Bản vị tiền tệ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản vị tiền tệ là thứ được dùng làm cơ sở định giá đồng tiền quốc gia. Đây là yếu tố thường thay đổi trong chế độ tiền tệ.
Lịch sử phát triển tiền tệ cho thấy, bản vị tiền tệ của các nước do điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ quyết định. Cho đến nay các chế độ bản vị tiền tệ sau đây đã được sử dụng:
Chế độ song bản vị: Đồng tiền của một nước được xác định bằng một trọng lượng cố định của hai kim loại (thường là vàng và bạc). Ví dụ: năm 1792, 1 USD vàng bằng 1.603 gam vàng ròng; 1 USD bạc bằng 24,06 gam bạc ròng. Do đó, trọng lượng 1 USD bạc bằng 15 lần trọng lượng 1 USD vàng. Chế độ này từng được áp dụng ở Anh, Hoa Kỳ trước thế kỷ 19.
Chế độ bản vị tiền vàng: Đồng tiền của một nước được bảo đảm bằng một trọng lượng vàng nhất định theo quy định của pháp luật với những yêu cầu như Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng, tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đỏi ra vàng theo tỉ lệ đó, và tiền vàng được lưu thông không hạn chế. Chế độ này được áp dụng phổ biến ở các nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỉ XX.
Chế độ bản vị vàng thỏi: Chế độ này cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không thành tiền, không lưu thông trong nền kinh tế mà chỉ dự trữ để làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài. Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng theo luật định. Chế độ này từng được áp dụng ở Anh năm 1925, ở Pháp năm 1928...
Chế độ bản vị vàng hối đoái: Đây là chế độ quy định tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng. Muốn đổi ra vàng, cần phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng như USD, Bảng Anh... Chế độ này từng được áp dụng ở Ấn Độ năm 1898, ở Đức năm 1924, ở Hà Lan năm 1928...
Chế độ bản vị ngoại tệ: Chế độ này quy định đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài (ngoại tệ). Đó là các ngoại tệ mạnh và được tự do chuyển đổi trên thị trường quốc tế. Chế độ này sử dụng phổ biến ở những nước có ít vàng hoặc bị lệ thuộc vào nước khác. Chế độ này từng được áp dụng từ 1944-1971. Bắt đầu sụp đổ từ 1960.
Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng: Dưới chế độ này, đơn vị tiền tệ của một quốc gia không được chuyển đổi ra kim loại quý. Theo đó, vàng bị rút ra khỏi lưu thông trong nước, tiền giấy không được đổi ra vàng và vàng chỉ được dùng để thanh toán quốc tế. Chế đô này phổ biến vào những năm 1930.
.................
Các hệ thống bản vị :
Từ khi con người có hoạt động mua bán nghĩa là thoát ra khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp thì nhu cầu vật ngang giá chung trở nên cần thiết.
Ngày nay chúng ta thấy vật ngang giá chung là tiền giấy nhưng vào thời xa xưa người ta dùng những vật dụng được xem và quý hiếm để làm vật ngang giá chung. Có nơi dùng vỏ sò, có nơi dùng muối, cũng có nơi dùng xương, da thú .... nói chung tùy theo vùng mà người ta có vật ngang giá chung khác nhau.
Vật ngang giá chung như thế chỉ mang tính khu vực nên khi xuất hiện buôn bán ngoài khu vực (ngoại thương) thì vật ngang giá chung đòi hỏi tính phổ biến cao hơn. Và một hệ thống tiêu chuẩn tiền tệ mới ra đời. Cứ thế theo tự nhiên các hệ thống tiêu chuẩn tiền tệ ra đời và thay thế nhau.
Sau đây là tóm tắt sơ lược các tiêu chuẩn tiền tệ trong lịch sử loài người theo trình tự thời gian.
Thuở ban đầu, tiền bạc mang giá trị của chính vật liệu làm ra nó và có giá trị thống nhất trên nhiều lãnh thổ. Có một số nơi đã xuất hiện tiền giấy có giá trị tương đương tiền kim loại và có thể quy đổi trực tiếp ra kim loại dùng làm cơ sở tiền tệ.
Bản vị đồng (Bronze Standard)
Là chế độ tiền tệ lấy kim loại đồng làm tiêu chuẩn giá cả, xuất hiện từ thời thượng cổ, sau cuộc phân công lao động lần thứ II của loài người khi thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp.
Trong chế độ bản vị đồng, người ta dùng kim loại đồng để đúc tiền đưa vào lưu thông, vàng cũng được đúc tiền nhưng chiếm số lượng không đáng kể vì lúc này quan hệ trao đổi hàng hoá chưa phát triển nên chưa có nhu cầu giao dịch giá trị lớn.
Bản vị bạc (Silver Standard)
Là chế độ tiền tệ lấy bạc làm tiêu chuẩn giá cả. Dùng kim loại bạc đúc tiền, vàng cũng được đúc thành tiền phục vụ những giao dịch lớn.
Khi giao dịch, người bán phải cân đếm tiền để xác định giá trị nên gọi là tiền cân. Về sau tiền do những người, tổ chức có uy tín đúc, đánh dấu và in giá trị lên đồng bạc, người ta chỉ cần đếm tiền nên gọi là tiền đếm. Khi tiền do tư nhân đúc xuất hiện tình trạng gian lận, nhà nước can thiệp bằng cách độc quyền đúc tiền và phân phối trên toàn quốc, lúc này gọi là tiền đúc.
Bản vị kép hay song bản vị (Dual Standard)
Là chế độ tiền tệ dùng vàng và bạc làm cơ sở vật ngang giá chung, ra đời khi CNTB ra đời. Trong chế độ này tồn tại đồng thời 2 hệ thống tiền tệ, 2 hệ thống giá cả nên không ổn định. Mỗi loại hàng hoá đều có 2 giá, một tính bằng vàng, một tính bằng bạc do đó có sự không thống nhất giá cả, gây ra sự khó khăn trong giao dịch.
Tuy nhiên chế độ song bản vị vẫn tồn tại lâu dài hơn một thế kỷ và kết thúc vào cuối thế kỷ 19.
Bản vị vàng (Gold Standard)
Là chế độ tiền tệ ổn định nhất của TBCN, dùng kim loại vàng làm cơ sở vật ngang giá, xuất hiện năm 1870 ở Anh và nhanh chóng lan ra các nước phương Tây. Năm 1913 chấm dứt chế độ này vì các nước tư bản mạnh thu vén vàng để chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ I.
Đặc điểm :
- Mọi người được tự do đúc vàng theo tiêu chuẩn của nhà nước.
- Tiền giấy được đổi trực tiếp ra vàng theo giá trị ghi trên tiền giấy.
- Vàng được luân chuyển tự do giữa các nước.
Kể từ sau khi chế độ bản vị vàng sụp đổ trên Thế giới bắt đầu bước sang giai đoạn mới: đồng tiền không mang giá trị thực chất của vật liệu làm ra nó nữa.
Bản vị vàng thoi hay Bản vị vàng hối đoái (Gold Bar Standard)
Còn gọi là chế độ Bản vị Sterling lấy đồng Bảng Anh làm tiêu chuẩn. Không cho đổi trực tiếp tiền giấy sang vàng nên người ta gọi đây là hình thức Bản vị vàng gián tiếp. Chỉ có đồng Bảng Anh và đồng Dollar Mỹ mới có thể đổi trược tiếp sang vàng và phải đổi với số lượng lớn.
Theo các nhà nghiên cứu thì đây là bước lùi của hệ thống tiền tệ TBCN: sự liên kết giữa vàng và tiền giấy đã trở nên lõng lẽo, trong chế độ bản vị vàng gián tiếp người ta thấy sự xuất hiện của hiện tượng lạm phát.
Năm 1931 chế độ bản vị vàng thoi sụp đổ do đồng Bảng Anh bị phá giá.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho hệ thống bản vị vàng dưới mọi hình thức ở Châu Âu và Mỹ sụp đổ.
Bản vị Dollar Mỹ (Dollar Standard)
Được thiết lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ II ở Bretton Wood. Tại hội nghị tháng 7/1944 với 44 nước tham dự (có cả Liên Xô cũ) đã thống nhất thông qua hệ thống tiền tệ Bretton Wood dùng đồng Dollar Mỹ làm tiêu chuẩn tiền tệ của thế giới. Cũng tại hội nghị này tổ chức IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) và WB (Ngân hàng thế giới) được thành lập. Kể từ đó đồng USD được coi là cầu nối giữa vàng và toàn bộ hệ thống tiền tệ thế giới.
Bản vị Dollar Mỹ thực chất cũng là bản vị vàng gián tiếp: chỉ có các ngân hàng trung ương của các nước mới có quyền đổi trực tiếp từ tiền giấy sang vàng, và chỉ cho phép đổi tiền thuộc lĩnh vực ngoại thương.
Vì là bản vị vàng gián tiếp nên có hiện tượng lạm phát, để giữ giá vàng ổn định Mỹ đã nỗ lực rất hiều nhưng cuối cùng đành phải phá giá Dollar vào tháng 8 năm 1971 và ngừng không cho đổi trực tiếp tiền sang vàng nữa. Do đó hệ thống tiền tệ Bretton Wood đã sụp đổ.
Bản vị SDR hay Bản vị tiền vàng (SDR Standard)
Là sáng kiến của tổ chức IMF vào năm 1970 gọi là quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Right). SDR giúp các nước hội viên của IMF có thêm một phương tiện thanh toán quốc tế mà không cần dùng đến dự trữ vàng hay ngoại hối.
SDR không phải là tiền mặt mà thực chất là sổ kế toán ghi các khoản nợ có của mỗi hội viên. 1 lượng SDR = 0.8888671 g vàng nhưng chỉ tồn tại trên sổ sách nên gọi là bản vị tiền vàng. Cứ 5 năm IMF họp một lần để quyết định phần trăm đóng góp quỹ của các nước hội viên. Việt Nam đã là thành viên của IMF từ ngày 21 tháng 9 năm 1956.
Nguyên tắc hoạt động của "sổ" SDR: Một quốc gia A thâm hụt cán cân ngoại thương với quốc gia B, nếu A và B đều là thành viên của IMF thì A không phải trả tiền trực tiếp cho B mà tài khoản SDR của A sẽ bị trừ đi khoản thâm hụt đó (ghi bên có) và sẽ chuyển sang sổ SDR của B (ghi bên nợ) tại IMF.
Các nước hội viên thanh toán nợ nần trong ngoại thương (lưu ý là chỉ trong lĩnh vực ngoại thương mới được phép dùng sổ SDR để thanh toán) thông qua SDR trên sổ sách của IMF. IMF ngoài vai trò trung tâm thanh toán quốc tế còn đóng vai trò trung tâm tín dụng quốc tế bằng cách làm chủ nợ của những nước thiếu hụt và làm con nợ của những nước dư thừa trong cán cân thanh toán.
Bản vị tiền giấy (Currency Standard)
Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng chế độ bản vị tiền giấy (trong đó có Việt Nam) , đây là chế độ phát hành và lưu thông tiền giấy theo Pháp luật của mỗi nước (tiền giấy ở đây bao hàm tiền làm bằng kim loại và tiền làm bằng giấy).
Trong chế độ bản vị tiền giấy, tiền không đổi trực tiếp sang vàng được nên có thể nói tiến giấy và vàng không có mối quan hệ gì, tiền tệ không còn là dấu hiệu của vàng nữa. Vàng chỉ là một loại hàng hóa đắt tiền mà thôi.
Tiền giấy là phương tiện lưu thông bắt buộc do tín nhiệm Chính Phủ mà công dân lấy tiền giấy làm phương tiện thanh toán, cất trữ .....
Bản vị tiền tệ (Money Santdard)
Thực chất là đơn vị tiền tệ của mỗi nước. Mỗi quốc gia có một đơn vị tiền tệ riêng ở Việt Nam là đồng (VND), Mỹ là Dollar Mỹ (USD Mỹ), Anh là Pound (£), Pháp là Franc (FF)......
Khi bản vị vàng còn tồn tại, tỷ giá hối đoái (dùng để hoán đổi các loại tiền tệ) dựa trên vàng, hiện nay người ta dựa vào sức mua đồng tiền để xác định tỷ giá (trên thị trường tự do) hoặc dựa vào tỷ giá cố định do nhà nước quy định (đối với những quốc gia có chính sách tỷ giá cố định).
................
Tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong nhiều năm
Trong phiên họp thường kỳ đầu tiên qua truyền hình với các tỉnh thành sáng 31/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định trước tình hình suy thoái kinh tế thế giới, dự kiến GDP cả nước chỉ tăng 5% trong năm nay.
> Lần đầu tiên Chính phủ họp qua cầu truyền hình
Nhìn lại 3 tháng đầu năm, Thủ tướng cho rằng, nhiều chỉ tiêu giảm so với kế hoạch do ảnh hưởng kinh tế thế giới suy thoái như công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch. Tăng trưởng GDP trong quý I là 3,1 % thấp nhất trong nhiều năm qua, ước đạt cả năm ở mức 5%.
Ngoài ra, để an sinh xã hội và kích cầu tiêu dùng nên thu ngân sách giảm, bội chi lại tăng cao. Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, có thể phải trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng xuống còn 5% trong năm nay (Quốc hội đã đặt ra chỉ tiêu GDP cả năm là 6,5%) và điều chỉnh mức bội chi khoảng 8% GDP.
Trước đó, Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư Võ Hồng Phúc cũng đưa ra các nhóm giải pháp kích thích tăng trưởng kinh tế như tập trung các dự án đầu tư quan trọng, giải ngân nhanh nguồn vốn vay ODA và bổ sung nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Đặc biệt, tiếp tục giảm lãi suất vay để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt ngành cơ khí, xuất khẩu...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các tỉnh, thành trong buổi giao ban qua cầu truyền hình sáng nay. Ảnh chụp màn hình: Nguyễn Hưng.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh kiến nghị Chính phủ các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, như giảm thuế VAT cho ngành sợi, vải, may mặc, vật liệu xây dựng, ôtô xe máy; miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa, miễn nộp thuế thu nhập cá nhân cho người thu nhập thấp. Theo ông Ninh, sẽ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 9 tháng cho những đơn vị có vốn dưới 10 tỷ đồng hoặc số lao động dưới 300 người, giảm 30% thuế cho doanh nghiệp dệt may, da giày, cơ khí... hoặc giãn thời gian hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp nhập khẩu. Đặc biệt, đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên bằng cách phát hành 8.500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ.
Bộ trưởng Ninh cũng cho biết, các biện pháp an sinh xã hội, kích cầu tiêu dùng đã khiến thu ngân sách trong quý I chỉ bằng 88% so với năm trước, chi ngân sách tăng 4,1%. Nếu GDP năm nay đạt 5% thì giảm thu ngân sách sẽ là 12.000 tỷ đồng.
Bộ Trưởng Tài chính cho rằng, phải tăng thu ngân sách bằng cách giãn và dừng các dự án kém hiệu quả, giảm hội họp, mua sắm tài sản. "Yêu cầu các địa phương chống thất thu, địa phương sẽ được sử dụng 50% nguồn tiền lương còn dư, sau đó, nếu còn thiếu bút thì ngân sách trung ương mới bù chi", ông Ninh nói.
Trái với những nhận định ảm đạm về tình hình kinh tế thế giới và trong nước của các thành viên Chính phủ, ông Lê Đức Thúy lại có những phân tích và dự báo khá lạc quan. Theo vị Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia này, mức tăng GDP đạt 3,1% của 3 tháng đầu năm nay đã là điểm đáy. Trong thời gian tới, con số này sẽ tăng lên.
Lý giải cho nhận định lạc quan này, ông Thúy đưa ra một loạt các dẫn chứng và số liệu thế giới cũng như trong nước. Theo ông Thúy, với các biện pháp tích cực, 2 quốc gia có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu là Mỹ và Trung Quốc đang có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt.
Đầu cầu Hà Nội là địa phương đóng góp ý kiến đầu tiên trong buổi giao ban. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Tại Mỹ, trong những tháng đầu năm 2009, giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại đang tăng, thị trường nhà ở ấm lên và sự suy yếu tín dụng đang chững lại. Đặc biệt, thị trường chứng khoán Mỹ đang phục hồi khá mạnh và giá dầu mỏ tăng từ 40 USD lên 50 USD một thùng chứng tỏ nền kinh tế đang phục hồi. Còn với cường quốc xuất khẩu Trung Quốc, ông Thúy cho rằng, khả năng hồi phục kinh tế sẽ đến ngay những tháng kế tiếp chứ không phải đợi đến cuối năm 2009 khi mức tăng tín dụng và tiêu thụ nội địa liên tục tăng mạnh.
Với Việt Nam, hàng loạt tín hiệu tốt cũng đang khiến niềm tin trở lại với đà tăng trưởng kinh tế trong tháng cuối của quý I. Theo ông Thúy, thị trường bất động sản nội địa đang ấm lại khi giá nhà đất đã tăng 20% so với mức đáy năm 2008. Thị trường chứng khoán có những phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là trong tuần vừa qua khi các phiên tăng điểm chiếm đa số, hiện chốt ở mức trên 280 điểm.
"Cộng thêm mức tăng 9% vốn đầu tư trong quý I, tôi cho rằng tất cả những dấu hiệu trên phản ánh sự ấm lại của nền kinh tế", ông Thúy nói.
Cũng theo nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước, để nắm được xu hướng tích cực của nền kinh tế trong những tháng đầu năm, trong quý II, cần làm tốt hơn những giải pháp đã và đang thực hiện trong thời gian qua. Ông Thúy đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ tất cả các khoản vay đầu tư kinh doanh từ nay đến hết 2010, thậm chí hỗ trợ dài hơi trong 2 năm.
Ngoài ra, với mức lạm phát thực tế thấp hơn dự đoán, ông Thúy cũng đề nghị hạ mức lãi suất cho vay từ 8% hiện nay xuống 6% tạo động lực cho các thành phần kinh tế.
Riêng về đề xuất điều chỉnh mức tăng trưởng GDP, ông Thúy cho rằng, trong năm 2009, nếu Việt Nam đạt được mức tăng 5% là đã quá tốt. Việc điều chỉnh chỉ tiêu tuy không có nhiều ý nghĩa về lý thuyết nhưng sẽ có tác dụng tích cực đối với những vấn dự toán ngân sách, chi tiêu của Chính phủ...
Chiều nay, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ sẽ nghe lãnh đạo các địa phương đóng góp ý kiến về các giải pháp của Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Chính phủ họp giao ban qua cầu truyền hình. Từ nay, hoạt động này sẽ tiến hành thường kỳ.
.............
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro