ko tiêu đề
1. Nắm được dạng đề thi: Cảm nhận về tâm trạng nhân vật trữ tình hoặc hình tượng nhân vật trong ba đoạn trích được giới hạn ôn thi: “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, “Trao duyên”, “Chí khí anh hùng”.
Ví dụ:
- Cảm nhận về tâm trạng của người chinh phụ trong 8 câu thơ đầu (hoặc 16 câu thơ đầu hoặc 8 câu thơ cuối) trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.
- Cảm nhận về tâm trạng của Thúy Kiều khi nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng trong 12 câu thơ đầu/ 14 câu thơ đầu hoặc 18 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.
- Cảm nhận về tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao duyên trong 16 câu thơ cuối hoặc 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Trao duyên”.
- Cảm nhận về hình tượng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Ví dụ: Cảm nhận về tâm trạng của người chinh phụ trong 8 câu thơ đầu đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”: Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ khi chồng đi chinh chiến xa.
3. Biết triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Ví dụ để cảm nhận tâm trạng cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ khi chồng đi chinh chiến xa trong 8 câu thơ đầu, ta có thể triển khai thành:
+ Nỗi cô đơn của người chinh phụ trong 4 câu thơ đầu: thể hiện qua hành động một mình dạo hiên vắng, buông, cuốn rèm nhiều lần, mong tin vui mà "Ngoài rèm thước chẳng mách tin".
+ Nỗi cô đơn của người chinh phụ trong 4 câu thơ sau: thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya ; vẫn chỉ là "Một mình mình biết, một mình mình hay".
4. Khi viết bài văn nghị luận văn học phải đảm bảo được cấu trúc 3 phần hoàn chỉnh như sau:
a) Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng nhân vật/ Hình tượng nhân vật trong đoạn thơ.
b) Thân bài:
- Vị trí đoạn thơ và khái quát vấn đề cần nghị luận.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
+ Luận điểm 1: Sống trong tình cảnh lẻ loi, người chinh phụ luôn ở trong trạng thái bồn chồn (câu 1 – 2).
+ Luận điểm 2: Người chinh phụ khát khao một sự đồng cảm để cho tình cảnh bớt đi sự lẻ loi (câu 3 – 4)
+ Luận điểm 3: Nỗi buồn đau, vò võ một mình của người chinh phụ càng trở nên dữ dội khi đối bóng với ngọn đèn khuya (4 câu cuối).
+ Luận điểm 4: Nghệ thuật: ~ Thể thơ song thất lục bát với những âm điệu than vãn, sầu muộn đã diễn tả được tâm trạng đau buồn, cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ.
~ Miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc bằng sự kết hợp tả gián tiếp và tả trực tiếp.
+ Luận điểm n.....
c) Kết bài: Cảm nhận chung.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro