Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Bản chất văn hóa miền Trung

Vùng duyên hải Trung Bộ: Đây là vùng dân cư sống theo dọc vùng duyên hải, với dải đất hẹp chia làm hai tiểu vùng: vùng Bắc Trung bộ (từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế) và Nam Trung Bộ (từ Quảng Nam- Đà Nẵng đến Bình Thuận). Vùng này có khí hậu khắc nghiệt, đất đai ít mầu mỡ, địa hình pức tạp với nhiều núi đèo vắt qua và hệ thống sông suối, đầm pá, động cát dày đặc. Đây là vùng có nhiều dấu ấn văn hóa Chăm được lưu giữ qua các di tích kiến trúc và trong đời sống tâm linh. Đây là vùng có nghề đi biển và các nghề chế biến thủy sản. đây là vùng có những làn điệu dân ca phong phú như Hát phường Vải, hát Ghẹo, Hò Khoan, Hò Mái nhì, Ca Huế, Ca trù…

Dải đất miền Trung, nơi thường được nhắc đến với sự ví von đơn giản nhưng giàu ý nghĩa bởi sự khác biệt đến đặc biệt từ điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu đến con người, văn hoá so với hai đầu Bắc – Nam: “chiếc đòn gánh trĩu oằn”, “lão nông khòm lưng khó nhọc”, “khúc ruột miền trung”,... hình ảnh của một dải đất hẹp, eo thắt đến tận cùng, đầy khổ ải bởi “nắng nẻ mưa nguồn”, nghèo tài nguyên và tiềm năng phát triển kinh tế. Nói đến miền Trung như 1 tổng thể hệ thống nằm trong tổng thể hệ thống Việt Nam, người ta thường hay chú ý đến những đặc điểm sau:

Thứ nhất: địa hình miền Trung hẹp theo chiều ngang Đông Tây. Nếu quay mặt về hướng Đông thì trước mặt người dân Trung Bộ sẽ là Biển Đông, sau lưng là dãy Trường Sơn.

Thứ hai: địa hình miền Trung chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam, bởi các đèo là những dãy núi đồi tách từ trường sơn đâm ngang ra biển. dưới chân đèo là các sông lớn nhỏ, đều chảy ngang theo chiều Đông - Tây ra biển, sông ngắn, nước biếc xanh, ít phù sa, châu thổ hẹp, nhiều cửa sông sâu tạo thành các vịnh, cảng. Suốt dải đất miền Trung Bộ, đường bờ biển Việt Nam “ưỡn”, “cong”, “lồi” ra phía sau biển đông.

Thứ ba: khí hậu miền Trung lại có mùa mưa lệch pha với hai đầu bắc nam đất nước, ở miền Trung lại gặp gió Tây rất khô nóng, thổi từ Lào qua và người ta vẫn hay gọi là gió Lào. Trung Bộ là vùng văn hoá có lịch sử khai phá muộn hơn so với Nam Bộ và không thuộc địa bàn tụ cư lâu đời củangười Việtnhư ở Bắc Bộ ngoại trừ Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Trải qua tiến trình lịch sử, vùng Trung Bộ là trạm trung chuyển, đất đứng chân để người Việt tiến về phía Nam mở cõi, lại là vùng biên viễn của Đại Việt, nơi diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm.

Chính những đặc điểm tự nhiên, xã hội, lịch sử này của Trung Bộ sẽ tạo cho vùng văn hóa Trung Bộ những đặc điểm riêng so với các vùng văn hóa khác của Việt Nam. Khác với Nam Bộ được khai pá muộn hơn, khác với Bắc Bộ là địa bàn tụ cư và khai thác lâu đời của người Việt, vùng Trung Bộ một thời kì dài thuộc các tiểu quốc của vương quốc Chămpa. Trước khi người Việt vào nơi này nền văn hóa Chămpa một thời rạng rỡ, như một ánh hào quang hắt lên mặt nước trong buổi chiều tà.

Vì vậy đặc điểm căn bản văn hoá vùng miền chủ yếu mang dấu tích của văn hoá Chăm-pa. Dọc miền Trung, nhiều di sản văn hóa hữu thể còn tồ tại trên mặt đất. Đó là các tháp Chăm phơi sương gió cùng năm tháng. Lịch sử đi qua bao nỗi thăng trầm, cuộc đời phải trải qua bao cơn dâu bể, tháp Chăm vẫn sừng sững như một dấu ấn không thể pai mờ. Nhiều di sản văn hoá hữu thể còn tồn tại từ thời đó đến nay nhưtháp ChămởHuế, tháp Đôi Liễu, Cốc Thượng, Núi Rùa. ỞQuảng Nam,Đà Nẵng, tại Mỹ Sơn đã có 7 tháp, “đại diện tiêu biểu cho tất cả các giai đoạn và pong cách nghệ thuật kiến trúc Chămpa,được xem như những đại diện tiêu biểu cho các giai đoạn phát triểnnghệ thuậtvàkiến trúcđối với lịch sử của nền văn hoá Trung Bộ.Có thể nói, khó có vùng văn hóa nào ở nước ta lại có nhiều tháp Chăm như vùng văn hóa Trung Bộ. Ngoài các tháp, di vật văn hóa Chăm còn trên mặt đất, trong lòng đất còn khá nhiều. Đó là các tượng bà Pô Nagar, đặc biệt là các tượng Linga, Yoni. Đó là các phù điêu, các trụ đá, các bia đá….

Mặt khác, Trung Bộ là vùng đất được người Việt khai pá theo kiểu tiệm tiến. Sự cộng cư với người Chăm, thái độ ứng xử với những vốn văn hóa hiện diện trên mặt đất tàng ẩn dưới lòng đất theo bản chất hiền hòa của của người Việt, tạo cho sự giao lưu văn hóa ở đây có những điểm khác biệt. Trước hết người Việt tiếp nhận những di sản văn hóa của người Chăm, Việt hóa biến thành di tích văn hóa của mình. Tháp Chăm, đền Chăm khi người Chăm ra đi thì người Việt thờ cúng, sử dụng. chẳng hạn như tháp bà ở Nha Trang, vốn là ngôi tháp của người Chăm được người Việt sử dụng, coi như nơi thờ tự, linh thiêng của tín ngưỡng thờ mẫu, một tín ngưỡng của người Việt. Tiêu biểu cho quá trình tiếp biến giao lưu văn hóa ở Trung Bộ của người Việt là tiếp thu tín ngưỡng thờ bà mẹ xứ sở của người Chăm. Bên cạnh việc tiếp thu các nữ thần của người Chăm thì người Việt ở miền Trung còn chuyển hóa thành bà Chúa Ngọc. Nói cách khác đi là sự tiếp biến văn hóa đã khiến diện mạo tín ngưỡng của người Việt ở Trung Bộ thay đổi, so với người Việt Bắc Bộ. So với thiên nhiên Bắc Bộ và Nam Bộ, Trung Bộ là vùng đệm, mang tính chất trung gian.

Đặc điểm thứ ba của vùng văn hóa này là sự pản ánh thiên nhiên đa dạng. Yếu tố biển, sông, đầm, đồng bằng, núi non đều ánh xạ vào trong các thành tố văn hóa, từ diện mạo đến các phương tiện khác. Có thể thấy ngay điều này từ diện mạo các loại hình văn hóa, với Trung Bộ, làng làm nông nghiệp tồn tại đan xen với các làng của ngư dân. Bên cạnh lễ cúng đình của làng nông nghiệp là lễ cúng cá ngư ông của làng làm nghề đánh cá. Điều này là đương nhiên, bởi lẽ, đồng bằng Trung Bộ thường là đồng bằng nhỏ hẹp, sát biển. Trong văn hóa đời thường, bữa ăn của cư dân Việt Trung Bộ đã bắt đầu có sự thay đổi, nghiêng về các hải sản, đồ biển. Nói cách khác, yếu tố biển đã đậm đà hơn trong cơ câu bữa ăn của cư dân ở đây. Mặt khác, người dân Việt Trung Bộ, do tính chất khí hậu, nói rộng hơn là điều kiện tự nhiên chi phối, nên sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn.

Tóm lại, vùng văn hóa Trung Bộ có những đặc điểm riêng của mình, khi đặt trong tương quan với các vùng văn hóa khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: