bai tiet yen
Bài tiết
1. Chức năng chung của hệ bài tiết
Thải các các chất bã của trao đổi chất. Duy trì nồng độ nước và các chất điện giải, điều hòa áp suất thẩp thấu. Duy trì pH, nhiệt độ cơ thể, cân bằng dịch mô
2. HỆ TIẾT NIỆU Ở NGƯỜI:
Hình hạt đậu, dài 10-12cm, 100-120g. Sát phía lưng của thành khoang bụng
a. Thận:
Lưu lượng máu qua thận
- Nhiều hơn 20 lần
- 1300ml máu/2 thận/phút
- Hai thận người trưởng thành lọc 60 lít/giờ và tạo ra 7,5 lít dịch lọc/giờ, chỉ có 0,07 lít nước tiểu được hình thành (< 1%)
• Màng cầu thận và tính thấm :Lớp tế bào nội mô của mao mạch. Màng đáy, Lớp tế bào biểu mô phủ trên mặt ngoài của mao mạch
Dịch lọc (cũng còn gọi là nước tiểu loạt đầu) có thành phần gần giống với thành phần của huyết tương. Đa số các chất có hàm lượng tương đương giữa dịch lọc và huyết tương như đường glucose, acid amin, Na+, K+, HCO3-, Cl-. Protein huyết tương có nhiều dạng, chỉ protein có phân tử nhỏ hơn lỗ lọc mới được lọc
b. Đặc trưng của tế bào ống thận
- Chứa nhiều ti thể, Hấp thu 65% dịch lọc, Ở diềm bàn chải có nhiều protein mang, giúp cho sự hấp thu hoặc bài tiết các chất, Giữa hai tế bào có một khoảng kẽ, rất nhiều Na+ được bơm từ tế bào vào các khoảng kẽ này
- tế bào biểu mô dẹt, không có diềm bàn chải và có rất ít ti thể. phần xuống của đoạn mỏng có tính thấm cao đối với nước, thấm vừa phải với Na+, urê và các ion khác. Phần lên của đoạn mỏng không thấm nước ® quan trọng trong cô đặc nước tiểu
- Tế bào biểu mô đoạn dày nhánh lên giống với tế bào ống lượn gần, chúng đặc biệt thích hợp cho quá trình vận chuyển tích cực Na+ và Cl- từ lòng ống vào dịch kẽ. Đoạn dày không thấm nước và urê.
- Tế bào đoạn pha loãng có cấu trúc giống tế bào đoạn lên của quai Henle, chúng cho hầu hết các ion đi qua, nhưng cũng lại không thấm nước và urê.
- Các tế bào đoạn cuối ống lượn xa hoàn toàn không thấm urê, tái hấp thu Na+ và bài tiết K+ dưới sự kiểm soát của aldosteron, bài tiết H+ ® vai trò quan trọng trong việc xác định pH nước tiểu.
- Cho nước thấm qua khi có mặt của ADH và không cho nước thấm qua khi vắng mặt hormon này.
- Tinh thấm của tế bào ống góp phụ thuộc vào nồng độ ADH, khi ADH tăng cao, nước được tái hấp thu ® thể tích nước tiểu giảm, nước tiểu bị cô đặc. Có khả năng bài tiết H+.
Tái hấp thu ở ống thận :
• Các thành phần được tái hấp thu
– H2O (99%)
– Glucose, acid amin (100%)
– Chất dinh dưỡng khác
– Na+, K+. Cl-, Ca2+, Mg2+…
Tái hấp thu HCO3-
• Trong lòng ống:
HCO3- + H+® H2CO3® H2O + CO2
• CO2 khuếch tán vào tế bào biểu mô, ở đây nó lại kết hợp trở lại với nước để tạo thành H2CO3.
• Sau đó H2CO3 lại phân ly thành HCO3- và H+, HCO3- sẽ khuếch tán vào dịch kẽ (tức sau đó được tái hấp thu)
Tái hấp thu ở quai Henle
• Nhánh xuống: chỉ có nước được tái hấp thu; ion Na hoàn toàn bị giữ lại trong dịch lọc ở lòng ống,
• Nhánh lên: chỉ có ion Na được tái hấp thu, nước bị giữ lại hoàn toàn.
Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn xa
v Sự tái hấp thu ở phần đầu ống lượn xa (đoạn pha loãng)
giống như ở quai Henle lên. Các ion được tái hấp thu nhiều làm cho dịch lọc loãng hơn (gọi là đoạn pha loãng) ® tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái hấp thu nước ở phần sau.
v Sự tái hấp thu và bài tiết ở đoạn cuối
Tái hấp thu nước (dịch lọc loãng, ADH) , Tái hấp thu Na+ (có tác dụng của aldosterol), Bài tiết ion K+, H+
Tái hấp thu và bài tiết ở ống góp
• Tái hấp thu nước và ure là chính
• Tái hấp thu thêm Na+, K+, Ca++. Từ đây nước tiểu được hình thành và đổ vào bể thận
• Tế bào biểu mô ống góp cũng có khả năng bài tiết H ® ống lượn xa và ống góp có vai trò quan trọng trong việc điều hòa toan – kiềm của cơ thể.
3. Cấu trúc của bàng quang
Thành bàng quang có 3 lớp. Tổng thể tích: 500ml
Cổ bàng quang: 2 vòng cơ thất. Cơ trơn chịu được áp suất 15cm H2O, cơ vân: 70cm H2O Thần kinh giao cảm: giãn cơ bàng quang, co cơ thắt trơn, kìm hãm phản xạ tiểu tiện, Tk phó giao cảm ® gây px tiểu tiện.
· Điều hòa nước :
Hai yếu tố tham gia điều hòa nước trong cơ thể: áp suất thẩm thấu & áp suất thủy tĩnh
Sự giảm khối lượng nước nội dịch (thở, mồ hôi, nước tiểu…) ® tăng AS thẩm thấu, giảm AS thủy tĩnh.
- AS thẩm thấu tăng: kt receptor hypothalamus ® tăng cảm giác khát, hậu yên tiết ADH
- AS thủy tĩnh giảm: kt thụ quan áp lực ở mạch máu ® tăng tiết ADH, co động mạch thận (giảm lưu lượng máu tới thận, giảm quá trình lọc, ít nước tiểu)
Sự tăng khối lượng nước nội dịch: giảm AS thẩm thấu, tăng AS thủy tĩnh.
· Điều hòa muối:
• Sự điều hòa muối thực chất là điều hòa hàm lượng ion Na+
• Khối lượng nước nội dịch giảm, [Na+] tăng
• Khối lượng nước nội dịch tăng, [Na+]giảm
• Vai trò của aldosteron: tiết khi thiếu muối, làm tăng cường sự tái hấp thu ion Na
· renin-angiotensin-aldosterone
Huyết áp hạ : rennin tiết sẽ tăng tiết angiotensin giúp co mạch, tăng huyết áp
Angiotensin làm tăng tiết aldosterone kích thích khát, đồng thời tăng tiết ADH
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro