42,51
thay đổi sớm hơn! Tôi nhìn mái tóc đã ngả màu của bà ấy, trong lòng chứa đầy thương cảm,
nếu bà ấy sớm sửa đổi bản thân thì có lẽ bây giờ bà ấy vẫn còn có một mái ấm gia đình, có
chồng ở bên, có con gái chăm nom. Sự thay đổi của hiện tại cũng bởi bà ấy đã nhận ra bài
học quá đau đớn.
Có quá nhiều cô gái có tư tưởng sai lầm thế này : Đàn ông cũng chẳng xuất sắc, cớ gì bắt tôi
phải giỏi giang ? Bởi vậy không chịu hoàn thiện bản thân. Vì chúng ta đều biết thay đổi bản
thân là một chuyện khó khăn, phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực và quyết tâm, hoàn thiện bản thân
cũng là chuyện vô cùng vất vả, ít nhất thì cũng khổ cực gấp trăm lần việc phóng túng qua
ngày, nhất là khi bạn cho rằng người đàn ông của bạn không đáng để bạn nỗ lực như vậy, bạn
sẽ lập tức tìm lý do để buông bỏ quyết tâm. Đây là sai lầm lớn nhất của người phụ nữ, chúng
ta nỗ lực khiến bản thân trở nên tốt đẹp hơn, cũng không phải vì bất kì ai, mà vì chính chúng
ta, vì chúng ta có thể lựa chọn cuộc sống cho chính mình, chúng ta xứng đáng với cuộc sống
tuyệt vời hơn. Chỉ bởi lí do ấy thôi, dù cố gắng tới đâu cũng không hề phí công.
Chúng ta thường xuyên thích đánh tráo khái niệm, ví dụ như ngày bé cha mẹ yêu cầu chúng
ta cố gắng học tập, thi đỗ vào một trường đại học có tiếng, hôm nào chúng ta thi không tốt, bị
cha mẹ trách mắng thì thường sẽ như thế này : Hồi nhỏ họ còn học dốt hơn mình, giờ làm cha
làm mẹ rồi lai ḅ ắt mình phải đỗ trường danh giá, có giỏi thì tự đi mà thi ?
Nhưng nếu chúng ta học được nhiều kiến thức, thi đỗ trường tốt, vậy người được hưởng lợi
nhất ở đây là ai ?
Nếu một người nghĩ rằng hoàn thiện bản thân vì người khác vậy người này không bao giờ có
thể làm chủ số phận của mình. Mọi mỗ lực của chúng ta đều vì tốt cho bản thân, nếu người
được hưởng lợi lớn nhất là chinh chúng ta v ́ ậy vì sao lại không cố gắng ?
Nhất là với các cô gái chưa kết hôn, nỗ lực hoàn thiện bản thân mình đúng là vất vả hơn làm
đẹp, mua sắm- nhưng cuộc sống tương lai sẽ ngày càng nhẹ nhàng, vui vẻ hơn. Khi bạn đủ
tốt, bạn sẽ gặp được người đàn ông xứng đôi với bạn. Bởi vây chúng ta không nên oán trách ̣
chồng mình không tốt, chọn được tuýp đàn ông thế nào, quan trọng là ở điều kiện của chính
bản thân.
CHƯƠNG 22 : Đừng biến bi kịch thành phim dài tập
Tôi quen Tử Hiên khi còn đi tư vấn công ích, lúc đó hôn nhân của chị ấy có vấn đề nên tới đó
để xin giúp đỡ.
Năm ấy Tử Hiên 40 tuổi, có một con gái 14 tuổi, chồng làm xây dựng thu nhập cũng kha khá,
nên chị không đi làm chỉ cần ở nhà chăm sóc con gái cho tốt. Nhưng mấy năm gần đây, chị
thường nghe tin đồn chồng có bồ rồi có con với bồ. Ban đầu Tử Hiên không tin, cũng từng đi
thăm dò chồng nhưng bị chồng gạt đi. Nên chị ấy tự an ủi rằng, có lẽ người ta chỉ đang ghen
tỵ với sự sung túc của gia đình mình thôi.
Nhưng vào một buổi chiều nọ, một cuộc điện thoại đã đẩy chị ấy xuống vực sâu . Hôm ấy khi
Tử Hiên đang ngủ trưa thì có một phụ nữ gọi điện tới nói rằng đã có con trai hai tuổi rồi, hiệngiờ cô ấy đang mang thai, chồng Tử Hiên đã hết yêu Tử Hiên từ lâu, hi vọng Tử Hiên chủ
động ly hôn.
Sau khi nghe điện, Tử Hiên khóc suốt buổi chiều. Buổi tối khi chồng về, chị ấy giận dữ chấp
vấn anh ta, anh ta không phủ nhận, mà thản nhiên cho chị ấy hai sự lựa chọn : Một là ly hôn,
hai là chấp nhận con của đối phương. Nhưng chị ấy không chấp nhận con của đối phương
cũng như không muốn ly hôn, chị ấy hy vọng chồng có thể chấm dứt quan hệ vớ
i người phụ
nữ kia. Nhưng chồng chị tỏ rõ thái độ, dù có thể chấm dứt mối quan hệ với người phụ nữ kia,
thì anh ta cũng không thể chấn đứt quan hệ với con trai mình, dù sao đó cũng là con trai duy
nhất của anh ta. Chị ấy uy hiếp chồng, nếu chồng vẫn cố chấp thì chị sẽ nói vớ
i cha mẹ anh ta
biết việc này, song anh ta lại khinh bỉ nói với chị ấy, cha mẹ anh ta đã biết chuyện này từ lâu,
cũng chấp nhận con trai và người phụ nữ kia. Tử Hiên bỗng tỉnh ngộ, thảo nào mấy năm nay
mẹ chồng lại lạnh nhạt với cháu gái như thế, hóa ra là vì đã có cháu trai rồi!
Nhưng chuyện khiến cho chị không thể chịu đựng nổi nhất là vào tết Thanh Minh, người
chồng muốn đưa đứa bé kia cùng đi tảo mộ, mẹ chồng đồng tình, tỏ ý rằng người phụ nữ kia
không đi cùng mà chỉ để con trai tới thôi, dù sau cũng là cháu trai bà ấy. Tử Hiên phản đối
kịch liệt, không đồng ý cho đứa trê cùng xuất hiện vào dịp tết Thanh Minh. Tử Hiên tưởng
rằng mẹ chồng và chồng ít nhất cũng để ý cảm nhận của chị ấy, dù sao chị ấy cũng hi sinh
cho gia đình họ nhiều như vậy, chồng Tử Hiên báo cho chị rằng đứa bé đã ở chỗ mẹ anh ta,
đương nhiên ngay mai nó cũng sẽ xuất hiện, để chị chuẩn bị tư tưởng cho tốt. Tử Hiên căm
phẫn nói " Nếu anh dám cho con riêng của anh đến đó, vậy cũng đừng mong tôi với con gái
có mặt" Chồng chị ấy chỉ quăng lại một câu " Đến thì đến không đến thì thôi" Rồi bỏ đi mà
chẳng thèm quay đầu lại.
Tử Hiên vừa phẫn nộ vừa đau lòng, chị ấy cầu cứu chúng tôi, mong chúng tôi nghĩ cách đuổi
hai mẹ con kia đi, nhưng chúng tôi cho rằng đối phương đã có con, muốn cắt đứt tình cha con
là gần như không thể. Tử Hiên không chấp nhận sự thật này. Chúng tôi đều đề xuất với chị
nếu chị ấy không thể chấp nhận thì có thể cân nhắc tới việc ly hôn, cố gắng giành lấy càng
nhiều gia sản càng tốt, sau đó nuôi nấng con gái khiến bản thân bình tâm, biết đâu sẽ có một
hạnh phúc khác đang đợi ở phía trước.
Nhưng Tử Hiện lại không thể để kẻ thứ ba và con riêng của ả được lợi. Chúng tôi phải
khuyên nhủ chị ấy rất lâu phân tích hết mặt lợi mặt hại. Lúc đó chị ấy thấy cũng có lý, nhưng
mấy hôm sau đâu lại vào đó.
Khoảng một tháng sau, chị ấy hưng phấn nói với tôi, chị ấy đã nghĩ ra một biện pháp giải
quyết. Tôi vội hỏi biện pháp gì ? Chị ấy đắc ý nói, chị ấy chuẩn bị sinh một đứa con trai như
vậy chồng chị sẽ nghiêng về phía chị ấy, dù sao đây cũng là con vợ cả, có thân phận đàng
hoàng. Lúc đó tôi đã thốt lên " Chị đừng hại con mình"
Tôi nói với chị ấy " Chưa bàn tới chuyện chị sinh được con trai hay không, dù chị sinh được
thì cũng không thể xóa bỏ sự tồn tại của đứa bé kia. Nếu hôn nhân này xảy ra vấn đề thì nên
giải quyết một cách lý trí chứ không phải tạo thêm bi kịch. Ngộ nhỡ chồng chị không lay
chuyển, vậy lúc đó chị với con làm sao ? Chị có khả năng nuôi con một mình không ? Nếu
kết quả cuối cùng không như chị mong muốn thì chị có thể chấp nhận sự thật ấy sao ?"
Nhưng Tử Hiên không nghe tôi, chị ấy khăng khăng muốn thử, cho rằng chồng chị ấy không
quan tâm với chi ̣ấy, nhưng nhất định sẽ quan tâm tới con trai anh ta.Bốn tháng sau, chị ấy vui mừng thông báo cuối cùng cũng mang thai rồi, hi vọng được chúc
phúc, cho chị tiếp thêm sức mạnh. Lúc đó tôi nghe mà trong lòng chỉ thấy bi thương, cuộc
hôn nhân này vốn đã là bi kịch, nếu dừng lại đúng lúc thì có thể thương tổn sẽ chấm dứt ở
đây, nhưng Tử Hiên lại cố chấp muốn sinh thêm đứa nữa, tôi không thể thốt ra lời chúc phúc,
mà chỉ tặng chị ấy bốn chữ : Tự lo liệu đi!
Quả nhiên mấy tháng sau, chị ấy sướt mướt tới tìm tôi, nói vớ
i tôi chồng chị chẳng để ý
mình, chị ốm nghén khổ sở như vậy mà anh ta không hỏi han một câu, mẹ chồng lạnh nhạt.
Tôi khuyên chị ấy ngẫm lại thật kỹ " Bây giờ chồng và mẹ chồng đều như vậy rồi, chị còn
mong tương lai sẽ ra sau nữa ? Giờ vẫn chưa muộn đâu, chị ngẫm lại xem có nên bỏ đứa bé
này đi không ?"
Nhưng chị ấy kiên quyết không nghe, cho rằng tới nước này thì dù thế nào cũng phải đánh
cược một lần, chị ấy hoang mang nói " Bây giờ con trong bụng chị, bọn họ chưa cảm nhận
được gì, tới khi đứa bé ra đời, gọi cha gọi bà, bọn họ có thể không yêu nó sao ?"
Tôi bắt đắc dĩ nói " Dù bọn họ có yêu đứa bé này, cũng không có nghĩa là bọn họ yêu mẹ đứa
bé! Chị nhìn người phụ nữ kia xem, cô ta sinh được con trai, nhưng tết Thanh Minh, bon ḥ ọ
chỉ dẫn con trai đi tảo mộ chứ có cho cô ta đi cùng. Tốt với con không có nghĩa là tốt với chị,
đó là hai chuyện hoàn toàn khác nhau"
Sau đó tôi luôn tránh mặt chị ấy, bởi vì tôi quá bực bội
Khoảng một năm sau, một ngày nọ, khi tôi ăn cơm với một người trong hội công ích, cô ấy
hỏi tôi còn nhớ Tử Hiên không.
Cô ấy kể với tôi rằng, Tử Hiên thực sự sinh con trai, còn người phị nữ kia thì sinh con gái,
hai người mỗi người có một trai một gái. Người phụ nữ kia không thể khiến chồng Tử Hiên
ly hôn để cưới cô ta. Tử Hiên cũng không thể khiến chồng mình chấm dứt quan hệ với phía
bên kia, hai người phụ nữ, một trai một gái, tiền tụy khổ sở vô cùng. Nghe nói người đàn ông
kia gửi tiền nuôi con trai cho Tử Hiên, nhưng chị ấy phải chăm sóc đứa bé một mình. Đối mặt
với kết cục này, Tử Hiên không thể chấp nhận được, chị ấy đã tìm người đàn ông kia tranh
chấp nhiều lần, tinh thần gần như suy sụp.
Tôi chỉ thương cho đứa bé kia, bị mẹ nó đưa tới thế gian này để làm thẻ đánh cược cho cuộc
hôn nhân của mình, không biết số mệnh tương lai của nó sẽ đi về đâu ?
Chúng ta không thể cam đoan bản thân sẽ không gặp khó khăn và thất bại trong hôn nhân,
nhưng có người sẽ rút ra bài học xương máu. Không ngừng hoàn thiện và kiểm điểm bản thân
để mình ngày càng trưởng thành trước khó khăn và thất bại, cuối cùng nắm giữ được hạnh
phúc thuộc về chính mình. Song có người lại khư khư cố chấp, mắc hết sai lầm này tới sai
lầm khác, khiến bi kịch kéo dài mãi không thôi.
CHƯƠNG 23 : Cúi đầu hi sinh, ngẩng đầu trông ngườiMấy hôm trước tôi có xem chương trình truyền hình, kể về một người đàn ông bị bệnh khá
nặng, vợ anh ta lập tức đòi ly hôn, rồi mang hết toàn bộ tài sản đi, còn bỏ lại con trai cho con
nuôi nấng. Bấy gườ bỗng có một người phụ nữ khác xuất hiện trong cuộc sống của anh ta, bắt
đầu chăm sóc cho sinh hoạt của hai cha con họ. Nhờ chăm sóc hết lòng, người đàn ông kia
dần khỏe trở lại. Bấy giờ con của anh ta đã tới tuổi lấy vợ, phía nhà gái yêu cầu phải có nhà
mới đồng ý cho kết hôn, thế là người phụ nữ kia liền bán mình, để con trai của người đàn ông
nọ có tiền mua nhà, sau đó đưa hết tiền tiết kiệm cho người con trai để làm sính lễ cho nhà
gái, rồi lại lo liệu đủ đường vì hôn lễ. Khi mọi chuyện đã đâu vào đó, hai cha con mới úp úp
mở mở nói với chị rằng : Chị đừng xuất hiện trong đám cưới được không, bởi vì người vợ cũ
tới, họ sợ phía nhà gái thấy chị ấy thì không biết nên giải thích thế nào.
Chị ấy ấm ức nói trên truyền hình " Tôi hi sinh vì các người nhiều như vậy mà các ngườ
i lại
đối xử với tôi như thế ư?"
Người đàn ông kia ngượng nghiu đáp " Anh bi ̣ ết em rất tốt với cha con anh, nhưng dù sao em
cũng hi sinh vì cha con anh rất nhiều như vậy rồi, thỏa hiệp một lần nữa cũng đâu sao đâu?"
Đứa con trai nọ còn mặt dah nói " Con cũng biết những mấy năm qua dì rất tốt vớ
i con, con
rất biết ơn, nhưng nếu dì trong đám cưới của con thì con không biết phải giải thích thế nào
với phía nhà gái, con sợ mọi chuyện sẽ dần trở nên phức tạp, mong dì thông cảm cho con"
Vị khách ngồi bên cạnh không khỏi chất vấn đứa con trai " Chuyện này thì có gì mà khó giải
thích ? Chị ấy xuất hiện trong đám cướ
i thì đáng xấu hổ lắm à? Cậu định kết hôn xong không
bao giờ để người khá gặp chị ấy sao ?"
Hai cha con họ á khẩu không trả lời được, nhưng vẫn cố chấp vớ
i cách làm của mình, hi vọng
người phụ nữ kia lại thỏa thiệp vì họ lần nữa.
Vị khách của chương trình bèn hỏi người phụ nữ kia " Chị đã thấy bộ mặt thật của họ rồi
chưa ? Rõ ràng là phường ăn cháo đá bát, không lẽ suốt bốn năm qua chị không phát hiện ra
bọn họ là người thế nào ư ?"
Người phụ nữ kia khóc nức nở " Tôi không nghĩ được nhiều như thế, tôi chỉ muốn thật lòng
đối tốt với bọn họ, cũng mong bọn họ có thể thật lòng đối tốt với tôi "
Vị khách giận dữ nói " Vậy họ có thật lòng đối tốt với chị không? Bốn năm qua, chị có cảm
nhận được tấm lòng của bọn họ không ? Chị không hề nhận ra nhân phẩm của họ có vấn đề ư
?"
Người phụ nữ kia chỉ không ngừng kể ra những hi sinh của mình. Người khác đành thở dài
ngao ngán " Ai kỳ bất hạnh, nộ kỳ bất tranh"(*)
Có lẽ trong cuộc sống mọi chuyện không hề khoa trương như vậy, nhưng chúng ta có thể bắt
gặp rất nhiều mâu thuẫn gia đình tương tự. Mới đây thôi có một chị gái khóc than với tôi
rằng, chị ấy đã hi sinh cả nửa cuộc đời mình cho chồng, vì anh ta mà sinh dưỡng con cái, nấu
cơm hầu hạ, chăm sóc cha mẹ chồng. Nhưng khi chị ấy bị bệnh phải giải phẫu, cả gia đình ấy
lại không có một ai chịu chăm sóc cho chị ấy, chỉ có cha mẹ đẻ đã lớn tuổi thương con gái,
nên tới chăm sóc cho tới khi chị ấy xuất viện. Chị hỏi tôi " Chị hi sinh vì bọn họ nhiều như
vậy, sao bọn họ có thể vô lương tâm đến thế ?"
Lúc đó tôi đáp " Chị nói về lương tâm với những kẻ vô lương tâm, chẳng phải tự rước lấy
nhục hay sao ?"Nhưng sau đó, tôi cho là vấn đề này không thể quy kết về chuyện vô lương tâm hay có lương
tâm.
Tôi luôn cho rằng, một người có thể che giấu sự bạc bẽo ích kỷ của mình một thời gian,
nhưng không thể che giấy mãi mãi. Bình thường chỉ sau một năm sau khi kết hôn, là mọi tính
tình thật đều gần như bộc lộ hoàn toàn. Nhưng rất nhiều phụ nữ sống trong hôn nhân mười
mấy hai mươi năm vẫn còn hỏi " Sao anh ấy lại là người như vậy ?" Tôi chỉ thấy vô cùng bi
ai. Sống bên nhau nhiều năm như thế mà bạn không phát hiện được bất cứ điều gì ư ? Hay là
nhận ra rồi nhưng vẫn chẳng hề bận tâm ?
Tôi luôn đề nghị với các chị em phụ nữ, sau khi kết hôn đừng cắm đầu hi sinh, thỉnh thoảng
cũng nên ngẩng đầu lên xem thử phản ứng của đối phương. Nếu đối phương trân trọng sự hi
sinh của bạn, cũng cố gắng báo đáp, vậy bạn có thể tiếp tục hi sinh. Nhưng nếu đối phương
coi sự hi sinh của bạn là đương nhiên, thậm chí đòi hỏi nhiều hơn nữa, vậy bạn mau chóng
điều chỉnh chiến lược.
Song có rất nhiều người phụ nữ lại làn ngược lại. Khi họ gặp những người bạc bẽo ích kỷ,
không biết trân trọng, họ sẽ càng hi sinh nhiều hơn, hi vọng người đàn ông này có thể cảm
động trước tấm lòng của mình. Nhưng kết quả thường là họ sẽ tổn thương nhiều hơn, bởi vì
người bạc bẽo ích kỷ không biết cảm kích tấm lòng của người khác, họ chỉ muốn được lợi
nhiều hơn mà thôi.
Gặp phải người như vậy thì rời đi là cách tốt nhất, nếu thực sự không muốn rời đi, vậy cũng
đừng hi sinh mọi thứ, phải cho đi một cách có chừng mực.
Từng độc giả hỏi tôi vấn đề khá tiêu biểu, cô ấy hỏi " Chị Vãn Tình ơi, em đã đọc hết các tác
phẩm của chị rồi, em muốn nghe ý kiến của chị về một chuyện. Có tác phẩm chị cổ vũ phụ
nữ nên biết hi sinh, nhưng lại có tác phẩm chị lại nói phụ nữkhông nên hi sinh, vậy rốt cuộc
là nên hi sinh hay không nên hi sinh?"
Thực ra trước giờ tôi chưa từng đưa ra kết luận một cách võ đoán. Về vấn đề nên hi sinh hay
không, tôi không muốn đưa ra câu trả lời cố định, cuộc sống muôn màu muôn vẻ, chúng ta
cũng gặp đủ hạng người. Mấu chốt của chuyện có nên hi sinh hay không- nằm ở việc đối
phương là hạng người gì.
Một người bạn của tôi bất hạnh lấy phải một người đàn ông ích kỷ, nhưng tôi thấy phương
pháp của cô ấy vẫn đáng lấy ra để làm gương. Trước khi kết hôn, người đàn ông này che giấu
rất tốt, lúc nào cũng tỏ ra khiêm tốn ôn hòa, nhưng mới kết hôn được vài tháng thì đã lộ ra
bản chất. Vừa kết hôn nên bạn tôi không muốn ly hôn, nhưng cô biết nếu tiếp tục như vậy
dung túng anh ta thì anh ta sẽ ngày càng quá đáng hơn. Bởi vậy sau đó, cô ấp áp dụng nguyên
tắc: Anh đối xử với tôi thế nào thì tôi sẽ đối xử với anh như thế ấy. Tôi ốm mà anh thờ ơ, vậy
anh ốm tôi cũng mặc kệ. Anh hờ hững với tôi, tôi cũng chẳng coi anh ra gì.
Theo quan niệm của tôi, sống với một người đàn ông như vậy thật vô nghĩa, nhưng nếu
không muốn ly hôn thì cũng chỉ còn cách này mà thôi.
Ban đầu người đàn ông kia rất phẫn nộ trước cách làm của bạn tôi, thậm chí còn dọa ly hôn.
Nhưng sau vài lần, anh ta biết bạn tôi không phải người dễ bắt nạt, nên cũng không dám hành
xử quá đáng. Mấy năm sau, người đàn ông này đã thay đổi rất nhiều.Bấy giờ tôi hỏi cô ấy nghĩ thế nào, bạn tôi thở dài " Lúc đó tới chẳng còn cách nào khác, đành
nghĩ cùng lắm là ly hôn. Thực ra tớ chỉ cần tỏ thái độ như vậy thì ạn ta cũng không dám quá
đáng nữa"
Sau đó tôi đưa ra một kết luận : Với người ích kỷ thì bạn càng hi sinh, họ càng đòi hỏi nhiều
hơn nhưng gặp đúng người không nhân nhượng họ, bọn họ cũng sẽ trở nên bình thường. Nếu
thực sự không có ai chấp nhận nhường nhịn bọn họ, bọn họ cũng sẽ thay đổi chính mình. Hơn
nữa khi bọn họ vừa bộc lộ sự ích kỷ, bạn phải trừng phạt đúng lúc, như thế sẽ có hiệu quả
hơn. Nhưng rất nhiều phị nữ quá bao dung, dung túng cho đàn ông hết làn này đến lần khác,
cuối cùng trở thành thói quen khó bỏ.
Thế nên, dung túng sự ích kỷ còn nguy hiểm hơn là ích kỷ, vì đây là hành động tạo sao những
kẻ cặn bã cho xã hội
CHƯƠNG 24 : Đừng làm thủ môn của hôn nhân
Hồi xưa, tôi từng gặp phải một tình huống dở khóc dở cười vì không hiểu bóng đá. Thời
trung học, trường tôi có tổ chức thi đấu bóng đá, bạn tôi rủ tôi đi cổ vũ cho đội lớp mình. Vì
tôi chỉ thích cầm kỳ thi họa nên gần như chưa hề xem đá bóng bao giờ, bạn tôi bèn dặn dò tôi
" Cậu không cần hiểu đâu, khi nào thấy bóng vào lưới, cậu vỗ tay khen là được". Tôi gật đầu
tỏ ý đã hiểu. Sau đó để tỏ ra là người nhiệt tình tham dự hoạt động của lớp, thấy bóng vào
lưới là tôi lập tức vỗ tay khen hay, bạn tôi vội kéo tôi lại, nói " Đội bạn đá vào, cậu vỗ tay gì
chứ ?"
Sau đó tôi nhận ra có một thành viên không giống những người còn lại, bèn chỉ vào người đó
hỏi " Sao bạn ấy cứ loanh quanh ở cầu môn thế ?"
Bạn tôi bèn cho tôi biết, đó là thủ môn, nhiệm vụ của cậu ấy là bảo vệ cầu môn cho tốt,
không để cho bóng của đối phương lọt vào.
Mấy hôm trước, một vị phu nhân vui mừng gọi điện cho tôi, nói chị ấy đã tìm ra địa chỉ và
công ty bồ nhí, tới tận nơi đàm phán, chị ấy nói nếu đối phương không chịu chấm dứt quan
hệ vớ
i chồng mình thì chị ấy sẽ đưa sự việc này tới công ty ả, để tất cả mọi người đều biết cô
ta là kẻ thứ ba. Đối phương sợ hãi nên đã đồng ý rời khỏi chồng chị ấy. Chị ấy còn nói với
tôi, chị ấy có rất nhiều kinh nghiệm đối phó với bồ nhí của chồng, đây đã là cô bồ thứ sáu chị
ấy đánh đuổi thành công. Nếu sau này tôi muốn viết sách về việc đối phó với bồ nhí thì chị ấy
có thể hết lòng giúp đỡ.
Không hiểu sao chị ấy khiến tôi nghĩ tớ người thủ môn, chỉ là chị ấy không phải thủ môn trên
sân bóng, mà là thủ môn trong hôn nhân.
Mấy năm trước, tôi quen một vị phu nhân cũng là người Quảng Đông, chị ấy nói chồng mình
ngoại tình thành thói quen, nhiệm vụ hằng ngày của chị ấy là bắt quả tang và đánh ghen.
Vì chỉ quen trên mạng nên chúng tôi trò chuyện khá cởi mở. Chị ấy kể với tôi, ở vùng chị ấy,
có rất nhiều phụ nữ sống như vậy, ngày ngày theo dõi chồng, bắt tại trận rồi ép chồng chia
tay với bồ.Tôi không biết chị ấy đang lừa mình dối người hay là tình trạng hôn nhân ở vùng đó thực sự
đáng báo động như vậy. Tôi hỏi chị ấy, đuổi kẻ thứ ba đi rồi còn có kẻ thứ tư, thứ năm, thứ
sáu, cuộc sống như vậy bao giờ mới kết thúc, chẳng lẽ chị ấy không thấy người đàn ông kia
mới là mấu chốt của vấn đề ư ?
Nếu đàn ông không muốn ngoại tình thì đâu cần khổ sở như vậy ?
Chị ấy đáp, đàn ông nào chẳng thế, trên đời này làm gì có đàn ông chung thủy ? Tôi không
hiểu vì sao chị ấy lại nói như vậy. Phần lớn phụ nữ bị chồng phản bội đều không làm gì
chồng mình, mà lại dồn mọi phẫn nộ lên một người phụ nữ khác, bởi vì chỉ làm vậy thì họ
mới có lý do để tha thứ cho chồng mình, cũng chỉ khi đánh đồng mọi đàn ông thì họ mới tìm
được cảm giác cân bằng trong tâm lý.
Nhưng tôi lại cực kỳ căm ghét luận điệu này, thực ra bị chồng phản bội là một chuyện đáng
được đồng cảm. Song có vài phụ nữ tuy ngoài miệng nói tha thứ cho đàn ông nhưng trong
lòng vẫn thấy việc chấp nhận một người đàn ông phản bội mình là vô cùng nhục nhã. Thế
nên họ tưởng tượng ra một suy nghĩ : Đàn ông trên thế giới này đều là vậy, không phải chỉ
mình mình sống khổ sở như thế.
Nếu suy luận này chỉ an ủi bản thân thì cũng không có gì đáng trách, nhưng những người này
đáng ghét ở điểm họ ép người khác phải tán đồng quan niệm ấy, tuyên truyền tư tưởng tiêu
cực đi khắp nơi.
Chồng tôi cũng từng nghe về luận điểm này, lúc đó anh ấy hừ lạnh một tiếng rồi thẳng thắn
phản bác, khiến tôi phải cảm thán khen hay " Nếu chị cho rằng ngoại tình là bản tính đàn ông,
cũng như con người đói bụng cần ăn cơm, vậy sao chị lại không cho chồng ngoại tình, chị
không định để người ta ăn cơm à ? Dù sao đàn ông trên thế giới này đều ngoại tình cả, có gì
đâu mà chị ngạc nhiên ?"
Người phụ nữ nói ra luận điểm trên liền á khẩu rất lâu mà không thể phản bác, chồng tôi lại
bồi thêm một câu "Nếu tôi là chồng chọ, chắc chắn tôi cũng ngoại tình, vì dù tôi ngoại tình
hay không thì chị đã định tội cho tôi rồi, tôi không ngoại tình thì đúng là có lỗi với chị"
Nói chuyện một lúc, chúng tôi quay lại chủ đề khi nãy, tôi tiếp tục hỏi vị phu nhân kia " Sao
phải biến bản thân thành thám tử nghiệp dư ? Chị có nghĩ chỉ cần chồng chị còn chưa tu tâm
dưỡng tính, thì chị mãi mãi không thể sống yên ổn ? Trừ khi có ngày anh ta già rồi, không
chơi nổi nữa, nhưng cuộc đời của chị cũng gần hết rồi"
Tôi hỏi một đằng chị trả lời một nẻo " Thứ quan trọng nhất của phụ nữ là hôn nhân, bảo vệ
hôn nhân là trách nhiệm của phụ nữ. Đánh đuổi kẻ thứ ba chính là bảo vệ hôn nhân"
Tôi không thể không phản bác " Thế chị đã dốc hết sức lực để ngăn chồng chị ngoại tình,
nhưng anh ta vẫn ngoại tình hết lần này đến lần khác thì sao? Điều này chứng tỏ thực ra
phương pháp của chị không hề có tác dụng. Trừ khi chị có thể theo dõi anh ta 24/24, nhưng
chị có làm được không ? Nếu chị chỉ cần bảo đảm rằng mình không ly hôn, mà không bận
tâm tớ
i chất lượng hôn nhân, thì đâu cần mất công như vậy, dù sao hiện giờ chồng chị cũng
đâu có đòi ly hôn"Có lẽ những lời này của tôi khiến những lý do mà chị lấy ra để duy trì hôn nhân hoàn toàn
sụp đổ, bởi vậy sau đó chị ấy không còn trò chuyện với tôi nữa. Tôi biết, không có ai có thể
đánh thức một người giả vờ ngủ.
Tôi luôn cho rằng, bạn không thể quản thúc một người đàn ông, chỉ cần anh ta muốn, anh ta
sẽ luôn tìm cơ hội. Nếu đàn ông không quý trọng hôn nhân thì dù người phụ nữ có cố bảo vệ
nó, cũng đâu còn ý nghĩa gì ? Huống chi bạn lại phí phạm thanh xuân của mình để chơi đuổi
bắt với đàn ông suốt nhiều năm, có đáng không ? Tôi đã theo dõi từ lâu, những vị phu nhân
làm thủ môn của hôn nhân này luôn tiền tụy hốc hác, hoặc là không có sinh khí, hoặc là cay
nghiệt cố chấp. Nhưng tôi nghĩ
trước khi lấy chồng, họ đều là những cô gái đẹp như hoa, tràn
đầy sức sống. Thế mà giờ họ lại hành hạ bản thân thành xác sống.
Thực ra nếu muốn hôn nhân hoàn chỉnh về hình thức thì quá đơn giản, miễn là phụ nữ đủ
thỏa thiệp thì tôi nghĩ hầu hết đàn ông đều không muốn ly hôn, bởi vậy ly hôn là chuyện
không hề khó, nhưng khiến đàn ông chung thủy với mình mới là điều không dễ dàng. Có điều
chúng ta không chỉ cần hôn nhân, chúng ta còn cần hôn nhân hạnh phúc, kể cả hai vị phu
nhân trong câu chuyện của tôi cũng không ngoại lệ
Tôi hỏi vị phu nhân thứ nhất " Tuy chị đã đánh đuổi được kẻ thứ ba, nhưng chị có thực sự vui
vẻ không ? Sống như vậy chị không mệt mỏi ư ?"
Chị ấy bật khóc như muốn trút đi nỗi oan ức ngột ngạt suốt bao nhiêu năm "Tôi mệt chứ, tôi
đã mệt mỏi từ lâu rồi, lúc nào tôi cũng phải lo lắng chuyện anh ta ngoại tình hay không, ngày
ngày điều tra theo dõi, tôi cảm thấy cuộc sống của tôi u án vô cùng, không có ngày nào tôi
yên tâm, thoải mái. Nhưng tôi làm gì còn cách khác?"
Tôi biết chị ấy vẫn sẽ tiếp tục canh giữ hôn nhân nhưng từ tiếng khóc đau khổ của chị ấy, tôi
hiểu được việc bảo vệ một cuộc hôn nhân không tốt khiến phụ nữ tổn thương đến nhường
nào, nó sẽ hoàn toàn phá hủy sự tự tin và mọi mưu cầu hạnh phúc trong cuộc sống của người
phụ nữ ấy.
Bởi vậy dù là đàn ông hay phụ nữ cũng đừng làm thủ môn của hôn nhân, mỗi chúng ta chỉ
cần làm thủ môn của chính mình là đủ. Hơn nữa, một cuộc hôn nhân hạnh phúc dài lâu không
phải kết quả của việc canh giữ tra xét, mà dựa trên sự tin tưởng, thưởng thức và suy nghĩ sẽ
sống bên nhau trọn đời của hai vợ chồng.
CHƯƠNG 25 : Bi Kịch " Luân Hồi"
Nếu năm 20 tuổi có người nói với tôi trước khi lấy chồng thì phải xem gia đình của anh ta,
xem hình thức hôn nhân của cha mẹ anh ta, rồi hẵng quyết định xem nên kết hôn với người
này hay không, tôi sẽ cực kì phản cảm " Rốt cuộc là kết hôn với ạn ấy hay là kết hôn với cha
mẹ anh ấy, nếu gia đình anh ấy không hạnh phúc thì chia tay với anh ấy sao ?"
Thậm chí tấm lòng nhân hậu sẽ nổi lên, cảm thấy một người đàn ông như vậy thật đáng
thương, trước đây chưa từng cảm nhận được tình thân ấm áp, phải đối xử với anh ta tốt hơn,
cho anh ấy hạnh phúc.Nhưng tới năm 25 tuổi, nếu có người nói với tôi như vậy, tôi sẽ tán thành một nửa, đồng thời
lập tức nghĩ ra đối sách " Dù sao người tôi lấy cũng là anh ấy, nếu không thích tiếp xúc với
cha mẹ anh ấy thì tôi sẽthuyết phục anh ấy mua nhà xa họ một chút, sau đó hai người sống
cuộc sống của mình, gia đình anh ấy sẽ không ảnh hưởng nhiều tới tôi."
"Lầu sau trước khi kết hôn, tớ nhất định phải xem xét kỹ gia đình đối phương. Nếu trong nhà
anh ta, người cha cũng như không, vậy chắc chắn tớ sẽ không lấy anh ta nữa" Đây là kinh
nghiệm xương máu mà cô bạn Tiểu Lương rút ra sau khi cô ấy ly hôn.
Ba năm trước, trước khi kết hôn, có người bạn nhắc kéo Tiểu Lương rằng, mẹ chồng cô ấy
cực kỳ thương con trai, nấy giờ cô ấy thấy người đó thật nực cười, mẹ nào mà chẳng thương
con?
Cho tới khi kết hôn, cô ấy mới biết mẹ chồng có ảnh hưởng lớn thế nào tới hôn nhân của
mình, tuy mẹ chồng không hè muốn phá hoại hôn nhân của họ, nhưng lại có rất nhiều hành vi
dẫn đến điều đó. Hầu như ngày nào mẹ chồng cũng tranh con trai với Tiểu Luoeng, chồng
Tiểu Lương mua cho cô ấy một bộ quần áo, mẹ chồng sẽ giận dỗi không vui, cho tới khi con
trai mua cho bà ấy một bộ đắt tiền hơn thì mới bỏ qua. Hai người đi nghỉ mát, mẹ chồng liền
thản nhiên nói " Dù sao mẹ ở nhà cũng không có việc gì làm, chi bằng đi chơi với hai đứa!"
Tiểu Lương không vui, chồng cô ấy khó xử nói " Bà ấy là mẹ anh, sao anh có thể từ chối bà
ấy được ? Bà ấy sẽ rất thương tâm"
Trong cuộc đấu này, Tiểu Lương mong chồng có thể đứng về phía mình, mà mẹ chồng cũng
muốn có quyền kiểm soái đứa con trai. Hai người phụ nữ bắt đầu một cuộc chiến tranh không
khói súng.
Chiến tranh bùng nổ, nhưng chiến lợi phẩm lại trốn biệt tích từ lâu, anh ta cảm thấy gia đình
quá ngột ngạt, bên bắt đầu mượn cớ đi công tác, hoặc tiếp khách để khỏi về nhà, cho tới một
ngày bên cạnh anh ta có những phụ nữ khác.
Khi Tiểu Lương ly hôn thì không có con, tôi thấy đây là chuyện mau mắn với cô ấy, nếu
không bi kịch này sẽ tiếp tục "luân hồi"
Tôi luôn cho rằng hôn nhân thời nay thực dụng hơn ngày xưa rất nhiều, từ "ngày xưa" này là
chỉ mấy chục năm trước đây, xa hơn nữa thì không có giá trị tham khảo. Khi đó mọi người
đều không giàu có, chỉ cần hai người vừa ý, thì dù điều kiện gia đình đối phương có như thế
nào, họ đều sẽ toàn tâm toàn ý mà kết hôn, hôn nhân như vậy thường bèn chặt suốt đời.
Đương nhiên, điều này có liên quan tới sự chuyển biến của thời đại, bởi ngày đó rất ít người
muốn ly hôn.
Nhưng hiện giờ hôn nhân cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Tôi từng cùng bạn mình tới hai buổi
xem mắt, cảm giác của tôi về cuộc gặp mặt ấy là một buổi trao đổi điều kiện, trước tiên phải
nhìn vào công việc, bằng cấp, thu nhập, gia cảnh của đối phương để cân nhắc. Nếu thấy
những điểm này đều ổn thì mới tìm hiểu xem con người này tính cách như thế nào, còn nhu
cầu tình cảm không quá cao, có lẽ chỉ cần người nọ trông đáng tin một chút, tạo cảm giác an
toàn. Sau đó dưới sự thúc giục của cha mẹ đôi bên,chẳng bao lâu sau hai người kết hôn.
Song điều ảnh hưởng lớn nhất tới hôn nhân của bọn họ không phải điều kiện gia đình, mà là
hoàn cảnh gia đình.Tôi từng quan sát rất kỹ hôn nhân này, phát hiện phương thức ấy khá thích hơp v ̣ ới phụ nữ,
nhưng lai phù h ̣ ơp v ̣ ới phần lớn đàn ông, hơn nữa phụ nữ cũng dễ dàng chấp nhận hiện tại.
Nhưng đàn ông thì không giống vậy, có thể họ đã kết hôn gần một năm, nhưng vẫn chưa
thích nghi với vai trò của mình. Thế nên phụ nữ thường không cảm thấy an toàn, họ không
cảm nhận được sự nhiệt tình của người đàn ông. Họ sẽ cực kỳ khao khát cảm giác an toàn.
Thường thì con đường để phụ nữ tìm được cảm giác an toàn là khống chế trói buộc. Nhưng
đàn ông đâu chấp nhận phụ nữ khống chế ? Huống là ngườ
i vợ chưa có bao nhiêu tình cảm,
điều này khiến anh ta cảm thấy ngột ngạt. Những người đàn ông này hầu như đều từng chịu
sự khống chế của mẹ hồi nhỏ, khi còn bé không có năng lực chống cự, nhưng giờ thì khác,
anh ta có năng lực phản kháng. Anh ta muốn thoát khỏi sự khống chế này, bởi vậy anh ta sẽ
kiếm đủ lý do để trốn tránh vợ mình.
Thế nên phụ nữ sẽ càng thiếu cảm giác an toàn, một khi thiếu cảm giác an toàn, cô ấy càng
muốn nắm bắt được thứ gì đó, đây quả thực là một vòng luân hồi tai quái. Tới khi có con, cô
ấy sẽ chợt nhận ra bản thân không khống chế chồng nhưng con hoàn toàn ỷ lại vào cô ấy, cô
ấy bỗng tìm được mục tiêu sống mới. Nếu đứa bé này là con trai, vậy nó sẽ vừa sắm vai con,
vừa thay thế vị trí của cha, để bù đắp cho sự trống vắng về mặt tình cảm của người mẹ.
Sự xuất hiện của bé trai đã dời đi phần lớn sự chú ý của phụ nữ, dục vọng khống chế chồng
của họ sẽ giảm xuống rất nhiều. Đàn ông nhận ra sự xuất hiện của con khiến bản thân giành
được tự do, anh ta sẽ nóng lòng hưởng thụ sự tự do hiếm hoi này, mà không hề bận tâm tới sự
thật đáng sợ khuất sau tất cả.
Thế nên phụ nữ sẽ ở bên con trai như hình với bóng, tới khi con trai tới tuổi lấy vợ. Lý trí nói
với phụ nữ rằng, con trai nên có tình yêu và gia đình thuộc về riêng của nó, cô ấy vẫn sẽ tích
cực lo liệu cho hôn sự con trai, nhưng về mặt tình cảm, cô ấy không thể chấp nhận việc con
trai rời xa mẹ mình để bước vào vòng tay của một phụ nữ khác. Bởi vậy mới có chuyện mẹ
chồng suốt ngày soi mói bắt bẻ con dâu, rồi tranh giành con trai với con dâu.
Vậy đứa con trai này phải làm gì bây giờ ? Về tình cảm, anh ta biết mình kết hôn nên có cuộc
sống riêng của mình thoát khỏi sự ảnh hưởng của mẹ, cũng không muốn thấy mẹ thương tâm,
bởi vì nà ấy gần như chưa giữ được cha, nếu anh ta lại phản bội bà ấy, thì bà ấy cũng quá
đáng thương. Dựa theo tâm lý này, anh ta sẽ yêu cầu vợ phải nhường nhịn mẹ mình một cách
vô tội cạ, mà vợanh ta không thể từ chối, vì có sự trói buộc của đạo hiếu từ xưa đến nay.
Song người vợ lại cảm thấy bản thân mới là gia đình với chồng, thế nên người phụ nữ sẽ bắt
đầu "cuộc chiến" đoạt vị thế.
Và rồi người con trai cũng sẽ tìm cách trốn tránh giống như cha anh ta vậy.
Trong rất nhiều gia đình, cha chồng gần như không hề tồn tại trong nhà, thế rồi hình thức
sống không lành mạnh này sẽ được đời đời "luân hồi"
Không phải nói người đàn ông có hình thức gia đình không lành mạnh thì không được kết
hôn, chẳng qua lấy người đàn ông như vậy thì quá nguy hiểm hơn lấy những người khác quá
nhiều, khả năng không hạnh phúc cũng cực kỳ lớn.
Lúc đó tôi và ông xã yêu nhau, tôi chưa hiểu rõ điều này. Thời điểm đó, tôi yêu anh ấy hoàn
toàn là vì anh ấy rất chín chắn, có kiến thức uyên bác, lại đối xử với tôi tốt vô cùng, tôi rất ít
khi hỏi tới gia đình của anh ấy, anh ấy cũng rất ít nhắc tới gia đình mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro