Bài tập phân chia di sản thừa kế
Bài 1: A và B là vợ chồng, sinh được hai con: C và D; C kết hôn với H sinh được hai con là M và N. Tháng 7 năm 2008, A và C đi du lịch không may bị tai nạn giao thông cả hai bị chết cùng thời điểm. Sau khi mai táng cho A và C, D làm đơn đề nghị phân chia tài sản thừa kế của A.
Bằng kiến thức pháp luật của mình, anh (chị) hãy cho biết hướng phân chia di sản thừa kế của gia đình bà B.
Biết rằng: A còn mẹ già là bà Q; tài sản chung của A và B là 2 tỷ đồng; tài sản riêng của A có 800 triệu đồng; tài sản chung của C và H là 1,6 tỷ đồng (tiền VNĐ).
Trả lời
- Theo quy định tại Điều 641- BLDS 2005: "Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 của Bộ luật này."
- Theo quy định tại Điều 676-BLDS 2005: người thừa kế theo PL:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
- Theo quy định tại Điều 677-BLDS 2005: thừa kế thế vị: "Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."
* Phân chia di sản thừa kế của A
- Xác định người thừa kế theo PL thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A theo quy định tại Điều 676 (nêu trên) hàng thừa kế thứ nhất của A gồm: mẹ già của a là Q, vợ A là B, con A là C và D (4 người) nhưng trong TH này vì C đã chết cùng thời điểm với A nên theo quy định tại Điều 677 nêu trên 2 con của C là M và N được thế vào vị trí của C để hưởng phần di sản mà nếu C còn sống sẽ được hưởng;
- Xác định di sản thừa kế của A:
+ Tài sản chung của A và B là 2 tỷ đồng, ad luật chia đôi tài sản của A là 1 tỷ.
+ Tài sản riêng của A là 800 triệu
Như vậy, di sản thừa kế của A là: 1,8 tỷ đồng và mỗi người được hưởng phần di sản của A là:
Q=450 triệu
B=450 triệu
D=450 triệu
M=225 triệu
N=225 triệu
* Phân chia di sản thừa kế của C:
- Xác định người thừa kế theo PL thuộc hàng thừa kế thứ nhất của C:
Theo quy định tại Điều 676 (nêu trên) hàng thừa kế thứ nhất của C gồm: mẹ C là B, vợ C là H, con C là M và N (4 người)
- Xác định di sản thừa kế của C:
Tài sản chung của C và H là 1,6 tỷ, ad luật chia đôi C có 800 triệu.
Vậy, di sản thừa kế của C là 800 triệu, được chia đều cho 4 người, mỗi người được 200 triệu
* Tổng hợp phần thừa kế di sản mà mỗi người được hưởng:
Q=450 triệu
B=650 triệu
D=450 triệu
H=200 triệu
M=425 triệu
N=425 triệu
Bài 2: A và B là vợ chồng sinh được hai con là C và D; C kết hôn với H sinh được hai con là M và N; D kết hôn với K sinh được hai con là Y và Z. Tháng 7 năm 2008, A lập di chúc với nội dung: "Sau khi chết sẽ để lại tài sản của mình là 200 triệu đồng cho mẹ già là Q, tài sản còn lại để cho D là con út". Tháng 10 năm 2008 A chết. C làm đơn đề nghị phân chia di sản thừa kế của A.
Với kiến thức pháp luật của mình, anh (chị) hãy cho biết hướng phân chia di sản thừa kế của gia đình bà B?
Biết rằng: bố A đã chết; tài sản chung của A và B là 1,8 tỷ đồng; tài sản riêng của A có 300 triệu đồng (tiền VNĐ).
Trả lời
- Theo quy định tại Điều 676 BLDS 2005: người thừa kế theo PL:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
- Theo quy định tại Điều 669 BLDS 2005: người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: "Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động."
Căn cứ vào các điều luật nêu trên, hướng phân chia di sản thừa kế của gia định bà B được giải quyết như sau:
+ Xác định người thừa kế theo PL thuộc hàng thừa kế tứ nhất của A: theo quy định tại Điều 676 (nêu trên) hàng thừa kế thứ nhất của A là: vợ (bà B), mệ (bà Q), và 2 con đẻ (C và D), tổng là 4 người.
+ Xác định di sản thừa kế của A: tài sản của A trong khối tài sản chung của A và B (ad luật chia đôi) là:
1,8 tỷ/2 = 900 triệu
Tài sản riêng của A là: 300 triệu
Cộng: 1,2 tỷ
- Theo Khoản 2 Điều 676 thì: nếu di sản của A được đem chia theo PL thì B, Q, C, D được hưởng phần di sản bằng nhau và mỗi suất là 300 triệu.
Vì A để lại di chúc cho mẹ là Q hưởng 200 triệu đồng, truất quyền thừa kế của B và C. Phần di sản còn lại để cho D. Trong TH này, căn cứ vào Điều 669 BLDS 2005 thì:
B, Q là người thừa kế không phụ thuộc nd di chúc và mỗi người sẽ được hưởng phần di sản của A để lại 2/3 của một suất thừa kế theo PL nếu như di sản được đem chia theo PL, tức là B và Q mỗi người sẽ được hưởng phần di sản của A là:
2/3 x 300 = 200 triệu
Do A đã di chúc lại cho mẹ là bà Q hưởng 200 triệu, số tiền là đủ 2/3 của một suất thừa kế theo PL nên bà Q không được hưởng thêm phần nào nữa, còn lại bà B được hưởng 200 triệu.
Như vậy, phần di sản còn lại mà D được hưởng là:
1,2 tỷ - (200 + 200) = 800 triệu
C bị truất quyền hưởng di sản, nhưng theo quy định tại Khoản 2 Điều 669 thì nếu C được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định là không có khả năng lao động thì cũng được hưởng 200 triệu đồng di sản thừa kế của A. Trong trường hợp này, D chỉ được hưởng phần di sản còn lại là 600 triệu.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro