BaiTapPhan1_2009
BÀI TẬP
MÔN HỌC LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
(Phần 2 - Lập trình hướng đối tượng)
21. Tạo lớp Stack chứa các số nguyên. Lớp này có các đặc điểm sau: Có một hàm tạo không đối số khởi tạo kích thước bằng 50, một hàm tạo một đối số khởi tạo kích thước ngăn xếp bằng giá trị của đối số, một hàm đẩy một phần tử vào ngăn xếp, một hàm lấy một phần tử ra khỏi ngăn xếp, một hàm kiểm tra ngăn xếp có rỗng không, một hàm trả về giá trị đỉnh ngăn xếp. Viết chương trình sử dụng lớp Stack, nhập vào một số nguyên dương n 50, đưa ra màn hình các số nguyên tố nhỏ hơn n theo thứ tự giảm dần.
22. Viết chương trình nhập vào n sinh viên, mỗi sinh viên có các thông tin về họ tên, ngày sinh, lớp, điểm chuyên cần, điểm kiểm tra, điểm thi, điểm môn học. Điểm môn học được tính bằng 0,1xĐiểmC.Cần + 0,3xĐiểmKtra + 0,6xĐiểmThi. Sắp xếp danh sách sinh viên theo tên (chỉ tên) vần ABC. Đưa ra màn hình các sinh viên có điểm môn học < 5 theo dạng bảng với các cột STT, Họ và tên, Ngày sinh, Lớp, Điểm MH.
23. Tạo lớp đối tượng xâu ký tự có các đặc điểm sau: Có thể khởi tạo đối tượng xâu bằng hằng xâu ký tự thông thường; có thể gán một hằng xâu cho một đối tượng xâu hoặc một đối tượng xâu cho một đối tượng xâu; có thể dùng phép + để ghép xâu ký tự; có thể dùng các phép toán so sánh để so sánh hai xâu ký tự. Viết chương trình sử dụng lớp đối tượng xâu ký tự, nhập vào danh sách n họ tên, sắp xếp danh sách theo tên vần ABC (chỉ sắp xếp theo tên).
24. Tạo lớp đối tượng phân số có tử số và mẫu số là các số nguyên. Viết chương trình có sử dụng lớp phân số để nhập vào 2 phân số từ bàn phím; thực hiện cộng, trừ, nhân, chia hai phân số bằng các phép toán +, -, *, /; đưa ra các kết quả ra màn hình cả ở dạng rút gọn và chưa rút gọn.
25. Tạo lớp đối tượng mảng an toàn có các đặc điểm sau: Có thể xác định kích thước mảng khi tạo đối tượng mảng, nếu không xác định kích thước mảng thì mặc định kích thước bằng 50; có thể truy nhập các phần tử mảng bằng toán tử [], khi truy nhập phần tử mảng có kiểm tra sự hợp lệ của chỉ số truy nhập; có thể chèn hoặc xóa một phần tử của mảng; có thể gán một đối tượng mảng cho một đối tượng mảng.
26. Viết chương trình nhập vào n số phức. Tính tổng các số phức. Đưa các số phức đã nhập và kết quả tính được ra màn hình.
27. Viết chương trình nhập vào tọa độ của n điểm. Tìm khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm. Đưa ra màn hình tọa độ của hai điểm có khoảng cách lớn nhất cùng giá trị khoảng cách giữa chúng.
28. Viết chương trình tính diện tích và chu vi các hình: Hình chữ nhật biết hai cạnh, hình tam giác biết ba cạnh, hình tròn biết bán kính. Chương trình có giao diện như sau:
1. Nhập kích thước các hình
2. Hiện thị diện tích và chu vi các hình đã nhập
3. Kết thúc chương trình
Lựa chọn công việc (1, 2, 3):
Khi người sử dụng chọn 1 thì hỏi người sử dụng nhập kích thước cho hình nào, nhập xong hỏi người sử dụng có nhập tiếp không. Yêu cầu trong chương trình có cài đặt sự đa hình thái liên kết động.
29. Viết chương trình quản lý nhân sự của một trường đại học. Có 3 loại nhân sự với các thông tin như sau: Cán bộ quản lý có họ tên, ngày sinh, chức vụ; Giáo viên có họ tên, ngày sinh, các môn học giảng dạy; Nhân viên phục vụ có họ tên, ngày sinh. Chương trình có giao diện như sau:
1. Nhập dữ liệu
2. Hiện thị thông tin các nhân sự
3. Kết thúc chương trình
Lựa chọn công việc (1, 2, 3):
Khi người sử dụng chọn 1 thì hỏi người sử dụng nhập dữ liệu cho nhân sự nào, nhập xong hỏi người sử dụng có nhập tiếp không. Yêu cầu trong chương trình có cài đặt sự đa hình thái liên kết động, có một hàm nhập dữ liệu cho một đối tượng nhân sự và trả về đối tượng nhân sự đã nhập, có một hàm hiện thông tin về một nhân sự được truyền vào qua đối số.
30. Viết chương trình nhập vào một danh sách n nhân viên, mỗi nhân viên có thông tin về họ tên, ngày sinh. Ghi danh sách nhân viên ra tệp có tên là "nhanvien.dat". Đọc lại danh sách nhân viên từ tệp, sắp xếp danh sách nhân viên theo tuổi giảm dần. Đưa danh sách đã sắp xếp ra màn hình theo bảng có các cột STT, Họ và tên, Ngày sinh. Tìm các nhân viên sinh sau một ngày nhập vào từ bàn phím.
31. ** Viết chương trình nhập vào một đề thi trắc nghiệm môn học Tin học cơ sở có n câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có nội dung câu hỏi, 4 phương án trả lời, một phương án trả lời đúng và số điểm dành cho nó. Sau khi nhập xong các câu hỏi trắc nghiệm, chương trình cho phép người sử dụng làm bài thi bằng cách lần lượt trả lời các câu hỏi từ 1 đến n. Trả lời xong câu hỏi thứ n, người sử dụng được thông báo về số điểm đạt được trên tổng số điểm của bài thi. Người sử dụng có thể lựa chọn làm bài thi nhiều lần, mỗi lần làm bài thi các câu hỏi sẽ được hoán đổi ngẫu nhiên và các phương án trong một câu hỏi cũng được hoán đổi ngâu nhiên. Chương trình có chức năng ghi đề thi gốc ra tệp và đọc lại đề thi gốc từ tệp.
Ghi chú: Các bài tập đánh dấu * là các bài tập làm thêm, không bắt buộc.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro