bao 4.6bao 4.6
Nhiều nhà đầu tư mới đang nhắm đến Việt Nam
"Doanh nghiệp Trung Đông, Mỹ và châu Âu có khả năng trở thành những đối tác lớn của Việt Nam, bên cạnh các nhà đầu tư truyền thống từ châu Á", ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định.
TS. Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Đầu tư nước ngoài (MPI). Ảnh: NC
- Trong những tháng đầu năm, Mỹ dẫn đầu về nguồn vốn đăng ký. Ông nghĩ sao về khả năng có sự thay đổi về thứ hạng những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam?
- Trước nay, nhà đầu tư phần nhiều là từ các nước và lãnh thổ châu Á như Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan. Vốn đăng ký từ doanh nghiệp Mỹ trong 5 tháng đầu năm tăng mạnh và họ trở thành đối tác lớn nhất do có một dự án lớn tăng vốn tại phía Nam. Hiện cũng chưa thể khẳng định đã có tín hiệu là đầu tư từ Mỹ sẽ nhảy vọt và họ trở thành đối tác lớn nhất.
Tôi vừa xúc tiến đầu tư từ Thụy Sĩ về và thấy rằng doanh nghiệp ở đây rất quan tâm đến Việt Nam. Trong thời gian qua nhiều đoàn từ Đức, Pháp, Thụy Sĩ dồn dập sang để tìm hiểu. Có thể họ thấy Việt Nam có tiềm năng, và họ cũng đang tìm những điểm đầu tư mới như một lối thoát an toàn cho nguồn vốn. Hiện các nhà đầu tư châu Á cũng đang đẩy mạnh đầu tư. Hy vọng trong các năm tới, sẽ có nhiều đối tác có khả năng trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
- Còn về khả năng thu hút các nhà đầu tư Trung Đông, những người tỏ ra rất quan tâm đến khu vực duyên hải miền Trung, thưa ông?
- Một số dự án nhỏ của các nhà đầu tư Trung Đông đã được cấp phép và bắt đầu triển khai. Còn các dự án lớn đang được xem xét, trong đó có các khu đô thị lớn. Việc cấp phép các khu đô thị cần phù hợp với quy hoạch, vì hiện quản lý các khu đô thị cũng là một điểm nóng ở Việt Nam. Chúng ta cũng không nên gấp rút cấp phép cho các dự án này. Nhà đầu tư từ Trung Đông là các đối tác mới và nhiều tiềm năng, và chúng tôi đang tập trung để thu hút. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư tại Trung Đông.
- Trong những tháng đầu năm, nền kinh tế có dấu hiệu khan hiếm ngoại tệ. Ông đánh giá như thế nào về mối liên quan tới việc giải ngân vốn FDI những tháng qua rất thấp?
- Trong 5 tháng đầu năm, ước tính số vốn FDI giải ngân được là 2,8 tỷ USD, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Cả năm 2008 Việt Nam giải ngân được 11,5 tỷ USD, trừ đi phía Việt Nam thì vốn từ phía nhà đầu tư nước ngoài là 10 tỷ USD. Nhưng việc tạm thời thiếu hụt ngoại tệ có nhiều nguyên nhân, ví dụ liên quan đến thanh toán quốc tế, chứ không chỉ giải ngân chậm.
Theo kế hoạch, vốn giải ngân của năm nay là 9 tỷ USD, và vẫn có khả năng bằng năm ngoái. Nhưng việc thực hiện như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào phía Việt Nam, bởi rào cản lớn nhất vẫn là các thủ tục chậm trễ. Đây là thực tiễn từ nhiều năm nay nhưng chưa được giải quyết triệt để. Nếu có thêm nhiều đất "sạch" thì giải ngân sẽ nhanh hơn.
- Hiện rất nhiều dự án lớn được cấp phép rồi "án binh bất động". Ông nghĩ sao về những rủi ro khi khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn hạn chế, trong khi con số đăng ký lại quá cao?
- Với Việt Nam hiện nay, vốn đăng ký 20-25 tỷ USD và nền kinh tế hấp thụ được 10 tỷ USD là phù hợp với cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực trong nước. Theo tôi, khoảng cách giữa vốn đăng ký và giải ngân khoảng 15-20 tỷ USD là hợp lý. Mức chênh lệch như năm 2008 với 64 tỷ USD đăng ký và 11,5 tỷ USD giải ngân đúng là quá lớn.
Nhưng xét ở một khía cạnh khác, đó cũng là điều đáng mừng. Các dự án được cấp phép trong năm 2008 phần nhiều là dự án lớn trong trung và dài hạn. Như vậy, Việt Nam có các dự án "của ăn của để", như một cách dự trữ cho các năm sau. Hơn nữa, với các dự án lớn và dài hơi như lọc hóa dầu Nghi Sơn, không phải dự án nào Việt Nam có đủ lực để thực hiện.
.................
Số liệu kinh tế tồi hơn dự báo, chứng khoán thế giới thoái lui
Bảng điện tử các sàn giao dịch từ châu Âu đến châu Mỹ ngập sâu trong sắc đỏ sau những thông tin kinh tế không sáng sủa được công bố. Chứng khoán châu Á may mắn vẫn giữ được màu xanh.
Chứng khoán châu Âu điều chỉnh trên diện rộng trước áp lực tháo hàng mạnh mẽ của giới đầu tư đối với nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng và năng lượng. Thông tin kinh tế vĩ mô đáng thất vọng đến từ bờ kia Đại Tây Dương dội vào những hy vọng mong manh về khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục trượt sâu, đặc biệt là các ngân hàng Anh. Giá cổ phiếu Barclays lao dốc 5% và sau 2 ngày mất điểm, mã cổ phiếu này tụt 16% do thông tin cổ đông lớn nhất Abu Dhabi tháo chạy khỏi ngân hàng. Cổ phiếu ngân hàng Deutsche Bank (Đức) và UBS (Thụy Sĩ) rớt giá trong biên độ từ 3,9% đến 4,2% giá trị.
Cùng ngày, Cơ quan thống kê EU cho hay, GDP khu vực Eurozone trong quý I tăng trưởng âm 2,5% so với quý IV năm ngoái - mức suy thoái mạnh nhất kể từ khi chỉ số này được thu thập và phân tích năm 1995.
Chỉ số chứng khoán khu vực DJ Stoxx 600 bốc hơi 2% giá trị, xuống ngưỡng 209,94 điểm trên thị trường London. Đây là phiên điều chỉnh mạnh nhất của chỉ số này trong 3 tuần giao dịch.
Bảng điện tử 18 thị trường chứng khoán khu vực châu Âu cùng đồng loạt chìm sâu vào sắc đỏ. Hai chỉ số đầu tàu FTSE 100 của Anh và CAC 40 của Pháp cùng mất điểm mạnh với biên độ trên 2,1% giá trị. Chứng khoán Italy xuống 1,9%, trong khi đó, chỉ số DAX 30 của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, điều chỉnh hạ 1,7%, dừng tại 5.054,53 điểm.
Phố Wall cũng bị nhấn chìm bởi mưa tin xấu. Đóng cửa thị trường, chỉ số Dow Jones Industrial tuột 65,63 điểm, tương ứng 0,8%, chốt ở ngưỡng 8.675,24 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite điều chỉnh xuống 0,6%, còn 1.825,92 điểm. Standard & Poor 500 sau khi leo lên mức điểm cao nhất trong 7 tháng phiên giao dịch trước đó, đã đi xuống với đà giảm dẫn đầu toàn thị trường 12,98 điểm (1,4%), xuống 931,76 điểm. Trên thị trường New York, cứ 7 mã cổ phiếu xuống giá, mới có 2 mã tăng.
Sắc xanh chỉ tồn tại chóng vánh trên bảng điện tử phố Wall sau khi Bộ Thương mại nước này cho biết, số đơn đặt hàng tại các nhà máy trong tháng 5 đã tăng khá 0,7% so với tháng 4, bất chấp mức tăng chỉ bằng 70% dự đoán của giới phân tích. Tháng 5, chỉ số tổng hợp nguồn cung nguyên liệu (ISM) của Mỹ nhích nhẹ từ 43,7 điểm trong tháng 4 lên 44 điểm. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn ở dưới mức chuẩn 50 điểm và điều đó cho thấy quy mô sản xuất nền kinh tế vẫn tiếp tục bị thu hẹp.
Tuy nhiên, thị trường rơi vào đà giảm điểm sâu ngay sau phát biểu của Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang (FED)tại cuộc họp của các nhà làm luật thị trường tại Quốc hội: "Mức bội chi ngân sách lớn như hiện nay của Mỹ sẽ đe dọa tính ổn định của sức khỏe ngành tài chính và nếu Bộ Tài chính muốn tiếp tục duy trì và đảm bảo khả năng thanh toán của Chính phủ như trong giai đoạn hiện tại, thì sẽ không thể không chấp nhận một cuộc đua tăng lãi suất mới do các trái chủ yêu cầu đối với trái phiếu kho bạc mà cơ quan này phát hành".
Trước đó, hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor khuyến cáo, nếu tiếp tục duy trì đà phát hành trái phiếu vay nợ như hiện nay, Chính phủ Mỹ sẽ phải gánh chịu khoản nợ lên đến 100% tổng GDP chỉ trong 5 năm tới.
Cổ phiếu khối các công ty xây dựng giảm nhiều nhất, trên 4% trong tổng số 10 nhóm ngành trên chỉ số S&P. Thị trường bất động sản Mỹ chưa kịp ấm lên sau thông tin doanh số nhà qua sử dụng trao tay tăng 6,7% trong tháng 4, công bố hôm thứ ba, đã nguội lạnh sau khi Hiệp hội Ngân hàng Mỹ cho hay, số hồ sơ tín dụng được xét duyệt cho vay mua bất động sản giảm 16% trong tuần trước, xuống 658,7. Dẫn đầu mức trượt 6,6% đến từ mã cổ phiếu 2 nhà thầu Toll Brothers Inc và Hovnanian Enterprises Inc, khi cả hai cùng công bố mức thua lỗ nặng quý thứ hai liên tiếp.
Nền kinh tế Australia tăng trưởng cao giúp chứng khoán châu Á có phiên tăng điểm trên diện rộng. Chỉ số MSCI châu Á tiến thêm 0,5%, lên ngưỡng 104,84 điểm, trên thị trường Tokyo. Thống kê sau 4 ngày thăng hoa, chỉ số này đã tích lũy được 4,7% giá trị.
Theo Cơ quan thống kê Australia, GDP của nước này trong quý I/2009 đã tăng trưởng 0,4%, sau khi tăng âm 0,4% trong quý IV năm ngoái. Trước đó, giới phân tích dự báo nền kinh tế Australia sẽ không phát đi tín hiệu phục hồi trong quý I và tăng trưởng ở mức âm 0,2%.
Sắc xanh chiếm ưu thế chủ đạo trên các hàn thử biểu chứng khoán phiên này. Hai chỉ số Kospi của Hàn Quốc và Straits Times của Singapore nhích lên trong biên độ từ 0,1% đến 0,3% giá trị. Tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 ghi thêm được 37,36 điểm, tương ứng 0,4%, leo lên ngưỡng 9.741,67 điểm. Chứng khoán Hong Kong và Australia cùng tăng điểm trong biên độ từ 1% đến 1,6%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục bật mạnh 2%, sau khi các tín hiệu lạc quan từ khối doanh nghiệp phát đi cho thấy gói kích cầu 585 tỷ đôla đang phát huy hiệu quả rõ rệt.
.....................
Ngân hàng Trung Quốc hay Mỹ mạnh hơn?
Các ngân hàng Trung Quốc và Ấn Độ đang ngày một lớn mạnh và bành trướng. Theo tính toán, tài chính châu Á đang ở vị thế an toàn hơn nhiều so với châu Âu và Mỹ.
Chi nhánh Bank of China tại Thượng Hải. Ảnh: Time
Năm ngoái, lợi nhuận ròng của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc tăng 10% bất chấp suy thoái tài chính, đạt 11,9 tỷ USD. Cùng thời gian đó, khi vẫn còn giữ 19% cổ phần của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Bank of America chỉ thu được 4 tỷ USD, giảm 73% lợi nhuận so với 2007,
Do đó, điều dễ hiểu là tháng 5 vừa rồi, Bank of America bán 5,8% cổ phần của họ tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc lấy 7,3 tỷ USD. Khủng hoảng tài chính đã giáng đòn mạnh vào bộ máy tài chính lớn nhất nước Mỹ. Đầu tháng 5, chính quyền Barack Obama yêu cầu Bank of America huy động 33,9 tỷ USD nhằm chống chọi với suy thoái. Trong khi đó, các ngân hàng Trung Quốc lại đang trong thời kỳ ăn nên làm ra khi kinh tế nước này tiếp tục tăng trưởng.
Những đại gia tài chính hùng mạnh của Mỹ như Bank of America hay Citicorp đều đang khốn đốn. Tài sản ngày càng kiệt quệ khiến họ phải rút dần khỏi thị trường ngoài nước. Ngược lại, ngân hàng mang quốc tịch Trung Quốc và Ấn Độ, vốn ít được biết đến bên ngoài biên giới, nay hoàn toàn có cơ hội bành trướng ra toàn cầu.
Liệu Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, hay Bank of China có thực sự mong muốn và có thực hiện kế hoạch bành trướng hay không là một câu hỏi chưa lời đáp. Tuy nhiên, rõ ràng những số liệu kinh doanh gần đây cho thấy cơ hội đang ở trong tay họ.
Mới đây, Ngân hàng Nomura từ Nhật Bản, nơi mua lại chi nhánh châu Á của ngân hàng Mỹ Lehman Brothers, đã công bố một báo cáo so sánh tài sản của nhiều ngân hàng trên thế giới, và phát hiện ra nhiều thay đổi quan trọng. Một nhân tố nói lên sự khác biệt trong báo cáo của Nomura là tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Tỷ lệ này càng cao, nguy cơ sụp đổ tài chính càng lớn.
Để tính toán tỷ lệ đòn bẩy tài chính, Nomura lấy tài sản hữu hình của ngân hàng (bao gồm các khoản nợ, không tính tài sản vô hình như uy tín) đem chia cho vốn hữu hình của ngân hàng. Tỷ lệ đạt được của phép chia với số liệu của hệ thống ngân hàng Mỹ là 24,8. Paul Schulte, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Nomura cho rằng đây là một con số đáng lo ngại. Kết quả của phép tính tương tự, sử dụng số liệu hồi 1993 - nhiều năm trước khi bong bóng tài sản bị thổi phồng - chỉ là 20. Để đưa tỷ lệ trên trở về mức an toàn, Nomura cho rằng các ngân hàng Mỹ phải giảm ít nhất 2,8 nghìn tỷ USD trong khối tài sản hữu hình, bằng cách bán bớt chi nhánh hay tài sản, hoặc huy động thêm ít nhất 141 tỷ USD tiền vốn.
Tình hình tại châu Âu còn tồi tệ hơn với tỷ lệ giữa tài sản hữu hình và vốn là 40,5. Nomura khuyên các nhà băng châu Âu bán đi 9,7 nghìn tỷ USD tài sản hoặc huy động 485 tỷ USD tiền vốn, nhằm đưa tỷ lệ về dưới 20. Ngân hàng Royal Bank of Scotland, với tỷ lệ cao 39,3, bắt đầu rơi vào khủng hoảng từ năm ngoái. Ngân hàng này phải cho đóng cửa nhiều hoạt động bán lẻ và thương mại tại châu Á. CEO của ngân hàng, ông Stephen Hester gần đây tuyên bố kế hoạch thành lập và rao bán một chi nhánh mới sở hữu 477 tỷ USD trong số tài sản của RBS.
Những người có khả năng mua khối tài sản trị giá 477 tỷ USD vào thời điểm này chỉ có thể là đại gia mới nổi từ châu Á, theo nhận định của Nomura. Các ngân hàng châu Á đang có tỷ lệ tài sản hữu hình trên vốn ở mức rất an toàn. Tỷ lệ của Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Hàn Quốc lần lượt là 15,8, 14,3, 11,6 và 16,7.
Trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, châu Á nay tự tin chống chọi trong suy thoái với nhiều kinh nghiệm và sức mạnh trong tay. Họ hoàn toàn có khả năng mua lại những món tài sản mà các ngân hàng phương Tây buộc phải nhả ra để huy động vốn. Đặc biệt, ngân hàng mang quốc tịch Trung Quốc đang chiếm ưu thế nhờ tăng trưởng GDP của nước này được duy trì ở mức cao đáng nể. Với tỷ lệ đòn bẩy tài chính ở mức 14, Bank of China thu được 9,7 tỷ USD lợi nhuận trong năm 2008.
Hiện tại Trung Quốc đang tập trung vào châu Á và các thị trường mới nổi, đặc biệt là những nơi ngành thương mại nước này muốn bành trướng. Năm 2007, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) mua 20% cổ phần tại Ngân hàng Standard Bank, nhà cho vay lớn nhất của Nam Phi với giá 5,6 tỷ USD. Các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh làm ăn với châu Phi trong các lĩnh vực như dầu thô, vàng, đồng và các kim loại khác. Người ta cho rằng ICBC cũng đang nhòm ngó khối tài sản tại châu Á của Ngân hàng Royal Bank of Scotland.
Nhiều vụ mua bán mới sẽ diễn ra tại phương Tây, khi các ngân hàng đang muốn dần từ bỏ các hoạt động tại nước ngoài để chuyên tâm vào thị trường trong nước. Tuy nhiên, đến một ngày nào đó khi dần lấy lại phong độ và tái thiết chiến dịch mở rộng, họ sẽ nhận ra miếng bánh toàn cầu không còn dọn sẵn cho mình nữa.
................
Sự thật và giai thoại chuyện tình Marilyn Monroe
Cuộc hôn nhân giữa nhan sắc huyền thoại nước Mỹ và nhà viết kịch hàng đầu Arthur Miller là tâm điểm bàn tán của dư luận hàng thập kỷ qua. Trong đó, có những sự thật chưa từng được tiết lộ và không ít chuyện chỉ là bịa đặt.
Mới đây, tác giả Jefferey Meyers vừa ra mắt cuốn sách The Genius and The Goddess phơi bày nhiều chuyện riêng tư trong cuộc hôn nhân cuối cùng của minh tinh Marilyn Monroe.
Marilyn Monroe gặp Arthur Miller năm 1951, qua sự giới thiệu của đạo diễn Elia Kazan - người mà cũng như bao kẻ khác - đá cô đi như một quả bóng sau khi đã chán chường chăn gối. Khi mới gặp nhau, cặp trai tài gái sắc cũng tự "đánh bóng" hình ảnh mình trước người khác. Marilyn từng kể với Kazan rằng, người tình trước của cô - Johnny Hyde - đã chết trên giường bệnh, miệng vẫn gọi tên cô. Còn Marilyn không thể đến bên anh vì người ta không cho cô vào phòng. Thực tế, Jeffrey Meyers khẳng định, khi Hyde chết ở Palm Springs, Mỹ, người đẹp đang mải mê mua sắm ở Tijuana, Mexico. Marilyn đã sáng tác ra câu chuyện ấy không chỉ để kể với Kazan mà còn kể với cả Miller.
Nụ cười rạng rỡ của Marilyn một thời gian sau khi cưới. Ảnh: Dailynews.
Tuy nhiên, Miller đã mê mẩn nhan sắc của Monroe ngay từ lần gặp đầu tiên. Đàn ông yêu bằng mắt. Ông chẳng mấy để tâm đến những lời cô nói. Hôm đó, ông tần mần vân vê ngón chân cái của cô trong khi hai người nói chuyện. Sau này, Marilyn kể lại với thầy dạy diễn xuất của mình rằng: "Ông có nhìn thấy ngón chân tôi không - ngón chân cái này này? Ôi, anh ấy đã ngồi, nắm lấy nó và chúng tôi nhìn vào mắt nhau hầu như cả buổi tối". Lần này, nữ diễn viên lại "sáng tác", nhưng cấp độ hư cấu vừa phải hơn.* Những hình ảnh đẹp của Marilyn Monroe
Nhưng có vẻ như, họ hợp đôi. Marilyn mê nhà văn và tỏ ra hứng thú tìm hiểu các tác phẩm văn học. Minh tinh thậm chí còn được miêu tả là đã đọc say mê những nhà văn như Thomas Paine, Rainer Maria Rilke và Dostoevsky. Nhưng theo những ghi chép của Miller về sau, vợ ông hiếm khi đọc hết được một cuốn sách. Marilyn vốn không sáng dạ lắm. Đạo diễn Laurence Olivier từng nhận xét, dạy Marilyn diễn xuất chẳng khác nào dạy một con khỉ học tiếng Urdu.
Họ có vẻ là một cặp lý tưởng... Ảnh: Dailynews.
Bên cạnh tính cách màu mè thường thấy ở các diễn viên, Marilyn, trong cuốn sách của Jefferey Meyers là một người đẹp đáng thương. Là đứa trẻ mồ côi, bị lạm dụng tình dục, bị dụ dỗ sử dụng ma túy, Marilyn có lúc đã thả trôi cuộc sống của mình. Người đẹp từng tự nhận mình là một "con điếm hết thời" với "bộ ngực đồ sộ".
Lúc quyết định cưới Miller, ngôi sao nổi tiếng đã nghĩ đến một cuộc sống gia đình ổn định và an phận với vai trò làm vợ, làm mẹ.
Miller từng kể với Meyers rằng, vợ ông thú nhận: "Em ghét Hollywood, em không muốn ở đó chút nào nữa. Em muốn sống yên bình ở đồng quê và có mặt bất cứ lúc nào anh cần em".
Nhưng trải qua 3 cuộc hôn nhân, 7 lần tự tử hụt, cuối cùng, Marilyn cũng tìm được đến cái chết, giải thoát mọi bế tắc của cuộc đời mình ở tuổi 36.
Nhưng cuộc hôn nhân chỉ kéo dài 5 năm. Ảnh: Dailynews.
Đó là những sự thật được tiết lộ trong cuốn sách mới. Còn dưới đây là hai câu chuyện được khẳng định là bịa đặt nhưng lại thường xuyên được nhắc đến khi đề cập đến Marilyn.
Chuyện thứ nhất kể về lần đầu tiên Miller đưa người yêu về ra mắt mẹ. Khi Marilyn vào nhà vệ sinh trong căn hộ nhỏ của bà, cô đã vặn vòi nước thật to, vì sợ mọi người nghe thấy những tiếng róc rách "chẳng đặng đừng" của mình.
Bà mẹ già của Miller ở ngoài nói với con trai: "Cô gái con đưa về đẹp đấy. Nhưng cô ấy 'xả nước' như ngựa ấy nhỉ?".
Chuyện bịa thứ hai dựa trên sự khập khiễng của đôi vợ chồng. Người ta kể rằng, Marilyn thường mơ màng nói với Miller: "Chúng ta phải sinh con anh ạ. Hãy tưởng tượng xem, đứa trẻ sẽ có nhan sắc của em và trí thông minh của anh". Miller đáp lại: "Thế sẽ ra sao nếu nó có nhan sắc của anh và trí thông minh của em".
.................
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro