bài làm văn số 5
họ và tên: Phạm Thị Minh Hoà
Lớp : 11a3.
Bài viết
Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, ông là một thiên tài văn học với các tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn mà trong đó không thể không nhắc đến "" Truyện Kiều''' một kiệt tác văn học và là niềm tự hào của dân tộc ta. Tác phẩm kể về thúy kiều , thúy vân với nhân cách cao đẹp đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc từ nhiều đời nay. Tuy nhiên người xưa có câu " ""đàn bà chớ kể thúy vân, Thúy kiều "".Theo tôi đây là một quan điểm sai .
" Đàn bà chớ kể Thúy Vân,Thúy Kiều "Ý nghĩa của câu nói này là răn đe nữ nhi chớ noi gương hai nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân
trong"" Truyện Kiều ""làm những điều trái với lễ giáo phong kiến. Các nhà Nho bảo thủ cho rằng Thúy Kiều là một cô gái hư vì đã dám coi thường chuẩn mực đạo đức phong kiến. " Đứng trước quan điểm này tôi cho rằng đây là một quan niệm sai lầm, bảo thủ, chỉ nhìn nhận và đánh giá Thúy Kiều một cách phiến diện. Lấy đạo đức Nho giáo cứng nhắc làm tiêu chí để đánh giá phẩm chất của một người con gái. Thúy Kiều vừa có phần đáng thương vừa có phần đáng trách. Ở xã hội xưa, người phụ nữ rẻ rúng và mong manh, sống theo cảm xúc và suy nghĩ của người khác , không đc yêu người mình thực sự yêu, không được làm những gì mình thực sự muốn , không được nói lên cảm nghĩ của bản thân . Hay chả thể có thái độ phản đối với xã hội này. Tư Tưởng phòng kiến là thứ xiềng xích thu nhỏ thế giới của một người phụ nữ. Họ buộc phải tuân theo những yêu cầu nặng nề mà chính bản thân họ cũng không biết có từ bao giờ. Không biết ai đã đề ra nhưng tiêu chuẩn " tam tòng tứ đức"" , "" công-dung-ngôn-hạnh"",
Chỉ biết khi vừa sinh ra nó đã là một phần mặc định lên người phụ nữ như là đương nhiên phải thế . Không được lựa chọn về cả số phận, Không được bộc lộ cả về suy nghĩ. Họ sống vì bổn phận chứ không còn vì cá nhân mình nữa. Nếu thử đặt mình vào xã hội phong kiến , tôi nhận thấy Thúy Kiều có một tư tưởng vô cùng phóng khoáng. Đối với cá nhân tôi Người không có lí tưởng là người đáng thương nhất, vì họ chênh vênh giữa dòng đời mà không hề có một mục đích để vươn lên, sống những ngày tháng vô nghĩa, nhạt nhẽo. Thúy Kiều thì khác nàng có ước mơ, có chủ đích mà đích đến là được lên duyên với Kim trọng, nàng lén gặp Kim Trọng trong đêm khuya. Bỏ qua những sóng gió khi bị bán vào lầu xanh hay hàng loạt bi kịch sau này thì Có lẽ đây là chi tiết chủ chốt làm lên quan niệm trên, điều cấm kị trong lễ giáo phong kiến,tuy việc làm sai trái nhưng lại thể hiện mặt táo bạo và dũng cảm của Thúy Kiều. Dưới góc nhìn hiện đại Nhân vật này xứng đáng được ca ngợi về phần tài đức và sự mạnh mẽ trước số phận chìm nổi lênh đênh.
Trước tình yêu thúy kiều mạnh dạn vượt qua rào cản vô hình nhưng khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến để chủ động tìm đến với tình yêu tự do, với người mình yêu. Đối với người yêu, nàng vẫn đoan trang, giữ chừng mực , không hề đi quá giới hạn . Đối với cha mẹ ,Kiều là một người con hiếu thảo,
Nhưng đối với Thúy vân, kiều lại là một người chị có phần ích kỷ. Điều này thể hiện khi cô cầu xin thúy Vân thay mình kết duyên với Kim trọng.
Tôi đã tự hỏi tại sao thúy kiều lại làm vậy? Tôi cũng từng tự hỏi Kiều có để ý đến cảm nhận của Vân lúc đó hãy chưa? Nhưng có lẽ là chưa .Vì Theo tôi Kiều làm vậy là ích kỷ , tự cho rằng như vậy là lựa chọn đúng đắn. Kiều áp đặt lên Vân trách nhiệm đó chỉ vì như vậy làm Kiều an lòng. Cùng giống như những người phụ nữ xưa hay đôi khi là cả ngày nay, Phụ nữ luôn khắt khe với chính những người phụ nữ khác mà thể hiện rõ nhất ở mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, mẹ - con gái, bà- cháu gái, và cả trong xã hội hiện đại hoà nhập giữa những người phụ nữ với nhau. Họ áp đặt lên nhau những ham muốn vô lý và ấu trĩ mà tôi nghĩ suy nghĩ này là tàn tích của xã hồi phong kiến xưa. Về phần Thúy Vân , tôi nghĩ nhân vật này so với Thúy Kiều lại đang thương hơn cả , Đại thi hào Nguyễn Du chưa hề khắc hoạ rõ nét cảm xúc của Thúy Vân. Vân chưa bao giờ có một sự lựa chọn. Vân chấp nhận thỉnh cầu của Kiều không phải vì muốn, mà vì Nàng buộc phải làm thế. Cả cuộc đời Vân luôn mắc kẹp giữa Kim- Kiều, nhưng nếu không kết duyên với Kim Trọng thì sao, chưa chắc Vân đã được lấy người nàng thích. Rồi có khi Vân sẽ cưới một chàng trai mà ngày cưới cũng sẽ là lần đầu hai người gặp mặt. Đây là một vòng lặp mà những người phụ nữ luôn luẩn quẩn trong đó. Song nếu nhìn nhận quan điểm này một cách cởi mở hơn thì đây có thể là lời nhắc nhở phụ nữ giữ mình trước những cạm bẫy ngoài xã hội. Và cũng phần nào thể hiện quan niệm gay gắt nêu lên bi kịch của người phụ nữ Việt xưa.
Nhưng dù thế nào tác phẩm "" truyện kiều"" và quan điểm "" Đàn bà chớ kể Thúy Vân , Thúy Kiều"" đã phần nào gợi tả sự đơn độc ,lẻ loi và nỗi khổ từ bao đời nay của những người phụ nữ. Và phần nào khẳng định sự thu hút của tác phẩm cũng như tài năng chả đại thi hào Nguyễn Du.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro