Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

bao 13

Ông Võ Hồng Phúc: 'Chính sách kích cầu đã bấm đúng huyệt'

Trong hơn một giờ đồng hồ, 2 Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư và Tài chính cùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thay nhau trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về hiệu quả và hệ lụy có thể phát sinh của chính sách kích cầu. > 'Lạm phát có cơ trở lại vào cuối năm' Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc. Ảnh: Hoàng Hà

Chiều 12/6, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đăng đàn trước Quốc hội để trả lời chất vấn về các vấn đề kinh tế vĩ mô như kích cầu, lạm phát, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tái cấu trúc nền kinh tế. Song được quan tâm nhất vẫn là hiệu quả và hệ lụy của kích cầu, trong đó có lạm phát.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Minh (Ninh Thuận) nêu ra sự vênh nhau về giá trị của gói kích cầu, khi báo cáo của Chính phủ cho biết, quy mô là 145.000 tỷ đồng, tương đương 8 tỷ USD. Nhưng theo Ủy ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội, thì giá trị gói này có thể lên đến 9 tỷ USD, tương đương gần 10% GDP.

Dù theo số liệu nào, thì so với GDP, quy mô gói kích cầu của Việt Nam cũng rất lớn. Ông dẫn chứng, gói kích cầu của Mỹ bằng 4,8% GDP, Trung Quốc 4,4%, Nhật 2,2% và nước láng giềng Thái Lan là 1,1%. "Cơ sở nào để đưa ra gói kích cầu lớn như vậy?", ông Minh đặt câu hỏi.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc không đưa ra câu trả lời trực tiếp. Ông cho biết, gói kích cầu của Việt Nam là đa mục tiêu. "Khi đưa ra gói này thì rất nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng là để cứu ngân hàng. Nhưng vấn đề là phải cứu doanh nghiệp, và doanh nghiệp duy trì được sản xuất thì mới có tăng trưởng và công ăn việc làm", ông Phúc nói.

Người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư gọi chính sách kích cầu thông qua lãi suất là cách làm "bấm đúng huyệt", nhằm giải quyết vấn đề cốt lõi đối với doanh nghiệp trong nước. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam phần lớn không có vốn, hoạt động đều dựa vào vốn vay. Khi đưa ra gói kích cầu, giảm lãi suất, không chỉ doanh nghiệp, mà cả ngân hàng cũng được lợi.

Tác dụng phụ của gói kích cầu được các đại biểu đặc biệt quan tâm. Đại biểu Trần Du Lịch (TP HCM) băn khoăn, Bộ Kế hoạch - Đầu tư có đề xuất Chính phủ nghiên cứu về phản ứng phụ hay không. Trong buổi trả lời chất vất, lần đầu tiên tính "cào bằng" của chính sách kích cầu được thừa nhận.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: "Chúng ta phải làm như vậy thôi, nếu đưa nhiều mức lãi suất thì rất nguy hiểm. Như vậy sẽ làm rối hệ thống quản lý, sẽ có sơ hở cho tham nhũng. Hiện doanh nghiệp có sản xuất, có kinh doanh thì 4% là chấp nhận được và không cào bằng. Còn đối với những doanh nghiệp khó khăn đặc biệt thì Chính phủ có chính sách riêng để hỗ trợ. Vấn đề là tỷ lệ lãi suất như thế nào cho hợp lý."

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: "Theo chúng tôi, đấy là cách làm nhanh mà thích hợp. Đến nay cũng chưa xảy ra vấn đề gì phức tạp."

Đại biểu Nguyễn Ngọc Minh thì thẳng thắn: "Lượng tiền tung ra xã hội rất lớn, cùng với các chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng, bội chi ngân sách tăng cao. Chính phủ có lường hết khả năng tái lạm phát không ? Và nếu có, đã sẵn sàng biện pháp gì để ngăn chặn?"

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khẳng định: "Chúng tôi đã lường trước tất cả phản ứng phụ. Chúng ta không để cho hiện tượng như cuối năm 2007 xảy ra". Theo người đứng đầu Bộ Kế hoạch - Đầu tư, hiện các cơ quan theo dõi một số chỉ số, gồm dư nợ tín dụng của nền kinh tế, giá các mặt hàng trên thế giới, và quan trọng hơn cả là tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toán (M2). Ông cho biết, trong 5 tháng vừa qua, tổng phương tiện thanh toán tăng 14,67% và Chính phủ đang khống chế tỷ lệ này.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu bổ sung thông tin cho người đồng cấp: "Năm 2009, chúng tôi mới sử dụng 43% số tiền phát hành mới mà Chính phủ phê duyệt, đến nay chúng tôi quản lý rất chặt chẽ". Theo quan sát của ông Giàu, các nước đều điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nới lỏng, nhưng đến giờ chưa nơi nào có lạm phát phức tạp. Việc tăng giá xăng dầu thêm 1.000 đồng mỗi lít mới đây, theo ông, cũng chưa có tác động lập tức.

Còn Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng, việc huy động vốn sẽ phải kết hợp giữa lãi suất ngân hàng và lãi suất trái phiếu Chính phủ để hút tiền trong lưu thông. "Chúng tôi tin rằng, với những giải pháp đồng bộ, năm nay có khả năng kiềm chế giá tăng không quá 10%", ông Ninh nói.

Về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, trong đề án này sẽ có 8 khía cạnh cần xem xét, gồm mô hình kinh tế, cơ cấu ngành, cơ cấu doanh nghiệp, thị trường, thể chế kinh tế, nhân lực, cơ cấu vùng miền, và quan trọng hơn cả là cơ cấu đầu tư.

Sáng 13/6, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc sẽ tiếp tục trả lời một số chất vấn của đại biểu Quốc hội.

................. 'Lạm phát có cơ trở lại vào cuối năm'

Phần lớn đại biểu Quốc hội đồng tình với việc điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng cả năm xuống 5%, song lo ngại về mức bội chi ngân sách lớn và nguy cơ lạm phát quay trở lại vào cuối năm.

Hôm nay là ngày thảo luận đầu tiên của Quốc hội về báo cáo tình hình kinh tế 2008 và những tháng đầu năm 2009, đồng thời xem xét đề xuất của Chính phủ điều chỉnh một số mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội cả năm. Đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường hôm nay. Ảnh: TTXVN.

Đại biểu Trần Hồng Việt (Hậu Giang) phân tích về những vấn đề kinh tế năm 2009 dựa trên kinh nghiệm thực tế khi tiếp xúc cử tri tại địa phương. Vào cùng thời điểm này năm 2008, người dân than thở rất nhiều. Nhưng năm nay, phần lớn tỏ ra ít căng thẳng hơn. Sự khác nhau cơ bản là năm trước kinh tế tăng trưởng khá, nhưng lạm phát cao. Năm nay, kinh tế có khó khăn, nhưng giá cả chỉ tăng nhẹ.

Theo ông Việt, lạm phát không nên cao hơn 1,2 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế, tức là không quá 6% trong năm nay. "Năm nay chúng ta toàn lực chống suy giảm, không cẩn thận đến cuối năm ta lại chuyển sang toàn lực chống lạm phát", đại biểu tỉnh Hậu Giang cảnh báo. Với yêu cầu đó, bội chi ngân sách không được vượt quá 7%.

Cho rằng các chính sách kinh tế trong thời gian qua đã linh hoạt, song theo đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) việc liên tiếp điều chỉnh các mục tiêu kinh tế cũng là biểu hiện của sự thiếu nhất quán. Tháng 5/2008, mục tiêu kinh tế chuyển từ tăng trưởng cao sang kiềm chế lạm phát ổn định vĩ mô. Đến gần cuối năm, Việt Nam chủ trương tiếp tục kiềm chế lạm phát, song song với ngăn ngừa suy giảm kinh tế. Đến nay, mục tiêu dự kiến được chuyển thành tập trung mọi nỗ lực ngăn suy giảm, duy trì tăng trưởng hợp lý, với mục tiêu GDP tăng 5%, bội chi ngân sách 8% và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng dưới 10%.

"Cần xây dựng chính sách có tính nhất quán và lâu dài, có tầm nhìn sâu rộng, để tránh nền kinh tế đi từ thái cực này sang thái cực khác", vị đại biểu vốn là lãnh đạo của một tập đoàn kinh tế ngoài quốc doanh này lưu ý.

Đại biểu Huỳnh Văn Đáng (Bình Dương) nhấn mạnh, cần thận trọng khi nhận định kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, dù ông đồng tình với ý kiến kinh tế đã có chuyển biến tích cực trong thời gian qua. Cùng quan điểm, đại biểu Vi Trọng Lễ (Phú Thọ) nêu dẫn chứng, kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục phức tạp, kinh tế trong nước phụ thuộc nhiều vào quốc tế. "Quý cuối năm sẽ phải đạt tốc độ tăng trưởng 6,8-7,4%, để đảm bảo cả năm là 5%. Tôi nghĩ mục tiêu này là khó thuyết phục, mà khả năng cả năm đạt 4-4,5%", ông Vi Trọng Lễ phát biểu.

Đại biểu Quốc hội cũng quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn và những hệ lụy như bội chi ngân sách, nguy cơ lạm phát khi các gói kích cầu của Việt Nam được thực hiện từ tháng 2, với tổng chi phí nâng dần từ 1 lên 6 tỷ USD, và gần đây tiến lên 8 tỷ USD, tương ứng gần 10% GDP.

Đại biểu Hà Sơn Nhin (Gia Lai) nhận xét, việc kích cầu tiêu dùng vẫn chậm và nhiều doanh nghiệp sản xuất chưa tiếp cận được vốn. Trong khi đó, những vấn đề được coi là muôn thuở, như văn bản hướng dẫn chậm và rườm rà vẫn chưa được giải quyết. Bà Phương Thị Thanh, đại diện cho Bắc Kạn, một trong những địa phương khó khăn nhất nước, cho rằng, hỗ trợ lãi suất mang tính cào bằng và chưa ưu tiên cho tỉnh nghèo.

Các ý kiến cho rằng gói kích cầu hiện nay mang tính bình quân, và chỉ mới hỗ trợ được các doanh nghiệp thông thường. "Doanh nghiệp đã mạnh lại càng mạnh. Còn những doanh nghiệp khó khăn, chưa thể tiếp cận vốn thì vẫn không thể có cơ hội", bà Phạm Thị Loan nhận xét. Cần xác định các ngành kinh tế mũi nhọn, cần được ưu đãi để phát triển. Việc đầu tư cho nông - lâm - thủy hải sản cần được chú trọng, cũng như các ngành điện, vật liệu xây dựng...

Nhiều đại biểu nhấn mạnh, gói kích cầu cần hướng về nông thôn, nơi đang có 70% dân số Việt Nam sinh sống. Đây cũng được coi là nơi "trú ngụ" của lao động trong thời khủng hoảng. Đại biểu Dương Kim Anh (Trà Vinh) khuyến nghị, nguồn vốn cần tập trung cho nông dân vay để mua sắm máy móc và cải thiện hạ tầng nông thôn, những bước cơ bản nhằm tăng thu nhập cho nông dân.

Đại biểu Trần Văn Thức (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, nếu không được giám sát, gói kích cầu có thể trở thành "hiểm họa" bởi khoản tiền rất lớn sẽ được bơm vào nền kinh tế, gây lạm phát. Trong năm nay, Việt Nam dự kiến phát hành 64.000 tỷ đồng trái phiếu, một hình thức vay vốn từ trong dân để bù đắp các khoản đầu tư cần thiết và sử dụng cho kích cầu. Bội chi ngân sách dự kiến được nâng từ 5% lên 8%. Nhưng nếu tính cả trái phiếu, theo các đại biểu, tỷ lệ có thể lên tới 10%. Theo các đại biểu Quốc hội, bội chi ngân sách cả năm không nên vượt quá 7%.

Ngoài ra, còn có lo ngại về việc hệ số ICOR đang tăng ngày một cao tại Việt Nam. Về lý thuyết, một nước có ICOR tăng cao sẽ thu được sản lượng tăng thêm thấp từ nguồn vốn đầu tư. Trong năm 2008, hệ số này tăng lên trên 6%, trong khi tốc độ tăng GDP lại giảm từ 8,5% của năm 2007 xuống 6,18%. Theo phân tích của đại biểu Trần Hữu Trí (Tiền Giang), Việt Nam đang phải trả số tiền gấp đôi cho mỗi phần trăm tăng trưởng so với Đài Loan, một chỉ báo cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp hơn hẳn. ............. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất xuất 5.000 m3 dầu hỏa đầu tiên

7h30 sáng nay, tàu chở dầu thành phẩm thuộc PV Oil Shipping đã tiếp nhận 5.000 m3 dầu hỏa đầu tiên tại nhà máy Lọc dầu Dung Quất, đưa đi tiêu thụ tại thị trường phía Nam. > Dung Quất cho ra mẻ xăng đầu tiên\ Nhà máy lọc dầu rộng bằng 200 sân bóng đá

Ngày 28/5, tàu dầu sản phẩm sẽ vận chuyển dầu hỏa về tổng kho xăng dầu của PV Oil tại Vũng Tàu. Bể chứa sản phẩm xăng dầu tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: P.K.

Sau đúng 3 tháng kể từ ngày cho ra dòng sản phẩm đầu tiên của nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy đã xuất hơn 2.000 tấn dầu DO đưa ra tiêu thụ ở miền Trung và hơn 7.000 tấn dầu diesel tiêu thụ trên cả nước.

Dự kiến, vào đầu tháng 6, nhà máy sẽ cho ra đời xăng A90, A92 và A95.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, giá bán các sản phẩm của nhà máy Lọc dầu Dung Quất phải đảm bảo 3 nguyên tắc: bám sát giá thị trường, mức giá không ảnh hưởng đến nguồn thu của các đối tác trong Xí nghiệp Liên doanh Vietsopetro và phải đảm bảo cho nhà máy hoạt động bình thường, tức là có lãi để đảm bảo cho việc bán cổ phần vào năm 2010.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất được khởi công năm 2005 trên diện tích rộng hơn 600 ha, tương đương với 200 sân bóng đá.

................. Xuất khẩu vàng tăng trở lại

Tháng 5, giá trị xuất khẩu kim loại quý, đá quý ước đạt 60 triệu USD, tăng gấp 4 lần tháng trước, nâng kim ngạch từ đầu năm lên hơn 2,6 tỷ USD. Tuy nhiên, đà tăng này không còn đủ sức duy trì thế xuất siêu vốn rất mong manh của Việt Nam.

Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này cao gấp 33 lần.

Một nguồn tin từ Hiệp hội Kinh doanh vàng bạc đá quý cho hay, lượng vàng miếng xuất khẩu trong tháng 3 và tháng 4 lên đến gần 70 tấn, gần bằng kim ngạch nhập khẩu của cả năm ngoái. Cũng theo nguồn tin này, có thể lượng vàng dự trữ trong dân không còn nhiều, nên giao dịch vẫn trầm lắng cho dù giá lên cao kỷ lục.

Trong biểu số liệu xuất nhập khẩu do Tổng cục Thống kê công bố hôm nay, vàng miếng vẫn được xếp chung vào nhóm hàng kim loại quý, đá quý, cho dù gần đây nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nên tách ra bởi vàng miếng là một phương tiện thanh toán, không phải hàng hóa. Các chuyên gia này cho rằng, đưa vàng miếng vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu có thể tạo cái nhìn không thực tế về tình hình xuất khẩu của Việt Nam. Trong hai tháng 3 và 4, vàng miếng là một nhân tố giúp giữ cán cân thương mại ở thế xuất siêu.

Tuy nhiên, tháng 5, cán cân thương mại đã xoay chiều. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,4 tỷ USD, cao hơn tháng trước gần 200 triệu USD, song nhập khẩu tăng 450 triệu USD lên 5,9 tỷ USD. Tính chung cả 5 tháng, Việt Nam thu 22,86 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu, trong khi chi gần 24 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa dịch vụ.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng ước giảm 6,8% so với cùng kỳ. Ngoài kim loại quý và đá quý, có thêm 3 nhóm hàng nông sản gồm chè, gạo và sắn vẫn tăng trưởng kim ngạch (trên 10%). Tất cả các nhóm hàng còn lại đều giảm kim ngạch so với cùng kỳ. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm 44%, cho dù lượng xuất vẫn tăng 22,5%. Dệt may giảm nhẹ 1,8%; giày dép giảm 10,1% và thủy sản giảm 9,1% kim ngạch.

Kim ngạch nhập khẩu 5 tháng giảm tới 37% so với cùng kỳ, song nếu tính riêng tháng 5 so với tháng tư đã có dấu hiệu phục hồi. Kim ngạch nhập khẩu hầu hết các nhóm hàng từ tiêu dùng cho tới nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị đều nhích lên hoặc tăng mạnh so với tháng 4. Điển hình là nhập khẩu giấy (tăng 33%); sợi dệt (20,3%); điện tử, máy tính linh kiện (tăng 12%) và máy móc, thiết bị (tăng 16%). Nhập khẩu ôtô xe máy nguyên chiếc cũng tăng trở lại, lần lượt tăng 14 và 18% so với tháng 4.

............. Xe buýt TP HCM phát triển thiếu quy hoạch

Sau nhiều năm phát triển hệ thống giao thông công cộng bằng xe buýt, nay TP HCM mới bắt đầu nghiên cứu xây dựng mạng lưới tuyến một cách chi tiết. > Hung thần xe buýt hoành hành ở TP HCM

"Trong 35 năm qua, mạng lưới tuyến xe buýt cứ tự phát triển và đi theo kiểu mò mẫm. Ngoài duy nhất Quy hoạch giao thông tổng thể đến năm 2020 do Chính phủ phê duyệt, thành phố chưa có một quy hoạch cụ thể chi tiết nào về mạng lưới tuyến buýt", một thành viên ban xây dựng đề tài Nghiên cứu hoàn thiện phát triển hệ thống xe buýt TP HCM cho biết.

Làm việc sáng nay với Sở Khoa học công nghệ TP HCM, đại diện ban xây dựng đề tài phân tích, hiện hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại TP HCM đang vận hành theo dạng hướng tâm và không có định hướng theo một quy hoạch cụ thể mà chỉ sắp xếp luồng tuyến theo kinh nghiệm. Ví dụ như việc có quá nhiều tuyến tập trung tại trạm trung tâm chợ Bến Thành vừa gây nên cảnh hỗn loạn vừa không hiệu quả. TP HCM cần nhanh chóng xây dựng mạng lưới tuyến xe buýt một cách chi tiết. Ảnh: Kiên Cường

Chủ nhiệm đề tài Phạm Xuân Mai, Trưởng khoa kỹ thuật giao thông trường Đại học Bách Khoa nêu thực trạng: có đến gần 57% tuyến xe buýt hiện nay bị trùng lắp cũng chính là do phát triển mạng lưới tuyến một cách tự do, trong khi ở nước ngoài cao lắm là 30-40%. Hiện thành phố có hơn 3.200 chiếc xe buýt nhưng chỉ 30% dùng hết công suất.

Ngoài ra, việc thiếu trạm trung chuyển (mới có 8/22 trạm được đưa vào sử dụng), không có làn đường riêng, mô hình hợp tác xã chiếm 67% luồng tuyến không còn thích hợp, kết nối với hệ thống metro tương lai như thế nào... cũng là những bài toán nan giải khi phát triển xe buýt thành phố.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Trung Tính, Trưởng Phòng quản lý vận tải Sở Giao thông vận tải cho rằng, cần phải đặt vấn đề giải quyết mạng lưới hoạt động theo mô hình nào, bố trí phương tiện xe lớn có phù hợp không, cần bao nhiêu trạm trung chuyển... nếu muốn xe buýt phát triển có định hướng.

Theo các chuyên gia ngành, không mạng lưới chi tiết, cơ sở hạ tầng chưa hợp lý và đồng bộ, dễ hiểu vì sao người Sài Gòn quay lưng với phương tiện vận tải hành khách duy nhất của thành phố để chọn xe máy tiện lợi hơn. Trước những vấn đề cấp bách trên, nhiều đại biểu đã nêu ra các giải pháp nhằm phát triển hệ thống xe buýt trong tương lai.

"Phải phân tích rõ ràng người dân không đi xe buýt là do thói quen hay sự phát triển ồ ạt phương tiện cá nhân, tại sao đối tượng khách đáng lẽ phải đi xe buýt nhiều lại không thấy hưởng ứng", ông Trịnh Văn Chính thuộc Văn phòng dự án metro thắc mắc.

Ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học công nghệ TP HCM thì khẳng định, để phát triển xe buýt, trước mắt cần phải tập trung và chỉ quan tâm đến việc xây dựng mạng lưới. Bên cạnh đó là đề ra các giải pháp trước mắt và lâu dài.

Kiên quyết hơn, ông Phạm Văn Vạng, Trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM, đề nghị: "Tuyến nào hoạt động hiệu quả thấp cần xem xét đóng tuyến luôn".Các mô hình mạng lưới tuyến xe buýt thường được sử dụng trên thế giới: xuyên tâm, hướng tâm, bàn cờ, tuyến trục tuyến nhánh... Sau khi bàn bạc, nhiều khả năng ban xây dựng đề tài sẽ chọn phương án tuyến trục tuyến nhánh để xây dựng cho hệ thống xe buýt TP HCM. Dự kiến tháng 11 năm nay đề tài sẽ hoàn tất.

........... Chưa hết khó khăn, nhiều công ty hoãn kế hoạch nghỉ mát

Quy ra "thóc" hay tổ chức cho cả công ty đi du lịch? Chọn tour ngắn ngày ở địa điểm gần hay sang tận trời Tây? Kinh tế vẫn chưa hết khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn tiết kiệm từng khoản chi tiêu, thậm chí cân đo cả kỳ nghỉ của nhân viên mình.

Dùng dằng mãi, cuối cùng Giám đốc Công ty Quảng cáo và Thương mại Kim Khuê - Nguyễn Thị Minh Nghĩa quyết định không tổ chức chuyến du lịch Sa Pa cho cả công ty theo kế hoạch. Thay vào đó, bà quyết định quy kỳ nghỉ ra thóc bằng một tháng lương để thưởng cho cán bộ công nhân viên. Với số tiền này căn cứ vào điều kiện thực tế của mình, mỗi nhân viên có thể tự thiết kế một chuyến du lịch riêng cho gia đình hoặc sử dụng tiền vào các mục đích khác.

Bà Nghĩa cho hay việc tổ chức cho cả cơ quan đi du lịch cùng tham gia các hoạt động nhóm sẽ tạo tinh thần đoàn kết để mọi người hiểu biết về nhau hơn. Qua đó, xây dựng được văn hóa riêng cho công ty. Mọi năm, bà vẫn thường tổ chức cho cả công ty một tour du lịch dài ngày khi thì Đà Nẵng - Huế lúc Sài Gòn. Các chuyến đi được mở rộng đối tượng tham gia, các nhân viên có thể đem theo cả gia đình, chồng vợ, thậm chí là người yêu, chi phí do công ty chi trả.

"Tuy nhiên, lần này mọi người có vẻ không mặn mà với các tour du lịch, phần thì do mệt mỏi công việc, phần vì họ cần tiền hơn để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Có lẽ do khủng hoảng, giá cả tăng mọi người cảm thấy cần phải tiết kiệm", bà Nghĩa nói.

Một lý do khác khiến bà Nghĩa quyết định quy ra "thóc" là vì theo tính toán của bà, tổ chức một chuyến đi cho cả công ty thường tốn kém cả tiền bạc lẫn thời gian. Bởi nếu nghỉ vào các ngày lễ giá thuê phòng, đồ ăn, dịch vụ rất đắt đỏ, còn tổ chức vào ngày bình thường thì không sắp xếp được thời gian, nhất là trong thời điểm này công ty đang tận dụng mọi cơ hội để kinh doanh và tăng doanh số. Ảnh: quảng cáo số.

Thời buổi khủng hoảng khó khăn, việc tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát đang trở thành vấn đề đau đầu với không ít chủ doanh nghiệp, nhất là với các công ty có quy mô vừa và nhỏ. Anh Sơn, giám đốc công ty phân phối đồ điện tử ở Hà Nội cho hay, mọi năm chẳng kể mùa hè hay mùa đông, cứ có điều kiện, công việc ổn ổn là cả nhà kéo nhau đi xả hơi. Lúc thì Đồ Sơn, khi bãi biển Nha Trang, Vũng Tàu hay một số khu du lịch khác. Thế nhưng năm nay, cân nhắc mãi, anh quyết định trích thưởng mỗi người nửa tháng lương thay vì tổ chức cả chuyến đi.

Anh nhẩm tính chi phí cho chuyến đi nghỉ thường tốn gấp đôi việc phát tiền trực tiếp cho nhân viên. Do vậy, việc phát tiền trực tiếp được coi là lựa chọn sáng suốt khi khủng hoảng kinh tế chưa hạ nhiệt.

"Tất nhiên khi đưa ra quyết định hoãn nghỉ mát, nhân viên công ty cũng không vui vì họ luôn mặc định rằng năm nào cũng có một chuyến đi như vậy. Nhưng rồi họ hiểu rằng tình hình khó khăn nên tiết kiệm là một cách hỗ trợ công ty", anh Sơn nói.

Dù các hoạt động kinh doanh vẫn duy trì ổn định song đến thời điểm hiện tại Công ty cổ phần Phú Thành vẫn chưa lên kế hoạch cho nhân viên đi nghỉ. Phó giám đốc Trần Đức Quang cho biết công ty đang tính toán thời điểm nghỉ ngơi một cách hợp lý nhất để tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Mọi năm kế hoạch xả hơi được thực hiện vào tháng tầm tháng 5 hoặc tháng 6. "Chúng tôi đang tính toán, có thể kế hoạch nghĩ sẽ được lùi sang tháng 9", ông Quang nói.

Đi đâu trong mùa hè này để xả hơi mà không quá tốn kém đó là nỗi băn khoăn của không ít người. Một số ông chủ doanh nghiệp tham công tiếc việc quyết định ứng tiền cho mỗi cá nhân tự lo kỳ nghỉ. Số khác lại chia thành từng nhóm nghỉ riêng để tránh chồng tréo ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, việc điều chỉnh kế hoạch xả hơi cho nhân viên hợp lý hơn thường xảy ra ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn những doanh nghiệp lớn hay liên doanh nước ngoài thì hầu như kỳ nghỉ của nhân viên không bị xáo trộn.

Nhiều công ty viễn thông ở Hà Nội vẫn duy trì cách thức tặng nửa tháng lương hoặc một tháng để cán bộ mình tự tổ chức kỳ nghỉ cho mình. Nếu nhân viên có nhu cầu tổ chức một chuyến vui chơi tập thể thì công ty sẽ hỗ trợ phương tiện đi lại, vé thăm quan và một phần chi phí ăn ở.

Giám đốc một công ty viễn thông cho rằng cả năm nhân viên làm việc vất vả cũng cần có thời gian nghỉ ngơi để "nạp thêm năng lượng". Theo ông, sau mỗi kỳ nghỉ, tinh thần sảng khoái thì khả năng tư duy, sáng tạo và sức chiến đấu của mỗi người sẽ tăng lên.

"Tôi luôn khuyến khích nhân viên của mình sắp xếp thời gian hợp lý để có kỳ nghỉ vui vẻ cùng với gia đình, người thân và anh em bạn bè", ông nhấn mạnh.

............ Vàng giảm mạnh xống dưới 21 triệu đồng

Cuối tuần, mỗi lượng vàng miếng mất 130.000 đồng, đẩy giá xuống dưới 21 triệu trong ngày cuối tuần, tuy nhiên vẫn còn cao hơn thế giới tới 800.000 đồng. >Giao dịch vàng ảm đạm

Giá mua vào - bán ra vàng miếng SJC tại TP HCM giảm mạnh lần lượt 130.000 - 100.000 đồng mỗi lượng so với chiều qua, xuống còn 20,98 - 21,16 triệu đồng. Tại Hà Nội, vàng miếng Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết tại 20,98 - 21,08 triệu đồng lúc 9h sáng nay, giảm giá bán ra 140.000 đồng và mua vào 110.000 đồng so với chiều tối 12/6.

Đây là tuần thứ hai liên tiếp giá vàng vật chất đi xuống mạnh mẽ vào cuối tuần. Tuy nhiên, mức giảm này vẫn chưa tương ứng với thế giới.

Vàng quốc tế trong phiên giao dịch sáng và chiều qua lặp lại kịch bản của ngày trước đó - đi ngang trong phiên châu Á và rơi mạnh trong phiên Âu. Tuy nhiên, trong khi kim loại quý leo dốc và vượt 960 USD hôm 11/6, giá trong phiên tối qua rơi xuống có lúc gần chạm 935 USD. Đóng cửa phiên giao dịch, vàng chốt tuần tại 938,3 USD mỗi ounce, giảm 16.7 USD so với mở cửa.

Vàng giao tháng 8 giảm 21,30 USD, tương đương với 2,2%, xuống 940,70 USD trên sàn giao dịch tương lai tại New York, mức thấp nhất kể từ ngày 19/5.

Nếu quy ra tiền Việt theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương, mỗi lượng vàng thế giới đang có giá 20,23 triệu đồng (đã bao gồm thuế nhập khẩu), thấp hơn giá trong nước trung bình 800.000 đồng. Gần đây, giá vàng trong nước có xu hướng tăng cao so với thế giới do nhập khẩu bị hạn chế. Cùng lúc đó, doanh nghiệp thường phải nhập vàng với tỷ giá cao hơn niêm yết của các ngân hàng. Tuy nhiên, mức chênh lệch 800.000 đồng cao hơn nhiều so với thông thường.

Trong khi thị trường vật chất ảm đạm, giao dịch tại các sàn vàng như ACB, VGB vẫn khá sôi động. Với diễn biến giảm mạnh ngày hôm qua, những nhà đầu tư phán đoán đúng đã thắng đậm sau khi liên tục đánh xuống. Tuy nhiên, nếu tính toán sai dẫn đến tiếp tục ôm vàng hoặc đánh lên, thua lỗ có thể khiến nhà đầu tư trắng tay chỉ sau một đêm. Do đó, nhiều người vẫn chỉ cảm thấy an toàn với thị trường vật chất, và đang ấp ủ dự định mua vào khi giá tiếp tục giảm.

Những lý do dìm giá thời gian gần đây đều là nguyên nhân ngắn hạn. Trong khi đó, về dài hạn, nguy cơ lạm phát từ các gói kích thích kinh tế hàng trăm tỷ USD vẫn sẽ hỗ trợ thị trường kim loại quý.

Dollar tăng giá mạnh sau 4 ngày đi xuống so với đồng euro. Hôm qua, nhiều thông tin cho thấy sản xuất công nghiệp tại khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm 1,9%. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet kết luận rằng tình hình kinh tế khu vực đang khó khăn và không thể đoán trước. Trong khi đó, lòng tin người tiêu dùng Mỹ tăng lên, theo báo cáo đưa ra ngày hôm qua.

Hiện tại, các nhà đầu tư đang ngóng chờ tin tức từ cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khối G8, tổ chức hôm qua và hôm nay tại thành phố Lecce, Italy.

.............. Chưa có dấu hiệu Dr.Thanh sử dụng nguyên liệu quá hạn

"Đến giờ phút này, chúng tôi chưa phát hiện Tân Hiệp Phát dùng các nguyên liệu quá hạn để sử dụng vào việc sản xuất", ông Nguyễn Thành Danh, Phó chi cục trưởng quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cho biết. > Siêu thị và người tiêu dùng e dè trà xanh 0 độ, Dr.Thanh

Cụ thể, theo ông Danh khi kiểm tra 21 container với gần 259 tấn nguyên liệu tại kho của Tân Hiệp Phát ở địa chỉ 219 quốc lộ 13 xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, phát hiện 9,9 tấn quá hạn nhưng nằm gọn ở khu vực tách rời có ghi bảng hàng chờ thanh lý. Các sản phẩm của Tân Hiệp Phát đang lưu hành trên thị trường được Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo chưa có sai phạm về chất lượng. Ảnh: Kiên Cường.

"Sau đó, Tân Hiệp Phát (chủ nhãn hàng Dr. Thanh, trà xanh 0 độ) đã xuất trình được văn bản thủ kho xin thanh lý 9 tấn, 900 kg còn lại đang trong quá trình xin giấy tờ nhưng vẫn nằm trong khu vực cách ly để thanh lý", ông Danh khẳng định trong cuộc họp báo công bố thông tin về việc Tân Hiệp Phát sử dụng nguyên liệu quá hạn chiều nay tại TP HCM.

Về các nhãn phụ kéo dài thời gian sử dụng chồng lên nhãn chính đã hết hạn tại kho này, chủ nhãn hàng trà xanh 0 độ và Dr. Thanh tỏ ra bất ngờ: "Chúng tôi không làm cũng như không biết chuyện này, hiện công ty đang điều tra tìm hiểu nguyên nhân và không loại trừ trường hợp có ý đồ xấu", ông Trần Quí Thanh, Giám đốc Tân Hiệp Phát bức xúc.

Còn 26 tấn hương liệu quá hạn tại kho 169 Nơ Trang Long quận Bình Thạnh TP HCM, Tân Hiệp Phát cho biết, qua kiểm tra thực tế đó là 31 tấn chứ không phải 26 tấn như báo chí nêu. "Chỉ có hơn 1 tấn trong số đó thuộc sở hữu của công ty và cũng đang trong quá trình đợi thanh lý", ông Thanh phát biểu.

Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bình Dương tuyên bố qua kết luận sơ bộ ban đầu, chưa có bằng chứng cho thấy Tân Hiệp Phát dùng các nguyên liệu quá hạn để sản xuất. Theo ông Danh, đầu tuần tới, các bên sẽ nhóm họp để đưa ra kết luận cuối cùng về vấn đề này.

Trong khi chờ thông tin cuối cùng từ các cơ quan chức năng, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế trấn an người tiêu dùng khi cho biết hiện chưa phát hiện sai phạm nào về chất lượng của Tân Hiệp Phát đối với các sản phẩm đang lưu hành trên thị trường. Từ ngày 21 đến ngày 26/5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Bộ Công an - văn phòng phía Nam (C15B) kiểm tra và phát hiện 26 tấn hương liệu quá hạn tại địa chỉ 169 Nơ Trang Long quận Bình Thạnh TP HCM.

Sau đó, theo yêu cầu của Chi cục quản lý thị trường TP HCM và C15B, Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bình Dương kiểm tra kho hàng khác của Tân Hiệp Phát tại tỉnh Bình Dương và phát hiện 9,9 tấn nguyên liệu quá hạn.

Ngày 7/6, hệ thống siêu thị Coopmart tuyên bố tẩy chay hàng của công ty này, một ngày sau Big C cũng có động thái tương tự. Trong nhiều thông cáo phát ra, Tân Hiệp Phát khẳng định mình luôn sử dụng nguyên liệu đảm bảo chất lượng để sản xuất. Ngày 10/6, Coopmart bán trở lại sau giải trình của Tân Hiệp Phát.

.............. Vietinbank dự kiến chào sàn vào 16/7

Ngân hàng Công thương Việt Nam lên kế hoạch niêm yết 56 triệu cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP HCM vào 16/7 tới, với mức giá kỳ vọng không dưới 50.000 đồng.

Trao đổi với VnExpress.net chiều nay, Trưởng phòng Đầu tư Vietinbank Lê Đức Thọ cho biết ngân hàng đang xúc tiến các thủ tục cần thiết để chuyển đổi mô hình hoạt động sang doanh nghiệp cổ phần, đồng thời hoàn tất hồ sơ đăng ký niêm yết để có thể nộp trong thời gian sớm nhất.

"Chúng tôi hứa với cổ đông sẽ niêm yết trong nửa đầu tháng 7. Song các yêu cầu mang tính kỹ thuật đòi hỏi có thêm thời gian. 16/7 là đủ để chúng tôi hoàn tất thủ tục cần thiết", ông Thọ nói thêm.

Hiện Vietinbank chưa nộp hồ sơ đăng ký niêm yết và việc chọn sàn cũng mới là dự kiến HOSE. Ông Thọ cho biết, hồ sơ sẽ được nộp lên nay mai.

Nếu đúng lịch, Vietinbank sẽ chào sàn muộn hơn người anh em Vietcombank 16 ngày. Lượng niêm yết của Vietinbank chỉ bằng một nửa Vietcombank (112,3 triệu cổ phiếu), song lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng giá chào sàn sẽ không dưới 50.000 đồng. Một số chỉ tiêu tài chính của Vietinbank:

- Tổng tài sản: 240.388 tỷ đồng

- Vốn điều lệ: 12.060 tỷ đồng

- Lợi nhuận trước thuế (2008): 2.593 tỷ đồng

- Thu nhập ròng trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu (ROE): 15,01%

- Thu nhập ròng trên tổng tài sản ROA: 1,2% .............

..............

Kỷ lục chuyển nhượng của Ronaldo tốt cho bóng đá'

Chủ tịch FIFA, Sepp Blatter dẫn ra những yếu tố hoàn toàn tích cực trong vụ áp-phe 80 triệu bảng sắp đưa Cầu thủ hay nhất thế giới 2008 từ MU sang Real vào đầu tháng 7.

>Platini chỉ trích cách Real đốt tiền vào Kaka và Ronaldo / Barca lên án vụ mua Kaka

Theo Blatter, kỷ lục chuyển nhượng mà Real Madrid và MU sắp lập qua vụ chuyển nhượng Cristiano Ronaldo là một tín hiệu tốt cho thấy rằng bóng đã vẫn khỏe mạnh, bất chấp tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Vụ chuyển nhượng Ronaldo từ MU sang Real Madrid đang là tâm điểm chú ý của bóng đá thế giới. Ảnh: Getty Images.

"Con số 80 triệu bảng cho thấy bóng đá vẫn có những sản phẩm tốt. Sản phẩm ở đây không chỉ để mua bán, mà còn đem lại những gì chúng ta muốn, đó là cảm xúc và tính giải trí. Vì đây là trò chơi của con người, bóng đá thật sự cần những cầu thủ ngôi sao. Hôm qua, tôi có nghe một ý kiến rằng với ngần ấy tiền, có thể mua hàng triệu cái bánh mỳ để phân phát cho người nghèo, nhưng giải trí cũng là nhu cầu cần thiết và tốt cho con người", Blatter trả lời hãng tin AFP từ Nam Phi, nơi ông sẽ dự lễ khai mạc Confederations Cup 2009 vào ngày mai (14/6).

"Đây là vụ chuyển nhượng đắt giá và Real phải chi rất nhiều tiền, nhưng Cristiano Ronaldo đang chơi tuyệt vời và xứng đáng với khoản tiền kỷ lục ấy. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thị trường rất nhạy cảm, bởi vì kinh tế đang khủng hoảng. Nhưng chỉ xét trên phương diện bóng đá, thị trường vẫn hoạt động tốt".

Blatter cho rằng về bản chất, kỷ lục chuyển nhượng Cristiano Ronaldo từ MU sang Real Madrid không khác mấy so với kỷ lục 27,9 triệu USD mà Barca và Inter lập nên với cú áp-phe Ronaldo người Brazil năm 1999: "Cách đây mười năm, bóng đá cũng đã có những kỷ lục chuyển nhượng bị cho là khó tin. Điều đó cho thấy, luôn tồn tại nhu cầu về những ngôi sao bóng đá".

Chủ tịch FIFA còn so sánh chuyển nhượng cầu thủ với việc mua bán các tác phẩm hội họa: "Khi Ronaldo sang Inter năm 1999, nhà Sotherby's ở London đã bán đấu giá một bức họa của Picasso với giá 100 triệu bảng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra với bức họa ấy? Người ta đem cất kỹ nó ở nơi mà không ai thấy được hoặc họa hoằn lắm mới đưa đi triển lãm ở một bảo tàng nào đó. Còn với các cầu thủ có giá trị chuyển nhượng kỷ lục, họ ra sân mỗi tuần ít nhất một hoặc hai lần".

Blatter ví Ronaldo như một tác phẩm hội họa đắt giá nhưng được trưng bày công khai cho tất cả cùng chiêm ngưỡng. Ảnh: Getty Images.

Hè năm ngoái, khi tương lai của Cristiano Ronaldo đang là chủ đề gây tranh cãi dữ dội giữa Real Madrid và MU, Blatter từng đổ thêm dầu vào lửa khi ngầm ví cầu thủ người Bồ Đào Nha "như nô lệ của MU". Dù sau đó đã rút lại phát biểu này và phân trần rằng mọi người đã hiểu nhầm lời ông, chủ tịch FIFA vẫn hứng chịu cơn bão những lời chỉ trích thậm tệ, dồn dập từ giới chuyên môn bóng đá Anh.

Quan điểm của Blatter lần này hoàn toàn trái ngược với những tuyên bố của ông gần đây. Chủ tịch FIFA từng bày tỏ lo ngại trước sự leo thang chóng mặt của phí chuyển nhượng cầu thủ và cho rằng sự chênh lệch về sức mạnh tài chính sẽ huỷ hoại sự phát triển bền vững của bóng đá cấp CLB.

............

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #bao