Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

bai hoc hoan

Su kien Vinh Bac Bo

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là sự kiện được cho là hai cuộc tấn công của Hải quân Nhân dân Việt Nam chống lại hai tầu khu trục USS Maddox và USS Turner Joy của Hải quân Mỹ. Hai cuộc tấn công được cho là đã xảy ra vào các ngày 2 tháng 8 và 4 tháng 8 năm 1964 ở vịnh Bắc Bộ.

Năm 1995 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thừa nhận sự kiện ngày 2 tháng 8 là có thật, nhưng ông phủ nhận sự tồn tại của vụ tấn công ngày 4 tháng 8. Ông tin rằng hôm đó tầu chiến Mỹ cố khiêu khích một cuộc tấn công để tổng thống Johnson có cớ để leo thang chiến tranh[1].

Trong một cuốn băng thu âm được giải mật năm 2001, tổng thống Lyndon B. Johnson thừa nhận rằng vụ thứ hai trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ chưa hề xảy ra[2].

Các nghiên cứu sau này, trong đó có một báo cáo năm 2005 của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ khẳng định cuộc tấn công thứ hai đã không xảy ra. Báo cáo này cũng đã cố gắng xua đi giả thuyết từ lâu rằng các thành viên của nội các tổng thống Lyndon B. Johnson đã cố tình nói dối về bản chất của sự kiện này[3].

Đầu tháng 1 năm 2008, Hiệp hội các nhà khoa học Hoa Kỳ (FAS) cho biết Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã giải mật bản báo cáo Spartans in Darkness[4] trong đó khẳng định Hải quân Nhân dân Việt Nam không hề tấn công tầu chiến Hoa Kỳ trong đêm 4 tháng 8 năm 1964[5][6].

[sửa] Hậu quả

Ngày 5 tháng 8 năm 1964, ngay sau sự kiện thứ 2, Hải quân Mỹ trả đũa bằng chiến dịch Mũi Tên Xuyên ném bom một số cửa biển quan trọng ở miền Bắc Việt Nam, chiến dịch này đã mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại 9 năm bằng không quân và hải quân quy mô lớn đối với miền Bắc Việt Nam.

Ngày 7 tháng 8 năm 1964, 3 ngày sau sự kiện thứ 2, Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết Đông Nam Á (được biết nhiều hơn với cái tên Nghị quyết vịnh Bắc Bộ) cho Johnson quyền hỗ trợ bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào mà chính phủ nước đó được xem là bị đe dọa bởi "sự hiếu chiến của cộng sản". Nghị quyết này đã trở thành sự biện minh hợp pháp cho việc Mỹ leo thang chiến tranh tại Việt Nam.

Cong nghiep hoa hien dai hoa

Mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”.

Như vậy, công nghiệp hoá không phải chỉ là phát triển nền công nghiệp, mà là phát triển mọi lĩnh vực từ sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế, cho đến các khâu trang thiết bị, phương pháp quản lý, tác phong lao động, kỹ năng sản xuất…

Hiện đại hoá cũng không có nghĩa chỉ là đưa khoa học - công nghệ - kỹ thuật thông tin - vi điện tử hiện đại vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế, mà là quá trình vận dựng tất cả những phương tiện đó vào tổng thể hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội, nó đòi hỏi phải thực hiện cách mạng công nghệ trong các cơ cấu kinh tế - xã hội một cách hợp lý, cân đối, tạo lập cơ chế quản lý xã hội ở trình độ chuyên môn cao với phương pháp quản lý hiện đại.

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá phải hoàn thiện cơ cấu - tổ chức - vận hành xã hội, chuyên môn hoá chức năng ngày càng sâu của các thể chế, nâng cao chất lượng các phương tiện thông tin đại chúng và chất lượng sống: dân chủ hoá đời sống xã hội trong khuôn khổ một Nhà nước pháp quyền, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và dân đức thông qua việc phát triển nền giáo dục quốc gia.

Như vậy, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thực chất tự bản thân nó chính là một quá trình biến mọi hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội, đặc biệt là hoạt động sản xuất tinh thần và đời sống văn hóa từng bước lên trình độ tiên tiến và hiện đại. Đó là quá trình văn hoá hoá đời sống xã hội và văn hoá hoá ngày càng cao bản thân con người. Bởi văn hoá là hiện thân sức mạnh bản chất người được thể hiện trong "Thiên nhiên thứ hai" của con người (Mác). Tất cả sức mạnh bản chất người đó được tàng chứa trong toàn bộ thế giới vật chất - tinh thần, nó thể hiện một cách năng động nhất trong cơ cấu - tổ chức - vận hành của một xã hội, đặc biệt là ở phần tinh thần nơi thăng hoa toàn bộ giá trị văn hoá nằm tương ứng bên trên cơ cấu - tổ chức - vận hành đó.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã vạch ra qui luật khách quan rằng, đời sống vật chất (hiện thực) quy định đời sống tinh thần của xã hội. Do đó, trình độ kinh tế - chính trị - xã hội tiên tiến và hiện đại do công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo ra sẽ là cơ sở quy định bản chất và trình độ của nền văn hoá xã hội.

Một vấn đề lớn và quan trọng đặt ra là: Nền văn hoá tiên tiến, hiện đại do công nghiệp hoá - hiện đại hoá hình thành nên có mâu thuẫn, có thủ tiêu nền văn hoá truyền thống và làm mất đi bản sắc dân tộc của văn hoá truyền thống?

Phép biện chứng duy vật và thực tiễn xã hội cho thấy, đời sống tinh thần có cuộc sông độc lập của nó so với nền tảng vật chất xã hội. Văn hoá, một khi ra đời, dù là xuất phát từ tồn tại kinh tế, từ đời sống vật chất, nó trở thành thực thể độc lập với cơ sở kinh tế - xã hội. Thực tế đã chứng minh, những hệ tư tưởng, chính trị, văn hoá đã đóng vai trò điều chỉnh và qui định chiều hướng vận động của xã hội. Ngày nay, loài người càng nhận rõ rằng, văn hoá không chỉ là cái phái sinh của điều kiện kinh tế - xã hội, mà còn là động lực nội sinh của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nghĩa là, trước sự hiện đại hoá xã hội, và cùng với nó là sự hình thành những yếu tố văn hoá tiên tiến, hiện đại, thì những yếu tố, những thực thể văn hoá truyền thống như là bản sắc văn hoá Việt Nam vẫn độc lập tồn tại và không những tồn tại, mà chúng còn làm tiền đề cho sự nảy sinh và phát triển các yếu tố văn hoá mới.

Lịch sử phát triển văn hoá nhân loại cho thấy, mỗi nền văn hoá bao giờ cũng tàng chứa những tố chất đặc sắc, tạo nên nét riêng của mình đó là bản sắc. Cái bản sắc đó được kết tinh từ tâm hồn, khí phách hàng ngàn đời của dân tộc, tạo nên nhân lõi, cốt cách, bản lĩnh và sức sống của một dân tộc, nó là căn cước để nhận dạng nó trong trăm ngàn nền văn hoá, là bộ gien để di truyền bản sắc truyền thống của mình cho các thế hệ mai sau. Bản sắc văn hoá là cái bảo đảm cho thế ổn định và trường tồn của một nền văn hoá.

Văn hoá Việt Nam với bản sắc của mình, qua bao lần tiếp biến vẫn không bị sai lạc, phai mờ, thậm chí qua bao lần đất nước bị xâm lăng, dân tộc bị chôn tính, nhưng bản sắc đó không bao giờ mất, không những không mất mà nó ngày càng được khẳng định và phát triển. Mỗi lần tiếp biến, văn hoá Việt Nam với bản lĩnh và sức sống của mình, lấy bản sắc dân tộc làm tiêu chí, nó gạn lọc, tiếp thu những tinh hoa tốt đẹp của các nền văn hoá khác trên khắp thế giới, làm giàu có và đậm đà thêm, phong phú thêm cho bản sắc của mình.

Công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay ở nước ta thực sự đang là một cuộc tiếp biến lớn lao, rất căn bản của văn hoá Việt Nam với thế giới văn hoá hiện đại. Với truyền thống luôn giữ vững bản sắc của mình, văn hoá Việt Nam không bao giờ bị văn hoá hiện đại làm lu mờ, thôn tính, mà sẽ tiếp thu những yếu tố văn hoá tiên tiến, hiện đại chứa đựng trong khoa học - công nghệ hiện đại, nó cộng sinh, làm phong phú và hiện đại thêm nền văn hoá của chính mình. Theo nghĩa đó, công nghiệp hoá - hiện đại hoá không nhưng không là tác dụng xấu, mà là tác dụng tích cực, hay có thể nói, chúng đem lại những yếu tố mới cho việc làm sâu sắc thêm phong phú thêm bản sắc văn hoá Việt Nam.

Nói như vậy không có nghĩa công nghiệp hoá - hiện đại hoá chỉ có đem lại những thuận lợi, tạo ra tất cả những yếu tố tích cực cho và giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam.

Phat trine ben vung

Tháng 4 năm 1968: Tổ chức The Club of Rome được sáng lập, đây là một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho việc nghiên cứu "Những vấn đề của thế giới" - một cụm từ được đặt ra nhằm diễn tả những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và công nghệ trên toàn cầu với tầm nhìn lâu dài. Tổ chức này đã tập hợp những nhà khoa học, nhà nhiên cứu, nhà kinh doanh cũng như các nhà lãnh đão của các quốc gia trên thế giới (bao gồm cả Tổng thống Liên xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov và Rigoberta Menchú Tum). Trong nhiều năm, The Club of Rome đã công bố một số lượng lớn các báo cáo, bao gồm cả bản báo cáo The Limits to Growth (Giới hạn của sự tăng trưởng) - được xuất bản năm 1972 đề cập tới hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh, sự hữu hạn của các nguồn tài nguyên...

Tháng 6 năm 1972: Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và môi trường được tổ chức tại Stockhom, Thụy Điển được đánh giá là là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Một trong những kết quả của hội nghị lịch sử này là sự thông qua bản tuyên bố về nguyên tắc và kế hoạch hành động chống ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cũng được thành lập.

Năm 1984: Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã ủy nhiệm cho bà Gro Harlem Brundtland, khi đó là Thủ tướng Na Uy, quyền thành lập và làm chủ tịch Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on Environment and Development - WCED), nay còn được biết đến với tên Ủy ban Brundtland. Tới nay, ủy ban này đã được ghi nhận có những công hiến rất giá trị cho việc đẩy mạnh sự phát triển bền vững.

Năm 1987: Hoạt động của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới trở nên nóng bỏng khi xuất bản báo cáo có tựa đề "Tương lai của chúng ta" (tựa tiếng Anh: Our Common Futur và tiếng Pháp là Notre avenir à tous, ngoài ra còn thường được gọi là Báo cáo Brundtland). Bản báo cáo này lần đầu tiên công bố chính thức thuật ngữ "phát triển bền vững", sự định nghĩa cũng như một cái nhìn mới về cách hoạch định các chiến lược phát triển lâu dài.

Năm 1989: Sự phát hành và tầm quan trọng của Our Common Futur đã được đưa ra bàn bạc tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc và đã dẫn đến sự ra đời của Nghị quyết 44/228 - tiền đề cho việc tổ chức Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc.

Năm 1992: Rio de Janeiro, Brasil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Với sự tham gia của đại diện hơn 200 nước trên thế giới cùng một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã đưa ra bản Tuyên ngôn Rio về môi trường và phát triển cũng như thông qua một số văn kiện như hiệp định về sự đa dạng sinh học, bộ khung của hiệp định về sự biến đổi khí hậu, tuyên bố về nguyên tắc quản lý, bảo tồn rừng...

Năm 2002: Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững nhóm họp tại Johannesburg, Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những việc đã làm 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21 đã vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu được ưu tiên. Những mục tiêu này bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe và phát triển. Các đại diện của các quốc gia tham gia hội nghị cũng cam kết phát triển chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi quốc gia trước năm 2005. Việt Nam cũng đã cam kết và bắt tay vào hành động với Dự án VIE/01/021 "Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam" bắt đầu vào tháng 11/2001 và kết thúc vào tháng 12/2005 nhằm tạo tiền đề cho việc thực hiện Vietnam Agenda 21.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: