Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Ban chat dac diem XHCN VN

Bản chất, đặc điểm của nhà nước CHXHCN Việt Nam.

I. Bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam.

- Bản chất bao trùm nhất, chi phối mọi lĩnh vực đời sống nhà nước Việt Nam hiện nay từ tổ chức đến hoạt động thực tiễn là tính nhân dân của nhà nước. Điều 2- Hiến pháp 1992 quy định:" nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức".

- Như vậy, quyền lực nhà nước không thuộc một đẳng cấp, một tổ chức xã hội hoặc một nhóm người nào. Quyền lực nhà nước phải hoàn toàn thuộc về nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và những người lao động khác mà nòng cốt là liên minh công nhân- nông dân- trí thức. Nông dân là người chủ sở hữu duy nhất toàn bộ tài sản vật chất và tinh thần của nhà nước, có quyền quản lý toàn bộ công việc của nhà nước và xã hội, giải quyết tất cả công việc có liên quan đến vận mệnh đất nước, đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng của toàn thể dân tộc.

Bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam được thể hiện rõ thông qua đặc điểm của nó.

II. Đặc điểm của nhà nước CHXHCN Việt Nam.

1. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước.

- Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành đấu tranh cách mạng trải qua nhiều gian khổ đánh đuổi quân xâm lược, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tự mình thiết lập nên nhà nước của mình. Nhà nước CHXHCN VN hiện nay là nhà nước do nhân dân mà nòng cốt là liên minh công nông trí tự tổ chức thành, tự mình định đoạt quyền lực nhà nước.

- Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình thức cơ bản nhất là thông qua bầu cử, lập ra các cơ quan đại diện quyền lực của mình. Điều 6 Hiến pháp 1992 quy định:" nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân".

Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện quyền lực của mình dưới hình thức trực tiếp tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tham gia thảo luận Hiến pháp và pháp luật, trực tiếp thể hiện ý chí của mình khi có trưng cầu dân ý. Nhân dân trực tiếp bầu ra các đại biểu của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước Trung ương và địa phương và có quyền bãi nhiệm các đại biểu đó khi họ tỏ ra không xứng đáng, không làm tròn trách nhiệm. Các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân phải báo cáo công việc của mình trước cử tri.

2. Nhà nước CHXHCN VN là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em.

Tính dân tộc của nhà nước Việt Nam là vấn đề có tính lịch sử, truyền thống lâu dài, chính là nguồn gốc sức mạnh của nhà nước. Điều 5 Hiến pháp 1992 quy định" nhà nước CHXHCN VN là nhà nước của các dân tộc cùng sing sống trên đất nước Việt Nam..."

Nhà nước đảm bảo để trong các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước (Quốc hội và HĐND) các thành phần dân tộc thiểu số có số đại biểu thích đáng (Điều 10 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội), các đại diện dân tộc được chú ý lựa chọn bầu giữ chức vụ trong chính quyền địa phương.

- Có các hình thức tổ chức trong các cơ quan quyền lực nhà nước để thực hiện lợi ích dân tộc và tham gia quyết định các chính sách dân tộc như Hội đồng dân tộc trong Quốc hội và các ban dân tộc trong HĐND... Các cơ quan này đặc biệt là Hội đồng dân tộc không chỉ được quyền tham gia, giám sát, kiến nghị các vấn đề dân tộc mà còn được quyền tham gia các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các phiên họp của Chính phủ bàn về chính sách dân tộc, được Chính phủ tham khảo ý kiến khi quyết định các chính sách dân tộc(Điều 94- Hiến pháp 1992).

- Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị chia rẽ dân tộc, thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

3. Nhà nước CHXHCN VN được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong các mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.

- Trước đây trong điều kiện nhà nước cực quyền, mối quan hệ nhà nước và công dân là mối quan hệ lệ thuộc. Nhà nước với tính cách là bộ máy quan liêu luôn áp đặt, đè nén nhân dân. Người dân bị lệ thuộc vào nhà nước, các quyền tự do, dân chủ bị hạn chế. Quyền thì ít nhưng nghĩa vụ thì lại nhiều. Trước nhà nước, người dân chỉ thấy bổn phận và nghĩa vụ mà không có quyền đòi hỏi.

- Ngày nay, khi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mối quan hệ giữa bộ máy nhà nước và công dân đã thay đổi, công dân có đầy đủ các quyền tự do, dân chủ trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời công dân cũng tự giác thực hiện mọi nghĩa vụ trước nhà nước. Về phần mình, nhà nước XHCN cũng tôn trọng các quyền tự do dân chủ của công dân, ghi nhận đảm bảo cho các quyền tự do được thực hiện đầy đủ.

- Mối quan hệ nhà nước và công dân được xác lập trên cơ sở tôn trọng lợi ích giữa các bên. Luật pháp không chỉ quy định địa vị pháp lý của công dân mà còn buộc các cơ quan nhà nước phải tôn trọng và đưa ra các đảm bảo thực tế cho các quyền ấy, tránh mọi nguy cơ xâm hại từ phía các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách.

4. Tính chất dân chủ rộng rãi của nhà nước CHXHCN VN, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế- xã hội.

- Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội không chỉ là nhu cầu bức thiết của thời đại mà còn là đòi hỏi có tính nguyên tắc xuất phát từ bản chất dân chủ của nhà nước CHXHCN VN trong điều kiện hiện nay.

-Hiến pháp 1992 đã thể chế hóa đường lối xây dựng kinh tế của Đảng, quy định nội dung chính sách kinh tế mới của nhà nước. Chế độ kinh tế được Hiến pháp 1992 quy định là một sự khẳng định pháp lý không chỉ đối với công cuộc cải cách kinh tế hiện nay mà còn là biểu hiện cụ thể của tính chất dân chủ của nhà nước ta trong lĩnh vực kinh tế.

+" Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN..." (Điều 15 Hiến pháp 1992). Cần phải hiểu kinh tế thị trường nhiều thành phần không phải là mục đích tự thân của CNXH mà nhà nước ta chủ trương sử dụng cơ chế thị trường để tận dụng mặt tích cực của cơ chế đó (ví dụ năng suất lao động, hiệu quả sản xuât) đồng thời định hướng nó phục vụ các mục tiêu công bằng ổn định và tiến bộ xã hội, ngăn ngừa những mặt tiêu cực (nạn thất nghiệp, đầu cơ, phân hóa giàu nghèo...) mà cơ chế này luôn tiềm ẩn trước định hướng XHCN.

+ Nhà nước thừa nhận"cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân trong đó sở hữu tập thể làm nền tảng..." (Điều 15).

+ Nhà nước khuyến khích"... phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tê: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế, cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước nhiều dưới hình thức..." (Điều 16).

Các thành phần kinh tế được tự do, tự chủ trong kinh doanh, được liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, bình đẳng với nhau trước pháp luật, có quyền hợp tác và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh.

5. Nền kinh tế thị trường trong các điều kiện của CNXH không thể không làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, đòi hỏi sự quan tâm giải quyết của nhà nước và toàn xã hội.

- Nhà nước CHXHCN VN một mặt tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt chính trị, pháp lý, kinh tế để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, mặt khác quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế thị trường (có công ăn việc làm, thất nghiệp, người về hưu, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi...) , chính trên lĩnh vực này bản chất nhân đạo của nhà nước được thể hiện rõ nét nhất.

- Giải quyết những vấn đề xã hội nhà nước CHXHCN VN xuất phát từ sự tôn trọng các giá trị của con người, từ nhân quyền có một nội dung, ý nghĩa thực sự.

6. Sức mạnh bạo lực của nhà nước XHCN không nhằm bảo vệ sự thống trị chính trị của một cá nhân nào, một nhóm người nào mà nhằm bảo vệ quyền lực của nhân dân, bảo vệ chế độ chính trị, chế độ kinh tế đã được quy định trong Hiến pháp 1992.

- Để đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, nhà nước CHXHCN VN không thể không áp dụng các biện pháp kiến quốc mạnh mẽ nhằm chống lại mọi âm mưu, ý đồ gây mất ổn định chính trị của đất nước, những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến an ninh quốc gia, quyền và lợi ích của công dân.

- Bạo lực không còn là hoạt động cơ bản của nhà nước CHXHCN VN nhưng nó vẫn luôn cần thiết cho sự ổn định và phát triển của xã hội, cho an ninh xã hội và mỗi công dân song việc sử dụng nó phải theo đúng quy định của pháp luật để loại trừ mọi khả năng sử dụng bạo lực tùy tiện.

7. Chính sách đối ngoại của nhà nước CHXHCN VN thể hiện tính cởi mở, hòa bình, hợp tác hữu nghị với tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị.

Chính sách và hoạt động đối ngoại của nhà nước ta thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân, thể hiện mong muốn hợp tác trên tinh thần hòa bình, hữu nghị, cùng có lợi với tất cả các quốc gia. Điều 14 Hiến pháp 1992 khẳng định "Nước CHXHCN VN thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi, tăng cường đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước XHCN và các nước láng giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro