Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ban do voi mon hoc khac

3/ Giải thích mối quan hệ giữa bản đồ học với các môn khoa học khác?

Bản đồ học – Nghệ thuật:

Bản đồ không phải là một tác phẩm nghệ thuật đơn thuần mà là một tác phẩm khoa học mang tính nghệ thuật cao. Các tác phẩm bản đồ phải đảm bảo tính mĩ thuật. Từ phương pháp biểu hiện đến sự thể hiện và phối hợp các đường nét , màu sắc, hình vẽ, chữ viết, trình bày bố cục bản đồ đều phải đảm bảo tính mĩ thuật. Chính vì thế, trong Bản đồ học đã xuất hiện bộ môn trình bày bản đồ nhằm nghiên cứu các phương pháp và phương tiện trình bày bản đồ.

Bản đồ học – Toán học:    

+Eratosphen đã ứng dụng toán học để đo và tính toán kích thước Trái Đất.
    + Grippor đã dùng Toán học và Thiên văn học để xác định toạ độ địa lí các điểm trên mặt đất và vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến.
    + Cở sở lí luận chuyển mặt elipxoit Trái Đất sang mặt phẳng và xây dựng các phép chiếu bản đồ đều do các nhà toán học, như K.Ptôlêmê, Mercator, Larange, Gauss,v.v... xây dựng.
    + Ngày nay, khoa học bản đồ phát triển nhanh và ngày càng hoàn thiện nhờ sự ứng dụng rộng rãi nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học như Toán thống kê, Lí thuyết thông tin, hình học phẳng, đại số quan hệ, v.v…

=>> Toán học là cơ sở tồn tại và phát triển của Bản đồ học và Bản đồ học là một trong những mảnh đất tạo điều kiện cho một số ngành toán học ứng dụng ra đời và phát triển.

v  Bản đồ học – Trắc địa

   + Trắc địa học có mối quan hệ trực tiếp với Bản đồ học – Xác định hệ qui chiếu không gian trên hành tinh chúng ta.
    + Trắc địa học cung cấp cho Bản đồ học những số liệu về hình dạng, kích thước Trái Đất và các hành tinh
    + Cung cấp số liệu về toạ độ của các điểm, mạng lưới khống chế đo vẽ trên bề mặt đất, nhằm xác định được chính xác độ kinh, độ vĩ, độ cao tuyệt đối của các đối tượng địa lí.
    + Đặc biệt là bằng phương pháp tính toán chuyển từ bề mặt vật lí của Trái Đất sang elipxoit Trái Đất làm cơ sở để chuyển bề mặt lồi lõm của Trái Đất sang mặt phẳng bản đồ.

v  Bản đồ học - Địa hình học   

+ Địa hình học nghiên cứu chi tiết bề mặt Trái Đất về mặt hình thái, nghiên cứu các phương pháp đo tính và biểu thị bề măt đó lên mặt phẳng ở dạng biểu đồ khối hoặc bản đồ địa hình.
    + Môn Địa hình học sử dụng các phương pháp và phương tiện đo đạc, tính toán và định vị không gian của Trắc địa học và sử dụng các phép chiếu bản đồ, các nguyên tắc và phương pháp tổng quát hoá, hệ thống ngôn ngữ (kí hiệu) và các phương pháp biểu hiện của Bản đồ học.
    + Địa hình học là môn nằm giữa Bản đồ học và Trắc địa học.

v  Bản đồ học – Tin học:

Các kĩ thuật đo đạc và thu thập, xử lí, quản lí và hiển thị thông tin Trái Đất được ứng dụng tin học ở mức cao và được diễn đạt bởi các thuật ngữ "Geomatics" và "Geoformatics", là lĩnh vực có mối quan hệ hết sức gắn bó với Bản đồ học hiện đại.

v  Bản đồ học - Địa lí học:  

+ Hai môn khoa học này ra đời trong một cái nôi bản đồ học thời cổ do Eratosphen đặt tên.
    + Địa lí học nghiên cứu những qui luật phát sinh và phát triển, các mối quan hệ giữa các đối tượng và hiện tượng địa lí (tự nhiên và kinh tế - xã hội) trong không gian địa lí. Địa lí học cung cấp những tri thức cần thiết về bản chất, sự phân bố và các mối quan hệ tương hỗ của các đối tượng, hiện tượng địa lí trên lãnh thổ khác nhau, là cơ sở thành lập các bản đồ địa lí. Các khoa học về Trái Đất phát triển đã tạo nên sự phong phú về chủ đề của các bản đồ.
    + Đến lượt mình, Bản đồ học cung cấp cho các nhà Địa lí một phương tiện nghiên cứu đặc biệt

v  Bản đồ địa lí và phương pháp nghiên cứu đặc thù - Phương pháp bản đồ.

=>> “Bản đồ dựa trên kết quả đo đạc. Đó là điều chủ yếu đối với các nhà địa lí, cần phải làm cho anh ta tin vào điều đó”.
    =>> “Địa lí học là sự thể hiện khoảng cách của tất cả các phần đã biết của Trái Đất trong mối quan hệ của nó . Nó cho chúng ta khả năng nhằm bao quát cả Trái Đất trong một bức tranh cũng như chúng ta có thể bao quát trực tiếp tất cả bầu trời sao quay trên đầu chúng ta”.
    + Nhà địa lí sử dụng bản đồ như một phương tiện để nhận thức khoa học và hoạt động thực tế, dùng ngôn ngữ bản đồ và phương pháp bản đồ để nghiên cứu và thể hiện các kết quả nghiên cứu. Chính vì thế, ngôn ngữ bản đồ đã trở thành ngôn ngữ thứ hai của khoa học địa lí.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro