Bài học giáo huấn từ Phật giáo
Chuyển Pháp Luân, quyển II
Bài học giáo huấn từ Phật giáo
Hiện nay có một số hoà thượng viết rất nhiều sách; viết là những gì đây? Giữa các chữ là tối đen toàn là khí đen. Những người ấy tự họ không nhìn thấy; những thứ trong đó đã loạn bát nháo rồi. Hiện tượng này vào thời kỳ mạt Pháp đã rất ghê gớm rồi.
Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra ở Ấn Độ; [hỏi] vì sao đã tiêu mất ở Ấn Độ? Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế đã truyền những điều, [và bấy giờ] người ta đều chiểu theo yêu cầu của Phật Thích Ca Mâu Ni mà làm. Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết Pháp, [nghe] chưa hiểu thì có thể hỏi. Chư vị nếu sai, thì Phật Thích Ca Mâu Ni có thể chỉnh cho chư vị. Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế, có nhiều tăng nhân căn cứ theo nhận thức của bản thân về lời mà Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng, mà giải thích loạn cả. Giả dụ như, Phật Thích Ca Mâu Ni tu cao cỡ một gian nhà, thế thì một tăng nhân thông thường chỉ tu cao chừng một thước; họ liệu có thể lý giải nổi nội hàm chân chính của Pháp ở các tầng thứ khác nhau một mạch cho đến quả vị Như Lai hay chăng? Lời Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng, tại từng tầng thứ đều bao hàm Pháp tu tại từng tầng thứ. Do vậy người tu luyện mới có thể căn cứ lý giải tại các tầng thứ khác nhau mà tu lên. Họ tu luyện đến các tầng thứ khác nhau thì đều có chỉ đạo của Pháp, vì thế cùng một câu mà Phật Pháp đến mỗi từng tầng thứ thì lại có nhận thức mới. Nguyên văn của Kinh Phật ấy, chư vị mỗi lần đọc thì sẽ đều có nhận thức mới. Sau khi đề cao thêm nữa, rồi lại đọc Kinh Phật, thì lại có lĩnh hội mới. Chính là nhận thức không ngừng như vậy, không ngừng cải biến và đề cao nhận thức như thế, tầng thứ tu luyện đang được đề cao rồi.
Vậy là những tăng nhân đó hễ dùng lời người thường, dùng kiến giải của tự họ để giảng Kinh Phật, hoặc viết thành sách, thì lập tức làm người ta bị dẫn vào cái khung của họ. Họ đặt những định nghĩa cho nội hàm của Kinh Phật. Lời của Phật Thích Ca Mâu Ni giảng cao đến thế, nội hàm nhiều đến thế, mà họ đều chưa hề ngộ tới. Tu còn thấp lắm! Vậy mà lời họ giảng, những người tu Phật lại tin; họ chính là dẫn người ta nhập vào và bị hạn cuộc vào cái khung tư tưởng của họ. Hiện tượng loại này, tuy rằng họ hệt như muốn mọi người học Phật, bề mặt là việc tốt, nhưng chẳng phải họ đang phá hoại Phật Pháp sao? Phá hoại Phật Pháp có thể có các hình thức phá hoại khác nhau. Có người phá hoại là vừa nói Ông tốt, vừa can nhiễu Ông. Loại phá hoại này là khó phân biệt ra nhất, khó nhận [rõ bộ mặt] nhất, là ghê gớm nhất. Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni bị thất truyền ở Ấn Độ chính là do nguyên nhân ấy tạo thành.
Rất nhiều người giải thích những điều của Phật Thích Ca Mâu Ni, nói Thích Ca Mâu Ni giảng là có ý thế này, là có ý thế kia. Đó chỉ là tại tầng thứ của họ mà họ ngộ ra là như thế. Có người khai mở thiên mục, tại các tầng thứ khác nhau nhìn thấy một số chân tướng nhưng cũng không có sự cao thâm và đột phá không gian thật to lớn mà Phật Thích Ca Mâu Ni ở tầng thứ Như Lai nhìn thấy. Còn những người khai mở thiên mục tại tầng rất thấp ấy, không gian [họ] thấy rất ít, không gian vũ trụ [họ] thấy được là rất thấp. Vì tầng thứ khác nhau có tồn tại [Pháp] Lý khác nhau, vậy nên họ nói là thế này, nhưng thực ra không phải như thế. Người giải thích loạn cả Phật Pháp ấy đều dẫn người ta nhập vào cái khung theo chỗ tự họ nhận thức được. Vậy chư vị thử nói họ là can nhiễu Phật Pháp hay là duy hộ Phật Pháp? Nên mới nói, không ai có thể động [sửa] kinh sách ấy dù chỉ một chữ! Hãy chiểu theo nguyên nghĩa trong kinh sách mà ngộ mà tu! Không ai có thể tuỳ ý giải thích bất kể một chữ trong Kinh Phật. Tại các tầng thứ khác nhau mà bàn về nhận thức cá nhân của mình là khả dĩ; mọi người có thể trao đổi thể hội với nhau: 'Tôi ngộ ra rồi, hiện nay tôi ngộ ra ý nghĩa này; tôi nhận ra đây là nói rằng tôi làm việc đó không tốt, tôi nên cải tiến như thế như thế hoặc lời này nói về tôi, chỉ về những việc tôi thiếu sót, tôi cảm thấy thật tốt'. Khi họ lại đề cao nữa rồi lại đọc, thì họ phát hiện cũng câu nói ấy lại có nhận thức mới. Chính là đề cao, đều là ngộ và lý giải như vậy.
Hiện nay có hoà thượng hoặc cư sỹ đã viết rất nhiều thứ, đều coi những thứ của mình viết như là Kinh. Chỉ có Pháp do Phật giảng mới là Kinh! Còn những thứ kia, gồm cả những thứ họ viết lẽ nào xứng so với Kinh được?! Họ cũng gọi là 'Kinh'. Thậm chí có rất nhiều cư sỹ, hoà thượng cầu danh cầu lợi, còn giảng phô trương xa hoa; người ta nói rằng họ tốt lắm, họ liền dương dương tự đắc. Là người tu luyện thì phải thực tu. Tu luyện chân chính chính là vứt bỏ tâm chấp trước của con người. Trong người thường truy cầu nào danh nào lợi, nào tâm tranh đấu, nào tâm hiển thị, nào tâm tật đố, các loại dục vọng của người thường; các loại tâm đều phải tống khứ. Còn như nổi trội lên giữa quần chúng, nơi thế tục mà hiển thị vinh hoa của họ; vậy loại người ấy sẽ có bao nhiêu loại tâm chấp trước phản ứng xuất lai? Người chân tu hễ thấy ai như vậy thì quả là rất khó chịu. Còn có người tu Phật, mà dục vọng đối với tiền tài là rất lớn, họ bề ngoài không có nói ra, nhưng hễ động tâm niệm, thì người tu luyện ở tầng thứ cao hoặc Phật liền biết ngay.
Tại đây chủ yếu là giảng về [người] chuyên tu; thực ra ở đây cũng bao quát cả rất nhiều những ai giảng 'Phật học'. Vậy những người đó là học Phật sao? Người tu luyện tu điều gì? Chính là tống khứ tâm chấp trước của con người. Với những dục vọng trong người thường cần coi rất rất nhẹ. Vì sao có rất nhiều người đắc Đạo đi vào núi sâu, không muốn ngụ tiếp ở chùa vào thời kỳ mạt Pháp nữa? Vào núi sâu rừng già có nguyên nhân là họ phát hiện rằng trong chùa có nhiều người không chân chính thực tu. Rất nhiều hoà thượng đều có tâm chấp trước không muốn buông bỏ, từ đó đấu đá với nhau, cũng không còn là miền đất tịnh độ chân tu nữa; nên đã tránh xa hẳn rồi.
Tất nhiên, có những tà giáo ma giáo công khai phá hoại. Những kẻ loại này dễ phân biệt thôi, hễ nhìn là [biết] tà ngay. Nhưng dùng cờ hiệu Phật giáo mà phá hoại, đó là nghiêm trọng nhất. Vì sao nói Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng Pháp của Ông đến thời kỳ mạt Pháp không độ nhân được nữa? Hiện nay chính là thời kỳ mạt Pháp. Hoà thượng tự độ đã rất khó, huống là độ nhân! Tôi giảng ra hiện tượng của thời kỳ mạt Pháp rồi, có người giật mình tỉnh ngộ. Hiện nay sự phát triển của xã hội này làm người ta sợ lắm. Chư vị hãy nhìn xem, những thứ đủ loại giả, tà, ác, loạn bát nháo đều đã xuất lai rồi!
Tại đây là giảng rõ ra Đạo Lý ấy, chứ không phải để chỉ [cụ thể] người nào. Có rất nhiều hoà thượng viết sách, bề mặt giống như đang hoằng dương Phật Pháp, nhưng trong bụng là vì danh lợi. Có người hỏi tôi: Họ là như thế nào? Tôi nói: Chư vị chớ nhìn vào danh tiếng to lớn của họ, [họ] tuỳ ý giải thích Kinh Phật, tuyên dương bản thân, thực ra họ từ lâu đã [rớt] ở địa ngục rồi.
[Trong] Kinh, Luật, Luận thì trừ Kinh ra, đều là phá hoại nguyên nghĩa Phật Pháp. Hiện nay có người nói 'tam tạng'; thực ra không phải 'tam tạng', mà chỉ là Kinh Phật; Kinh là Kinh. Những thứ khác đều không thể xếp ngang với Kinh được.
● ● ● ● ● ● ● ● ●
Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo).
Dịch ngày 13-2-2008.
▪ chuyên tu: người tu chuyên nghiệp, như hoà thượng hoặc ni cô, không còn theo cuộc sống thế tục nữa để chuyên chú vào tu luyện.
▪ duy hộ: duy trì bảo hộ.
▪ nội hàm: hàm nghĩa bên trong, trái với biểu diện là thứ vỏ ngoài.
▪ Ông: Sư phụ gọi Phật Pháp bằng ngôi thứ ba chỉ người; người dịch tạm dịch là Ông.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro