Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

HĐT

 : MB

        Thạch Lam là nhà văn có biệt tài về truyện ngắn. Ông thiên về khai thác vẻ đẹp của cuộc sống đời thường bình dị. Phố huyện nghèo gắn với những kỷ niệm thời thơ ấu, cuộc sống lam lũ của người dân ven đô, cảnh đời của những trí thức bình dân... Đó là thế giới nghệ thuật riêng của Thạch Lam, một mảng hiện thực mang nặng hồn dân tộc và chứa đựng nỗi lòng xót xa, thương cảm của nhà văn. Sở trường của Thạch Lam là nắm bắt những rung cảm tinh tế, mong manh trong thế giới nội tâm con người và cái hồn đơn sơ của tạo vật. Truyện của ông vì thế thường không có cốt truyện rõ ràng mà nhiều khi chỉ là sự vận động của những dòng tâm tưởng. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị, giầu chất thơ. “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn tiêu biểu cho đặc điểm văn Thạch Lam. Đoạn văn “LIÊN CŨNG TRÔNG THẤY NGỌN LỬA XANH BIẾC... ĐỒNG RUỘNG MÊNH MANG VÀ YÊN LẶNG ” đã khắc họa thành công tâm trạng của Liên khi đợi tàu.

    B : TB

1 chuyển ý

Thạch Lam – con người tài hoa , lịch thiệp, nhân hậu, tâm hồn nhạy cảm. Ông là cây bút chủ lực của nhóm “ Tự lực văn đoàn” nhưng xu hướng văn chương của TL khác hẳn với các anh của mình. Ông  có khuynh hướng mô tả đời sống  của những người nghèo nàn cùng khổ bằng nét chân thực đầy tình yêu thương nhân loại. “Hai đứa trẻ” là 1 trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông in lần đầu trong báo “ Ngày nay” sau được đưa vào tập truyện ngắn “Nắng trong vườn” năm 1938. Truyện  kể về 2 chị em  Liên và An được mẹ giao cho trông nom 1 cửa hàng tạp háo nhỏ khi cha mất vc gia đình từ Hà Nội chuyển về phố huyện. Ngày nào cũng vậy 2 chị em ngồi trên chiếc chõng tre  ngắm  nhìn phố huyện chứng kiến cuộc sống con người nơi đây cho tới khi tối muộn, đêm khuya 2 chị em vẫn cố thức đợi chuyến tàu chạy qua rồi mới đóng của hàng đi ngủ.

Bưc tranh phố huyện lúc về đêm với không gian yên lặng tĩnh mịch , con người cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay : mẹ con chị Tí , gia đình bác xẩm , bác phở Siêu , chị em liên. Nổi bật trong bức tranh đêm khuya ấy là 2 chị em Liên trong  cảnh đợi tàu – khung cảnh kết tinh những tư tưởng nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ của ngòi bút Thạch Lam

a. Lđ1: Lí do đợi tàu phố huyện lúc đêm tối :

      Thức đợi tàu là vc quen thuộc như mọi đêm của 2 đứa trẻ mặc dù phải đợi rất khuya. Trước hết Liên và An thức đợi tàu là vì chúng nghe theo lời mẹ dặn: “ thức đợi tàu may ra còn  vài người mua” nhưng Liên không trong mong gì “bởi có thì họ cũng chỉ mua cho bao diêm hay gói thuốc là cùng” vì thế mà đợi tàu để ván hàng chỉ là phụ.

-Liên và An  cũng không phải vì tò mò bởi đêm nào 2 chị em cũng chứng kiến đoàn tàu chạy qua phố huyện , hơn thế nữa trước đây Liên và An ở Hà Nội nên tàu hỏa không có gì xa lạ với chúng. Liên cà An thức đợi tàu vì muốn nhìn thấy “chuyến tàu hoạt động cuối cùng của đêm khuya trong phố huyện đầy bóng tối”. 2 đứa trẻ chờ tàu ,chúng muốn thoát khỏi thế giới chúng đang sống sang 1 thế giới ms vì “ đoàn tàu mang theo 1 thế giới khác đi qua”.

               b. Lđ2: Din biến tâm trng ca hai ch em Liên và An :

             * Khi tàu chưa đến.

      Liên và An đã buồn ngủ “ríu cả mắt” nhưng hai chị em vẫn “cố thức, gắng thức” để chờ đợi chuyến tàu. Đặc biệt là em bé An buồn ngủ đến nỗi “mi mắt như sắp sửa rơi xuống” nhưng vẫn cố dặn chị: “Tàu tới, chị đánh thức em dậy nhé” với những chi tiết này, Thạch Lam đã khắc họa tinh tế tâm trạng háo hức, chờ đợi, mong ngóng chuyến tàu đêm của hai đứa trẻ.

            * Khi tàu ở xa.

      Bằng tâm trạng chờ mong còn háo hức ấy, Liên dường như đã tập trung, mở rộng tất cả những giác quan để lắng nghe và cảm nhận từ những tín hiệu đầu tiên của con tàu. Dường như cô bé sợ nếu thiếu tập trung con sẽ vượt qua và hai chị em sẽ mất đi cơ hội được nhìn ngắm đoàn tàu: “ Ngọn lửa đèn xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi, tiếng còi xe lửa từ đâu vọng lại,...”.Liên  lập tức đánh thức em dậy. “Dậy đi, An. Tàu đến rồi” và  hành động của An ngay lập tức nhỏm dậy lấy tay dụi mắt. Từ lời giục giã khẩn trương hối thúc  cùng hành động của An chứng tỏ Liên và An rất háo hức mong chờ , vui sướng vag hạnh phúc khi đoàn tàu đến. Tâm trạng háo hức chờ tàu của Liên và An đã gợi cho ta liên tưởng đến tâm trạng con người háo hức trước đêm giao thừa. Nhưng khoảnh khắc giao thừa một năm chỉ đến một lần nên háo hức, mong chờ là điều tất yếu, dễ hiểu, còn đoàn tàu đêm nào cũng đi qua phố huyện và chị em Liên chưa bao giờ nguôi khao khát, say mê. Câu nói của Liên vừa là lời gọi đánh thức em, vừa bộc lộ sự hân hoan như một tiếng reo vui vẻ đón nhận một niềm vui đã chờ đợi mãi cuối cùng cũng đến.

           * Khi tàu đến gần.

     Liên dắt em đứng dậy để hai chị em được nhìn thấy rõ hơn, lâu hơn đoàn tàu. Hai chị em hân hoan, vui sướng, như “nuốt lấy” từng hình ảnh về con tàu. Con tàu chỉ đi qua phố huyện trong chốc lát nhưng nó đã đem đến một thế giới khác hẳn với phố huyện: khác hẳn về âm thanh, ánh sáng và cả cuộc sống của con người. Đoàn tàu đi qua đem đến một thứ âm thanh náo nhiệt, ban đầu là tiếng dồn dập, tiếng xe rất mạnh vào ghi. Rồi khi con tàu đến gần hơn, tiếng còi đã rít lên và tàu rầm rầm đi tới. Những âm thanh đó xua tan đi cái tĩnh lặng của phố huyện với những âm thanh khô khan “tiếng chống thu không, tiếng muỗi kêu vo ve vậy tiếng ếch nhái” và cả “ tiếng trống thu không”. Khi đoàn tàu chưa tới thì phố huyện chìm trong không gian đậm đặc bóng tối,  ánh sáng chỉ là len lỏi với những vệt sáng, khe sáng,... Còn ánh sáng của đoàn tàu thì rực rỡ với các toa đèn sáng trưng chiếu sáng xuống đường, kèn sáng lấp lánh. Đặc biệt là những con người trên chuyến tàu: những toa hạng sang lố nhố những người” khác hẳn với những kiếp người nhỏ bé, lầm lụi trong bóng tối phố huyện.

             * Khi tàu đi qua.

Quả là “Ngày vui ngắn chẳng tày gang”, niềm vui của 2 đứa trẻ chỉ hiện lên trong chốc lát và ngay sau đó là nỗi buồn ập đến một cách thấm thía. Đoàn tàu giống như một tia chớp, một ngôi sao băng rạch qua bầu trời nơi phố huyện nghèo rồi mất hút vào đêm tối. Liên và An đứng lặng người dù chuyến tàu đã đi qua, hai chị em nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa dần rồi khuất sau rặng tre.

Thực ra, đó là chuyến tàu không đông đúc như mọi khi, “thưa vắng người và hình như kém sáng”, vậy mà nó vẫn đem đến cho hai đứa trẻ biết bao xúc động. Con tàu đi qua sẽ chẳng có gì đặc biệt trong nhận thức của con người, có chăng Tế Hanh đã từng thốt lên:

“Tôi thấy tôi thương những con tàu

Ngày đời không đủ sức đi mau

Có chi vương víu trong hơi máy

Với những toa đầy nặng khổ đau”

Nhưng với chị em Liên thì hoàn toàn khác, chuyến tàu mà hai đứa trẻ hằng mong đợi không phải để chở đi những đau khổ của kiếp người mà nó là ánh sáng, là hi vọng cuối cùng của phố huyện này có thể bấu víu vào. Khi An cố hỏi chị “tàu hôm nay không đông chỉ nhỉ” nhưng Liên không đáp, dường như chị lặng người theo những mơ tưởng về một thế giới khác mà đoàn tàu vừa đem tới. Hai chữ Hà Nội ngân nga trong lòng cô bé nghèo: “…họ ở Hà Nội về!

         c. Lđ3 : Ý nghĩa của hình ảnh đoàn tàu :

           Đoàn tàu có ý nghĩa rất đặc biệt, quan trọng đối với Liên và An bởi vì nó đi từ phía Hà Nội về, đi từ phía tuổi thơ đã mất của hai chị em Liên và An nên nó đánh thức một vùng sáng trong ký ức, trong tâm tư sâu lớn của hai chị em về một tuổi thơ tươi đẹp, mỗi cuộc sống đáng sống mà hai chị em đã từng có. Đó là khi bố chưa mất việc, cả nhà Liên sống ở Hà Nội, chị em đi chơi bờ hồ, được uống những cốc nước màu xanh đỏ. Với Liên và An, Hà Nội rực sáng uyên náo, khác hẳn với cuộc sống tối tăm, tẻ nhạt. Con tàu đem đến cho phố huyện một thế giới khác, đẹp như một giấc mơ, như một ánh đèn sao băng dù chỉ vụt qua trong chốc lát. Nhưng nó đủ sức xua tan đi hiện thực tăm tối, đủ để cho Liên thấm thía sự ngưng đọng, tù túng trong cuộc sống hiện tại" “Liên thấy mình sống giữa bao sự xa xôi mà không biết”. Con tàu không chỉ là cầu nối giữa quá khứ và hiện đại mà nó còn là biểu tượng cho giấc mơ lung linh của trẻ thơ, biểu tượng cho niềm hy vọng ở tương lai về một cuộc sống có ánh sáng, có ý nghĩa hơn.

               c. KQBL

     Bằng bút pháp tả thực, Thạch Lam đã phản ánh sâu sắc thế giới nội tâm nhân vật  khắc họa ước mơ, khát vọng đẹp của trẻ thơ. Điều ấy đã khẳng định ngòi bút giàu giá trị nhân văn và trái tim nhân hậu của Thạch Lam trong đoạn văn miêu tả phố huyện khi đêm tối và sự chờ đợi tàu của hai đứa trẻ,người đọc bắt gặp hai hình ảnh đối lập: ánh sáng và âm thanh của đoàn tàu khác bóng tối và sự im lặng của phố huyện. Phải chăng có tâm hồn Liên là nguồn ánh sáng chiếu rọi câu chuyện đầy bóng tối. Nét đẹp của tâm hồn biết yêu thương và biết ước mơ. Có thể nói trong những con người nơi phố huyện Liên và An là những đứa trẻ đau khổ hơn bởi bản thân hai đứa trẻ này đã từng biết thế nào là sung sướng hạnh phúc nhưng khi bị nhiễm vào trong bóng tối nghèo khổ chung mới hiểu sâu, thấm thía.

 C. KB

         Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam khắc họa sinh động thế giới tâm hồn của những con người trong xã hội trước cách mạng. Cảnh đợi tàu của hai chị em Liên đã làm sáng ngời văn học của Thạch Lam, với phong cảnh lãng mạn, bút pháp trữ tình trong truyện ngắn. Qua đó, nhà thơ đã cho người đọc thấy được trong sâu thẳm tâm hồn chất chứa những niềm tin, những hy vọng, dù gian nan, vất vả nhưng trong đoàn tàu vẫn để lại cho họ nhiều tia hy vọng để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #bài