BNĐC
MB
Bình Ngô Đại Cáo là “áng thiên cổ hùng văn” tiêu biểu cho thể loại văn chính luận trong kho tàng văn học Việt Nam. Đọc bài cáo hầu hết độc giả có 1 ấn tượng sâu sắc với đoạn 2 của tác phẩm . Ở đoạn này Nguyễn Trãi đã viết lên bản cáo trạng đánh thép về tội ác của giặc Minh:
“ Vừa rồi
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
................
Ai bảo thần dân chịu được”
TB
Nguyễn Trãi xuất thân trong một gia đình tri thức phong kiến , cha đỗ tiến sĩ mẹ là con quan tể tướng . Thế nhưng cuộc đời ông lại ko đc may mắn ( 5 tuổi mẹ mất 10 tuổi ông ngoại mất , cha bị giặc Minh bắt sang phương Bắc . Nguyễn Trãi sống trong 1 thời đại bi hùng của lịch sử , thời đại chống quân Minh với ngọn lửa yêu nước hào hùng của dân tộc trong đó chính ông là người có công lớn trong sự nghiệp chiến thắng vẻ vang ấy. Triều đại phong kiến đã bắt đầu suy vong( mấu thuẫn nội bộ dẫn đến việc sát hại công thần bọn gian . Hai mặt bi hùng của lịch sử dân tộc và thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời và số phận của Nguyễn Trãi
Mùa xuân năm 1428, cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược hoàn toàn thắng lợi, Nguyễn Trãi đã thay lời Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo tổng kết cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, tuyên bố nước Đại Việt đã bước vào một kỷ nguyên độc lập mới. Sau làm Quốc Sơn Hà và Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Bố cục bài cáo của 4 phần, phần 1 nêu luận đề chính nghĩa;phần hai vạch rõ tội ác của giặc Minh; phần 3 kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa ;phần 4 tuyên ngôn chính quả khẳng định sự nghiệp chính nghĩa
Đoạn 2/phần 2 bài cáo: đó là bản tuyên ngôn về nhân quyền: Giặc Minh đã chà đạp lên chủ quyền của dân tộc Đại Việt, gây nhiều tội ác dã man bất chấp nhân nghĩa. Cũng như đoạn văn 1, đoạn kể tội quân thù ngắn gọn nhưng sắc sảo. Một bản cáo trạng đanh thép được viết lên từ một lòng căm thù sục sôi.
- Đoạn cáo đã sử dụng lí lẽ đanh thép, dẫn chứng xác thực để bóc trần bản chất phản nhân nghĩa của giặc Minh, vạch trần những hành động vô nhân, bất nghĩa, phản bội lại cha ông (học thuyết nhân nghĩa) của chúng, đập tan âm mưu xảo trá của chúng. Ở những câu đầu, tác giả chỉ rõ:
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”
Nguyễn Trãi đã vạch trần âm mưu xâm lược của giặc: lợi dụng việc Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, giặc Minh đã “thừa cơ gây hoạ”, núp dưới bóng cờ “phù Trần diệt Hồ”, giặc đã giả nhân giả nghĩa để thực hiện bài “mượn gió bẻ măng”.
-Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều: chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức người, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay:
“Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế
Gây binh kết oán trải hai mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nỗi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Trong đó hai câu :
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.
Như được viết ra bằng máu và nước mắt của người anh hùng suốt đời một lòng vì dân vì nước.
-Nguyễn Trãi đã nhắc đến tội ác vơ vét sản vật, tiêu diệt con người và những tội ác ấy của giặc không giấy bút nào tả xiết :
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.”
Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ (thằng há miệng, đứa nhe răng).
-Hai câu cuối là lời kết án vô cùng đanh thép :
“Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?”
-Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả “thần” và “người” đều không thể tha thứ.Ở đoạn cáo này, tác giả đã đứng trên lập trường nhân nghĩa; đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.
Về nghệ thuật viết cáo trạng của Ng Trãi:
-Dùng hình tượng, dùng hình ảnh đối lập tương phản (thảm cảnh của người dân vô tội tương phản với sự man rợ của kẻ thù) để diễn tả tội ác của giặc Minh.
-Giọng văn thống nhất vừa đau đớn, xót xa, vừa đanh thép.
KB
Đây là đoạn cáo đặc sắc, hấp dẫn. Nó góp phần làm nên thành công cho bài cáo, để tp ấy xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc ta, và là “áng thiên cổ hùng văn” có một không hai trong nền văn học VN/dân tộc.
-Đoạn cáo này nói riêng và tp BNĐC nói chung đã cho người đọc cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc thể hiện trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Nhờ đó tác phẩm đã thực hiện chức năng văn học cao quý của nó là bồi dưỡng thêm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
-Tác phẩm BNĐC là một áng văn bất hủ, là người Việt Nam chúng ta nên tìm đọc để biết đến bản tuyên ngôn đọc lập thứ 2 của dân tộc sau t/p “Nam quốc ơn hà” của Lý Thường Kiệt.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro