Chảy máu tiêu hoá
Là tình trạng máu chảy từ thành mạch vào ống tiêu hoá. Biểu hiện lam sàng là nôn ra máu và tiêu phân có máu.
1. Nguyên nhân:
- do loét dạ dày - tá tràng, viêm dd, ung thư dd
- suy chức năng gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa
- các bệnh về máu
- các bệnh đường mật
- bệnh viêm thành mạch dị ứng cấp
- nhiễm độc chì, thủy ngân
- sử dụng thuốc không steroid, corticoid.
- bệnh đường ruột: viêm ruột, trĩ
2. Triệu chứng:
- Triệu chứng báo trước: đau vùng thượng vị, nhất là ở bn loét dd - Tt đau có cảm giác công cào, nóng rát
- mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn.
- nôn ra máu số lượng từ 100-1000ml. Máu đỏ tươi, hoặc thành cục đỏ thẫm kèm theo thức ăn và dịch vị.
- tiêu phân có máu: sau khi nôn vài giờ hoặc vài ngày bn đi tiêu phân màu đen, bóng quánh, đen như bã cafe, màu hắc ín, mùi thối khắm. Nếu tổn thương vùng thấp có thể thấy máu đỏ theo phân.
3. Cận lâm sàng: xét nghiệm máu
- hồng cầu giảm
- huyết cầu tố (hemoglobin) giảm
- hematocrid giảm có thể dưới 20%
- hồng cầu lưới tăng
4. Chẩn đoán:
a) chẩn đoán xác định:
* lâm sàng:
- nôn ra máu
- tiêu phân đen
- hoặc vừa nôn ra máu vừa tiêu phân đen. Nếu tổn thương vùng thấp có thể thấy máu đỏ theo phân.
* cận lâm sàng:
- hồng cầu giảm
- hemoglobin giảm
- hematocrid giảm
b) chẩn đoán phân biệt:
- ho ra máu: trước khi ho bệnh nhân cảm thấy đau nhói xương ức, ho khạc đàm lẫn bọt màu hồng.
- chảy máy đường họng - răng: cần khám kỹ chuyển chuyên khoa
c) chẩn đoán mức độ
Dựa vào 5 chỉ tiêu: mạch, huyết áp, hồng cầu, hemoglobin, hematocrid. Chia làm 3 mức độ: nặng, vừa, nhẹ.
5. Điều trị
- cho bn nằm đầu thấp, chườm lạnh vào vùng thượng vị.
- thở oxy 2-4 l/ ph
- theo dõi huyết áp, lượng nước tiểu, tính chất phân.
- xét nghiệm thường qui, hematocrid, thử nhóm máu ngay.
- nhịn ăn trong 24 giờ đầu. Thay vào đó bằng truyền dịch. Cho ăn lỏng mềm khi hết chảy máu. Cho ăn đặc hơn khi đi tiêu phân vàng
- đặt dây truyền dịch để bổ sung lượng dịch mất bằng dung dịch: Glucose 5%, NaCl 0,9%, Dextran...nếu mất máu nhiều cần truyền máu. Lượng dịch mà máu cần truyền phụ thuộc và lượng dịch và máu mất đi.
- cầm máu:
+ vitamin K 5mg tiêm bắp thịt 4 ống/ ngày
+ transamin 0,25g 1 ống tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp 1-2 lần/ ngày
+ hemocaprol chống tiêu fibrin ống 2g tiêm tĩnh mạch chậm hoặc có thể uống 2 ống cứ 6h/ lần.
+ post -hypophyse Hạ áp lực tĩnh mạch cửa 10-15dv pha với 300ml dd Glucose 5% truyền tĩnh mạch 1-2 lần/ngày.
- tìm căn nguyên tích cực điều trị
+ loét dd - Tt: truyền tĩnh mạch thuốc ức chế bơm proton: omeprazole, rabeprazole, pantoprazole, esomeprazole. Liều đầu là 80mg
+ vỡ giãn tĩnh mạch thực quản: truyền octreotid 25-50mg mỗi giờ 2-5 ngày để cầm máu
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro