BÀN VỀ SỰ TỰ SÁT
Bình Phước, 21/4/2013
Chú thích của người dịch:
(1) L’Orphelin de la Chine là vở kịch của Voltaire viết vào năm 1753, dựa trên vở kịch nổi tiếng đời nhà Nguyên Con côi nhà họ Triệu của Kỷ Quân Trường.
Dịch từ THE ESSAYS OF ARTHUR SCHOPENHAUER - STUDIES IN PESSIMISM (Volume Four), A PENN STATE ELECTRONIC CLASSICS SERIES PUBLICATION.
Như tôi được biết, chả có ai ngoài những tín đồ sùng bái chủ nghĩa độc thần, giống như đạo Do Thái, xem việc tự sát là 1 tội lỗi. Đáng chú ý hơn là vì người ta lại không tìm thấy bất cứ trong cả Kinh Cựu Ứớc lẫn Tân Ước sự cấm cản hay phản đối rõ ràng nào, vì vậy những thầy dạy giáo lý bị thúc ép phải dựa vào sự kết tội đối với tự sát trên những nền tảng triết lý mà tự họ sáng tạo ra.
Những điều như vậy thì quá tệ đến nỗi những triết gia của tôn giáo loại này cố gắng điểm xuyết cho sự yếu ớt trong các lập luận bằng những từ ngữ mạnh mà họ dùng để bày tỏ sự kinh tởm dành cho hành vi ( tự sát), nói cách khác, họ phỉ báng điều này.
Tự sát như tôi đã nói trên thực tế bị coi là 1 tội lỗi; và đặc biệt lại là 1 thứ tội do sự mù quáng đáng khinh phổ biến ở Anh quốc, theo sau đó là 1 lễ chôn cất ô nhục và việc tịch biên tài sản của người quá cố; vì lí do này mà trong trường hợp tự tử, bồi thẩm đoàn hầu như là sẽ luôn đưa ra lời phán quyết cho hành động rồ dại .
Giờ thì hãy để cho độc giả tự mình quyết định dựa trên cảm giác đạo đức xem liệu tự sát có phải là 1 hành vi phạm tội hay không. Bạn hãy nghĩ về cái ấn tượng mà bạn có được sau khi biết tin ai đó đã phạm tội, ví dụ như giết người hay trộm cắp, hay gây ra những hành động tàn nhẫn tội hoặc lừa đảo; sau đó làm 1 sự so sánh với cái cảm giác khi bạn nghe tin người đó đã quyên sinh.
Trong trường hợp đầu tiên, ngay tức thì cảm giác phẫn nộ và oán hận cực độ sẽ dâng lên và bạn sẽ kêu đòi toáng lên 1 sự trừng phạt hoặc trả thù, trong trường hợp còn lại, bạn sẽ sa vào mối ưu sầu và đồng cảm; rồi thì suy nghĩ lẫn lộn của bạn sẽ biến thành sự ngưỡng mộ dành cho sự dũng cảm hơn là sự phản đối về mặt đạo đức theo sau 1 hành vi xấu xa.
Ai không có người quen, bạn bè, các mối quan hệ, người sở hữu sự tự do nội tại sẽ lìa bỏ được trần thế này; có phải họ là những người bị qui cho bằng sự kinh tởm là những kẻ phạm tội? Rõ ràng là không, tôi cho rằng người ta nên thử thách giới tăng lữ bằng việc bắt họ lý giải vì sao họ có quyền thuyết giáo, hoặc giả sử dụng ngòi bút để dán nhãn hành vi phạm tội lên nhiều người mà chúng ta cho là đang chìm trong tật bệnh hoặc khiếp hãi đã phải phạm tội; sau đó lại khước từ việc mai táng danh dự đối với những người đã tự nguyện từ bỏ thế giới này.
Họ không có quyền uy thánh kinh để khoác lác chẳng hạn như thanh minh cho việc kết tội tự sát; hơn thế, thậm chí bất cứ những lập luận triết lý nào đều đều tỏ ra là vô nghĩa; cho nên phải hiểu rằng đó là tất cả lí lẽ chúng ta cần và rằng chúng ta phải trì hoãn chỉ những cụm từ hoặc từ ngữ có ý lăng mạ.
Nếu luật pháp ngăn cấm tự sát, nghĩa là lí lẽ vững chắc thuộc về giáo hội; và bên cạnh đó, việc ngăn cấm trở nên lố bịch vì hình phạt nào lại có thể làm kinh sợ người không khiếp hãi trước cái chết? Nếu luật định trừng phạt người đang cố thực hiện hành vi tự sát thì nó cũng đang trừng phạt nhu cầu thuộc về kỹ năng khiến cho nỗ lực đó thất bại.
Vả chăng, người xưa rất khác biệt khi lưu tâm đến vấn đề trên cùng phương diện. Plini tuyên bố: Cuộc đời không phải là điều đáng mơ ước để chúng ta kéo dài nó bằng mọi giá. Dù anh là ai thì chắc chắn rằng anh sẽ phải chết, thậm chí đời anh chỉ toàn những sự tởm lợm và tội ác. Phương thuốc chính để cứu chữa tinh thần bấn loạn đó là hãy cảm giác rằng trong số những phúc lành mà Hóa Công ban tặng cho con người thì không gì tốt hơn là 1 cái chết đúng thời điểm; và tốt nhất là người ta có thể tận dụng điều đó.
Cùng thời điểm, 1 triết gia khác cũng tuyên bố: Ngay cả Thượng đế cũng không là điều gì khả hữu vì Ngài không thể hiểu được cái chết của mình, nếu Ngài muốn chết vì tất thảy những khốn khổ của trần thế thì đó là món quà tuyệt nhất mà Ngài trao lại cho con người.
Hơn thế, ở Massila và và trên đảo Ceos, người có thể đưa ra những lý lẽ chắc chắn để tự sát, thì sẽ được quan tòa trao cho 1 chén độc cần và chuyện đó diễn ra công khai.
Thời cổ đại, biết bao anh hùng và các vị thông thái đã chọn cái chết tự nguyện. Chính Aristotes đã tuyên bố rằng tự sát là hành vi phạm tội chống lại nhà nước, mặc dầu nó không chống lại con người ; nhưng trong bài trình bày của Stobaeus về trường phái triết học tiêu dao, có những nhận xét như sau: bậc thiện giả nên đoạn tuyệt cuộc sống khi sự bất hạnh trở nên quá lớn; kẻ tà ác, cũng nên như vậy khi hắn quá đỗi sung sướng.
Tương tự : Thế là hắn ta sẽ kết hôn, nuôi con và tham gia các hoạt động của nhà nước, nói chung là thực hành đạo đức và tiếp tục sinh tồn và rồi hơn nữa, nếu cần thiết, vào những thời điểm mà cảnh khốn cùng dồn ép, hắn sẽ khởi hành đi về nơi nương trú trong lòng mộ huyệt.
Chúng ta thấy là thậm chí những người theo thuyết khắc kỷ còn ca ngợi sự tự sát, xem đó là hành động anh hùng và cao quí, hàng trăm đoạn văn được viết ra; trong những tác phẩm của Seneca, người thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ điều này.
Như chúng ta đã biết, những người Hin-đu nhìn nhận sự tự sát như là 1 hành động mộ đạo, đặc biệt dưới hình thức quyên sinh của những quả phụ; nhưng đồng thời bao gồm trong cả hành động lao mình vào bánh xe của thần Gia-ga-nát, hoặc hiến xác cho cá sấu sông Hằng, hoặc giả trầm thân xuống bể nước thánh tại các đền thờ..
Điều tương tự diễn ra trên sân khấu- tấm gương của cuộc đời. Gỉa tỉ như trong vở L’Orphelin de la Chine (1) một vở nổi tiếng của Trung Quốc, hầu hết tất cả các nhân vật cao quí đều tự sát; không có những lời bóng gió nhẹ nhàng nhất, cũng không có bất cứ ấn tượng nào đến với khán giả rằng các nhân vật đã gây ra tội ác.
Và ngay trong nền kịch nghệ của chúng ta cũng có nhiều điểm tương đồng, chẳng hạn như trong vở Mahomet hay Mortimer trong vở Maria
Stuart, Othello, bá tước Terzky. Cuộc độc thoại của Hamlet phải chăng là sự suy tưởng của 1 tội đồ? Anh ta chỉ đơn thuần tuyên bố rằng con người chắc hẵn sẽ bị tiêu ma, bởi cái chết sẽ vô cùng hợp lẽ đối với cuộc đời. Vấn đề nằm ở đây.
Lý do đưa ra để chống việc tự tử của giới tăng lữ đạo độc thần, nói cách khác là các tôn giáo Do Thái, và của những triết gia nhại theo, chỉ là những ngụy biện yếu ớt dễ dàng bị bẻ gẫy.
Việc bác bỏ hoàn toàn những điều đó được Hume đưa ra trong tập Tiểu luận về sự tự tử.
Mãi sau khi ông chết, tiểu luận đó mới xuất hiện, ngay tức thì người ta đình bản do sự cố chấp đáng hổ thẹn và thói độc đoán thái quá của giáo hội thịnh hành ở Anh quốc; do vậy chỉ 1 số ít những bản chép lại được bán ra một cách bí mật và có giá rất cao.
Tiểu luận này cùng với những khảo luận của con người vĩ đại đó đến được với chúng ta từ Basle, và chúng ta phải biết ơn cho việc tái bản nó. Đó là sự sỉ nhục cho nước Anh vì rằng 1 khảo luận triết học thuần túy được viết ra bởi 1 trong những triết gia và nhà văn đầu tiên trên đất Anh, hướng tới bác bỏ những luận cứ đương thời chống lại sự tự tử, lại bị buộc phải lưu truyền lén lút ngay trên đất nước ấy như thể đó là 1 ấn phẩm đồi bại, mãi rồi nó cũng tìm thấy nơi ẩn tránh trên lục địa châu Âu.
Đồng thời nó cũng cho thấy giáo hội thiện tâm ra sao trong những vấn đề như vậy.
Trong tác phẩm chính của mình, tôi đã lý giải lý do đúng đắn duy nhất chống lại hành vi tự tử dựa trên căn cứ của cái chết.
Nó là thế này: sự tự tử làm ngăn trở việc đạt được cứu cánh đạo đức tối hậu, vì rằng một sự giải thoát đích thực khỏi cõi trần vì khổ đau thì chỉ đơn thuần là sự thay thế mà thôi. Nhưng sai lầm đối với tội lỗi này là sự gào thét quá lố; và tự tử lại bị giới tăng lữ của Cơ Đốc giáo và chúng ta qui cho là tội lỗi.
Thật ra thì cốt lõi trong giáo lý Cơ Đốc, sự chịu đựng – Thập giá – là cùng đích đích thực và mục tiêu của đời người.Cho nên Cơ Đốc giáo kết tội sự tự tử , coi đó là sự ngăn trở đối với mục đích này; ngược lại trong xã hội cổ đại với quan điểm dễ chịu hơn, lại chấp nhận chuyện đó, hơn thế còn là trong niềm vinh dự. Nhưng nếu điều đó được xem là lý lẽ chắc chắn chống lại sự tự sát thì nó hẳn sẽ đòi hỏi phải thừa nhận chủ nghĩa khổ hạnh; nói cách khác, nó đúng chỉ vì những quan điểm đạo đức cao đẳng hơn là được thừa nhận bởi những triết gia luân lý châu Âu.
Nếu chúng ta bác bỏ quan điểm quan trọng đó thì sẽ không có lý lẽ nào trụ vững được, dựa trên luận điểm về cái chết, nhằm kết tội sự tự tử. Nghị lực phi thường và lòng nhiệt huyết mà giới tăng lữ thờ đạo độc thần công kích sự tự tử không được ủng hộ ngay cả trong những đoạn viết trong kinh Thánh hoặc trong những luận cứ có sức nặng; cho nên cứ như thể là bọn họ hẳn phải thủ đắc được đôi ba những lý lẽ bí mật trong các luận điểm không bằng.
Có lẽ không phải việc đầu hàng vô điều kiện trước số mệnh là sự khen ngợi xấu xa dành cho con người khi hắn nói rằng mọi thứ đang rất tốt? Nếu như vậy thì hẳn phải đưa ra 1 thí dụ khác cho thứ lạc quan luận thô lậu của những tôn giáo đó - lên án tự tử để trốn chạy khỏi bị lên án.
Thường thì ngay khi nỗi kinh hoàng đối với cuộc sống chạm đến điểm đích thì nó sẽ vượt qua ngưỡng kinh sợ cái chết, con người sẽ tự mình chấm dứt cuộc đời. Nhưng nỗi sợ chết sẽ tạo ra sự kháng cự; chúng đứng như những lính canh trên ngưỡng cửa rời bỏ cuộc sống này.
Có lẽ không có người nào còn có thể sống sót khi đã đặt dấu chấm hết đối cuộc đời, nếu cái kết này thuần túy là 1 ý chí kháng cự thì 1 anh chàng sinh viên sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình. Có vài điểm xác quyết; đó là sự hủy hoại cơ thể; con người kinh sợ điều đó bởi vì cơ thể hắn ta là biểu thị cho ý chí sinh tồn.
Tuy nhiên, cuộc đấu với tên lính canh đó, như 1 luật định, không quá khó khăn vì dường như là quá mơ hồ xa xăm, chủ yếu dựa trên hậu quả của sự kháng cự giữa tật bệnh của cơ thể và tật bệnh của tinh thần. Nếu chúng ta bị 1 cơn đau thể xác khủng khiếp hoặc cơn đau kéo dài, chúng ta sẽ trở nên bàng quan với rắc rối của kẻ khác; tất cả những gì chúng ta nghĩ đến là làm sao cho đỡ hơn.
Tương tự, sự chịu đựng lớn lao về mặt tinh thần sẽ khiến chúng ta mất cảm giác đối với nỗi đau thể xác; chúng ta coi khinh nó, không những thế, nếu nó vượt quá điều này, nó sẽ làm chúng ta loạn trí, và rồi chúng ta chào đón nó như 1 khoảng dừng trong nỗi đau tinh thần. Chính cảm giác này khiến cho việc tự tử trở nên dễ dàng; vì nỗi đau thể xác theo cùng với nó đã đánh mất tầm quan trọng trong con mắt của những người bị tra tấn bởi sự quá độ của những nỗi đau tinh thần.
Đặc biệt, có những bằng cớ trong những trường hợp bị thúc đẩy đi đến hành vi tự sát bởi 1 số ý nghĩ thuần túy bệnh hoạn và cực kỳ cáu kỉnh. Không cần thiết phải tạo ra nỗ lực đặc biệt nào để vượt qua cảm giác của họ, hoặc giả những người như vậy cần đến sự kích động để thực hiện; nhưng ngay khi người lính gác dời đi đôi ba phút là họ nhanh chóng chấm dứt cuộc đời.
Trong những giấc mơ hãi hùng và kinh sợ, chúng ta được tiếp xúc với những khoảnh khắc ghê rợn nhất, nó đánh thức chúng ta; bằng cách trục xuất tất cả những bóng ma gớm guốc xuất hiện trong giấc mơ. Cuộc đời tựa như 1 giấc mơ: là khi khoảnh khắc kinh hãi nhất bắt chúng ta phải chấm dứt nó, điều tương tự xảy đến như vậy.
Tự sát cũng có thể được xem như 1 thử nghiệm- 1 vấn đề mà con người đặt ra cho Tạo Hóa, cố thúc ép Tạo Hóa trả lời. Câu hỏi là “Cái chết sẽ thay đổi điều gì trong sự hiện tồn của con người và trong thị kiến của hắn ta vào bản chất của vạn vật? Đó là 1 thử nghiệm vụng về; vì rằng nó kéo theo sự hoại rữa của chính ý thức mà ý thức chính là thứ đã đặt ra câu hỏi và chờ đợi câu trả lời.
Trịnh Ngọc Thìn dịch..
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro