Bài tập thực hành tổ 2 - Tin Học
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH (Tổ 2)
Bài 1 : Tìm hiểu nội quy thư viện, thẻ thư viện, phiếu mượn/trả sách, sổ quản lý sách, …. của thư viện trường THPT.
Câu hỏi 1 : Em có biết những thư viện nào trong thành phố đã được tin học hóa ?
Thư viện thành phố Hải Phòng , Thư viện trường THPT chuyên Trần Phú, Thư viện trường THCS Hồng Bàng, Thư viện trường THCS Trần Phú, Thư viện trường THPT Thái Phiên ……
Câu hỏi 2 : Nôị quy thư viện ở trường THPT ?
- Khi đến thư viện, bạn đọc xuất trình thẻ thư viện với thủ thư để kiểm tra. Không dùng thẻ của người khác và không cho người khác mượn thẻ.
- Khi mất thẻ, bạn đọc phải báo ngay cho thủ thư để khoá thẻ.
- Không mang vào thư viện các vật dụng như túi xách, cặp... Bạn đọc có thể mượn chìa khoá ở bàn thủ thư để gửi đồ. Bạn đọc tự bảo quản tài sản của mình. Thư viện hoàn toàn không chịu trách nhiệm cho những mất mát đối với tài sản cá nhân của bạn đọc.
- Không mang đồ ăn, nước uống (trừ nước uống đóng chai) vào thư viện
- Không sử dụng điện thoại di động trong thư viện.
- Không gây mất trật tự, viết vẽ bẩn lên bàn ghế, sách báo... trong thư viện.
- Bạn đọc vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm.
Câu hỏi 3 : Thẻ thư viện bao gồm những thông tin gì ?
Mã số thẻ, họ tên , ngày sinh, tên lớp
Câu hỏi 4 : Phiếu mượn / trả sách bao gồm những nội dung gì ?
- Thông tin chung: (không lặp) số thẻ, họ và tên, ngày sinh, lớp, giới tính, ngày cấp, địa chỉ
- Thông tin riêng: (lặp nhiều lần) ngày/giờ mượn, ngày/giờ trả, mã sách, tên sách,thể loại...
Câu hỏi 5 : Sổ theo dõi trong kho thư viện bao gồm những thông tin gì ?
- Mã sách
- Tên sách
- Loại sách
- Nhà xuất bản
- Năm xuất bản
Câu hỏi 6 : Sổ theo dõi tình hình sách cho mượn bao gồm những nội dung gì ?
- Mã thẻ người mượn sách
- Tên người mượn
- Ngày mượn
- Mã sách mượn
- Ngày trả
- Đền bù sách bị rách, không trả đúng hạn ……
Câu 7 : Những hoạt động khác của thư viện bao gồm những gì ?
- Mua và nhập sách, thanh lí sách;
- Tổ chức sắp xếp, lưu trữ, bảo quản sách, báo, tư liệu.
- Xây dựng hệ thống tra cứu tìm thông tin thích hợp, tổ chức bạn đọc nghiên cứu, sử
dụng thuận lợi và có hiệu quả tư liệu của thư viện.
- Phục vụ bạn đọc tại chỗ.
- Cho mượn về nhà.
- Giới thiệu sách báo theo chuyên đề.
Bài 2: kể tên các hoạt động chính của thư viện.
Câu hỏi
Trả lời
Hỏi: kể tên các hoạt động chính của thư viện.
Cho mượn, trả sách và quản lý sách.
Hỏi: trình bày các hoạt động chi tiết về mượn/ trả sách.
b) Mượn, trả sách:
_ Cho mượn:
· Người mược tra cứu phích sách để tìm sách, viết thông tin của sách vào phiếu yêu cầu và đưa cho thủ thư cùng thẻ thư viện.
· Thư viện kiểm tra thẻ, phiếu yêu cầu, nếu đủ điều kiện sẽ lập phiếu mượn đưa cho người mượn ký và trao sách. Ngược lại sẽ không cho mượn nếu không đủ yêu cầu.
_Nhận sách trả:
· Người mượn đưa sách cho thủ thư cùng thẻ thư viện.
· Thủ thư kiểm tra tình trạng sách và đối chiếu sách với phiều mượn.
· Nếu không có gì thì thủ thư sẽ lập phiều trả và phiếu thanh toán đưa cho người mượn ký, thu tiền và thu lại sách. Ngược lại, tùy theo sự vi phàm của người mượn mà thủ thư sẽ lập biên bản sự cố.
Bài 3: Hãy liệt kê các đối tượng cần quản lí khi xây dựng CSDL quản lí sách và mượn trả sách, chẳng hạn như người đọc, sách… Với mỗi đối tượng, hãy liệt kê các thông tin cần quản lí.
Câu hỏi
Trả lời
Hỏi: Liệt kê các đối tượng cần quản lí?
-Bạn đọc,
- sách báo,
-tạp chí, tư liệu,
-phiếu mượn/ đọc sách…
Hỏi: Thông tin về người đọc?
-Số thẻ, họ và tên, ngày sinh, lớp, giới tính, địa chỉ, ngày cấp thẻ, ghi chú…
Hỏi: Thông tin về sách?
Mã sách, tên sách, loại sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, giá tiền, mã tác giả, tóm tắt nội dung sách (ngắn gọn)…
Hỏi: Thông tin về tác giả?
Mã tác giả, họ và tên, năm sinh, năm mất (nếu có), tóm tắt tiểu sử, tác phẩm tiêu biểu…
Hỏi: Vì sao số thẻ mượn là thông tin chính về người đọc, mã sách là thông tin chính về sách?
- số thẻ mượn là mã số xác nhận ngắn gọn những thông tin cá nhân,… của mỗi người đọc mà không sợ bị trùng lặp thông tin với những người khác. Hơn nữa, mã số được nhập vào máy tính. Người quản lí dễ dàng, kiểm tra thông tin người đọc nhanh chóng chỉ bằng cách nhập mã số thẻ..
- Mỗi mã sách quy định thể loại, nhà xuất bản, năm xuất bản, tên tác giả,… khác nhau. Cùng một tác phẩm nhưng có nhiều nhà xuất bản khác nhau, hoặc tên tác phẩm giống nhau nhưng được viết bởi các tác giả khác nhau…. Khi đó mã sách giúp người đọc tìm được đúng sách mà mình muốn. Thêm vào đó, mã sách cũng được nhập vào dữ liệu máy tính để dễ dàng quản lí…
Hỏi: Có thể tìm các sách của một tác giả hiện có trong thư viện bằng câu hỏi thỏa mãn điều kiện gì?
Câu hỏi thỏa mãn về thông tin mã tác giả. Mỗi tác giả có một mã số riêng, bao gồm những thông tin cơ bản về tác giả đó, tránh trường hợp nhầm lẫn các tác giả có cùng tên tuổi, quê quán,….
Hỏi: Làm thế nào biết được cuốn sách nào đó có còn trong thư viện hay không?
Để biết được cuốn sách có còn trong thư viện hay không, ta chỉ việc tra mã sách vì mỗi sách có một mã số riêng, bao gồm những thông tin cơ bản về sách đó (như tên sách, nhà xuất bản, tên tác giả,…)
Hỏi: Làm thế nào biết được bạn đọc A đã mượn đọc những cuốn sách nào trong tháng?
Ta chỉ việc tra mã thẻ của bạn học sinh A đó
Bài 4: Theo em, CSDL nêu trên cần những bảng nào? Mỗi bảng cần có những cột nào?
Câu hỏi
Trả lời
Hỏi: CSDL cần có những bảng nào? (Viết nội dung các bảng ở cuối trang)
- bảng tác giả
- bảng sách
- bảng học sinh
- bảng mượn và trả sách
Ngoài ra còn có:
- bảng hóa đơn
- bảng thanh lí
- bảng đền bù
Hỏi: Khi cấp một thẻ mượn cho một độc giả mới thì cập nhật bảng nào?
Bảng học sinh
Hỏi: Khi một bạn đọc mượn sách hoặc trả sách thì cần cập nhật bảng nào?
Bảng phiếu mượn / bảng trả sách
Hỏi: Trong bảng phiếu mượn thông tin ngày cần phải trả chịu những ràng buộc nào?
- thời gian mượn sách
- số lượng sách được mượn mỗi lần
- quy ước khi sự cố xảy ra như mất sách, hư hại sách
- ràng buộc theo thẻ như thẻ mượn sách, thẻ mượn sách về nhà...
Hỏi: Khi có hóa đơn nhập sách mới cần cập nhật bảng nào?
Bảng hóa đơn
Nêu nội dung các bảng:
· Bảng TACGIA (thông tin về tác giả)
Ma TG
(Mã tác giả)
HoTen
(Họ và tên)
NgSinh
(Ngày sinh)
NgMat
(Ngày mất)
Tieusu
(Tiểu sử)
Tptieubieu
(Tác phẩm tiêu biểu)
· Bảng SACH (thông tin về sách)
MaSach
(Mã sách)
TenSach (Tên sách)
Theloai
(Thể loại)
NXB
(Nhà xuất bản)
NamXB (Năm xuất bản)
GiaTien (Giá tiền)
MaTG
(Mã tác giả)
NoiDung
(Nội dung sách)
· Bảng HOCSINH (thông tin về độc giả)
MaThe
(Mã thẻ)
HoTen
(Họ và tên)
NgSinh
(Ngày sinh)
GioiTinh
(Giới tính)
Lop
(Lớp)
NgayCap
(Ngày cấp thẻ)
DiaChi
(Địa chỉ)
· Bảng PHIEUMUON (quản lí việc mượn sách)
MaThe
(Mã thẻ)
SoPhieu
(Số phiếu)
NgayMuon
(Ngày mượn)
NgayCanTra
(Ngày cần trả)
MaSach
(Mã sách)
SoLuongMuon
(Số lượng mượn)
· Bảng TRASACH (quản lí việc trả sách)
SoPhieu
(Số phiếu)
NgayTra
(Ngày trả)
SoBB
(Số biên bản ghi sự cố (nếu có))
· Bảng HOADON (quản lí các hóa đơn nhập sách)
So_HD
(Số hóa đơn)
MaSach
(Mã sách)
SLNHAP
(Số lượng nhập)
· Bảng THANHLI (quản lí các biên bản thanh lí sách)
So_BBTL
(Số hiệu biên bản thanh lí)
MaSach
(Mã sách)
SLTL
(Số lượng thanh lí)
· Bảng DENBU (quản lí các biên bản về sự cố mất sách, đền bù sách và tiền)
So_BBDB
(Số hiệu biên bản đền bù)
MaSach
(Mã sách)
SLDENBU
(Số lượng đền bù)
TIENDENBU
(Tiền đền bù (nếu có))
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro