Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Bài tập Bảo hiểm

Câu 1: Một lô hàng trị giá 2.000.000 USD ( giá CFR ) được bảo hiểm cho toàn bộ giá trị cộng lãi ước tính 10%, tỷ lệ phí là 0,5%. Yêu cầu: xác định phí bảo hiểm cho lô hàng? (Kết quả lấy tròn số).        Phí bảo hiểm = (C+F) x (a+1) x R/(1-R) = 2.000.000 x (1+0,1) x 0,05/(1-0,05)

Câu 2: Một tài sản trị giá 10.000 USD được mua bảo hiểm đúng giá trị, với điều kiện miễn thường có khấu trừ 1.500 USD. Trên đường vận chuyển, tài sản bị thiệt hại trị giá 8.000 USD do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm theo nguyên tắc bồi thường có miễn thường?                 Số tiền bảo hiểm = 8.000 – 1.500

Câu 3: Xe khách Y bị tai nạn thiệt hại vào ngày 01/06/2002 (lỗi hoàn toàn thuộc xe khách Y) :
· Chi phí sửa chữa xe: 60 trđ
· Hành khách thứ nhất bị thương, chi phí điều trị : 18 trđ
· Hành khách thứ hai bị thương, chi phí điều trị : 15 trđ
· Lái xe Y bị thương, chi phí điều trị : 10 trđ
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của nhà bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách vận chuyển trên xe? Biết chủ xe đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm bắt buộc ở mức trách nhiệm 30trđ/ng/vụ về tài sản/vụ.
Số tiền bồi thường của nhà bảo hiểm = 18 + 15

Câu 4: Một hợp đồng bảo hiểm có số liệu sau:
· Giá trị BH: 10.000 USD
· Số tiền BH: 8.000 USD
· Mức khấu trừ 5% giá trị tổn thất không thấp hơn 500 USD
· Giá trị tổn thất 3.500 USD
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của nhà bảo hiểm trong trường hợp này? Biết rằng mức khấu trừ được áp dụng sau khi áp dụng điều khoản bồi thường theo tỉ lệ.
Mức khấu trừ = 0,05 x 3.500 = 175 <500 (vì không thấp hơn 500 USD nên lấy là 500 USD)
Số tiền bảo hiểm = (3.500 x 8.000/10.000) – 500

Câu 5: Khi kí kết hợp đồng BH, phí bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm nộp là 120.000 đồng. Một vụ tổn thất xảy ra, thiệt hại là 2 triệu đồng. Do xác định lại mức độ rủi ro, người bảo hiểm xác định mức phí lẽ ra người tham gia bảo hiểm phải nộp là 150.000 đồng. Mức miễn thường có khấu trừ 100.000 đồng. Số tiền bồi thường của người bảo hiểm là bao nhiêu?
Số tiền bảo hiểm = Trị giá thiệt hai x (Số phí đã nộp/Số phí lẽ ra phải nộp) . Và ở đây có mức miễn thường nên trừ đi 100.000.
STBT = [ 2.000.000 x (120.000/150.000) ] – 100.000 = 1.500.000 đồng

Câu 6: Công ty lương thực thực phẩm X nhập khẩu 400.000 bao bột mỳ trị giá 3.200.000 USD. Chủ hàng mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm A (QTCB 1998) trên toàn bộ trị giá lô hàng là 3.520.000 USD. Khi hàng về đến cảng bị hư hỏng như sau:
· 7.000 bao bị ngấm nước, trong đó 5.000 bao bị hư hỏng hoàn toàn, 2.000 bao bị giảm giá trị 30%.
· 3.000 bao bị rách vỡ giảm giá trị 30% ( vận đơn ghi chú “bao bì mục, một số bị rách”)
· Chủ hàng yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường 88.000 USD trị giá hàng hư hỏng.
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường về hàng hóa của công ty bảo hiểm cho chủ hàng? (không kể chi phí giảm định)      STBT = [(5.000 + 2.000 x 30%) x 3.520.000] / 400.000 = 49.280 USD

Câu 7: Một tài sản trị giá 10.000 USD được mua bảo hiểm với số tiền 8.500 USD. Trên đường vận chuyển tài sản thiệt hại trị giá 8.000 USD do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm theo quy tắc bồi thường theo tỉ lệ ?
STBT = 8.000 x 8.500/10.000 = 6.800 USD

Câu 8: Một tài sản trị giá 20.000 ĐVTT, được bảo hiểm bằng 2 hợp đồng bảo hiểm:
· Hợp đồng 1: STBH = 8.000 ĐVTT
· Hợp đồng 2: STBH = 14.000 ĐVTT
· Tổn thất là 11.200 ĐVTT
Số tiền bồi thường của mỗi hợp đồng là bao nhiêu ?
@Chú ý:
~ Nếu STBH của 2 hợp đồng < TGTS thì STBH hợp đồng 1 = GTTH x (STBH1 /GTBH)
Tương tự : STBH hợp đồng 2 = GTTH x (STBH2 /GTBH)
~ Nếu STBH 2 hợp đồng > TGTS thì là bảo hiểm trùng
Ở đây vì STBH 2 hợp đồng > TGTS --> là bảo hiểm trùng. Cần tính như sau:
STBT của từng hợp đồng = TGTH x (STBH của từng hợp đồng / Tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng)
- STBT của hợp đồng A: 11.200 x (8.000 / 22.000 ) = 4.080 ĐVTT
-STBT của hợp đồng B: 11.200 x (14.000 / 22.000) = 7.140 ĐVTT
-Tổng = 11.220 ĐVTT

Câu 9: Công ty Vinafood nhập khẩu 10.000 tấn bột mỳ, giá trị ghi trên hóa đơn thương mại là 2.500.000 USD. Chi phí vận chuyển do người mua chịu là 60.000 USD . Tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,3%. Công ty đã mua bảo hiểm cho lô hàng theo giá CIF cộng lãi ước tính 10%. Yêu cầu: Tính phí bảo hiểm của lô hàng bột mỳ trên? (Kết quả lấy tròn số)
Phí bảo hiểm = [(2.500.000 + 60.000) x (1 + 10%) x 0,3%] / (1 – 0,3%) = 8.473 USD

Câu 10: Tai nạn xảy ra giữa 2 xe A và B, gây hậu quả cho xe B. Xe B bị thiệt hại như sau:
Thiệt hại thân vỏ: 200.000.000 VNĐ
· Động cơ: 200.000.000 VNĐ
· Chi phí kéo, cẩu xe: 5.000.000 VNĐ
Yêu cầu: tính số tiền bồi thường của bảo hiểm trong vụ tai nạn trên. Biết:
· Xe B đang tham gia bảo hiểm thân vỏ xe với số tiền bảo hiểm bằng 100% giá trị bộ phận tham gia BH.
· Theo bảng tỷ lệ cấu thành xe, bộ phận thân vỏ chiếm 60% giá trị xe
Vì bảo hiểm thân xe là 100% nên STBT = 200.000.000 VNĐ

Câu 11: Trong tai nạn xe máy, chị Hoa bị gãy chân, chi phí điều trị hết 1.000.000 VNĐ. Người đi xe máy ngược chiều có lỗi hoàn toàn. Chị Hoa đang tham gia hợp đồng bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe với số tiền bảo hiểm 10.000.000VNĐ/chỗ ngồi/vụ. Tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật được áp dụng với gãy xương là 20%. Yêu cầu: Xác định khoản tiền bồi thường của người đi xe máy ngược chiều và khoản tiền người bảo hiểm trả cho chị Hoa trong vụ tai nạn trên?                 Tổng STBT = 1.000.000 + (10.000.000 x 20%) = 3.000.000 VNĐ

Câu 12: Một hợp đồng bảo hiểm có số tài liệu như sau:
· Giá trị bảo hiểm: 10.000 ĐVTT
· Số tiền bảo hiểm: 9.000 ĐVTT
· Mức miễn thường có khấu trừ: 10% giá trị thiệt hại không thấp hơn 1.500 ĐVTT
· Tổn thất: 5.000 ĐVTT
Người bảo hiểm phải bồi thường số tiền là bao nhiêu?
Mức miễn thường = 5.000 x 10% = 500 < 1.500 nên lấy 1.500
STBT = [5.000 x (9.000/10.000)] – 1.500 = 3.000 ĐVTT

Câu 13: Anh Bình là cán bộ công nhân viên chức thuộc Bộ Giao thông vận tải bị xơ gan cổ chướng, phải điều trị hết 60 ngày (trong đó 18 ngày là ngày lễ và chủ nhật). Tiền lương làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội của anh Bình trước khi nghỉ ốm là 550.00 VNĐ. Thời gian làm việc 26 ngày/tháng. Yêu cầu: Xác định mức trợ cấp ốm đau mà anh Bình nhận được? (kết quả lấy tròn số).Biết rằng: Xơ gan cổ chướng là loại bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục y tế .                       Mức trợ cấp ốm đau = [(550.000 x 75%)/26] x (60 – 18) = 666.346 VNĐ

Câu 14: Công ty Vinafood nhập khẩu 10.000 tấn bột mỳ, giá ghi trên hóa đơn thương mại là 2.500.000 USD. Chi phí vận chuyển đo người mua chịu là 60.000 USD. Tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,3%. Công ty đã mua bảo hiểm cho lô hàng theo giá CIF cộng lãi ước tính 10%. Yêu cầu: Tính số tiền bảo hiểm của lô hàng bột mỳ trên? (kết quả lấy tròn số)
STBH = 2.500.000 + 60.000 = 2.560.000 USD

Câu 15: Tháng 1/2002 xe ôtô tải va vào 1 người đi xe máy làm người này bị thương nhẹ và thiệt hại như sau: chí phí điều trị hết 200.000 VNĐ, xe máy trị giá 32.000.000 VNĐ hư hại giảm giá trị 50%. Xe tải đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới với người thứ 3 với mức 30.000.000VNĐ/ng/vụ và 30.000.000 VNĐ về tài sản/vụ. Yêu cầu: tính số tiền bồi thường của bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong vụ tai nạn này? Biết lỗi xe ôtô tải là 100%
STBT = 200.000 + (32.000.000 x 50%) = 16.200.000 VNĐ

Câu 16: Trong 1 tai nạn lao động, anh Hải bị thương. Theo giám định của cơ quan y tế, anh Hải bị suy giảm 28% khả năng lao động. Theo quy định của chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành, anh Hải được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 12 tháng tiền lương cơ bản. Lương cơ bản theo quy định hiện hành của pháp luật là 210.000 VNĐ/tháng. Phụ cấp anh Hải được hưởng là 2,6. Yêu cầu: Xác định mức trợ cấp mà anh Hải được hưởng?
Mức trợ cấp = 210.000 x 12 = 2.520.000 VNĐ

Câu 17: Tài sản A trị giá 200.000 VNĐ đang được bảo hiểm đồng thời 2 hợp đồng có phạm vi bảo hiểm tương tự nhau:
· Hợp đồng bảo hiểm 1 có số tiền bảo hiểm: 160.000.000 VNĐ
· Hợp đồng bảo hiểm 2 có số tiền bảo hiểm: 120.000.000 VNĐ
Tài sản A bị thiệt hại do 1 rủi ro thuộc trách nhiệm của cả 2 hợp đồng gây ra. Giá trị thiệt hại 140.000.000 VNĐ. Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của mỗi hợp đồng bảo hiêm?
Đây là bảo hiểm trùng do STBH 2 hợp đồng > TGTS
STBT của hợp đồng 1: 140.000.000 x (160.000.000 / 280.000.000) = 80.000.000 VNĐ
STBT của hợp đồng 2: 140.000.000 x (120.000.000 / 280.000.000) = 60.000.000 VNĐ
Tổng = 140.000.000 VNĐ

Câu 18: Xe B tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt với sô tiền bảo hiểm 240.000.000 VNĐ. Xe bị lật đổ, thiệt hại và chi phí phát sinh như sau:
· Dự tính chi phí sửa chữa xe: 40.000.000 VNĐ
· Chi phí kéo, cẩu xe: 3.000.000 VNĐ
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của người bảo hiểm trong vụ tai nạn trên? Biết rằng: Giá trị xe là 300.000.000 VNĐ và tai nạn xảy ra trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm   STBT = (40.000.000 + 3.000.000) x (240.000.000/300.000.000) = 34.400.000 VNĐ

Câu 19: Trong quá trình lưu hành xe máy, do sơ suất chị Tâm bị tai nạn gãy xương cổ tay, chấn thương sọ não kín. Chị Tâm đã tham gia bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe với số tiền bảo hiểm 10.000.000VNĐ/chỗ ngồi/vụ. Tai nạn xảy ra trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Hỏi số tiền mà chi Tâm được nhận là bao nhiêu? Nế tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật tương ứng với gãy xương cổ tay là 8%, chấn thương sọ não kín là 20%
STBT = (10.000.000 x 8%)+ (10.000.000 x20%) = 2.800.000 VNĐ

Câu 20: Chị Hoa sinh con đầu lòng và nghỉ việc hưởng trợ cấp theo chế độ thai sản. Tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp nghỉ sinh con của chị Hoa là 410.000 VNĐ. Yêu cầu: Tính số tiền trợ cấp thai sản mà chi Hoa được hưởng theo chế độ Bảo hiểm xã hội? Biết rằng thời gian nghỉ thai sản của chị Hoa là 4 tháng.
Số tiền trợ cấp = 410.000 x 4 = 1.640.000 VNĐ

Câu 21: Xe tải A đâm va với xe khách B gây hậu quả:
Xe A Xe B
· Về tài sản: -Thân vỏ: 60 trđ -Thân vỏ: 120 trđ
-Động cơ: 20 trđ -Động cơ: 30 trđ
· Về người: -Người lái xe: 20 trđ -Hành khách thứ nhất: 25 trđ
-Hành khách thứ hai: 8 trđ
· Lỗi 30% 70%
Xe tải A tham gia bảo hiểm bộ phận thân vỏ đúng giá trị tại Bảo Minh
Xe B tham gia bảo hiểm thân xe với số tiền bảo hiểm bằng 80% giá trị xe tại Bảo Việt
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của Bảo Minh cho xe A trong vụ tai nạn trên
STBT = 60 trđ x 70% = 42 trđ

Câu 22: Xe tải X đâm va vào 1 em học sinh gây hậu quả như sau:
· Em học sinh bị gãy xương hàm
· Chi phí điều trị hết 5.000.000 VNĐ
Yêu cầu: Xác định số tiền em học sinh nhận được từ các hợp đồng bảo hiểm? Biết rằng:
· Xe tải X đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 ở mức bắt buộc tối thiểu (30 trđ về tài sản/vụ và 30 trđ/ng/vụ)
· Em học sinh tham gia bảo hiểm toàn diện học sinh với số tiền bảo hiểm 10 trđ
· Tỷ lệ trả tiền bảo hiểm tương ứng với gãy xương hàm là 10%
· Lỗi hoàn toàn thuộc về xe tải X
Số tiền em học sinh nhận được = 5 trđ + (10 trđ x 10%) = 6 trđ

Câu 23: Lô hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu từ Singapore về Việt Nam trị giá 6.000.000 USD (Tính theo giá CIF). Lô hàng trên đang được bảo hiểm bởi 2 hợp đồng bảo hiểm có rủi ro giống nhau:
· Hợp đồng 1 với Bảo Minh có số tiền bảo hiểm: 4.000.000 USD
· Hợp đồng 2 với Bảo Việt có số tiền bảo hiểm: 4.000.000 USD
Trên hành trình lô hàng bị tổn thất toàn bộ do 1 rủi ro được bảo hiểm gây ra. Yêu cầu: xác định số tiền bảo hiểm của các nhà bảo hiểm cho lô hàng trên? Biết rằng chủ hàng có bảo hiểm cả phần lãi ước tính (lãi ước tính = 10%)
Đây là bảo hiểm trùng do STBH 2 hợp đồng > TGTS
STBT của hợp đồng 1: 6.600.000 x (4.000.000 / 8.000.000) = 3.300.000 VNĐ
STBT của hợp đồng 2: 6.600.000 x (4.000.000 / 8.000.000) = 3.300.000 VNĐ

Câu 24: Chị Anh nghỉ sinh con lần thứ 2, sinh thai đôi. Lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ sinh con của chị Anh là 660.000 VNĐ/tháng (Bao gồm lương và phụ cấp). Theo quy định chi Anh được nghỉ 4 tháng và sinh đôi trở lên theo quy định tại Điều 12 NĐ 12/CP (26/01/1995) thì thời gian nghỉ thêm cho mỗi con tính từ đứa thứ 2 là 1 tháng. Yêu cầu: xác định mức trợ cấp mà chị Anh được hưởng?
Vì chị Anh sinh đôi và lần này là lần thứ 2 nên chị được nghỉ là 6 tháng.
Mức trợ cấp: 660.000 x 6 = 3.960.000 VNĐ

Câu 25: Một cán bộ X thuộc doanh nghiệp Nhà nước bị tai nạn lao động làm suy giảm 30% khả năng lao động. Mức lương tối thiểu mà người cán bộ được hưởng là 250.000 VNĐ/tháng. Mức trợ cấp 1 lần đối với trường hợp suy giảm từ 21% - 30% là 12 tháng lương tối thiểu. Số tiền trợ cấp tai nạn lao động và trợ cấp ốm đau của Bảo hiểm xã hội cho cán bộ X là bao nhiêu?                                          Số tiền trợ cấp lao động: 250.000 x 12 = 3.000.000 VNĐ

Câu 26: Một tài sản trị giá 600 trđ được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm là 450 trđ. Phí đã nộp một lần theo tỷ lệ phí là 0,4%. Tài sản bị tổn thất trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng với giá trị thiệt hại là 100 trđ. Khi giám định tổn thất phát hiện sai sót không cố ý của chủ tài sản ở khâu khai báo rủi ro. Nếu khai báo chính xác thì tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,5%. Yêu cầu; Tính toán số tiền bồi thường của nhà bảo hiểm trong trường hợp này?
STBT = (450/600) x (0,4/0,5) x 100 = 60 trđ

Câu 27: Một người đàn ông 56 tuổi, Bảo hiểm xã hội 26 năm. Mức bình quân tiền lương là 1.000.000 VNĐ. Lương hưu hàng tháng là bao nhiêu?
2 % với đàn ông và 3% với đàn bà.
15 năm đầu thì cả 2 đều được tính 45%
Vì đây là người đàn ông nên tính 2%
Từ năm 16 đến 26 là được 11 năm: 11 x 2%/năm = 22%
Tổng số phần trăm được hưởng: 45% + 22% = 67%
Mà theo quy định của Luật lao động thì tuổi nghỉ hưu đối với đàn ông là 60 tuổi, đàn bà là 55 tuổi. Người đàn ông 56 tuổi này đã nghỉ hưu sớm 4 năm nên mỗi năm phải trừ đi 1%
Vậy số phần trăm còn được hưởng 67% - 4% = 63%
Lương hưu tháng là 63% x 1.000.000 = 630.000 VNĐ

Câu 28: Một người đàn bà B về nghỉ hưu lúc 51 tuổi, có thời gian Bảo hiểm xã hội là 22 năm. Tính tỷ lệ bồi thường lương hưu của bà B?
Đàn bà tỷ lệ 3%
15 năm đầu là 45%
7 năm còn lại : 7 x 3%/năm = 21%
Tổng số phần trăm được hưởng: 45% + 21% = 66%

Câu 29: Một người đàn ông về hưu lúc 60 tuổi, Bảo hiểm xã hội 38 năm. Xác định tỷ lệ hưởng lương hưu của người này?
Đàn ông tính 2%
15 năm đầu : 45%
Từ năm 16 đến 38 là được 23 năm: 23 x 2%/năm = 46%
Tổng số phần trăm được hưởng: 45% + 46% = 91%
Nhưng hạn mức tối đa là 75% nên tỷ lệ hưởng lương hưu của người này là 75%

Câu 30: Anh Bình nghỉ ốm 5 ngày (không có ngày lễ, chủ nhật). Hệ số lương cơ bản theo quy định 210.000 VNĐ/tháng. Thời gian làm việc 26 ngày/tháng. Hỏi khoản trợ cấp Bảo hiểm xã hội mà anh Bình nhận được?
Trợ cấp BHXH = [(210.000 x 0,2 + 210.000 x 2,64) x 0,75 x 5]/26 = 86.019 VNĐ



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: