Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

TV

Tú Xương là một nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam cuối thế kỷ 19. Thơ của ông nổi bật với những nội dung trào phúng có sức châm biếm mạnh mẽ, sâu sắc.Tiếng cười trong thơ tú xương bao giờ cũng cất lên từ tình cảm ,trữ  tình mang nội dung yêu nước và lòng nhân đạo. Bài thơ thương vợ là một trong những bài thơ xuất sắc của ông thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của ông thông qua việc tái hiện chân dung bà Tú , tác phẩm đã thể hiện tình yêu thương chân thành của nhà thơ dành cho vợ , vừa có sự cảm thông chia sẻ, biết ơn lại vừa là lời tự thán tự trách bản thân về trách nhiệm của người chồng :

“ Quanh năm buôn bán ở mon sông

.......................................................

Có chồng hờ hững cũng như không”

 B thân bài

 1 chuyến ý

 Các nhà thơ nho sĩ thường ít nói về người vợ có phải chăng khi vợ chết thì viết văn tế hoặc đối trướng để khóc vợ nhưng Tú  Xương  lại khác ông đã viết rất nhiều về vợ,bà Tú  trở thành một đề tài độc đáo trong thơ ông được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: văn tế sống vợ, tết dán  đối ,quan tại gia. Thơ viết về bà tú bài nào cũng đùa vui để tỏ lòng thương quý đồng thời để tự giễu mình “Thg vợ”là 1 trong số đó . Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Vào cuối Thế kỷ 19 khi ông bà tú có 5 người con ông  Tú nhiều lần đi thi cũng chỉ đỗ được tú tài dang dở và cũng vì tấm= này ông không đủ tiêu chuẩn dự thi hội,cũng không được làm quan,  đồng thời bản thân ông cũng không có gan vất bỏ chữ sĩ hão huyền để tìm kế sinh nhai một cách thiết thực đành phải làm “quan đại gia” ăn lương vợ trọn đời

 2 phân tích

 a 2 câu đề

 2 câu đầu mở ra một không gian thời gian và công việc của bà tú một công việc vất vả cơ cực và gian nan vô cùng

 “Quanh năm buôn vân ở mom sông

Nuôi đủ năm  con với 1 chồng”

  Câu thơ đầu bà tú hiện lên sự vất vả đảm đang tháo vát với  công việc buôn bán thời gian quanh năm. Quanh năm là suốt từ  đầu đến cuối năm không nghỉ ngơi, câu thơ mở đầu gợi người đọc hình dung về một người vợ vất vả nhưng chịu thương chịu khó, không ngại gian khổ.

+ Câu thơ thứ 2 chỉ rõ gánh nặng gia đình trên đôi  vai của bà Tú .Bà  Tú nuôi con đã đành lại phải nuôi cả chồng tức thảy có đến 6  miệng. Gánh  nặng nhưng bà  vẫn “nuôi đủ”( ăn , mặc ,tiêu xài , học hành).

+Sắc  thái tự trào (tự cười mình)thể hiện ở chỗ Tú Xương  nói ra được cái công  của bà tú nuôi 5 đứa con là  công lớn (thấy mình vô tích sự) nhưng vẫn là sự thường bởi mẹ nuôi con. Cái không thường điều đáng nói là ở đây ông Tú  bà cũng  phải nuôi nốt không  khác gì đứa con bé dại. Từ “ công” là nói đến cái ơn. Cách  diễn đạt “5 con với 1 chồng” đặc biệt vì  nhà thơ tự hạ mình ngang hàng với các con, chưa đủ còn đứng sau,đứng cuối hàng , tách ra vế sau. Cách  diễn đạt ấy thể hiện ông Tú  là kẻ ăn theo ăn ké , ăn bám, tự thấy mình là gánh nặng thêm cho bà Tú

è Câu thơ cho thấy tác giả ăn năn hối hận. Ẩn sau cách nói úp mở là một nụ cười hóm hỉnh đếm  con chứ ai đếm chồng.

=>2 câu thơ đầu cho người đọc thấy được nỗi niềm thương vợ hiểu rõ công việc gian nan của vợ, tính công cho vợ chính xác. Đằng  sau lời thơ hóm hỉnh là cả một tấm lòng biết ơn từ sự ý thức về cái vô tích sự của mình lời thơ giản dị sâu sắc.

 2 câu thơ thực

 Khép lại 2 câu thơ đề miêu tả không gian thời gian và công việc của bà tú đến 2 câu thơ thực mở ra một hình ảnh thân cò

 “Lặn lội thân cò khi quang vắng

Eo sèo mặt nc buổi đò đông”

 Nhà  thơ đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao và= bàn tay nghệ sĩ tài hoa để trau chuốt thêm. Ca dao dùng hình ảnh con cò so sánh ví von gián tiếp về người phụ nữ, người vợ, người mẹ còn Tú Xương đồng nhất trực tiếp “thân cò” vào thân phận người vợ và  sự diễn đạt các động từ, tính từ lên đầu câu “ lặn lội”, “ thân cò” nhằm nhấn mạnh sự vất vả lam lũ, hiểm nguy trong công việc của bà Tú .

+ Câu thơ tiếp theo nhắc đến hình ảnh buổi đò đông. Cụm  từ nay có 2 cách hiểu : đông người trên một con đò hoặc là đông đò trên một con sông. Cách hiểu nào cũng đều gợi ra khó khăn, của hiếm, người đông phải tranh giành nhau. Bà Tú  phải bỏ qua tất cả lời mẹ dặn con trong ca dao để buôn bán kiếm tiền như ai . Điều đó cho thấy sự hy sinh cao cả của bà tú. 2 câu thơ thực đã miêu tả chính xác, phác họa hoàn cảnh kiếm sống vất vả, nguy hiểm của bà Tú. Từ đó ta có thể thấy ông Tú rất thương vợ, thông cảm nỗi vất vả của vợ.

 3 2 câu thơ luận

 2 câu thơ luận là lời than sở mà Tú Xương nói hộ lòng vợ:

“ Một duyên 2 nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dâm quản công”

 Tú Xương  đã vận dụng cách nói triết lý của nhà phật , duyên là  chỉ căn nguyên vợ chồng lấy nhau và cách nói dân gian có thể hiểu duyên là sự may rủi của đời người. Tuy nhiên bà Tú với ông duyên chỉ có 1 mà nợ thì có tới 2. Từ “phận” chỉ sự vất vả , số phận định mệnh của 1 kiếp người, nó lm cho câu thơ nặng nề , diễn tả sự cay cực của thân phận bà Tú. Ấy thế nhưng bà Tú cũng “âu đành” chấp nhận cam chịu.

 + Nhà  thơ đã sử dụng thành ngữ “ 5 nắng 10 mưa” để diễn tả sự vất vả khó khăn xong với bà tú sự vất vả khó khăn cũng  có nghĩa lý gì nên bà  cũng  dám quản công. 2 câu thơ giống như một tiếng thở dài diễn tả sự hy sinh, nhẫn nhịn âm thầm của bà tú.

=>Đến  đây ông Tú  đã hoàn thiện dần bức chân dung về bà Tú  một người phụ nữ không chỉ đảm đang tháo vát, chịu thương, chịu khó ma con giàu lòng hy sinh. Đó là đức tính cao đẹp của truyền thống người phụ nữ Việt Nam. Đến  đây người đọc cũng hiểu thêm Tú Xương không chỉ thương xót mà còn thông cảm sâu sắc, thấm thía nỗi vất vả khổ cực của bà tú.

2 câu thơ kết

 Khép lại bài thơ hai câu kết được nâng lên thành tiếng chửi. Thác ra giọng bà Tú, Tú Xương đã chửi rủa cái bạc bẽo vô tích sự của bản thân đối với vợ.

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

 2 câu thơ kết là lời rủa, lời chửi của tác giả về chính sự bạc bẽo, vô tích sự của ông nhưng lại thoát ra bởi giọng điệu của bà Tú  bởi  nhà thơ nhập vai. Tú xương đã chửi cái thói đời nếp sống của con người xã hội, là những tập tục phong kiến bất công không cho phép ông Tú  thương vợ một cách thiết thực bởi ông tú là một trí thức phong kiến, công của vợ ông thời đó  xã hội cho là hạ cấp xấu xa. Tú Xương  cũng chủi cái thói ăn ở bạc bẽo của mình mặc kệ vợ, ăn bám, ăn theo, để  vợ nuôi. Từ cái chung nhà thơ vận vào cái riêng, Nhận lỗi về mình một cách chân thành. Tú xương tự chửi cái tội của mình tội làm chồng như không khiến vợ vất vả. Tự chửi mình xỉ vả và  phán xét mình , chứng tỏ ông rất thương vợ, trân trọng và biết ơn.

=>có thể nói trong bài thơ này đáng thương nhất không phải là bà Tú mà là ông Tú nhàn hạ được vợ nuôi. Còn gì đau khổ hơn một người ý thức được sự hiện diện của mình ở đời là hoàn toàn vô tích sự thậm chí thêm gánh nặng cho người thân nhưng phải sống trong dằn vặt. Ông Tú  rơi vào bi kịch của người trí thức phong kiến, bi kịch của một lớp người có tài nhưng thích cơ, lở vận

3 khái quát

 NT:

  Bài thơ thương vợ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. Ngôn ngữ thơ bình dị như là tiếng nói đời thường , các chi tiết chọn lọc vừa cá thể vừa khái quát sâu sắc. Hình tượng thơ gợi cảm : thương vợ, thương mình buồn về gia cảnh  

 về nội dung

 thơ của Chân tế xương có giá trị nghệ thuật cao là tiếng nói la nỗi lòng của tầng lớp nho sĩ đang đứng giữa thời thuộc không đang tâm theo giặc nhưng cũng không cầm vũ khí chống giặc thương vợ la bài thơ trữ tình đặc sắc của tú xương nói về người vợ người phụ nữ ngày xưa với bao đức tính tốt đẹp hình ảnh bà tú được nói đến trong bài thơ rất gần gũi với người mẹ người chỉ trong gia đình Việt Nam

 c kết bài

 c kết bài như vậy thương vợ đúng là một bài thơ hay cho ta hình dung được, nỗi lòng thương yêu mênh mông chân thành và sâu sắc của nhà thơ đối với người vợ chịu thương chịu khó hi sinh, quá nhọc, vất vả một cách thầm lặng vì gánh nặng chồng con. với một bài thơ trữ tình giàu hình ảnh, nhạc điệu, ngôn ngữ tự nhiên, dân dã nhà thơ không những đã thể hiện được tình cảm ấy của mình mà còn tạo nên một bức chân dung bất hủ có tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam với đầy tư cách đức tính đáng quý là đảm đang cần cù,, nhẫn nại , hi sinh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #bài