bàn tay vô hình- lợi thế tuyệt đối
1. Lý thuyết “Bàn tay vô hình của A.Smith”
Lý thuyết “Bàn tay vô hình” dựa trên sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân và sự điều tiết của thị trường tự do cạnh tranh. Ông cho rằng chế độ XH bình thường hợp với “trật tự tự nhiên” là XHTB, nền KT bình thường là nền KT phát triển trên cơ sở tự do cạnh tranh, XH bình thường là XH xây dựng trên cơ sở quy luật tự nhiên còn XH ko bình thường là sản phẩm của độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người.
Ông cho rằng mỗi người trong quá trình trao đổi sản phẩm không ai xuất phát từ lợi ích công mà xuất phát từ lợi ích cá nhân của mình. Lợi ích cá nhân chính là mục đích, là động lực xuất phát hướng con người tới công việc nào mà xã hội sẵn sàng trả tiền.. Khi chạy theo lợi ích cá nhân thì lợi ích công cộng cũng được hình thành bởi một bàn tay vô hình dẫn dắt mọi người phục vụ cho lợi ích công, phục vụ cho lợi ích xã hội. Bàn tay vô hình đó không nằm trong ý muốn ban đầu của con người. Bàn tay vô hình đó chính là các quy luật kinh tế khách quan chi phối hành động của con người. Adam Smith gọi hệ thống các quy luật khách quan đó là một trật tự thiên định. Ông chỉ ra các điều kiện cần thiết để cho các quy luật hoạt động là: phải có sự tồn tại và phát triển sản xuất trao đổi hàng hóa, nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do mậu dịch. Quá trình ấy được thực hiện bởi chính quá trình cạnh tranh giữa các lợi ích cá nhân. Không cần kế hoạch, không cần mệnh lệnh, thị trường sẽ tự động giải quyết tất cả.
Ông cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, nhà nước chỉ có chức năng bảo vệ quyền sở hữu tư bản, đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài, chống tội phạm trong nước. Nhà nước chỉ nên can thiệp vào các chức năng kinh tế khi nó vượt ra ngoài khả năng của các chủ doanh nghiệp. Ông cho rằng chính sách kinh tế tốt nhất của nhà nước là tự do kinh tế.
2. Lý thuyết “Lợi thế tương đối” của David Ricardo
Ích lợi của phân công lao động chuyên môn hóa sản xuất giữa các nước không những chỉ có lợi cho các nước có lợi thế tuyệt đối về điều kiện tự nhiên và chi phí sản xuất thấp mà còn cho cả các nước không có được lợi thế tuyệt đối. Vấn đề đặt ra là phải chuyên môn hóa sản xuất, nếu mỗi nước chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối thì thương mại sẽ có lợi cho cả 2 bên.
Qui luật lợi thế tương đối cho rằng cần thực hiện phân công lao động quốc tế. Qua đó các nước chuyên môn hóa vào việc sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế có thể sản xuất với giá thành tương đối thấp hơn và nhập khẩu những mặt hàng mà mình sản xuất ra với giá thành cao hơn.
Để phát huy lợi thế tương đối cần thực hiện các nội dung:
- Phân công lao động chuyên môn hóa giữa các nước
- Tự do trao đổi giữa các nước, xóa bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ
4. Lý thuyết “lợi thế tuyệt đối của A.Smith”
- Trao đổi là nguồn gốc của sự phân công lao động. Để tăng thêm của cải của 1 quốc gia có 2 cách:
+ Tăng NSLĐ nhờ phân công LĐ chuyên môn hóa
+ Tăng số lượng LĐ trực tiếp sản xuất
- Khi phân công lao động phát triển giữa các nước sẽ cho phép mỗi nước phát huy được lợi thế tuyệt đối: Nếu 1 nước ngoài có thể cung cấp cho chúng ta 1 thứ hàng hóa rẻ hơn chúng ta làm lấy thì tốt nhật là chúng ta hãy mua của nước đó với 1 phẩn sản phẩm công nghiệp của chúng ta, còn SX CN của chúng ta hãy đem dùng sản xuất 1 loại sản phẩm nào mà ta có lợi thế
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro