Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Bài3- Câu 5 điểm

3. KẾT QUẢ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ THÀNH QUẢ CM T8, XÂY DỰNG VÀ GIỮ VỮNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG GIAI ĐOẠN 1945-1946. 

- CM T8 thành công, nước VN Dân chủ cộng hòa ra đời (2-9-1945), chính quyền còn non trẻ, công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước có một số thuận lợi cơ bản nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức:

+TG:  hệ thống  xã  hội chủ  nghĩa do Liên Xô đứng đầu được hình  thành.  Phong  trào  cách mạng giải  phóng dân tộc có điều kiện phát  triển, là chỗ dựa vững chắc cho CMVN. Đế quốc bắt đâu suy yếu.

+Trong nước: chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập c hệ thống từ trung ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã  làm chủ vận mệnh của đất nước tuy nhiên Hậu quả do chế độ cũ để lại rất nặng nề, tồn tại 3 thứ giặc: Giặc ngoại xâm, đói, dốt.

- Trước tình hình mới, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân tích tình thế, dự đoán chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức mạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương và giải pháp đấu tranh nhằm  giữ  vững  chủ  quyền,  bảo  vệ nền độc  lập tự do vừa giành đươc cụ thể như sau:

+ Xây dựng, bảo vệ chính quyền CM: Kẻ thù chính lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung nhiệm vụ đấu tranh vào chúng. Nhiệm vụ cơ bản trước mắt của toàn thể dân tộc ta là: Củng cố chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân, nhiệm vụ bao trùm là củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng. Đấu tranh củng cố và bảo vệ chính quyền là nhiệm vụ trung tâm. Vì vậy mà ngày 3/9/1945 trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra 6 việc cấp bách cần làm ngay. Người đề nghị tổng tuyển cử càng sớm càng tốt. Tháng 11/1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chính quyền cách mạng đã được củng cố thêm một bước.  

+ Xây dựng, phát triển kinh tế xã hội:Đảng và nhà nước đã tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, tịch thu ruộng đất của bọn Việt gian, địa chủ, chia lại ruộng đất cho nhân dân. Thực hiện giảm tô thế 25%, xóa bỏ những thứ thuế vô lí. Để chống đói, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn dân hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, tiết kiệm lương thực để cứu đói. Như lập "Hũ gạo cứu đói", "Ngày đồng tâm",...  Về tài chính, ngày 4/9/1946, Chính phủ ban hành sắc lệnh số 4 về Quỹ độc lập, Tuần lễ vang nhằm huy động sự đóng góp của toàn dân, 1946 đồng tiền giấy Việt Nam chính thức được phát hành để thay cho đồng giấy bạc Đông Dương.  

Về giáo dục: Mở lại các trường  lớp  và  tổ  chức  khai  giảng năm học  mới. Cuộc vận động  toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu  xóa bỏ được  nhiều tệ  nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi  nổi.  Cuối năm 1946, cả  nước đã  có  thêm  2,5  triệu người  biết đọc  biết viết.

+ Xây dựng thực lực CM: Đảng cọi trong xây dựng và phát triển công cụ bạo lực của cách mạng như công an, quân đội. Cuối năm 1946 lực lượng thường trực lên tới 8 vạn, Việc vũ trang cho quần chúng được thực hiện rộng rãi, hầu hết các thôn xã khu phố đều có đội tự vệ. 

+ Đẩy mạnh kháng chiến ở Nam Bộ, thực hiện chính sách lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, hòa hoãn có nguyên tắc: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam Bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến và phát động  phong  trào Nam tiến chi viện Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội  bộ  kẻ  thù, Đảng  và  Chính  phủ  thực  hiện sách lược nhân nhượng  với quân đội Tưởng  và  tay  sai  của chúng để  giữ  vững  chính  quyền,  tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. Khi Pháp - Tưởng ký Hiệp ước Trùng Kháng (28/2/1946) thỏa thuận  mua bán quyền  lợi  với nhau, cho Pháp kéo quân ra miền Bắc, Đảng mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hòa hoãn, dàn xếp với  Pháp  để  buộc  quân  Tưởng  phải  rút  về  nước.

- Ý nghĩa của những thành quả đấu tranh nói trên là bảo vệ được nền độc lập của đất nước,  giữ  vững chính quyền cách mạng; xây dựng được những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ cộng hòa; chuẩn bị được những điều kiện cần thiết trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó. Những biện pháp về chính trị, quân sự, kinh tế - giáo dục, đã góp phần tích cực trong việc đầy lùi giặc đói, giặc dốt, đưa đất nước vượt qua những thách thức hiểm nghèo. Phát huy thành quả của cách mạng tháng Tam, giúp nhân dân ổn định đời sống nhờ đó mà nhân dân càng tin tưởng và đường lối lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh. 

3. PHÂN TÍCH SÁCH LƯỢC LỢI DỤNG MÂU THUẪN TRONG HÀNG NGŨ KẺ THÙ VÀ SỰ HÒA HOÃN CÓ NGUYÊN TẮC ĐỂ GIỮ VỮNG CHÍNH QUYỀN CM GIAI ĐOẠN 45-46.

- Hòa hoãn với tưởng ở miền Bắc, đánh Pháp ở miền Nam: Với nguyên tắc, Tương trợ, bình đẳng thêm ban bớt thù. Trong giai đoạn từ tháng 9/1945 - 3/1946. Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện Chính sách nhân nhượng với Tưởng để tập trung chống Pháp ở Miền Nam. Để thực hiện sách lược này Đảng đã phải tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là Đảng đã rút vào hoạt động bí mất, tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Chấp nhận tiêu tiển "quan kim" và "quốc tệ", cung cấp lương thực cho 20 vạn quân tưởng, nhường cho chúng một số ghế trong Quốc Hội và Chính phủ liên hiệp kháng chiến.

- Hòa hoẵn với Pháp, đuổi Tưởng về nước: Ngày 28/2/1946 khi Pháp kí với Tưởng Hiệp ước Trùng Khánh, theo sự dàn xếp của quân Anh để Tưởng rút quân về nước đối phó với phong trào cách mạng Trung Quốc đang lên cao, con Pháp kéo quân ra chiến đóng miềm Bắc Việt Nam, đồng thời Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi. Trước tình hình đó Đảng, Chính phủ và Hồ chủ tịch đã phân tích tình hình và quyết định sách lược hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng về nước. Để thực hiện sách lược nói trên, Ngày 6/3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ, đặt cơ sở cho một cuộc đàm phán để đi đến một hiệp ước chính thức. Hiệp định sơ bộ gồm 3 nội dung cơ bản là: Chính phủ Pháp phải công nhận nước Việt nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia độc lập, có Chính phủ, Nghị viện riêng, Tòa án, quân đội riêng, nền tài chính riêng và nằm trong khối liên hiệp Pháp.Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa "đồng ý" cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, số quân này phải đóng ở những vị trí quy định và phải rút dần trong thời hạn 5 năm.Hai bên ngừng bắn tại Nam bộ, tạo không khí hòa bình để mở đàm phán chính thức...  

- Ý nghĩa: Với đường lối chính trị vô cùng sáng suất của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh với việc thực hiền đường lối ngoại giao cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược lúc thì nhân nhượng với Tưởng để rảnh tay đối phó với Pháp, khi thì lại hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng về nước và quét sạch bọn tay sai của Tưởng, đã góp phần quạn trọng trong việc cũng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chính sách chống "thù trong giặc ngoài" trong những năm (1945 - 1946), đồng thời tạo điều kiện để nhân dân ta có thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3. PHÂN TÍCH QUYẾT TÂM CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA ĐẢNG ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG NGHỊ QUYẾT TW11,12

  Trước hành động gây “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc với âm mưu đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá; phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Băc; ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam buộc chúng ta phải kết thúc chiến tranh theo điều kiện do Mỹ đặt ra. Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12 (12/1965) đã tập trung đánh gái tình hình và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả nước.

** Quyết tâm và mục tiêu chiến lược:  Nêu cao khẩu hiệu  “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế  quốc  Mỹ  trong  bất  kỳ  tình  huống nào, để  bảo  vệ  miền  Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”.

-  Phương châm chỉ đạo chiến lược: tiếp  tục và đẩy  mạnh  cuộc  hiến tranh nhân  dân  chống  chiến  tranh  cục  bộ  của  Mỹ  ở  miền Nam, đồng  thời  phát động  chiến  tranh  nhân  dân  chống  chiến  tranh  phá  hoại  ở  miền  Bắc.  Thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh, cố gắng đến  mức độ cao, tập trung  lực lượng của cả 2 miền để  mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.

- Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu  tranh  ở  miền  Nam: giữ  vững  và phát  triển  thế  tiến  công,  kiên  quyết  tiến  công  và  liên  tục  tiến  công.  “Tiếp tục  kiên  trì  phương châm đấu  tranh  quân sự  kết  hợp với đấu  tranh  chính trị,  triệt để  vận  dụng  3  mũi giáp công”, đánh địch  trên  cả  3  vùng  chiến lược. Trong giai đoạn  hiện nay, đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng.

- Tư tưởng chiến lược đối  với  miền Bắc: chuyển hướng  xây  dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ  nghĩa, động  viên  sức người  sức  của  ở  mức  cao  nhất để  chi  viện  cho cuộc  chiến  tranh  giải  phóng  miền Nam, đồng  thời  tích  cực  chuẩn  bị  đề phòng để đánh thắng địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “chiến tranh cục bộ” ra cả nước.

-  Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa  cuộc chiến đấu ở hai  miền: trong  cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước vì miền  Bắc  xã  hội  chủ  nghĩa là  hậu phương vững  chắc  trong  cuộc  chiến tranh chống Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở  miền  Bắc  và  ra  sức tăng cường  lực lượng  miền  Bắc  về  mọi  mặt  nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh càng mạnh. Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau  mà  mật thiết gắn bó với nhau. Khẩu hiệu chung  của  nhân  dân  cả  nước  lúc  này  là:  “Tất  cả  để  đánh thắng  giặc  Mỹ xâm lược”.

** Cơ sở KH của quyết tâm thắng Mỹ : Sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh chống Mỹ cứu nước một cách khoa học của ĐCSVN được thể hiện ở chỗ Đảng đã vận dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin. Đảng ta quán triệt quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử. Đảng ta đã vận dụng quan điểm toàn diện để xem xét, so sánh lực lượng giữa ta và Mỹ trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội và con người. Trong đó đã lấy yếu tố chính trị của cuộc chiến tranh để xem xét các yếu tố khác. 

- Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ là phi nghĩa. Trong thời đại ngày nay, Mỹ không thể đưa bao nhiêu quân, sử dụng bất cứ loại vũ khí nào mà không tính đến tình hình trong nước và thế giới, Mỹ vừa đánh, vừa thăm dò, vừa nghe ngóng. Nên sức mạnh kinh tế, quân sự của Mỹ bị hạn chế trong cuộc chiến tranh này. Đây là chổ yếu của Mỹ. Do đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa nên lính Mỹ không có lý tưởng và tinh thần chiến đấu thấp kém, không chịu được khó khăn gian khổ, hy sinh. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là cuộc kháng chiến chính nghĩa không chỉ đánh đổ thực dân mới, giải phóng MN thống nhất đất nước, mà còn góp phần tích cực vào việc giữ gìn an ninh và bảo vệ hòa bình thế giới nên huy động được đông đảo quần chúng nhân dân trong cả nước tham gia đồng thời tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ về vật chất, tinh thần của cach mạng và nhân dân thế giới. 

** Ý nghĩa lịch sử và hiện thực:

-  Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.

- Thể  hiện tư tưởng  nắm  vững, giương cao ngọn cờ độc  lập dân tộc  và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ 2 chiến lược cách  mạng  trong  hoàn  cảnh  cả  nước  có  chiến  tranh  ở  mức độ  khác  nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế.

- Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn CM hiện nay.

- Tăng cường xây dựng Đang ngang tầm nhiệm vụ CM, bảo vệ Đảng; chống lại những biểu hiện, luận điệu chống Đảng và CMVN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: