Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Bài tiểu luận GDCD

Mỗi người lại có một cách định nghĩa riêng về hạnh phúc. Có người, hạnh phúc là chân trần chạy trên cỏ ướt sương. Có người, hạnh phúc là mái ấm trọn vẹn. Nhưng với bản thân mình, tôi trải nghiệm hạnh phúc bằng hai chữ "Công bằng". Một xã hội mà tất thảy mọi người đều như nhau. Làm như nhau. Ăn như nhau. Và mặc như nhau. Một xã hội mà thứ gọi là tầng lớp ko hề tồn tại. Một xã hội như thế, theo tôi mới chính là một xã hội đáng sống.

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu xem như thế nào là công bằng? Công bằng là một tính từ biểu thị sự đồng đều, hợp lý của một sự việc nào đó. Vậy xã hội công bằng là một xã hội mà ở đó bất cứ ai cũng đều bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích như nhau.

Tuy nhiên "như nhau" ko có nghĩa là công bằng một cách vô tội vạ. Xã hội mà trong tập thể một người làm mười người ngồi ko. Nhưng kết quả lại chia đều cho tất cả thì xã hội ấy ko đủ vững chắc để tồn tại. Công bằng ở đây ko chỉ là công bằng trong kinh tế, trong lao động. Mà còn phải là công bằng cả trong đời sống lẫn tinh thần.

Con người ta vì cách biệt giàu nghèo, vì phân tầng đẳng cấp mà ko ngừng ganh đua ghen ghét lẫn nhau. Họ cứ mải miết chạy theo tiền tài danh vọng, chạy theo những đỉnh cao. Để rồi một khi đã thực sự đứng được trên đỉnh cao đó, họ có thể thấy gì ngoài cô đơn?!

Bất cứ thứ gì cũng có hai mặt. Trái và phải. Đa dạng tầng lớp trong xã hội cũng vậy. Nó góp một phần ko nhỏ cho việc thúc đẩy tinh thần cầu tiến. Thế nhưng tinh thần này dường như càng ngày càng phát triển quá mức và đi chệch với quỹ đạo vốn có của nó. Con người cầu tiến đến độ ko chường thủ đoạn, sẵn sàng đạp lên xương máu kẻ khác để tiến lên. Chính vì lẽ đó, người giàu có thì ngày một giàu có, kẻ nghèo nàn thì ngày một nghèo nàn.

Ngày nay, những bậc trưởng bối vẫn thường phàn nàn về sức học của học sinh hiện tại quá kém so với lớp đàn anh, đàn chú đi trước. Việc được đến trường so với trước kia quả thực đã dễ dàng hơn rất nhiều. Thế nhưng học hành cũng theo đó mà dần khó khăn hơn.

Vậy nên nếu hỏi một học sinh như tôi mong muốn được sống trong một xã hội như thế nào thì...

Tôi muốn sống trong một xã hội mà học sinh ko phải đem cả tính mạng ra để học hành. Một xã hội mà học sinh là học sinh. Ko có trường chuyên, trường điểm, "trường nhà giàu". Một xã hội ko phải thâu đêm suốt sáng vì con điểm, bài thi. Ko phải gắng gượng nhồi nhét như một con vẹt. Ko phải cúi đầu khi nghe đến ba chữ "con người ta"

Tôi muốn sống trong một xã hội mà ai cũng như ai. Ko có kẻ giàu người khó; kẻ ăn ko hết, người tìm ko ra. Một xã hội mà con người ta ko phải luồn cúi, quỳ luỵ đồng tiền. Nơi mà con ông cháu cha hay con cha cháu ông cũng chẳng là gì.

Tôi muốn sống trong một xã hội mà mọi người đều bình đẳng. Bởi lẽ:

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền mà ko ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"

(Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)

Trên đây là lời nói bất hủ của Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Thật vậy, đã sinh ra cùng là con người với nhau vậy xin hỏi vì cớ gì mà một người có thể xê dịch cán cân công bằng so với kẻ khác? Người là con người, ta cũng là con người. Người tứ chi lành lặn, ngũ quan đủ đầy. Ta cũng chẳng hề kém cạnh. Vậy cớ chi phân biệt nữ nam, kì thị giới tính?

Bất cứ ai cũng đều mang trong mình một cái tôi mạnh mẽ, một trái tim tự do khao khát yêu thương. Vậy tại sao chúng ta lại bị chính cái xã hội bất công ngoài kia gò bó tin yêu?

Có người nói đồng tính là biến thái, là bệnh hoạn. Vậy xin hỏi có thứ thuốc nào chữa khỏi?

Đồng tính là làm trái với quy luật tự nhiên, đi ngược lại với guồng quay tạo hoá, phản bác chức năng của xã hội?

Theo quan niệm Nho giáo ở Nhật, tình yêu giữa nam nữ chỉ nhằm mục đích duy trì nòi giống. Tình yêu nam nam/ nữ nữ mới chính là tình yêu thực sự.

Con người ta vẫn là e dè trước cái lạ, kỳ thị cái khác người.

Nhưng nói như vậy ko có nghĩa là giữa những người khác giới hoàn toàn ko tồn tại tình yêu đích thực. Rất nhiều thiên tình sử khuynh động lòng người đều xuất phát từ tình yêu nam nữ. Tình yêu nói một cách đơn giản là một thứ tình cảm chân thành và cơ bản nhất của con người. Chúng ta sinh ra là để yêu và được yêu. Một tình yêu đúng nghĩa chính là một tình yêu ko phân biệt tuổi tác, địa vị, thân phận,... và cả giới tính.

Vậy tại sao một quốc gia Châu Á nơi mà chế độ phong kiến đã từng ngự trị như Nhật Bản có thể ủng hộ trong khi chúng ta lại ko?

Xin thưa rằng, đồng tính hoàn toàn ko phải bệnh. Khoa học hiện đại đã khẳng định đồng tính hay đầy đủ hơn là đồng tính luyến ái, song tính luyến ái và dị tính luyến ái là ba thiên hướng tính dục hết sức bình thường của con người. Ví dụ điển hình là vào năm 1990, tổ chức y tế thế giới WHO đã chính thức loại đồng tính ra khỏi danh sách những căn bệnh trên thế giới.

Ấy vậy mà đâu đó nơi góc khuất của xã hội, vẫn còn tồn tại những suy nghĩ cổ hủ, thiển cận luôn đinh ninh cho rằng đồng tính là một căn bệnh. Và chính bởi thứ tư tưởng sai lệch đó mà ko ít những người đồng tính, rộng hơn là song tính, chuyển giới đã bị kỳ thị, cô lập và thậm chí là bị bạo ngược chỉ vì "dám" sống thật với thiên hướng, với giới tính của mình.

Những con người tội nghiệp đó bị cho là bệnh hoạn, là học đòi lối Tây, là nhuốc nhơ dòng họ,... Họ đã phải đấu tranh trường kỳ với gia đình, bạn bè, xã hội, ... Một số đã chấp nhận buông xuôi, sống cuộc đời là mình nhưng ko phải là mình. Một số khác can đảm đạp lên dư luận, kiên cường đấu tranh vì công bằng cho chính bản thân và cộng đồng của mình. Họ đã đặt niềm tin vô cùng to lớn vào công minh của Nhà nước, của Đảng và xã hội. Đến cuối cùng, hành động công nhận người chuyển giới ở nước ta và hợp thức hoá hôn nhân đồng giới ở Mĩ như là một khởi đầu tốt đẹp cho công bằng giới tính sau này. Ko những công bằng cho cộng đồng Lục sắc mà còn cả cho tất cả mọi người trên thế giới.

Và để đạt được một xã hội lý tưởng như trên thì quả là ko phải dễ dàng ngày một ngày hai là có thể xong xuôi. Mà phải là kiên trì vun đắp, kiên trì dựng xây mới có thể thành công.

Trước hết bằng sức lực bé nhỏ của mỗi người học sinh vẫn đang còn ngồi ghế nhà trường, hãy ra sức học tập chăm chỉ, rèn luyện tích cực, sống đúng với hai chữ công bằng, tác phong lễ độ, hoà đồng, ko có hành vi, thái độ, lời nói xúc phạm, coi thường người khác.

Theo quan điểm cá nhân, Nhà nước ta, cần đổi mới phương pháp giáo dục. Đổi mới hoàn toàn chứ ko phải kiểu đổi mới nửa vời mà Bộ Giáo Dục đang làm hiện tại: cách học mới nhưng hình thức thi cử vẫn như cũ.

Mỗi một lần cải cách sách giáo khoa là chúng ta lại một lần đem cả một thế hệ tương lai của đất nước ra đánh cược. Và một lần xuất bản sách như vậy lại càng ko phải là vấn đề nhỏ về tài chính.

Hơn nữa, chúng ta tuy đã có điều chỉnh hình thức thi Tốt nghiệp và đại học cho các năm gần đây. Nhưng theo phản hồi của đại đa số học sinh thì những điều chỉnh này ko những ko giúp mọi chuyện dễ thở, trái lại còn rắc rối hơn trước đây. Điển hình việc rút nộp hồ sơ của học sinh tại các trường đại học cam go ko khác gì một phiên giao dịch chứng khoán.

Thiết nghĩ học sinh nên được phân công làm bài tập và chấm điểm ở mức trung bình theo nhóm, sau đó điểm sẽ tiếp tục dao động theo thành tích cá nhân bằng cách trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình.

Đây là một cách học rất hay và vô cùng mới mẻ. Chúng ta có thể kết hợp lý thuyết bài học cùng kỹ năng thực tế cho học sinh.

Ngoài ra cũng nên tích cực quyên góp ủng hộ, tạo điều kiện cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Đối với công bằng kinh tế, lao động. Theo tôi chúng ta nên có các hình thức khuyến khích, tạo công ăn việc làm làm, giảm hoặc miễn thuế cho các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, đồng thời có biện pháp thu mức thuế hợp lý với các công ty lớn.

Đồng thời cũng cần hỗ trợ kinh tế cho đồng bào dân tộc, con em thương binh, liệt sĩ, những người đã có công cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Song song với đó, an sinh xã hội cũng nên được lưu tâm nhiều hơn, tạo điều kiện tốt nhất cho những mảnh đời bất hạnh có cơ hội được sống trong một xã hội công bằng.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải ra sức đấu tranh bình đẳng giới, ra sức cho công bằng, tự do của thế hệ mai sau, hướng tới hợp thức hoá hôn nhân đồng tính ở Việt Nam.

Nếu ta thực sự xây dựng thành công công bằng xã hội thì cuộc sống này sẽ tươi đẹp hơn biết bao nhiêu. Tự hứa với lòng dù bản thân thì là một giọt nước nhỏ bé giữa biển người cũng sẽ dùng toàn bộ cuộc đời này để biến xã hội lý tưởng kia thành sự thật. Vì chỉ có một xã hội công bằng tuyệt đối mới có thể đảm bảo hạnh phúc cho con người.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro