Bản tình ca vẫn tiếp tục dù không có em
" Bác sĩ Nam này, cuốn sổ gì đây ?"
Công việc cũng được tạm dừng vì đang trong giờ giải lao, thời tiết giữa trưa hè nắng nóng khiến tôi bất chợt liên tưởng những hình ảnh cũ kĩ ùa về.
" Hồi bé rồi cô ạ, tình đầu của cháu đấy ".
Tôi cười nhẹ, nói tới ngẫm nghĩ thoáng chốc cũng hơn hai mươi bảy hai mươi tám tuổi mà còn không hay để ý. Cô y tá như tò mò, đưa tay lấy quyển sổ nhỏ trên chiếc bàn làm việc, bìa ngoài trông trẻ con nên cô cũng cười cười bảo giống của con cô, chỉ có điều, những trang giấy đã vàng ố và dần có phần rách nát, chữ trở nên mờ dần.
Mở quyển sổ nhỏ bé trong tay từ lúc cô y tá bước ra khỏi phòng, vẫn mùi hương cỏ dại của cánh đồng đầy gió mát rượi, tôi đã lâu không chạm vào nó, tôi chỉ mang nó như bùa hộ mệnh, đến nỗi mang theo như một ý thức tự giác. Lật vài trang đầu, thật nhớ, thật thương.
Hiện tại tôi đã bước đến cái nơi gọi là đô thị, thành phố lớn đầy sự bộn bề tấp nập buổi sáng, những ánh đèn nhạt nhòa nổi bật trải dài khắp cả phố phường khi về khuya. Ta còn cảm nhận được cái nóng rạo rực cùng với cái máy điều hòa khó thở làm tôi khó chịu, không như khi xưa, nắng nóng như lửa đốt tôi lại chạy ồ ra sân nhà mà nằm, cầm quạt thổi hết sức cùng với tiếng huýt sáo vi vu dở tệ của mình, tôi nhớ làng, nhớ ba mẹ tôi.
Nay không lạnh, không mưa, nắng gắt, là câu chuyện của trời, còn đây là câu chuyện giữa em và tôi, thế mà bây giờ lại không còn để cùng nhau viết những lời mộng mị đáng yêu nữa rồi...
Hồi tầm hơn mười năm trước, khi tôi chưa chuyển vào thành phố sinh sống, lúc đó có lẽ thành phố cũng không đẹp đẽ là bao như lúc này đây. Mà là cái nét lâu đời xưa xa tuyệt vời thì đối với tôi vẫn tốt hơn.
Tôi được sinh ra trong một ngôi làng gần khu vực biển mặn, cái biệt danh trai làng biển thì rất thích hợp với tôi hồi đó, đến giờ vẫn còn sử dụng.
Tôi được gặp em, tên Chành, cái tên khó nhớ mà lâu quên, Chành hay bảo " Chành là Chành không thích, thà là Chanh còn hơn ". Tên này được ông của Chành đặt đã mất từ khi Chành lên năm.
Làng tôi nghèo lắm, nhưng không hẳn nghèo hết cả làng, như tôi và một vài người họ hàng trong làng cũng đủ ăn đủ sống, có việc làm ổn định từ làng khác thì sẽ không nghèo khổ. Còn ba Chành mất từ vụ tai nạn khi ra khơi bắt cá về đêm nên còn mỗi mẹ Chành làm ăn vì thế còn thiếu thốn lên xuống.
Tôi và Chành thân nhau dữ dội, đi đến đâu cũng có nhau, chơi từ làng này sang làng khác, quậy mấy thằng lưu manh xong co giò mà chạy. Chành nó hơi điệu, tôi thì ghét mấy con điệu lắm mà riêng Chành thì không, vì nó mỗi tội da đen nhẻm, trông có phần nhem nhuốc nhưng đối với tôi thì dễ thương vô cùng, nói chuyện còn có duyên, điểm này thì ai cũng quý, nó hay than mình không được xinh như mấy đứa con gái da trắng trẻo ở làng khác nhưng cũng phải, vì Chành chăm lắm, nó giúp mẹ nó hết việc này đến việc khác, không ngại nắng cháy da, không ngại những cơn mưa bão.
Tôi lúc này còn trẻ trâu trẻ nghé cứ thích tỏ vẻ ra oai bảo vệ cho nó như chơi trò bảo vệ tiểu thư. Ngỡ mình oai phong lẫm liệt nên hay ra sức giúp đỡ nó, trông nó cứ ngài ngại thế là mỗi tuần đều cho tôi một viên kẹo. Có lúc tôi bị quỳ gối giữa sân vì tội hư đốn, Chành qua nhà kiếm tôi đi chơi, bắt gặp phải cảnh tượng xấu hổ của người vĩ đại như mình khiến tôi muốn khóc, thấy tôi khóc là nó chạy tới dỗ tôi nín rồi bảo " Anh hùng cũng có lúc sai mà không sao đâu ".
Khi chúng tôi chơi với mới đứa cùng xóm, hai thằng còi cứ nhìn chúng tôi mà chọc quê giống ba mẹ của nó, tôi ngại nên mạnh dạn mà la lên:
" Con Chành xấu thế tao chả thích nổi ".
Nói thế xong mặt nó buồn hiu, tôi đâm ra lo, tôi không phải không dám nói, mà tôi ngại thôi. Gãi gãi đầu một lúc tôi kéo con Chành khỏi lũ đó xong kiếm dì Ba ở góc phố bán kẹo.
" Cho Nam xin lỗi, Nam không cố ý chê Chành xấu đâu, do chúng nó trêu Nam quá nên Nam làm vậy, mốt nó trêu lại Chành thì Chành cứ nói y chang".
Nói chứ tôi cũng biết buồn, mà tay thì cũng đã chìa kẹo cho Chành rồi. Mới mười tuổi mà tôi đã ra dáng cho tình yêu của mình, tặng quà kẹo các thứ cho gái thì trông ngu ngốc ngu si rõ rành rành.
" Sau này Chành sẽ xinh hơn thì Nam cũng vợ chồng với Chành như ba mẹ của bọn họ ha ".
Vì Chành trẻ con cũng không suy nghĩ cho cuộc đời sau này, tự nhiên tôi thấy cuộc đời mình định sẵn, không tồi, tôi lại nghĩ cũng đúng, chúng tôi thân thiết với nhau cũng lâu ai cũng nhìn ra, cũng chẳng ai cấm hay chê, cứ bây giờ cho đến lớn thì tôi cũng thấy vui vui.
Tôi và Chành lại đi tiếp cuộc đời của mình.
.
Không lâu sau thì chúng tôi lên được cấp hai hèn mọn trong sự trưởng thành chậm trễ, bây giờ nghĩ lại thì tôi cảm thấy tiếc nuối, thấy trôi nhanh mới phải.
Tôi đưa Chành đến phía biển đầy nắng trưa dù thời tiết vẫn còn mùa mưa. Biển làng tôi đẹp cực kì, cứ buồn là ra đây chơi, mà hễ vui thì qua làng khác hái lén mấy quả ổi quýt vườn người lạ chứ làng tôi toàn nước mặn khó trồng được gì, Chành thì thích trồng dù chẳng cây nào mọc lên nổi.
Biển được phơi bởi cái nắng nóng như lò sưởi, chúng tôi mang đôi dép kẹp đạp lên những hạt cát vàng nhạt li ti, con Chành lấy tay bới cát, nó vừa chạm vào đã hét toáng lên vì nóng, thế là kế hoạch ra biển coi như xong xuôi. Tôi thì nhặt được vỏ sò tầm thường đưa cho nó, nó như hào hứng và vui vẻ hơn.
Lớn một chút nữa, tôi và Chành có sự thay đổi rõ rệt, tôi cao hơn nó không còn vừa ngang tầm, giọng tôi cũng bị vỡ mang âm thanh trầm và khàn cũng xem là ra dáng đàn ông, da nó trắng hơn trước vì nó bây giờ biết chăm sóc da mình, mặc áo khoác ra ngoài đường, tôi thấy nó xinh hơn trước nữa.
Chành học giỏi hơn tôi, ít nói hơn trước nhưng chúng tôi vẫn chơi với nhau, nó giúp tôi hiểu những bài tập về nhà, tôi hát vu vơ cho nó nghe những đoạn tình ca mà mẹ tôi hay bật trong chiếc máy radio cũ trong nhiều năm qua, cứ như thế trôi dần trong bình yên.
Cuối cấp hai, Chành tặng tôi quyển sổ nhỏ như một cuốn lưu niệm giữa hai người, cuốn sổ không mấy gì đặc biệt, nó ngang bằng bàn tay nhỏ nhắn của Chành. Lật được mấy trang thì thấy lúc có chữ viết của Chành, lúc có mấy bông hoa giấy được ép khô. Cuối trang nó viết gọn với hàng mực:
" Chành viết nhiều nhiều lắm, bây giờ tới lượt Nam đó, khi Nam viết xong cho Chành đọc nha ".
__
Lên lớp mười tôi tỏ tình Chành, mang cả một rổ hoa giấy mà tôi hái của nhà họ hàng làng bên. Nó cứ hay xấu hổ mà đỏ mặt, cả lớp hết chọc đến cười, hai đứa ngại đến mức nhìn cũng không dám nhìn. Đương nhiên giữa chuyện tình nàng và chàng thì chẳng bao giờ có hồi kết châm chọc từ lớp này đến lớp khác, rêu rao cả cái làng.
Mẹ Chành biết tôi là một đứa trẻ ngoan hiền, không thích làm xằng làm bậy, chỉ hơi buồn cho tôi khi quen phải một đứa con gái không đủ điều kiện.
Ba mẹ tôi cũng không ai phản đối nhưng họ vẫn bắt tôi sau này ra học đại học ở tỉnh nào đó của thành phố, lúc đầu tôi không chịu nhưng nếu không đồng ý thì tôi cũng không được quen Chành. Chành nó cũng hộ tôi hết biết, nó khen thành phố ngày này qua ngày khác, nhắc thành phố là tôi bị nhức óc, quát nó thì nó im re, tôi sao dám nạt. Mà đúng thật thôi vì mấy anh chị làng khác về thăm nhà cũng khen thành phố sống sướng lắm nhưng mà làm việc từ sáng đến tối mới có lương dùng.
____
Lâu lâu tôi chán lại đều đặn lôi quyển sổ nhỏ của người yêu mình, bây giờ thì năm lớp mười một hè tới, sống gió ập đến.
Chành ngã bệnh, không riêng Chành, vài người trong xóm đều bệnh, tôi không hiểu tại sao thì trưởng làng bảo có thể do mắc bệnh từ thời tiết khí hậu, mà làng tôi nghèo, tiền đâu chữa bệnh được hết, thấy Chành đi không nổi, người ngợm đầy mồ hôi, mặt nóng bừng như phát sốt, tôi lo lắm, dắt xe đạp chạy qua mấy làng xa xa xin việc vặt để kiếm tiền mua thuốc cho Chành. Lượng thuốc ngày một nhiều, ba mẹ cho tôi vay cũng chẳng đủ, mấy ông thầy thuốc lợi dụng làng tôi có bệnh có dịch lại tăng giá thuốc cả lên.
Tôi đến nhà em như mọi hôm, mẹ Chành ôm Chành vào lòng, đau lòng mà khóc, người Chành vẫn đầy mồ hôi và hơi nóng, mắt không mở nổi nhưng môi vẫn nhẹ giọng lên tiếng, tôi chưa bao giờ bắt gặp em như lúc này, lòng tôi bỗng hẫng một lúc, giống như rơi vào vực thẳm có đáy mà không biết cách đi lên.
Thấy tôi, Chành kêu mẹ ra ngoài. Tôi đến gần em, em bảo :
" Chẳng sao đâu, mấy bệnh cỏn con như này Chành chịu được mà, uống thuốc mấy ngày Chành cũng thấy mình khỏe hơn rồi, trong làng cũng có mấy người hết cả bệnh, Nam đừng lo cho Chành nhiều, không Chành lại đội ơn Nam chứ còn người yêu gì nữa ".
Tôi biết người yêu với nhau thì giúp đỡ nhau hết lòng, nhưng tôi cứ giúp mãi giúp mãi, trông Chành còn chẳng khá hơn trước, tôi như lặng người, tôi biết Chành thấy áy náy, Chành chịu đau, như tôi bây giờ cũng rất nhiều. Ôm Chành vào lòng, tôi khóc một hơi, nước mắt nước mũi tèm nhem như một đứa con nít, Chành thì vỗ tôi như người mẹ hiền, cười gượng.
Hôm sau, nhà hàng xóm nghe tin cũng có người nhiễm bệnh vừa qua đời cách đây một giờ sáng, tôi như bị đứng trời trồng, đám tang khóc thương thay , tôi biết làm gì được, người đầu tiên bị bệnh này mà qua đời không lẽ người thấy hai không có sao? Cả làng tôi đâm ra lo sợ, có mấy người sắp hồi phục không như trước thì im bặt, người thì ngày càng nặng khóc sướt mướt chui rúc trong nhà, tôi chạy đến nhà Chành, ngang qua nhà nào là nhà đó có tiếng khóc, tôi sợ hãi, tôi dừng bước, tôi không dám tiến đến nhà Chành nữa, quay về nhà mình, tôi trốn trong phòng khóa trái cửa, ba mẹ cũng không càm ràm, tôi tự dằn vặt bản thân, chẳng có can đảm bước ra khỏi nhà, vừa đau vừa nghẹn, gặp em tôi lại càng đau thêm.
Tôi thiếp một giấc, tôi nhớ mình là người luôn bảo vệ em, nay thì sao chứ, tôi nhát cấy, sợ chăm sóc em em lại bị đau khổ, tôi sợ lắm rồi, em bỗng xuất hiện, hát lần nữa với giai điệu của bản tình ca, đầy sức sống và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Tôi lo lắng đủ rồi, tôi sẽ không như thế nữa, mai tôi sẽ đến thăm em và hát cho em nghe bản tình cả đời mình.
__
Và hôm nay, em đi rồi, em chính thức bước ra khỏi cuộc đời tôi không có nổi một lời từ biệt. Trông em hốc hác xanh xao, môi tím tái, cơ thể nóng ran lúc đang bệnh giờ đây lạnh ngắt. Xung quanh em bây giờ chỉ còn những giọt nước mắt đau thương từ mẹ em, gục ngã, tôi còn biết làm sao đây, chiều tối tôi như bay vào nhà em khi vừa nghe tin em đã biến mất khỏi trần đời này, tôi đâu biết rằng số trời cũng đã đến, em bước đi một cách nhẹ nhàng khi tôi chỉ vừa mới chợp mắt theo thời gian trôi.
_
Ngày đưa tang em, nỗi đau đớn tột cùng thì tôi chỉ biết lặng thinh, không thể nào khóc, cả tháng trời tôi chỉ đi ra khỏi nhà lại vòng ra nơi biển có hình bóng em. Mười bảy tuổi, tình đầu, tim chỉ đau.
Tôi chỉ còn cái đầu rỗng thôi em ạ. Chành ơi anh nhớ mãi.
____
Khai giảng lớp mười hai, tôi lao vào việc học không suy nghĩ những thứ tạp nham mà rời bỏ thời gian quý báu của mình.
Lúc dọn dẹp để lên thành phố sống, ba mẹ chỉ có cái ôm âu yếm đầy tình thương giành cho tôi. tôi mang cả cuốn sổ nhỏ em dành tặng tôi, ghi lại những hình ảnh nơi mà thành phố có, những thứ phồn vinh tấp nập bộn bề mà em chưa bao giờ trông thấy. Em mãi đứng nhìn anh, chứ ?
____
Cái nghề bác sĩ đến giờ tôi đã cứu sống biết bao người, nhưng chẳng thể cứu nổi em.
Gấp quyển sổ nhỏ bỏ vào túi, ngắm phía trời đầy mây đầy cái gió nóng, lại vu vơ lại bản tình ca...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro