiển PI cho khí cháy
Điều khiển dòng khí cháy là giữ cho khí cháy ổn định theo giá trị điểm đặt, bằng cách điều khiển vị trí của van đầu vào 461.HG01M03 của quạt khí cháy 461.HG01M02. Chức năng của chế độ này như sau:
- Chuyển đổi:
Biểu tượng “F’’ hiển thị để sử dụng khi điều chỉnh giá trị. Biểu tượng “F’’ xuất hiện bên cạnh các phím ON/OFF và AUTO/MAN.
- Khởi động Trong khi khởi động quá trình tuyến tính không kích hoạt và phím OFF bật sáng với biểu tượng “ F’’ hiển thị trước mặt là trạng thái tắt không thể thay đổi.
- Trong vận hành:
+ Khi lò đốt phụ vận hành sự đồng nhất lượng khí cháy/dầu giữ ở chế độ AUTO và phím ON sẽ bật sáng với biểu tượng “F’’ phía trước.
+ Vòng điều khiển PI sử dụng trong chế độ AUTO với biểu tượng “F’’ phía trước.
+ Điểm đặt được tính toán ngay từ đường đồng nhất.
+ Trong chế độ điều khiển tại chỗ biểu tượng “F’’ biến mất và sự đồng nhất có thể bật ON/OFF. Khi quá trình đồng nhất không hoạt động thì điểm đặt cho khí cháy có thể thay đổi. Phạm vi hiển thị đưa ra điểm đặt làm việc khi lựa chọn thay đổi điểm đặt mới.
+ Giá trị điểm đặt có thể tăng hoặc giảm ngay bằng cách ấn phím Inc/dec. Khi điều chỉnh đ• được thực hiện xong, ấn phím end thì các lựa chọn sẽ biến mất.
- Trong khi dừng:
Khi quá trình đồng nhất không làm việc và phím OFF bật sáng với biểu tượng “F’’ phía trước chỉ thị trạng thái OFF không thể thay đổi.
Vòng điều khiển PI sẽ đưa tới chế độ MAN với biểu tượng “F’’ phía trước. Giá trị đưa ra sẽ điều khiển van đầu vào tới vị trí mở Max và biểu tượng “F’’ sẽ xuất hiện bên cạnh thanh hiển thị giá trị.
5.3.2.6. Thử tại chỗ khí cháy: Local test - combustion air
- Từ màn hình kiểm tra khí cháy có thể kiểm tra được lượng khí cháy (Van đầu vào –M03).
- Chức năng trong màn hình này chỉ có thể sử dụng sau khi chế độ kiểm tra tại chỗ đ• được lựa chọn trên màn hình lựa chọn chế độ.
a- Vị trí van đầu vào
- Van đầu vào có thể di chuyển từ vị trí đóng tới vị trí mở lớn nhất bằng cách điều chỉnh giá trị ra của vòng điều khiển PI. Vòng điều khiển PI phải ở trong chế độ điều khiển bằng tay thì mới có thể thay đổi giá trị ra.
- Phạm vi hiển thị đưa ra điểm đặt làm việc khi lựa chọn thay đổi điểm đặt mới và sẽ bật sáng khi lựa chọn.
- Giá trị đưa ra có thể thay đổi ngay bằng cách ấn phím Inc/dec.
- Khi điều chỉnh đ• được thực hiện xong, ấn phím end thì sự lựa chọn sẽ biến mất.
b- Quạt khí cháy M02
Trong chế độ kiểm tra tại chỗ ta có thể khởi động/dừng quạt M02 bằng cách sử dụng bằng tay: ấn nút Start/Stop phía trước bảng điều khiển.
Chú ý: Quạt MO2 chỉ có thể khởi động nếu van đầu vào đóng.
5.3.2.7. Thử tại chỗ thiết bị mồi lửa: Local test –Igniter
Màn hình kiểm tra tại chỗ thiết bị mồi lửa để kiểm tra sự chuyển động và đánh lửa của thiết bị mồi lửa.
- Kiểm tra vị trí thanh mồi:
Khi van YO4 được kích hoạt thì thanh mồi lửa của thiết bị mồi lửa sẽ di chuyển tới vị trí IN.
- Kiểm tra sự đánh lửa của thiết bị mồi lửa:
Khi kích, hoạt thiết bị mồi lửa sẽ đánh lửa, nếu không dừng việc kiểm tra thì nó sẽ tự động dừng sau 30s.
5.3.2.8. Thử tại chỗ van dầu: Local test – Oil valve
Từ màn hình kiểm tra van dầu có thể thay đổi vị trí van dầu M01. Chức năng trên màn hình này chỉ có thể sử dụng sau khi đ• lựa chọn chế độ vận hành tại chỗ trên màn hình lựa chọn chế độ.
Điểm đặt của van dầu:
- Phạm vi hiển thị đưa ra điểm đặt làm việc khi lựa chọn thay đổi điểm đặt mới.
- Giá trị điểm đặt có thể thay đổi ngay bằng cách ấn phím Inc/dec.
- Khi đ• thực hiện việc điều chỉnh xong, ấn vào phím end để kết thúc sự lựa chọn.
5.3.2.9. Thử tại chỗ các van từ : Local test y01, y05 ? y03
Từ màn hình này có thể kiểm tra được các van từ cho khí tạo mù, khí làm sạch. Chức năng trên màn hình này chỉ có thể được sử dụng sau khi đ• lựa chọn chế độ vận hành tại chỗ trên màn hình lựa chọn chế độ.
Khí tạo mù:
Khi khí tạo mù được kiểm trathì van Y01 sẽ mở (Kích hoạt lại).
Làm sạch:
Khi kiểm tra quá trình làm sạch thì van:
YO1 sẽ mở ra ( Đ• kích hoạt lại).
YO3 sẽ mở ra ( YO3 đ• kích hoạt lại).
YO5 sẽ mở ra ( Đ• khích hoạt).
5.3.2.10. Tín hiệu số: CCS digital signals
Trên màn hình hiển thị trạng thái của tín hiệu số giữa bảng điều khiển tại chỗ (LCP) và hệ thống điều khiển trung tâm (CCS).
5.3.2.11. Tín hiệu tương tự: CCS analoque signal
Trên màn hình nó hiển thị trạng thái của tín hiệu tương tự giữa bảng điều khiển tại chỗ (LCP) và hệ thống điều khiển trung tâm (CCS).
5.3.2.12. Màn hình các thông số: Parameters
Khi nhập chính xác Password thì màn hình d•y thông số sẽ hiển thị. Màn hình này bao gồm tổng quan lựa chọn cho tất cả các màn hình thông số. Toàn bộ giá trị các thông số được đưa vào giống nhau. Để thay đổi các thông số đ• lựa chọn thì nhập các giá trị muốn thay đổi vào thông qua bàn phím.
Chức năng trên bàn phím như là chức năng của máy tính xách tay, khi kích hoạt vào phím ENTER trên bàn phím thì các giá trị được gửi tới bộ điều khiển PLC và những giá trị mới sẽ tức thời được liên động với quá trình làm việc.
Chú ý:
Hết sức cẩn thận khi thay đổi các giá trị mới và chỉ có thể thực hiện bởi người vận hành. Chú ý những giá trị giới hạn của các thông số bảo vệ để tránh đưa vào các thông số có giá trị sai.
5.3.2.13. Màn hình giới hạn báo động dầu: Oil alarm limits
Màn hình thông số này bao gồm các giới hạn báo động cho lò đốt phụ. Các giới hạn này được thay đổi phạm vi mong muốn khi xuất hiện bàn phím.
Giá trị mặc định Giới hạn
Khí tạo mù NO1PO1 Min 0,55 bar 0,00 ?1,00
Khí tạo mù NO1PO1 Max 0,85 bar 0,00 ?1,00
áp suất khí NO1PO1 Max 4,00bar 0,00 ? 6bar
5.3.2.14. Tỷ lệ dầu/ khí cháy: oil pressure? air quantity
- Trong màn hình này ta có thể thay đổi tỷ lệ giữa giá trị áp suất dầu và dòng khí.
- Giá trị áp suất dầu và dòng khí cần thiết là hàm số không tuyến tính. Trong màn hình này thì 5 toạ độ (X,Y) phải được đưa vào.
- Giá trị được sử dụng trong PLC cho nội suy.
Giá trị mặc định Giới hạn
X1 Y1 0,75 bar, 10% 0,00?6,00 bar, 0?100%
X2 Y2 1,75 bar, 25% 0,00?6,00 bar, 0?100%
X3 Y3 2,75 bar, 50% 0,00?6,00 bar, 0?100%
X4 Y4 3,75 bar, 75% 0,00?6,00 bar, 0?100%
X5 Y5 5,00 bar, 100% 0,00?6,00 bar, 0?100%
Đường cong đặc tuyến bắt đầu tại điểm (X0,Y0) là (0,60bar, 0%) nó không thể điều chỉnh từ CD (Control display).
5.3.2.15. Màn hình thông số khí cháy: Combustion air parameter
- Màn hình thông số bao gồm các giới hạn cho khí cháy.
- Các giới hạn được thay đổi bằng cách lựa chọn phạm vi mong muốn.
Giá trị mặc định Giới hạn
Báo động chênh lệch mức 1 5% 0 ? 100%
Báo động chênh lệch mức 2 10% 0 ? 100%
5.3.2.16. Thông số dầu khởi động/dừng: Start/stop parameters oil
- Màn hình thông số này bao gồm các giới hạn cho van dầu.
- Các giới hạn được thay đổi bằng cách lựa chọn phạm vi mong muốn.
Giá trị mặc định Giới hạn
Vị trí van dầu khởi động 25% 0 ? 100%
Vị trí van dầu nhỏ nhất 1% 0 ? 100%
Vị trí van dầu lớn nhất 99% 0 ? 100%
Thời gian làm sạch 120(s) 0 ? 300%
5.3.2.17. Thông số khí khởi động /dừng: Satrt/sop parameter air
- Màn hình thông số bao gồm các giới hạn cho quạt khí cháy.
- Giới hạn được thay đổi bằng cách lựa chọn phạm vi mong muốn.
Giá trị mặc định Giới hạn
Dòng khởi động 25% 0-100%
Dừng trễ 10 phút 10?240 phút
Vị trí đóng van đầu vào 1% 0-100%
5.3.2.18. Tổng quan tín hiệu CCS: Override CCS Signal
- Trong màn hình này có thể nhìn thấy tổng quan tín hiệu cho phép tại chỗ từ CCS.
Cho phép tại chỗ:
- Khi tín hiệu nhìn tổng quan có thể lựa chọn chế độ kiểm tra tại chỗ trừ khi nếu tín hiệu cho phép vận hành tại chỗ hiển thị từ CCS .
- Trong trường hợp này thiết bị chỉ có thể cho phép vận hành bởi người vận hành.
Lựa chọn phương pháp:
ấn nút “ Enable ” để kích hoạt chế độ tổng quan.
Không thể lựa chọn phương pháp.
ấn nút “ Reset “ để kích hoạt lại chế độ tổng quan.
5.4. Vận hành tại chỗ lò đốt phụ nghiền liệu 341.HG01
5.4.1. Chức năng của các thiết bị và các van chính trong sơ đồ điều khiển
+ B01: Thiết bị giám sát quá trình cháy.
+ D08: Thiết bị đánh lửa.
+ M01: Oil valve (Van điều chỉnh bằng môtơ)- Điều khiển lượng dầu tới vòi đốt. Khi lò đốt phụ nhận được lệnh khởi động, vị trí mở van ban đầu ở khoảng 10 ? 30%. Khi lò đốt phụ vận hành, vị trí của van dầu được khống chế độ mở van từ CCS hoặc LCP. Van dầu được điều chỉnh ở vị trí max khi quá trình cháy không hoạt động vì phải đảm bảo sự tuần hoàn của dầu.
+ M02: Quạt khí cháy - Quạt cung cấp khí cháy cho lò đốt phụ.
Quạt cũng sử dụng cho quá trình làm sạch trước khi hoạt động và làm lạnh sau khi dừng. Quạt chỉ có thể khởi động khi đóng van đầu vào (MO3).
+ M03: Mô tơ phụ của van đầu vào quạt khí cháy. Vị trí của van điều khiển lưu lượng khí cháy.
+ V02: Oil valve (Van đóng/mở, điều khiển bằng khí nén, mở khi đ• kích hoạt). Van mở thì dầu sẽ đi tới lò đốt phụ. Vì lý do an toàn không thể vận hành van này bằng tay, mà chỉ thông qua PLC. Van này được điều khiển bằng van từ Y02.
+ V03: Van khí làm sạch (Van đóng/mở, điều khiển bằng khí nén, đóng khi đ• kích hoạt). Van này mở khi cần làm sạch vòi phun dầu, nó được điều khiển bằng van từ Y03.
+ Y01: Van từ, đóng khi kích hoạt.
Van này điều khiển khí nén tới các van từ Y02, Y03, khí tạo mù, khí làm sạch tới UV - Cell và khí sạch tới lò đốt phụ.
+ Y02: Van từ, mở khi kích hoạt.
+ Y03: Van từ, mở khi kích hoạt.
+ Y04: Van từ, mở khi kích hoạt. Van này điều khiển sự di chuyển thiết bị mồi lửa. Thiết bị mồi lửa sẽ di chuyển khi được kích hoạt.
+ Y05: Van từ cho làm sạch, đóng lại khi được kích hoạt.
5.4.2. Điều kiện khởi động
- Tất cả các công việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đ• hoàn thành.
- Toàn bộ nguồn cung cấp cho tủ điều khiển, các động cơ của lò đốt phụ phải ở chế độ sẵn sàng.
- áp suất khí nén cung cấp phải lớn hơn 4,5 bar.
- Nhiệt độ dầu phải lớn hơn 1200C.
- áp suất dầu phải lớn hơn 5,5 bar.
- Các van phải đóng đúng ở vị trí sẵn sàng khởi động.
- Không còn bất cứ một báo động nào xuất hiện.
5.4.3. Trình tự khởi động lò đốt phụ tại chỗ
Trước khi khởi động vòi đốt phải sẵn sàng (tức là không có báo động ở hệ thống) và tất cả các liên động từ CCS phải đầy đủ.
Tất cả các thông số và các giới hạn phải được kiểm tra để đảm bảo các giá trị ban đầu đúng.
Quá trình khởi động được chia ra làm 3 trình tự:
+ Trình tự 1- Van dầu
+ Trình tự 2- Khí cháy
+ Trình tự 3- Sự đốt cháy của dầu
Khi có lệnh khởi động thì trình tự 1 và 2 có thể khởi động đồng thời.
5.4.3.1. Khởi động trình tự 1: Van dầu
Thứ tự các bước Tác động Phản hồi
Step 1.0 Khởi động trình tự 1
Đóng van dầu (về vị trí khởi động)
Van dầu trong vị trí khởi động
Step 1.1 Liên động tới bước 3 (sẵn sàng cho khởi động)
Vòi dừng
Step 1.2 Mở van dầu
Van dầu mở 100%
Step 1.3 Làm sạch trình tự
5.4.3.2. Khởi động trình tự 2: Khí cháy
Trình tự bước Tác động Phản hồi
Step 2.0 Khởi động trình tự 2
Đóng van trước quạt
Đặt PID về chế độ MAN
Van đầu vào ở vị trí đóng
Step 2.1 Khởi động quạt khí cháy
Quạt khí cháy khởi động xong sau 8 giây
Step 2.2 Mở van đầu vào 100%
Vị trí van đầu vào >75%
Step 2.3 Khởi động thời gian thông gió
Thời gian thông gió hoàn thành là 180 giây
Step 2.4 Đóng van đầu vào
Lưu lượng khí cháy=0%
Step 2.5 Đưa PID về chế độ AUTO
Đặt lưu lượng khí khi khởi động
Lưu lượng khí nhỏ hơn mức 1
Step 2.6 Liên động tới bước 3
Vòi dừng
Step 2.7 Mở van đầu vào 100%
Van đầu vào mở 100%
Step 2.8 Tiến tới làm máy
Làm mát
Step 2.9 Đóng van đầu vào
Van đầu vào ở vị trí đóng
Step 2.10 Làm sạch trình tự
5.4.3.3. Trình tự 3: Sự đốt cháy của dầu
Khi các bước trong trình tự 1 và 2 đ• hoàn thành thì trình tự 3 sẽ được kích hoạt.
Bước trình tự Tác động Phản hồi
Seq.1 step 1.1
Seq .2 step 2.6
Step3.0 Khởi động Steq.3
Khởi động ,,thời gian ổn định dòng,,
,,thời gian ổn định dòng,, hoàn thành sau 2 giây
Step3.1 Kích hoạt thiết bị đánh lửa di chuyển
Thiết bị đánh lửa ở vị trí ,,IN,,
Step3.2 Kích hoạt đánh lửa
Khởi động thời gian trễ đầu
Thời gian trễ dầu hoàn thành là 2 giây
Step3.3 Mở van dầu V02
Khởi động ,, Giám sát thời gian trễ,,
Mở van dầu
Phát hiện ngọn lửa
Thực hiện thời gian giám sát ngọn lửa
Step3.4 Kích hoạt lại sự đánh lửa
Đưa thiết bị đánh lửa ra ngoài
Khởi động độ ổn định thời gian
Độ ổn định thời gian hoàn thành sau 5 giây
Step3.5 Kích hoạt sự đồng nhất dầu/ khí
Khởi động sự sai lệch thời gian khởi động
Sai lệch thời gian khởi động hoàn thành sau 5 giây
Step3.6 Kích hoạt sự sai lệch của thiết bị giám sát
Khởi động thời gian trễ trong quá trình hoạt động
Hoàn thành trong 10 giây
Step3.7 Trình tự 3 được hoàn thành
Vòi đốt trong trạng thái hoạt động
Trong khi dừng trình tự, bước 1.2 và 2.7-8-9-10 thì nó được làm mát và làm sạch.
Lò đố phụ có thể khởi động lại ở bất cứ lúc nào nếu như các tình trạng khởi động của nó được đáp ứng đấy đủ.
Hoạt động bình thường
Trong quá trình hoạt động tổng lượng nhiệt của lò đốt phụ được điều khiển bởi sự thay đổi điểm đặt của vị trí van dầu.
Khi lượng dầu thay đổi thì hệ thống điều khiển sẽ tự động tính toán lượng khí cháy cần thiết để phù hợp cho quá trình cháy bởi vòng PI.
5.5. Khởi động Lò đốt phụ từ trung tâm
5.5.1. Điều kiện khởi động
+ Các công việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đ• hoàn thành.
+ Các thiết bị ở trong tình trạng sẵn sàng khởi động.
+ Chế độ vận hành đang ở chế độ vận hành từ trung tâm.
+ Không còn bất cứ một báo động nào xuất hiện trên màn hình điều khiển ở trung tâm.
5.5.2. Trình tự khởi động
+ Khi được sự đồng ý của trưởng ca dưới công đoạn thì người vận hành ĐKTT mới được phép khởi động trạm vòi đốt.
+ Khởi động nhóm 461.CS01GRP12- Heat Gererater.
5.5.3. Theo dõi và điều chỉnh trong quá trình hoạt động
+ Điều chỉnh vị trí của van dầu và các van gió tới vị trí phù hợp để đạt được một ngọn lửa có hình dạng phù hợp.
+ Điều chỉnh lưu lượng dầu hợp lý để khí nóng ra khỏi lò đốt phụ có nhiệt độ như mong muốn mà không gây hư hại đến lớp vật liệu chịu lửa bên trong.
5.5.4. Dừng trạm vòi đốt
+ Giảm dần lưu lượng dầu và khí tới vòi đốt.
+ Cắt hẳn dầu tới vòi đốt.
5.6. Vận hành thử tại chỗ
Khi muốn vận hành thử tại chỗ lò đốt phụ mà máy nghiền liệu không hoạt động thì khí nóng phải được đưa ra ngoài theo đường ống khói.
+ Thử tại chỗ khí cháy
Xem mục 5.3.2.6
+ Thử tại chỗ thiết bị mồi lửa
Xem mục 5.3.2.7
+ Thử tại chỗ van dầu
Xem mục 5.3.2.8
+ Thử tại chỗ van từ
Xem mục 5.3.2.9
5.7. Các sự cố thường gặp khi vận hành lò đốt phụ nghiền liệu
Các báo động sẽ được liệt kê ở trang báo động alarm list. Các báo đông được chia làm hai nhóm:
A1: alarm1- Cảnh báo trước.
A2: alarm2- Báo động và sẽ dừng thiết bị.
5.7.1. Báo động trước (A1)
Lỗi số:
01: A1 A01X42 Local permission override
04: A1 A01x44: Thay ắc qui PLC.
ắc qui trên PLC cần phải thay thế (Xem hướng dẫn PLC).
21: A1 D03T41 Nhiệt độ dầu < Min(1200C).
Nếu nhiệt độ dầu giảm xuống dưới mức phạm vi hoạt động tại bất kỳ thời gian nào thì sẽ xuất hiện báo động.
31: A1 N06B01 Lỗi đo lường
5.7.2. Báo động A2
Lỗi số:
00: A2 A01X41 Công tắc dừng khẩn cấp bị tác động.
05: A2 A01X45: Lỗi dừng truyền dữ kiện.
06: A2 D01P41: áp suất dầu < Min(5,5bar) (Khởi động liên động).
Khởi động liên động, áp suất dầu phải được sẵn sàng trước khi khởi động lò đốt. Báo động được ngắt trong khi vận hành. Báo động được đặt là 60 giây sau đó dừng buồng đốt.
07 : A2 D02P41: áp suất khí nén< Min(4,5bar).
Nếu áp suất khí giảm xuống dưới mức phạm vi hoạt động tại bất kỳ thời gian nào thì sẽ xuất hiện báo động.
08 : A2 N01P01 Khí tạo mù < Min(0,55bar).
Khi dầu đang cháy sau khi van Y01 mở thì khí được phun vào trong vòi đốt chậm nhất sau 8 giây áp suất phải đạt yêu cầu(>0,55bar), thiết bị báo động giám sát hoạt động từ khi bắt đầu hoạt động đến khi van dầu V02 mở.
Thiết bị báo động cũng giám sát hoạt động trong khi phun khí, thực hiện kiểm tra khi chọn chế độ kiểm tra tại chỗ. Giới hạn áp suất nhỏ nhất được đưa vào từ màn hình thông số.
09: A2 NO1PO1 Khí tạo mù > Max(0,85bar).
Sau khi van dầu VO2 mở sau 5 giây, nếu áp suất dầu tăng quá giới hạn đặt trước thí sẽ xuất hiện báo động.
10: A2 NO6B41 Lỗi sự cháy ( Không cháy).
Không phát hiện có ngọn lửa và van dầu VO2 đ• mở trong thời gian lớn hơn 4 - 8 giây.
11: A2 A01X80 Lỗi khởi động dằu
Không phát hiện có ngọn lửa sau khi có lệnh khởi động 300 giây.
12: A2 VO2Z 41/42 VO2 Vị trí van dầu.
Nếu van dầu không thay đổi vị trí trong 3 (s) sau khi có lệnh thực hiện mở hoặc đóng thì sẽ xuất hiện báo động.
13: A2 VO3 Z 41/42 VO3 Lỗi vị trí van khí.
Nếu van khí sạch không thay đổi vị trí trong 3 (s) sau khi thực hiện mở hoặc đóng thì xẽ xuất hiện báo động.
14: A2 DO4 DO5 Z 41 Lỗi vị trí thiết bị đánh lửa.
Nếu thiết bị mồi lửa không thay đổi vị trí trong 3 (s) sau khi có lệnh di chuyển thì xẽ xuất hiện báo động.
15: A2 DO8 C61 Lỗi đánh lửa sau.
Không có tín hiệu trở lại trong 2 giây sau khi thực hiện đánh lửa thì xuất hiện báo động.
16: A2 NO4 PO1 áp suất dầu > Max(4bar).
Khi dầu cháy đ• khở động và van V02 đ• mở, nếu áp suất dầu > giá trị max thì sẽ xuất hiện báo động. Mức báo động có thể điều chỉnh từ màn hình thông số.
17: A2 MO2 C41 MO2 Lỗi sẵn sàng.
18: A2 MO2 C61 MO2 Lỗi hồi lưu
19: A2 NO6 B42 Màn hình quan sát lửa cháy chưa sẵn sàng.
20: A2 AO1 X49 Chênh lệch khí cháy.
Nếu chênh lệch giữa thông số và giá trị dòng khí cháy vượt quá giới hạn trong màn hình thì sau 3 (s) lò đốt phụ phải dừng . Thiết bị giám sát chênh lệch phải làm việc khi lò đốt phụ vận hành. Trước khi mức 2 xảy ra thì dừng điều chỉnh dầu như mô tả trong tài liệu.
23: A2 MO3 D41 Lỗi van đầu vào.
Lỗi này được phát hiện trên thiết bị điều khiển van đầu vào.
28: A2 M01Z01 Lỗi đo lường
Tín hiệu analog về áp suất dài M01Z01 ngoài dải (4-20mA ? 10%).
29: A2 N01B01 Lỗi đo lường
Tín hiệu analog về áp suất dài N01B01 ngoài dải (4-20mA ? 10%).
30: A2 M03Z01 Lỗi đo lường
Tín hiệu analog về áp suất dàiM01Z01ngoài dải (4-20mA ? 10%).
31: A2 N06B01 Lỗi đo lường
Tín hiệu analog về áp suất dài N06B01 ngoài dải (4-20mA ? 10%).
32: A2 N02F01 Lỗi đo lường
Tín hiệu analog về áp suất dài N02F01 ngoài dải (4-20mA ? 10%).
Thông số giới hạn báo động Giá trị mặc định Giới hạn
áp suất dầu D01 P41 MIN 5,5 bar 1-10 bar
áp suất khí D02 P41 MIN 4,5 bar 0,0-8,0 bar
Nhiệt độ dầu D03 T41 MIN 1200C 1000C-2000C
---------------------@-----------------------
6. Hồ sơ
TT Tên hồ sơ BM Nơi lưu trữ Thời gian lưu Phương pháp lưu
1
2
Lý lịch máy
Sổ giao ca vận hành XNL-LN – BM- 01
XNL-LN – BM- 03
XNL-LN
XNL-LN
Theo máy
3 năm
Ngăn hồ sơ
Ngăn hồ sơ
7.phụ lục
7.1. phụ lục 01: Lý lịch máy (XNL-LN-BM-01)
7.2. phụ lục 02: Sổ giao ca vận hành (XNL-LN-BM-03)
Hướng dẫn vận hành
Cân định lượng máy nghiền liệu
Tại phân xưởng
1- Mục đích :
- Hướng dẫn vận hành và giám sát hoạt động tại chỗ đối với cấp liệu Dosimat và cân băng định lượng nhằm đảm bảo cho thiết bị hoạt động an toàn, năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- Làm cơ sở để bảo dưỡng ngăn ngừa khắc phục sự cố.
- Làm tài liệu giảng dạy, đào tạo cho công nhân vận hành tại Xưởng Nguyên liệu – Lò nung.
2- Phạm vi và đối tượng sử dụng :
2.1- Phạm vi áp dụng :
- Sử dụng cho vận hành và bảo dưỡng tại chỗ cấp liệu Dosimat và cân băng định lượng thuộc công đoạn Nguyên liệu – Lò nung.
2.2- Đối tượng sử dụng :
- Các Kỹ thuật viên, Trưởng ca sản xuất và công nhân vận hành công đoạn Nguyên liệu – Lò nung .
3- Chú giải :
Không có
4- Tài liệu tham khảo :
- Instruction manual Dosimat fieeder A2-130x3.4
- Instruction Dosimat fieeder R2/RH2-80x3.25 and 65x2
- Schenek
Weighers Type BMP and BEP.
- Rubber belts with textile plies
Splising by vulcanising
5- nội dung :
5.1- Đặc tính kỹ thuật:
+ Dosimat feeder R2/RH2-80-3.25 được dùng cho cấp liệu pyrite, silic.
- Kích thước vật liệu vào : ? 50mm.
- Một động cơ.
- Công suất : 0,75kW.
- Tốc độ: 150 – 3000 v/phút.
- Điện áp hoạt động: 400v.
- Hộp giảm tốc loại: RAAS511.
- Năng suất cân: (1,4 - 22) Tấn/giờ.
+ Dosimat feeder R2/RH2-80-3.25 được dùng cho cấp liệu silic.
- Kích thước vật liệu vào : ? 50mm.
- Một động cơ.
- Công suất: 1,1kW.
- Tốc độ: 150 – 3000 v/phút.
- Điện áp hoạt động: 400v.
- Hộp giảm tốc loại: RAAS511.
- Năng suất cân: (2,1 -33) Tấn/giờ.
+ Dosimat feeder A2-130x3.4 được dùng cho cấp liệu đá vôi.
- Kích thước vật liệu vào : ? 75mm.
- Hai động cơ DKF 100L
- Công suất: 2,2 kW.
- Điện áp hoạt động: 400v.
- Tốc độ: (150 – 3000) v/phút.
- Hộp giảm tốc kiểu: RAHS 510.
- Năng suất cân lDD : (34 - 337) Tấn/giờ.
- Xích cào loại: DOS-A2-130-3.4.
- Động cơ xích cào công suất : 0,75 kW.
* Băng cân 131.BW03 là cân định lượng đá vôi sau máy đập búa.
- Thông số kỹ thuật như sau :
+ Kích thước vật liệu vào : ? 70mm.
+ Chiều rộng băng cân: 1000mm.
+ Điện áp sử dụng : 220v.
+ Năng suất : (0 -1000 ) Tấn/giờ.
+ Cân loại : BEP -10.
+ Kiểu tế bào cân: PWS500.
* Băng cân 133.BW03 là cân định lượng sét sau khi ra khỏi máy cán sét:
- Thông số kỹ thuật như sau :
+ Kích thước vật liệu vào : ? 70mm.
+ Điện áp sử dụng : 220v.
+ Năng suất : (0 - 350) Tấn/giờ.
+ Chiều rộng: 1000mm.
+ Cân loại : BEP -10.
+ Kiểu tế bào cân: PWS300.
* Băng cân 153.BW03 có nhiệm vụ định lượng sét được cầu súc 153.RE01 súc từ các đống sét đổ lên băng tải 153.BC02 rồi vận chuyển tới băng cân 153.BC03.
- Thông số kỹ thuật của cân như sau:
+ Kích thước vật liệu vào : ? 70mm.
+ Điện áp sử dụng : 220v.
+ Năng suất: (0 – 175)Tấn/giờ.
+ Chiều rộng: 800mm.
+ Cân loại : PMP - 08.
+ Kiểu tế bào cân: RT 0,33.
* Băng cân 224.BW01 là cân định lượng các loại nguyên, nhiên liệu trước khi đi vào kho tổng hợp 224.
+ Kích thước vật liệu vào : ? 70mm.
+ Điện áp sử dụng: 220v.
+ Năng suất : (0 - 400) Tấn/giờ.
+ Chiều rộng: 1000mm.
+ Cân loại : BEP - 10.
+ Kiểu tế bào cân: PWS300.
* Băng cân 224.BW01 là cân định lượng pyrite và silic từ kho tổng hợp 224 lên các két chứa tương ứng 331.BI02 và 331.BI03.
+ Kích thước vật liệu vào : ? 70mm.
+ Điện áp sử dụng: 220v.
+ Năng suất : (0 - 350) Tấn/giờ.
+ Chiều rộng: 800mm.
+ Cân loại : BEP - 08.
+ Kiểu tế bào cân: PWS300.
5.2- Nguyên lý hoạt động:
Nguyên liệu từ các két chứa riêng biệt hoặc từ các thiết bị vận chuyển trước nó được đổ lên bề mặt băng cân, nhờ chuyển động quay của động cơ qua hộp giảm tốc truyền chuyển động tới tang chủ động làm cho vật liệu được di chuyển từ đầu băng tới cuối băng cân. Cuối cùng vật liệu được đổ xuống băng tải qua các thiết bị vận chuyển đi tới máy nghiền.
Tế bào cân được đặt trên băng cân nhằm định lượng vật liệu đi qua cân.
Từ hai dữ kiện :
- Tốc độ của băng tải : ? m/giờ ?
- Khối lượng vật liệu trên một mét chiều dài : ? Tấn/m ?.
Sẽ có được năng suất của cân : ? Tấn/giờ ?.
5.3- Hướng dẫn vận hành:
5.3.1- Chuẩn bị khởi động máy:
Trước khi khởi động công nhân vận hành phải kiểm tra các vấn đề sau:
+ Các thiết bị riêng lẻ phải đảm bảo an toàn và sẵn sàng cho khởi động.
+ Tại khu vực thiết bị làm việc, đặc biệt là khoảng diện tích thiết bị làm việc tuyệt đối không có gì gây cản trở tới công việc vận hành.
+ Kiểm tra các thiết bị để loại trừ hỏng hóc :
- Kiểm tra và điều chỉnh lượng dầu bôi trơn cho xích truyền động phải đầy đủ .
- Quan sát các thiết bị được đặt trong hộp kín.
- Kiểm các trụ đỡ, gối tựa...các công tắc an toàn và các thiết bị chiếu sáng phải đầy đủ.
- Các thiết bị điều khiển (công tắc, nút ấn...) phải đầy đủ và đúng vị trí.
- Kiểm tra các bộ phận quay, các chi tiết của băng, vệ sinh bụi bẩn, dầu mỡ vật liệu ...vương v•i trên sàn nhà, mặt băng...
- Các phần nguy hiểm phải có đầy đủ các thiết bị che chắn.
- Kiểm tra xem cuối băng cân có thông thoáng không.
- Đóng chặt tất cả các cửa và lỗ quan sát.
- Tháo toàn bộ các ghi chặn ở đáy két chứa và để vào nơi quy định.
+ Khi các công việc kiểm tra đ• kết thúc, các báo động đ• xoá hết... Người công nhân vận hành cân định lượng báo cho Trưởng ca công đoạn hoặc người Phụ trách công đoạn rằng : “Thiết bị đ• sẵn sàng cho khởi động“.
5.3.2- Khởi động:
Tuỳ theo yêu cầu thực tế của cấp liệu Phòng Công nghệ - Trung tâm chạy cấp liệu Dosimat và cân băng cấp liệu sét 153.BW03 với năng suất điểm đặt. Các cụm băng cân cũng được khởi động theo chương trình đ• định sẵn trong phần mềm điều khiển.
Công nhân vận hành phải theo dõi quá trình khởi động từ Trung tâm xem các thiết bị có được khởi động đúng trình tự không.
5.3.3- Khi thiết bị làm việc:
Trong quá trình hoạt động của thiết bị công nhân vận hành phải thường xuyên kiểm tra:
- Nhiệt độ của các ổ trục động cơ, khi nhiệt cao bất thường phải báo Trung tâm dừng máy để kiểm tra, tránh hỏng do quá nhiệt.
- Thường xuyên theo dõi tiếng kêu của động cơ, nếu khác thường mà chưa rõ nguyên nhân phải dừng ngay để kiểm tra sau đó mới chạy lại.
- Kiểm tra sự rò rỉ của dầu bôi trơn.
5.3.4- Dừng thiết bị:
5.3.4.1- Dừng chủ động :
- Thiết bị sẽ được dừng từ Phòng Công nghệ - Trung tâm theo quy trình dừng chủ động.
- Trong quá trình dừng thiết bị từ Phòng Công nghệ - Trung tâm công nhân vận hành tại chỗ phải theo dõi quá trình dừng các thiết bị theo trình tự, độ trễ thời gian của các thiết bị lọc bụi và vận chuyển.
5.3.4.2- Dừng sự cố:
+ Chỉ được dừng trong các trường hợp sau.
- Nguy hiểm tới tính mạng con người.
- Thiết bị sau các thiết bị định lượng làm việc không tốt, có thể gây ùn tắc vật liệu.
+ Sau khi dừng và sửa chữa xong Trưởng ca sản xuất hoặc người phụ trách công đoạn báo cho vận hành Trung tâm khởi động lại thiết bị theo quy trình khởi động.
Chú ý : Khi cần dừng máy để sửa chữa, bảo dưỡng phải đóng hết các ghi ở đáy két cân và sau đó chạy hết liệu trên mặt băng và yêu cầu thợ điện cắt nguồn điện động lực cung cấp vào thiết bị và phải thực hiện đúng theo quy định an toàn.
5.3.5- Kiểm tra sau khi dừng:
Ngoài việc kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ, khi dừng thiết bị người công nhân vận hành phải kiểm tra bổ xung các vấn đề sau:
- Bảo dưỡng cả cụm hoặc từng phần .
- Vệ sinh sạch sẽ vật liệu trên mặt băng, bụi bẩn trên sàn thao tác...
- Tra dầu mỡ, vệ sinh chi tiết máy.
- Kiểm tra các thiết bị che chắn xem có còn đủ độ an toàn không.
- Kiểm tra dầu cho bộ truyền động, làm kín nếu có hiện tượng rò rỉ, bổ xung dầu nếu thiếu...
- Bảo quản bên ngoài của bộ dẫn động: Vệ sinh sạch sẽ, duy trì lớp bảo vệ, bảo dưỡng các mối ghép, mối dán, kiểm tra vỏ hộp, vỏ bọc...
5.3.6 - Một số hỏng hóc, nguyên nhân và cách khắc phục:
Hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục
Thiết bị đang hoạt động bị dừng hoặc đang khởi động thì bị ngắt - Hỏng giám sát tốc độ.
- Cân bị kẹt - Kiểm tra ,lau sạch nếu cần thay mới.
- Loại bỏ vật gây kẹt,tắc.
Máy tự dừng khi đang vận hành - Công tắc khẩn cấp đ• làm việc
- Môtơ bị nhảy nguồn.
- Khớp nối mở ra.
- Thiết bị báo mức ngắt.
- Xoá lỗi công tắc .
- Kiểm tra vòng bi mô tơ, các thiết bị quay của động cơ.
- Loại bỏ quá tải, kẹt tắc.
- Kiểm tra lại mức dầu.
- Loại bỏ quá đầy hoặc cấp liệu lệch.
Con lăn không tiếp xúc với ray - Băng chạy không thẳng.
- Chốt xích bị mòn.
- Ray bị nghiêng.
- Căn chỉnh.
- Căn chỉnh.
- Nắn thẳng hoặc thay ray.
5.3.7- Bảo dưỡng:
- Toàn bộ thiết bị: Trong trạng thái luôn luôn sạch.
- Băng tải xích, vỏ bảo vệ các chi tiết: Kiểm tra điều kiện làm việc hàng năm.
- Cấp liệu tấm: Kiểm tra điều kiện làm việc hàng tháng.
- Xích gạt liệu: Bôi trơn hai lần trong tháng.
- Hộp bánh răng:
+ Kiểm tra sự rò rỉ dầu bôi trơn: Hàng ngày.
+ Kiểm tra mức dầu khi dừng: Hàng tuần.
- Môtơ: Khi dừng máy thì tiến hành kiểm tra các mối nối, đường điện : hàng tháng
6- hồ sơ
TT Tên hồ sơ Biểu mẫu Nơi lưu trữ Thời gian lưu Phương pháp lưu
1
2
3 Lý lịch máy
Biên bản kiểm tra- máy thiết bị
Sổ giao ca vận hành XNL-LN-BM- 01
XNL-LN-BM- 02
XNL-LN-BM- 03 XNL-LN
XNL-LN
XNL-LN
Theo máy
3 năm
3 năm Ngăn hồ sơ
Ngăn hồ sơ
Ngăn hồ sơ
7- Phụ lục
7.1 Phụ lục 01: Sổ giao ca XNL-LN-BM01
7.2 Phụ lục 02: Biên bản kiểm tra- máy thiết bị XNL-LN–BM- 02
7.3 Phụ lục 03: Sổ giao ca vận hành XNL-LN–BM- 03
Tất cả các loại sổ trên được quản lý và lưu giữ tại văn phòng Xưởng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro