Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Bản đồ học

1.     Trình bày khái niệm bản đồ:

Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ bề mặt trái đất hoặc bề mặt của các thiên thể khác lên trên mặt phẳng theo một phép chiếu xác định, thông qua việc khái quát hóa và sử dụng hệ thống kí hiệu quy ước nhằm pharn ánh sự phân bố,trạng thái, những đặc điểm về số lượng, chất lượng và mối lien quan giữa các hiện tượng tựu nhiên xã hội.

2.     Bản đồ được cấu thành bởi các yếu tố nội dung:

-         Yếu tố cơ sở toán học: là yếu tố cho sự thành lập, biểu hiện bản đồ. Bao gồm lưới chiếu bản đồ, tỷ lệ bản đồ, bố cục bản đồ và mạng lưới điểm khống chế trắc địa. yếu tố cơ sở toán học được xem là yếu tố cơ sở của các bản đồ.

-         Yếu tố nội dung:

+       Yếu tố địa lý tự nhiên: bao gồm hệ thống thủy hệ (biển, song ngòi, hồ ao, kênh rạch…), địa hình mặt đất và vật chất ( đọ mấp mô lồi lõm của bề mặt trái đất như các dạng địa hình, các dãy núi, đồi, cao nguyên…), lớp phủ thực vật(rừng, cây trồng, lúa, rau màu…)

+       Yếu tố kinh tế xã hội: bao gồm các yếu tố dân cư(thành phố, thị xã, thị trấn, làng bản..), các đối tượng thuộc lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội(trung tâm CN,NN, bảo tàng, nhà hát, sân vân động…), hệ thống đường giao thông (đường bộ, đường thủy, đường hang không), các đường ranh giới (đường biên giới, địa giới tỉnh, huyện,xã, ranh giới giữa các khu vực kinh tế, văn hóa, xã hội…)

-         Yếu tố hỗ trợ bổ sung: giúp cho việc sử dụng bản đồ được dễ dàng, nhanh chóng. Bao gồm chú giải, bảng tra cứu,  bản đồ phụ, biểu đồ…

3.     Đặc điểm và tính chất bản đồ:

-         Đặc điểm:

+       Mọi bản đồ đều được xây dựng trên cơ sở toán học nhất định.

+       Bản đồ có sự tổng quát hóa (chỉ giữ lại những yếu tố quan trọng) phù hợp với mục đích, chủ đề của bản đồ.

+       Bản đồ sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh (hệ thống kí hiệu)

-         Tính chất:

+       Tính trực quan: khả năng bao quát và nhận biết một cách nhanh chóng những yếu tố chủ thể của nội dung bản đồ, biến những cái không nhìn thấy thành những cái nhìn thấy nhờ đó người sử dụng có thể tìm ra những quy luật của sự phân bố các đối tượng và hiện tượng trên trái đất.

+       Tính đo được: là tính chất quan trọng của bản đồ có liên quan chặt chẽ với cơ sở toán học của bản đồ do đó người sử dụng có thể xác định được một số chỉ số như vị trí địa lý, tọa độ, độ  cao, khoảng cách….

+       Tính thông tin: khả năng lưu trữ và truyền đạt cho người đọc những tin tức khác nhau về các đối tượng và hiện tượng được biểu thị.

4.     Cách phân loại bản  đồ:

*        Theo đối tượng thể hiện:

-         Bản đồ địa lý: thể hiện các đối tượng, hiện tượng liên quan đến trái đất.

-         Bản đồ thiên văn: gồm các bản đồ bầu trời sao, các thiên thể và các hành tinh khác.

*        Theo tỷ lệ:

-         Bản đồ tỷ lệ lớn: có tỷ lệ ≥1:200.000

-         Bản đồ tỷ lệ trung bình: có tỷ lệ từ 1:200.000 đến 1:1.000.000

-         Bản đồ tỷ lệ nhỏ: có tỷ lệ ≤ 1:1.000.000

-         Riêng bản đồ địa lý chung có 3 loại:

+       Tỷ lệ lớn ( bản đồ địa hình): có tỷ lệ ≥1:200.000

+       Tỷ lệ trung bình ( bản đồ địa hình khái quát): có tỷ lê từ 1:200.000 đến 1:1.000.000

+       Tỷ lệ nhỏ ( bản đồ khái quát): có tỷ  lệ ≤ 1:1.000.000

*        Theo nội dung:

-         Các bản đồ địa lý chung: những bản đồ có nội dung rộng, biểu hiện cả những đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội có trên bề mặt đất trong lãnh thổ thể hiện.

-         Các bản đồ chuyên đề: nội dung của bản đồ được quyết định bởi từng đề tài cụ thể tùy theo từng đề tài mà bản đồ sẽ phản ánh chi tiết 1 yếu tố hay 1 nhóm các yếu tố địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội.

*        Theo mục đích sử dụng:

-         Các bản đồ sử dụng cho nhiều mục đích.

-         Các bản đồ chuyên môn.

*        Theo lãnh thổ thể hiện trên bản đồ:

-         Bản đồ thế giới

-         Bản đồ bán cầu

-         Bản đồ các châu lục

-         Bản đồ quốc gia

-         Bản đồ tỉnh, huyện, xã…

*        Theo đặc tính phụ khác:

-         Theo số màu in

-         Theo tính chất sử dụng

-         Theo số tờ

 

5.     Khái niệm tổng quát hóa bản đồ:

Là sự lựa chọn cái chính, cái chủ yếu và khái quát chúng theo mục đích nhất định. Sự khái quát này nhằm biểu hiện một bộ phận nào đó của thực tế khách quan với những nét cơ bản, điển hình và những đặc điểm đặc trưng của nó trên bản đồ phù hợp với mục đích, chủ đề, tỷ lệ bản đồ và những đặc điểm của lãnh thổ thể hiện.

6. Nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tổng quát hóa bản đồ

* Đề tài bản đồ                                       

- Đề tài bản đồ sẽ quyết định toàn bộ nội dung bản đồ, do đó sẽ quyết định mức độ lựa chọn và khái quát hóa nội dung bản đồ.

- VD: Trên bản đồ địa lý chung phải biểu thị tất cả các đối tượng có trên mặt đất với mức độ như nhau. Do đó khi khái quát hóa cần phải lựa chọn tất cả các đối tượng và chú ý tới mức độ tương đối giữa các đối tượng với nhau.

* Mục đích sử dụng bản đồ

- Đối với các bản đồ có tỷ lệ như nhau, có cùng đề tài nhưng mục đích sử dụng khác nhau thì nội dung bản đồ sẽ khác nhau. Do đó quá trình tổng quát hóa cũng khác nhau.

- VD: Bản đồ địa lý tự nhiên dùng cho học sinh các cấp không thể như nhau. Mức độ chi tiết của các yếu tố tăng dần theo cấp học.

* Tỷ lệ bản đồ

- Tỷ lệ bản đồ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng dung nạp của một tờ bản đồ

- Cùng một diện tích thực tế nhưng trên các bản đồ có tỷ lệ khác nhau sẽ chiếm những diện tích khác nhau. Do đó, không thể biểu thị như nhau mà phải có sự khái quát hóa. Bản đồ có tỷ lệ lớn thì nội dung càng chi tiết, ngược lại bản đồ có tỷ lệ nhỏ thì nội dung càng khái lược hơn.

* Đặc điểm địa lý khu vực

- Khi tổng quát hóa bản đồ cần phải xét đến đặc điểm địa lý của lãnh thổ bản đồ, bởi vì cùng là những đối tượng như nhau nhưng chúng lại có những ý nghĩa khác nhau trong những điều kiện địa lý khác nhau.

- VD: Một giếng nước ở vùng hoang mạc thì có ý nghĩa rất lớn, nhưng đối với những vùng có nguồn nước phong phú thì ý nghĩa của nó rất nhỏ nên trên bản đồ không cần biểu thị.

* Các yếu tố khác

- Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ

- Đặc điểm, tài liệu dùng để làm bản đồ

- Kích thước của kí hiệu

7. Tỷ lệ bản đồ là gì? Có mấy loại tỷ lệ trên lưới chiếu bản đồ? Nêu đặc điểm mỗi loại?

 

* Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa độ dài một đoạn thẳng trên bản đồ với hình chiếu nằm ngang tương ứng của nó ở ngoài thực địa và được kí hiêu dưới dạng phân số có tử số là 1, M được gọi là mẫu số tỷ lệ bản đồ: 1/M.

* Các loại tỷ lệ trên lưới chiếu bản đồ, đặc điểm:

- Tỷ lệ chung:

Là tỷ số thu nhỏ của kích thước Elipxoid hoặc mặt cầu Trái Đất để biểu thị lên mặt phẳng, đó được gọi là tỷ lệ bản đồ và được ghi rõ lên trên bản đồ. Tỷ lệ chung không ảnh hưởng đến biến dạng của phép chiếu. Để đơn giản trong quá trình nghiên cứu về biến dạng của phép chiếu ta gọi tỷ lệ chung là 1:1.

Trên bản đồ chỉ ghi chú biểu thị tỷ lệ chung, thường ở phía dưới khung Nam của tờ bản đồ. Tỷ lệ chung chỉ được đảm bảo ở tại những điểm và những đường không có biến dạng độ dài.

Trên bản đồ tỷ lệ chung được biểu thị dưới ba dạng:

+ Tỷ lệ dạng phân số: được xác định bằng một phân số có tử số là 1 và mẫu số thường là một số chẵn thể hiện số lần được thu nhỏ trên bản đồ của một đoạn d so với khoảng cách D trên thực địa.

VD: 1: 50000; 1/ 10000 …

+ Tỷ lệ chữ: cụ thể hóa tỷ lệ dạng phân số bằng lời, vd: 1cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu m (km) trên thực địa. Tỷ lệ chữ thường có trên bản đồ địa hình và bình đồ.

VD: 1cm trên bản đồ ứng với 500m trên thực địa

+ Tỷ lệ thước: bao gồm thước tỷ lệ thẳng và thước tỷ lệ xiên. Trong hai loại thước tỷ lệ đồ thị có cùng đơn vị cơ sở thì thước tỷ lệ xiên có độ chính xác gấp 10 lần so với thước tỷ lệ thẳng.

- Tỷ lệ riêng:

Trên tất cả các phần còn lại của bản đồ, tỷ lệ sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn tỷ lệ chung được gọi là tỷ lệ riêng.

8. Tọa độ địa lý của một điểm được xác định bởi các thành phần nào? Trình bày nội dung của các thành phần đó?

Vị trí của một điểm trên bề mặt Elipxoid Trái đất được xác định bởi kinh độ(λ) và vĩ độ(φ)

* Kinh tuyến và kinh độ:

Một mặt phẳng bất kì đi qua trục PP1 sẽ cắt mặt Elipxoid theo một giao tuyến, giao tuyến đó gọi là vòng kinh tuyến, một nửa của giao tuyến đó từ cực Bắc xuống cực Nam là một đường kinh tuyến. Người ta lấy kinh tuyến đi qua đài thiên văn Greenweek gần London làm kinh tuyến gốc ( λ= 0).

Kinh độ địa lý của một điểm là trị số góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc và mặt phẳng chứa kinh tuyến đi qua điểm đó

λ= 0 ÷180oĐ là kinh độ của các kinh tuyến tính từ kinh tuyến gốc về phía Đông và được gọi là kinh độ Đông.

λ= 0 ÷180oT là kinh độ của các kinh tuyến tính từ kinh tuyến gốc về phía Tây và được gọi là kinh độ Tây.

* Vĩ tuyến và vĩ độ

Một mặt phẳng bất kì vuông góc với PP1 cắt mặt Elipxoid tạo nên một giao tuyến hình elip hoặc đường tròn đó là đường vĩ tuyến. Vĩ tuyến lớn nhất là xích đạo.

Vĩ độ địa lý của một điểm là trị số của góc hợp bởi đường pháp tuyến đi qua điểm đó với mặt phẳng xích đạo.

φ= 0 ÷90oB là vĩ độ của các vĩ tuyến tính từ xích đạo đến cực Bắc và được gọi là vĩ độ Bắc.

φ= 0 ÷90oN là vĩ độ của các vĩ tuyến tính từ xích đạo đến cực Nam và được gọi là vĩ độ Nam.

 

 

 

 

9. Trình bày nội dung của vấn đề tổng quát hóa bản đồ.

Nội dung của quá trình tổng quát hóa:

* Phân loại các đối tượng và hiện tượng

Phân loại các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị, tức là phân chia chúng thành các nhóm, mỗi nhóm bao gồm các đối tượng cùng loại. Quá trình phân loại được tiến hành trước khi biên vẽ bản đồ.

* Lựa chọn các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị

Lựa chọn các đối tượng biểu thị đó là sự hạn chế nội dung bản đồ ở những đối tượng cần thiết phù hợp với mục đích, đề tài, tỷ lệ của bản đồ và những đặc điểm địa lý của lãnh thổ.

Khi lựa chọn phải tuân theo trình tự hợp lý, trước hết phải thể hiện những đối tượng quan trọng nhất, sau đó mới lựa chọn thể hiện những đối tượng ít quan trọng hơn. Những đối tượng có kích thước nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng về phương diện nào đó thì cũng phải thể hiện.

Sự lựa chọn phải tuân theo tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu lựa chọn.

* Khái quát hình dạng vật thể

Nhằm đơn giản hóa hình dạng của các đối tượng đã được chọn để biểu thị lên bản đồ. Việc khái quát hình dạng của vật thể được tiến hành bằng cách bỏ đi những chi tiết thứ yếu và chỉ giữ lại những đặc diểm cơ bản nhất về hình dạng của đối tượng.

Tuân theo các quy chuẩn về kích thước.

* Khái quát các đặc trưng chất lượng

Nhằm giảm bớt những sự khác biệt về chất trên những phương diện nào đó của các đối tượng

* Khái quát các đặc trưng số lượng

Là quá trình chuyển từ thang lien tục sang thang phân cấp và tiếp tục tăng dần khoảng cách giữa các bậc

* Thay đổi các đối tượng riêng biệt bằng các ký hiệu tập hợp

Khi chuyển dần từ bản đồ tỷ lệ lớn sang bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn thì mức độ tổng quát hóa càng lớn. Khi mà các đối tượng cần thể hiện không biểu thị được bằng kí hiệu đường viền riêng biệt thì người ta phải dùng kí hiệu tập hợp của chúng.

10. Trình bày khái niệm phép chiếu bản đồ?

Phép chiếu bản đồ là sự ánh xạ bề mặt Elipxoid hoặc mặt cầu lên mặt phẳng theo một quy luật toán học nhất định.

Quy luật toán học đó xác định sự phụ thuộc hàm số giữa tọa độ địa lý (φ, λ) của điểm trên mặt Elipxoid hoặc mặt cầu Trái đất và tọa độ vuông góc (x, y) của điểm tương ứng trên mặt phẳng.

Phương trình của phép chiếu có dạng chung:

x = f1(φ, λ)

y = f2(φ, λ)

Các hàm f1, f2 phải thỏa mãn điều kiện: đơn trị, lien tục và hữu hạn trong phạm vi của bề mặt cần biểu thị

Câu 11: Trình bày phân loại phép chiếu bản đồ. Vẽ hình minh họa.

1.     Phân loại phép chiếu theo vị trí tiếp xúc giữa mặt (E) và mặt chiếu hình

-         Phép chiếu ngang: là phép chiếu trục của bề mặt chiếu nằm trên đường xich đạo.

-         Phép chiếu đứng (thẳng): là phép chiếu mà trục của bề mặt chiếu trùng với trục quay của (E) hoặc mặt cầu.

-         Phép chiếu nghiêng

2.     Phân loại phép chiếu theo đặc điểm biến dạng

-         Phép chiếu đồng góc: không có biến dạng về góc

-         Phép chiếu đồng diện tích: không có sai số về diện tích

-         Phép chiếu tự do: không thuộc nhóm đồng góc và nhóm đồng diện tích

3.     Phân loại phép chiếu theo bản đồ theo phưpưng pháp chiếu hình

-         Phép chiếu hình nón: là phép chiếu mà bề mặt của (E) được biểu diẽn lên trên bề mặt của hình nón tiếp xúc hoặc cắt (E)

-         Phép chiếu hình trụ: là phép chiếu mà bề mặt của (E) hoặc mặt cầu trái đất được biểu diễn lên trên bề mặt của hình trụ tiếp xúc hoặc cắt (E)

-         Phép chiếu mặt phẳng (phép chiếu phương vị): là phép chiếu mà bề mặt của (E) được biểu diễn lên trên mặt phẳng tiếp xúc hoặc cắt (E)

Câu 12: Trình bày cách xây dựng và đặc điểm của phép chiếu Gauss - Kruger. Vẽ hình minh họa.

1.     Cách xây dựng

-         Chia Trái Đất thành 60 múi, mỗi múi 6 đánh số từ 1-60 ngược chiều kim đồng hồ, lồng quả cầu vào trong hình trụ có bán kính bằng bán kính cầu.

-         Chiếu tâm dùng phép chiếu xuyên tâm

-         Sau khi chiếu xong, khai triển các múi 1-60 trong 1 múi kinh vĩ tuyến

2.     Đặc điểm

-         Phép chiếu Gauss- Kruger là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc

-         Kinh tuyến giữa là đường thẳng và là trục đối xứng

-         Trên kinh tuyến giữa không có biến dạng độ dài

-         Bề mặt quả cầu được biểu diễn theo từng múi kinh tuyến

-         Phép chiếu Gauss- Kruger là phép chiếu hình trụ ngang tiếp xúc

-         Theo vĩ  độ, múi lấy từ cực này đến cực kia, còn theo kinh độ, múi sẽ rộng hẹp tùy theo độ tăng của sai số khi càng cách xa trung tâm của múi và tùy theo độ dễ dàng của việc tính toán sai số.

-         Các kinh tuyến trong phạm vi múi là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa. Mỗi múi có 1 tọa độ riêng. Điều kiện này rất có lợi, nó cho phép thu nhỏ sai số trên lưới chiếu.

-         Bề mặt của (E) được chia ra thành các múi có số kinh độ bằng nhau: 60 múi 6 hoặc 12 múi 3

-         Số múi được tính bắt đầu bằng kinh tuyến gốc ( kinh tuyến Greenwich)

-         Xích đạo trùng với trục nằm ngang

-         Độ dài kinh tuyến giữa bằng độ dài thực, tại kinh tuyến giữa tỷ lệ độ dài m=1, càng xa kinh tuyến trục biến dạng độ dài càng nhiều

-         Hình chiếu của đường kinh tuyến trục là trục tung của hệ tọa độ vuông góc với mặt phẳng. Hình chiếu của giao điểm giữa đường kinh tuyến trục với xích đạo trên mặt phẳng là điểm gốc tọa độ O

-         Tọa độ (x,y) của 1 điểm M nào đó trên mặt (E) chiếu tới mặt phẳng là tọa độ Gauss- Kruger

Câu 13: Trình bày cách xây dựng và đặc điểm của phép chiếu UTM. Vẽ hình minh họa.

1.     Cách xây dựng

-         Chia Trái Đất thành 60 múi, mỗi múi 6 đánh số 1-60 ngược chiều kim đồng hồ từ kinh tuyến 180.

-         Hình trụ cắt mặt cầu, cách kinh tuyến giữa 130’- 180km chiếu xuyên tâm.

-         Sau khi chiếu xong ta thu được hình vẽ trong UTM

2.     Đặc điểm

-         Giống phép chiếu Gauss- Kruger:là loại phép chiếu hình trụ ngang cùng 1 dạng công thức phép chiếu giữ góc

-         Phép chiếu UTM được thiết lập bằng phương pháp đó trên cơ sở phép chiếu gốc là phép chiếu Gauss- Kruger dùng cho múi 6 độ. Hệ số của UTM là = 0 9996

-         Trong phép chiếu UTM hình trụ ngang không tiếp xúc như phép chiếu Gauss mà cắt (E) theo 2 cát tuyến cách đều kinh tuyến giữa khoảng 180km. Tỷ lệ chiều dài khôg đổi m=1 trên 2 cát tuyến, tỷ lệ chiều dài kinh tuyến giữa m= 0,9996

Câu 14: Trình bày khái niệm ký hiệu bản đồ.

-         Kí hiệu bản đồ là cốt lõi của ngôn ngữ bản đồ. Hình ảnh của bản đồ truyền đạt toàn bộ những thông tin chứa đựng trên bản đồ về hiện thực của vùng lãnh thổ bản đồ thể hiện. Ký hiệu bản đồ biểu thị các dối tượng, các hiện tượng, các quá trình của tự nhiên, kinh tế - xã hội và nêu rõ 1 số các đặc điểm định hướng và định tính của chúng.

Câu 15: Trình bày phân loại ký hiệu bản đồ theo đặc điểm về tỷ lệ của ký hiệu. Vẽ hình minh họa.

-         Các kí hiệu được vẽ theo tỷ lệ bản đồ: là những kí hiệu có kích thước được tính theo tỷ lệ so với kích thước thực tế của địa vật. Các kí hiệu này thường được dùng để biểu thị các đối tượng có kích thước lớn như hồ ao, sông, suối, thửa đất, rừng, vườn cây...

-         Các kí hiệu bán tỷ lệ (kí hiệu nửa tỷ lệ): là những kí hiệu có 1 chiều vẽtheo tỷ lệ và 1 chiều vẽ theo quy định, thhường được dùng để biểu thị cho các đối tượng có dạng tuyến như đường giao thông, đường ranh giới, sông suối... có chiều ngang quá hẹp, không thể vẽ được theo tỷ lệ bản đồ. Vị trí chính xác của kí hiệu này chính là vị trí tâm trục của kí hiệu.

-         Các kí hiệu không vẽ theo tỷ lệ hay còn gọi là kí hiệu phi tỷ lệ (kí hiệu quy ước): là những hình dạng và kích thước khác nhau, không theo đúng tỷ lệ, kích thước của địa vật mà theo quy ước. Loại kí hiệu này được dùng để biểu thị cho các đối tượng nhỏ, không vẽ theo tỷ lệ được.

Câu 16: Trình bày phân loại ký hiệu bản đồ theo đặc điểm về hình dạng của ký hiệu. vẽ hình minh họa

·                    Ký hiệu dạng điểm:

Những đối tượng địa lý phân bố theo những điểm riêng biệt (các điểm mốc biên giới, điểm khống chế đo đạc) và các đối tượng có diện tích nhỏ không thể biểu thị lên bản đồ theo đường viền của chúng được (trạm biến thế, trạm khí tượng, lò gạch, vôi,…..) thì sẽ được biểu thị bằng ký hiệu quy ước. các ký hiệu này chủ yếu được dùng để thể hiện vị trí của địa vật và phần lớn không vẽ được theo tỷ lệ bản đồ.

+ ký hiệu có dạng hình học đơn giản: hình tròn, vuông, tam giác, hình chữ nhật….

Ưu điểm của loại ký hiệu này là dễ vẽ, dễ nhớ, chiếm ít diện tích, có thể chỉ rõ vị trí phân bố của đối tượng. Trong thực tế số lượng các hình đơn giản này không nhiều nhưng các đối tượng trong tự nhiên cần biểu thị lại vô cùng phong phú, do đó người ta dùng thêm màu sắc hoặc vẽ thêm các chi tiết bên trong để khắc phục nhược điểm trên.

+ ký hiệu nghệ thuật: là các ký hiệu có hình dáng giống với hình dáng thực tế của đối tượng.

Dạng ký hiệu này có khả năng trực quan cao nếu đứng biệt lập. Nhưng với bản đồ có nhiều nội dung thì lượng thông tin truyền đạt giảm đáng kể, các đối tượng có thể chồng chéo và che lấp nhau. Mặt khác, việc dùng các loại ký hiệu trực quan không thuận tiện khi so sánh và định vị các đối tượng vì chúng cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích ngay cả trên những bản đồ đơn giản.

+ký hiệu tượng trưng: là dùng những hình vẽ tượng trung cho đối tượng để làm ký hiệu. đó là sản phẩm của sự phối hợp tinh tế giữa ký hiệu nghệ thuật và ký hiệu hình học đơn giản.

Dùng ký hiệu tượng trưng sẽ khắc phục được nhược điểm và phát huy được mặt mạnh của phương pháp ký hiệu nghệ thuật. Ký hiệu tượng trung là sự gợi nhớ tới hình dáng của đối tượng ngoài thực địa để người đọc có thể dễ dàng hình dung được.

+ký hiệu chữ: là hệ thống ký hiệu sử dụng các chữ cái đầu tiên bắt đầu tên gọi của đối tượng được biểu thị. Nếu các đối tượng mà tên gọi của chúng trùng nhau ở chữ cái đầu tiên thì phải lấy thêm chữ cái thứ hai, cứ tiếp tục như vậy cho tới khi nào khắc phục được sự trùng lặp thì thôi.

Chính vì vậy việc sử dụng ký hiệu chữ còn nhiều bất tiện, tuy chúng cho phép đọc nhanh các đối tượng nhưng khó xác định vị trí, ký hiệu cồng kềnh chiếm một diện tích tương đối lớn trên bản đồ, không nêu được chính xác vị trí phân bố của đối tượng, khó so sánh về độ lớn… mặt khác ký hiệu chữ hạn chế sự truyền đạt thông tin vì bản đồ nước nào thì sử dụng ngôn ngữ của nước đó, do đó ký hiệu chữ thường ít được sử dụng.

·                    Ký hiệu dạng đường:

Đó là các ký hiệu có dạng hình tuyến, được dùng để biểu thị cho các đối tượng phân bố theo chiều dài như đường giao thông, sông suối, đường địa giới, đường dây điện…

Nếu các ký hiệu hình tuyến có kích thước đủ lớn, thì được vẽ theo tỷ lệ bản đồ. Với những đối tượng có chiều ngang hẹp như đường dây điện, sông, suối nhỏ thì chiều dài được vẽ theo tỷ lệ, còn chiều rộng được vẽ theo ký hiệu quy ước. các ký hiệu này còn gọi là các ký hiệu bán tỷ lệ.

·                    Ký hiệu dạng vùng:

Được dùng để biểu thị những đối tượng mà diện tích của chúng biểu thị được theo tỷ lệ bản đồ. Đường viền của ký hiệu có thể được vẽ bằng nét liền, nét đứt, bằng các điểm chấm hoặc bằng các ký hiệu đường tuyến khác. Bên trong đường viền có thể dùng màu sắc, ký hiệu hoặc các ghi chú bằng chữ hay số để thể hiện đặc trung của đối tượng cần thể hiện. các ký hiệu diện tích chỉ rõ vị trí phân bố của đối tượng, các đặc điểm về số lượng và chất lượng của các hiện tượng được biểu thị (kích thước, diện tích, đặc điểm về số lượng khác…).

Câu 17: trình bày nguyên tắc vẽ ký hiệu bản đồ. Vẽ hình minh họa

·                    Đối với ký hiệu dạng điểm

Khi vẽ các ký hiệu dạng điểm thì việc đầu tiên là phải xác định vị trí chính xác của các ký hiệu (tâm ký hiệu), ví trí tâm ký hiệu quy định như sau:

-Ký hiệu có dạng hình học: hình tròn, hình vuông, tam giác, sao… tâm ký hiệu là tâm của hình học.

-Ký hiệu nghệ thuật có đường đáy, như đình, chùa, tháp…. Tâm ký hiệu là điểm giữa của đường đáy.

- Ký hiệu có chân vuông góc hoặc chấm tròn hay vòng tròn ở chân như cây độc lập, trạm khí tượng….tâm của ký hiệu là đỉnh góc vuông hoặc tâm chấm tròn ở chân.

- ký hiệu rỗng chân như ký hiệu lò, hang động… tâm ký hiệu ở giữ hai chân.

Cách vẽ: trên bản đồ, trước tuên cần xác định vị trí chính xác của ký hiệu bằng cách dùng bút chì kẻ chữ thập để xác định vị trí của địa vật, tâm của ký hiệu chính là tâm của địa vật. căn cứ vào vị trí tâm đó và kích thước của ký hiệu để xẽ ký hiệu theo đúng quy định.

·                    Đối với ký hiệu dạng đường.

Các ký hiệu dạng đường bao gồm: sông ngòi, đường, địa giới, đường giao thông, đường dây điện,….vị trí chính xác của các ký hiệu này nằm ở các trục đường. khi vẽ các ký hiệu này cần xác định chính xác vị trí tâm trục của địa vật. sau đó vẽ ký hiệu sao cho tâm trục của ký hiệu trùng với tâm trục của địa vật. Khi vẽ chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các điểm đặc trưng nằm trên trục đường như các điểm nằm ở những chỗ cong, ngoặt, các điểm nằm ở giữa ngã ba, ngã tư, hay đó là điểm giao giữa đường và cầu, cống,… các điểm đó sẽ được chọn làm cơ sở để đặt ký hiệu đường cho chính xác.

·                    Đối với ký hiệu dạng vùng

Đây là ký hiệu được giới hạn trong một khu vực diện tích nhất định như rừng, vườn, đồng cỏ… Khi vẽ các kí hiệu này, điều trước tiên cần vẽ chính xác đường ranh giới của đối tượng. Đường ranh giới vùng phải tự khép kín hoặc khép kín với các địa vật khác.

Diện tíc bên trong của vùng sẽ được lấp đầy bằng các ký hiệu, dùng bút chì kẻ lưới ô theo đúng kích thước đã quy định trong quyển kí hiệu. sau đó đặt ký hiệu tạo các điểm nút của lưới ô đã kẻ nhưng chú ý không nên đặt ký hiệu nằm sát quá hoặc chồng đè lên ký hiệu đường ranh giới.

Câu 18: trình bày nguyên tắc sắp xếp ghi chú trên bản đồ. Vẽ hình minh họa

Khi ghi chú yêu cầu đầu tiên là phải tuyệt đối tuân theo mẫu về kiểu, cỡ và mày sắc của chữ đã được quy định trong quyển ký hiệu ở các tỷ lệ khác nhau.

·                    Đối với các ký hiệu dạng điểm: (vùng dân cư, các địa vật…)

Thông thường các ghi chú được đặt song song với vĩ tuyến, đầu chữ ghi chú quay lên phía bắc của bản đồ. Ghi chú thường bố trí từ phía phải, ở chỗ trống, cạnh ký hiệu khoảng 0,5- 1mm. Đối với những vùng có nhiều ký hiệu dạng điểm thì không phải lúc nào cũng có thể bố trí chữ từ phía phải. lúc này thì cho phép bố trí theo tự do và có khi ghi chú xiên, nhưng luôn phải đảm bảo ghi chú thuộc vào đối tượng nào rõ rệt. Khi có trọng tải đường nét nhiều thì phải chọn hướng có độ giao cắt với nét ít nhất.

·                    Đối với các ký hiệu dạng tuyến (như sông, suối, đường giao thông…)

Ghi chú của đối tượng phân bố theo tuyến thì ta bố trí song song đối tượng hay là dọc theo trục của nó. Nếu chiều rộng của các đối tượng nhỏ, hoặc là các đối tượng được vẽ theo ký hiệu bán tỷ lệ thì đặt chữ ghi chú ra ngoài, tốt nhất là đặt ở phía trên hoặc bên trái kí hiệu..

Trường hợp đặc biệt tên sông thì ta bố trí uốn lượn theo độ cong của nó. Chữ ghi chú tên sông thường là chữ in nghiêng và việc định hướng mỗi chữ phảo theo đường vuông góc với độ cong ở vị trí đó. Ghi chú tên sông bố trí không cần định hướng theo dòng chảy, mà chỉ ở vị trí thuận cho việc đọc. đối với sông lớn ta có thể ghi chú nhiều chỗ và kích thước khác nhau lớn dần về phía cửa sông. Sông thể hiện ở tỷ lệ thì ghi chú có thể bố trí trong lòng sông.

-                     Khi ghi chú co đối tượng nghệ thuật tuyến cần:

+ Nếu hướng của địa vật là đông- tây thì đầu chữ hướng về phía bắc

+ nếu hướng của địa vật là N-B thì đầu chữ hướng về phí tây

+ Nếu hướng địa vật là tây nam- đông bắc thì đầu chữ hướng về  tây bắc

+ nếu hướng địa vật là tây bắc- đông nam thì đầu chữ hướng về phí đông bắc.( hình sgk 75)

Không để đầu chữ quay xuống phía nam.

·                    Đối với đối tượng dạng vùng (biển, vịnh, hồ, ao, dãy núi, dải núi…)

Được sắp xếp rải theo hướng phân bố của đối tượng. phải tùy theo tình hình cụ thể mà sắp xếp sao cho thích hợp, mỹ quan và không vượt quá phạm vi phân bố của chúng. Ghi chú có thể bố trí trong lòng đối tượng, nếu diện tích nhỏ thì bố trí bên ngoài .

Có những trường hợp việc bố trí ghi chú kiên quan tới bản đồ nhiều tờ. Đối tượng nằm chỗ tiếp biên thì một phần tên trên một tờ, còn phần tên còn lại ở giữa khung trong và ngoài. Trường hợp có một phần đối tượng trên tờ bản đồ thì ghi chú đặt ở giữa hai khung, còn tên đầy đủ đặt ở tờ bản đồ bên có phần lớn đối tượng. khi đối tượng kéo dài quá trên 4 tờ bản đồ thì không ghi tên ghi chú, mà ta ghi trên sơ đồ phân bố mảnh. Đối với bản đồ nhiều mảnh thì có những chỉ dẫn cụ thể về việc chọn và bố trí chữ ghi chú.

Trong quá trình thành lập bản đồ thường việc ghi chú được tiến hành sau khâu biên vẽ. đầu tiên ta bố trí các ghi chú có kích thước lớn, sau đó là những ghi chú thứ bậc dưới. thứ tự và lần lượt bố trí chữ xác định cụ thể đối với mỗi bản đồ và phụ thuộc vào tải trọng nét chung và kỹ thuật thành lập bản đồ.

Câu 19. Các khái niệm bản đồ môi trường.

-                     Bản đồ môi trường: Bản đồ môi trường: là một loại bản đồ chuyên đề. Trên bản đồ thể hiện một hay nhiều nội dung thông tin về hiện trạng môi trường, nguồn gây ô nhiễm môi trường, dự báo xu thế môi trường, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường,… hay thể hiện tổng hợp toàn bộ các nội dung nêu trên có ảnh hưởng, tác động đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

-                     Bản đồ môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển: là bản đồ môi trường thể hiện một hay nhiều nội dung thông tin về hiện trạng môi trường, nguồn gây ô nhiễm môi trường, dự báo xu thế môi trường, đánh giá chất lượng, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường,… hoặc thể hiện tổng hợp toàn bộ các thông tin về các thành phần môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển có ảnh hưởng, tác động đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên dựa trên việc so sánh và phân tích các số liệu được quan trắc nhiều năm, hoặc tại một thời điểm nhất định, với các giá trị tiêu chuẩn và giới hạn các thông số cơ bản được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

-                     Bản đồ mạng lưới các điểm quan trắc: là một loại bản đồ môi trường. Trên bản đồ thể hiện mạng lưới các điểm quan trắc về vị trí, tên (hoặc số hiệu) các điểm quan trắc, tần số quan trắc, các thông số quan trắc.

-                     Bản đồ hiện trạng: là các bản đồ thể hiện trạng thái môi trường theo một hay nhiều thông số đặc trưng cho môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển tại một thời điểm nhất định. Trên bản đồ cần biểu thị chất lượng môi trường theo thành phần môi trường, mức độ ô nhiễm, ranh giới vùng ô nhiễm, thông số gây ô nhiễm, nồng độ/quy mô ô nhiễm, mức độ lan tỏa,…

-                     Bản đồ đánh giá: là các bản đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng hoặc tác động của một hay nhiều thông số đặc trưng cho môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hoặc đến các hoạt động của con người.

-                     Bản đồ dự báo: là các bản đồ thể hiện diễn biến thay đổi của một hay nhiều thông số đặc trưng cho môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển xảy ra vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Trên bản đồ cần biểu thị ranh giới khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm (hoặc sẽ được cải thiện) theo thành phần môi trường, thông số gây ô nhiễm.

-                      Bản đồ quy hoạch: là các bản đồ thể hiện thông tin của một hay nhiều thông số đặc trưng cho môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển, về các khu vực, địa điểm sẽ được cải thiện hoặc được bảo vệ môi trường trong tương lai.

-                     Bản đồ tổng hợp: là các bản đồ thể hiện một hay nhiều nội dung của các loại bản đồ nêu trên. Trên bản đồ có thể biểu thị kết hợp mạng lưới quan trắc/hiện trạng môi trường/đánh giá mức độ ảnh hưởng/dự báo mức độ ô nhiễm môi trường với bản đồ nguồn gây ô nhiễm môi trường,… của một hay nhiều thông số đặc trưng cho môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển nhằm có được bức tranh tổng quát hơn về môi trường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: