PC UTM
15/ Phép chiếu UTM, đặc điểm, công thức và ứng dụng phép chiếu? (*)
đặc điểm:
bề mặt Elipxôid Trái Đất được chia ra thành 60 múi theo chiều kinh tuyến; mỗi múi 6°. Múi đầu tiên được đánh số 1 từ kinh tuyến 180° Tây đến 174° Tây. Các vĩ tuyến được lấy từ 80° Nam đến 84° Bắc. Lãnh thổ Việt Nam nằm trên 2 múi 6° có kinh tuyến giữa là 105° và 111°. Đó là các múi 48 và 49.
Tại mỗi múi có hệ thống toạ độ vuông góc riêng. Gốc toạ độ của mỗi múi là điểm giao nhau của xích đạo với kinh tuyến giữa của múi đó. Để tránh có toạ độ âm, người ta lùi gốc toạ độ về phía Tây của kinh tuyến giữa 500 km.
Đây là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc.
Kinh tuyến giữa là đường thẳng. Các kinh tuyến còn lại là đường cong, chiều lõm hướng về kinh tuyến giữa. Xích đạo là một đường thẳng, vuông góc với kinh tuyến giữa. Các vĩ tuyến đều là những đường cong, chiều lõm hướng về phía cực gần với vĩ tuyến đó hơn. Kinh vĩ tuyến đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa hoặc qua xích đạo.
Phép chiếu không có biến dạng về góc.Tỷ lệ độ dài tại kinh tuyến giữa nhỏ hơn 1 (Hệ số k = 0,9996). Tỷ lệ độ dài là không đổi (k = 1) trên hai đường thẳng song song và đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa và cách kinh tuyến giữa 180 km. Tỷ lệ biến dạng nhỏ hơn một trong khoảng giữa hai đường không biến dạng và lớn hơn ở ngoài hai đường đó.
Phép chiếu được sử dụng nhiều trong các trường hợp thiết kế bản đồ có số hiệu. Bản đồ địa hình của nhiều nước trên thế giới đều dùng phép chiếu này. Quân đội Mỹ sử dụng phép chiếu này cho bản đồ quân sự.
Lưới chiếu UTM của quân đội Mỹ, tuỳ theo từng khu vực khác nhau dùng Elipxôid khác nhau. Phần đất liền khu vực Việt Nam (trước năm 1975) tính theo Elipxôid Everest (1930).
a = 6377276 m; α = 1/300,8
- Hiện nay, bản đồ địa hình Việt Nam được thành lập trong Hệ VN2000, với phép chiếu UTM theo thể Elipxôid WGS-84 định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro